Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

THƯỚC nào đo sự THÀNH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.91 KB, 3 trang )

Hình như trong sự tồn tại của một đời người, không lúc nào chúng ta thoát khỏi
những cái thước. Thước là để người ta có công cụ tính “mức đạt chuẩn” của mình –
và so sánh mình với người khác.
Nhà thơ, đồng thời cũng là một vị quan lớn triều Nguyễn, Nguyễn Công Trứ từng viết
một câu thơ nổi danh: Làm trai đứng ở trong trời đất – Phải có danh gì với núi
sông. Chữ Danh thời đó là thước đo cho sự thành công của một người đàn ông.
Con người tài hoa như vậy mà cũng không thoát khỏi sự ám ảnh phù du của danh
tiếng.
Hình như trong sự tồn tại của một đời người, không lúc nào chúng ta thoát khỏi
những cái thước. Sinh ra đã bị đo chiều dài, cân nặng, rồi đo tốc độ lớn. Lớn lên đi
học thì đo bằng bảng điểm, bằng thành tích. Lớn hơn nữa, thì càng có nhiều thước
đo, đo độ hấp dẫn hình thức, đo giàu nghèo, đo địa vị. Xã hội càng phát triển, càng
nhiều những cái thước. Cái thước được hình thành từ những thứ được xã hội, trong
giai đoạn lịch sử nào đó, coi là “tiêu chuẩn” – Thước là để người ta có công cụ tính
“mức đạt chuẩn” của mình – và so sánh mình với người khác. Cái thước không chỉ
đo tiêu chuẩn một mức, mà sau khi đo xong sự khác biệt của các “mức”, nó tự động
phân ra các tầng lớp khác nhau, với “mức” chuẩn riêng của tầng lớp đó.
Trong giới kinh doanh, thước đo sự thành công là lợi nhuận và danh tiếng, vắn tắt là
Danh và Lợi. Mọi người kính nể nghiêng mình ngưỡng mộ những con người đạt
được cả hai điều trên, hoặc chỉ cần đạt được chữ Lợi. Ngẫm cũng đúng, làm doanh
nghiệp thì phải đặt chữ lợi lên đầu tiên. Thành công nhỏ thì thu lợi nhỏ, thành công
lớn thì thu lợi lớn. Cái thước rất công bằng, nó cứ theo đúng “tiêu chuẩn” được định
ra mà đo và tự động chia mức thành công của một doanh nhân. Vì thế nhân gian
mới có cách gọi “tiểu gia”, “đại gia”, phân chia rõ ràng. Đại gia là từ chỉ những vị
thành công lớn, với tài sản và danh tiếng hoành tráng. Danh tiếng “đại gia” rõ ràng
có sức mạnh mãnh liệt, vì thế giờ ta thấy nhan nhản “đại gia”, không tin cứ mở báo
ra thì rõ. Những năm tháng hoàng kim, khi nền kinh tế phát triển vũ bão, đi tới đâu
cũng gặp đại gia. Sự giàu có thể hiện qua biệt thự, xe hơi sang trọng, tài sản lớn
nhỏ, công ty, tập đoàn kinh tế, cổ phần cổ phiếu. Với một số người, còn là bộ sưu
tập nhiều thứ quý giá như đá quý, nữ trang hay người tình….
Cái thước đó của giới kinh doanh từ từ đang thành cái thước đo “chuẩn” để đo đếm


“giá trị” của con người của xã hội ta ngày nay.


“Yêu” hay “ghét” thước?
Mọi người dù muốn hay không, cũng không tránh khỏi ngầm dùng thước để đo đạc
chính mình, lấy nó để so mình với người khác. Cuộc chiến cạnh tranh trên thương
trường cũng là cuộc chiến quyết liệt để chứng tỏ vị thế của mình, nâng cấp vị trí của
mình trên thước đo chung. Nhưng càng đo sớm, đo lâu, đo dài, đo xa … cuộc chiến
này càng làm cho người trong cuộc mệt mỏi. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008,
ta đã chứng kiến biết bao đại gia cỡ trung sụp đổ. Từ đó tới giờ, nền kinh tế tiếp tục
suy thoái, ta lại chứng kiến tiếp những siêu đại gia đối mặt với “nguy cơ tụt hạng”,
nợ nần chồng chất.
Không ai không ngỡ ngàng khi ông Đặng Thành Tâm, người từng đứng Top người
giàu nhất Việt Nam, thốt lên: “Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa. Không phải mình tôi
đâu, những anh khác nằm trong danh sách giàu nhất nhì sàn chứng khoán cũng
ước mơ như vậy đấy. Ngày xưa làm ít, nợ ít, không canh cánh nỗi lo nợ nần. Ước
như thế chả khác nào bảo mình trở về với máng lợn sứt mẻ, nhưng máng đó là của
mình còn tốt hơn sống trong lâu đài xa hoa nhưng không phải của mình, lại canh
cánh nỗi lo”.
Ước mơ này không chỉ còn của riêng ông Đặng Thành Tâm. Thời gian vừa qua ta
đã chứng kiến nhiều nhân vật lão làng phải gãy gánh, kể cả một số vị chủ tịch ngân
hàng lớn hay chủ tịch tập đoàn, đau lòng rời bỏ cơ nghiệp xây dựng hàng chục năm.
Từ góc nhìn của mình, tôi tin chắc rằng dù có mất đi hầu hết tài sản hàng nghìn tỉ
của mình, họ vẫn có thể có cuộc sống thoải mái, sang trọng hơn hầu hết dân
thường, nếu xét theo tiêu chuẩn vật chất cơ bản: đủ ăn, đủ mặc, có chỗ ở tốt, con
cái được học hành tử tế. Không có lý do gì khiến họ phải bạc tóc hay mang trọng
bệnh vì stress, hoặc tệ hơn là tự tử, từ bỏ cuộc sống. Vậy mà không ít người đã rơi
vào tình cảnh này khi chứng kiến cơ nghiệp sụp đổ. Tôi cho rằng lỗi ở đây chính là
tại cái thước đo thành công với hai đầu Danh Lợi đã phang cho họ những đòn chí
tử.

Khá đông doanh nhân sau khi rơi tự do, đã cố tìm tới cửa Phật, chốn thiền môn,
mong sao tìm được sự bình yên trong tâm. Thật thú vị khi nhìn/nghe những người
đã từng tin theo vô số cái thước, giờ đây cố gắng hướng mình vào tinh thần vô ái –


không còn tham dục, nhận thức tính vô thường và vô nghĩa của cuộc sống, thoát
khỏi những thước đo ảo tưởng. Cho tới giờ phút khủng hoảng suy sụp nhất của đời
người, ta mới nhận ra giá trị thực sự của Bình an – Yêu thương và Hạnh phúc. Có
hàng ngàn tỉ đồng mà trong lòng lo lắng không yên, có hàng trăm người xúm xít
xung quanh mà không ai yêu thương mình thực sự, và những giây phút hạnh phúc
tự tại mỗi ngày một hiếm hoi. Liệu trong lòng quý vị có cảm thấy mình thực sự
Thành công?
Các bậc thầy tôn giáo và tâm linh lớn trên thế giới đều khẳng định: Đau khổ đến khi
ta bắt đầu so sánh mình với người khác. Có lẽ đó cũng là một lời cảnh tỉnh chúng ta
rằng, hãy cảnh giác với những cái thước. Theo Phật giáo, con đường sống, làm
việc, cũng chính là con đường giúp ta hoàn thiện những giá trị cốt lõi của con người,
và thước đo bền vững nhất cho sự thành công của một người chính là niềm hạnh
phúc họ tìm thấy trong cuộc hành trình.



×