PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Văn thơ cổ Việt Nam – Văn học Việt Nam, từ thế kỷ X đến hết
thế kỷ XIX là những tinh hoa quý giá của văn hóa dân tộc. Nó là vốn
quý góp phần bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc, làm giàu nhân cách con
người Việt Nam trong mọi thời đại.
Văn thơ cổ là tên gọi chung cho các tác phẩm văn chương được
sáng tác trong 10 thế kỷ của văn học dân tộc từ thế kỷ X – XIX, kể cả
một số tác phẩm xuất hiện vào đầu thế kỷ XX nhưng được sáng tác
theo quan điểm thẩm mĩ, theo đặc điểm đề tài, đặc điểm ngôn ngữ của
các nhà thơ xưa như những bài thơ của Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xương… sau này.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC THƠ CỔ VIỆT
NAM THUỘC THỂ ĐƯỜNG LUẬT TRONG TRƯỜNG THPT
HIỆN NAY.
1. Thực trạng:
1
Qua thực tế giảng dạy và trao đổi cùng đồng nghiệp cũng như
tìm hiểu thực tế học sinh tôi nhận thấy: Cả thầy và trò ít nhiều gặp
khó khăn khi tiếp nhận một bài thơ cổ thuộc thể Đường luật.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra la: Làm thế nào để nâng cao chất
lượng dạy học văn thơ cổ? Làm thế nào để những em HS lớp 10 có thể
cảm nhận được những nội dung tinh túy trong các tác phẩm thơ cổ
thuộc thể Đường luật? Đó là câu hỏi đặt ra không chỉ cho bản thân tôi
mà có lẽ cho tất cả những giáo viên dạy văn có tâm huyết.
Do đó, sau một số năm trực tiếp giảng dạy, nhất là sau ba năm
dạy chương trình lớp10 , tôi muốn đưa ra một vài kinh nghiệm để
cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Ở để tài này tôi chỉ tập trung
vào việc trao đổi nội dung.
Làm thế nào để dạy tốt một bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể
Đường luật trong chương trình Ngữ văn lớp 10.
Phần nội dung đề tài gồm:
I. Cơ sở lý luận
2
II. Một số khó khăn với người dạy và học những bài thơ cổ Việt
Nam thuộc thể Đường Luật.
III. Một vài kinh nghiệm để có thể dạy tốt một bài thơ cổ Việt
Nam thuộc thể thơ Đường Luật.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc nghiên cứu SGK, SGV, tìm tài liệu tham khảo khác
- Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
- Tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu điều tra qua các tiết dạy trên
lớp
* Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Chương trình Ngữ văn 10 (phần thơ cổ Việt Nam thuộc thể thơ
Đường luật)
- Đối tượng: Học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Thị Lợi
3
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Cơ sở lý luận:
Văn thơ Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là một bộ
phận quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc gồm những tác phẩm ưu
tú của các nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, đã vượt qua những biến
cố của lịch sử qua thử thách của thời gian đến với chúng ta và hôm
nay vẫn còn nguyên giá trị.
Với nội dung nhân đạo và giá trị hiện thượng sâu sắc văn thơ cổ
cho học sinh, hình dung được đất nước, xã hội, con người Việt Nam
trong những thời đại đã qua, phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân để
bảo vệ nền độc lập của tổ quốc, bảo vệ ngôn ngữ dân tộc trong văn
học. Tác phẩm văn chương cổ thật sự là nguồn cảm hứng vô tận mà
người giáo viên dạy văn phải khai thác để bồi dưỡng tâm hồn thế hệ
trẻ. Đặc biệt những bài thơ Đường Luật này lại được sáng tác với
những ngôn từ mới mẻ, mang ý ngoài lời. Ví như: Bài “Thuật hoài”
của phạm Ngũ Lão một bài thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán
là một minh chứng tiêu biểu cho quy luật sống còn của văn chương
4
nghệ thuật: “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”(Quý tinh tuý, không cốt
nhiều).Bài thơ thể hiện vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đạt. Con
người với sức mạnh lí tưởng lớn lao cao cả, với cái tâm sáng ngời
nhân cách ;thời đại và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của hào khí
Đông A (Hào khí đời Trần). Thuật Hoài là một tia hào quang của thời
Trần, thời kỳ phục hưng của dân tộc, thời kỳ có nhiều người con anh
hùng khí phách,và tâm hồn rộng mở. Hay trong bài “Bảo kính cảnh
giới – Bài số 43” của Nguyễn Trãi viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú
Đường luật đã khiến người đọc vài nét phác họa trong bài “Bảo kính
cảnh giới – Bài số 43” về cảnh cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của
bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống, nặng lòng với nhân dân, đất nước. Và vẻ đep
trong thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, mới mẻ, đan xen câu
sáu tiếng (lục ngôn) trong bài thơ thất ngôn (bảy tiếng) .Ý tại ngôn
ngoại, đó chính là sự khó khăn không chỉ đối với người học mà cả với
người dạy là vì lẽ đó.
2. Một số khó khăn với người với người dạy và người học
những bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể Đường luật.
5
Không chỉ riêng đối với HS mà đối với một số giáo viên văn
THPT hiện nay khi tiếp cận với cá bải thơ cổ gặp rất nhiều khó khăn
về khoảng cách lớn giữa các thế hệ. Dù có là những áng thơ cổ nổi
tiếng cũng vẫn là những tiếng nói và cách nói tương đối xa lạ. Đó là
tiếng nói, cách nói của những người từng sống cách ta hàng mấy trăm
năm, họ có cách cảm, cách nghĩ, cách sinh hoạt, quan điểm thẩm mĩ,
cách trình bày, diễn đạt khác hẳn chúng ta ngày nay.
Khó khăn thứ hai mà người dạy mà người học gặp phải khi tiếp
cận một bài thơ Đường Luật là “ Hàng rào ngôn ngữ”. Ngôn ngữ trong
các tác phẩm thơ cổ có nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng, các dùng
điển tích, từ ngữ Hán Việt, thuật ngữ xưa nếu không được hướng
dẫn giải thích thì các em sẽ rất khó trong việc nắm bắt nội dung tác
phẩm. Bởi vậy, để dạy tốt một bài thơ cổ Việt Nam thể Đường Luật,
giáo viên cần nắm vững những đặc trưng thẩm mĩ của thể thơ Đường
luật. Đặc trưng thẩm mĩ và tu duy nghệ thuật của thời xưa có những
tiêu chuẩn đánh giá được quy định rõ ràng.
6
Thiên nhiên là đối tượng quen thuộc là đề tài phổ biến: Trời,
mây, sông, nước; phong, hoa, tuyết, nguyệt… đã trở thành người bạn
tâm tình, là nguồn cảm hứng của thi sĩ.
Không khí tĩnh tại, tính chất cân đối hài hòa, niêm luật chặt chẽ
là yêu cầu nghiêm ngặt trong quan niệm về cái đẹp của người xưa.
Trong một xã hội luôn lấy quá khứ là khuôn mẫu, người xưa là
mẫu mực thì việc mô phỏng quá khứ tuân theo khuôn mẫu có sẵn là
nguyên tắc sáng tạo.
Song thực tế vẫn có một số bài thơ cổ Việt Nam được sáng tác
một cách độc đáo, thể hiện được cá tính cách sáng tạo của tác giả.
Với những tính chất trên đã làm cho một số giáo viên ngữ văn và
đa số học sinh lớp 10 cảm thấy lúng túng trong việc tiếp nhận một bài
thơ cổ Đường luật. Qua quá trình học tập ở trường sư phạm và nhất là
qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi xin phép đưa ra một số kinh
nghiệm nhỏ của bản thân để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp, cùng
quan tâm khi dạy những bài thơ Cổ Việt Nam trong chương trình Ngữ
văn lớp 10 (tập 1).
7
III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ CÓ THỂ DẠY TỐT MỘT BÀI
THƠ CỔ VIỆT NAM THUỘC THỂ ĐƯỜNG LUẬT (NGỮ VĂN
10 – TẬP 1)
1. Đọc bài thơ, giải nghĩ từ khó:
Đây là một nguyên tắc chung và là bước đầu tiên phải làm để
tìm hiểu một tác phẩm thơ. Với những bài thơ Đường luật cổ càng
phải đọc kỹ nhiều lần để hiểu rõ chữ và nghĩa. Phải đọc kỹ không chỉ
riêng về văn bản mà cả phần chú thích. Phải đọc nhiều và suy ngẫm
không ngại dài, ngại khó không kiên nhẫn đọc hàng loạt chú thích sẽ
không thể hiểu nghĩa của câu, của từ được chú giải mà cốt hiểu cả
câu, cả đoạn trong đó có từ được chú giải, cốt thâu tóm ý của câu hoặc
của đoạn chứa từ đó. Từng bước có thể hiểu được cả bài việc hiểu
được nghĩa toàn bài thì mới có điều kiện để từ chỉnh thể văn bản quay
lại từng đơn vị ngôn từ cấu thành. Khi ấy việc hiểu, cảm mới được sâu
sắc.
Thời gian ở lớp có hạn nên đây là phần giáo viên phải chuẩn bị
kỹ trước khi đến lớp. Và với học sinh cũng cần hướng dẫn cho các em
8
thực hiện những thao tac này khi chuẩn bị bài ở nhà để phần nào nắm
được nội dung cơ bản của bài thơ.
Đến lớp, trước khi phân tích bài thơ vẫn hướng dẫn học sinh
đọc. Tùy từng bài cụ thể, phải hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đọc
cho âm vang bài thơ. Khâu đọc phải được chú ý ngay từ đầu giờ.
Trong khi phân tích và cả khi kết thúc. Đặc điệt, giáo viên phải tập
luyện để có giọng đọc khó phai mờ trong lòng học sinh. Có thể cho
một vài học sinh đọc trước sau khi đã hướng dẫn cách đọc cho em rồi
sau đó giáo viên đọc đúng theo ý tưởng mà tác giả gửi gắm trong bài
thơ. Giáo viên cần bố trí linh hoạt giữa đọc và giảng, tránh gò bó. Nếu
có điều kiện nên hướng dẫn các em tập ngâm thơ để tiết sau kiểm tra
bài cũ hoặc trong bài tổng kết, tiết ngoại khó. Chẳng hạn ở tiết 35 văn
bản “ Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão để giúp học sinh cảm nhận được
giá trị biểu hiện đặc sắc của bài thơ trước hết phải gợi để học sinh hình
dung được không khí lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong thời đại Lý
– Trần. Bài thơ đã thể hiện bản lĩnh khí phách của dân tộc ta.Vì vậy
giáo viên yêu cầu học sinh đọc cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch
thơ.Giọng hùng tráng, chậm rãi, ngắt nhịp 4/3
9
Sau khi cho học sinh đọc bài thơ để các em hiểu rõ chữ và nghĩa
cần cho các em hiểu được những từ khó những điển tích, điển cố (nếu
có). Trong tiết 35 bài thơ đều được viết bằng chữ Hán nên ở SGK đã
có giải thích rất kỹ về nghĩa của từng tiếng. Do đó mặc HS đã đọc và
chuẩn bị bài ở nhà nhưng đến lớp tùy từng bài, tùy từng đối tượng học
sinh mà giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc lại toàn bộ nội dung
phần giải nghĩa phiên âm tiếng Hán, từ khó hoặc yêu cầu học sinh
trình bày cách hiểu của mình về một trong số những từ khó đó nhằm
kiểm tra việc chuẩn bị bài trước ở nhà của học sinh. Đặc biệt trong
văn bản “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão cũng đã tồn tai hai cách hiểu
câu thơ thứ hai “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
Cách hiểu thứ nhất: Ba quân như hổ báo nuốt trôi trâu
Cách hiểu thứ hai: Khí thế ba quân như hổ báo át cả sao Ngưu.
Tuy nhiên cách hiểu đúng là cách thứ nhất với nghệ thuật so sánh trực
tiếp vừa diễn tả được sức mạnh vật chất, vừ nói lên được khí phách,
sức mạnh tinh thần của quân đội thời Trần. Nếu ngưu là sao Ngưu thì
trong Hán tự thường là cụm từ ngưu đẩu.Hơn nữa thôn với nghĩa nuốt
thì cách biểu hiện nuốt sao ngưu có phần gượng ép.
10
Như thế khi học sinh đã rõ được nghĩa các phiên âm chữ Hán, nghiên
cứu một số từ khó có nghĩa các em phần nào nắm được nội dung bài
thơ. Đây sẽ là cơ sở để các em đi vào phân tích bài thơ.
2. Chú ý tới những yếu tố ngoài tác phẩm:
Khi phân tích tác phẩm văn học phải bám vào tác phẩm, xong
có những điều ngoài tác phẩm không thể không biết tới bởi nó sẽ giúp
ích cho người tiếp nhận tác phẩm một cách sâu sắc hơn.
Nội dung của tác phẩm văn chương nói chung và của các bài thơ
Đường luật nói riêng thường gắn liền với nội dung của lịch sử xã hội,
mà tác phẩm ra đời. Vì vậy, khi dạy các bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể
Đường Luật để học sinh hiểu thấu đáo được nội dung tư tưởng tác
phẩm, giáo viên cần phải làm sống lại, tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử xã
hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tìm hiểu bài thơ, bởi văn
học là tấm gương phản chiếu cuộc sống xã hội hiện thực. Xã hội mà
văn học cổ ra đời khác xã hội chúng ta ngày nay. Điều đó kéo theo cả
sự khác nhau về tư tưởng dẫn đến sự chi phối trong sáng tác của nhà
thơ, nhà văn. Vì vậy, khi phân tích bài thơ Đường luật cổ giáo viên
phải gắn việc tìm hiểu tác phẩm vào điều kiện lịch sử xã hội cụ thể, đã
11
sản sinh ra tác phẩm, nhận rõ mỗi quan hệ trong tác phẩm với thời đại
với cuộc đời và tư tưởng sáng tác của tác giả.
Trở lại với văn bản “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão học sinh sẽ
hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời, cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Ngũ
Lão thong qua phần chú thích cặn kẽ và phần tiểu dẫn trong SGK.Học
sinh cần nắm là :Bài thơ“Thuật hoài” thuộc loại thơ tỏ chí, nhân vật
trữ tình bộc lộ nhận thức và tình cảm của mình về lẽ sống và ý chí noi
theo lẽ sống đó.Thời trung đại ở nước ta loại thơ nay nhiều, ý nghĩa
của nó không chỉ thuộc vào nhân cách và cảnh ngộ của nhân vật trữ
tình, mà còn phụ thuộc vào đặc điểm của hoàn cảnh lịch sử xã hội khi
bài thơ được sáng tác.
Hoặc với bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm cần cho học
sinh biết được đôi nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ ngoài
chú thích SGK:Trong bài tựa tập thơ chữ Hán Am Bạch Vân,Nguyễn
Bỉnh Khiêm viết”Tôi lúc nhỏ chịu sự dạy dỗ của gia đình, lớn lên
bước vào giới sĩ phu, lúc về già chí thích nhần dật, lấy cảnh núi non
song nước làm vui….” Câu văn đã thâu tóm những chặng đường đời
và cốt cách của Tuyết Giang phu tử.Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ngót
12
gần một thế kỷ(1491- 1585). Mãi 44 tuổi ông mới đi thi.Ông vôn
mang hoài bão kinh bang tế thế, muốn “nâng đỡ vân nước lúc ngả
nghiêng, kéo lại giang san đế kinh được vững vàng như cũ”(Cự ngao
đới sơn).Tám năm làm quan triều Mạc tận mắt chứng kiến sự hủ bại
của triều chính đương thời, ông can đảm dâng sớ xin chém mười tám
lộng thần trong đó có cả nhạc phụ của vua.Không được chấp nhận,
ông liền từ quan về sống ở quê nhà.Người ta nói vào chốn quan trường
không dễ, thoát ly nó cũng không hề dễ. Tài năng và phẩm cách của
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến ông làm được hai điều khó khăn đó.Về
ở ẩn chí sĩ vui vơi cảnh điền viên, được làm người ung dung tự tại.Vì
vậy giúp học sinh hiểu được quan niệm sống nhàn và cảm nhận được
vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hay với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” cần giúp học sinh hiểu một
số nét cơ bản về số phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc Tiểu
Thanh qua cái nhìn và cảm nhận của thiêu tài Nguyễn Du. Cảm hứng
bao trùm bài thơ nói riêng và xuyên suốt các sáng tác của Nguyễn Du
nói chung: thương xót cho số phận bất hạnh của ngưòi phụ nữ tài sắc,
sự đau đớn xót xa, tiếc nuối khi phải chúng kiến những giá trị tinh
thần cao đẹp của con người bị vùi dập.
13
3. Khám phá hình thức nghệ thuật:
Các bài thơ cổ thường dùng những hình ảnh lối nối lệ tượng
trưng, ít tả các chi tiết chân thực có trong đời sống xã hội mà thiên về
những cái không hoàn toàn xác thực, nhưng có sức gợi cảm và mang ý
nghĩa tượng trưng theo công thức có sẵn hoặc những hình thức tu từ
rất văn chương, hoa mĩ. Đây chính là đặc trưng nổi bật của “ Văn dĩ
tải đạo” (Văn chương chủ yếu tuyên truyền – giáo huấn về đạo đức
nho giáo). Vì vậy, những tác phẩm văn chương đi ngược lại những
nguyên lý đạo đức Nho giáo không được coi là mẫu mực. Những tác
phẩm thơ cổ phải thấm nhuần tính chất quy phạm của quan điểm mĩ
học phong kiến, do đó phải tuân theo những quy định hết sức nghiêm
ngặt.
Ở nội dung này tôi sẽ trao đổi về việc tìm hiểu hình thức nghệ
thuật qua văn bản thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật :Văn bản
“Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Chúng ta biết: Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật rất chặt
chẽ về kết cấu và niêm luật. Qua bốn phần: đề - thực – luận – kết, cấu
tứ của bài thơ ngày càng lộ dần theo trình tự lô gíc, có sự mở rộng và
14
nâng cao dần. Giữa “thực ”và “luận” nhiều khi ranh giới không rõ
ràng. Còn giữa “đề” và “kết” lại có quan hệ hết sức mật thiết từ hình
thức đến nội dung. Như vậy có thể dựa vào kết cấu từng phần để cắt
ngang phân tích tác phẩm rồi cuối cùng tổng hợp lại hoặc phân tích
theo mạch cảm xúc của tác giả.
Khi tiến hành phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chữ
Nôm.Có thể đơn thuần phân tích theo bố cục bốn phần: đề - thực –
luận – kết. Nhưng theo các vấn đề chủ yếu trong văn bản chúng ta
thấy rõ không theo kết cấu : đề- thực- luận – kết. Nhưng theo mạch
cảm xúc của tác giả thì chúng ta có thể có thể thể phân tích như sau:
Vẻ đẹp cuộc sống ở Bạch Vân am của Nguyễn Bỉnh Khiêm
(trong câu 1 và 2, câu 5 và 6).
Đó là cuộc sống lao động như một lão nông tri điền ở nông thôn,
một ông tiều nơi rừng núi với những công cụ lao động: đào đất, chiếc
cuốc để cuốc, xới vườn, chiếc cần câu cá. Điệp số từ một cho thấy tất
cả đã sẵn sàng, chu đáo, còn cho thấy sự ung dung, thanh thản của con
người.
15
Vốn là một quan lớn triều Mạc mà bây giờ về ở nơi rừng núi
sống một cuộc sống đơn giản như: cày ruộng, đào giếng, câu
cá….Như thế chẳng bản lĩnh lắm sao? Đó là một cuộc sống thuần hậu
tự cung, tự cấp, đó lại là cái vui thú tự nhiên
Cuộc sống này gợi nhớ cuộc sống của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
Hai nhà nho, nhà thơ lớn ở hai thế kỉ nhưng lại có hoàn cảnh một
quãng đời gần nhau và một tấm lòng, một lẽ nhân sinh rất gần.
Đó là một cuộc sống đạm bạc thanh cao. Đạm bạc mà không
khắc khổ, đạm bạc mà thanh nhã, thanh thản. Đó là cuộc sống chan
hòa với tự nhiên, với thiên nhiên.
Hai câu thơ như vẽ bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với
các cảnh sinh hoạt mùa nào thức ấy, có mùi vị, có hương sắc, nhẹ
nhàng , trong sáng.
Vẻ đẹo nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua hai câu 3-4, 7-8
Một phẩm chất quan trọng của người trí thức chân chính là luôn
có ý thức sâu sắc về sự sống, ở Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có điều đó.
Nhà thơ so sánh lối sống của mình với lối sống của người đời, và tự
nhận mình dại vì không như thói thường của thế nhân.
16
Câu thơ mang ý vị mỉa mai. Theo cách nghĩ thông thường thì
quả là khôn ngoan khi từ bỏ cuộc sống phú quý hiển vinh đến với
cuộc sống đơn sơ thanh đạm.
Nhà thơ tìm đến rượu, uống say, để chiêm bao, để nhận ra lẽ
sống, nhân cách trí tuệ. Công danh, phú quý, của cải trên đời chỉ như
một giắc mơ dưới gốc cây hòe thoảng qua, chẳng có ý nghĩa gì. Cái
tồn tại mãi, cái vĩnh hằng chính là thiên nhiên và nhân cách con người.
Tấm lòng thanh sạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm thật đối nghịch
với hiện tình đó, ông chỉ biết khinh bỉ tột độ cái xấu, cái ác. Trong
hoàn cảnh đương thời những người trí thức như Nguyễn Bỉnh Khiêm
chỉ biết lui về với lẽ sống “độc thiện kì nhân” lối sống thật đáng trân
trọng.
Như vậy, để khám phá sự sáng tạo độc đáo của tác giả trong
những bài thơ Đường luật cổ không đơn giản, nhưng không phải là
không thể thực hiện được. Tuy nhiên để học sinh có thể cảm nhận
được một cách sâu sắc, khám phá được cái hay, cái đẹp của bài thơ thì
phải dựa vào từng tác phẩm, cụ thể để khơi gợi sự tìm tòi của các em.
17
Đây là bước quan trọng để hiểu rõ, hiểu đúng về nội dung tư tưởng bài
thơ.
4. Tiến trình bài dạy trên lớp:
Kết hợp giữa những phương pháp hiệu quả của chương trình
SGK cũ và mới, bản thân tôi đã thực hiện trong các tiết dạy văn bản
nói chung, hai tác phẩm trên nói riêng thương theo trình tự sau trong
khi dạy bài mới.
I. Đọc, tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
Hướng dẫn học sinh đọc hoặc theo dõi phần chú thích về tác giả,
tác phẩm. Yêu cầu các em nêu một số nét tiêu biểu về cuộc đời, sự
nghiệp tác giả cũng như những vấn đề có liên quan đến tác phẩm. Sau
đó giáo viên cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức về tác giả,
tác phẩm mà trong SGK chưa có để học sinh hiểu thêm về tác giả, tác
phẩm dễ hơn trong quá tình phân tích, tìm hiểu tác phẩm.
2. Đọc, tìm hiểu từ khó:
18
Đây là bước quan trọng, để tìm hiểu tác phẩm giáo viên phải
hướng dẫn cặn kẽ học sinh về giọng đọc từng câu, (nếu thấy cần thiết),
cách ngắt nhịp, giáo viên đọc mẫu hoặc gọi học sinh rồi cho lớp nhận
xét. Phần đọc còn được kết hợp khi phân tích bài thơ hoặc khi củng cố
bài.
Tiếp theo hướng dẫn học sinh, tìm hiểu và giải thích từ khó để
các em hiểu nội dung bài thơ.
3. Tìm hiểu thể loại:
Học sinh căn cứ vào số câu trong bài số tiếng trong dòng thơ để
xác định đó là thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật hay thất ngôn
bát cú Đường Luật.
Từ đó định hướng cho phần phân tích tác phẩm.
4. Bố cục:
Phần này không bắt buộc, nếu giáo viên thấy cần thiết tìm hiểu
bài thơ Đường luật theo mạch cảm xúc của tác giả; có thể theo học
sinh tìm bố cục, nội dung cơ bản từng phần.
II. phân tích:
19
Như đã trình bày ở phần trên với bài thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt
Đường luật hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật có thể phân tích theo
từng câu hoặc theo mạch cảm xúc bài thơ. Còn với bài thơ thất ngôn
bát cú Đường luật cũng có thể phân tích theo hai cách: theo bố cục 4
phần (Hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết); hoặc theo
mạch cảm xúc.
Chẳng hạn với bài thơ “Cảnh ngày hè” ta có thể phân tích bài
thơ theo hai nội dung:
Bức tranh thiên nhiên
Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
Cùng với quá trình phân tích giáo viên cần chủ động sáng tạo
khi tiếp nhận những định hướng giảng dạy trong SGK và các tài liệu
tham khảo chuyển hóa vào giáo án của mình và với mỗi đối tượng học
sinh cần có những phương pháp dạy phù hợp. Giáo viên nên gắn hệ
thống câu hỏi trong phần đọc, hiểu văn bản trong quá trình giảng dạy
cho phù hợp. Đặc biệt cần có một vài câu hỏi nêu vấn đề để học sinh
tranh luận trình bày ý kiến cá nhân của mình về việc hiểu một từ, một
câu nào đó trong bài thơ để khơi gợi sự tìm tòi của các em. Chẳng hạn
20
trong bài “Đọc Tiểu Thanh kí” giáo viên có thể đưa : Tại sao Nguyễn
Du cho rằng nỗi hờn kim cổ ấy trời khôn hỏi tức là không thể hỏi trời
được? Ba chữ Trời khôn hỏi cho ta hình dung giọng điệu của câu thơ
và thái độ của tác giả như thế nào? Học sinh đưa ra ý kiến giáo viên
chốt lại vấn đề.
“Không thể hỏi trời được” vì đó là một câu hỏi mà từ xưa đến
nay chưa có lời đáp. Hỏi trời vô ích vì trời cũng bất lực không trả lời
được. Thực tế nghiệt ngã ấy vẫn cứ diễn ra.
Giọng oán trách , thể hiện thái độ bất bình của nhà thơ khi ý thức
về sự chà đạp tài năng, nhan sắc đã và đang tồn tại trong xã hội phong
kiến.
III. Tổng kết:
Để tổng kết củng cố cần hướng dẫn học sinh thâu tóm lại nội
dung tư tương và những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ theo định
hướng của phần ghi nhớ.
Gọi hai học sinh đọc phần ghi nhớ.
IV. Luyện tập:
21
Dành 5 đến 7 phút để học sinh đọc lại bài thơ, thực hiện phần
luyện tập theo yêu cầu SGK.
V. Củng cố dặn dò:
Học thuộc lòng (Đọc diễn cảm) bài thơ, tập ngâm bài thơ.
Học và chuẩn bị bài mới.
PHẦN THỨ BA- KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện đề tài này,tôi đã tiến hành khảo sát ở hai lớp của
trường qua bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) .Trong đó lớp
10A5 với 39 học sinh, lớp 10A6 với 37 học sinh. Tôi vẫn lên lớp theo
trình tự:
I. Đọc, tìm hiểu chung
II. Phân tích
III. Tổng kết
IV. Luyện tập.
22
Tôi đã thu nhận được kết quả tương đối khác nhau ở hai lớp
khác nhau.
Thứ nhất: Ở lớp 10A5 tôi chưa chú ý hướng dẫn học sinh một
cách tỉ mỉ trước khi đọc bài thơ mà chỉ hướng dẫn sao cho diễn cảm.
Kết quả cả 3 hoc sinh được gọi đọc đều chưa đạt được theo ý muốn
của tôi. Sang lớp 10A6 tôi đã chú ý hướng dẫn đọc tỉ mỉ cho học sinh
từng, từng ý. Trong đó tôi đã có chú ý cho học sinh về hoàn cảnh ra
đời của bài thơ này để các em hiểu được phần nào nỗi lòng của tác
giả. Sau đó tôi gọi một học sinh đọc theo hướng dẫn. Em này đọc có
khá hơn so với 3 học sinh lớp 10A5, nhưng vẫn chưa toát hết được
hàm ý của bài thơ. Tôi đã đọc mẫu một lần và gọi hai học sinh đọc
tiếp kết quả các em đọc rất tốt.
Thứ hai: Khi dạy lớp 10A5 về việc tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát
cú Đường Luật trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du), tôi
gọi một em đọc phần chú thích (*) trong SGK rồi yêu cầu các em về
nhà nghiên cứu. Nhưng sang tiết học sau tôi hỏi học sinh lớp 10A5:
Bài thơ này thuộc thể thơ gì? Chỉ có 21/41 học sinh giơ tay phát biểu
còn khi dạy lớp 10A6 ngoài việc yêu cầu học sinh theo dõi về thể thơ
23
thất ngôn bát cú Đường luật theo chú thích SGK tôi đã minh họa cụ
thể bằng các câu thơ trong bài về vần niên, luật, cách gieo vần, đối…
Kết quả hôm sau khi kiểm tra bài cũ cũng với câu hỏi như lớp 10A6
nhưng cả 37 học sinh đều nhận diện được bài thơ này thuộc thể thơ
thất ngôn bát cú Đường luật.
Thứ ba: Trong quá trình phân tích bài thơ mặc dù lớp 10A6 số
học sinh khá ít hơn lớp 10A5, nhưng các em làm việc rất tích cực, các
câu hỏi mà tôi đưa ra các em trả lời đa số như định hướng. Còn ở lớp
10A5 nhiều câu trả lời còn lúng túng, tôi phải đưa ra các câu hỏi gợi
mở.
Thứ tư: Tôi đã cho học sinh làm bài khảo sát 5 phút với câu hỏi
như sau:Nguyễn Du đã tự xem mình là người cùng hội cùng thuyền
với ai. Tại sao Nguyễn Du lại tự nhận như vậy?. Kết quả là:
- Lớp 10A5 có 39/39 học sinh đạt điểm trung bình trở lên trong
đó:
- Điểm 9: có 5 học sinh.
- Điểm 7,8 có 17 học sinh
24
- Điểm 5,6 có 15 học sinh
- Điểm 4 có 2 học sinh
- Lớp 10A6 có 31/ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên
trong đó:
- Điểm 9 có 2 học sinh
- Điểm 7,8 có 10 học sinh
- Điểm 5,6 có 19 học sinh
- Điểm 3,4 có 6 học sinh.
Như thế bằng một số kinh nghiệm của mình rút ra được trong
quá trình giảng dạy tôi thấy mình đã đạt được kết quả nhất định.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Trước đây, khi mới ra trường được phân dạy lớp 10 cũng với
những bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể Đường luật tôi cảm thấy việc
truyền thụ nội dung tư tưởng cũng như khám phá hình thức nghệ
thuật ở mỗi tác phẩm, tới học sinh còn hời hợt. Cả giáo viên và học
sinh còn thấy lúng túng trong những giờ học văn thơ cổ.
25