Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

7 GIÁ TRỊ cốt lõi để SỐNG VỮNG VÀNG TRONG một THẾ GIỚI hỗn LOẠN – PHẦN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.23 KB, 3 trang )

Thế giới đang ngày một trở nên hỗn loạn và nhiều biến động hơn. Chiến tranh, khủng bố, dịch
bệnh đang đe dọa sự an toàn trên toàn cầu; thị trường tài chính gặp những biến động khó
lường; những công nghệ mới liên tục được ra đời; hàng dài dòng người tị nạn di chuyển qua các
quốc gia châu Âu; những giá trị đạo đức trong kinh doanh và đời sống hằng ngày đang bị thách
thức liên tục.
Sống trong một thế giới đó, rất nhiều người cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, mắc kẹt và dường như
không lối thoát. Để có thể tồn tại và phát triển trong một thế giới như vậy, chúng ta cần đề ra
những giá trị (hay hệ giá trị) cho riêng mình.
Nói một cách đơn giản, hệ giá trị là những điều/ phẩm chất/ nguyên tắc bạn coi trọng nhất trong
cuộc sống. Chúng là chiếc la bàn và tấm bản đồ cho bạn, giúp bạn cảm thấy an tâm hơn trong
một thế giới biến động. Chúng cho bạn biết rằng điều gì bạn nên làm hoặc không nên làm trong
từng hoàn cảnh cụ thể. Chúng kéo bạn lại đúng lộ trình khi bạn lỡ đi sai bước bước.
Tạo ra một giá trị bền vững không diễn ra trong một sớm một chiều; nó đòi hỏi bạn kiên nhẫn trải
nghiệm, thử và sai trong một thời gian dài. Điều quan trọng là hệ giá trị của bạn cần tuân theo
những nguyên tắc đạo đức bất biến đã được kiểm chứng và thử thách qua nhiều thập kỷ, cũng
như những hệ luật bất biến, như Luật nhân quả hay Luật hấp dẫn. Một khi đã tạo ra hệ giá trị,
bạn cần bảo vệ nó và tuân theo nó một cách nhất quán mỗi ngày. Bạn có thể thay đổi bất kỳ điều
gì để thích nghi và tiến bộ cùng cuộc sống, nhưng nhất quyết đừng thay đổi hệ giá trị của bạn.
Những nhà lãnh đạo thành công nhất trên thế giới đều đề ra một cách rất rõ ràng và tuân theo
hệ giá trị cho bản thân và cả tổ chức của họ. Sau đây là 7 giá trị/ phẩm chất sống thường được


tìm thấy ở những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất trên thế giới, để bạn có thể tham khảo và xây dựng
cho riêng mình.
1. Chính trực
“Chính trực là làm điều đúng đắn, ngay cả khi không ai nhìn thấy nó” – C. S. Lewis
Chính trực nghĩa là sự nhất quán giữa suy nghĩ, lời nói và hành động của bạn. Nó là nền tảng
thành công của mọi nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất trên thế giới. Sự chính trực, chứ không phải giả
vờ hay dối trá, mới là chìa khóa để vững vàng trong thế giới hỗn loạn ngày nay. Nó khiến cho
những người xung quanh tin tưởng ở bạn, và giúp bạn tin tưởng ở bản thân mình. Rất nhiều
những cá nhân và tổ chức thiếu đi tính chính trực đã phải trả giá.


1. Kỷ luật
“Trước hay sau gì trong cuộc sống, chúng ta sẽ đều phải chịu một trong hai nỗi đau: Nỗi đau của
sự kỷ luật, hay nỗi đau của sự hối tiếc” – Jim Rohn
Kỷ luật là khả năng đưa ra những cam kết và thực hiện những cam kết ấy. Nó là chiếc cầu nối
để biến những ước mơ trở thành hiện thực. Những nhà lãnh đạo kiệt xuất không chỉ kỷ luật
trong những việc mà họ phải làm hằng ngày, mà cả những việc họ không được làm.
1. Dũng cảm
“Xin Chúa hãy cho con sự thanh thản để chấp nhận những điều con không thể thay đổi, sự dũng
cảm để thay đổi những điều con có thể, và sự thông thái để nhận ra sự khác biệt giữa hai điều
ấy” – Niebuhr
Những nhà lãnh đạo kiệt xuất sẵn sàng làm những điều khó khăn mà người khác không dám
làm. Họ sẵn sàng đưa ra những quyết định khó khăn, thực hiện những cuộc giao tiếp khó khăn,
hay nắm lấy những rủi ro có tính toán. Không phải là họ không biết sợ hãi, mà họ biết xử lý nỗi
sợ của mình và làm điều cần phải làm. Họ biết rằng khi họ giải quyết được những vấn đề càng
lớn, phần thưởng mà họ nhận được càng cao.
1. Khiêm tốn
“Khiêm tốn là nền tảng cho mọi phẩm chất, đức hạnh khác” – Khổng Tử
Trong cuốn sách kinh điển “Từ tốt đến vĩ đại”, Jim Collins đã chỉ ra những nhà lãnh đạo cấp độ 5
là một sự kết hợp đầy mâu thuẫn giữa tính cách cực kỳ khiêm nhường và hành động cực kỳ
quyết đoán. Họ không thích nói, hay đề cao về bản thân; nhưng đầy quyết tâm xây dựng những
thứ cao hơn bản thân họ. Cuốn sách cũng đề cập đến hình ảnh ẩn dụ “tấm gương và cửa sổ”:
khi tổ chức thành công, họ nhìn ra ngoài cửa sổ để biết ơn và vinh danh những người khác đã
đóng góp để tạo ra thành quả đó; còn khi tổ chức thất bại, họ nhìn vào tấm gương trước tiên để
tự khiển trách mình. Tính khiêm tốn cho họ lắng nghe, học hỏi liên tục và giữ đôi chân họ dưới
mặt đất để tiếp tục cải tiến và thành công hơn nữa.


1. Phục vụ
“Phụng sự để dẫn đầu” – James Strock
Những nhà lãnh đạo hiệu quả luôn có tinh thần phục vụ cao nhất. Họ biết rằng vị trí, hay chức

danh mà họ có không phải là quyền lợi, mà là một trách nhiệm, để thông qua đó, họ phụng sự
cho tất cả mọi người có liên quan. Họ khát khao tạo ra những giá trị khác biệt để giúp đỡ, nâng
cao chất lượng cuộc sống của người khác và thế giới họ sống.
1. Biết ơn
“Hãy biết ơn những điều bạn đang có, và bạn sẽ có được nhiều hơn. Tập trung vào những điều
bạn không có, bạn sẽ cảm thấy không bao giờ là đủ” – Oprah Winfrey
Bí mật để hạnh phúc là biết ơn. Nếu bạn có một gia đình, hay sức khỏe, hay ba bữa ăn một
ngày, hay có cơ hội đi học, đi làm,…, bạn đang may mắn hơn hàng triệu triệu người khác đang
không có những điều ấy trên thế giới. Những nhà lãnh đạo hiệu quả không chỉ cảm thấy biết ơn
người khác, họ còn thể hiện sự biết ơn ấy. Vì cảm thấy biết ơn mà không thể hiện nó cũng giống
như việc bạn gói một món quà mà không tặng nó đi.
1. Yêu thương
“Hãy lan tỏa tính yêu thương của bạn đến mọi nơi mà bạn đi tới. Đừng để bất kỳ ai rời khỏi bạn
mà không cảm thấy hạnh phúc hơn” – Mẹ Teresa
Nhà lãnh đạo hiệu quả biết rằng, để lãnh đạo bản thân, họ phải dùng cái đầu; nhưng để lãnh
đạo người khác, họ cần dùng trái tim. Họ tạo ra cảm giác an toàn mọi người. Họ quan tâm, và
lắng nghe chân thành. Họ không phán xét, mà chấp nhận những điều không tốt của bản thân, và
của người khác. Tình yêu của họ là một tình yêu hoàn toàn vô điều kiện; họ không đòi hỏi người
khác phải như thế nào, hay phải làm điều gì, mới yêu thương họ.
Đó là 7 giá trị thường được thấy ở những nhà lãnh đạo hiệu quả. Tuy nhiên, nhớ là không ai có
hai hệ giá trị hoàn toàn giống nhau; điều quan trọng là bạn có nó hay không và có tin tưởng, làm
theo nó mỗi ngày hay không. Hãy dành thời gian để xem xét lại cuộc đời bạn, đặt ra và tự trả lời
câu hỏi “Những phẩm chất/nguyên tắc nào quan trọng nhất đối với tôi và nhất quyết không được
thay đổi dù có chuyện gì đi nữa?”, đề ra hệ giá trị cho riêng mình để có thể sống vững vàng
trong một thế giới hỗn loạn ngày nay.



×