Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Yếm đào bản powerpoint

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.99 KB, 25 trang )

BÀI TẬP LỚN
MÔN SỬ LÝ HOÀN TẤT SẢN PHẨM
DỆT MAY







GV hướng dẫn : Thầy NGUYỄN TRỌNG TUẤN
SV : NGUYỄN THỊ LÝ
MSV :1631100333
LỚP : CN MAY 4 –K16


Lời mở đầu


Yếm đào vốn được biết đến không chỉ là một trang phục thời xưa của phụ nữ việt nam ,mà nó con được tôn vinh như
một nét đẹp ,độc đáo riêng của dân tộc việt nam .Khi mặc trên mình chiếc yến đào người phj nữ có thể cho ta thấy
những nét đẹp riêng.



Tuy ngày nay nó không còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống ,nhưng nó vẫn xuất hiện trên sân khấu ,trong những
cuộc biểu diễn hay những bộ ảnh nghệ thuật ,khồn những vậy một số nhà thiết kế đã lấy cảm hứng từ chiếc yếm đào
để tạo tên những bộ trang phục độc đáo .khi nhắc đến chiếc yếm đào vẫn cho ta những tự hào về những nét đẹp mà
yếm đào thể hiện



Lịch sự hình thành và phát triển của yếm đào



yếm đào là một phần trang phục không thể thiếu của người con gái thời xưa. Khi bước vào tuổi dậy thì, các cô gái bắt
đầu chú ý đến bản thân và biết làm đẹp cho mình. Đó cũng là khi họ e ấp mặc chiếc yếm đào với vẻ kín đáo, dịu dàng
và đằm thắm




Suốt chiều dài lịch sử, hình ảnh chiếc yếm đào đã đi vào “giấc mơ” của biết bao thế hệ mày râu. Bắt nguồn từ
những câu ca dao đối đáp của các đôi trai gái thời xưa

Suốt chiều dài lịch sử, hình ảnh chiếc yếm đào đã đi vào “giấc mơ” của biết bao thế hệ mày
râu.


  Bắt nguồn từ những câu ca dao đối đáp của các đôi trai gái thời xưa:
"Ước gì sông hẹp tày gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi"




Không chỉ xuất hiện trong đời sống thôn quê Bắc bộ với vẻ đẹp chân quê, mộc mạc mà trong trang phục Thăng
Long xưa, chiếc yếm đào đã góp phần làm nên cái cốt cách trang nhã, tinh tế và thanh lịch của thiếu nữ Tràng
An: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An




Giữa đất kẻ chợ xênh xang “yếm thắm, lụa hồng” xa xưa ấy, từ muôn ngả, những con người ngoại thành quanh năm
cần mẫn với công việc “trồng dâu nuôi tằm” đem những sản phẩm tuyệt hảo của tơ tằm tập trung về đây quyến rũ,
mời chào những người phụ nữ, con gái Thăng Long, đặc biệt là trước mỗi mùa lễ hội. Họ rủ nhau tấp nập ra chợ
chọn lựa tơ tằm, ướm thử mọi thứ lụa là gấm vóc để may yếm đào, váy áo tứ thân, áo cánh, thắt lưng, khăn vấn và
cả đồ trang sức vàng bạc…



… Những cô gái kỹ tính thường tự đi chợ mua tơ tằm về may yếm. Công việc này đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ.
Ngay trong lòng khu phố cổ Hà Nội hiện nay, tại số nhà 38 Hàng Đào vẫn còn tấm biển khắc chữ Hán “Đồng Lạc
quyến yếm thị”.

⇒ Đây chính là ngôi đình của chợ bán yếm lụa ngày xưa, mang tên Đồng Lạc. Điều này chứng tỏ Thăng Long –
Kẻ Chợ đã từng có cả một cái chợ dành cho phường bán yếm xưa và cả phường nghề dệt nhuộm truyền thống
chỉ riêng phục vụ cho nhu cầu ăn mặc, làm đẹp của người phụ nữ Thăng Long – Hà Nội.
+ Yếm đào dành cho tầng lớp thị dân Thăng Long đẹp đến mức, đầu thế kỉ XX, khi hai họa sĩ “Tây học” Lê Phổ và Cát Tường
phát minh áo dài tân thời, thì vẻ đẹp tân kì, pha trộn hài hòa Đông – Tây của nó vẫn cứ phảng phất, lưu giữ lại một phần vẻ đẹp
của chiếc yếm thắm thuở nào




Hình ảnh thiếu nữ Hà Nội xưa đã uyển chuyển đi vào trong thơ ca, hội họa, mà đặc trưng nhất là những bức
tranh “Tố nữ” của các nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống với hình ảnh các thiếu nữ mang vẻ đẹp thanh thoát, kín
đáo phô ra đường nét rất đài các, tinh tế nơi phồn hoa đô thị. +Có ý kiến đã từng nhận định rằng, ngay trong những
bộ quần áo cần lao giản dị, người Tràng An vẫn đượm vẻ phong lưu... bởi lẽ vẻ đẹp thanh lịch của người con gái đất
kinh kì được tỏa ra từ phong thái điềm tĩnh, đoan trang, nhàn hạ. Thế nên, hình ảnh chiếc yếm đào vừa là hình ảnh
trực tiếp, vừa là hình ảnh gián tiếp thể hiện thành công đề tài tình yêu trong ca dao Việt Nam. Dải yếm đã “đặc tả”
tương đối đầy đủ, trọn vẹn, sâu sắc những cung bậc phức tạp của tình yêu - nguồn cảm hứng muôn đời của thi ca

nhân loại:



"Trời mưa trời gió kìn kìn
đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông"




Đến thời kỳ độc lập tự chủ (kỷ nguyên Đại Việt), do điều kiện ổn định cả về chính trị, xã hội và đặc biệt là về kinh tế,
Thăng Long đã trở thành kinh đô và là một trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Việc bang giao với bên ngoài làm
cho thị trường vải vóc ngày càng phong phú. Xã hội cũng đã có sự phân biệt đẳng cấp, trên có vua, quan, dưới có sĩ nông - công - thương. Yếm đào của người phụ nữ Hà Nội thời kỳ này cũng theo đó mà phân ra “đẳng cấp” qua sự
khác biệt của chất liệu, màu sắc, họa tiết… Phường Hàng Đào chuyên làm nghề nhuộm điều.



Màu vàng vẫn bị cấm, chỉ dành riêng cho nhà vua và áo khoác các tượng Thần, Phật, con gái quan lại mới được mặc
yếm đỏ gọi là màu đại hồng. Những ca kĩ thường mặc yếm màu hoa đào và hễ ai khoác lên người thứ màu sắc này lập
tức bị coi là lẳng lơ, không đứng đắn.







Sau này, những phụ nữ Hà thành còn tinh ý đến mức, khi mặc kiểu áo 5
khuy, tay rộng bên ngoài thì các cô chỉ cài 4 chiếc, để hở khuy cổ, khoe
cái yếm cổ xây, ôm lấy cái cổ trắng nõn nà, cao ba ngấn mà vẫn giữ gìn

được nét đoan trang, kín đáo khuôn phép.
Cuộc cách mạng áo yếm xảy ra vào thế 20 khi các kiểu áo Tây phương
xâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều kiểu yếm mới lạ. Màu
sắc áo yếm nói lên khá nhiều về người chủ của nó: Phụ nữ ngoại thành
mặc yếm màu nâu bằng vải thô, con gái nhà gia giáo thì mặc yếm lụa màu
trang nhã, hội hè mặc yếm đào, yếm hoa hiên, người lớn tuổi mặc yếm
màu thẫm.
Ngoài trang phục ra thì trong cách ăn mặc của người Hà Nội còn có nhiều
thứ phụ trang đi kèm như giày dép, trang sức bằng vàng, bạc như vòng
tay, nhẫn, dây chuyền, khuyên tai... để làm tăng vẻ đẹp ngoại hình. Kiểu
yếm màu sặc sỡ, cổ khoét sâu thì ít người dùng, chỉ những cô nàng “mắt
liếc, mày nheo” kiểu như…thị Màu mới dám chưng diện!





Lấy cảm hứng từ “giai nhân” đất Hà Thành xưa, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp từng gieo những vần thơ trong
trẻo: “Em đeo dải yếm đào/Quần lĩnh áo the mới/Tay cầm nón quai thao”. Hay thi sĩ Hoàng Cầm đã đắm say mà viết
nên khúc “Hội yếm bay”: “Ngũ sắc chen nhau cầu lễ hội/Nuột nà cởi bỏ áo hoa khôi”.



Yếm đào cứ đi từ thế hệ này qua thế kỉ khác ,cũng chứng kiến theo những chuyển biến lịch sự ,xã hội, .cũng vì vậy
mà yếm tạo vẫn tồn tại đến bây h như một đặc trưng , nét truyền thống của dân tộc mặc dù sản phẩm khôngđược sự
dụng rộng rãi phổ biến như xưa kia .


“Một số biến tấu ”qua các thời kì phát triển cuả yếm đào





Nhìn lại quá trình lịch sử chiếc yếm đào trong trang phục của người thăng long xưa ,cũng có nhiều sự thay đổi



+ Mỗi thời kỳ chiếc yếm đều có sự biến đổi khác nhau phù hợp với quan niệm thẩm mỹ thời đó

+ Ngay từ thời Lý, chiếc yếm đã được định hình. Đến khoảng năm 1696, đàn bà lao động thì mặc yếm cổ xây (là miếng vải vuông
đặt chéo trên ngực người mặc, ở góc trên có khoét hình tròn làm cổ yếm) còn phụ nữ quý tộc thì trước yếm có thêm một vài
đường dây tết lại với nhau thành hình lưới quả trám.

=>Nhìn chung, thời kì “tiền Thăng Long”, chiếc yếm đào còn nằm trong tổng quát trang phục của người dân Văn Lang - Âu Lạc. Phụ
nữ mặc yếm tròn sát cổ, có trang trí bằng những họa tiết hình hạt gạo
Màu sắc của những chiếc yếm thời kì này còn giản đơn, chủ yếu được nhuộm bằng những loại màu có nguồn gốc tự nhiên, bên ngoài
mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực bó sát vào người.


Đơn vị sản xuất sản phẩm yếm đào
+Yếm đào cần sự tinh tế khéo léo nên đa số được sản xuất thủ công

-Sản phẩm yếm được sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ ,tư nhân như kiểu hộ gia đình ,tiểu thương .vì vậy sản phẩm được tạo nên
từ kinh nghiệm cũng khác nhau .Mỗi gia đình hay nghệ nhân thường có những bí kiếp hay kinh nghiệm riêng để tráng bị
cạnh tranh nên đa số họ ít cho ngoài biết
- Ta cũng có thể thấy một số làng nghề nổi tiếng như lụa VẠN PHÚC ( hà đông ) cũng là một nơi có tiếng về sản xuất yếm
đào ,hiện nay tại làng nghề cũng có một viện bảo tàng trưng bày nhằm giới thiệu ,quảng bá sản phẩm cho khách du lịch
đến thăm quan ………..sản phẩm ở đây cũng đươc sản xuất nhỏ lẻ theo kiểu hộ gia đình



Xây dựng hệ thống nhãn mác ,bao gói cho sản phẩm yếm đào




Hệ thống nhãn mác ,nhãn tem lụa
+nhãn mác dùng lưu thông thị trường ,thể hiện tên thương hiệu , nơi ,công ty sản xuất , chất liệu sản phẩm ,nhận dạng
sản phẩm ,hướng dẫn người dùng sử dụng sản phẩm .

Từ đó người dùng có thể phản hồi lại chất lượng lượng sản phẩm



=> vì vậy cần phải ghi và thể hiện đầy đủ các thông tin trên nhãn ,mác

Nhãn mác mềm không cọ vào da nhãn giấy ta có thể dùng các loại :
+nhãn dệt ,
+nhãn in
+nhãn vải
+nhãn giấy











Các loại nhãn :
+nhãn treo (
+nhãn đính lên sản phẩm (thể hiện cỡ tên ,chủng loại sản phẩm , hướng dẫn sử dụng sản phẩm
+nhãn upc ( thể hiện mã vạch ,mã code …….)
+túi ( thể hiện yêu cầu sản phẩm ,chất lượng sản phẩm ,chủng loại sản phẩm )
+kích thước nhãn
Phương pháp xây dựng (kích thước dài x rộng ),loại nhãn


Công thức thiết kế yếm đào






Ac = dài áo =số đo
Ngực AB =(Vn +cđn )/5
Rộng cổ :A1A2=Vc/6 +1
A2A3= 2cm
B1B2= (Vn +CĐn )/4 -1


Tiêu chuẩn sinh thái cho sản phẩm



Sản phẩm phải được đảm bảo an toàn ,khép kín từ khâu nguyên liệu cho đến khâu hoàn thành.




Ngay cả túi đựng sản phẩm cũng cần quan tâm ,sau khi sử dụng có ảnh hưởng đến môi trường hay không

+ cần đảm bảo chất lượng từ khâu trồng dâu ( không phun thuốc ,hay bón thuốc hóa học để đảm bảo an toàn ) ,nuôi
tằm ,quay tơ ,cho đến dệt lụa ,nhuộm màu( không được sử dụng các loại thuốc nhuộm độc hại đến môi trường ,ảnh
hưởng đến sức khỏe người dùng ) tất cả các yếu tố đều có ảnh hưởng lớn đến chất lượng ,thương hiệu của sản phẩm .


Tiêu chuẩn sinh thái cho sản phẩm

Bên cạnh những sức ép các đối tác nước ngoài, ngành dệt may còn chịu sức ép về môi trường do quá trình sản xuất sử
dụng hàng loạt hóa chất độc hại.
Những vấn đề chính có liên quan đến công nghiệp dệt may là do việc xả các dòng thải thông qua xử lý, phát thải khí, mùi,
tiếng ồn và tính an toàn của môi trường làm việc.
=> Do vậy, để hàng dệt may Việt Nam vẫn có thể tồn tại được trên thị trường quốc tế thì việc áp dụng nhãn sinh thái là
việc làm đúng đắn và cần thiết.


Trước yêu cầu đó, nhóm nghiên cứu của Viện Dệt may do đã nghiên cứu đề tài đánh giá nhu cầu gắn nhãn sinh thái cho
sản phẩm dệt may Việt Nam, đề xuất các giải pháp gắn nhãn sinh thái phù hợp với trình độ công nghệ trong nước.
Mục tiêu nhằm thúc đẩy ngành dệt may chuyển sang sản xuất xanh và tiêu dùng sản phẩm xanh; góp phần nâng cao nhận
thức của người tiêu dùng về sản xuất xanh và sản phẩm dệt may xanh; tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước trong
thúc đẩy và quản lý sản xuất dệt may thân thiện với môi trường; chuẩn bị cho việc triển khai chương trình nhãn sinh thái
cho sản phẩm dệt may Việt Nam.


Theo đó, từ tháng 10/2013 đến tháng 12/2014, nhóm đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động môi trường do ngành
dệt may gây ra; đánh giá xu hướng tiêu dùng sản phẩm dệt may thân thiện với môi trường; phân tích đánh giá các chương
trình nhãn sinh thái dệt may phổ biến trên thế giới; các yêu cầu môi trường của một số nhà nhập khẩu lớn trên thế giới
đối với sản phẩm dệt may.

Dự thảo các tiêu chí sinh thái cho sản phẩm dệt may, quy trình gắn nhãn sinh thái. Dự kiến, dự thảo sẽ được ứng dụng
trong năm 2015. Theo đó, Quy trình gắn nhãn sinh thái cũng có thể sẽ được ứng dụng trong năm 2016.


Thực hiện gắn nhãn sinh thái cho sản phẩm dệt may sẽ góp phần giảm tác động xấu của sản xuất dệt may tới môi trường,
nâng cao hiệu quả môi trường và năng lực sản xuất thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp; tăng tính cạnh tranh
của hàng may mặc Việt Nam; cải thiện hình ảnh doanh nghiệp sản xuất dệt may dưới góc độ môi trường và an toàn sản
phẩm cho người tiêu dùng.


LỜI KẾT
Trên đây là bài tập của em , bài tập của em còn nhiều thiếu sót ,em mong được
thầy (cô ) gióp ý giúp e chỉnh sửa và hoàn thành bài tập tốt hơn .
Em xin chân thành cảm ơn thầy (cô )!.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×