Tải bản đầy đủ (.doc) (271 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI NGỮ VĂN LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 271 trang )

CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
1. Phần đọc – hiểu (3điểm):
Mức độ câu hỏi dừng lại ở: Hiểu – Vận dụng. Phần ngữ liệu có thể đưa ra ở
hai dạng câu hỏi: – Văn bản văn học với các câu hỏi thường gặp như nêu chủ
đề/nội dung chính/đặt tiêu đề; Giải thích một số từ/hình ảnh có trong đoạn ngữ
liệu; Nêu/phân tích một hoặc một vài đặc sắc về nghệ thuật (phép tu từ, liên kết
…);… – Văn bản thuộc các lĩnh vực khác với các câu hỏi như nêu chủ đề/nội
dung/đặt tiêu đề hoặc chỉ ra phong cách nghệ thuật của đoạn ngữ liệu/đặc điểm của
phong cách nghệ thuật đó; Giải thích một số khái niệm trong đoạn ngữ liệu…
2. Phần Nghị luận xã hội (3 điểm)
Câu hỏi đưa đến sẽ xoay quanh các vấn đề mang tính thời sự trong nước
hoặc các vấn nạn liên quan đến lối sống của giới trẻ trong thời gian gần đây. Bên
cạnh đó cũng có dạng đề đưa ra một ý kiến, nhận định trính từ một văn bản nào đó
và yêu cầu trình bày suy nghĩ về vấn đề được đề cập đến trong đoạn văn bản.
3. Phần Nghị luận văn học (4 điểm)
Những năm gần đây đề thi thường ra theo xu hướng so sánh văn học (đề đưa
ra hai ý kiến, hai đoạn văn, hai đoạn thơ…). Lúc này học sinh không chỉ dừng lại ở
việc phân tích cảm nhận hay so sách mà còn có những liên hệ đánh giá và cảm
nhận riêng. Ngoài ra, học sinh cần chú ý thêm đến kiểu bài Nghị luận về một vấn
đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học.
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
A. Lí thuyết
I. Các phong cách ngôn ngữ
Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu loại?
- Khái niệm.
- Đặc trưng.
- Cách nhận biết.
1.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinhhoạt là phong cách được dùng trong
giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàncảnh giao tiếp không mang tính nghi
thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ,tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong


cuộc sống.
- Đặc trưng:
+ Giaotiếp mang tư cách cá nhân.
+ Nhằm trao đổi tưtưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng
xóm, đồng nghiệp.
- Nhận biết:
+
Gồmcác dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
1


+
Ngônngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2 . Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Kháiniệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu,
học tập và phổ biến khoahọc.
+ Làphong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
-Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của nhữngngười làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa họcgiáo khoa; Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở cácphương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu,
đọan văn,văn bản).
a/ Tính khái quát, trừu tượng.
b/ Tính lítrí, lô gíc.
c/ Tínhkhách quan, phi cá thể.
3 .Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Kháiniệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữđược dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn
chương (Văn xuôi nghệ thuật,thơ, kich).
Đặc trưng:

+ Tính thẩm mĩ.
+ Tínhđa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
4
.Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ đượcdùng trong những văn bản trực tiếp
bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ vớinhững vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời
sống, đặc biệt trong lĩnh vực chínhtrị, xã hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáodục, thuyết phục người đọc, người nghe
để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câunhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ýnhỏ,
câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôicuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng
hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình vàsáng tạo của người viết.
(Lấydẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nướcta”Và “Xin lập khoa luật” )
5 .Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vựchành chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nướcvới nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước,
giữa cơ quan với cơ quan,giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phongcách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
2


+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờhành chính thông thường.
VD:Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõtrong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản
của cấp trên gửi cho cấp dưới,của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các

cá nhân.
6 .Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thongbáo tin tức thời sự
trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dưluận quần chúng,
nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùngtrong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những
vấn đề thời sự: (thông tấncó nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho
các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cungcấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời
gian- Địa điểm-Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tườngthuật chi tiết sự kiện,
miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầyđủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắcthái mỉa mai, châm
biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
Ví dụ 1 : Đọc đoạn văn sau vàtrả lời câu hỏi: “Tấtcả trẻ em trên thế giới đều trongtrắng, dễ bị tổn thương
và còn phụ thuộc.Đồngthời chúnghiểu biết, hamhoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúngphải đượcsống trong vui
tươi, thanhbình, được chơi, được học và phát triển. Tương laicủa chúngphải được hình thànhtrongsự hòa hợp và
tương trợ. Chúngphải đượctrưởng thànhkhi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêmnhững kinh nghiệm mớ”.
i
* Đoạn văn được viết theo phong cáchngôn ngữ nào?
( Trả lời: Đoạn văn được viếttheo phong cách ngôn ngữ chính luận).
Ví dụ 2:
“DịchbệnhE-bô-la ngày càngtrở thành“tháchthức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn 4000người tử vongtrong
tổng số hơn 8000ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở nămquốc giaTâyPhi. Hàngnghìntrẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la.
Tại sao Li-bê-ri-a,cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái”
Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ nămnước Tây Phi đangchìmtronghoạn noạn,nhiều quốc gia và các tổ chức
quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với vùngdịchđể giúp đẩy lùi “bóngma” E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có
thể xảy ra.
Mĩđã quyết định gửi 4000binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyêngia y tế, hàngloạtnước ở ChâuÂu, ChâuÁ và Mĩ-latinh gửi trangthiết bị và hàngnghìnnhânviêny tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũnggửi hàngtrămchuyêngia y tế tới

đây.
Trongbối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốctế không“quaylưng” với vùnglõi
dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyêngia vàthiết bị tới đây để dập dịch khôngchỉ là hànhđộng mangtính nhânvăn, mà
cònthắp lên tia hi vọng cho hàngtriệu người Phi ở khu vực này”.
(Dẫn theo nhân dân.Com.vn)
Văn bản trên được viết theophong cách ngôn ngữ nào?
(Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí)
Vídụ 3: “ Nhàdi truyềnhọc lấy một tế bào của các sợi tóc tìm thấy trên thi thể nạn nhântừ nước bọtdínhtrên mẩu
thuốc lá. Ôngđặt chúngvào một sản phẩm dùngphá hủy mọi thứxungquanhDNAcủa tế bào.Sauđó, ông tiến hành
động tác tương tự với một số tếbào máucủa nghi phạm.Tiếp đến, DNAđược chuẩn bị đặc biệt để tiến hành

3


phântích.Sauđó, ông đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền dòngđiện qua keo.Một vài tiếng sau, sản phẩm cho
ra nhìn giống như mã vạch sọc ( giống như trêncácsản phẩm chúngta mua)có thể nhìn thấy dưới một bóngđèn đặc
biệt. Mã vạchsọc DNAcủa nghi phạm sẽ đemra so sánhvới mã vạch của sợi tóc tìm thấy trênngười của nạn nhân”.
( Nguồn : Le Ligueur,27tháng5 năm1998)
* Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
( Trả lời: Đoạn văn được viếttheo phong cách ngôn ngữ khoa học).

II, Phương thức biểu đạt:
Yêucầu: - Nắm được có bao nhiêu phương thức biểu đạt(6).
- Nắm được: + Khái niệm.
+ Đặc trưng của từngphương thức biểu đạt.
Tựsự (kể chuyện, tường thuật):
-Khái niệm: Tự sự là kể lại,thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các
sự việc, sự việc nàyđẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
- Đặctrưng:
+ Cócốt truyện.

+ Cónhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Cóngôi kể thích hợp.
2. Miêu tả.
- Miêutả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện
tượng,con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua
ngônngữ miêu tả.
* Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thếgiới xung quanh.
* Nghịluận: Là phương thức chủ yếuđược dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai
nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ củangười nói, người viết.
*Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu,giảng giải những tri
thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , người nghe.
-Đặc trưng:
a. Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợpvới đề tài bàn luận.
b.
Lý lẽvà dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm .
c. Các phương pháp thuyết minh :
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại ,phân tích.
3. Hànhchính – công vụ: Văn bảnthuộc phong cách hành chính công vụ là văn
bản điều hành xã hội, có chức năngxã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp,
văn bản hành chính.

4


- Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệgiữa các tổ chức nhà nước với nhau,

giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổhiến pháp và các bộ luật văn bản pháp
lý dưới luật từ trung ương tới địaphương.
Ví dụ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
…Cònxa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãilại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe
như là oán trách gì, rồi lại như làvanxin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nórống lên như
tiếng một ngàncon trâu mộng đanglồng lộn giữa rừng vầu, rừng trenứa nổ lửa, đangphá tuôngrừng lửa, rừng lửa
cùnggầm thét với đàn trâu dacháybùngbùng.Tới cái thác rồi. Ngoặt khúcsônglượn, thấy sóngbọt đãtrắng xoá cả
chântrời đá. Đá ở đây từ ngànnămvẫn mai phục hết tronglòngsông,hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện
ở quãngầm ầm mà quạnh hiunày,mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sônglà một số hòn bèn nhổm cảdậy để
vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũngngỗ ngược, hòn nào cũngnhănnhúmméomó hơn cả cái mặt nước chỗ này.
(Trích Tuỳ bút Người lái đò SôngĐà -Nguyễn Tuân)
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểuđạt nào là chính?
(Trả lời:Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là miêu tả).
Ví dụ 2: “ Hắn về lần này trông khác hằn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trôngđặc như thằng săngđá! Cái đầu thì
trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặtthì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm tronggớm chết! Hắn mặt
cáiquần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh,đầy những nét chạm trổ rồngphượng với một ông tướng cầm chùy,
cả hai cánhtay cũngthế. Trônggớm chết! ( Chí Phèo- NamCao )
Hãy chỉ racác phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên ?
(Trả lời: Các phương thức biểu đạtđược sử dụng trong đoạn văn trên là: tựsự, miêu tả, biểu
cảm).
Ví dụ 3: “Trường họccủa chúngta là trường học của chế độ dân chủ nhândân, nhằm mục đích đào tạonhữngcông
dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọimặt, trường học của chúngta phải hơn hẳn
trường học của thực dân phongkiến.
Muốnđược như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộhơn nữa”
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
Đoạn văntrênđược viết theo phương thức biểu đạt nào?
( Trả lời: Đoạn văntrênđược viết theo phương thức nghịluận)
Ví dụ 4: “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sốngchỉ sau khôngkhí, vì vậy con người khôngthể sống thiếu nước.
Nước chiếmkhoảng58 - 67%trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 -75%,đồng thời nước quyết
định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trongcơthể con người.

Khicơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Proteinvà Enzymesẽkhôngđến được các cơ
quanđể nuôi cơ thể, thể tích máugiảm, chất điện giảimất đi và cơ thể khôngthể hoạt động chínhxác. Tình trạng
thiếu nước do khônguốngđủ hàngngày cũngsẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80%thànhphầnmô não
được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém,thiếu tập trung,tinhthần và tâm lý giảm sút…”
(Nanomic.com.vn)
Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạtnào?
(Trả lời: Đoạn trích được viết theo phương thức thuyết minh)
Ví dụ 5:
Đò lên ThachHãnơi chèonhẹ
Đáy sôngcòn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thànhsóngnước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngànnăm.
(Lê BáDương, Lời người bên sông)
Phương thức biểu đạt chủ yếu trongđoạn thơ là phương thức nào?
(Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là biểu cảm)

5


Ví dụ 6: Dịch bệnhE-bô-la ngày càngtrở thành“tháchthức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn 4000người tử vongtrong
tổng số hơn 8000ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở nămquốc giaTâyPhi. Hàngnghìntrẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la.
Tại sao Li-bê-ri-a,cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái”
Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ nămnước Tây Phi đangchìmtronghoạn noạn,nhiều quốc gia và các tổ chức
quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với vùngdịchđể giúp đẩy lùi “bóngma” E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có
thể xảy ra.
Mĩđã quyết định gửi 4000binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyêngia y tế, hàngloạtnước ở ChâuÂu, ChâuÁ và Mĩ-latinh gửi trangthiết bị và hàngnghìnnhânviêny tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũnggửi hàngtrămchuyêngia y tế tới
đây.
Trongbối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốctế không“quaylưng” với vùnglõi
dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyêngia vàthiết bị tới đây để dập dịch khôngchỉ là hànhđộng mangtính nhânvăn, mà
cònthắp lên tia hi vọng cho hàngtriệu người Phi ở khu vực này.

(Dẫn theo nhân dân.Com.vn)
Văn bản trên sử dụng các phươngthức biểu đạt chủ yếu nào?
( Trả lời: Phươngthức chủ yếu: thuyết minh – tự sự)

III. Phương thức trần thuật:
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểmnhìn và
lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trựctiếp)
Lờitrực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi)
Ví dụ: "Lão đàn ông lập tức trở nên hùnghổ, mặtđỏ gay, lão rút trongngười ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy
ngàyxưa, cóvẻ như những điều phải nói với nhauhọ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lãotrút cơn giận như lửa cháy
bằng cáchdùngchiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưngngười đàn bà, lão vừa đánhvừa thở hồng hộc, hai hàmrăng
nghiến ken két, cứmối nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn : Màychết đi cho ông nhờ.
Chúngmàychết hết đi cho ông nhờ !
Ngườđ
i ànbà với một vẻ camchịu đầy nhẫn nhục, khônghề kêu một tiếng, khôngchốngtrả, cũngkhôngtìm
cáchchạy trốn.
Tấtcả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trongmấy phút đầu, tôi cứđứng há mồm ra mà nhìn. Thế
rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máyảnhxuốngđất chạy nhàotới."
- Lờikể giántiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt.
Ví dụ: "Mộtngười tù cổ đeo gông, chânvướng xiềng, đangdậm tô nét chữ trên tấm lụa trắngtinhcăngphẳng trên
mảnh ván. Người tù viết xongmột chữ, viên quản ngục lạivội khúmnúmcất nhữngđồng tiền kẽm đánhdấu ô chữ
đặt trên phiến lụa óng. Vàcái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thaybút con, đề xonglạckhoản, ông
Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quanngục đứng thẳng người dậy vàđĩnhđạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn.Ta khuyênthầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này khôngphải là nơi để treo mộtbức lụa trắng trẻo với
những nét chữ vuôngvắn tươi tắn nó nói lên những cáihoàibão tung hoànhcủa một đời con người. Thoi mực, thầy
muaở đâu tốt và thơmquá.Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôibảo thực đấy: thầyQuản nên tìm
về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồihãy nghĩđến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên
lương cho lành vững và rồicũngđến nhemnhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đómcháyrừngrực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phònggiam,tàn lửa tắt nghexèo xèo. Bangười nhìn bức châm,
rồi lại nhìn nhau. Ngục quancảm động, vái người tù mộtvái, chắp tay nói một câu mà dòngnước mắt rỉ vào kẽ miệng
làm cho nghẹn ngào:"Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
(Trích Chữngười tử tù- Nguyễn Tuân)
-Lờikể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tự giấumình nhưng điểm nhìn và
lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.
Vídụ: “Một loạt đạn súnglớn văngvẳngdội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai…Việt ngócdậ. Rõ ràngkhông
phải tiếng pháolễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quenthuộc, gomvàomột chỗ, lớn nhỏ khôngđều, chenvào

6


đó là những dây súngnổ vô hồi vô tận.Súnglớn và súngnhỏ quyện vào nhaunhư tiếng mõ và tiếng trống đình đánh
dậytrời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúngsúngcủa ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánhchắcở đó, đơn vị mìnhở đó. Chà,
nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xungphongthôi!Đó,lại tiếng hụp hùm…chắclà một xe bọc thép vừa bị ta bắn
cháy.Tiếngsúngnghethân thiết và vui lạ. Nhữngkhuônmặt anh em mìnhlại hiện ra…Cáicằm nhọnhoắt của anh Tánh
nụ cười và cái nheomắt của anh Côngmỗi lần anh động viênViệt tiến lên…Việt vẫn còn đây, nguyêntại vị trí này, đạn
đã lên nòng,ngóncáicòn lại vẫn sẵn sàngnổ súng. Các anh chờ Việt một chút…

IV.Phép liên kết : Thế - Lặp –Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược…
Phéplặp từ ngữ
Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
Phépliên tưởng (đồng nghĩa/ trái nghĩa)
Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng v ới t ừ
ngữ đã có ở câu trước
Phépthế
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
Phépnối
Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quanhệ (nối kết)với câu trước
Ví dụ: Đọc kỹ đoạn văn sau và xác định các phépliên kết được sử dụng:

“Trườnghọc của chúngta là trường học của chế độ dân chủ nhândân, nhằm mục đích đàotạo những côngdân và
cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Vềmọi mặt, trường học của chúngta phải hơn hẳn trường
học của thực dân phongkiến.
Muốn được như thế thìthầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
( Trả lời: Các phépliên kết được sử dụng là:
- Phéplặp:“Trường học của chúngta”
- Phépthế: “Muốn được như thế”…thay thế chotoànbộ nội dungcủa đoạn trước đó.)

V. Nhậndiện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của
những biện phápnghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.
- So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảmnóitránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấutrúc;
Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…
- Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từ được sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc
văn xuôi và phân tích tốt giá trị củaviệc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.
Biện pháp tu từ
So sánh
Ẩn dụ
Nhân hóa
Hoán dụ
Điệp từ/ngữ/cấu trúc

Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)
Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động
đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc
Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt
cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng
và có hồn hơn.
Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên

tưởng ý vị, sâu sắc
Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cẳm
7


Nói giảm
Thậm xưng (phóng đại)
Câu hỏi tu từ
Đảo ngữ
Đối
Im lặng (…)
Liệt kê

Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự
trân trọng
Tô đậm ấn tượng về…
Bộc lộ cảm xúc
Nhấn mạnh, gây ấn tượng về
Tạo sự cân đối
Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc
Diễn tả cụ thể, toàn điện

Ví dụ 1: Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sửdụng trong đoạn thơ sau và nêu hiệu quả ngh ệ thuật
của biện pháp tu từ đó:
“Của ongbướm này đây tuần thángmật;
Này đây hoa của đồng nội xanhrì;
Này đây lá của cànhtơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúctình si;” (Vội vàng – Xuân Diệu)
(Trả lời: - Biện pháp tu từ đượcsử dụng là phép trùng điệp (điệp từ,điệp ngữ, điệp cấu
trúc): Của…nàyđây…/Nàyđây…của … Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ là nhấn mạnh vẻ đẹp tươi

non, phơi phới, rạo rực, tình tứ của mùa xuân quatâm hồn khát sống, khát yêu, khát khao giao c ảm
mãnh liệt của nhân vật trữtình).
Ví dụ 2: Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụngtrong dòng thơ in đậm và nêu hiệu quả
nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
“Ngàyngày mặt trời điquatrên lăng
Thấy một mặt trời tronglăngrất đỏ” (ViếnglăngBác - Viễn Phương)
( Trả lời: Biện pháp tu từ được sửdụng trong dòng thơ in đậm là ẩn dụ- mặttrời(trong lăng) chỉ
Bác Hồ. Tác dụng: Ca ngợi công ơn Bác Hồ đã soiđường chỉ lối cho Cách mạng, mang lại cu ộc
sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Cangợi sự vĩ đại và bất tử của Bác Hồ trong lòng bao thế hệ
dân tộc Việt. Cáchdùng ẩn dụ làm cho lời thơ hàm súc,trang trọng và giàu sức bi ểu cảm.)

VI.Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành; Qui nạp…
Các phương pháp lập luận gồm: Phương pháp diễn dịch (câu chốt, câu nêu ý
khái quát đạt ở đầu đoạn);
Phương pháp quy nạp (câu chốt, câu nêu ý khái quát đạt ở cuối đoạn);
phương pháp song hành (không có câu chốt, câu chủ đề, tất cả các câu cùng tập
trung hướng tới một chủ đề chung);
Phương pháp móc xích; phương pháp tổng – phân – hợp (có hai câu chốt
nằm ở đầu và cuối đoạn nhưng hai câu này không giống nhau).
VII. Các thể thơ
Ngũ ngôn (mỗi câu thơ chỉ có năm tiếng); thất ngôn (mỗi câu thơ có bảy
tiếng); lục bát (một câu sáu tiếng, một câu tám tiếng tạo thành một cặp);
Lục bát biến thể (thường biến thể ở câu tám có thể biến thể thành 9 đến 13
tiếng); song thất lục bát (hai câu 7 tiếng và một cặp lục bát); tự do (số tiếng trong
mỗi dòng thơ không đều nhau).
VIII. Hình thức ngôn ngữ
Có hai hình thức ngôn ngữ là ngôn ngữ trực tiếp và ngôn ngữ nửa trực tiếp.
8



Ngôn ngữ trực tiếp gồm: Ngôn ngữ nhân vật (ngôn ngữ đối thoại giữa các
nhân vật với nhau trong truyện, hoặc chỉ là những lời độc thoại nội tâm của nhân
vật); ngôn ngữ của người kể chuyện (ngôn ngữ trần thuật).
Ngôn ngữ nửa trực tiếp: Ngôn ngữ đan xen giữa lời của nhân vật với lời của người
kể chuyện (ngôn ngữ trần thuật nửa trực tiếp).
B. Thực hành
Câu 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)
1. Văn bản trên được được tổ chức theo hình thức nào?
2. Vản bản nói về nội dung gì?
3. Nội dung đó được thể hiện thông qua việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế
nào?
4. Văn bản đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác
dụng cụ thể của các phép tu từ trên
5.Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Gợi ý:
Văn bản trên được tổ chức theo hình thức đối đáp giữa người đi và kẻ ở.
Nội dung nói về sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn của con người trong buổi
chia tay.
- Sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn ấy được thể hiện rất rõ thông qua việc sử
dụng các từ láy bộc lộ tâm trạng con người như: bâng khuâng, bồn chồn và việc sử
dụng các câu hỏi tu từ với từ (Mình về mình có nhớ ta, mình về mình có nhớ

không). Hỏi nhưng không chỉ đề hỏi mà còn là để gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó.
Văn bản đã sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ và im lặng (…)
+ Hoán dụ: Áo chàm được dùng để chỉ người đưa tiễn. Qua hình ảnh này ta hiểu
được tính chất của cuộc chia tay. Đó là cuộc chia tay lớn, cuộc chia tay lịch sử.
Trong cuộc chia tay này, không phải chỉ có một người, hai người đưa tiễn mà là cả
Việt Bắc bao gồm nhân dân sáu tỉnh Cao – Bắc – Lạng; Hà – Tuyên – Thái và cả
thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc tiễn đưa người đi, cán bộ kháng chiến.
+ Phép tu từ im lặng (dấu chấm lửng) ở cuối câu có (Khoảng lặng cảm xúc) tác
dụng diễn tả phút ngừng lặng, chùng xuống của một cuộc chia tay đầy xúc động,

9


bâng khuâng, tay trong tay mà không nói lên lời. Khoảng lặng cảm xúc gọi cảm
hứng, gợi cảm xúc đánh thức tâm hồn con người.
Đặt tên cho văn bản: Cuộc chia tay lịch sử, Cảnh chia tay…
Câu 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
1. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?
2. Nêu nội dung cơ bản của văn bản
3. Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ
đó và nêu tác dụng của chúng.

4. Chỉ ra phép tu từ nói giảm được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của
phép tu từ đó.
Gợi ý:
Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn.
- Văn bản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại
hình, tâm hồn, lí tưởng, sự hi sinh)
- Những từ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên
cương, viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo ra
sắc thái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người lính
Tây Tiến, góp phần tô đậm vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.
- Phép tu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về
đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này có
tác dụng làm giảm sắc thái bi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến. Người
lính Tây Tiến ngã xuống thật thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là cuộc trở về với đất mẹ
và đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón những đứa con yêu vào lòng.
Câu 3: Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:
“Tnú không cứu sống được vợ, được con. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì
đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã
xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ
mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói
mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày
bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không.
Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì
10


cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa?
Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu:
Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”.
1/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?

(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành).
2/ Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?
(Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn (Đoạn văn là lời cụ Mết) là phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt -khẩu ngữ).
3/ Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?
(Câu nói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng của
Tnú và từ thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây
Nguyên nói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ
khí để đáp trả lại chúng.
- Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc, dân làng Xô Man chịu nhiều mất
mát: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận
mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụt mười đầu ngón tay… Vì vậy con đường cầm vũ khí
đánh trả kẻ thù là tất yếu.).
Câu 4 : Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Trăng nở nụ cười
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ả ngớ ngẩn
Gã khùng điên
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườn sông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
1/ Xác định thể thơ? Cách gieo vần?

(Thể thơ lục bát; vần chân và vần lưng).
2/ Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình
phổ thông?
(Đoạn thơ giúp liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao).
3/ Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên
hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà em vừa liên hệ ở câu 2.
11


(Câu thơ cho thấy tình yêu có sức mạnh cảm hóa con người và làm cho con
người trở nên thực sự trở nên người hơn. Trong tương quan với “Chí Phèo” của
Nam Cao, câu thơ của Lê Đình Cánh cho thấy sức mạnh tình yêu với biểu tượng
bát cháo hành mà Thị Nở dành cho Chí đã khiến phần Người ngủ quên tronng hắn
bao lâu nay thức sự thức tỉnh. Chí không còn là một con quỷ dữ mà đã khao khát
quay về làm người lương thiện nhờ cảm nhận được hương vị của tình yêu).
4/ Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ
thuật đặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu
thơ này với chi tiết nghệ thuật ấy?
(“Bát cháo hành” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà
văn Nam Cao với các lớp nghĩa:
- Nghĩa cụ thể: Một cách chữa cảm, giải độc trong dân gian.
- Nghĩa liên tưởng: Biểu hiện của sự yêu thương, chăm sóc ân cần; Biểu hiện
của tình người; Một ẩn dụ về tình yêu thương đưa Chí Phèo từ quỷ dữ trở về với xã
hội lương thiện, chứng minh cho chân lí: “Chỉ có tình thương mới có thể cứu rỗi
cho những linh hồn khổ hạnh.”).
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI ( Nguyễn Khải)
Câu 5 :Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi
về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một
cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú

một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ
nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chỏng ngược lên trời. Lập
tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời.
Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có
thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp
riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy
ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào
thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ
ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra
làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật
không thể lường trước được".
( Trích Một người Hà Nội-Nguyễn Khải)
1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai ??
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ
ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ
ra làm củi, mà lại sống. 4. Từ văn bản trên , viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm
xúc của em về Hà Nội.
Trả lời:
12


1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của bà Hiền ( nhân vật) và tác giả ( xưng
hô tôi)
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : kể về hình ảnh cây si ở Hà Nội bị bão
đánh bật rễ rồi lại hồi sinh.
3. Hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non,
vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi,
mà lại sống.
- Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm

văn hiến.
- Cây si hồi sinh: lại sống. lại trổ ra lá non gợi niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi
những giá trị tinh thần của Hà Nội.
- Câu chuyện bà Hiền kể về cây si cổ thụ vừa là lời cảnh báo về sự mất mát gia tài
văn hóa, lại vừa như khẳng định niềm tin vào sự sáng suốt của lương tri con
người.
4/ Đoạn văn đảm bảo các ý chính:
- Về địa lí: Hà Nội là thủ đô, là trái tim của Tổ quốc.
- Về lịch sử, văn hoá: Hà Nội trải qua hơn nghìn năm văn hoá. Dù chịu biến
động của lịch sử như Hà Nội vẫn giữ được nét văn hoá cổ kính
- Về con người Hà Nội: như hình ảnh bà Hiền, vừa giữ được nếp nhà, vừa giữ
được nếp người.
- Cảm xúc chân thành, thể hiện tình yêu Hà Nội cũng là tình yêu đất nước
Câu 6 : BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VỢ NHẶT
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra
biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao
ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những
mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của
bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua
được cơn đói khát này không?
( Trích Vợ nhặt-Kim Lân)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả
nghệ thuật của các thành ngữ đó ?
4. Dấu ba chấm (...) trong câu văn Còn mình thì... có ý nghĩa gì?
5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.
Trả lời :
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính .
Câu 2 : Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai ( nhân

vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà
Câu 3 : Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn : dựng vợ gả chồng , ăn
13


nên làm nổi, sinh con đẻ cái . Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ : chứng tỏ
nhà văn thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân gian, dòng tâm tư người
kể hoà với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ. Tác giả hiểu được nỗi lòng, tâm
trạng của người mẹ thương con.
Câu 4 : Dấu ba chấm (...) trong câu văn Còn mình thì... có ý nghĩa: gợi lời độc
thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ bị đứt đoạn, khi bà so sánh giữa người ta với
còn mình. Qua đó, người đọc thấy được tấm lòng của người mẹ già này. Bà thương
con nhưng thấy mình chưa làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ, nhất
là trong ngày hạnh phúc của con. Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng
liêng.
Câu 5 : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
-Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ.
- Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?
- Ý nghĩa của tình mẫu tử?
- Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động?
Câu 7 : NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ
hai...Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những
tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những
dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và
tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt
muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị
lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm...chắc là một xe bọc thép vừa bị ta
bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại

hiện ra...Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh
Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên...Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này,
đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một
chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn
xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu
từ đó ?
4. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt ?
5. Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ
hôm nay.
Trả lời :
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
14


Câu 2 : Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một
lần tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn
vị.
Câu 3 : Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn : Súng lớn và
súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất
hồi Đồng khởi. Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh
với tiếng mõ, tiếng trống, nhà văn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với
nhân vật Việt khi anh đang cô độc và bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời
là sống dây tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh
Mỹ. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, ý chí, nghị lực phi thường của nhân
vật Việt.
Câu 4 : Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ . Bởi vì, đó là

tiếng súng của đồng đội. Nó gọi Việt tới phía của sự sống. Tiếng súng đồng đội gọi
chiến đấu đã tiếp thêm sức mạnh mới để gọi Việt đến.
Câu 5 : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
- Dẫn ý bằng tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên chiến trường, ngất đi
tỉnh lại nhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi có tiếng súng để sẵn sàng chiến
đấu và tìm về với đồng đội.
-Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Biểu hiện ?
- Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực?
- Phê phán một bộ phận thanh niên có thái độ nãn chí, lùi bước trước thử thách khó
khăn và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động?
Câu 8. ĐỌC HIỂU VỢ CHỒNG A PHỦ
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời
mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi,
lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào
đấy. Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy
sợ...Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ
tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây
mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc
gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được
một tiếng "Đi đi..." rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng
trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mỵ đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng
dốc.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
15



3. Các từ láy được gạch chân: rón rén , hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ
thuật như thế nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ ?
4. Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản ?
5. Tại sao câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng?
6. Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của
tuổi trẻ hôm nay.
Trả lời :
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
Câu 2 : Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi
trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.
Câu 3 : Các từ láy được gạch chân: rón rén , hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ
thuật diễn tả tâm trạng và hành động của Mị khi cởi trói cho A Phủ. Nó chứng tỏ
tâm trạng lo sợ và hành động nhẹ nhàng từ bước đi đến lời nói của Mị. Điều đó
phù hợp với quá trình phát triển tính cách và tâm lí nhân vật Mị
Câu 4 : Hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản :
-Ý nghĩa tả thực : nơi để trói và dụng cụ để trói A Phủ của thống lí Pá Tra để đổi
mạng nửa con bò bị hổ ăn thịt.
-Ý nghĩa tượng trưng : Biểu tượng cho cái ác, cái chết do bọn chúa đất miền núi
gây ra. Đó cũng là nơi không hẹn mà gặp giữa hai thân phận đau khổ cùng cảnh
ngộ. Đó cũng là nơi để Mị bộc lộ tình thương người và đi đến quyết định táo bạo
giải cứu A Phủ cũng là giải thoát cuộc đời mình. Sự sống, khát vọng tự do toả sáng
từ trong cái chết.
5/ Câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng. Nó như
cái bản lề khép lại quãng đời tủi nhục của Mị, đồng thời mở ra một tương lai hạnh
phúc. Nó chứng tỏ tâm trạng vẫn còn lo sợ của Mị. Cô cũng không biết phải làm gì
tiếp theo nên chỉ “đứng lặng trong bóng tối”. Như vậy hành động của Mị vừa có
tính tự giác (xuất phát từ động cơ muốn cứu người), vừa có tính tự phát (không có
kế hoạch, tính toán cụ thể), nói cách khác là vì lòng thương người mà cũng là vì
“liều”. Nhưng lòng khao khát sống, khao khát tự do đã trỗi dậy, đã chiến thắng sự

sợ hãi, để Mị tiếp tục băng đi, chạy theo A Phủ. Đây là một câu văn ngắn, thể hiện
dụng công nghệ thuật đầy bản lĩnh và tài năng của Tô Hoài.
6. Đoạn văn đảm bảo các ý:
- Dẫn ý bằng tình thương của Mị dành cho A Phủ thông qua tậm trạng và hành
động cởi trói.
- Hiểu thế nào là tình yêu thương con người nói chung và của tuổi trẻ hôm nay nói
riêng?
- Ý nghĩa của thình yêu thương con người của tuổ trẻ?
- Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ của một bộ phận thanh niên trong xã hội và
hậu quả thái độ đó?
16


- Bài học nhận thức và hành động?
Câu 10
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi
lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van
xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như
tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa,
đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng
bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân
trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần
có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc
nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.
Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả
cái mặt nước chỗ này.
( Trích Tuỳ bút Sông Đà-Nguyễn
Tuân)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ về từ. Xác
định biểu hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là
gì ?
4. Đoạn văn bản trên Nguyễn Tuân đã sử dụng tổng hợp tri thức của những ngành
nào ? Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng đó là gì ?
Trả lời:
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính.
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : tả về thác nước và đá ở sông Đà ( hay
còn gọi là thạch thuỷ trận)
3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ về từ. Đó là :
- So sánh : thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là
khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo..
- Nhân hoá: oán trách , van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.., rống lên ,
mai phục ,nhổm cả dậy ,ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó …
Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là : gợi hình ảnh con sông Đà hùng
vĩ, dữ dội. Không còn là con sông bình thường, Sông Đà như có linh hồn, đầy tâm
địa, nham hiểm. Qua đó, ta thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn
Tuân.
4. Đoạn văn bản trên Nguyễn Tuân đã sử dụng tổng hợp tri thức của nhiều ngành .
Cụ thể :
- âm nhạc : tả âm thanh tiếng thác : nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên…
17


- Hội hoạ : vẽ bộ mặt của Đá : nhăn nhúm méo mó
- Quân sự: mai phục
Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng đó là : thể hiện phong cách tài hoa,
uyên bác của Nguyễn Tuân khi tả dòng sông Đà. Con sông được nhìn ở nhiều góc
độ, trở nên sống động, mạnh mẽ, ấn tượng, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm

của nhà văn
Câu 11.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
2. Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy chơi vơi trong đoạn thơ.
3. Câu thơ : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi được phối thanh như thế nào?
Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc phối thanh đó.
4. Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của người lính Tây Tiến như
thế nào?
Trả lời:

1/ Đọc thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả về miền Tây và đoàn quân Tây
Tiến. Đó là những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây
hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.
2/ Từ láy “ chơi vơi” gợi nỗi nhớ mênh mông, không định hình, không theo
trình tự thời gian và không gian, cứ dâng trào theo cảm xúc của nhà thơ.

3/ Câu thơ : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi được phối toàn thanh bằng.
Hiệu quả nghệ thuật : tạo cảm giác được những mệt mỏi, căng thẳng đã được trút hết
và những con người đã chiếm lĩnh được đỉnh cao, đã phóng tầm mắt ra bốn phương
nhẹ nhõm, sảng khoái ngắm nhìn trong không gian bao la, mịt mùng sương rừng,

18


mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà của người dân tộc như đang bồng bềnh
trôi giữa màn mưa rừng.
4/ Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của người lính Tây Tiến :
Từ “bỏ” khẳng định người coi cái chết nhẹ nhàng trong dãi dầu mưa nắng, lúc
vượt qua núi đèo. Nhà thơ đã sử dụng cách nói giảm nhưng vẫn gieo vào lòng
người đọc sự xót xa thương cảm về những gian nan, vất vả mà người lính Tây Tiến
đã phải trải qua.
Câu 12
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể
hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến?
3. Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì?
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của tác giả : đó là nỗi nhớ những kỉ niệm
về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ
mộng.
2/ Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò trong việc thể
hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến :
a/ Vẻ đẹp thể hiện bản sắc dân tộc, nhất là văn hoá miền núi. Đó là vẻ đẹp
của các cô gái Tây Bắc trong trang phục lạ: xiêm áo, vừa e thẹn, vừa tình tứ trong
một vũ điệu lạ: man điệu, nhạc cụ lạ : khèn, dáng điệu lạ: e ấp.
b/ Tâm trạng người lính: vừa ngạc nhiên, vừa đắm say trong tiến khèn, điệu
múa.Tâm hồn các anh vẫn phơi phới niềm lạc quan yêu đời, đầy ắp niềm vui và
mộng mơ, quên đi bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ.
3/ Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật đối
lập. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ : gợi vẻ đẹp hoang sơ, vữa dữ đội,

19


vừa thơ mộng của núi rừng, đồng thời thể hiện bút pháp “thi trung hữu hoạ”
( trong thơ có hoạ) của Qung Dũng.
Câu 13
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của mình và ta? Mười lăm năm ấy là
khoảng thời gian nào ? Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy ?,
2. Nêu ý nghĩa tu từ của các từ láy trong đoạn thơ?
3. Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật
của biện pháp đó ?
4. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay có gì lạ?
Nêu hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp đó.
Trả lời:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, bồi hồi xúc động
của mình và ta. Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian kể từ khởi nghĩa Bắc Sơn
năm 1940 đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Gợi nhớ Mười lăm năm ấy vì
đó là khoảng thời gian Việt Bắc là căn cứ cách mạng, thời gian gắn bó lâu dài, có
tình cảm tha thiết, sâu nặng giữa nhân dân Việt bắc với cán bộ kháng chiến.
2. Ý nghĩa tu từ của từ láy thiết tha gợi tâm trạng thương nhớ của ngườ ở lại.
Các từ láy tha thiết , bâng khuâng , bồn chồn gợi tâm trạng tả tâm trạng của người
cán bộ: nhớ, buồn vì phải chia tay với Việt Bắc, nơi đã gắn bó suốt “mười lăm
năm” với bao “đắng cay ngọt bùi”. Những người cán bộ cũng hồi hộp, không yên
trong lòng vì sắp được trở về quê hương sau thời gian dài xa cách.
3. Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để chỉ người Việt
Bắc. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp hoán dụ: gợi tâm trạng lưu luyến trong
giây phút chia tay giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến.
4. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay lạ ở chỗ từ
nghịp bình thường 2/2/2/2, Tố Hữu chuyển sang nhịp 3/3/2. Hiệu quả nghệ thuật
của cách ngắt nhịp : gợi tâm trạng bịn rịn, xúc động đến nghẹn ngào không nói nên
lời trong giây phút chia tay của người cán bộ kháng chiến.
20


Câu 14
Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc

Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân.
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường,
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu ý chính của đoạn thơ?
2. Nêu ý nghĩa từ “máu rỏ”, “chín trái đầu xuân ” trong đoạn thơ.
3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạn thơ thứ 2 ?

Trả lời:
1. Ý chính của đoạn thơ : Về với Tây Bắc là về với kỉ niệm kháng chiến. Đó
là niềm khát khao mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn lao khi trở về với nhân dân
cùng với những kỉ niệm sâu nặng đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến.
2. Ý nghĩa từ “máu rỏ” : gợi giá trị to lớn của đau thương, mất mát, hi sinh
thầm lặng của bao người, “chín trái đầu xuân ” gợi thành quả lao động . Nơi máu
rỏ là nơi trái chín, nơi đau thương, hi sinh là nơi sự sống sinh sôi, nảy nở nhờ quá
trình lao động bền bỉ, hăng say . Điều đó gợi sức sống bất diệt của vùng đất kháng
chiến, của con người Việt Nam.
3. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạn thơ thứ 2 : Nhà
thơ so sánh kháng chiến như ngọn lửa . Cuộc kháng chiến đã đi qua Mười năm
nhưng sức ấm nóng vẫn còn lan toả đến Nghìn năm sau. Kháng chiến trở thành
ngọn đuốc soi đường đi cho dân tộc và cho Con- nhà thơ cách mạng.- tìm về lại với
Mẹ-Nhân dân.
Câu 15
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
21


Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mế ơn nuôi.
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương ?
Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Ý chính của đoạn thơ là gì ?
2. Nêu hiệu quả nghệ thuật so sánh, ẩn dụ ở đoạn thơ thứ nhất?
3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Khi ta ở ” ,“Khi ta đi ” ?

Trả lời:
1. Ý chính của đoạn thơ : Về với Tây Bắc là về với Nhân dân. Nhà thơ thể
hiện lòng biết ơn vô hạn với nhân dân, trong đó có những con người cụ thể như
anh du kích, thằng em liên lạc, bà Mế Việt Bắc.
2. Hiệu quả nghệ thuật so sánh, ẩn dụ ở đoạn thơ thứ nhất : chỉ 4 câu thơ,

nhà thơ dùng đến 5 hình ảnh so sánh, ẩn dụ : - Nai - về - suối cũ/- Cỏ - đón – giêng
hai/- Chim én - gặp mùa/- Trẻ thơ đói lòng - gặp - sữa/- Chiếc nôi ngừng - gặp –
cánh tay đưa. Ý nghĩa: trở về với nhân dân là qui luật tất yếu, khách quan của lịch
sử. Trở về với nhân dân là nhu cầu sống chủ quan của người nghệ sĩ . Nhân dân là
bầu sữa ngọt nuôi dưỡng, là bà mẹ dịu hiền nâng giấc tâm hồn nhà thơ. Tác giả
khái quát vai trò to lớn của nhân dân với mỗi cá nhân. Với tư cách con người,nhân
dân, cuộc đời là sự sống. Với tư cách nghệ sĩ, nhân dân, cuộc đời là ngọn nguồn
duy trì cảm hứng sáng tác.
3. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Khi ta ở ” ,“Khi ta đi ”: Tác
giả đưa ra qui luật kì diệu: chính tâm hồn con người với biết bao gắn bó đã biến đất
đai vô tri, tên địa danh vô cảm thành không gian thiêng liêng, thành miền nhớ đầy
xúc cảm, nơi lưu giữ kỉ niệm hay những mảnh tâm hồn.
Câu 16
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
22


Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài.

Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mế ơn nuôi.
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương ?
Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Ý chính của đoạn thơ là gì ?
2. Nêu hiệu quả nghệ thuật so sánh, ẩn dụ ở đoạn thơ thứ nhất?
3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Khi ta ở ” ,“Khi ta đi ” ?
Trả lời:
1. Ý chính của đoạn thơ : Về với Tây Bắc là về với Nhân dân. Nhà thơ thể
hiện lòng biết ơn vô hạn với nhân dân, trong đó có những con người cụ thể như
anh du kích, thằng em liên lạc, bà Mế Việt Bắc.
2. Hiệu quả nghệ thuật so sánh, ẩn dụ ở đoạn thơ thứ nhất : chỉ 4 câu thơ,
nhà thơ dùng đến 5 hình ảnh so sánh, ẩn dụ : - Nai - về - suối cũ/- Cỏ - đón – giêng
hai/- Chim én - gặp mùa/- Trẻ thơ đói lòng - gặp - sữa/- Chiếc nôi ngừng - gặp –
cánh tay đưa. Ý nghĩa: trở về với nhân dân là qui luật tất yếu, khách quan của lịch
sử. Trở về với nhân dân là nhu cầu sống chủ quan của người nghệ sĩ . Nhân dân là
bầu sữa ngọt nuôi dưỡng, là bà mẹ dịu hiền nâng giấc tâm hồn nhà thơ. Tác giả
khái quát vai trò to lớn của nhân dân với mỗi cá nhân. Với tư cách con người,nhân
dân, cuộc đời là sự sống. Với tư cách nghệ sĩ, nhân dân, cuộc đời là ngọn nguồn
duy trì cảm hứng sáng tác.

23


3. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Khi ta ở ” ,“Khi ta đi ”: Tác
giả đưa ra qui luật kì diệu: chính tâm hồn con người với biết bao gắn bó đã biến đất
đai vô tri, tên địa danh vô cảm thành không gian thiêng liêng, thành miền nhớ đầy

xúc cảm, nơi lưu giữ kỉ niệm hay những mảnh tâm hồn.

PHẦN II
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. Kiến thức
1. Học sinh làm một bài văn ngắn (khoảng 400 từ - không quá hai trang giấy làm
bài) bàn về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.
2. Tuy điều kiện thời gian làm bài rất eo hẹp nhưng học sinh cũng cần phải đảm
bảo đúng nghĩa của một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh. Cụ thể:
- Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần
thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải:
+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn… để chuyển ý.
+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý
ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).
+ Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn!
- Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài
văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu
voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”).
- Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích,
chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận… Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa
chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao?
- Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu
cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.
II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống…
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao
dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm
tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…

- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
24


- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của
học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những
tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa
thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt…
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác
dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với học sinh, thanh niên.
III. ĐỊNH HƯỚNG DÀN Ý CHUNG:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…)
- Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài (…)
- Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) (…)
b. Thân bài:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).
Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý
nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa
của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận
(…)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ

tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?)
Vấn đề được biểu hiện như thế nào?
* Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn
luận (…)
* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế
của vấn đề.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học
tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…
- Đề xuất phương châm đúng đắn…
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
25


×