Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

0 (xem thử) đề thi thử năm 2017 số 3 thầy thành moon vn có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.02 KB, 15 trang )

THẦY THÀNH - MOON.VN

ĐỀ THI THỬ LẦN 1 THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC

(Đề thi có 40 câu / 6trang)

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Đề số 3
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52;
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.
Câu 1. Một hợp chất hữu cơ X có CTĐGN là C4H4O tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH 13,333%. Sau
phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thì phần hơi chỉ có H2O có khối lượng 76,4 gam,
còn lại chất rắn Z có khối lượng 21,2 gam. CTCT thu gọn của X là (biết X có chứa vòng benzen)
A. HCOOC6H4CH3

B. HCOOCH2C6H5

C. CH2=CH-C6H3(OH)2

D. CH3COOC6H5

Câu 2. Số đồng phân amin bậc 1, mạch thẳng có công thức phân tử C5H13N là
A. 1

B. 2

C. 3


D. 4

Câu 3. Những vật bằng nhôm hằng ngày tiếp xúc với H2O dù ở nhiệt độ cao cũng không phản ứng với
H2O vì bề mặt của vật có lớp màng:
A. Al2O3 rất mỏng bền chắc không cho H2O và khí thấm qua.
B. Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho Al tiếp xúc với H2O và khí.
C. Hỗn hợp Al2O3 và Al(OH)3 bảo vệ Al.
D. Al tinh thể đã bị thụ động với khí và H2O.
Câu 4. Các khí thải công nghiệp và của các động cơ ô tô, xe máy... là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa
axit. Những thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là
A. SO2, CO, NO.

B. SO2, CO, NO2.

C. NO, NO2, SO2.

D. NO2, CO2, CO.

Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng sau:
Y1 
→ Z1 
→ T1 (axit pricric)
+ NaOH dö
X 


Y2 
→ Z2 
→ T2 
→ poli (metyl acrylat)


Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=C(CH3)-COOC6H5.

B. CH2=CH-COOC6H5.

C. C6H5COOCH=CH2.

D. CH2=C(CH3)-COOCH2-C6H5.

Câu 6. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với
dung dịch AgNO3 ?

Trang 1


A. Zn, Cu, Mg

B. Al, Fe, CuO

C. Fe, Ni, Sn

D. Hg, Na, Ca

Câu 7. Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử là CH6O3N2 và C3H12O3N2. Cho 6,84 gam X
phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH, thu được V lít hỗn hợp Y (gồm 3 khí) và dung dịch Z
chỉ chứa các chất vô cơ. Nếu cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Z thì có 0,896 lít (đktc) khí thoát ra.
Nếu hấp thụ hoàn toàn V lít hỗn hợp khí Y vào dung dịch HCl dư thì khối lượng muối thu được là
A. 7,87 gam.


B. 7,59 gam.

C. 6,75 gam.

D. 7,03 gam.

Câu 8. Hoà tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng 20% (vừa đủ). Sau
phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam. Nồng độ % của MgSO4 có trong dung dịch sau
phản ứng là
A. 19,76%

B. 11,36%

C. 15,74%

D. 9,84%

Câu 9. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Khi đun nóng fructozơ với Cu(OH)2/NaOH thu được kết tủa Cu2O
(b) Fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(c) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
(e) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, khi đun với dung dịch H2SO4 loãng thì sản phẩm thu được
đều có phản ứng tráng gương.
(g) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm xenlulozơ và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được
một loại monosaccarit duy nhất.
Số phát biểu đúng là:
A. 5

B. 3


C. 6

D. 4

Câu 10. Hợp chất X có công thức phân tử C 6H8O6. X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:3 và phản ứng
với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ mol 1 : 6. X không phản ứng với NaHCO3. Có các kết luận sau:
(1) X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2/OH- khi đung nóng.
(2) X có chứa nhóm chức axit cacboxylic.
(3) X có chứa nhóm chức este.
(4) X có nhóm chức anđehit.
(5) X là hợp chất đa chức.
(6) X có chứa liên kết ba đầu mạch.
Số kết luận đúng về X là
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 11. Cho dung dịch lòng trắng trứng vào hai ống nghiệm. Cho thêm vào ống nghiệm thứ nhất được
vài giọt dung dịch HNO3 đậm đặc, cho thêm vào ống nghiệm thứ hai một ít Cu(OH)2. Hiện tượng quan
sát được là
A. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu tím.
B. Ống nghiệm thứ nhất có màu xanh, ống nghiệm thứ hai có màu vàng.

Trang 2



C. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu đỏ.
D. Ống nghiệm thứ nhất có màu nâu, ống nghiệm thứ hai có màu vàng.
Câu 12. Đốt cháy hồn tồn a mol một peptit X tạo thành từ aminoaxit no mạch hở (chỉ có 1 nhóm –
COOH và 1 nhóm –NH2) thu được b mol CO2; c mol H2O và d mol N2. Biết b – c = a. Thủy phân hồn
tồn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy dư gấp đơi so với lượng cần thiết) rồi cơ cạn dung dịch sau
phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị của m là
A. 60,4

B. 76,4

C. 30,2

D. 38,2

Câu 13. Trường hợp nào sau đây được coi là mơi trường chưa bị ơ nhiễm ?
A. Nước trong ruộng lúa có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
B. Nước thải từ các bệnh viện, trạm xá, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh.
C. Khơng khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% CO2, H2O, H2.
D. Trong đất chứa các độc tố như asen, sắt, chì,... q mức cho phép.
Câu 14. Cho aminoaxit no, mạch hở, có cơng thức CnHmO2N. Mối quan hệ giữa n với m là
A. m = 2n

B. m = 2n + 1

C. m = 2n + 2

D. m = 2n + 3

Câu 15. Cho m gam hỗn hợp Al và K vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn, thu được

17,92 lít khí H2 (đktc) và 2,7 gam chất rắn khơng tan. Giá trị của m là
A. 15,9.

B. 29,1.

C. 41,1.

D. 44,5.

Câu 16. Cho hỗn hợp gồm 25,6 gam Cu và 23,2 gam Fe3O4 tác dụng với 400 ml dung dịch HCl 2M cho
đến khi phản ứng hồn tồn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư thu
được m gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 114,8

B. 32,4

C. 147,2

D. 125,6

Câu 17. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH lỗng vào mỗi dung dịch sau: Fe2(SO4)3, ZnSO4, Ca(HCO3)2,
AlCl3, Cu(NO3)2, Ba(HS)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 4.

B. 6.

C. 3.

D. 5.


Câu 18. Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
điện phân
→ 2X2 + X3↑+ H2↑
2X1 + 2H2O 
có màng ngăn

X2 + Y1 → X4 + Y2 + H2O
2X2 + Y1 → X5 + Y2 + 2H2O
Đốt cháy X2 trên ngọn lửa đèn khí khơng màu thấy xuất hiện ngọn lửa màu vàng tươi. X5 là chất nào dưới
đây ?
A. NaCl.

B. NaOH.

C. NaHCO3.

D. Na2CO3.

Câu 19. Để tách riêng Ag từ hỗn hợp kim loại Cu, Fe, Ag mà khơng làm thay đổi khối lượng Ag ta có thể
dùng lượng dư dung dịch nào sau đây ?
A. Fe(NO3)3.

B. Cu(NO3)2.

C. AgNO3.

D. Fe(NO3)2.

Câu 20. Phương trình hóa học nào sau đây khơng đúng ?


Trang 3


o

t
B. Mg + H2O 
→ MgO + H2.

A. 6Li + N2 → 2Li3N.
o

o

t
C. 2Mg + SiO2 
→ 2MgO + Si.

t
D. Be + 2H2O 
→ Be(OH)2 + H2.

Câu 21. Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là
A. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2

B. Fe(NO3)2 và AgNO3

C. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2


D. Fe(NO3)3 và AgNO3

Câu 22. Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các
phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu,
trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là
A. 64,05.

B. 61,375.

C. 57,975.

D. 49,775.

Câu 23. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH 3OH, HCHO, HCOOH, NH3 và các
tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (oC)

64,7

-19,0


100,8

-33,4

pH (dung dịch nồng độ 0,001M)

7,00

7,00

3,47

10,12

Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Y là NH3.

B. Z là HCOOH.

C. T là CH3OH.

D. X là HCHO.

Câu 24. Cho 17,5 gam hỗn hợp X gồm hai muối MHCO3 và M2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch
Ca(OH)2 được 20 gam kết tủa. Nếu cũng 17,5 cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư được 10 gam kết tủa.
Cho 17,5 gam X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch KOH 2M. Giá trị vủa V là
A. 0,2 lít.

B. 0,1 lít.


C. 0,15 lít.

D. 0,05 lít.

Câu 25. Cho hỗn hợp X gồm Al và Zn tác dụng với 1 lít dung dịch gồm Cu(NO3)2 1,5a mol/lít và AgNO3
2a mol/lít, thu được 59,04 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được
8,96 lít khí SO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của a là
A. 0,18.

B. 0,20.

C. 0,22.

D. 0,24.

Câu 26. Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2
mol HCl, thu được 19,1 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 14

B. 12

C. 10

D. 8

Câu 27. Glucozơ và fructozơ đều
A. làm mất màu nước brom.


B. có phản ứng tráng bạc.

C. thuộc loại đisaccarit.

D. có nhóm chức –CH=O trong phân tử.

Câu 28. Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO 3 loãng, thu được 940,8 ml khí N2O
(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Kim loại M là
Trang 4


A. Mg.

B. Fe.

C. Zn.

D. Al.

Câu 29. Cho các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch natri aluminat.
(b) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(c) Sục khí SO2 đến dư vào nước brom.
(d) Cho một mẩu Li vào bình kín chứa khí N2 ở nhiệt độ thường.
(e) Dẫn khí H2S đến dư qua dung dịch CuSO4.
(g) Rắc bột lưu huỳnh lên thuỷ ngân bị rơi vãi.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
A. 3.


B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 30. Hấp thụ 0,07 mol CO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 0,32M thu được dung dịch G. Thêm 250ml
dung dịch gồm BaCl2 0,16M, Ba(OH)2 xM vào dung dịch G thu được 7,88 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,03.

B. 0,02.

C. 0,04.

D. 0,06.

Câu 31. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(4) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.
(5) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là
A. 2.

B. 3.

C. 4.


D. 5.

Câu 32. Dãy chỉ chứa những amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng nhau là
A. Gly, Ala, Glu, Phe.

B. Gly, Val, Phe, Ala.

C. Gly, Val, Lys, Ala.

D. Gly, Ala, Glu, Lys.

Câu 33. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
B. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hexametylen điamin với axit ađipic.
C. Trùng hợp buta-1,3-đien với stiren có xúc tác Na được cao su buna-S.
D. Tơ visco là tơ tổng hợp.
Câu 34. Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu vào dung dịch 0,48 mol HNO3, khuấy đều thu được V lít hỗn
hợp khí NO2; NO (đktc) và dung dịch X chứa hai chất tan. Cho tiếp 200ml dung dịch NaOH 2M vào
dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 25,28 gam
chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V gần nhất với
A. 1,8

B. 2,7

C. 3,6

D. 5,4

Câu 35. Khi thủy phân este vinyl axetat bằng dung dịch NaOH, đun nóng thu được:


Trang 5


A. CH3COONa và CH3CHO

B. CH3COONa và CH2 =CHOH.

C. CH3COONa và C2H5OH

D. CH3COONa và CH3OH

Câu 36. Các hợp chất của crom có tính chất lưỡng tính là
A. CrO3 và K2Cr2O7.

B. Cr2O3 và Cr(OH)3.

C. Cr2O3 và CrO3.

D. CrO3 và Cr(OH)3.

Câu 37. Ancol X (MX = 88) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Y đều
chỉ có một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 16,0 gam Z cần dùng vừa đủ 12,32 lít O2 (đktc), thu
được CO2 và H2O theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 3 : 2. Mặt khác, 16,0 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8
gam NaOH trong dung dịch. Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số đồng
phân tối đa thoả mãn Z là
A. 2.

B. 3.

C. 4.


D. 5.

Câu 38. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol
Cu(NO3)2 và b mol HCl khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X được biểu
diễn như hình vẽ dưới đây:

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Tỉ lệ
a : b là
A. 1 : 6.

B. 1 : 8.

C. 1 : 10.

D. 1 : 12.

Câu 39. Cho m gam hỗn hợp X gồm lysin và valin tác dụng với HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn làm bay
hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 23,725) gam muối khan. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch
NaOH dư, kết thúc phản ứng tạo ra (m + 9,9) gam muối. Giá trị của m là
A. 52,60

B. 65,75

C. 58,45

D. 59,90

Câu 40. Trong bột Cacao và Chocolate có chứa etylphenylamin được gọi là "chocolate amphetamin" chất có tác dụng kích thích trung tâm khoái cảm của con người, giúp não tiết ra endorphin, giúp bạn cảm
thấy yêu đời hơn khi ăn Chocolate.


Trang 6


Etylphenylamin có công thức phân tử là
A. C6H7N

B. C7H9N

C. C8H11N

D. C9H13N

ĐÁP ÁN
1.C

2.C

3.A

4.C

5.B

6.C

7.C

8.B


9.A

10.C

11.A

12.A

13.C

14.B

15.B

16.C

17.C

18.D

19.A

20.D

21.C

22.A

23.B


24.A

25.C

26.C

27.B

28.D

29.B

30.D

31.B

32.B

33.C

34.C

35.A

36.B

37.D

38.C


39.C

40.C

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
Vì cô cạn Y chỉ còn nước nên loại B do còn ancol
Ta xem đáp án thì có thể suy ra X là C8H8O2
+ Nếu nhìn nhanh, A và D tương tự nhau. Vậy nên ta chọn đáp án C
+ Nếu tính toán cẩn thận
Ta thấy X td vs KOH theo tỷ lệ 1:2. Gọi số mol X là a -> số mol KOH là 2a
 mdd KOH = 840a  mH2O = 728a
+ Nếu X+KOH sinh 1 nước thì Y có m_nc=728a+18a=746a=76,4 -> a=0,1024 -> M_Z= 207
X+2KOH -> Z+H2O -> M_X=113 loại
+ Nếu X+KOH sinh 2 nước thì Y có m_nc=764a=76,4 -> a=0,1 -> M_Z=212
X+2KOH -> Z+2H2O -> M_X=136 thỏa mãn
Vậy chỉ có đáp án C là phù hợp
Trang 7


Câu 2:
Các đồng phân amin bậc 1, mạch thẳng có công thức phân tử C5H13Nlà:
CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-NH2
CH3-CH2-CH2-CH(NH2)-CH3
CH3-CH2-CH(NH2)-CH2-CH3
=>Chọn đáp án C
Câu 3:
Do có màng oxit Al2O3 mỏng, bền nên các đồ vật làm bằng nhôm dù có tiếp xúc với nước ở nhiệt độ cao
cũng không bị ăn mòn.
Chọn A

Câu 4:
Các thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là SO2, SO2, NO
Chọn C
Câu 5:
T2: CH2=CH-COOCH3  Z2: CH2=CHCOOH  Y2: CH2 = CHCOONa
T1: C6H2(OH)(NO2)3 Y1: C6H5ONa
 X: CH=CHCOOC6H5
B
Câu 6:
Cu, Hg không tác dụng với HCl → loại A. D
CuO không tác dụng với AgNO3 → loại B
Đáp án C.
Câu 7:
CH6O3N2; CH3NH3+NO3-;
Do Y có chứa 3 khí nên C3H12O3N2: (C2H5NH3+)(NH4+)CO32Khí Y gồm: CH3NH2; C2H5NH2
2HCl + Na2CO3 = 2NaCl + CO2 + H2O
nC3H12O3N2 = nNa2CO3 = nCO2 = 0,04
mCH6O3N2 = 6,84 – 0,04.124 = 1,88 (g) => nCH6O3N2 = 0,02
=> nCH3NH2 = 0,02 ; nC2H5NH2 = nNH3 = 0,04
=> nCH3NH3Cl = 0,02 ; nC2H5NH3Cl = nNH4Cl = 0,04
m muối = 0,02.67,5 + 0,04.81,5 + 0,04.53,5 = 6,75 (g)
Chọn C

Trang 8


Câu 8:
Mg: x ; Fe: y
24x + 56y = 16
 x = 0,2


⇒
=> 
16 − 15,2
= 0, 4  y = 0,2
x + y =

2
Nồng độ % của MgSO4 có trong dung dịch sau phản ứng là =

0,2.120
= 0,1136 B
15,2 + 0, 4.98 : 0,2

Câu 9:
HD: Phân tích các nhận xét về cacbohidrat:
♦ (a). Trong môi trường bazơ, fructo ↔ gluco dạng RCHO nên + Cu(OH)2/NaOH → Cu2O ( t/c andehit ).
♦ (b). không chỉ fucto hay sacca mà cả gluco, manto đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
♦ (c). -CHO hay -CO- đều có thể + H2/Ni → CH2OH nên cả fructo hay gluco đều + H2/Ni → sobitol ( C6
và 6 nhóm -OH ).
♦ (d). mono và disaccarit đều có thể hoà tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường → phức màu xanh lam đặc
trưng. chỉ có cac poli như tinh bột hay xenlulozơ không có.
♦ (e). các polisaccarit tinh bột và xenlulozơ khi thuỷ phân đến cùng ( mt axit ) thu được fructozơ và
glucozơ đều là các sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương ( + AgNO3/NH3 → Ag ↓ ).
♦ (g). saccarozơ = 1 gốc α - glucozơ + 1 gốc β - fructozơ nên khi thuỷ phân đến cùng sẽ thu được 2
monosaccarit chứ không phải duy nhất một. Do đó câu này sai.
→ Chỉ duy nhất phát biểu (g) sai. còn 5 phát biểu trên đều đúng → Chọn A.
Câu 10:
X: (HCOO)3 – C3H5 là thỏa mãn đề bài
(1) Đúng vì X có nhóm -CHO

(2) Sai, X chỉ chứa nhóm chức là este
(3) Đúng
(4) Sai
(5) Đúng, este 3 chức
(6) Sai
C
Câu 11:
Trong lòng trắng trứng có chứa polipeptit nên sẽ có các phản ứng đặc trưng của chất này:
♦ Cho vào HNO3 sẽ tạo dung dịch màu vàng
♦ Cho vào Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím.
=>Đáp án A
Câu 12:
Trang 9


b–c=a
Aa : CnH2n+1O2N  X : CxnH2nx-x+2Ox+1Nx
 xn -

2nx − x + 2
= 1  x = 4  tetrapeptit
2

X + 4NaOH = muối + H2O
nNaOH = 0,2.4.2 = 1,6, nH2O = 0,2
m tăng = mNaOH – mH2O = 1,6.40 – 0,2.18 = 60,4(g)
Chọn A
Câu 13:
HD: không khí chứa 78% N2, 21%O2, 1% CO2, H2O và H2 chưa được coi là bị ô nhiễm.
Chọn C

Câu 14:
CnHmO2N : H2NCn-1Hm-3COOH
Vì là aminoaxit no, mạch hở nên: m – 3 = 2.(n-1) + 2 -2 => m = 2n + 1
Chọn B
Câu 15:
K + H2O → KOH + 0,5H2
2Al + 2KOH + 6H2O → 2K[Al(OH)4] + 3H2
2,7 gam chất rắn không tan là Al. Dung dịch thu được chỉ chứa K[Al(OH) 4] : x mol
Vì Al còn dư nên khí H2 được tính theo K → nH2 = 0,5x + 1,5x = 0,8 → x = 0,4 mol
→ m = 0,4. 39 + 0,4. 27 + 2, 7 = 29,1 gam. Đáp án B
Câu 16:
Nhận thấy sau phản ứng thu được chất rắn Y là Cu → dung dịch X chứa FeCl2 và CuCl2
Cu : 0, 4 mol
HCl

→ Cu + Dd X

0,8 mol
 Fe3O 4 : 0,1 mol

CuCl2 : x mol
AgNO3

→ chất rắn


 FeCl 2 : 0,3 mol

 AgCl


 Ag

Bảo toàn nguyên tố Cl → nAlCl = nHCl = 0,8 mol
Chỉ có FeCl2 phản ứng với AgNO3 sinh Ag
Có nAg = nFeCl2 = 0,3 mol
→ m = mAg + mAgCl = 0,3. 108 + 0,8. 143, 5 = 147, 2 gam. Đáp án C.
Câu 17:
6 NaOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4
4NaOH dư + ZnSO4 → Na2[Zn(OH)4] + Na2SO4
2NaOH dư + Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + Na2CO3 + 2H2O
4NaOH dư + AlCl3 → Na[Al(OH)4] + 3NaCl
Trang 10


2NaOH + Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 ↓ + 2NaNO3
2NaOH + Ba(HS)2 → BaS + Na2S + 2H2O
Vậy số trường hợp thu được kết tủa là 3. Đáp án C.
Câu 18:
Đốt cháy X2 trên ngọn lửa đèn khí không màu thấy xuất hiện ngọn lửa màu vàng tươi → X2 là hợp chất
của Na
ñpmn
2NaCl + 2H2O 
→ 2NaOH + Cl2↑ + H2↑

NaOH + M(HCO3)2 → MCO3 (Y2) + NaHCO3 ( X4) + H2O
2NaOH + M(HCO3)2 → MCO3 (Y2) + Na2CO3 ( X5) + H2O
Đáp án D.
Câu 19:
Để tách riêng Ag từ hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà không thay đổi khối lượng Ag thì muối cần dùng thỏa mãn:
không phản ứng với Ag và phản ứng với Cu, Fe không tạo Ag hay kim loại nào khác

Vậy đáp án A là thỏa mãn
+ B loại vì còn dư Cu trong hỗn hợp
+ C loại vì tạo Ag nên lượng Ag thay đổi
+ D loại vì còn dư Cu, Fe trong hỗn hợp
Câu 20:
D không đúng vì Be không tác dụng với nước dù ở nhiệt độ cao
Câu 21:
Y gồm 2 kim loại là Ag và Cu
Nên trong X không có muối Ag+ , Fe3+  C
Câu 22:
Khí k màu hóa nâu trong kk là NO. Vì tỷ khối của 2 khí là 24,4 nên có 1 khí là H2
nH2 = a , nNO = b  a + b = 0,125 , 2a + 30b = 3,05  a = 0,025, b = 0,1
Vì tạo khí H2 nên NO3- phản ứng hết
nNO3- = 0,15  NH4Cl : 0,05  nZn =

0, 025.2 + 0,1.3 + 0,05.8
= 0,375
2

 m muối = mZnCl2 + nNH4Cl + nNaCl + nKCl = 64,05  A
Câu 23:

Trang 11


T là NH3 do có tính bazo, Z là HCOOH do có tính axit. Vì CH3OH có liên kết hidro liên phân tử nên
nhiệt độ sôi cao hơn HCHO -> X là CH3OH, Y là HCHO
-> B đúng
Câu 24:
nCO32- = nkt CaCl2 = 0,1  nHCO3- = 0,2 – 0,1 = 0,1

M=

17,5 − 0,1.60 − 0,1.61
= 18  M : NH4
0,3

NH4HCO3 + 2KOH  K2CO3 + NH3 + H2O
(NH4)2CO3 + 2KOH  K2CO3 + 2NH3 + 2H2O
 nKOH = 0,1.2 + 0,1.2 = 0,4  V = 0,2  A
Câu 25:
TH1: Al, Zn còn dư thì chất rắn gồm Cu, Ag và phần kim loại dư. Ta coi như chỉ còn Zn
Khi đó nCu = 1,5a, nAg = 2a, nZn = b  5a + 2b = 0,8, 312a + 6b = 59,04  Loại
TH2: Al, Zn phản ứng hết
Y gồm có Cu: x và Ag: y
64x+108y=59,04, 2x+y=0,4.2 -> x=0,18, y=0,44
Lượng Ag cũng bằng lượng Ag trong dd -> 0,44=2a -> a=0,22 -> C
Câu 26:
0,1 mol X tác dung với 2 mol HCl -> có 2 chức amino
X: CxHyOzN2 M =

m muoái − m HCl
= 118
n

 12x + y + 16z = 90
x≥32≤z≤3z=2
12x + y = 58, y ≥ 2x + 2  4 ≤ x < 5  x = 4, y = 10
Câu 27:
A sai vì fructozo không làm mất màu dung dịch Br2
B đúng

C sai vì fructozo là monosaccarit
D sai vì fructozo không có nhóm chức -CHO trong phân tử (là CO)
Câu 28:
nN2O = 0,042  ne = 0,042.8 = 0,336
Kim loại M phản ứng với HNO3 lên hóa trị n


3,024
.n = 0,336  M = 9n
M

 M: Al (n = 3)
Trang 12


Câu 29:
(a) CO2 + C6H5ONa + H2O  C6H5OH + NaHCO3
(b) Fe + H2SO4 loãng, nguội  FeSO4 + H2
(c) SO2 + Br2 + H2O  HBr + H2SO4
(d) Li + N2  Li3N
(e) H2S + CuSO4  CuS + H2SO4
(g) Hg + S  HgS
 Pư oxh khử : b, c, d, g  B
Câu 30:
nCO2 = 0,07, nNaOH = 0,08
CO2 + OH-  HCO3a

a

a


CO2 + 2OH-  CO32- + H2O
b

2b

b

 a + b = 0,07 , a + 2b = 0,08
 a = 0,06 , b = 0,01
nBa2+ = 0,04 + 0,25x , nBaCO3 = 0,04, nOH- = 0,5x
OH- + HCO3-  CO32- + H2O
 nCO32- = nOH- = 0,04 – 0,01 = 0,03 = 0,5x  x = 0,06
D
Câu 31:
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học
+ 2 điện cực khác nhau về bản chất: KL-KL, PK-KL, KL- hợp chất
+ 2 điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau
+ 2 điện cực phải tiếp xúc với dung dịch chất điện ly
Các TN thỏa mãn là (3), (5), (6)
1, 2, 4 đều k thỏa mãn đk 1
-> B
Câu 32:
Axit glutamic ( Glu) có công thức HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH có số nhóm COOH > NH2 → loại A,
D
Lysin có công thức H2N -[CH2]2-CH(NH2)-COOH → số nhóm NH2> COOH → loại C
Đáp án B.
Câu 33:

Trang 13



A sai vì trùng ngưng phenol và fomandehit mới ra poli (phenol-fomandehit)
B sai vì phản ứng là trùng ngưng
C đúng
D sai vì tơ visco là tơ nhân tạo hay tơ bán tổng hợp
Vậy chọn C
Câu 34:
nCu = 0,12
Cu(NO3 )2 : 0,12 +0,4 NaOH NaOH : x
 x + y = 0,4
→ 
X
 
 x = 0,08, y = 0,32
NaNO3 : y
 HNO3
 40x + 69y = 25,28
Tuy nhiên ở đây vẫn còn 1 TH là sau khi cho NaOH vào X, NaOH hết thu được NaNO3 và có thể
Cu(NO3)2 và HNO3 dư. Nhưng khi đó lượng NaNO2 sau khi cô cạn là 27,6>25,28 nên loại
nNaNO3 = 0,32  nHNO3 dư = 0,32 – 0,12.2 = 0,08
 nHNO3 pư = 0,4
 n khí = 0,4 – 0,12.2 = 0,16
 V = 3,584
C
Câu 35:
Este vinyl axetat có công thức: CH3COOCH=CH2
CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO + H2O
Đáp án A.
Câu 36:

Nhận thấy CrO3 là oxit axit không có tính chất lưỡng tính → loại A, C, D.
Đáp B.
Câu 37:
Gọi số mol của CO2 và H2O lần lượt là 3x và 2x mol
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng đốt cháy → mCO2 + mH2O = 16 + 0,55. 32 → 44. 3x + 18. 2x = 33,6 →
x = 0,2 mol
→ nO(Z) =

16 − 0,2.3.12 − 0,2.2.2
= 0,5 mol
16

Trong Z có C : H : O = 0,6 : 0,8 : 0,5 → công thức của Z là C6H8O5
Có nNaOH : nZ = 0,2 : 0,1 = 2: 1 → Z là este hai chức hoặc Z chứa 1 chức este 1 chức axit
Với MX = 88 → X có công thức là C5H12O hoặc C4H8O2
Thấy X là C5H8O → Z không có công thức nào thỏa mãn → loại
Với X là C4H8O2 , do Z có số O lẻ → Z là tạp chức chứa 1 chức axit , 1 chức este, 1 chức ancol
Trang 14


Vậy các đồng phân thỏa mãn là
HOOC-COOCH2-CH(OH)-CH=CH2
HOOC-COO-CH(CH2OH)-CH=CH2
HOOC-COOCH2-CH=CH-CH2OH ( cis/trans)
HOOC-COOC-C(CH3)=CH-CH2OH
Đáp án D
Câu 38:
Dựa vào đồ thị thấy tại thời điểm m-18 gam thì Mg phản ứng hết H+ và NO3- sinh ra Mg2+ và NO
Khi đó toàn bộ lượng NO3- chuyển hóa hết thành NO : 2a mol
Có nMg phản ứng = 18 : 24 = 0,75 mol

Bảo toàn electron → 0,75.2 = 2a. 3 → a = 0,25 mol
→ nH+ pư = 0,25. 8 = 2 mol → nH+ dư : b- 2 mol
Tại thời điểm m- 8 thì Mg phản ứng với Cu2+ sinh ra Cu
Tại thời điểm m- 14 thì Mg tiếp tục phản ứng với HCl dư sinh khí H2
Bảo toàn electron → nMg phản ứng =

b − 2 + 0,25.2 + 0,5.3
= 0,5b
2

Khi đó 14= 24. 0,5b - 0,25. 64 → b= 2,5
a : b= 0,25 : 2,5 = 1: 10. Đáp án C
Câu 39:
Gọi số mol của lysin (NH2-[CH2]4-CH(NH2)-COOH) và valin ((CH3)2CH-CH(NH2)-COOH) lần lượt là x,
y
Sử dụng tăng giảm khối lượng ta có hệ
36,5.(2x + y) = 23,725 x = 0,2
→

22x + 22y = 9,9
y = 0,25
→ m = 0,2. 146 + 0,25. 117 = 58,45 gam
Đáp án C.
Câu 40: C

Trang 15




×