Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả chỉ với 90 phút

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.99 KB, 13 trang )

Quy trình Nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả chỉ với 90 phút
Hôm nay mình sẽ chia sẻ đến bạn một quy trình nghiên cứu từ khóa SEO khá đơn giản, dễ thực hiện
và giúp bạn có thể tìm ra được nhiều hơn những từ khóa tiềm năng, thậm chí đối thủ chưa biết
đến. Và từ đó bạn dễ dàng ra quyết định cải thiện nội dung hiện có trên site hay viết thêm những nội
dung mới bao quanh các từ khóa này.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Blog mình định hướng phát triển theo mục tiêu trang bị cho các bạn đầy đủ kiến thức nền và những
thủ thuật, chia sẻ nâng cao, áp dụng thực tế xoay quanh các yếu tố quan trọng của kiến thức nền
tảng về SEO. Để đọc các bài viết tại Blog hiệu quả hơn, bạn có thể bắt đầu với việc đọc qua các bài
viết dạng “Ultimate Guide” về 3 chủ đề chính Nghiên cứu từ khóa, SEO Onpage, SEO Offpage tại
Blog.
Hôm nay tiếp tục với Nghiên cứu từ khóa, mình muốn chia sẻ với các bạn một quy trình nghiên
cứu từ khóa đơn giản hơn, giúp bạn có thể lên kế hoạch cho một dự án SEO bất kì hoặc cải thiện
nội dung của website hiện tại.
1. Thủ thuật tìm từ khóa đơn giản và tiềm năng ( 40 phút )
Kiến thức về Nghiên cứu từ khóa bạn có thể tìm rất nhiều trên mạng, với riêng mình Nghiên cứu từ
khóa là cả một lĩnh vực rộng lớn có rất nhiều thứ cần học. Trước khi đọc bài viết này mình rất mong
bạn sẽ đọc qua trước bài Hướng dẫn Nghiên cứu từ khóa toàn tập, vì với bài viết này bạn sẽ có được
một cái nhìn toàn cảnh về Quy trình nghiên cứu từ khóa bài bản trước khi áp dụng quy trình đơn
giản này .
Với Quy trình Nghiên cứu từ khóa bài bản, mình sẽ đi từ việc Nghiên cứu người dùng, Nghiên cứu
sản phẩm rồi mới đến việc tư duy từ khóa bằng kiến thức xã hội lẫn công cụ. Với riêng bài viết này,
qua kinh nghiệm làm SEO của mình, mình sẽ bày cho bạn một quy trình đơn giản hơn nhưng sẽ rất
tốt nếu bạn áp dụng được. Chỉ với 3 bước thao tác đơn giản, bạn hoàn toàn dễ dàng thực hiện chỉ
trong 40 phút ( nếu chưa quen tay, khi quen rồi thì bạn làm nhanh hơn nhiều)




Bước 1 : Nhận từ khóa cần SEO và tìm những trang ở top.



Đó giờ mình vẫn luôn nằm lòng một bài học là “Xem đối thủ làm những gì, mình cũng phải làm
được như thế và làm tốt hơn” . Áp dụng thì tùy mỗi người và tùy lĩnh vực, ở chủ đề của bài viết
này thì mình áp dụng đơn giản như sau.
Đầu tiên thì với các bạn làm SEO Freelancer hay đã có một từ khóa chủ đề sẵn, chúng ta sẽ nhờ
Google cho mình biết các anh lớn đang ở top về chủ đề/từ khóa này là gì. Điền từ khóa hoặc chủ đề
và ô Google Search và xem kết quả :

Giả sử mình đang SEO cho chủ đề về Singing và tìm cụ thể những site ở top với từ khóa
“singing tips”



Bước 2 : Phân tích xem đối thủ mạnh ở những trang nào và tối ưu những từ khóa gì.

Như hình, mình sẽ chọn phân tích 1 site bất kì ở các vị trí top, tại đây mình thử với site ở top 1. Đến
đây sẽ có 2 lựa chọn để bạn thấy cái nào thích hợp thì làm như sau :
– Lấy domain của site ở top, đi phân tích xem trang mạnh nhất của họ (có nhiều liên kết đến, lượt
share like, tương tác Social cao) là gì . Sau đó lấy trang đó đi phân tích từ khóa từ họ để có về
những từ khóa tiềm năng cho mình ( bước này sử dụng công cụ)
– Với kết quả hiển thị ra ở bước search ban đầu ( như hình ), bạn có thể dùng ngay trang đang ở top
với từ khóa đó đem vào Keyword Planner và sử dụng tính năng mọi người thường bỏ qua “Your
Landing Page” để tìm ra những từ khóa rất tốt mà đối thủ bạn chưa làm hoặc không biết đến. Ở bài
viết chi tiết về cách nghiên cứu từ khóa sử dụng Keyword Planner mình có nói qua điều này .


Có thể bạn đang thấy hơi rối ? Không sao. Mình sẽ trình bày tiếp một cách tổng quan nhất có thể để
sau khi đọc xong bạn sẽ hiểu được hướng làm này.
Lúc này, mình dùng công cụ miễn phí để check những trang mà site đối thủ
đang tập trung SEO.


Mình chọn site ở top 1 với hình kết quả khi nãy, và k-meta trả về cho mình những page mạnh nhất
của site này cùng với thống kê cụ thể là những page mạnh này tập trung tối ưu từ khóa nào.
Hoặc bạn có thể dùng Ahrefs để check đối thủ kiểu này, Ahrefs thì quá nổi tiếng trong việc dùng để
phân tích 1 site bất kì rồi nhưng nó phù hợp với những SEOer giàu hơn. Mình demo thử, với tài
khoản free và khá bất tiện vì họ giới hạn kết quả trả về.


Truy cập Ahrefs.com và chọn tính năng Site Explorer sau đó nhập vào site bạn muốn SPY

Ahrefs tài khoản free trả về cho mình 5 page mạnh nhất của site này có thể thấy các page này có
lượt tương tác rất ấn tượng, không hiển thị luôn từ khóa mà họ tối ưu cho trang như k-meta nhưng
thủ thuật tiếp theo sẽ giúp bạn tìm được gợi ý từ khóa từ các trang này của họ.


Bước 3 : Sử dụng Keyword Planner tìm từ khóa từ đối thủ

Tiếp theo, quay lại với tính năng Your Landing Page của công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí
Google Keyword Planner, mình sẽ dán URL của một page mạnh bất kì trong số các page mà mình
tìm được khi thao tác tại k-meta. Giả sử mình lấy kết quả số 2 với từ khóa “tip on singing” của họ.


Search với từ khóa mục tiêu và URL mạnh của site mà bạn đã check được
Sau khi nhập vào Keyword Planner và nhấn Get Ideas, bạn có 2 lựa chọn, phân tích ở mục “Ad
Group Ideas” theo cách mà ở bài viết trước mình đã giới thiệu hoặc sử dụng Keyword Ideas để tìm
từ khóa theo Search Volume mong muốn.


Đến đây bạn đã có thể tìm được những từ khóa rất tốt để bổ sung vào danh sách từ khóa hiện tại.
Bạn hãy cứ lặp lại quy trình này cho đến khi tìm được bộ từ khóa ưng ý nhất.

2. Xem xét tối ưu lại những page hiện tại hay tạo thêm nội dung mới cho site (20 phút)
Sau khi đã có bộ từ khóa ngon lành tìm được ở phần 1, cách làm tiếp theo là bạn sẽ đi check với
từng từ khóa ấy, top 10 là những site nào.
Việc kiểm tra từng từ khóa để xem site nào đang ở top với từ đấy thì rất đơn giản, chỉ dùng Google
Search thôi. Mình sẽ bày thêm cách các bạn xác định được những trang nào đang ở top 10 mà bạn
có khả năng vượt qua họ.


Tiêu chí 1 : Nội dung.

Khi search từ khóa, bạn có thể thấy hiện nay một số site ở top từ khóa đấy nhưng khi click vào thì
nội dung trên trang lẫn nội dung tổng thể của site khiến bạn khá thất vọng. Hay nói chính xác là nội
dung quá mỏng không thỏa được nhu cầu người dùng.
Những site này đứng được ở top là nhờ những yếu tố sau : tuổi thọ của domain (cái này rất phổ
biến, nhiều site nội dung chả có gì nhưng lập từ cách đây 4-5 năm nên nó trụ top khá vững), có đầu
tư hệ thống site vệ tinh.
Nhưng, với xu hướng của Google hiện nay sau những lần cập nhật, thì bạn có thể tự tin rằng nếu
bạn đầu tư vào xây dựng nội dung cho site, cụ thể là mỗi bài post mà bạn publish ra thì hãy đảm
bảo đừng ít hơn 1500 từ. Hãy viết nội dung cho thỏa mãn người dùng trước rồi tối ưu Onpage sau
để thân thiện với bọ Google.
Cụ thể các bài hướng dẫn toàn tập ở site mình, ví dụ với riêng bài nghiên cứu từ khóa A-Z, blog
mình chưa đi 1 backlinks nào cả nhưng từ khóa “hướng dẫn nghiên cứu từ khóa” mình đã vào top
10.



Không phải là chỉ cần nội dung dài là đủ. Chúng ta còn nhiều thứ khác cần quan tâm nhưng ở đây
mình muốn nói rằng, thời gian qua các site đứng top phần lớn chưa chú trọng nội dung. Content họ
rất mỏng, đây là cơ hội tốt cho bạn.



Tiêu chí 2 : Sử dụng Open Site Explorer của Moz để kiểm tra độ mạnh của đối thủ.

Để kiểm tra độ mạnh Authority của các site thì đến hiện tại mình nghĩ công cụ Open Site Explorer
là phù hợp nhất. Với cách check từ khóa và tìm ra list top 10 đứng đầu, bạn dễ dàng check được các
page đó có DA, PA, các thứ mạnh yếu ra sao kết hợp với các yếu tố chuẩn SEO khác mà tìm cơ hội
vượt qua họ.
Bạn có thể trải nghiệm tính năng miễn phí này tại đây />TIPS :
Khi check đối thủ, bạn hãy check với nhiều từ khóa khác nhau, nếu kết quả trả về đều là những
trang tương tự nhau về mặt nội dung thì một tin vui cho bạn, bạn không cần phải lên kế hoạch SEO
cho gần hết những từ khóa ấy. Với thuật toán LSI (Latent Semantic Indexing) của Google, những
trang này được xem là như nhau và thủ thuật cho bạn đó là hãy tạo ra những nội dung chủ đạo
(Power Page) cho site, bao quanh các từ khóa này.
Khi đó, bạn có thể yên tâm vì với những truy vấn từ khóa ấy, kết quả của bạn đều sẽ hiện ra. Mình
sẽ có những bài viết tiếp theo về loại thuật toán này của Google.
3. Sử dụng Social Network để ra quyết định chọn từ khóa hiệu quả hơn (30 phút)
Đa phần mọi người dùng Mạng xã hội để giải trí, thư giãn. Tuy nhiên với người làm Marketing và
cụ thể là SEO, quan trọng là SEO hiện nay là đáp ứng người dùng thì bạn phải biết cách tận dụng
các trang mạng xã hội lớn.
Mình làm MMO với thị trường nước ngoài nên mình dùng Twitter khá nhiều. Các bạn làm SEO cho
website Việt thì áp dụng cách này với Facebook hoặc các trang diễn đàn về chủ đề bạn SEO.
Cách ứng dụng thì mình nghĩ mỗi người nên có những sáng tạo riêng, tại blog mình thì các bài viết
về kiểu hướng dẫn, chia sẻ này mình đều sẽ trình bày dưới dạng cách tư duy, cách làm nền tảng để
bạn sáng tạo áp dụng riêng cho bản thân.
Lấy ví dụ ngay với mạng xã hội Twitter, người nước ngoài họ dùng Twitter cực phổ biến. Hay các
trang hỏi đáp như Quora và Stackoverflow… Với Twitter, giả sử khi mình đang muốn ra quyết định
SEO cho từ khóa về singing tips hoặc mình đang muốn xác định từ khóa dài nào chính xác đang là
nhu cầu của nhiều người quan tâm ( website bán sản phẩm thì đương nhiên bạn cần có traffic tiềm
năng rồi). Khi đó mình sẽ search với từ khóa đấy trong Twitter, đặc biệt Twitter có tính năng search
với hashtag, bạn nên tận dụng điều này.

Với các trang hỏi đáp và Forum cũng thế, những gì mà mọi người tạo chủ đề tại các trang này và
diễn đàn, là những vấn đề mà họ quan tâm và đó cũng là những Long-tail-keyword tiềm
năng của bạn. Sau khi đã xác định những gì người dùng cần, việc còn lại của bạn chỉ còn cố gắng
sản xuất ra nội dung bao quanh từ khóa ấy, tối ưu nó và thỏa mãn nhu cầu của họ.
Bước cuối cùng này khá đơn giản nhưng bạn cần nghiên cứu kĩ để đảm bảo sản xuất ra nội dung với
từ khóa tối ưu đúng nhu cầu của người dùng và làm trong 30 phút có lẽ là đủ.


Trên đây là quy trình nghiên cứu từ khóa đơn giản nhưng hiệu quả chỉ mất 90 phút thực hiện sau
tầm 20 phút đọc bài này. Bạn hãy thử áp dụng hoặc rút ra một thủ thuật nhỏ nào từ đấy và bổ sung
vào cách làm SEO hiện tại.
Bí mật Nghiên cứu từ khóa cho chiến dịch SEO thành công
BÍ MẬT CỦA CÁC TỪ KHÓA SEO THÀNH CÔNG
Mình quan sát và nhận thấy, có một tình trạng rất quen thuộc của SEOer đó là từ khóa lên top
nhưng phía doanh nghiệp/ công ty chủ website họ lại không chịu trả tiền và phàn nàn, chê trách vì
họ cho rằng chúng ta SEO lên top làm gì trong khi họ không có lấy nổi một đơn hàng.
Với quan niệm cũ mà cũng của phần đông nhiều bạn làm SEO, mình thấy mọi người chỉ quan tâm
đến việc nhận từ khóa lên top và cày kéo nhiều để nó lên top mà lại bỏ qua 1 khâu rất quan trọng
khi nghiên cứu từ khóa. Những con số đo lường đó cũng không ý nghĩa gì nếu như bạn không có
nổi 1 khách hàng nào từ rất nhiều lượt truy cập đó. Vậy ngay từ đầu, chúng ta đã sai ở đâu ?
1. Sai lầm phổ biến khi thực hiện Nghiên cứu từ khóa.
Mọi người khi thực hiện nghiên cứu từ khóa, luôn quan tâm số 1 đến cái gọi là Search
Volume ( lượng tìm kiếm hàng tháng ), việc bạn quan tâm đến lượng tìm kiếm hàng tháng của từ
khóa là không sai, vì nếu từ khóa mà không có ai tìm kiếm thì mình SEO nó lên top cũng không ý
nghĩa gì.
Tuy nhiên, việc chúng ta phần đông quá chú trọng đến việc nghiên cứu Search Volume của từ khóa,
chỉ tập trung chọn những từ có lượng tìm kiếm tốt mà không dành thời gian để đào sâu nghiên cứu
vào cái gọi là “Traffic Intent” – hay hiểu đơn giản là “Ý nghĩa thương mại của từ khóa” cũng
chính là “ý định của khách truy cập” thể hiện thông qua từ khóa đó, thì dù website có lên top, bạn
cũng không có được đơn hàng.

Về “Traffic Intent – Ý định của khách truy cập” mình đã có nói qua trong bài Hướng dẫn Nghiên
cứu từ khóa toàn tập, tại đây, mình sẽ đi vào chi tiết để bạn hiểu rõ hơn về Traffic Intent thông qua
việc phân loại các kiểu “Ý nghĩa thương mại của từ khóa” và làm thế nào để bạn thực hiện tốt việc
chọn đúng từ khóa này.
2. 4 loại “ý nghĩa thương mại của từ khóa” bạn cần quan tâm.
Trong hằng hà sa số từ khóa có trên thế giới thì mình có thể gom chúng lại thành 4 loại chung nhất
và với mỗi loại, tương ứng với hình thức website mà bạn cần SEO, mình sẽ lưu ý bạn cần tập trung
hơn vào loại “ý nghĩa thương mại” của từ khóa nào.
Mình sẽ dùng thuật ngữ tiếng anh phổ biến trong SEO khi nói đến từ khóa. Mình hướng đến đối
tượng các bạn làm MMO, SEO cho trang web nước ngoài nó khó hơn nhiều so với website Việt
Nam, theo kinh nghiệm của mình là vậy.
Buy Now Keywords – Từ khóa mua hàng
Đây là những từ khóa mà chắc chắn khi người dùng Google ( mình gọi cho nhanh là Searcher luôn
nhé) thực hiện gõ vào ô Search Box thì khả năng cực cao là họ đang thực hiện hành vi mua hàng.


“Buy Now Keywords” chứa hoặc bắt đầu bằng những từ thông dụng như :
[tabs slidertype=”top tabs”] [tabcontainer] [tabtext]Tiếng Anh[/tabtext] [tabtext]Tiếng Việt[/tabtext]
[/tabcontainer] [tabcontent] [tab]


Buy



Coupon



Discount




Deal



Shipping[/tab] [tab]



Mua ( VD : Mua quần jogger kaki )



Khuyến mãi



Giao hàng nhanh Bán ( VD : nơi bán hoa hồng Đà Lạt)



Miễn phí giao hàng[/tab] [/tabcontent] [/tabs]

Ví dụ cho những từ khóa dạng Buy Now này : “Mua cây cảnh online” , “Shop đồ nam free ship” ,
“VPS Vultr Discount” , “Buy kid toy online”
Những từ khóa này có tỷ lệ chuyển đổi cực cao, có thể khi bạn thực hiện Nghiên cứu bằng Google
Keyword Planner, những từ khóa này không có lượng Search Volume tốt nhưng chắc chắn rằng, nếu
bạn thực hiện kế hoạch SEO bao quanh các từ khóa này, nó sẽ mang về cho bạn nhiều đơn hàng.

Product Keywords – Từ khóa sản phẩm
Từ khóa sản phẩm hiểu đơn giản là những tìm kiếm thể hiện cụ thể một sản phẩm nào đó, thương
hiệu hoặc dịch vụ cụ thể. Khi Searcher thực hiện gõ vào Search Box từ khóa sản phẩm, thì họ đã có
nảy sinh ý định mua hàng, tuy nhiên hành vi mua hàng của họ sẽ không đến nhanh như từ khóa mua
hàng – buy now keywords.
Từ khóa sản phẩm sẽ chứa các từ sau :
[box]


Review / Đánh giá



Best / Tốt nhất



Tên thương hiệu cụ thể ( The Face Shop, Nike…)




Sản phẩm cụ thể



Cheap / Giá rẻ




So sánh / Compare ( Comparison)[/box]

Ví dụ : khi một người dùng thực hiện search với từ khóa “asus chính hãng giá rẻ” hoặc là
“smartphone giá rẻ” , “cheap laptops” thì lúc này, họ đang tìm kiếm nơi mua hàng với phân khúc
giá rẻ phù hợp với họ.
Information Keywords – Từ khóa thông tin.
Đa phần những nội dung có hiện nay trên mạng đều bao quanh từ khóa thông tin, tuy nhiên, như
mình đã nêu ở phần Traffic Intent trong bài Nghiên cứu từ khóa A-Z thì người dùng tìm kiếm dạng
từ khóa này, họ có nhu cầu tìm hiểu về thông tin, bổ sung kiến thức nhiều hơn là ý định mua hàng.
Tuy nhiên bạn không được bỏ qua từ khóa thông tin, với xu hướng SEO tập trung vào sản xuất nội
dung, những từ khóa thông tin này sẽ trợ giúp bạn đẩy được các từ khóa có ý định mua hàng tốt lên
top.

Những từ khóa thông tin sẽ bao gồm các từ sau (cái này bạn nào làm MMO về niche site, authority
site, review site là rất quen thuộc luôn)
[box]


How to / Làm thế nào




Tutorial / Hướng dẫn



Best way to / Cách tốt nhất để




The method to / Phương pháp/ phương thức [/box]

Với loại từ khóa thông tin này, bạn hãy tìm những từ mà có lượng tìm kiếm (Search Volume) cao và
ít cạnh tranh là tốt nhất.
Từ khóa miễn phí
Mình cũng không biết nên đặt tên kiểu từ khóa này thế nào cho hay, nhưng đại khái là khi người
dùng tìm kiếm với kiểu từ khóa này thì gần như họ không có ý định mua hàng mà chỉ muốn dùng
miễn phí.
Với những website làm về review hoặc bán sản phẩm số thì sẽ gặp vấn đề này khá nhiều, những từ
khóa kiểu này sẽ có chứa những từ như :
[box]


Free / Miễn phí



Download / Tải về



… for free [/box]

Tuy nhiên, như mình đã nói xuyên suốt những bài viết của mình, quan điểm của mình là làm SEO
chính là làm Marketing, bạn không thể nào mà chỉ thành công khi chỉ biết mỗi SEO lên top, bạn
phải tận dụng mọi kiến thức, tình huống xuất hiện để biến nó thành chiến lược Marketing hiệu quả,
hỗ trợ gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Với kiểu từ khóa này, bạn có thể cân nhắc việc thực hiện một chương trình give away, tặng miễn phí
một bản dùng thử cho sản phẩm. Đưa ra các gói Combo với giá ưu đãi để kích thích mua hàng. Đây

là ý kiến của riêng cá nhân mình, bạn có thể linh hoạt áp dụng nhé.
3. Những lưu ý để chọn được từ khóa SEO hiệu quả
Sau khi đã nắm rõ 4 ý nghĩa thương mại chung nhất của từ khóa, bạn có thể tiến hành nghiên cứu
xem từ khóa nào có ý định mua hàng cao nhất.
Để thực hiện điều này thì mình có gợi ý sau :


Sử dụng Google Keyword Planer để xem giá bid Google Adwords của những từ khóa,
những từ nào giá bid càng cao, nó chính là những từ khóa có ý định mua hàng của khách
truy cập càng nhiều.

Xem thêm : Cách sử dụng Google Keyword Planner


Sử dụng search box, search từ khóa bạn muốn SEO và nếu bạn thấy nhiều quảng cáo
Adwords hiện ra tại SERPs, chứng tỏ từ khóa đó có tỷ lệ chuyển đổi từ khách truy cập thành
người mua là rất lớn.

4. Kết luận
Khi làm SEO, ngoài niềm vui khi website với từ khóa mà mình SEO lên top, hiện nay bạn cần quan
tâm hơn đến cái gọi là Tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng.


Qua việc phân tích ý định truy cập của khách hàng chứa trong ý nghĩa thương mạicủa các loại từ
khóa, bạn hãy lên kế hoạch dành nhiều thời gian hơn cho việc phân tích khía cạnh này khi bắt tay
vào SEO cho một website, để SEOers chúng ta không chỉ được xem là thợ SEO mà còn là những
người thúc đẩy doanh số cho chính website mà mình làm SEO




×