Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài thi vận dụng kiến thức liên môn của Học sinh môn ngữ văn địa lí( Đạt giải cấp huyện)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.46 KB, 12 trang )

I. TÊN TÌNH HUỐNG
Trải qua hàng nghìn năm gắn bó với nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất lúa
nước truyền thống lâu đời, tổ tiên chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
quý báu để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, khắc phục những khó
khăn do thiên nhiên gây ra, phát huy khả năng của con người trong lao động sản
xuất; thể hiện tình cảm gắn bó, hòa mình với thiên nhiên, đồng thời ấp ủ khát
vọng chinh phục, cải tạo thiên nhiên. Kinh nghiệm đó đã được đúc kết lại trong
những câu tục ngữ ngắn gọn có sức khái quát cao nhưng cũng rất sinh động, hấp
dẫn, được nhiều thầy cô giáo sử dụng trong các môn học nhà trường.
Chính vì vậy, chúng em lựa chọn tình huống: “Ý thức bảo vệ môi trường;
ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai” thông qua
tiết học
“Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” trong chương trình Ngữ văn lớp
7 (tập 2) nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Khác với ca dao,
dân ca là những khúc hát tâm tình thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm; tục
ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực
của cuộc sống hàng ngày. Vì thế tục ngữ được xem là kho kinh nghiệm và tri
thức thực tiễn vô cùng phong phú.
Với đặc thù của một thể loại văn học mang tính chất xã hội và đời sống sản
xuất, chúng em cảm thấy các bài tục ngữ có phần khô khan và trừu tượng, có lẽ
là do chúng em chưa có biện pháp học tập đúng đắn, chưa có kỹ năng vận dụng
kiến thức của các môn học khác để tìm hiểu nội dung bài học, … nhưng chính
nhờ vào những kiến thức về Địa lý, Vật lý, Sinh học, Giáo dục Công dân, Công
nghệ, … mà cô giáo lồng ghép trong bài đã giúp chúng em biết xâu chuỗi các sự
vật hiện tượng khô khan thành một bài học sinh động hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ
và có khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống; Hơn nữa .

1



Học theo chủ đề tích hợp và vận dạng kiến thức liên môn “Ý thức bảo vệ
môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng tránh và giảm nhẹ thiên
tai” thông qua tiết học “ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” trong
chương trình Ngữ văn lớp 7 (tập 2) giúp chúng em phát huy được năng lực tư
duy, khuyến khích được sự sáng tạo và đặc biệt có ý thức trong việc bảo vệ môi
trường; có khả năng ứng phó với những biến đổi thất thường của khí hậu, tránh
để xảy ra những điều đáng tiếc trong cuộc sống hiện đại.
Việc học như vậy sẽ có những tác dụng sau:
- Tạo ra sự hứng thú trong học tập, tiết học bớt khô cứng, căng thẳng.
- Bạn nào cũng có những quan điểm, cái nhìn riêng về một vấn đề.
- Trao đổi được quan điểm, kiến thức thế mạnh của nhau.
- Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp, khă năng tự học, tự nghiên
cứu.
- Nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, đặc biệt là kỹ năng sống, biết vận dụng
tốt những điều đã biết trong cuộc sống của mình.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN.

Các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đều có mối quan hệ mật thiết với
nhau, cùng một sự vật nhưng có thể có nhiều cách nhìn và cách tiếp cận đánh
giá khác nhau. Những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và những kinh nghiệm
trong lao động sản xuất trước đây, chúng em mới chỉ được biết đến dưới góc độ
môn Ngữ văn, nhưng những câu tục ngữ này có thể hiểu dưới góc độ của môn
Địa lý, Vật lý, Sinh học, Giáo dục Công dân, Công nghệ, …
Ở đây, chúng em thấy sự liên hệ không thể tách rời của những bộ môn khoa
học. Nếu giải thích vấn đề bằng kiến thức riêng của bộ môn Ngữ văn là chưa
thấu đáo, chưa có một cái nhìn tổng quan để cùng giải quyết một vấn đề.
Vì vậy mục tiêu của việc vận dụng kiến thức liên môn nhằm giúp cho chúng

em phát huy được năng lực sáng tạo, có kiến thức cơ bản, hiểu các vấn đề diễn
ra xung quanh trong cuộc sống; qua đó chúng em có hành động và thái độ đúng
2


đắn trong cuộc sống; biết yêu quí, trân trọng, tự hào hơn về những giá trị của
quê hương, đất nước; Biết bảo vệ môi trường và ứng phó với những biến đổi khí
hậu bất thường để phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trong cuộc sống của chính
mình.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN.

Theo chúng em, việc học theo chủ đề tích hợp và vân dụng kiến thức liên
môn để giải quyết tình huống thực tiễn sẽ giúp chúng em giảm bớt áp lực, đồng
thời phát huy được khả năng tự nghiên cứu, độc lập trong suy nghĩ, đánh giá và
giải quyết vấn đề nêu ra một cách thấu đáo.
Chúng em thấy việc học như vậy sẽ gắn kết giữa lí thuyết và thực hành
trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh việc thực hiện theo phương
châm: “ Học đi đôi với hành”, tránh kiểu học thụ động, làm co buổi học thêm
thoải mái, không khô cứng bớt căng thẳng.
3. CÁC NGUỒN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢ QUYẾT TÌNH
HUỐNG.

- Sach giáo khoa ngữ văn 7.
- Sach giáo khoa Địa lí 6,9
- Sach giáo khoa Hóa học 9
- Sach giáo khoa Vặt lí 7
- Sach giáo khoa Công nghệ 7
- Sach giáo khoa Giáo dụ công dân 7
- Sự giúp đỡ, tư vấn của các thầy( cô) giáo dạy bộ môn Ngữ văn, Địa lí, Vật lí,
Sinh học, Giáo dục công dân, công nghệ …

IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

- Vận dụng kiến thức liên môn giáo dục thức bảo vệ môi trường; ứng phó với
biến đổi khí hậu; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai thông qua tiết học để hiểu
nội dung các câu tục ngữ “ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”
+ Văn học: Sử dụng từ ngữ, phương thức diễn đạt kết nối bài viết sao cho diễn
cảm, nói lên cách nhìn của người xưa trước các hiện tượng tự nhiên và tình cảm
của con người đối với thiên nhiên và khát khao chinh phục thiên nhiên.
3


+ Vật lí: Hiện tượng tán xạ ánh sáng.
+ Hóa học: Thành phần các kim loại trong tự nhiên.
+ Địa lí: Quá trình vân động của trái đất, các hiện tượng tự nhiên, đất và những
điều kiện tự nhiên trong đất.
+ Sinh vật: Sự phát triển của thế giới động – thực vật theo thời tiết, theo mùa.
+ Giáo dục công dân: Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị
- Vận dụng kiến thức liên môn để ứng dụng cuộc sống thực tiễn: Biết cách sắp
xếp thời gian học tập, làm việc hợp lí phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu;
biết chủ động phòng chống các hiện tượng thiên tai khắc nghiệt; có biện pháp để
bảo vệ tài nguyên đất và môi trường thiên nhiên; có thể ứng phó với sự biến đổi
khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, phát huy những giá trị và tiềm năng
của địa phương.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. TÌM HIỂU HOÀN CẢNH RA ĐỜI:

Nước ta là nước có nền sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, trong quá trình lao
động, cha ông ta đã có những hiểu biết tối thiểu về quy luật của tự nhiên. Những
kinh nghiệm ấy thông qua tập thể, được truyền miệng trong dân gian bằng
những câu ca dao, tục ngữ có vần điệu duyên dáng, sinh động. Đó là những câu

ca dao, tục ngữ nói về thời tiết khí hậu, chăn nuôi, cày cấy, các mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên… Tổ tiên luôn có ý thức giữ gìn, lưu truyền những kinh
nghiệm quý báu và chúng ta là những thế hệ nối tiếp, phải biết trân trọng và giữ
gìn những thành quả đó.
2. NỘI DUNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN : “Bảo vệ môi trường; ứng
phó với biến đổi khí hậu; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai” thông qua tiết
học “ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” trong chương trình Ngữ văn
lớp 7.
a. Trước tiên chúng ta cần hiểu đơn giản nội dung các câu tục ngữ đó theo nghĩa
đen. Nội dung của những câu tục ngữ trong bài là những kinh nghiệm cơ bản về
thiên nhiên và lao động sản xuất.
Câu 1:
4


“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
Câu tục ngữ nêu lên nhận xét về thời gian đêm ngày trong năm (âm lịch) và
tháng mười ( âm lịch). Tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Hiện
tượng đêm dài ngày ngắn và ngược lại không chỉ xảy ra trong hai tháng nói trên
mà đó là hiện tượng chung của cả hai mùa đông , hè. Mùa hè được chiếu sáng
nhiều hơn mùa đông
(Mùa hè ngày dài, mùa đông ngày ngắn). Câu tục ngữ giúp con người có ý thức
về thời gian làm việc theo mùa. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân
bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp, chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí
giấc ngủ hợp lí.
- Dưới góc độ của môn Địa lí: Kiến thức môn Địa lí lớp 6, tiết 10, bài 9 “ Hiện
tượng ngày đêm dài ngắn heo mùa” giúp em hiểu hơn nội dung của câu tục ngữ
trên. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa là hệ quả của sự chuyển động của
trái đất quanh mặt trời. Quỹ đạo chuyển động của trái đất quanh mặt trời là hình

e líp gần tròn, Trong quá trình chuyển động trục của trái đất luôn giữ một độ
nghiêng không đổi và hướng về trái đất. Vào giữa mùa hạ ( 22/6) trái đất đến
gần mút của quỹ đạo, lúc này nửa cầu bắc ngả về phía mặt trời, thời gian chiếu
sáng nhiều hơn thời gian chiếu khuất trong bóng tối nên thời kì này nửa cầu Bắc
có ngày dài đêm ngắn “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Vào giữa mùa
đông ( 22/12) nửa cầu nam ngả về phía mặt trời nhiều hơn nên nửa cầu bắc thời
gian được chiếu sáng ít hơn thời gian khuất trong bóng tối, đêm dài hơn ngày “
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

5


- Vận dụng thực tiễn: Từ việc tìm hiểu câu tục ngữ dưới nhiều góc độ khác
nhau, chúng em hiểu sâu hơn ý nghĩa thục tiễn của câu tục ngữ và thấy mình cần
phải có cách sắp xếp thời gian học tập, làm việc giúp đỡ gia đình, nghỉ ngơi
trong ngày một cách khoa học để tận dụng thời gian sống có ích; biết cach chủ
động trong giao thông đi lại ( nhất là đi xa). Vào mùa hè cũng như mùa đông
phải biết chủ động sắp xếp công việc hợp lí để ứng phó với sự thay đổi của khí
hậu. Về mùa hè chúng em sắp xếp thời gian biểu học tập và làm việc của mình
vào những lúc mát mẻ, nghỉ ngơi lúc nắng gắt để dạt hiệu quả công việc được
cao. Về mùa đông phải tranh thủ thời gian ngắn ngủi trong ngày để học tập làm
việc được nhiều, mặc quần áo đủ ấm giữ gìn sức khỏe bản thân.
Câu 2. “ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”
Câu tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên, khi
trời có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Ráng mỡ gà là những đám mây màu
vàng giống như mỡ gà, khi đám mây này xuất hiện trên đỉnh đàu thì có bão, vì
vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa. Câu tục ngữ nhắc nhở con người ý thức
phòng chống bão lụt.
- Dưới góc độ của bộ môn Vật lí: Từ môn Vật lí 7, tiết 2, bài 2 “Sự truyền ánh
sáng”, chúng em biết được nguyên nhân của sự xuất hiện những áng mây vàng

6


giống như những đám mây mỡ gà xuất hiện ở chân trời vào sáng sớm hay hoàng
hôn. Khi bão tới gần, không khí ở trong bão xáo động mạnh làm gia tăng những
hạt hơi nước nhỏ trong không khí này sẽ bị tán xạ mạnh hơn, khiến các tia sáng
có bước sóng ngắn tán xạ ra hết xung quanh, chỉ còn lại ánh sáng màu vàng
chiếu xuống cho ta nhìn thấy.

- Vận dụng thực tiễn: Kinh nghiệm dự báo thời tiết của cha ông được chứng
minh trên cơ sở nghiên cứu khoa học. Đó là một kinh nghiệm rất hữu ích trong
cuộc sống của con người, giúp cho tất cả mọi người dù ở đâu, trong điều kiện
nào cũng có thể dự đoán có bão để chủ động phòng chống nhà cửa, bảo vệ tài
sản trước khi có bão ; nhất là ở những vùng sâu, vùng xa khi phương tiện thông
tin bị hạn chế. Bản thân chúng em có thể dựa vào việc quan sát sự xuất hiện của
những đám mây này để báo cho gia đình chủ động thu hoạch rau màu, che chắn
nhà cửa, cùng bạn bè bảo vệ tài sản của nhà trường, có ý thức tham gia phòng,
chống bão tránh những thiệt hại đáng tiếc do bão gây ra.
Câu 3 “ Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”
Câu tục ngữ cho thấy, vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển thì khả năng
sắp có mưa lớn và lụt lộ xảy ra. Cha ông ta có thể dựa vào điều này để dự đoán
7


thời tiết sắp xảy ra. Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở
về ý thức phòng chống thiên tai bão lụt ở nước ta.
- Dưới góc độ của môn Sinh học: Từ kiến thức môn Sinh học 7, tiết 30, bài 27 “
Đặc điểm chung và vai trò của nghành chân khớp” chúng em biết kiến là loại
côn trùng có hệ cảm biến rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu, thời tiết, sợ
nước. Khi độ ẩm không khí thay đổi ắt trời sẽ có mưa lụt, kiến phải di cư để lánh

nạn, đặc biệt là kiến đen, kiến lửa, kiến mối. Nên mỗi khi trời sắp có mưa, kiến
thường tha trứng, tha mồi chạy từ thấp lên cao, kiến cánh vỡ tổ bay ra khắp nơi.
- Vận dụng thực tiễn: Câu tục ngữ cho ta một kinh nghiệm không được chủ
quan trược những hiện tượng bất thường của tự nhiên. Đến tháng bảy âm lịch
thường là giai đoạn cuối của mùa mưa bão, nhưng nếu thấy kiến bò thì mưa bão
lớn vẫn có thể xảy ra trong những tháng sau. Căn cứ vào hiện tượng nay em và
gia đình vẫn luôn có ý thức đề phòng lũ lụt sau tháng bảy khi thấy kiến bò nhiều
từ chỗ thấp lên chỗ cao. Luôn có ý thức chủ động phòng chống lũ lụt che chắn
nhà cửa cẩn thận, không đi ra ngoài hoặc đi chơi xa trong những mùa lũ lụt vì có
thể gây nguy hiểm.
Câu 4. “ Tấc đất, tấc vàng”
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng chứa đựng một tư tưởng tiến bộ về giá trị của
đất. Đất được so sánh với vàng, quý như vàng vì đất là tư liệu sản xuất chính
trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất nuôi sống con người. Tiềm năng của
đất là vô hạn nếu con người biết khai thác hợp lí. Dùng đơn vị tính chất của đất
để chỉ đơn vị của vàng cho thấy đất có giá trị như vàng. Người xưa sử dụng câu
tục ngữ này để nhắc nhở mọi người biết giá trị của đất là rất lớn nên phải biết
khai thác, sử dụng hợp lí, tránh lãng phí, bỏ hoang đất…
- Dưới góc độ của bộ môn Địa lí, môn Giáo dục công dân: Từ kiến thức Địa lí
6, tiết 32, bài 26 “ Đất, các nhân tố hình thành đất”; giúp chúng em hiểu đất là
thành phần có trong tự nhiên, là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt
các lục địa và đảo cáo đặc trưng bởi ộ phì ; là nguồn tài nguyên thiên nhiên,
cung cấp các loại khoáng sản và các chất hữu cơ, giúp cho các loài động thực
8


vật sinh trưởng phát triển và phục vụ cuộc sống con người. Đất thường tính bằng
đơn vị diện tích . Nói “ Tấc đất” là muốn nói đơn vị nhỏ nhất
- Dưới góc độ của bộ môn Giáo dục công dân: Từ kiến thức Giáo dục công dân
7, tiết 22, bài 14 “ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”, Giáo dục ý

thức bảo vệ tài nguyên đất là bảo vệ sự sống của chính mình; Tài nguyên đất là
một bộ phận không thể thiếu trong môi trường tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy
cần có ý thức bảo vệ tài nguyên đất là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Không xả ra môi trường nước thải khi chưa được xử lí; không vứt rác bừa bãi
nhất là loại rác thải như: bao bì nilon, các vật cứng… vì có thể sẽ gây cản trở
quá trình sinh trưởng của đất; tuyên truyền cho người thân trong gia đình, bạn bè
và mọi người dân không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu một cách bừa
bãi nếu không sẽ gây ô nhiễm môi trường. Mọi tác động của con người dù là tốt
hay xấu đều có thể
- Dưới góc độ của bộ môn Hóa học: Từ kiến thức Hóa học 9, tiết 22, bài 16
“Tính chất hóa học của kim loại”, chúng em nhận thấy vàng là một thứ kim loại
quý, hiếm, khai thác được từ trong lòng đất, được tính đếm bằng chỉ, bằng
cây( Dùng cân tiểu li để cân đong)
- Vận dụng thực tiễn: Câu tục ngữ này giúp chúng em thấy đất đai là vô cùng
quý giá, vì vậy cần phải bảo vệ từng tấc đất. Trong sản xuất, chúng ta cần phải
có các biện pháp cải tạo đất làm tăng độ phì nhiêu của đất như trồng cây, bón
phân đúng cách; hạn chế việc sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật;
tránh các hoạt động làm ô nhiễm môi trường sống. Bảo vệ đất, tạo môi trường
sống thân thiện và gần gũi với thiên nhiên, chúng em luôn có ý thức giữ gìn môi
trường sống xung quanh trường học cũng như nơi công cộng; ý thức giữ gìn vệ
sinh trong sinh hoạt của gia đình; không vứt rác bừa bãi, đặc biệt là túi ni lông ra
đất; làm kế hoạch nhỏ trồng hoa theo lớp, làm đẹp khuôn viên nhà trường.
Câu 5 “ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền”
Câu tục ngữ nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao- vườn- ruộng, khẳng
định thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm ruộng, làm vườn. Người xưa đã
9


tổng kết về giá trị đó để con người có thể áp dụng khai thác tốt các điều kiện tự
nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

- Dưới góc độ bộ môn Công nghệ: Từ môn Công nghệ 7, chương II – phần 2, “
Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt”, từ tiết 23, bài 49 “
Vai trò nhiệm vụ của nuôi thủy sản”, chúng em hiểu ruộng thì phổ biến chỉ để
cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu; vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy
gỗ; ao thả cá… Khi khai thác giá trị linh tế ở những nơi này thì việc khai thác
giá trị kinh tế từ môi trường mặt nước là lớn nhất, rồi đến việc làm vườn, làm
ruộng; đồng thời ở mỗi một môi trường cũng cần đến sự công phu, độ khó về kĩ
thuật.
- Vận dụng thực tiễn: Vận dụng câu tục ngữ vào sản xuất nông nghiệp, ở địa
phương em trong quá trình xây dựng nông thôn mới tiến hành dồn điền đổi thửa,
đã có nhiều gia đình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo mô hình trang
trại: Kết hợp nuôi cá, nuôi vịt dưới ao, dưới ruộng, trên bờ trồng các loại cây ăn
quả đem lại lợi ích kinh tế cao. Gia đình chúng em cũng đang thực hiện mô hình
này: Đào ao thả cá kết hợp sản xuất một số sản phảm nông nghiệp chất lượng
như nuôi gà đông cảo, trồng ổi tứ quý …phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân.
Chúng em rất tích cực giúp bố mẹ chăm sóc khu trang trại của gia đình, góp
phần nhỏ bé của mình trong việc xây dựng nông thôn mới, vừa tăng thu nhập
cho gia đình vừa góp phần làm đẹp, tạo bầu không khí mát mẻ, trong lành cho
môi trường sống.
Câu 6: “ Nhất thì, nhì thục”
Câu tục ngữ nêu lên vai trò của thời vụ là hàng đầu, sau đó mới đến yếu tố
làm đất kĩ, cẩn thận. Câu tục ngữ nhắc nhở con người về vấn đề thồi vụ và kĩ
thuật canh tác để gieo trồng hợp lí, đem lại năng xuất lao động cao.
- Dưới góc độ bộ môn Địa lí, Công nghệ: Tù kiến thức môn địa lí 8, tiết 37, bài
32 “Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta”; từ kiến thức môn Công nghệ bài
15, tiết 15 “Làm đất và bón phân”; tiết 16, bài 16 “ Gieo trồng cây nông nghiêp”
chúng em thấy thời vụ liên quan đến thời tiết, khí hậu từng mùa. Mỗi cây trồng
10



đều phù hợp với từng mùa, từng kiểu khí hậu, thời tiết nhất định. Mỗi mùa điều
kiện bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, khí áp gió mưa ( nhiệt, ẩm) thích nghi
với từng loại cây trồng, nếu sớm quá, hoặc muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng
và có khi không cho sản phẩm. Kĩ thuật làm đất, chăm sóc góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao năng xuất, chất lượng cây trồng
- Vận dụng thực tiễn: Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, gia đình em luôn
chú ý gieo trồng các loại cây theo đúng thời vụ; chủ động trong việc phòng
chống thiên tai, ứng phó với từng điều kiện thời tiết trong từng mùa vụ. Bên
cạnh đó còn chú ý làm đất cẩn thận trước mỗi vụ gieo trồng; kết hợp với vun
xới, chăm bón làm cỏ không để ruộng đất hoang hóa, bạc màu, làm cho đất đai
thêm màu mỡ, nâng cao năng xuất cây trồng. Yếu tố mùa vụ và kĩ thuật chăm
sóc phù hợp là những yếu tố tạo nên mùa màng tươi tốt. Bản thân em cũng thấy
được tầm quan trọng của các yếu tố trên nên chúng em luôn cố gắng sắp xếp
việc học hành hợp lí để tham gia phụ giúp gia đình công việc đồng áng cho kịp
thời, có những kinh nghiệm quý báu trao đổi với gia đình vừa mang lại mùa
màng bội thu vừa bảo vệ được tài nguyên đất của quốc gia.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Việc vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu các câu tục ngữ về thiên nhiên
và lao động sản xuất giúp chúng em hiểu sâu hợn ý nghĩa của từng câu tục ngữ,
tự hào về những kinh nghiệm quý báu của ông cha. Qua bài học nhắc nhở mỗi
chúng em phải ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết ứng phó
với sự biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; thường xuyên quan
sát, đúc rút những kinh nghiệm thực tế để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, tạo
tiền đề để chúng em phát huy hết năng lực tư duy sáng tạo.
- Bên cạnh đó còn giúp cho chúng em hứng thú hơn trong học tập, tin tưởng lạc
quan vào khoa học và cái quan trọng hơn là kiến thức mà em có được, không gò
bó trong phạm vi hạn hẹp của từng môn, không gò bó kiến thức sách vở. Đặc
biệt các em biết áp dụng ngay những kiến thức đã học vào cuộc sống của bản
thân.
11



- Ngoài những ý nghĩa thiết thực trên, việc vận dụng kiến thức liên môn còn làm
cho chúng em nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm, nâng cao kĩ năng học tập,
kĩ năng khai thác tài liệu trên internet, bạn bè, các phương tiện truyền thông và
đặc biệt là kĩ năng sống.
Em thiết nghĩ kiến thức trên sách vở và thực tế cuộc sống gắn bó chặt chẽ
với nhau. Mỗi bài học mỗi trang sách luôn mở cho chúng em những chân trời
kiến thức mới, kĩ năng hiểu biết để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Mỗi bài
học của thầy cô còn giáo dục cho chúng em nhân cách làm người, trở thành
những con người hữu ích cho xã hội sau này.

Nga Phú, ngày 10 tháng 12 năm 2016
Nhóm học sinh thực hiện:
1. Vũ Hải Yến:
2. Trần Thị Phương:

12



×