Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tư tưởng triết học hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.72 KB, 3 trang )

Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc,
là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Trong đó có các giá trị tiêu
biểu:
Một là, Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và
giữ nước đã hình thành cho dân tộc Việt Nam các giá trị truyền thông phong phú,
bền vững. Đó là ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tự lực, tự cường, yêu
nước…tạo động lực mạnh mẽ của đất nước.
Hai là, tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái.
Ba là, truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất
thắng của chân lý và chính nghĩa.
Bốn là, truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi,
mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên ngoài làm giàu cho văn hoá Việt Nam.
Chính nhờ tiếp thu truyền thống này mà Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường
đi cho dân tộc ta. Người viết: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải
là chủ nghĩa cộng sản đã giúp tôi tin theo Lênin và đi theo Quốc tế III”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có những tư tưởng triết học phong phú sâu sắc và độc
đáo, được thể hiện trong nhiều bài viết của Người, những tư tưởng triết học của Hồ
Chí Minh có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng dù ở góc độ nào
chúng ta cũng thấy tư tưởng đó vừa mang sắc thái thâm tuý của triết học phương
Đông, lại vừa có tính khúc triết, duy lý, hiện đại của triết học phương Tây.
Ví dụ: về tư tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do” của chủ tịch Hồ Chí
Minh, người Việt Nam nhận thấy ở đó trình độ khái quát cao của tư tưởng “một
dân tộc độc lập và một quốc gia có chủ quyền” của tư tưởng truyền thống Việt
Nam: những người cộng sản nhìn thấy ở đó hiện thân của triết học Mác-Lênin.
Trong hàng loạt những tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh về con người chúng ta
thấy hiện lên rất rõ những giá trị nhân văn đặc sắc của dân tộc Việt Nam cũng như
những tư tưởng triết học sâu sắc của Khổng Tử, Mặc Tử, Phật giáo, Thiên chúa
giáo, triết học khai sáng Pháp và đặc biệt là tư tưởng là tư tưởng nhân đạo cao cả
của triết học Mác-Lênin. Ở tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của chủ tịch Hồ
Chí Minh, có cả phép biến dịch của triết học phương Đông lại có cả phép biện



chứng duy vật của triết học Mácxít….có thể nói nhiều giá trị triết học của nhân loại
trong lịch sử đã được chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết, kế thừa và vận dụng sáng tạo
và nhờ đó mà nâng chúng lên ở trình độ mới, chẳng những ngang tầm thời đại mà
con hướng tới tương lai.
Nói về Hồ Chí Minh nhà thơ Xô viết Oxip Manđernxotam đã viết “từ
Nguyễn Ái Quốc toả ra một nền văn hoá, không phải văn hoá của Châu Âu, mà có
lẻ là nền văn hoá trong tương lai…”, nhiều nhà hoạt động nổi tiếng trong phong
trào cộng sản thế giới, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội, văn học, triết học…
đều đánh giá chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lý luận vĩ đại, mà tên tuổi sẽ mãi
mãi gắn bó với những hành động cao cả nhất và những ước mơ cao quý nhất của
nhân loại và chân lý của lịch sử….
Ở Việt Nam, tuy không có hệ thống triết học, nhưng ông cha ta đã có những
khái quát triết lý, mang tính triết học, được thể hiện trong tư tưởng văn hoá dân
gian, thơ văn Lý, Trần trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng văn hoá nhà Trần,
Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Phan Bội
Châu….xuất phát từ nhu cầu đoàn kết dân tộc, thơ văn nhà Lý Trần rất chú ý đề
cao tinh thần khoan dung, hoà mục: “nhật, nguyệt tịnh minh, các hữu sở chiếu”
(mặt trời và mặt trăng đều chiếu sáng, mỗi cái có cách chiếu riêng). Ý nói: mặt trời
chiếu ban ngày, mặt trăng chiếu ban đêm, cả hai đều cần thiết cho cuộc sống của
con người, không nên đề cao cái này mà phủ nhận cái kia).
Nguyễn Trãi viết: “phúc chu, thuỷ tín dân tín thuỷ” (lật thuyền mới biết sức
dân như nước)
Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thức rằng:
Cổ lai, quốc dĩ dân di bản
Đắc quốc ưng tri tại dắc dân
(Xưa nay nước lấy dân làm gốc
Được nước nên biết là do được lòng dân)
Còn Phan Bội Châu lại chú ý nhiều đến phạm trù “thời” trong triết học
phương Đông (thời cơ, thời vận, thời thế). Ông viết: phàm mọi việc trong thiên hạ

đều không đương nỗi chữ thời. Thời chưa đến mà vội là làm trái trời, thời đã đến


mà không làm là khinh trời”. Phải theo thời nhưng không được ỷ lại chờ thời mà
phải biết chủ động tạo nên thời thế, và ông kêu gọi: “sinh thời thế phải xoay nên
thời thế”. Nói cách khác, Phan Bội Châu khẳng định phải biết xử lý đúng đắn mối
quan hệ giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Chịu ảnh hưởng của quan
niệm này Hồ Chí Minh viết:
Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời, một tốt cũng thành công
Hồ Chí Minh đã từ những khái quát giàu tính triết lý này của cha ông rồi sử
dụng thế giới quan và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lenin để tổng kết, rút ra
phương pháp luận triết học của mình để chỉ đạo việc hoạch định đường lối chiến
lược, sách lược cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đặc điểm lớn trong tư duy của người Việt Nam là tư duy thực tiễn, luôn
luôn xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của dân tộc để giải quyết những vấn đề cấp bách
đang đặt ra trong đời sống thực tiễn của đất nước. Vì vậy người Việt xưa ít bàn đến
những vấn đề về vũ trụ quan. Trong lĩnh vực triết học bình diện được người Việt
Nam vẫn quan tâm hơn nhiều đến phần chuẩn mực đạo đức, phần hành đạo, nhằm
đòi hỏi những ứng xử kịp thời của con người trước mỗi biến cố xã hội và xung đột
đạo đức.
Đặc điểm này để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh: dị
ứng với mọi giáo điều, không sa vào cuộc tranh luận lý thuyết thuần tuý, thiên về
hành động thực tiễn của con người, mà hành động lại rất cần đến vai trò của
phương pháp luận, của đạo đức-bởi đạo đức xưa nay vẫn được coi là triết học của
thực tiễn.




×