Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Giáo án tập đọc lớp 5 học kỳ I chi tiết đầy đủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.43 KB, 97 trang )

Tìa Minh Thế
Trường TH Thạnh Phú 2
Tiết 1 Tuần 1
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH ( Tuần 1 - Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu :
-Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết ,ngắt nghĩ hơi đúng chỗ
-Hiểu nội dung bức thư:Bác Hồ khuyên HS học,biết nghe lời thầy ,yêu bạn.
-Học thuộc lòng đoạn :

Sau 80 năm …..công học tập của các em.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
- HS khá giỏi đọc thể hiện đượctình cảm thân ái,trìu mến,tin tưởng
II. Đồ dùng dạy – học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ ghi đoạn thư học sinh cần thuộc lòng.
- Sách giáo khoa – Đồ dùng học tập .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ : SGK – Đồ dùng học
tập
3. Bài mới :
a/- Giới thiệu bài :
- Giáo viên treo tranh yêu cầu học sinh xem
và cho biết những điều các em thấy trong
bức tranh.
- Giáo viên nêu : thư gửi học sinh là bức thư
Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày
khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành
được độc lập. Bác viết thư gửi học sinh nhân
ngày khai trường . Đó là nội dung bài học


hôm nay.
b/- Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm
hiểu bài :
a/- Luyện đọc :
- Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc bài.

- Hát - báo cáo sĩ số
- Học sinh trình bày bài

- Học sinh quan sát và nêu hình ảnh Bác
Hồ và học sinh, cờ tổ quốc…
Học sinh lắng nghe

- 1 – 2 học sinh đọc .
- 3 học sinh đọc nối tiếp 2 đoạn.

- Gọi 3 học sinh tiếp nối đọc hết bài.
- Bài này chia làm mấy đoạn..
- Giáo viên ghi bảng.
+ Đoạn 1 : từ đầu
nghĩ sao
+ Đoạn 2 : phần còn lại
1 – 3 học sinh đọc nối tiếp.
Khi học sinh đọc giáo viên quan sát và khen
thưởng học sinh đọc đúng, kết hợp sửa lỗi
cho học sinh .

1



Giáo viên chỉ cho học sinh ngắt nghỉ đúng,
đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Gọi 1 học sinh đọc phần chú giải ( SGK)
- Gọi học sinh đọc toàn bài.
b/- Tìm hiểu bài :
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhóm đôi
trả lời
1. Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so
với ngày khai trường khác .
- Học sinh nhận xét – Giáo viên kết luận.
2. Sau cách mạng tháng 8 nhiệm vụ của toàn
dân là gì ?
3. Học sinh có trách nhiệm như thế nào
trong công cuộc kiến thiết đất nước .?
- Giáo Viên kết luận :
c/- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Giáo viên treo bảng phụ làm mẫu và cho
học sinh biết được từ nào cần nhấn giọng.

1 – 2 học sinh đọc ( SGK)
- Học sinh lắng nghe bạn đọc.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn.
1. Đó là ngày khai trường ở nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà …
2. Xây dựng lại cơ đồ … trên toàn cầu.
Học sinh phải cố gắng siêng năng …
sánh vai … năm châu.

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh đọc.
- Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh đọc - 1 – 4 học sinh đọc .
( sửa )
d/-Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng :
- Yêu cầu học sinh đọc nhẩm đoạn từ “ sau - Học sinh đọc thuộc lòng.
80 năm … công học tập của các em “
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc thuộc - 6 – 8 em.
lòng.
- Qua bài học này em hiểu được gì ?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên kết luận về nội dung bài, học - Học sinh nhắc lại ( 3 -4 em )
sinh nhắc lại , giáo viên ghi bảng.
4. Củng cố :
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi
.
+ Bác gửi thư cho học sinh nhân ngày nào? - Học sinh trả lời.
+ Vậy em cần làm gì để tỏ lòng kính yêu - Học sinh trả lời.
Bác Hồ ?
- Giáo viên nhận xét – kết luận
- Gọi 4 -5 học sinh đọc học thuộc lòng
bài ( đoạn )
5/ -Nhận xét - dặn dò :
- Dặn các em về học thuộc lòng bài và nội
dung chính và xem trước bài: “ Quang cảnh
làng mạc ngày mùa “
- Nhận xét tiết học .

2



Tiết 2 TUẦN 1
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-Biết đọc diễn cảm một trong bài,nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh
vật.
-Hiểu nội dung bài:Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp
-Trả lời được các câu hỏi trong sgk.
*HS KHÁ GIỎI
-Đọc diễn cảm được toàn bài,nêu được tác dụng gợi ta3cua3 từ ngữ tả màu vàng
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh minh họa trong SGK
-Đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài :
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng đoạn thư của
bài “ Thư gửi các học sinh “ Hỏi câu 1, 2
( SGK )
- Giáo viên nhận xét
3. Bài mới :
a/- Giới thiệu bài :
- Giáo viên treo tranh và hỏi học sinh đây là
tranh vẽ gì ?
- Ở tranh vẽ quang cảnh ngày mùa, đó chính
là nội dung bài tập đọc ngày hôm nay .

- Hát - báo cáo sĩ số
- 2 -3 Học sinh đọc lần lượt.

- 1 học sinh nêu nội dung chính.

- Học sinh quan sát .
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Giáo viên ghi bảng
b/- Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu
bài :
a/- Luyện đọc :
- Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc toàn bài.
- 1 - 2 học sinh đọc .
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp từng đoạn..
- Gọi học sinh tự chia đoạn..
- Giáo viên nhận xét kết luận ghi bảng.
- Học sinh chia đoạn.
+ Đoạn 1 : từ đầu
khác nhau.
( màu sắc bao trùm lên làng quê ngày mùa là

3


màu vàng )
+ Đoạn 2 : tiếp theo
bờ đê treo lơ lững
+ Đoạn 3 : chiếc lá mít
quả ớt đỏ chói.
( những màuvàng cụ thể cảnh vật bức tranh )

+ Đoạn 4 : Phần còn lại ( thời tiết và con
người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp )
- Học sinh đọc từng đoạn . Giáo viên uốn nắn
và sửa sai cho học sinh .
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần chú 1 - 2 học sinh đọc .
giải .
Từ : hợp tác xã : ( cơ sở sản xuất kinh doanh - Học sinh nghe.
tập thể )
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Học sinh đọc theo cặp.
- Gọi học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh đọc.
- Giáo viên đọc diễn cảm bài với giọng tả
chậm rãi , dịu dàng, nhấn giọng các từ ngữ chỉ
màu vàng rất khác nhau trong cảnh vật.
b/- Tìm hiểu :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn
kết hợp trả lời các câu hỏi sổ giáo viên và giải - Học sinh đọc - Học sinh nhận xét .
thích từ ngữ từng đoạn hỏi ý mỗi đoạn - Giáo
viên ghi mục dàn ý .
- Giáo viên kết luận câu 1, 2, 3 ( SGK)
Câu 3 : những chi tiết nào về thời tiết làm cho - Học sinh trả lời.
bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động - Học sinh nhận xét .
( giáo viên đọc )
c/ Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh theo dõi lắng nghe.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp nhau ( 5 - 7 em )
- Giáo viên cho học sinh nhận xét - Giáo viên

kết luận rút ra nội dung chính của bài.
- Giáo viên cho học sinh đọc ( mục đích yêu - 1 - 3 học sinh đọc nội dung .
cầu ) Giáo viên ghi bảng.
4. Củng cố :
- Gọi 1 em nhắc lại tựa bài.
- Học sinh nhắc lại tựa bài.
- Qua bài học này em hiểu như thế nào về - Học sinh trả lời.
làng quê?
- Giáo viên giáo dục học sinh : làng quê có - Học sinh trả lời.
nhiều hoạt động, cảnh quan trù phú do đó các - Học sinh lắng nghe.
em phải biết bảo vệ và yêu quê hương của
mình.
- Gọi 2 - 3 em đọc lại nội dung chính của bài. - Học sinh đọc nội dung chính.
-Gvhướng dẫn học sinh khá giỏi đọc diễn cảm

4


-2-3em đọc
-Nghe nhận xét dặn dị

5/ -Nhận xét - dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Dặn các em đọc bài và xem trước bài: “
Nghìn năm văn hiến“

5


Tuần 2 - Tiết 3

NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết đọc đúng một văn bản một khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung bài : Việt Nam có truyềøn thống khoa cử lâu đời . Đó là một
bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Giáo viên :Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.( phóng to )
- Bảng phụ viết sẳn một đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn học sinh luyện
tập.
- Học sinh : Sách giáo khoa . Đọc và tìm hiểu bài trước .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 - 3 em đọc bài “ Quang cảnh làng mùa “
Trả lời câu hỏi 1, 3 ( SGK ) nêu nội dung
chính.
- Giáo viên nhận xét
3. Bài mới :
a/- Giới thiệu bài :
- Giáo viên treo tranh và giới thiệu : Đất nước
ta có một nền văn hiến lâu đời nhất. Bài đọc
nghìn năm văn hiến sẽ đưa các em đến với Văn
Miếu Quốc Tử Giám một địa danh nổi tiếng ở
Hà nội là một chứng tích về nền văn hiến lâu
đời của dân tộc ta.
b/- Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu
bài :
a/- Luyện đọc :


- Hát
- 2 - 3 Học sinh đọc.
- Học sinh nhận xét bổ sung.

- Học sinh quan sát.
- Học sinh lắng nghe .

- 1 - 2 học sinh đọc .
- 3 học sinh đọc nối tiếp 2 đoạn.

- Giáo viên đọc mẫu bài văn : Giọng đọc thể
hiện tình cảm trân trọng, tự hào kết hợp chỉ - Học sinh theo dõi và quan sát.
bảng thống kê treo trên bảng.
- Cho học sinh quan sát ảnh Văn miếu - Quốc - Học sinh thảo luận . Nhóm 2 trình bày
tử giám
kết quả.
- Yêu cầu học sinh chia đoạn bài văn
- Giáo viên nhận xét ghi bảng.
+ Đoạn 1 : từ đầu
gần 3000 tiến sĩ cụ
thể như sau :
+ Đoạn 2 : Bảng thống kê .

6


+ Đoạn 3 : Phần còn lại
- Gọi 1 học sinh khá đọc bài.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn .

Giáo viên kết hợp sửa sai cho học sinh . Giáo
viên giúp học sinh hiểu các từ mới và khó
trong bài “ Văn Hiến - Văn Miếu - Quốc tử
giám - Tiến sĩ - Chứng tích “
b/- Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi .
+ Đến thăm Văn miếu khách nước ngoài ngạc
nhiên về điều gì ?
Kết hợp giảng từ khó . Giáo viên hỏi ý đoạn
một nói gì ?
- Giáo Viên nhận xét kết luận ghi bảng :Ý
chính đoạn 1 :
+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất ?

1 học sinh khá đọc bài.

- Học sinh đọc từng cặp.
- Học sinh đọc phần chú giải ( SGK )
- Học sinh đọc thầm , thảo luận .Nhóm 2
trả lời câu hỏi - lớp bổ sung.

(... khi biết 1075 ... đến lấy đỗ gần 3000
tiến sĩ )
Đoạn 1 cho chúng ta biết Việt Nam có
truyền thống khoa cử lâu đời.
+ Học sinh đọc bảng thống kê, ( đọc thầm
sau đó nêu ý kiến )

( Triều đại Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất .
+ Triều dại nào có nhiều tiến sĩ nhất ?

( Triều đại Lê có nhiều tiến sĩ nhất .
780 tiến sĩ
- Giáo viên giảng : Văn miếu vừa là nơi thờ Khổng tử và các bậc tiền bối nổi tiếng về đạo
nho của Trung Quốc , là nơi dạy các thái tử học ... Lê Quý Đôn - Ngô Thời Nhậm - Phan
Huy Ích - )
- Giáo viên hỏi : bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?
- Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét.
- ý đoạn 3 nói gì ? ( Từ xa xưa , Nhân dân Việt Nam đã coi trọng đạo học . Việt Nam là một
nước có một nền văn hiến lâu đời . Chúng ta rất tự hào về nền văn hiến lâu đời đó.
- Giáo viên nhận xét kết luận ghi bảng ý chính đoạn 3 .
+ Hỏi : Bài văn Nghìn Năm Văn Hiến nói lên điều gì ?
( Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở Việt Nam .)
- Giáo viên nhận xét ghi bảng nội dung chính ( Bài văn nói lên Việt Nam có truyền thống
khoa cử lâu đời văn Miếu - Quốc tử giám và một bằûng chứng về văn hiến lâu đời của nước
ta.)
- Gọi 2 - 3 học sinh nhắc lại nội dung chính.
c/- Đọc diễn cảm: Gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc .
(Giáo viên đọc mẫu trước.)
- Giáo viên treo bảng phụ có nội dung đoạn 1 và tổ chức cho học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét .
4. Củng cố :
Gọi 2 - 3 em đọc bài nêu nội dung chính - Giáo viên giáo dục học sinh .
5/ -Nhận xét - dặn dò :

7


Tuần 2 - Tiết 4
SẮC MÀU EM YÊU
---o0o--I. Mục đích yêu cầu :

- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ :Tình yêu que hương đất nước với những
sắc màu ,những con người và sự vật đáng yêu cảu bạn nhỏ.
-Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ ghi bài thơ.
- Học sinh đọc và tìm hiểu bài .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định
- Hát - báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra :
- Gọi 2 - 3 em học sinh đọc bài “ Nghìn năm - Gọi 2 - 3 Học sinh đọc.
văn hiến “ trả lời câu hỏi 1 , 3 ( SGK ) Nêu - Học sinh nhận xét bổ sung.
nội dung chính.
- Giáo viên nhận xét học sinh.
3. Bài mới :
a/- Giới thiệu bài :
- Giáo viên treo tranh minh hoạ và yêu cầu - Học sinh quan sát , trả lời : ( đồi , rẫy,
học sinh quan sát và trả lời xem tranh vẽ gì ? ruộng, đồng )
- Mỗi màu sắc của quê hương ta đều gợi lên những gì thân thương và bình dị. Bài thơ
sắc màu em yêu nói lên tình yêu của bạn nhỏ đối với màu sắc quê hương ? Bạn nhỏ yêu
những màu sắc nào? Vì sao bạn lại yêu những màu sắc đó? Các em hãy tìm hiểu bài
hôm nay.
b/- Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm
hiểu bài :
a/- Luyện đọc :
- 2 học sinh đọc nối tiếp.

- Gọi học sinh khá đọc bài.
- Học sinh 1 : 4 khổ thơ đầu , Học sinh 2 : 4 - 8 học sinh nối tiếp nhau đọc. ( 1 em /
khổ thơ còn lại.
1 khổ )
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp bài thơ ( 2
lượt )
- Giáo viên chú ý sửa lời phát âm ngắt giọng
cho từng học sinh.
- Em yêu tất cả sắc màu Việt Nam .
- Học sinh ngồi cùng bàn đọc .
- Yêu cầu học sinh đọc theo cặp.

8


- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Toàn bài cho học sinh đọc giọng nhẹ nhàng
, tình cảm vừa phải tha thiết ở khổ thơ cuối
bài . Nhấn giọng ở những từ ngữ : màu đỏ,
máu con tim, màu xanh cá tôm, cao vợi ,
màu vàng chín rợ , rực rỡ, màu trắng, màu
đen óng ánh, màu tím nét mực, màu nâu sờn
bạc, cần cù, bát ngát, dành cho, tất cả, sắc
màu.
b/- Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời các
câu hỏi SGK.
- Cho học sinh thảo luận trả lời câu hỏi dưới
sự điều khiển của một học sinh khá. Giáo
viên nhận xét giảng giải sau mỗi câu hỏi.

1. Bạn nhỏ yêu thương sắc màu nào?

- 2 học sinh ngồi cùng bàn đọc thầm.
- Một học sinh khá điều khiển câu hỏi.
- Lớp phát biểu bổ sung.

1. Những màu sắc Việt Nam : Đỏ, xanh,
vàng, trắng, đen, tím, nâu.
2. Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào ? 2. Mỗi học sinh nói một màu
( Tổ quốc, màu khăn quàng đội viên, màu Màu đỏ: màu máu, màu cờù, Màu
xanh màu của đồng bằng, rừng núi, biển cả trắng : màu của trang giấy, của đoá hoa
và bầu trời .
hồng bạch, mái tóc của bà .
- Màu vàng : màu của lúa chín, của hoa cúc, Màu tím : màu của hoa cà, hoa xim,
mùa thu, của nắng.
màu nét khăn của chị.
- Màu đen : màu của hòn than, óng ánh đôi
mắt của em bé, của màn đêm yên tĩnh.
- Màu nâu : màu chiếc áo sờn bạc của mẹ,
màu đất đai gỗ rừng. Vì các màu sắc đều gắn
với sự vật , con người bạn yêu quý .
+ Bài thơ nói lên điều gì ?
- Học sinh nối tiếp nhau trả lời .Bạn nhỏ
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài ? yêu mọi sắc màu, trên đất nước bạn.
Giáo viên ghi nội dung chính lên bảng ở
( mục I )
c/- Học sinh đọc diễn cảm, học thuộc lòng
- Gọi 2 học sinh đọc nối tiếp bài thơ : mỗi - 2 học sinh đọc nối tiếp nhau.
học sinh đọc 4 khổ thơ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào nội - Đọc nhẹ nhàng, dàn trải, tha thiết ở

dung của bài đọc đúng.
khổ thơ cuối.
- Giáo viên để đọc bài hay ta nên nhấn giọng - Nhấn giọng các từ ngữ tả màu sắc và
từ nào?
sự vật.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2 . Sau đó yêu cầu - 2 học sinh thi đọc diễn cảm . Học
học sinh vừa đọc vừa tự học thuộc lòng.
thuộc lòng theo khổ thơ.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- 3 Học sinh đọc học thuộc lòng.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm cho học sinh.
4. Củng cố :

9


- Gọi học sinh đọc học thuộc lòng

: 3 - 4 em . Nêu lên nội dung chính của
bài thơ.

- Giáo dục học sinh.
5/ -Dặn dò :
- Về học thuộc lòng bài thơ và xem bài “
Lòng dân “

Tuần 3 - Tiết 5
LÒNG DÂN
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể : Biết đọc ngắt giọng đủ để phân biệt

tên nhân vật với lời nói của nhân vật .Đọc đúng ngữ điệu các câu kể , câu hỏi, câu cầu,
câu cảm trong bài.
- Giọng đọc thay đổi linh hoạt phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình
huống căng thẳng đầy kịch tính của vở kịch - Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách
phân vai .
- Hiểu nội dung ý nghĩa của phân 1 đoạn kịch ca ngợi Dì Năm dũng cảm, mưu
trí để lừøa giặc cứu cán bộ cách mạng .
*HS khá giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai ,thể hiện được tính cách nhân
vật
II. Đồ dùng dạy - học :
Giáo viên : Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
Bảng phụ viết sẳn đoạn kịch cần hướng dẫn. Học sinh luyện đọc diễn cảm .Học sinh : Đọc và tìm hiểu bài .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra :
Gọi 3 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ “
Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi “
1. Em thích hình ảnh nào trong 4 khổ thơ đầu ?
vì sao?
2. Tại sao các bạn nhỏ lại nói “ Em yêu tất cả sắc
màu Việt Nam “
- Giáo viên nhận xét .
3. Bài mới :
a/- Giới thiệu bài :
- Hỏi : các em đã biết vở kịch nào ở lớp 4 . Cho
học sinh quan sát tranh minh hoạ và nhìn thấy gì

10


- Hát - báo cáo sĩ số
- 1 học sinh đọc 4 khổ thơ.
- Học sinh nhận xét bổ sung và nêu nội
dung.

- Học sinh nêu ra
- 1 học sinh xem mô tả..


trong tranh.
- Tiết học hôm nay các em sẽ học phần đầu của
vở kịch “ lòng dân” . Đây là vở kịch đã được giải
thưởng văn nghệ trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp tác giả vở kịch là : Nguyễn
văn Xe cũng đã hy sinh trong kháng chiến, đó là
bài học hôm nay.
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại tên bài Giáo
viên ghi bảng.
b/- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a/- Luyện đọc :
- Đây là vở kịch nên Giáo viên cần đọc mẫu.
Định hướng cho học sinh cách đọc để phân biệt
được tên nhân vật với lời nói của nhân vật .
- Gọi học sinh đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh
trí thời gian.
- Giáo viên đọc mẫu.
+ Đọc đúng ngữ điệu phù hợp với tính cách của
nhân vật.
+ Cai và lính giọng hống hách, xấc xược.

+ Dì năm và chú cán bộ : đọc giọng đầu tự
nhiên, giọng đọc Dì Năm nhẹ, nỉ non, rất khoẻ,
nghẹn ngào lời nói trối trăng với con khi bị doạ
bắn chết.
+ An giọng tự nhiên như một đứa bé đang khóc.
- Gọi 1 học sinh đọc phần chú giải ( SGK)
- Hỏi : em có thể chia đoạn kịch này như thế
nào?
- Giáo viên cho học sinh nhận xét bổ sung rồi kết
luận
- Gọi học sinh đọc từng đoạn . Giáo viên chú ý
theo dõi sửa sai cho học sinh ( Phát âm, lời nhân
vật )
- Giáo viên giải thích các từ ngữ : lần sau, lâu
chưa, lịnh, lệnh, tui, tôi.
- Yêu cầu học sinh đọc theo cặp.
- Gọi 2 học sinh đọc lại đoạn kịch.
b/- Tìm hiểu bài :
Tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận câu hỏi
SGK . Sau đó gọi học sinh trả lời ( câu hỏi
SGV )
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu ? vào thời gian nào ?

11

- Học sinh nhắc lại tên bài.

1 học sinh đọc sau đó hỏi đoạn.
Đoạn 1 : Từ đầu
này là con

Đoạn 2 : Tiếp
bắn
Đoạn 3 : Còn lại

rục rịch

...

4 học sinh nối tiếp đọc.
1 em trả lời giải thích còn lại 3 em.
- 3 đoạn kịch ( 2 lượt ).
- 2 Học sinh ngồi cùng bạn đọc ( đọc 2
lần )
- 2 học sinh đọc lại đoạn kịch ( ở một
ngôi nhà nông dân Nam Bộ trong thời
Kỳ Kháng Chiến )


+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ? ( Chú
bị địch rượt bắt , chú chạy về )
+ Dì năm đã nghỉ ra cách gì ? để cứu chú cán bộ
( Dì vội đưa cho chú bộ quần áo ... bọn địch
không nhận ra )
+ Qua hành động đó bạn thấy Dì Năm là người
như thế nào?
Giáo viên ghi bảng : sự dũng cảm, nhanh trí của
Dì Năm.
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm bạn thích
nhất.
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài

- Giáo viên ghi bảng
- Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của học
sinh.
- Giáo viên kết luận :
Vở kịch lòng dân nói lên tấm lòng của người dân
Nam Bộ đối với người cách mạng . Nhân vật Dì
Năm đại diện cho bà con Nam bộ, rất dũng cảm
mưu trí đối phó với giặc bảo vệ cán bộ cách
mạng . Chi tiết kết thúc phần 1 của vở kịch hấp
dẫn.
c/- Đọc diễn cảm.(Danh cho HS kha giỏi)
Gọi 5 học sinh đọc đoạn kịch theo vai . Giáo
viên hướng dẫn học sinh đóng vai từng nhân vật
và lời nói phù hợp với nhân vật .
- Tổ chức cho học sinh đọc theo vai , yêu cầu
học sinh cách đọc .
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc .
- Giáo viên cho học sinh chọn nhóm . Học sinh
nào đọc diễn cảm phù hợp với nhân vật .
- Giáo viên nhận xét học sinh.
4. Củng cố :
- Cho học sinh nêu nội dung chính của bài.
Qua bài này em hiểu được gì?
- Giáo viên nhận xét - kết luận
5/ -Nhận xét - dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Dặn các em xem lại bài và chuẩn bị tiết sau
đọc tiếp bài “ lòng dân “

12


(... nhanh trí, dũng cảm)

3 -5 học sinh nêu ra.
(... ca ngợi Dì Năm mưu trí cứu cán bộ)
- Học sinh lắng nghe .

1 học sinh1 đọc phần mở đầu. 1 học
sinh2 : An. 1 học sinh3 : cán bộ . 1 Học
sinh4 : Dì Năm. 1 Học sinh5 : cai
Học sinh nhận xét - bổ sung.
Giáo viên nhận xét - kết luận

- Gọi 3 - 4 học sinh đọc lại bài.
- Học sinh trả lời.


Tuần 3 - Tiết 6
LÒNG DÂN
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch. Cụ thể .
- Biết ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng
ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khẩn, câu cảm ( Như tiết 1)
- Hiểu nội dung ý nghĩa của vở kịch : ca ngợi mẹ con Dì Năm dũng cãm mưu
trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng. Tấm lòng son sắt của người
dân Nam Bộ với cách mạng.
-HS kha giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai,thể hiện được tính cách nhân
vật
II. Đồ dùng dạy - học :
-Giáo viên : Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.

- Bảng phụ viết sẳn đoạn kịch cần hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm .
Một vài đồ vật dùng để trang phục cho học sinh đóng kịch . Ví dụ : khăn vằn ( cho Dì
năm ) áo bà ba nông dân ( cho chú cán bộ ) gậy ( cai, lính ).
- Học sinh đọc và hiểu bài :
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định
- Hát
2. Kiểm tra :
- Gọi 5 học sinh đọc phân vai ở ( T1 ) Lòng - 5 Học sinh đọc bài
dân
- Học sinh đọc .
- Gọi 1 em nêu nội dung chính.
- Học sinh nhận xét .
- Giáo viên nhận xét .
3. Bài mới :
a/- Giới thiệu bài :
- Hỏi : Kết thúc phần 1 vở kịch “ Lòng dân “ là - Học sinh nghe.
chi tiết nào ? .
- Học sinh nêu ra.
- Câu chuyện tiếp theo diễn ra như thế nào. - Dì Năm nghẹn ngào nói lời trăn trối
Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài tập đọc ( Lòng với An.
dân Tiếp theo ).
- Học sinh nhắc lại.
- Cho học sinh nhắc lại, Giáo viên ghi bảng.
b/- Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu
bài :
b1/- Luyện đọc :
- Gọi 2 học sinh đọc tiếp nối từng đoạn kịch ( 2 - Học sinh đọc lần lượt.

lần )
- Giáo viên chú ý sửa cho học sinh khi phát - 3 học sinh đọc lần lượt.

13


âm, ngắt giọng, cách vào nhân vật
- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc theo
cặp.
- Giáo viên đọc mẫu.
Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch thể
hiện giọng đọc của từng nhân vật
+ Cai lính : Khi dịu giọng để mua chuộc, dụ
dỗ, lúc hống hách doạ dân.
+ Cán bộ : Dì Năm giọng tự nhiên bình tỉnh.
+ An : Giọng vô tư hồn nhiên.
+ Nhấn mạnh những từ ngữ biểu cảm : lại đây,
biểu tía, bắn, không phải, giỏi , là ai, thằng
sanh, giấy tờ đâu đi lấy...
- Gọi học sinh đọc phần chú giải
- Giáo viên giải thích thêm một số từ ngữ .
- Tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận trả
lời câu hỏi nhóm 4 em.
- Cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi .
- Học sinh thảo luận về nội dung chính của
bài :
1. An đã làm gì cho bọn giặc mừng hụt như thế
nào?
( Khi giặc hỏi An ... kêu bằng 3 chữ không
phải tía )

2. Những chi tiết nào cho thấy Dì năm rất
thông minh?
( Dì vờ hỏi chú cán bộ ... cán bộ biết mà nói
theo )
3. Vì sao vở kịch được đặt tên là “ lòng dân “
( Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân
với cách mạng , người dân tin yêu cách mạng ,
sẳn sàng xả thân bảo vệ cán bộ cách mạng.
Lòng dân là chổ dựa vững chắc của cách mạng.
Vở kịch ca ngợi Dì năm và bé An mưu trí ,
dũng cảm để lừa giặc để cứu cán bộ.)
- Giáo viên ghi bảng nội dung chính.
- Giáo viên cho học sinh biết nội dung giọng
đọc của bài.
- Giáo viên treo bảng phụ có đoạn văn hướng
dẫn học sinh đọc diễn cảm ( đoạn đầu )
- Giáo viên đọc mẫu đoạn kịch.
- Giáo viên hướng dẫn cho 5 học sinh đọc đoạn
kịch theo vai - yêu cầu lớp nghe .

14

- 2 học sinh nối tiếp đọc đoạn ( 2 lần )

1 học sinh đọc, lớp nghe.
- Học sinh nhắc lại từ ngữ .
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nhận xét.


- 2 học sinh nhắc lại nội dung chính.


- Tổ chức cho học sinh đọc đóng kịch nhóm. Gọi học sinh lên đóng vai.
(Học sinh khá giỏi thực hiện)
- Giáo viên yêu cầu học sinh bình chọn nhóm
có vai nhập nhân vật hay.
- Giáo viên nhận xét học sinh.
- Giáo viên nhận xét chung.
4. Củng cố :
- Gọi học sinh nêu nội dung chính bài
- 3 -4 em nêu.
- Gọi 3 em đọc lại bài.
- Giáo viên giáo dục học sinh.
5/ -Nhận xét - dặn dò :
- Dặn các em về học thuộc nội dung chính và
xem lại bài:
- Chuẩn bị bài “ Những con sến bằng giấy “ để
tiết sau học tốt hơn.
- Nhận xét tiết học .

Tuần 4 - Tiết 7
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Mục đích yêu cầu :
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài:
- Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài.
-Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
2. Hiểu ý chính của bài :
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân , nói lên khát vọng sống , khát vọng hoà
bình của trẻ em toàn thế giới.( Trả lời được câu hỏi 1-2-3 )

II. Đồ dùng học tập :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ viết sẳn hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Học sinh đọc và tìm hiểu bài ở nhà .
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định
2. Kiểm tra : Gọi 2 nhóm học sinh phân vai đọc vở kịch “ Lòng dân “ và nêu nội dung
chính của bài .
- Học sinh nhận xét . Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh.
3. Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học

15


a/- Giới thiệu bài :
- Cho học sinh quan sát tranh và nói. Đây là
cô bé Xa da cô người Nhật. Bạn gấp những
con chim bằng giấy để làm gì?
- Các em và cô cùng tìm hiểu để thấy được số
phận đáng thương của cô bé và khát vọng hoà
bình của trẻ em trên thế giới.
b/- Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu - Học sinh đọc bài theo thức tự.
bài :
b1/- Luyện đọc :
- Yêu cầu 4 học sinh đọc tiếp nối toàn bài.
- Học sinh đọc bài theo thứ tự.
- Giáo viên ghi nhanh lên bảng các từ cần Hs1 : ngày 16/7/1945...xuống Nhật Bản
luyện đọc.

- Gọi học sinh đọc phần chú giải ( SGK)
Hs2 : hai quả bom ... phóng nguyên tử
- Cho học sinh đọc đồng thanh các từ khó.
Hs3 : Khi Hi vô sơ ma ...gấp được 644
con
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài. Giáo viên chú Hs4 : Phần còn lại
ý sửa lỗi phát âm ngắt giọng đọc theo cặp .
- Giáo viên đọc mẫu ( 4 học sinh đọc nối tiếp
từng đoạn đọc 2 lần ) .
+ Toàn bài đọc với giọng trầm buồn, to vừa đủ - Học sinh đọc từ khó.
nghe.
+ Nhấn giọng ở các từ ngữ thành công, quyết - Gọi 4 6 học sinh đọc cá nhân.
định mau chóng , nửa triệu người, may mắn - 2 học sinh ngồi cùng bàn thảo luận.
phóng xạ, lâm bệnh, nhẩm đếm, ngây thơ, một Tiếp nối nhau phát biểu .
nghĩa , lặng lẽ, toàn nước nhận.
b/- Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài trao đổi + Đoạn 1 : ...ném bom nguyên tử xuống
thảo luận để tìm ý của đoạn .
Nhật Bản.
Từ đó giáo viên chốt ý hỏi nội dung chính của + Đoạn 2 : hậu quả mà 2 quả bom gây
bài.
ra.
- Gọi học sinh phát biểu.
+ Đoạn 3 : Khát vọng sống của Xa da
cô xa ki.
+ Đoạn 4 : Ước vọng hoà bình
- Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn rút ra
ý của đoạn, giáo viên ghi bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm 2 đoạn - Học sinh đọc thầm trả lời câu hỏi
đầu trả lời câu hỏi.

+ Vì sao Xa Da Cô bị nhiễm phóng xạ.
(...vì Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử
xuống Nhật Bản )
+ Em hiểu thế nào về chất phóng xạ?
(... là chất sinh ra khùi nổ bom nguyên
tử rất có hại cho sức khoẻ, môi trường)

16


+ Bom nguyên tử là một loại bom như thế
nào?
+ Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử gây ra
cho nước Nhật là gì?
- Giáo viên nhận xét - kết luận
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm tiếp
phần còn lại của bài và hỏi
+ Từ khi bị nhiễm phóng xạ bao lâu sau Xa da
cô mắc bệnh.
+ Lúc đó ... cuộc sống của mình như thế nào?
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết
với Xa da cô ?
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện
vọng hoà bình?
+ Nếu em đứng trước tượng đài Xa da cô sẽ
nói gì ?
( Chúng tôi căm ghét chiến tranh )
+ Qua bài học ai có thể nêu được nội dung
chính của bài?
- Giáo viên kết luận ghi nội dung chính .

c. Đọc diễn cảm
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.

+ ( ... phát mạnh gấp nhiều lần bom
thường )
+ (... cướp đi mạng sống , nhiều phóng
xạ nguyên tử )
- Học sinh đọc thầm ý trả lời.
- Học sinh khác bổ sung ý kiến.
+ ( Từ khi ... 10 năm sau Xa da cô mới
mắc bệnh )
+ ( bằng cách ngày ngày gấp sếu ... giấy
treo quanh vòng em sẽ khỏi bệnh .
+ ...Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã
gấp những con sếu bằng giấy gởi tới
cho Xa da cô.
+ Khi Xa da cô chết các bạn nhỏ đã
góp tiền xây dựng đài tưởng nhớ những
nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại.
Chân tượng đài thể hiện những dòng
chữ nguyện vọng của các bạn mong
muốn hoà bình.
+ Học sinh đọc nối tiếp.
Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt
nhân nói lên khát vọng sống, khát vọng
hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.

- 4 học sinh nối tiếp đọc toàn bài cho
lớp nghe.
- Giáo viên cho học sinh nghe và xem bạn đọc + Đoạn 1 : Đọc to rõ ràng.

thế nào?
+ Đoạn 2 : Đọc giọng trầm buồn.
- Học sinh trả lời.
+ Đoạn 3 : Đọc giọng thương cảm,
chậm rãi, xúc động.
- Giáo viên nhận xét kết luận.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc diễn + Đoạn 4 : Tốc độ đọc trầm, chậm.
cảm.
- Giáo viên treo bảng phụ chuẩn bị sẳn.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu học sinh đọc theo cặp.
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm chọn bạn - Học sinh nhận xét bạn.
nào đọc hay nhất. Giáo viên nhận xét
4. Củng cố :
- Gọi 2 - 3 em nêu nội dung chính và đọc lại -HS thực hiện yêu cầu của gv
bài , trả lời một vài câu hỏi SGK.
5/ -Nhận xét - dặn dò :
-nghe nhận xét dặn dò

17


Tuần 4 - Tiết 8
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
I. Mục đích yêu cầu :
-Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui tự hào.
-Hiểu nội dung ý nghĩa bài: Mọi người hãy sống vì hòa bình.chống chiến
tranh ,bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc.( trả lời được câu hỏi trong SGK ; học
thuộc 1,2 khổ thơ)
- Học thuộc lòng bài thơ ( ít nhất 1 khổ thơ )

-HS khá , giỏi học thuộc lòng và đọc diễn cảm được toàn bộ bài thơ
II. Đồ dùng dạy - học :
- Giáo viên :Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
Bảng phụ ghi sẳn đoạn thơ cần đọc diễn cảm.
- Học sinh : Đọc và tìm hiểu bài .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. Ổn định
- Hát - báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra
- Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn của - 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài và
bài “ những con sếu bằng giấy “ và nêu nội dung nêu nội dung của bài.
chính của bài , ý của đoạn.
- Giáo viên nhận xét .
3. Bài mới :
a/- Giới thiệu bài :( treo tranh )
- Bài thơ, bài ca trái đất của nhà thơ Định hải đã được phổ nhạc thành một bài hát mà
trẻ em nào cũng biết. Qua bài thơ này nhà thơ Định Hải muốn nói với các em một điều
rất quan trọng mà cô và các em cùng tìm hiểu bài tập đó.
- Học sinh nhắc lại tựa bài. Giáo viên ghi bảng.
b/- Học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài :
a/- Luyện đọc :
- Yêu cầu 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài thơ, - 3 học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài
mỗi học sinh đọc một khổ thơ ( đọc 2 lượt ) ( 1 em / 1 khổ).
Giáo viên theo dõi và uốn nắn cách đọc , phát - Nhịp 3 / 4
âm, nhấn giọng, ngắt nghỉ cho học sinh khi đọc
bài..

- Gọi 2 - 3 học sinh đọc phần chú thích.
- 1 học sinh đọc lớp nghe.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn đọc ( đọc 2
vòng )

18


- Giáo viên đọc mẫu.
+ Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên trẻ
thơ.
+ Nhấn giọng ở các từ ngữ này, của chúng mình
bay, thương mến cùng bay vào năm châu, là nụ,
là hoa, cũng quý, cũng thơm, tại họa bình yên.
b/- Tìm hiểu bài :
- Giáo viên chia học sinh theo nhóm 4 em .
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
- Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
- Giáo viên nhận xét kết luận.

- Học sinh lắng nghe.

- 4 em 1 nhóm đọc thầm thảo luận .
- Trả lời câu hỏi .
+ Trái đất giống như quả bóng xanh
giữa bầu trời xanh có cánh chim hải
âu và chim bồ câu vờn sóng biển.

2. Hai câu thơ mà hoa nào cũng quý cũng thơm

ý nói gì ? Mỗi loài hoa có vẽ đẹp riêng nhưng
hoa nào cũng quý cũng thơm như mọi trẻ em
trên thế giới tuy khác màu da nhưng đếu bình
đẳng đầu đáng quí, đáng yêu.
3. Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái
đất?
+ Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên
tử , bom hạt nhân vì chỉ có hoà bình, tiếng hát
tiếng cười mới mang lại bình yên, sự trẻ mãi
không già cho trái đất.
4. Bài thơ muốn nói với em điều gì ?
( trái đất này là của trẻ em phải chống chiến
tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi. Mọi
trẻ em trên thế giới đều bình đẳng)
- Giáo viên cho học sinh đọc lại ý 4 và kết luận - Gọi 3 -4 học sinh nhắc lại.
đó chính là nội dung chính của bài này.
- Giáo viên ghi bảng nội dung chính.
- Giáo viên kết luận và nhắc lại nội dung chính. Nội dung chính : bài thơ là lời kêu gọi
đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ
cuộc sống bình yên và quyền bình
đẳng giữa các dân tộc.
c/. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài thơ.
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài thơ
(1 em / 1 khổ.)
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ
nhịp 3/4.
- Cho học sinh đọc nối tiếp theo cặp ( mỗi em 2 - 2 em ngồi cùng bàn đọc.
khổ )
- Tổ chức cho học sinh học thuộc lòng nối tiếp.

- Giáo viên nhận xét khen ngợi học sinh.
- Học sinh thi đua học thuộc lòng
- 3 học sinh đọc đoạn ( bài ).

19


- Giáo viên cho học sinh nhận xét - Giáo viên - Học sinh nhận xét bạn đọc.
nhận xét
- Bình chọn học sinh nào đọc diễn cảm nhất.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố :
- Gọi học sinh nêu nội dung bài- Giáo viên nhận - Gọi 4 học sinh đọc học thuộc lòng
xét ghi điểm học sinh - Qua bài giáo viên hướng bài .
dẫn học sinh.
5/ -Nhận xét - dặn dò :
- Xem bài “ Một chuyên gia máy xúc”
- Nhận xét tiết học .

Tuần 5 - Tiết 9
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu :
-Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn,tình hữu nghị của
người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
-Hiểu nội dung : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt
Nam.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,)
II. Đồ dùng dạy - học :
- Giáo Viên : Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hổ trợ :
Cầu Thăng Long, Thuỷ điện hoà bình, cầu Mỹ Thuận..
- Học sinh đọc và tìm hiểu bài.

III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định
- Hát - báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra :
Gọi học sinh đọc và học thuộc lòng bài thơ ”
bài ca về trái đấùt “ và trả lời câu hỏi cuối bài
( 4 em ) 1 em đọc lại nội dung chính.
- Giáo viên nhận xét kết luận và học sinh.
3. Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a/- Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh về những - Học sinh quan sát và lắng nghe.
công trình xây dựng lớn của nước ta có sự
giúp đở của nước bạn.
- Giáo viên giới thiệu : trong sự nghiệp xây

20


dựng và bảo vệ tổ quốc . Chúng ta thường
xuyên nhận được sự giúp đở tận tình của bạn
bè năm châu .Bài một chuyên gia máy xúc thể
hiện phần nào tình cảm hữu nghị , tương thân
tương ái của bè bạn nước ngoài.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện
đọc và tìm hiểu bài :
a/- Luyện đọc :
- Gọi 4 học sinh đọc tiếp nối từng đoạn của
bài ( đọc 2 lượt ) Giáo viên chú ý sửa lỗi phát

âm, ngắt giọng cho từng học sinh. Chú ý ngắt
câu dài: Thế là Alếch xây đưa bàn tay vừa to /
Vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ ...
và nói

- Gọi học sinh đọc phần chú thích
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc.
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- 4 học sinh đọc bài theo thứ tự .
+ Học sinh 1 : Đó là ... sắc êm dịu.
+ Học sinh 2 : chiếc máy xúc - giản dị
thân mật.
+ Học sinh 3 : Đoàn xe tải - Chuyên gia
máy xúc.
+ Học sinh 4 : A lếch xây - Tôi là A lếch
xây.
- Học sinh chú ý nghe và đọc đúng.
- Học sinh đọc phần chú thích ở SGK cho
cả lớp nghe.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp
nối theo cặp ( đọc 2 vòng ).

* Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài, trao đổi
thảo luận trả lời các câu hỏi trong sách giáo
khoa.
- Tổ chức cho học sinh các nhóm trả lời câu
hỏi và nhận xét bổ sung.

1. Anh Thuỷ gặp anh A lếch xây ở đâu ?

- Học sinh đọc thành tiếng.

- Học sinh các nhóm lần lượt trả lời theo
yêu cầu của giáo viên và nhận xét
- Hai người cùng gặp nhau ở một công
trường xây dựng .
2. Dáng vẽ của anh A lếch xây có gì đặc biệt - Anh A lếch xây vóc người cao lớn mái
khiến anh Thủy chú ý ?
tóc vàng óng ửng lên như một mảng
nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ
quần áo xanh công nhân.
3. Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp - Cuộc ... họ nắm tay nhau bằng bàn tay
diễn ra như thế nào?
đầy dầu mở.
4. Chi tiết nào trong bài làm cho em nhớ - Học sinh trả lới theo nhận thức riêng.
nhất ? vì sao?
- Sau mỗi câu trả lời giáo viên nhận xét và kết
luận.
Nội dung bài nói lên điều gì ?
- Học sinh các nhóm lần lượt phát biểu ý
kiến.
- Giáo viên nhận xét ghi nội dung chính lên - 3 - 4 học sinh đọc nội dung chính.
bảng .

21


* Đọc diễn cảm.

- Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung của bài
để tìm giọng đọc phù hợp.
- Giáo viên treo bảng phụ có đoạn văn hướng
dẫn luyện đọc diễn cảm ( đoạn 4 )

- Học sinh nêu ý kiến, các học sinh khác
bổ sung và thống nhất giọng đọc.
- Học sinh đọc thầm theo hướng dẫn.
- Học sinh đọc thầm và theo dõi giáo viên
đọc.

- Giáo viên đọc mẫu.
- Câu cần chú ý ngắt giọng : Thế là A lếch xây - Học sinh đọc diễn cảm.
... vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay đầy - 3 - 5 em đọc.
dầu mở của tôi .
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm.
- Học sinh nhận xét .
- Nhận xét học sinh.
4. Củng cố :
- Câu chuyện giữa anh Thuỷ và Anh A lếch
xây gợi cho em điều gì ?
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh Gọi 3 học sinh đọc lại nội dung chính của bài.
5/ -Nhận xét - dặn dò :
- Vế chép bài tập đọc và chép nội dung chính
vào tập chuẩn bị bài “ Ê mi li con “
- Nhận xét tiết học .

Tuần 5 - Tiết 10
Ê MI LI CON ( trích )
I. Mục tiêu :

- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài ; đọc diễn cảm được bài thơ .
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để
phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4; thuộc
1 khổ thơ trong bài )
*HS khá , giỏi thuộc được khổ thơ 3& 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng
xúc động trầm lắng
II. Đồ dùng dạy - học :
- Giáo viên :Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
- Học sinh đọc và tìm hiểu bài ở nhà.a2
III. Hoạt động dạy học :

1. Ổn định
2. Kiểm tra : Gọi học sinh đọc bài : một - 2 - 3 Học sinh trình bày bài

22


chuyên gia máy xúc . Trả lời câu hỏi sau bài
đọc
- Giáo viên nhận xét học sinh.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
- Giáo viên treo tranh và nói : Qua câu chuyện
tiếng vĩ cầm ở Mỹ lại học ở tuần trước. Các
em đã biết hành động dũng cảm của những
người Mỹ chống lại hành động tàn bạo của
quân đội nước họ.
- Bài thơ Ê mi li con các em học hôm nay
cũng kể về hành động dũng cảm của công dân
Mỹ Chú Mo ri Xơn, ngày 2/11/1965 đã tự

thiêu giữa thủ đô nước Mỹ để phản đối chiến
tranh xâm lược Việt Nam . Xúc động trước
hành động của chú nhà thơ Tố Hữu đã viết bài
thơ Ê mi li con . Bài thơ gợi lại hình ảnh chú
Mo ri xơn bế con gái bé Ê mi li con 18 tháng
tuổi tới trụ sở bộ quốc phòng Mỹ nơi chú tự
thiêu nên hoà bình ở Việt Nam.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện
đọc và tìm hiểu bài :
- Yêu cầu học sinh luyện đọc các tên riêng
nước ngoài .
- Giáo viên đọc mẫu . Học sinh đọc đồng
thanh.
- Gọi 5 học sinh tiếp nối nhau đọc phần xuất
xứ và 4 khổ thơ ( đọc 2 lượt )

- 1 em nêu nội dung chính của bài.

-HS nghe giới thiệu bài

: Eâ mi li , Giôn Xơn, Mo ri xơn, Pô tô
mác, Oa sinh tơn.
- Học sinh đọc theo thứ tự.

- Học sinh 1 : phần xuất xứ .
- Học sinh 2 : Ê -mi - li ... lầu ngũõ giác.
- Giáo viên chú ý sửa lỗi, ngắt giọng cho học - Học sinh 3 : Giôn xơn ... thơ ca nhạc
sinh.
hoạ
- Học sinh 4 : Ê mi li ... xin mẹ đừng

buồn.
- Học sinh 5 : Oa sinh tơn ... sự thật
- Giáo viên đọc mẫu.
+ Phần xuất xứ : giọng đọc nhhẹ nhàng, chậm
rãi trầm lắng.
Khổ 1 : lời chú Mo ri xơn : giọng trang
nghiêm 2 học sinh ngồi cùng bàn luyện đọc
( 2 lần ) dồn nén sự xúc động , giọng bé Ê mi
li ngây thơ hồn nhiên.
Khổ 2 : Giọng phẩn nộ , đau thương.
Khổ 3 : Giọng yêu thương nghẹn ngào, xúc
động.
Khổ 4 : Giọng chậm lại . Xúc động, nhấn

23


giọng ở những từ ngữ : sáng nhất. Đốt sáng
loá, sự thật.
b/- Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu học sinh đọc thầm , tìm nội dung - 2 học sinh ngồi cùng bàn đọc thầm.
chính từng đoạn
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Gọi học sinh phát biểu - Giáo viên ghi nhanh - Học sinh theo dõi và nhắc lại.
lên bảng.
+ Khổ 1 : Chú Mo ri xơn nói chuyện cùng con
gái Ê mi li.
+ Khổ 2 : Tố cáo tội ác của chính quyền Giôn
Xơn.
+ Khổ 3 : Lời từ biệt vơ con của chú Mo ri

Xơn.
+ Khổ 4 : Mong muốn cao đẹp của chú Mo ri
xơn.
- Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 1 . Thể hiện - 3 học sinh đọc cả lớp theo dõi. Học sinh
tâm trạng của chú Mori xơn
nhận xét .
- Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ thứ 2
- 2 - 3 học sinh đọc - lớp theo dõi trả lời
câu hỏi.
+ Vì sao chú Mo ri xơn lên án cuộc chiến Vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa
tranh xâm lược của chính quyền Mỹ.
Và vô nhân đạo, không nhân danh ai ,
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi. chúng ném bom Na pan, B52 , đốt bệnh
viện, trường học, giết trẻ em vô tội, giết
cả cánh đồng xanh.
Chú Mo ri xơn nói với con điều gì khi từ biệt? - Học sinh đọc và trả lời : chú nói trời sắp
Vì sao chú lại dặn em nói với mẹ “ Cha đi tối cha không bế em về được. Chú dặn
con khi mẹ đến hãy ôm hôn mẹ cho cha
vui, xin mẹ đừng buồn” vì sự ra đi của chú “
và nói với mẹ : “ Cha đi vui, xin mẹ đừng
buồn”
- Chú muốn động viên vợ con bớt đau
khổ .
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 4.
- Học sinh đọc khổ thơ 4.
+ Em có suy nghỉ gì về hành động của chú.
Hành động của chú thật cao cả và đáng
khâm phục . Em rất xúc động về hành
động đó.
- Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì ?

- 2 học sinh nhắc lại nội dung chính của
bài học . Học sinh lắng nghe .
- Giáo viên ghi nội dung chính lên bảng.
- Giáo viên giảng : quyết định tự thiêu chú Mo
ri xơn mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ
thức tỉnh mọi người, làm mọi người nhận ra
sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa
tàn bạo của chính quyền Giôn Xơn ở Việt
Nam làm mọi người cùng nhau hợp tác ngăn

24


chặn tội ác.
* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Gọi 4 học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ
thơ, yêu cầu lớp theo dõi.
- Giáo viên treo bảng phụ viết khổ thơ, đọc
diễn cảm.
* Khổ thơ 3 -4 hướng dẫn học sinh đọc diễn
cảm.( dàanh cho HS kha , giỏi
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm và học
thuộc lòng ( 3 - 6 học sinh đọc học thuộc
lòng )
- Giáo viên nhận xét .
4. Củng cố :
- Gọi học sinh đọc nội dung chính của bài.
- Giáo viên hỏi 2 -3 câu hỏi SGK.
5/ -Nhận xét - dặn dò :
- Về viết bài và nội dung chính vào tập , học

thuộc lòng .
- Chuẩn bị bài “ Sự sụp đổ của chế độ A pac
thai “
- Nhận xét tiết học .

-HS kha giỏi thi đua nhau đọc diễn cảm

-vàai học sinh đọc
-HS trả lời
-nghe nhận xét dặn dị

Tuần 6 - Tiết 11
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A PAC THAI
I. Mục tiêu :
- Đọc đúngtừ phiên âm tiếng nước ngoài và các sớ liệu thống kê trong bài
-Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủ tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi
bình đẳng của những người da màu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II. Đồ dùng dạy - học :
- Giáo viên : Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa: Bảng phụ ghi sẳn đoạn văn
luyện đọc.
- Học sinh đọc và tìm hiểu bài .
III. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định
-hat vui
2. Kiểm tra :
Gọi 2 - 4 học sinh đọc thuộc lòng khổ thơ 2 -HS thực hiện theo yêu cầu gv
-3 trả lời các câu hỏi SGK .
Bài : ( Ê mi li con ) một em nêu nội dung
chính.


25


×