Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

giáo án bài thi liên môn của giáo viên môn lý 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.28 KB, 9 trang )

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI
1. Tên hồ sơ dạy học:
Tích hợp kiến thức các môn Toán, Sinh học, Địa lí vào giảng dạy bài
“Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện” môn Vật lí 9.
2. Mục tiêu dạy học:
Trong các bài học môn Vật lí, chúng ta thường gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến
kiến thức Toán, Sinh học, Địa lí, Công nghệ. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh cần vận dụng
kiến thức đã học của các bộ môn trên. Do đó tôi đã đề ra một số giải pháp vận kiến thức các
môn học Toán, Sinh học, Địa lí, Công nghệ để giải quyết tốt các tình huống Vật lí đặt ra
nhằm hoàn thành mục tiêu bài học.
* Kiến thức:
- Nêu và thực hiện được các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
* Kỹ năng:
+ Rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ điện an toàn
+ Rèn kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
+ Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực.
+ Rèn kĩ năng hợp tác ứng xử, giao tiếp trong thảo luận.
* Thái độ:
- HS có ý thức sử dụng điện an toàn, biết tiết kiệm điện năng.
- Biết bảo vệ môi trường, yêu quý lao động.
- Giáo dục các em sự yêu thích môn học, thái độ học tập nghiêm túc, sáng tạo.
3. Đối tượng dạy học của bài học
*Đối tượng dạy học là học sinh lớp 9B
- Số lượng học sinh: 27 em
- Số lớp thực hiện: 01 lớp
* Dự án mà tôi thực hiện là kiến thức Vật lý 9 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các
em học sinh lớp 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.Cụ thể:
- Các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS
nói chung và môn Vật lý nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình


thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
- Đối với kiến thức bài “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện” các em đã học ở bài trước
các kiến thức liên quan đến việc sử dụng an toàn điện ở môn Vật lí lớp 7, công thức tính
điện năng tiêu thụ ở đầu lớp 9, cấu tạo cà cách sử dụng đồ dùng, thiết bị điện trong phần kĩ
thật điện ở môn Công nghệ lớp 8, tác động của thủy điện đến cân bằng sinh thái và môi
trường sống môn Sinh học lớp 9.
4. Ý nghĩa của dự án:
Qua dạy học thực tế nhiều năm tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học
vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó
không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến
thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của
1


những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong
môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đối với việc tích hợp kiến thức các môn toán, sinh học, công nghệ, địa lí vào bài dạy
sẽ giúp các em nắm được các quy tắc an toàn, các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện, thấy
được tầm quan trọng của kiến thức hình học khi giải quyết vấn đề Vật lí. Từ đó, các em có ý
thức sử dụng tiết kiệm điện, hình thành được kĩ năng sống cho bản thân.
Trong thực tế tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ
giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó
bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều
kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
* Giáo viên:
- Hình ảnh về nguyên nhân gây tai nạn điện, cách biện pháp sử dụng an toàn điện;
- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan giảng bằng chương trình word.
- Kiến thức toán học về lập luận, chứng minh.
- Kiến thức sinh học về bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái

- Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide minh họa nội
dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.
* Học sinh: Sưu tầm các tranh ảnh, bài viết liên quan đến sử dụng các đồ dùng điện an
toàn và tiết kiệm
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Đối với bài “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện” giáo viên thực hiện theo các bước
sau:
BÀI 19 : SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Môn Vật lý
- Nêu và thực hiện được các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
+ Địa lý: Học sinh biết được vị trí, tầm quan trọng của các con sông, sự ảnh hưởng của sự
thay đổi địa lí ….
+ Sinh học: Làm mất cân bằng sinh thái.
+ Toán học: Học sinh biết sử dụng công thức tính điện năng để tính điện năng tiêu thụ và
biết tính tiền điện phải trả hàng tháng của gia đình mình.
+ Công nghệ: Biết lựa chọn thiết bị điện trong gia đình để đảm bảo đúng công suất và biết
sử dụng các dụng cụ để tiết kiệm điện. Các quy tắc sử dụng điện an toàn.
+ Kỹ năng sống: Kỹ năng quan sát cách sử dụng dụng cụ điện và công việc sửa chữa điện.
Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, có năng lực vận dụng những kiến thức của các
môn học đề giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học, gắn liền với thực tiễn.
2


2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ điện an toàn, có kĩ năng và phương pháp tiết kiệm điện.
+ Rèn kĩ năng hợp tác ứng xử, giao tiếp trong thảo luận.

+ Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
+ Rèn kĩ năng tính toán logic.
3. Thái độ:
- HS có ý thức sử dụng điện an toàn, biết tiết kiệm điện năng.
- Biết bảo vệ môi trường, yêu quý lao động.
- Giáo dục các em sự yêu thích môn học, thái độ học tập nghiêm túc, sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên:
+ 1 hóa đơn thu tiền điện.
+ Giáo án điện tử - máy chiếu (các hình ảnh minh họa cho bài học)
+ Phích cắm điện 3 chân và ổ cắm điện 3 lỗ.
2/ Học sinh: Đọc trước bài 19 và sưu tầm các tranh ảnh, bài viết liên quan đến sử
dụng các đồ dùng điện an toàn và tiết kiệm
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ: Xen trong bài học
2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
Hoạt động 1:Tìm hiểu và thực hiện các quy tắc an
toàn khi sử dụng điện.
* GV trình chiếu một số hình ảnh về thực trạng việc
sử dụng điện chưa an toàn ở nước ta và hậu quả.
Chúng ta cần phải làm gì?
→ Sử dụng điện an toàn
- Hãy nhớ cà nêu lại các quy tắc an toàn khi sử dụng
điện đã học ở lớp 7.
- HS trả lời C1 đến C4
+ Sống ở gần những đường dây cao thế thì có nguy
hiểm gì không?
* GV tích hợp nội dung giáo dục vảo vệ môi
trường:

- Sống gần các đường dây cao thế rất nguy hiểm,
người sống gần các đường điện cao thế thường bị
suy giảm trí nhớ, bị nhiễm điện do hưởng ứng. Mặc
dù ngày càng được nâng cấp nhưng đôi lúc sự cố
lưới điện vẫn xảy ra. Các sự cố có thể là: chập điện,
rò điện, nổ sứ, đứt đường dây, cháy nổ trạm biến
áp… Để lại những hậu quả nghiêm trọng.
- Biện pháp an toàn: Di dời các hộ dân sống gần các
đường điện cao áp và tuân thủ các quy tắc an toàn
3

NỘI DUNG
I. An toàn khi sử dụng điện
1. Nhớ lại các quy tắc an toàn
khi sử dụng điện đã học ở lớp
7.
C1: Chỉ làm thí nghiệm với các
nguồn điện có Hiệu điện thế là
40V
C2: Phải sử dụng các dây dẫn có
vỏ bọc đúng tiêu chuẩn quy định.
C3: Mắc cầu chì có cường độ
định mức phù hợp với dụng cụ
hay thiết bị điện để đảm bảo khi
có sự cố điện xảy ra.
C4: Khi tiếp xúc với mạng điện
gia đình cần chú ý: Phải rất cẩn
thận vì HĐT mạng lớn 220V;
Cần phải sử dụng thiết bị cách
điện đúng tiêu chuẩn.


2. Một số quy tắc an toàn khi


khi sử dụng điện..
* GV chiếu các hình ảnh bị tai nạn điện khi sửa chữa
điện.
- Qua hình ảnh, kết hợp với thông tin SGK em hãy
nêu các quy tắc an toàn khi sửa chữa điện?
+ Tại sao ngắt nguyên cầu chì, công tắc vẫn chưa an
toàn khi sửa chữa điện?
→ Vì nếu mắc nhầm cầu chì, công tắc vào dây trung
hòa thì người sửa chữa vẫn chạm vào dây pha và có
thể bị giật (Tích hợp kiến thức Mạng điện trong
nhà môn Công Nghệ 8)
* GV chiếu hình ảnh sử dụng dây nối đất ở câu C6.
(GV chỉ ra dây nối dụng cụ điện với đất đó là chốt
thứ 3 của phích cắm nối vào vỏ kim loại của dụng cụ
điện nơi có kí hiệu)
- HS thảo luận để trả lời từ đó hoàn thành C6.
- GV cho HS quan sát phích cắm 3 chân và chỉ rõ tác
dụng của chân thứ 3(sử dụng vật thật)
+ Tại sao các đồ dùng điện nói chung của nước ta lại
chỉ sử dụng phích cắm và ổ cắm chỉ sử dụng 2 chân?
+ Khi sử dụng như vậy có ảnh hưởng gì đến an toàn
điện không?
- HS trả lời. GV nhận xét và chốt nội dung.
( Để giải quyết tốt câu C5 và C6 HS phải sử dụng
linh hoạt các kiến thức phần Kĩ thuật điện môn
Công Nghệ 8)

* GV giáo dục kĩ năng sống:
+ Khi đặt tay lên đồ dùng điện mà ta nghi ngờ bị
hỏng hóc (có thể bị dò điện) ta nên đặt ngửa hay úp
tay? Vì sao?

4

sử dụng điện.
C5: Cần phải tháo cầu chì, ngắt
công tắc, hay rút phích điện khi
thay tháo, sửa chữa đồ dùng
điện. Để đảm bảo cách điện giữa
nguồn điện với cơ thể người.
C6: Nối đất cho vỏ kim loại của
các dụng cụ điện.
+ Trong trường hợp dây điện bị
hở và tiếp xúc với vỏ kim loại
của dụng cụ.
Nhờ có dây tiếp đất mà người sử
dụng nếu chạm tay vào vỏ dụng
cụ cũng không nguy hiểm vì điện
trở của người rất lớn so với dây
nối đất.
→ dòng điện qua người rất nhỏ
không gây nguy hiểm.


→ Ta nên ngửa tay vì khi bị điện giật, cơ bị co lại;
nếu ngửa tay theo phản xạ tự nhiên tay ta sẽ được
giải thoát khỏi vật mang điện, nếu úp tay thì tay ta sẽ

nắm chặt vào vật mang điện, không rút ra được.(Tích
hợp kiến thức môn Sinh học về cấu tạo và vận
động của hệ cơ)
+ Sau khi giải cách li được nguồn điện với người,
nếu phát hiện người đó bị bất tỉnh lại ở xa khu vực y
tế ta nên làm gì? Vì sao?
→ hô hấp nhân tạo (Đã học ở môn Công Nghệ 8), vì
điện giật dẫn đến cơ bị co rút, không thể tự hô hấp
được, không cung cấp được ôxi cho tim hoạt động,
có thể dẫn tới tử vong.
* Khi sử dụng điện chúng ta đã thực hiện các quy tắc
an toàn vậy làm như thế nào để tiết kiệm và có hiệu
quả?
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và biện pháp sử
dùng tiết kiệm điện năng
+ Vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng?
- HS trả lời theo nội dung SGK
- Lợi ích khác của việc tiết kiệm điện?
+ Việc xây dựng thêm nhiều nhà máy điện có tác
động không tốt như thể nào đối với môi trường?
→ ô nhiễm môi trường, thải khí CO2 gây hiệu ứng
nhà kính, mất cân bằng sinh thái (Tích hợp kiến
thức môn Sinh học)

5

II. Sử dụng tiết kiệm điện
1. Cần phải sử dụng tiết kiệm
điện năng(SGK/tr 52)
C7:

+ Ngắt điện ngay khi mọi người
ra khỏi nhà tránh lãng phí điện
mà còn loại bỏ nguy cơ xảy ra
hỏa hoạn.
+ Dành phần điện năng tiết kiệm
được để xuất khẩu điện, góp
phần tăng thu nhập cho đất
nước.
+ Giảm bớt việc xây dựng nhà
máy điện góp phần giảm ô
nhiễm môi trường.
2. Các biện pháp tiết kiệm điện
năng.
C8: A = P.t
C9:
+ Cần sử dụng các dụng cụ hay
thiết bị điện có công suất phù
hợp.
+ Không sử dụng các dụng cụ
hay thiết bị điện trong những lúc
không cần thiết
.


(Mất cân bằng sinh thái – ô nhiễm không khí)
→ thay đổi địa chất, cảnh quan, sông ngòi, dòng
chảy, khí hậu do tác động của nhà máy thủy, nhiệt
điện (Tích hợp kiến thức môn Địa lí)

Sông Sêrêpôk sau khi xây thủy điện


6


III. Vận dụng:
C10:
+ Viết lên tờ giấy dòng chữ to
“Tắt hết điện trước khi ra khỏi
nhà” và dán vào chỗ cửa ra vào
để dễ nhìn thấy.
+ Lắp chuông báo khi đóng cửa
để nhắc nhở tắt điện.
C11: Chọn phương án D
* GV chiếu các hình ảnh nhà máy điện và các hình C12:
ảnh người dân sử dụng lãng phí điện, dẫn đến thiếu
điện, cắt điện.
- HS trả lời C8 và C9.
* GV thông tin thêm:
- Các bóng đèn sợi đốt thông thường có hiệu suất
phát sáng rất thấp: 3%, các bóng đèn neon có hiệu
suất cao hơn: 7%. Để tiết kiệm điện ta nên thay các
bóng đèn thông thường bằng các bóng đèn tiết kiệm
năng lượng
- Mỗi chúng ta nên tham gia và thuyết phục mọi
người tiết kiệm điện bằng nhiều việc làm như hưởng
ứng giờ trái đất, thi đua tiết kiệm điện.
- Từ năm 2010 EU quyết định sử dụng đèn huỳnh
quang. Bóng đèn huỳnh quang sẽ giúp giảm 60%
lượng tiêu thụ điện năng ở các hộ gia đình EU,
tương đương giảm 30 triệu tấn khí thải CO2/năm.

- Đèn hình hoa phát sáng không cần điện lưới. Vào
ban ngày, loại đèn này lấy từ mặt trời và gió. Khi
màn đêm buông xuống nó chỉ phát ra ánh sáng yếu,
độ sáng tăng lên khi có người hoặc vật đi qua đèn,
dùng đèn này để thắp sáng thành phố vào ban đêm
( GV chiếu hình ảnh minh họa cho thông tin trên)
Hoạt động 3: Vận dụng
- Yêu cầu HS trả lời câu C10
- Nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Tượng tự GV gọi 1,2 HS trả lời câu C11
- Câu C12 có thể gọi 2 HS lên bảng: Mỗi em tính
điện năng sử dụng điện, tính toàn bộ chi phí cho việc
sử dụng của mỗi loại bóng sau đó so sánh→ đó chính
là lý do trong khuyến cáo sử dụng tiết kiệm điện của
Sở điện lực có ghi “Sử dụng đèn Compact thay cho
đèn tròn”
7


( Tích hợp môn Toán vào tính toán tiền điện)
C12:
+ Điện năng sử dụng cho mỗi loại bóng trong 8000h
. Bóng đèn dây tóc:
A1 = P1.t = 0,075.8000 = 600kW.h
= 2160.106(J)
. Bóng đèn Compact
A2= P2.t = 0,015.8000 = 120kW.h
= 432.106(J)
+ Toàn bộ chi phí cho việc sử dụng mỗi bóng đèn
trên trong 8000h là:

Phải cần 8 bóng đèn dây tóc nên toàn bộ chi phí cho
việc dùng bóng đèn này là:
T1 = 8.3500 + 600.700 = 448000(đ)
. Chỉ cần dùng 1 bóng đèn Compact nên toàn bộ chi
phí cho việc dùng bóng đèn này là:
T2 = 60000 + 120.700 = 144000 (đ)
+ Dùng bóng đènCompact có lợi hơn vì:
. Giảm bớt 304000đ tiền chi phí cho 8000h sử dụng
* Yêu cầu HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”
→ Điện năng dự trữ ít → khuyến khích sử dụng điện
lúc đêm khuya.
3- Củng cố:
- Nêu các biện pháp an toàn khi sử dụng điện năng?
- Nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng?
4- Hướng dẫn về nhà
+ GV giới thiệu 1 hóa đơn tiền điện
- Về tính tổng điện năng tiêu thu điện của các đồ dùng điện trong gia đình mình trong 1
tháng và tính tiền điện theo giá bậc thang đang được thực hiện.
- Học và làm bài tập bài 19 (SBT)
- Trả lời câu hỏi phần “ Tự kiểm tra” trang 54 vào vở.
- Ôn tập chuẩn bị cho tiết tổng kết chương I: Điện học
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Tiêu chí đánh giá: HS nắm được kiến thức bài học và kiến thức liên môn được sử dụng
trong bài.
- Cách thức đánh giá: Làm bài kiểm tra viết
Câu 1: Nêu các biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng điện năng?
Câu 2: Vì sao nói tiết kiệm điện góp nhần bảo vệ môi trường?
Câu 3: Bạn em nhà khá giả, có thói quen sử dụng lãng phí điện? Em hãy thuyết phục
bạn thay đổi thói quen này?
Câu 4: Bạn Lâm đi qua một khu vực có cây đổ và rất nhiều dây điện bị đứt sau cơn

bão, thấy cơ thể có cảm giác tê, biết mình bị điện giật Lâm ngồi yên trên một gốc cây khô,
8


nhưng không thể ngồi đó mãi được, Lâm đang suy nghĩ cách ra khỏi khu vực nguy hiểm
này. Có hai cách sau, bạn chọn cách nào? Vì sao?
- Cách 1: Chạy thật nhanh, ra xa khu vực có điện.
- Cách 2: Dùng một cành cây khô “chống nạng” ra khỏi khu vực có điện.
8. Các sản phẩm của học sinh
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy đa số học sinh đã trả lời được câu hỏi nêu ra.
Đặc biệt các em biết tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài.
Kết quả đạt được:
Loại trung bình: 5HS; Loại Khá: 12HS;
Loại giỏi: 10HS
Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một
môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể tôi
đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Vật lý nói chung và bài “Sử dụng an toàn và tiết
kiệm điện” nói riêng đối học sinh lớp 9 năm học 2016 - 2017 đã đạt kết quả rất khả quan.
Tôi sẽ thực hiện dự án này cho các năm học tới và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 6,7,8,9.
Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết
kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện.
Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi
kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

9



×