Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

4 năm học tập tư tưởng đaoh đức hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.47 KB, 4 trang )

ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHI BỘ BAN QUẢN LÝ CÁC KCN
Hòa Bình, ngày tháng năm 2010
BẢN THU HOẠCH
Sau 4 năm "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
và phương hướng phấn đấu, rèn luyện của cán bộ, đảng viên, công chức
(2007-2010)
Họ và tên: Võ Thị Bình
Sinh hoạt tại chi bộ: Ban Quản lý các khu công nghiệp.
Đảng bộ: Khối các cơ quan tỉnh
Đơn vị công tác: Trung tâm phát triển hạ tầng và DVKCN - Ban Quản lý các
KCN
Qua học tập, nghiên cứu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 4 năm qua
(2007-2010), bản thân tôi xin báo cáo kết quả sau 4 năm thực hiện và làm theo như
sau.
I. Về nhận thức.
1- Sự cần thiết phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay:
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân Việt Nam.
Người được tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và danh nhân văn
hóa kiệt xuất. Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn
của Đảng và dân tộc ta, đã được phổ cập trong mọi đối tượng dân cư, cán bộ, công
chức, viên chức, lực lượng vũ trang… nhất là thanh niên, sinh viên. Bản thân Người
là một tấm gương đạo đức cao cả, trong sáng thống nhất giữa nói và làm, phẩm chất
cá nhân của Hồ Chí Minh là sống có hòai bão, có lý tưởng yêu nước, thương dân, có
bản lĩnh kiên định, có lòng tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy
bén cái mới, thông minh, có hiểu biết sâu rộng, có phương pháp biện chứng, có đầu
óc thực tiễn. Suốt cả cuộc đời, Người luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao
động lên trên hết, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung, lo trước thiên hạ, vui sau
thiên hạ. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công việc.
Ngày nay trong quá trình đổi mới, đất nước đã thu được những thành tựu quan


trọng trên tất cả các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng,
quan hệ quốc tế, tạo cho nước ta những tiềm năng, thế mạnh, vị thế mới để bước vào
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên đất nước ta đang phải
đối đầu với nhiều khó khăn, thách thức thể hiện rõ nhất, tập trung nhất ở 4 nguy cơ:
- Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới;
- Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa;
- Nguy cơ “Diễn biến hoà bình”
- Nguy cơ tham nhũng, quan liêu.
Các nguy cơ này không những chưa được đẩy lùi mà có những biểu hiện tinh
vi, phức tạp, gây hậu quả trầm trọng. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, toàn thể cán
bộ, đảng viên, công chức phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
kiên định con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn: Đó là con đường độc lập dân tộc
gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Con đường đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của
Đảng và dân tộc ta, vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển của dân tộc, vừa phù hợp
với xu thế của thời đại. Trong điều kiện mới, chúng ta vẫn kiên định con đường này,
phát triển đất nước theo định hướng xã hội, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo đúng mong muốn,
khát vọng của Hồ Chí Minh.
2. Những phẩm chất đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cán
bộ, đảng viên, công chức phải thường xuyên học tập và noi theo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có tấm gương đạo đức vô cùng trong
sáng. Người cho rằng đạo đức là gốc, là nền tảng của con người, của xã hội giống
như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Bởi vì, có đạo đức cách mạng trong
sáng mới làm được những việc cao cả, vẻ vang; đạo đức là vũ khí sắc bén trong cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; đạo đức giúp cho con người luôn giữ được nhân
cách, bản lĩnh của mình trong mọi hoàn cảnh; đạo đức là tiêu chuẩn đánh giá sự cao
thượng của con người; đạo đức cùng với tài năng có vai trò quan trọng trong đời
sống mỗi người.
Hồ Chí Minh cho rằng: Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân
dân, của bộ đội và của Chính phủ. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải

luôn học tập và nêu cao nêu cao tinh thần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng
lãng phí, quan liêu. Nêu cao tính tiết kiệm là không lãng phí, không xa xỉ, tiết kiệm
của mình và tiết kiệm của công, mình tiết kiệm và làm cho người khác tiết kiệm, tiết
kiệm toàn diện từ tài nguyên, vật liệu, tiền tài của cải, thời gian đến sức lao động.
Không tham ô là không lấý của công làm của riêng cho mình, thấy người khác có
biểu hiện tham nhũng là phải đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực đó. Trong công việc
cần thiết nhất là phải tránh tính quan liêu, phải luôn theo dõi và bám sát công việc
thực tế, phải hiểu rõ vấn đề và xem xét mọi mặt của công việc để tránh đưa ra những
kết luận vội vàng dẫn đến những sự sai sót xảy ra mà người có tội thì không bị tội,
người có công thì lại không được nhìn nhận đến.
Mọi cán bộ, đảng viên, công chức trong giải quyết công việc hàng ngày phải
luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân
dân. Không được lảng tránh những công việc khó khăn, gian khổ, luôn đầu tầu
gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, có trách nhiệm bảo
vệ, xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện theo phương châm "Việc gì có lợi cho
dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh".
Toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức phải luôn thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, "Là đạo đức, là văn
minh", luôn trau dồi đạo đức cách mạng, tu dưỡng rèn luyện để hoàn thiện nhân cách
của mình, giữ cho nhân cách của mình luôn trong sáng. Phải thực hành phê bình và
tự phê bình nghiêm chỉnh trong đảng, chấp hành những chính sách, pháp luật của
nhà nước cũng như đường lối, chính sách của Đảng. Cán bộ, đảng viên, công chức
phải luôn ý thức rằng: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng tôi" luôn tra dồi đạo đức cách mạng để góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
II. Tự liên hệ bản thân về những ưu điểm, nhược điểm trong học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 4 năm qua.
1. Ưu điểm:
Qua 4 năm học tập và làm theo tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi

có những ưu điểm sau:
- Bản thân đã luôn nêu cao tinh thần học tập, luôn học hỏi đồng nghiệp và
nghiên cứu về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công việc.
- Luôn có ý thức xây dựng tổ chức kỷ luật, xây dựng cơ quan, gắn bó đoàn kết
với mọi người.
- Luôn có ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bài trừ các thói hư, tật
xấu tránh xa tệ nạn xã hội, có lối sống lành mạnh, thật thà, thực hiện đúng các chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia đầy đủ các phong
trào do cơ quan và địa phương phát động. Kiên định con đường mà Hồ Chí Minh đã
lựa chọn: Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Con đường
đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của Đảng và dân tộc ta.
2. Nhược điểm:
Bản thân tôi tự nhận thấy mình có những hạn chế nhất định như trong giải
quyết công việc còn chưa khoa học, còn rụt rè, chưa mạnh dạn, trình độ chuyên môn
chưa vững vàng, tính tự phê bình và phê bình chưa cao.
3. Nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm:
- Nguyên nhân ưu điểm:
Bản thân tôi luôn ý thức rằng là một đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam phải
luôn nêu cao tinh thần giác ngộ cách mạng, ý thức kỷ luật, nâng cao ý thức trách
nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Qua học tập về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh càng phải phấn đấu, trau dồi đạo đức cách mạng. Luôn
luôn chấp hành mọi nội quy, quy chế do cơ quan đề ra, chịu khó nghiên cứu học tập
để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Nguyên nhân khuyết điểm:
Vì bản thân còn có tính e dè, chưa thật mạnh dạn, cho nên dẫn đến những yếu
kém đã nêu trên
III. Kiến nghị và đề xuất:
- Các cấp úy Đảng tăng cường tồ chức cho một cán bộ, đảng viên tiếp tục
nghiên cứu, học tập tấm gương đạo đức của Người, nhằm góp phần nâng cao phẩm
chất đạo đức cách mạng của người đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Các cấp ủy

Đảng nên thường xuyên quan tâm đến phong trào để đánh giá, rút kinh nghiệm
những mặt được và chưa được trong cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
IV. Phương hướng phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh trong những năm tiếp theo.
- Chấp hành nghiêm các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà
nước.
- Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, không ngừng học hỏi để nâng cao
công tác nghiệp vụ chuyên môn. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tổ chức kỷ
luật trong Đảng và tích cực tham gia các phong trào của cơ quan. Có mối liên hệ chặt
chẽ với nhân dân và Chi, Đảng bộ nơi cư trú.
- Nêu cao tỉnh thần tự phê bình và phê bình trong Đảng. Thẳng thắn,chân
thành góp ý cho đồng nghiệp, đồng chí để cùng tiến bộ. Phấn đấu giữ vững những
kết quả đã đạt được. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong
của một Đảng viên, tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Không ngừng học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ đế hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao.
Qua đợt thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, đã trang bị thêm cho chúng ta những kiến thức nhuần nhuyễn hơn về
Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại. Hiểu biết sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức và
tấm gương của Người. Xuất phát từ sự hiểu biết đó, hơn lúc nào hết, chúng ta phải
không ngừng nâng cao học tập và làm theo tấm gương đạo đúc Hồ Chí Minh để tạo
nên những nguồn động lực mạnh mẽ, nhất là nguồn lực về con người để đi theo con
đường mà Đảng và Bác đã chọn một cách vững chắc nhất.
NHẬN XÉT CỦA CHI BỘ NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH
Võ Thị Bình

×