Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Để Dạy Tốt Các Bài Trong Chương Hệ Điều Hành Windows Thuộc Lớp Nghề Tin Học Khối 11 _ www.bit.ly/taiho123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 28 trang )

Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC: 2015-2016
Người thực hiện: Lưu Quang Vũ
Đề tài: Kinh nghiệm để dạy tốt các bài trong chương
Hệ điều hành Windows thuộc lớp nghề Tin học khối 11

A – MỞ ĐẦU
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết
Trong thời đại hiện nay chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của công
nghệ thông tin (CNTT) cùng với nền kinh tế trí thức. Ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển
so với các nước đi trước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phòng đều phải ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển
Ngoài ra, do công nghệ thông tin là một lĩnh vực đang phát triển rất
mạnh mẽ, những phiên bản mới của các hệ điều hành, phần mềm, thiết bị tin
học liên tiếp được phát hành trong khoảng thời gian ngắn, vì thế với vai trò là
một giáo viên phải không ngừng tìm hiểu những kiến thức, những nội dung,
những phương pháp mới có tính phù hợp để thay thế cho những nội dung lạc
hậu.
Nghề tin học văn phòng được biên soạn theo “Chương trình Giáo dục
nghề phổ thông” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2006, nhằm cung
cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để làm việc trên máy
tính. Tuy nhiên với những nội dung trên sách giáo khoa được xuất bản gần 10
năm đã và đang không còn theo kịp những kiến thức thực tế trong thời đại
mới.


Sáng kiến kinh nghiệm

1

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

Trong những năm qua tại các Trung tâm GDTX-HN trên địa bàn Tỉnh
Bình Định hoạt động dạy nghề phổ thông là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn hoạt động này
đạt có kết quả tốt thì việc ứng dụng CNTT vào Trung tâm từ công tác quản lý
đến giảng dạy môn học là hết sức cần thiết và quan trọng. Nhận thức được tầm
quan trọng này đặc biệt là đội ngũ giáo viên bộ môn tin học phải đầu tư, đổi
mới để thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình sách giáo
khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực.
Đặc biệt trong lĩnh vực tin học hệ điều hành đóng vai trò linh hồn của máy
tính, hệ điều hành luôn được thay đổi(nâng cấp) một cách thường xuyên, gần
gũi với người sử dụng máy tính. Vì thế với vai trò là giáo viên tin học phải biết
khai thác triệt để các chức năng của hệ điều hành nhằm áp dụng vào công việc
hàng ngày và truyền đạt những nội dung kiến thức đến học sinh.
Với thực trạng được nêu trên tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhằm đổi
mới một số phương pháp, nội dung ở các bài học trong chương hệ điều hành
Windows. Và đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm để dạy

tốt các bài trong chương hệ điều hành Windows thuộc lớp nghề Tin
học khối 11”.


2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
2.1. Ý nghĩa của giải pháp
- Giúp cho giáo viên bộ môn tin học của trung tâm trao đổi, học hỏi và
rèn luyện về chuyên môn đặc biệt là cập nhật thêm những nội dung mới cho
sách giáo khoa nghề tin học văn phòng và áp dụng phương pháp dạy học tích
cực cho việc soạn giảng giáo án điện tử trong chương hệ điều hành Windows
- Giúp cho học sinh tiếp thu bài học một cách khoa học hơn, trực quan
hơn, để có kỹ năng sáng tạo khi thực hiện thao tác trên nhiều phần mềm, hệ
điều hành mới.

Sáng kiến kinh nghiệm

2

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

2.2. Tác dụng của giải pháp
- Nâng cao kiến thức cho giáo viên khi giảng dạy môn tin học, đồng thời
giúp giáo viên không ngừng tìm hiểu, liên hệ thực tế những kiến thức, nội dung
mới nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm cho những nội dung cũ ở sách giáo khoa
để từ đó vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực nhằm biên soạn
những giáo án, giáo án điện tử có tính khoa học, sáng tạo và đạt được hiệu quả
cao.
- Giúp học sinh khám phá những kiến thức mới, môi trường học tập mới

từ những phần mềm mới, hệ điều hành mới, phương pháp học tập mới.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đề tài “Kinh nghiệm để dạy tốt các bài trong chương hệ điều hành

Windows thuộc lớp nghề Tin học khối 11” đã được tôi nghiên cứu trong
các năm 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015 và tiến hành trong năm học 20152016 tại các lớp nghề Tin học khối 11 (mở rộng ra cho khối 8 và khối GDTX)
tại Trung tâm GDTX – HN An Nhơn.

II- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên
cứu, tìm giải pháp của đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội dung
phương pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính
tích cực tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực
tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 1998).
Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông
tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Nhằm thực hiện mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới toàn diện về Giáo Dục và
Đào Tạo, nâng cao hiệu quả về chất lượng Giáo Dục và Đào Tạo gắn chặt với
Sáng kiến kinh nghiệm

3

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn


Năm học: 2015– 2016

mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương”, “Tiếp tục đổi mới công
tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.
Theo công văn số 1858/SGDĐT-GDCN-TX về việc hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016, ngày 11/09/2015của Sở Giáo dục và Đào
tạo Bình Định: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ
trợ đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường tập huấn chuyên môn, trao đổi
thông tin, phổ biến sáng kiến, kinh nghiệm qua mạng; xây dựng “Nguồn học
mở nhằm đổi mới theo định hướng và phát triển năng lực của học sinh.
Theo công văn số 2054/SGDĐT-VP ngày 13/10/2015 về việc hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2015 – 2016 nhấn mạnh việc
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc dạy và học;
phát huy vai trò của công nghệ thông tin vào việc quản lý giáo dục, đào tạo;
hiện đại hóa công nghệ thông tin vào trong đơn vị đặc biệt là trường học. Với
hướng dẫn này những nội dung trong chương hệ điều hành là nền tản cơ bản để
giúp giáo viên, học sinh khai thác máy tính từng bước chuyên nghiệp hơn, gần
gũi hơn nhằm hòa nhập với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.
Theo phương hướng và nhiệm vụ chung của Trung Tâm GDTX-HN An
Nhơn trong những năm học qua đều nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin, từng bước đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học theo hướng tích
cực đến từng giáo viên của Trung tâm.

1.2. Cơ sở thực tiễn học nghề Tin học tại Trung tâm GDTX-HN An Nhơn
Tại trung tâm GDTX-HN An Nhơn gồm 5 giáo viên giảng dạy bộ môn
tin học nghề phổ thông. Số lượng học sinh học nghề tin học năm học 20152016 gồm 20 lớp nghề và 846 học sinh tham gia học nghề tin học khối 11.
Riêng cá nhân tôi từ năm học 2012-2013 đến năm học 2015-2016 có số lượng
là 245 học sinh, gồm 9 lớp học nghề Tin hoc khối 11. Đa số các học sinh đăng
ký học nghề tin học đều được lãnh đạo các Trường THPT trên địa bàn Thị xã

An Nhơn định hướng và lựa chọn đều là những học sinh có học lực từ trung
bình trở lên và yêu thích nghề tin học.
Sáng kiến kinh nghiệm

4

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

Trung tâm có ba phòng tin học (một phòng đa năng dùng để phục vụ cho
các buổi thao giảng, dạy tốt; hai phòng tin học vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực
hành) được lãnh đạo trung tâm xây dựng kế hoạch lâu dài về việc trang bị
thêm các thiết bị mới, máy vi tính mới nhằm sử dụng, phục vụ cho nhu cầu
học sinh học môn tin học và các hoạt động khác có liên quan đến tin học được
đào tạo tại Trung tâm.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tin học trong nhiều năm liền và được
ban lãnh đạo Trung tâm tín nhiệm trong lĩnh vực tin học, tôi nhận thấy trong
chương hệ điều hành Windows là một chương học rất quan trọng đối với học
sinh, nếu học sinh nắm vững được kiến thức trong chương hệ điều hành
Windows thì học sinh sẽ sử dụng máy tính đạt hiệu quả cao, ngoài ra trong
xuyên suốt các bài học ở lớp nghề tin học văn phòng thì chương học này hầu
như là nền tảng cơ bản cho các chương học khác đồng thời chính là chương
học giúp học sinh khám phá những kiến thức mới trong lĩnh vực tin học. Vì
vậy với vai trò là giáo viên tin học việc thường xuyên nâng cao kiến thức,
thường xuyên trao đổi chuyên môn với những đồng nghiệp trong và ngoài đơn
vị hoặc trên phương tiện truyền thông là hết sức bổ ích nhằm rút ra những kinh

nghiệm, các phương thức đổi mới trong quá trình dạy học để nâng cao chất
lượng dạy và học. Tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra Đề tài “Kinh

nghiệm để dạy tốt các bài trong chương hệ điều hành Windows
thuộc lớp nghề Tin học khối 11” nhằm trao đổi và rút ra những kinh
nghiệm giảng dạy với các giáo viên cùng bộ môn tin học .

2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
2.1. Các biện pháp tiến hành
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản cho đề tài.
- Đổi mới những nội dung cần thiết từ các hệ điều hành phiên bản mới
cho chương Hệ điều hành Windows .
- Đề xuất một số biện pháp trong việc soạn giảng giáo án điện tử cho
chương Hệ điều hành.
Sáng kiến kinh nghiệm

5

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

2.2. Thời gian tạo ra giải pháp
Tôi đã nghiên cứu đề tài này từ năm học 2012-2013, 2013-2014, 20142015 và đã thực hiện trong đầu học kỳ 1 năm học 2015-2016 vào việc giảng
dạy ở các lớp nghề Tin học do tôi phụ trách tại Trung tâm GDTX–HN An
Nhơn.


B – NỘI DUNG
I – MỤC TIÊU
Đề tài “Kinh nghiệm để dạy tốt các bài trong chương hệ điều hành

Windows thuộc lớp nghề Tin học khối 11” nhằm mục tiêu góp phần đổi
mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất
lượng giáo dục nghề tin học.

II – MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuyết minh tính mới
1.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản
1.1.1 Khái niệm về hệ điều hành Windows
- Hệ điều hành Windows là một bộ chương trình do hãng Microsoft
sản xuất và đã không ngừng cải tiến làm cho môi trường Windows ngày càng
được hoàn thiện, tập hợp các chương trình điều khiển máy tính nhằm giúp
người sử dụng với máy tính được dễ dàng và gần gũi hơn.

1.1.2 Khái niệm về hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là hoạt động chuyên biệt của người giáo viên
nhằm tổ chức, điều khiển, triển khai, điều chỉnh quá trình lĩnh hội tri thức, rèn
luyện kỹ năng và kỷ xảo trong hoạt động học tập của học sinh để từ đó giúp
các em không chỉ lĩnh hội mà còn biết cách lĩnh hội tri thức để tạo ra sự phát
triển tâm lý, hình thành nhân cách .

1.1.3 Tin học hóa quá trình dạy học
- Với sự phát triển mạnh mẻ của công nghệ thông tin, Đảng và Nhà
nước ta đã chủ trương đưa tin học vào nhà trường, thực hiện đổi mới quá trình

Sáng kiến kinh nghiệm


6

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

dạy học hiện nay, rất nhiều phần mềm tin học đã được giáo viên tiếp nhận và
ứng dụng vào quá trình giảng dạy (vd: Powerpoint, Violet, Photoshop,
Mathtype....).
- Nhiều loại tài liệu tham khảo (Sách, thông tin trên mạng, tài liệu nước
ngoài...) giúp giáo viên khai thác thông tin cần thiết ứng dụng vào bài giảng.
- Hầu hết các trường đã được trang bị kỹ thuật như : Máy Projecter, Tivi
màn hình lớn, máy tính nhằm vào việc hỗ trợ và giảng dạy.
- Tin học hóa quá trình dạy học, giáo dục đóng vai trò cốt lõi của sự đổi
mới, cải cách giáo dục cũng như để quản lý đổi mới giáo dục.
- Tuy nhiên, tin học hóa quá trình dạy học không có nghĩa là chúng ta
cắt bỏ hoàn toàn phương pháp dạy truyền thống.

1.1.4 Khái niệm giáo án Điện tử
Là một bản kế hoạch lên lớp của giáo viên được xây dựng bằng phần
mềm tin học. Giáo án điện tử được bản thân của giáo viên đưa những ý tưởng,
nội dung bài dạy, phương pháp dạy tích cực một cách chi tiết và có lồng ghép
những phần mềm hổ trợ, hình ảnh trực quan để trình diễn trước lớp học do
mình phụ trách.

1.2 Đề xuất việc cập nhật các phiên bản mới trong chương Hệ điều
hành Windows

1.2.1 Vì sao phải cập nhật kiến thức các hệ điều hành phiên bản
mới vào công việc giảng dạy?
- Thời gian cho người dùng Windows XP không còn nhiều, Microsoft
sẽ kết thúc các hỗ trợ cho Windows XP bao gồm cả nâng cấp bảo mật. Để bảo
vệ hệ thống và tận dụng những cải tiến năng suất mà các phiên bản hệ điều
hành Windows mới hơn cung cấp, đây chính là lúc chúng ta cần phải bước lên
một bước.
- Windows 7 mạnh hơn so với hệ điều hành Windows XP truyền thống.
Cũng giống như hầu hết các phần mềm mới hiện nay, nếu chúng chạy trên
Windows 7 với các phần cứng hiện đại thì sẽ tốt hơn. Như vậy, chúng ta có
Sáng kiến kinh nghiệm

7

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

được một trải nghiệm tốt nhất khi nâng cấp máy tính đồng thời với hệ điều
hành mới.
- Tại Trung tâm GDTX-HN An Nhơn một số giáo viên đã trang bị cho
mình máy tính laptop với cấu hình mạnh nhưng vẫn quen làm việc với
WindowsXP, ngoài ra học sinh đã thường xuyên học tập tại các trường học và
các trường này cũng giảng dạy trên hệ điều hành Windows XP nên khi tiếp
xúc với hệ điều hành Windows7 thì bản thân cảm thấy bở ngở và rất ngại làm
việc trên hệ điều hành phiên bản mới vì lý do quen thuộc với giao diện
Windows XP, nhưng khi đã tìm hiểu, tiếp cận để thích nghi được với những hệ

điều hành mới, giáo viên và học sinh sẽ thấy được sự nổi trội, tiện lợi hơn về
công dụng, giao diện, và mức độ bảo mật của Windows7.
- Ngoài ra những giáo viên tin học ở Trung tâm GDTX-HN An Nhơn
việc giảng dạy chương hệ điều hành ở lớp nghề khối 11 trên nền hệ điều hành
Windows XP (vì lý do thực hiện theo phân phối chương trình và sách giáo
khoa nghề tin học khối 11 xuất bản năm 2006). Nhưng với chủ trương đổi mới
phương pháp dạy học của ngành giáo dục, việc giáo viên phải chủ động rút ra
những kinh nghiệm để cập nhật thêm những nội dung mới ngoài sách giáo
khoa từ các hệ điều hành mới là hết sức cần thiết nhằm tránh tình trạng thỏa
mãn với những kiến thức cũ mà chịu lạc hậu với những kiến thức cần thiết,
quan trọng trong thời đại mới.

1.2.2 Cập nhật nội dung giảng dạy trong chương hệ điều hành
Windows
Nghề Tin học khối 11, ở chương hệ điều hành Windows theo chương
trình phân phối gồm 14 tiết trong đó có 5 tiết lý thuyết, 9 tiết thực hành và
được giảng dạy trong 5 tuần đầu. Giáo viên thực hiện giảng dạy các bài như
sau:
- Những kiến thức cơ sở
- Làm việc với tệp và thư mục
- Một số tính năng khác trong Windows
Sáng kiến kinh nghiệm

8

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn


Năm học: 2015– 2016

- Control Panel và việc thiết đặt hệ thống
- Kiểm tra, ôn tập và thực hành tổng hợp
Để tránh dàn trãi nội dung cần cập nhật hệ điều hành phiên bản mới (đề
tài lấy Windows 7) cập nhật cho hệ điều hành phiên bản truyền thống
(Windows XP).
Nội dung trong chương hệ điều hành lớp nghề khối 11 được nêu trên về
cơ bản những kiến thức hướng dẫn cho học sinh là không mấy khác biệt, giáo
viên tin học chỉ cần cập nhật về giao diện, đường dẫn, và một số chức năng mà
hệ điều hành Windows7 khác biệt so với WindowsXP.

1.2.2.1 Về giao diện
Cửa sổ My Computer WinXP

Sáng kiến kinh nghiệm

9

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

Cửa sổ My Computer Win7

Bảng chọn Start WinXP


Bảng chon Start Win7

Cửa sổ Control Panel WinXP

Sáng kiến kinh nghiệm

Cửa sổ Control Panel Win7

10

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

Biểu tượng thay đổi thuộc tính

Biểu tượng thay đổi thuộc tính

màn hình nền trên WinXP

màn hình nền trên Win7

Biểu tượng để thiết đặt

Biểu tượng để thiết đặt

các thông số khu vực WindowsXP


các thông số khu vực Windows7

1.2.2.2 Về thao tác thực hiện
Trong chương hệ điều hành Windows lớp nghề khối 11 giữa Windows
7 với Windows XP các công dụng và thao tác thực hiện trong các bài giảng
gần như giống nhau. Ở đây tôi chỉ cập nhật thêm những vấn đề cần thiết cho
việc sử dụng Hệ điều hành Windows 7
- Ở bài Một số tính năng khác trong Windows:
+ Trong phần mở một tài liệu mới mở gần đây: Windows XP thực
hiện thao tác nháy Start/My Recent Document; với Windows 7 nháy
vào biểu tượng đại diện bên trái trên trình đơn Start.
Ví dụ:

Sáng kiến kinh nghiệm

11

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

+ Trong phần tìm một tệp hay thư mục: Windows XP thực hiện thao
tác nháy Start / Search; với Windows 7 nhập đối tượng tìm kiếm tại
Search programs and files (việc tìm kiếm ở Windows 7 sẽ tổng quan
và tiện lợi hơn)
Ví dụ:


- Ở bài Control Panel và việc thiết đặt hệ thống:
+ Trong phần thay đổi thuộc tính màn hình nền: Windows XP thực
hiện thao tác nháy Start / Control Panel / Appearance and Themes /
Display; với Windows 7 thực hiện thao tác nháy Start /Control Panel /
Appearance and Personalization / Personalization
Ví dụ:

Sáng kiến kinh nghiệm

12

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

+ Trong phần thiết đặt các thông số khu vực: Windows XP thực hiện
thao tác nháy Start / Control Panel / Date, Time, Language, and
Regional Options; với Windows 7 thực hiện thao tác nháy Start /
Control Panel / Clock Language and Region
Ví dụ:

+ Trong phần cài đặt máy in: Nếu sử dụng việc cài đặt máy in trên hệ
điều hành Windows XP thì sẽ rất hạn chế vì vậy với hệ điều hành
Windows 7 đã nâng cấp nhận diện và kết nối được rất nhiều hãng máy
Sáng kiến kinh nghiệm


13

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

in trên thế giới( tuy nhiên việc hướng dẫn cho học sinh cài đặt máy in
bằng đĩa Driver (kèm theo khi mua máy ) hoặc tải driver từ mạng
Internet là hiệu quả nhất.

- Ngoài ra tại cửa sổ Control Panel của Windows7 giáo viên cần
cập nhật thêm cho học sinh những kiến thức thực sự cần thiết
với những công việc thường ngày như:
+ Quản lý Font chữ
+ Quản lý những chương trình ứng dụng
+ Quản lý việc lưu trữ và phục hồi dữ liệu
+ Quản lý chuột
+ Quản lý phím
+ Quản lý âm thanh máy tính
+ Quản lý việc kết nối Internet

1.2.3 Một số giải pháp trong việc soạn giảng, giảng dạy các bài học
trong chương Hệ điều hành
Để đổi mới việc soạn giảng giáo án và dạy tốt được các bài học trong
chương hệ điều hành ở lớp nghề khối 11 tôi dựa trên những vấn đề sau:
Sáng kiến kinh nghiệm


14

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

* Áp dụng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới
phương pháp dạy học

* Thiết kế được giáo án dạy học tích cực phải trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu bài học
Giai đoạn 2: Lựa chọn thiết bị dạy học
Giai đoạn 3: Lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học
Giai đoạn 4: Thiết kế các hoạt động nhận thức của học sinh
* Trên cơ sở đã nắm vững việc thiết kế giáo án dạy học tích cực việc
tiếp theo là thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông
tin theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị chu đáo trước khi soạn giáo án sẽ giúp cho quá trình
thiết kế giáo án được diễn ra thuận lợi và nâng cao được chất lượng của giáo
án. Để làm được công tác chuẩn bị cần làm tốt những công việc sau:
- Tìm hiểu kỹ nội dung bài dạy để nắm được nội dung kiến thức trọng
tâm của bài dạy
- Soạn trước giáo án cho bài dạy theo cấu trúc của giáo án dạy học tích
cực.
Bước 2: Xây dựng ý tưởng cho việc thiết kế nội dung tư liệu điện tử sẽ
tích hợp vào giáo án dạy học tích cực
Sáng kiến kinh nghiệm


15

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

Ý tưởng là sự khởi nguồn của mọi sự thành công cho nên đây là bước
hết sức quan trọng. Ở bước này cần thực hiện những công việc sau:
- Hình dung toàn bộ hoạt động sư phạm sẽ diễn ra trong giờ dạy
- Căn cứ vào mục tiêu của bài học và các hoạt động trong giờ dạy đã
xác định. Trên cơ sở đó xác định xem phần nào, nội dung nào của bài dạy cần
đến sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
- Đối với những nội dung, đơn vị kiến thức cần đến sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin thì ý tưởng ứng dụng công nghệ thông tin vào đó như thế nào,
cần thiết ở mức độ nào. Để giải quyết tốt những vấn đề này phải phụ thuộc vào
trình độ tin học, năng lực sư phạm của mỗi giáo viên.
Bước 3: Thực hiện các ý tưởng trên máy (thiết kế nội dung tư liệu điện
tử)
- Xử lý chuyển các nội dung trên vào máy tính để được một giáo án dạy
học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin bằng các phần mềm dạy học
- Ý tưởng cho việc thiết kế nội dung các tư liệu điện tử tích hợp vào
giáo án dạy học tích cực là do giáo viên nghĩ ra, tuy nhiên để biến những ý
tưởng ấy thành hiện thực, tức là có thể thể hiện những ý tưởng trên máy tính
lại là một việc không hề đơn giản, bởi nó còn phụ thuộc vào trình độ tin học
của giáo viên, chức năng của các phần mềm dạy học
- Khi tiến hành thiết kế trên máy phải luôn chú ý đến yếu tố thời gian,

tính khoa học, tính sư phạm.
Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện công việc thiết kế nội dung tư liệu điện
tử
- Chạy thử nội dung tư liệu điện tử đã thiết kế được trên máy tính để
điều chỉnh những sai sót về mặt kỹ thuật và sự bất hợp lý trong thiết kế
- Cuối cùng đã hoàn thành nội dung tư liệu điện tử để tích hợp vào giáo
án dạy học tích cực cần phải có phương án sao lưu dự phòng (lưu lại trên máy
tính, lưu vào USB, CD, lưu trên mạng Internet theo dạng thư điện tử)

Sáng kiến kinh nghiệm

16

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

* Xây dựng quy trình sử dụng giáo án dạy học có ứng dụng công nghệ
thông tin.
Giáo án có thiết kế tỉ mỉ đến mấy nếu như không nắm được cách thức
sử dụng nó thì chắc chắn giờ dạy sẽ không đem lại hiệu quả và đáp ứng được
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học như mong muốn. Để giáo án sử dụng
đạt hiệu quả tôi xin đề xuất quy trình sử dụng sau:
Bước 1: Chuẩn bị cho các giờ dạy bằng giáo án dạy học tích cực có ứng
dụng công nghệ thông tin
Để tiến hành dạy học được bằng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng
công nghệ thông tin giáo viên cần phải có sự hỗ trợ của các thiết bị sau: Máy

vi tính, máy chiếu, màn chiếu, tivi màn hình lớn, loa ... Vì vậy để tiến hành
giảng dạy trong phòng học đa năng, hay phòng tin học đã có đầy đủ những
thiết bị được nêu ở trên thì chỉ cần vài phút để xác minh những thiết bị ấy vẫn
còn hoạt động tốt là được, nếu tiến hành giảng dạy ở phòng học thông thường
chưa được trang bị những sẵn những thiết bị kể trên thì phải có biện pháp
chuẩn bị trước khi vào giờ học (đặc biệt là những giờ thao giảng hoặc dạy tốt),
công việc chuẩn bị này cần phải được thực hiện nhanh và hết sức cẩn thận.
Ngoài ra trong khâu chuẩn bị giáo viên phải lường trước tình huống không
mong muốn đó là giờ dạy đang tiến hành thì bị mất điện đột ngột để có
phương án phù hợp sao cho giờ dạy vẫn tiến hành diễn ra bình thường
Bước 2: Tiến hành dạy học bằng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng
công nghệ thông tin
- Giáo viên phải luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức hoạt động
học tập cho học sinh, không được quá ỷ lại vào công nghệ. Tránh để xảy ra
tình trạng giáo viên ngồi một chỗ bấm máy và thuyết trình toàn bộ những gì
đang được chiếu. Giáo viên có thể kết hợp sử dụng bảng để phân tích, làm rõ
những kiến thức mà giáo viên chưa thực hiện được trên máy tính, đồng thời
phân tích những ý tưởng sáng tạo của học sinh.

Sáng kiến kinh nghiệm

17

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016


Bước 3: Rút kinh nghiệm sau giờ dạy bằng giáo án dạy học tích cực có
ứng dụng công nghệ thông tin
Kinh nghiệm được rút ra từ thực tiển và nhận thức là một quá trình, do
vậy làm tốt khâu rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy bằng giáo án dạy học tích
cực có ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho giáo viên tích lũy được
nhiều kinh nghiệm được hiệu quả. Trong khi họp rút kinh nghiệm cho giờ dạy
cần làm tốt công việc sau:
- Chỉ rõ những hạn chế của giờ dạy cả về mặt phương pháp và yếu tố
công nghệ
- Cách khắc phục những hạn chế có trong giờ dạy
- Đóng góp thêm những ý tưởng khác để giáo viên tham khảo
- Chỉ rõ những ưu điểm của giờ dạy để những giáo viên khác học tập và
làm theo
- Bên cạnh đó không chỉ có những giờ dạy có đồng nghiệp dự giờ thì
mới cần tiến hành rút kinh nghiệm mà công việc này phải được tiến hành ngay
sau mỗi giờ dạy. Tức là giáo viên phải biết tự rút kinh nghiệm ngay sau mỗi
giờ dạy của mình vào phần cuối của giáo án và coi đó như là một yêu cầu của
giáo án.
* Áp dụng thực tế cho việc soạn giảng giáo án điện tử trong chương hệ
điều hành Windows :
Dựa trên mô hình, giai đoạn, quy trình được nêu ở trên sau khi tôi đã thực
hiện soạn giáo án dạy học tích cực và tiến hành soạn giáo án điện tử. Với
những lý luận và phương pháp được vận dụng tôi xin giới thiệu một số hình
ảnh trong giáo án điện tử tôi đã biên soạn:
- Giao diện đầu tiên của chương hệ điều hành lớp nghề khối 11 (Hình 1)
được trình bày dưới dạng tổng quan nhằm truyền đạt đến học sinh các bài học
trong chương hệ điều hành Windows. Từ giao diện này giáo viên có thể đi vào
cụ thể từng bài học và liên hệ các kiến thức giữa các bài học khi có liên quan.

Sáng kiến kinh nghiệm


18

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

Ngoài ra ở giao diện này giúp cho giáo viên sử dụng giống như đang làm việc
trên một chương trình.

Hình 1
- Từ giao diện ban đầu tôi đã thiết kế các liên kết đến các nội dung được
thể hiện và đồng thời là bước tiếp theo để đi đến các bài học trong chương (vd:
để giảng dạy bài 2 ta chỉ cần nhấn vào nút Bài 2: Những kiến thức cơ sở).
- Giao diện bài 2 trong chương hệ điều hành Windows (Hình 2), là giao
diện để giới thiệu cho học sinh tên bài dạy và là tiền đề để xác định mục tiêu
bài học (giao diện này nhìn trực quan có vẻ đơn giản nhưng với những liên kết
đến những ví dụ minh họa tổng quan, hay những thao tác thực hiện mẫu mà
giáo án tích cực được biên soạn sẽ là bước đầu để học sinh hiểu được những
vấn đề cơ bản cần thực hiện cho bài học) đồng thời bước chuyển vào các nội

Sáng kiến kinh nghiệm

19

Giáo viên: Lưu Quang Vũ



Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

dung

cụ

thể

trong

Năm học: 2015– 2016

bài

học

tiếp

theo

của

bài

học

Hình 2
- Giao diện kiểm tra bài cũ (Hình 3) là phần được tôi thiết kế vận dụng
những kỹ năng và tình huống cần truyền đạt cho học sinh, cần minh họa thực

tế, các liên kết phải khoa học và đảm bảo các tình huống xảy ra theo giáo án
đã soạn và những kiến thức mở rộng. Ngoài ra ở giao diện này tôi đã thiết kế
thêm chức năng chấm điểm khi học sinh đã trả lời xong câu hỏi (hay thực hiện
xong những yêu cầu trên máy)

Sáng kiến kinh nghiệm

20

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

Hình 3
- Giao diện hệ thống nội dung bài học, củng cố bài học (Hình 4), (Hình 5)
là một giai đoạn giúp học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức đã học được. Trong
giao diện hệ thống bài học (Ở bài 2 này) tôi đã thiết kế một sơ đồ tư duy nhằm
hệ thống toàn bộ bài học mình đã dạy. Ngoài ra ở giao diện (Hình 5) tôi thiết
kế trò chơi ô chữ nhằm kiểm tra lại những kiến thức của học sinh và để đánh
giá được mức độ hiểu bài của học sinh (với những bài học khác trong chương
tôi có lồng ghép vào các liên kết đến chương trình trắc nghiệm violet, thiết kế
trò chơi ô chữ, hay liên kết trực tiếp đến phần mềm hay chương trình có liên
quan đến nội dung vừa học nhằm hệ thống và củng cố nội dung bài dạy)

Hình 4

Sáng kiến kinh nghiệm


21

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

Hình 5

Ngoài những giao diện trên còn rất nhiều giao diện trong giáo án
do tôi thiết kế, những phương pháp dạy học tích cực được đưa vào trong
quá trình soạn giảng giáo án đều được tôi lập kế hoạch tỉ mĩ, chi tiết,
đúng theo những mục tiêu của giáo án đề ra để truyền tải vào quá trình
soạn giảng giáo án điện tử (giáo án điện tử được thiết kế tôi luôn có
nhiều phương án dự phòng để bổ sung những nội dung mới, phương
pháp dạy học mới, những phần mềm mới...).
2. Khả năng áp dụng:
Từ năm học 2012-2013 đến nay với những kinh nghiệm được tôi nghiên
cứu ở các bài dạy ở các bài trong chương hệ điều hành lớp nghề khối 11 và đã
được tôi và các đồng nghiệp cùng bộ môn tin học thảo luận và thống nhất áp
dụng giảng dạy tại đơn vị trong và ngoài trung tâm.

3. Lợi ích có được từ đề tài:
- Giúp giáo viên không ngừng học tập và thường xuyên cập nhật kiến thức
mới nhằm bổ sung những kiến thức cũ
- Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp giáo dục nghề phổ thông
theo hướng hiện đại hóa vào giảng dạy

- Nâng cao chất lượng soạn và dạy bằng giáo án điện tử

Sáng kiến kinh nghiệm

22

Giáo viên: Lưu Quang Vũ


Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

- Giúp giáo viên xây dựng được quy trình thiết kế và xây dựng được quy
trình sử dụng cho giáo án điện tử
- Giúp học sinh tiếp nhận những kiến thức tin học cơ bản để từ đó tạo tiền
đề cho việc khám phá những kiến thức mới.

THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHI CHƯA ÁP DỤNG GIẢI PHÁP
Năm học

Số học
sinh

Kết quả kiểm tra
Giỏi

Tỉ lệ

Khá


Tỉ lệ

Trung
bình

Tỉ lệ

Yếu

Tỉ lệ

2012-2013

85

10

11,8%

34

40%

38

44,7%

3


3,5%

2013-2014

59

8

13,5%

32

54,2

18

30,5%

1

1,7%

2014-2015

55

40

72,7%


10

18,2%

5

9,1%

0

0%

THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHI ĐÃ ÁP DỤNG GIẢI PHÁP
Năm học

2015-2016

Số học
sinh

46

Sáng kiến kinh nghiệm

Kết quả kiểm tra
Giỏi

Tỉ lệ

Khá


Tỉ lệ

42

91,3%

5

10,9%

23

Trung
Tỉ lệ
bình
1

2,2%

Yếu

Tỉ lệ

0

0%

Giáo viên: Lưu Quang Vũ



Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

C- KẾT LUẬN
I. Kết luận:
Qua kết quả nghiên cứu ở trên có thể rút ra kết luận sau: Việc áp dụng

“Kinh nghiệm để dạy tốt các bài trong chương hệ điều hành
Windows thuộc lớp nghề Tin học khối 11” sẽ đem lại hiệu quả cao trong
giảng dạy; giải quyết mâu thuẩn đang rất bức xúc hiện nay về những nội dung
sách giáo khoa đã xuất bản từ nhiều năm trước, phương pháp giảng dạy chưa
thật sự đổi mới.
Ứng dụng việc đổi mới phương pháp soạn giảng giáo án, giáo án điện tử
trong chương hệ điều hành Windows giúp cho giáo viên và học sinh có điều
kiện thảo luận, trao đổi những kiến thức mới theo hướng tích cực, là tiền đề để
ứng dụng các chương còn lại của bộ môn tin học tại Trung tâm GDTX-HN An
Nhơn.
Với đề tài trên qua khảo nghiệm giảng dạy tại Trung tâm bước đầu khẳng
định hiệu quả của chuyên đề. Tuy nhiên những biện pháp tôi đưa ra chắc
không ít thiếu sót rất mong được các đồng nghiệp quan tâm, góp ý bổ sung để
có được những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong các giờ học tin học để

Sáng kiến kinh nghiệm

24

Giáo viên: Lưu Quang Vũ



Trung tâm GDTX-HN An Nhơn

Năm học: 2015– 2016

từ đó nâng cao chất lượng dạy và học các môn học khác tại Trung tâm GDTXHN An Nhơn.

II. Kiến nghị:
* Với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Cần nhanh chóng điều chỉnh nội dung sách giáo khoa nghề Tin học văn
phòng nhằm đáp ứng được những kiến thức trong thời đại mới.
* Với Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định:
- Cung cấp thêm các trang thiết bị để các Trung tâm thực hiện tốt chức
năng giảng dạy đối với công tác hướng nghiệp
- Triển khai kế hoạch tập huấn cho giáo viên nghề phổ thông nhằm trao
đổi, thảo luận để nâng cao trình độ và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học.
* Với Trung tâm GDTX-HN An Nhơn
Trong những năm học qua lãnh đạo Trung tâm GDTX-HN An Nhơn
đã có kế hoạch trang bị các thiết bị dạy học như: Tivi, máy tính, đường
truyền Internet (kết nối wifi) ...
Đề nghị trong những năm học tiếp theo lãnh đạo Trung tâm tiếp tục
trang bị thêm các thiết bị tin học nhằm phục vụ vào công tác giáo dục tại
Trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các giáo viên quản lý phòng bộ môn
có kế hoạch bảo quản và nâng cấp các thiệt bị, phần mềm tin học trong
phòng bộ môn một cách tốt nhất để tạo điều kiện cho các giờ học thực
hành tin học ngày một hiệu quả hơn.

Người viết


Lưu
Sáng kiến kinh nghiệm

25

Quang



Giáo viên: Lưu Quang Vũ


×