Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Ky thuat dinh nhom mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.39 KB, 7 trang )

KỸ THUẬT ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO
NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ CÁCH GIẢÛI QUYẾT
I.Đặt vấn đề:
Hệ ABO là hệ thống nhóm máu được phát hiện sớm nhất do
Landsteiner (1900). Đây là nhóm máu cực kỳ quan trọng vì là nguyên nhân
chính yếu của các tai biến truyền máu. Do đó việc xác đònh chính xác nhóm
máu hệ ABO là rất cần thiết .
II.Kháng nguyên – kháng thể hệ ABO:
1.Kháng nguyên ABO
Bắt đầu xuất hiện ở bào thai 37 ngày tuổi.
Phát triển hoàn toàn lúc 3 tuổi.
Kháng nguyên có cấu trúc gồm 2 phần:
+ Một phần có bản chất Protein có khả năng sinh kháng thể.
+ Một phần có bản chất Gluxit hoặc Lipit ( còn gọi là Hapten ),có khả
năng kết hợp kháng thể.
Tồn tại ở hầu hết các tế bào của cơ thể ( ngoại trừ các tế bào thần kinh,
tế bào gan, tế bào Malpighi và mô liên kết )
Kháng nguyên thường tồn tại suốt cuộc sống nhưng có thể suy giảm, yếu
đi khi về già hoặc trong 1 số trường hợp bệnh lý.
Kháng nguyên hệ ABO cũng tuân theo đònh luật di truyền Mendel.
2) Kháng thể ABO:
- Bản chất là kháng thể tự nhiên.
- Thông thường là IgM, 1 số rất ít trường hợp là IgM + IgA hay IgM +
IgG.
- Hoạt động tốt ở nhiệt độ từ 40C đến 200C trong môi trường NaCl 0,9%.
- Nồng độ thay đổi từ người này sang người khác.

1


3) Các hệ thống nhóm máu ABO:


Dựa vào các kháng nguyên trên màng hồng cầu và kháng thể trong huyết
thanh ta có các nhóm máu:
Ngoài ra ta còn có các nhóm máu phụ khác như A1, A2, Ax, B3, Bm,
A1B, A2B…….
III.Kỹ thuật đònh nhóm máu hệ ABO
1.Nguyên lý:
Dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết.
Được xác đònh nhờ kháng nguyên trên màng hồng cầu và kháng thể trong
huyết thanh.
Có 2 phương pháp : hồng cầu mẫu và huyết thanh mẫu.
2.Dụng cụ và thuốc thử:
Máy ly tâm ống thẳng.
Pipette các loại.
Ống nghiệm thuỷ tinh.
Lam kiếng.
Bút dạ quang hay bút chì kính.
Tủ lạnh bảo quản thuốc.
Bình đựng nước muối.
Giá đựng ống nghiệm.
Kính hiển vi.
Que thủy tinh.
Bông thấm.
Huyết thanh mẫu: chống A, chống B, chống AB.
Hồng cầu mẫu: A, B, O.
Nước muối 0,9%.
Huyết thanh máu AB.
3.Tiến hành kỹ thuật
2



3.1) Đònh nhóm trên lam kính:
3.1.1) Phương pháp huyết thanh mẫu:
Trên 1 lam kính: nhỏ 3 giọt huyết thanh mẫu chống A, chống B, chống
AB vào 3 vò trí khác nhau.
Thêm 1 giọt hồng cầu cần đònh nhóm 10 – 20% (được pha với NaCl
0,9%).
Trộn đều bằng que thủy tinh thành 1 vòng tròn có đường kính 2 – 3cm.
Lắc nhẹ liên tục trong vòng 2 phút rồi đọc kết quả.
3.1.2) Phương pháp hồng cầu mẫu:
Trên 1 lam kính: nhỏ 2 giọt huyết thanh cần đònh nhóm vào 2 vò trí
nhau.

khác

Thêm 1 giọt hồng cầu mẫu A, 1 giọt hồng cầu mẫu B vào 2 vò trí trên
(hồng cầu mẫu đã được pha 10 – 20% trong NaCl 0,9% ).
Trộn đều và lắc nhẹ liên tục trong vòng 2 phút rồi đọc kết quả.
3.2) Đònh nhóm trong ống nghiệm
3.2.1) Phương pháp huyết thanh mẫu:
- Nhỏ vào 3 ống nghiệm mỗi ống 1 giọt huyết thanh mẫu chống A, chống
B, chống AB.
- Thêm 1 giọt hồng cầu cần đònh nhóm 2 – 5% ( pha trong NaCl 0,9% ) vào
mỗi ống nghiệm trên.
- Lắc đều, quay ly tâm 1000 vòng/ phút/ 1 phút.
- Nghiêng nhẹ thành ống nghiệm, đọc kết quả bằng mắt thường và kính
hiển vi.

3.2.2) Phương pháp hồng cầu mẫu:
- Nhỏ 1 giọt huyết thanh cần đònh nhóm vào 2 ống nghiệm.
- Thêm 1 giọt hồng cầu mẫu A, 1 giọt hồng cầu mẫu B 2 – 5% vào mỗi ống

nghiệm trên.
- Lắc đều, quay ly tâm 1000 vòng/ phút/ 1 phút.
3


- Nghiêng nhẹ thành ống nghiệm, đọc kết quả bằng mắt thường và kính
hiển vi.
- Nhỏ 1 giọt hồng cầu cần đònh nhóm ( đã pha loãng thành 1% trong dung
dòch Diluent có LISS ) vào các giếng Anti A, Anti B, Anti AB, Ctl.
- Nhỏ 1 giọt huyết thanh cần đònh nhóm vào các giếng Ctl, HC A, HC B.
- Quay ly tâm Card trong 10 phút.
- Đọc kết quả bằng mắt thường và bằng máy đọc.
3.3) Những nguyên nhân gây sai lầm trong đònh nhóm máu hệ ABO:
- Tỷ lệ giữa huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu không tương ứng.
- Đọc kết quả quá nhanh hoặc để quá lâu mới đọc kết quả.
- Mẫu máu đònh nhóm lấy không đúng quy cách, hoặc bò nhiễm trùng.
- Thuốc thử bò hư, nhiễm trùng hay quá hạn.
- Tay nghề và trình độ của người làm kỹ thuật.
IV.Cách giải quyết những khó khăn
- Việc xác đònh nhóm máu hệ ABO dựa vào kháng nguyên trên màng hồng
cầu và kháng thể trong huyết thanh.
- Hai phương pháp huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu phải được tiến hành
đồng thời và phải luôn cho kết quả phù hợp.
- Tất cả những khó khăn xảy ra khi không có sự phù hợp giữa 2 phương
pháp.
Để giải quyết ta tiến hành các bước sau:
+ Rửa hồng cầu cần đònh nhóm và hồng cầu O ( có đầy đủ kháng nguyên
hệ hồng cầu ) bằng NaCl 0,9% 3 lần. Pha thành hồng cầu 5%.
Chứng tự thân:
Nhỏ vào ống nghiệm 2 giọt huyết thanh và 1 giọt hồng cầu cần đònh nhóm.

Lắc đều, quay ly tâm 1000 vòng/ phút/ 1 phút.
Đọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi.
+ Chứng AB:
4


Nhỏ vào ống nghiệm 2 giọt huyết thanh máu AB và 1 giọt hồng cầu cần
đònh nhóm.
Lắc đều, quay ly tâm 1000 vòng/ phút/ 1 phút.
Đọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi.
Lưu ý: phản ứng âm tính thì phương pháp đònh nhóm bằng huyết thanh
mẫu được bảo đảm.
+ Chứng đồng loài:
Nhỏ vào ống nghiệm 2 giọt huyết thanh cần đònh nhóm và 1 giọt hồng
cầu O.
Lắc đều, quay ly tâm 1000 vòng/ phút/ 1 phút.
Đọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi.
Lưu ý: phản ứng âm tính thì phương pháp đònh nhóm bằng hồng cầu mẫu
được bảo đảm.
Dựa vào kết quả 3 chứng, ta có thể chia những trường hợp khó khăn thành
2 nhóm chính như sau:
1/Khi cả 3 chứng nói trên đều âm tính
2/Khi 1 hay cả 3 chứng nói trên đều dương tính
Khi cả 3 chứng nói trên đều âm tính
1.1) Trường hợp có kháng – kháng thể:
Nhận xét:
- Có thể có kháng – kháng thể chống A.
- Kháng – kháng thể chỉ xảy ra khi có bổ thể.
- Giải quyết bằng cách khử bổ thể trong huyết thanh cần đònh nhóm ở
56 C/ 30 phút.

0

- Đònh nhóm lại, nếu có kháng – kháng thể thì sau khi khử bổ thể phản ứng
sẽ trở về bình thường như sau:
1.2)Trường hợp chia thành 2 quần thể hồng cầu:
Nhận xét:
5


- Nhóm máu có thể là A.
- Nhưng hồng cầu cần đònh nhóm ngưng kết với huyết thanh mẫu chống A,
chống AB không hoàn toàn, còn nhiều hồng cầu tự do.
- Gặp trong các trường hợp đã được truyền máu, hoặc có các nhóm máu
yếu, hay có các bệnh lý như Leucemie, Đa u tuỷ xương…
- Giải quyết bằng cách hỏi lại các triệu chứng lâm sàng và tiền sử truyền
máu.
1.3)Trường hợp kháng thể yếu
Nhận xét:
- Nhóm máu có thể là A.
- Gặp ở trẻ nhỏ do kháng thể chưa hình thành đủ, hoặc người già > 70 tuổi.
- Các trường hợp thiếu hụt miễn dòch bẩm sinh hay mắc phải.
- Giải quyết bằng cách đònh lại nhóm máu sau 1 thời gian, hay điều trò các
nguyên nhân gây thiếu hụt miễn dòch.
2.Khi 1 hay cả 3 chứng nói trên đều dương tính
2.1) Trường hợp có kháng thể lạnh
Nhận xét:
- Có thể có kháng thể lạnh.
- Khi để hồng cầu cần đònh nhóm ủ ở 370C thì hiện tượng ngưng kết mất
dần.
- Giải quyết bằng cách rửa hồng cầu cần đònh nhóm bằng NaCl 0,9% ấm

37 C và đònh nhóm trong ống nghiệm ở 370C
0

2.2) Trường hợp có kháng thể tự miễn:
Nhận xét:
- Có thể có kháng thể tự miễn.
- Các kháng thể này thường đã cố đònh trên bề mặt hồng cầu.
- Giải quyết bằng cách xem lại chẩn đoán lâm sàng, rửa hồng cầu cần
đònh nhóm bằng NaCl 0,9% ấm 370Cvà đònh lại.
6


- Nếu cần thiết phải tiến hành các kỹ thuật sâu hơn.
2.3) Trường hợp hồng cầu chuỗi tiền
Nhận xét:
- Có sự tăng bất thường Protein trong huyết thanh.
- Có sự ngưng kết tầng nhanh và nó sẽ được phân tán rất nhanh khi ta nhỏ
vào hồng cầu cần đònh nhóm 1 giọt NaCl 0,9%.
- Giải quyết bằng cách rửa hồng cầu cần đònh nhóm bằng NaCl 0,9%;
đònh lại phương pháp huyết thanh mẫu.
- Phương pháp hồng cầu mẫu thì pha loãng huyết thanh cần đònh nhóm
trong NaCl 0,9% cho đến khi nồng độ Protein trong huyết thanh không đủ để
kết tầng thành hình chuỗi tiền thì đònh lại.
V.Kết luận
- Xác đònh nhóm máu hệ ABO là 1 khâu cực kỳ quan trọng.
- Phải kiểm tra đầy đủ các thủ tục hành chánh.
- Đònh nhóm 2 lần bằng 2 phương pháp.
- Đối chiếu kết quả:
+ Nếu kết quả phù hợp trả kết quả nhóm máu.
+ Nếu kết quả không phù hợp, kiểm tra lại toàn bộ các bước, giải

quyết các khó khăn ( nếu có ) và làm lại.

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×