Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thói quen ảnh hưởng việc ra quyết định của người quản lý trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.87 KB, 3 trang )

Dù được nhiều người khuyên rằng hãy làm nhiều việc để tiết kiệm thời gian.
Tuy nhiên, thực chất là việc làm nhiều công việc cùng một lúc khiến trí não
của nhà lãnh đạo bị phân tán, và họ không có đủ sự tập trung cho việc ra
quyết định hiệu quả.

Để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, bất cứ ai cũng phải ra nhiều quyết định
trong cuộc đời mình và cần có kỹ năng ra quyết định để có được những quyết định
đúng đắn và hiệu quả. Đối với các nhà lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định lại càng đóng
vai trò quan trọng bởi những quyết định của họ không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống
của họ mà còn ảnh hưởng đến các nhân viên dưới quyền và vận mệnh của tổ chức.
Luda Kopeikina – một lãnh đạo kinh doanh, học giả và tác giả nhiều kinh nghiệm đã
tiến hành các nghiên cứu về quá trình ra quyết định của các nhà lãnh đạo và đưa ra
một số kết luận trong cuốn sách “Quyết định đúng mọi thời điểm: Làm cách nào để
có được các quyết định dứt khoát và sự rõ ràng hoàn hảo?” Ông đã chỉ ra một số
thói quen tai hại ảnh hưởng đến kỹ năng ra quyết định của các nhà lãnh đạo.
Hôm nay CareerLink.vn xin giới thiệu đến các bạn những thói quen đó ngay dưới
đây:


1.Làm nhiều công việc cùng một lúc
Dù được nhiều người khuyên rằng hãy làm nhiều việc để tiết kiệm thời gian. Tuy
nhiên, thực chất là việc làm nhiều công việc cùng một lúc khiến trí não của nhà lãnh
đạo bị phân tán, và họ không có đủ sự tập trung cho việc ra quyết định hiệu quả.
Các nhà lãnh đạo giỏi hay các vận động viên xuất sắc thường có một thói quen
ngược lại rất ích lợi cho kỹ năng ra quyết định của họ: tập trung cho từng việc một.
Các vận động viên chuyên nghiệp thường biết rằng mỗi khi nguồn lực về thể chất và
tinh thần được tập trung, sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ của họ sẽ rất lớn lao.
2.Làm việc bất cứ khi nào có thể và làm việc nhiều hơn nữa
Đây cũng là một thói quen thường có của nhiều người, với suy nghĩ càng làm việc
chăm chỉ càng tốt. Thực tế lại cho thấy điều ngược lại, làm việc càng nhiều chưa
chắc sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn, mà có thể khiến hiệu quả công việc giảm sút,


thậm chí còn làm cho nhà lãnh đạo kiệt sức.
Xu thế mới hiện nay là “làm việc thông minh hơn chứ không phải chăm chỉ hơn”,
việc làm đơn giản hóa công việc khiến các nhà lãnh đạo có thể giảm bớt một số
nguồn làm phân tán suy nghĩ của họ và tập trung vào những điểm mấu chốt để ra
quyết định đúng đắn hơn. Hơn nữa, bên cạnh công việc, họ cũng cần thời gian cho
những mối quan hệ khác, cũng như thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng.
3.Luôn cạnh tranh với người khác
Một số nhà lãnh đạo thường ra các quyết định dựa trên sự cạnh tranh với ai đó, có
thể là doanh nghiệp đối thủ hoặc một nhà lãnh đạo khác. Sự cạnh tranh có thể mang
lại một số điểm tích cực nhất định, nhất là động lực để phấn đấu. Tuy nhiên, nếu liên
tục sử dụng thói quen này để đo lường tiến độ công việc thì cái nhà lãnh đạo nhận
được thường là những cảm xúc căng thẳng, tiêu cực do chạy theo các mục tiêu
nằm ngoài sự kiểm soát, trong khi lại bỏ qua nội lực bên trong hay mục tiêu riêng
của tổ chức.
4.Ra quyết định trong khi cảm xúc lên cao


Cảm xúc là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc ra quyết định, là
yếu tố thúc đẩy hành vi của con người. Tuy nhiên, với thói quen ra các quyết định
khi trạng thái cảm xúc không kiểm soát được sẽ khiến các nhà lãnh đạo nhiều khi
phải hối hận với quyết định của mình. Khi cảm xúc lên cao, dù là tích cực hay tiêu
cực (quá lo lắng hay quá tức giận hay quá phấn khích…) thì cũng sẽ hạn chế khả
năng suy xét vấn đề của con người, khiến cho vấn đề được nhìn nhận không đầy đủ
và thiếu khách quan. Do vậy, nhiều người đã đưa ra lời khuyên: “Đừng nên hứa lúc
đang vui và đừng ra quyết định lúc đang buồn bực/ giận dữ”.
Có thể thấy rằng kỹ năng ra quyết định là kỹ năng rất cần thiết của nhà lãnh đạo và
muốn ra được các quyết định tốt, nhà lãnh đạo phải rèn luyện để đạt được “trạng
thái của sự rõ ràng”, tức là có đủ không gian, thời gian để xem xét và đủ sự tập
trung để ra quyết định. Do vậy, bên cạnh việc tránh các thói quen tai hại nói trên, các
nhà lãnh đạo cũng nên có tạo dựng những thói quen tích cực khác như luôn xác

định mục tiêu rõ ràng, xác định bối cảnh và phạm vi của qyết định, giảm bớt sự lựa
chọn để mang lại hiệu quả ra quyết định tốt nhất.



×