Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Những nét đặc sắc trong triết học Lão Tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.11 KB, 24 trang )

NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TRIẾT HỌC LÃO TỬ
MỞ ĐẦU

I.

Lão Tử, (khoảng thế kỷ VI tr. CN) được lịch sử Trung Hoa gọi là ông tổ
của Đạo gia. Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, Lão Tử là người sống cùng thời
với Khổng Tử. Ông người làng Khúc Nhân, Hưng Lệ, huyện Khổ, nước Sở.
Lão Tử họ Lý, tên Lý, tự là Đam, hay Bá Đương. Ông làm quan sử giữ kho
sách chứa của nhà Chu. Toàn bộ tư tưởng triết học của Lão Tử cô đọng trong
tác phẩm Đạo đức kinh, nổi bật nhất là ba vấn đề cơ bản như học thuyết về
“đạo”, tư tưởng về phép biện chứng, và học thuyết “vô vi” hay những vấn đề
đạo đức, nhân sinh, chính trị - xã hội. Trong đó, tư tưởng về “đạo” đóng vai
trò cực kỳ quan trọng trong triết học của Lão Tử. Nó là nền tảng của mọi vấn
đề khác và chi phối xuyên suốt toàn bộ học thuyết của ông.
Những nét đăc sắc trong triết học của Lão Tử được thể hiện trong tư
tưởng của ông qua các phần sau đây.
II.
1.

NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TRIẾT HỌC LÃO TỬ
Bản thể luận, từ sự quan sát sự vận chuyển của vạn vật trong thế giới. Lão
Tử đã rút ra quy luật về sự biến hóa của giới tự nhiên, đề ra học thuyết về
“đạo” để giải thích nguồn gốc hình thành vạn vật. Ông xem “đạo” là cơ sở vật
chất đầu tiên của thế giới, dùng đạo để giải thích tính vật chất là tính thống
nhất vật chất của thế giới. “Đạo” không phải là thứ vật thể đặc biệt, cố định,
nó là cái bản nguyên sâu kín, huyền diệu, là thực thể vật chất của khối “hỗn
độn”, “mập mờ”, “thấp thoáng”, không có đặc tính, không có hình thể, “Nhìn
không thấy gọi là di, nghe không thấy gọi là hi, nắm không được gọi là vi. Ba
cái đó (di, hi, vi, tức vô sắc, vô thanh, vô hình) truy cứu đến cùng không biết
gì được, chỉ thấy trộn lộn làm một mà thôi… Nó thấp thoáng , mập mở. Đón


nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi…” (Đạo đức kinh,
Chương 14). Theo Lão Tử, lúc đầu “đạo” chưa phân chia, do đó, cảm quan
của con người không cảm thấy được, nhưng nó vẫn tồn tại tuyệt đối, vĩnh
viễn, mạnh mẽ, bao khắp cả vũ trụ, có trước Trời đất, và là cái từ đó vạn vật
1


có danh tính, có hình thể sinh ra. Lão Tử viết: “Có một vật hỗn độn mà thành
trước cả trời đất. Nó yên lặng (vô thanh) trống không (vô hình), đứng một
mình không đổi (vĩnh viễn bất biến), vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng,
có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm
đặt tên nó là đạo, miễn cưỡng gọi nó là lớn (vô cùng)” (“Đạo đức kinh”,
Chương 25).
Trong triết học của Lão Tử, “đạo” không chỉ là bản nguyên nguồn gốc
của vạn vật, mà còn là con đường, là quy luật sinh thành, biến hóa của mọi sự
vật hiện tượng trong vũ trụ. Lão Tử gọi là: “đạo thường” “Đạo thường vô
danh, phác, tuy tiểu, thiên hạ mạc ăng thần dã” (Đạo vĩnh viễn không có tên,
chất phác, tuy ẩn vi mà thiên hạ không ai coi thường nó được), chính ở đây tư
tưởng biện chứng được thể hiện rõ nét, tạo nên bản sắc riêng trong triết học
của ông. Ông cho rằng, trên thế giới không có vật gì vĩnh viễn không thay
đổi, có những vật tiến lên phía trước. Từ lập trường duy vật ông cho rằng
“đạo” là phạm trù để chỉ trật tự của tự nhiên như là tính quy luật: “Nhân pháp
địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên” (Người theo quy luật
của đất, đất theo quy luật của trời, trời theo quy luật của Đạo, Đạo theo quy
luật của tự nhiên) (“Đạo đức kinh”, Chương 25). “Đạo” là trạng thái vận động
biến đổi với năng lực sản sinh vô tận ra vạn vật, nuôi dưỡng, che chở cho vạn
vật. Năng lực của “đạo” là ở chỗ “vô vi” đó là “Đạo thường vô vi nhi vô vi”
(Đạo vĩnh viễn không làm gì, mà không gì không làm) (“Đạo đức kinh,
Chương 37), thoạt tiên “đạo” có vẻ tĩnh lặng không làm gì cả, những thực ra
“đạo” không đâu là không tới, không có cái gì là không chịu ảnh hưởng của

“đạo”.
Chính nhờ năng lực sản sinh và “vô vi” mà vạn vật vận hành theo
những quy luật tất yếu. ‘Đạo” cũng giống như những nguyên lý phổ biến làm
cơ sở cho thế giới vận động. Ông còn nói rõ các quy luật vận động của tự
nhiên theo nguyên tắc: “nâng đỡ cái thấp, xét bớt chỗ thừa bù chỗ thiếu”.
Theo Lão Tử, toàn thể vũ trụ bị chi phối bở hai quy luật phổ biến là “luật
2


quân bình” và luật phản phục”. Luật quân bình luôn giữ cho vận động được
thăng bằng, theo một trật tự điều hòa tự nhiên, không có gì thái quá, không có
gì thiên lệch quá hay bất cập. “Cái gì khuyết ắt được tròn đầy, cái gì cong sẽ
được thẳng, cái gì cũ sẽ mới lại, cái gì ít sẽ được, nhiều thì mất” (“Đạo đức
kinh”, Chương 22). Theo Lão Tử, quá trình vận động, biến đổi của vạn vật
còn tuân theo luật phản phục, cái gì phát triển đến tột đỉnh rồi sẽ trở về cái đối
lập với nó, đó là “phản giả đạo chi động” (“Đạo đức kinh”, Chương 40).
Phản phục có nghĩa là vạn vật biến hóa nối tiếp nhau theo một vòng tuần hoàn
đều đặn, nhịp nhàng, bất tận như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay dổi qua
lại. Đây là quy luật bất di, bất dịch của tự nhiên. Các sự vật cứ “mập mở, thấp
thoáng”, lúc sinh, lúc tử, khi đầy, khi vơi,… dưới sự tác động của luật phản
phục. Vòng tuần hoàn biến đổi bất tận ấy của vạn vật, Lão Tử gọi là “Thiên
quân”. Phản phục còn có ý nghĩa là trở về với đạo tự nhiên, “vô vi”. Trở về
với đạo tự nhiên là trở về với cái gốc của mình, bền bỉ, lâu dài. Như vậy thì,
“không làm gì cả, mà không gì không làm”.
Lão Tử cho rằng, bất cứ sự vật nào cũng là thể thống nhất của hai mặt
đối lập vừa xung khắc với nhau vừa nương tựa vào nhau và liên hệ, ràng
buộc, và bao hàm lẫn nhau. Ông nói: “Ai cũng biết đẹp là đẹp tức là có cái
xấu, hai mặt dài ngắn tựa vào nhau mới có hình thể; hai mặt cao thấp liên hệ
với nhau mới có sự chênh lệch” (“Đạo đức kinh”, Chương 2), và “trong vạn
vật, không vật nào không cõng âm, bồng dương (“Đạo đức kinh”, Chương

42). Chính sự liên hệ, đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của sự vật
đã tạo ra mọi sự vận động, biến hóa không ngừng của vạn vật trong vũ trụ.
Theo Lão Tử, sự phát triển đến cực điểm chúng sẽ trở thành mặt đối lập với
chính nó. Do đó, “họa là chỗ tựa của phúc; phúc là chỗ náu của họa” (“Đạo
đức kinh”, Chương 58) “ít thì được, nhiều thì mất” (Chương 22 và “Gió to
không suốt sang; mưa lớn không suốt ngày” (Chương 23). “Trong thiên hạ
cái rất mềm thì làm chủ cái rất cứng” (Chương 43). “Cái gì khuyết thì được
toàn vẹn, cái gì cong thì lại thẳng, trũng lại đầy, cũ lại mới…” (“Đạo đức
3


kinh”, Chương 22). Đó là quy luật tất yếu của tự nhiên, là “đạo trời” chi phối
mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội. Bởi vậy, Lão Tử dạy mọi
người, “nếu muốn cho những sự vật nào đó suy tàn thì tạm thời làm cho nó
hung lên, để cho nó phát triển đến tột cùng, tất nhiên nó sẽ đổi sang mặt
ngược lại, muốn thu lại, hãy mở ra, muốn đoạt lấy hãy cho đi…” (Đạo đức
kinh”, Chương 36).
Những nhân tố biện chứng trong triết học Lão Tử biểu hiện năng lực
quan sát tinh vi và trình độ tư duy sắc bén của ông đối với sự vật khách quan.
Đó là sự phản ánh sự phát triển của thực tiễn đời sống và tri thức khoa học
cùng với cuộc đấu tranh giai cấp dữ dội và sự biến đổi xã hội lớn lao thời kỳ
Xuân thu – Chiến quốc. Tuy nhiên, sự đấu tranh chuyển hóa giữa các mặt đối
lập trong sự vật, hiện tượng không theo khuynh hướng phát triển, xuất hiện
cái mới, mà tuân theo vòng tuần hoàn của luật “phản phục”. Hơn nữa, Lão Tử
không chủ trương giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập,
mà ông chủ trương lấy cái tĩnh, cái “vô vi”, cái “điều hòa” để tạo thành sự
chuyển hóa, theo luật “quân bình”. Chính vì thế, phép biện chứng của ông
mất đi sinh khí của nó và mang tính chất máy móc, lặp đi lặp lại cái tính chất
tuần hoàn, buồn tẻ.
2.


Nhận thức luận, Lão Tử dùng thuyết “vô danh” và “chất phác” để giải thích
đặc điểm ấy của “đạo”. “Đạo khả đạo phi thường đạo; danh khả danh phi
thường danh. Vô, danh thiên địa chi thủy; hữu, danh vạn vật chi mẫu. (Đạo
nói được không phải đạo thường, danh gọi được thì không phải danh thường.
Vô danh là đầu Trời đất, hữu danh là mẹ của muôn vật)” (“Đạo đức kinh”,
Chương 1).; và “đạo ẩn vô danh” (đạo ẩn nấp thì vô danh)” (“Đạo đức kinh”,
Chương 41). Ông đã nhìn thấy sự khác nhau giữa cơ sở vật chất đầu tiên và sự
vật cá biệt, ông không lấy đặc tính của vật thể đặc biệt riêng rẻ để giải thích
nguồn gốc của vạn vật. “Đạo” là bản chất sâu xa, tuyệt đối, là cơ sở, do đó,
Trời đất và vạn vật sinh sống, vì thế “đạo” không thể giống với sự vật. Sự vật
sinh ra từ “đạo” có hình thể, có thể gọi tên được là “hữu”, còn “đạo” thì
4


không gọi tên được là “vô”. Nhưng vì “đạo”có thể sinh ra vạn vật, nên cũng
có thể bảo nó là “hữu”. Như vậy, “đạo” bao gồm cả hai phương diện “hữu” và
“vô” “thể”. “Vô” là thể của “đạo”, và hữu là “dụng” của “đạo”. “Đạo” là thể
thống nhất giữa “hữu” và “vô”, “thể” và “dụng”. “Đạo” có tính phổ biến, vĩnh
cửu tự nó thì bất biến, nhưng nó là động lực của tất cả mà không cần hoạt
động gì cả. Lão Tử viết: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam. Tam
sinh vạn vật” (Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba. Ba sinh ra vạn vật)
(“Đạo đức kinh”, Chương 42); “Thiên địa vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô”
(Vạn vật sinh ra từ hữu, hữu sinh ra từ vô) (“Đạo đức kinh”, Chương 40). Đó
cũng chính là quá trình phát sinh ra vạn vật từ “đạo”.
Vậy, “đạo” theo quan điểm của Lão Tử là phạm trù khái quát nó không
chỉ một sự vật, hiện tượng cụ thể hữu hình nào, mà là cái mà tất cả vạn vật
theo đó mà sinh ra, là cái tồn tại vĩnh viễn, bất biến. Vạn vật dù muôn hình,
muôn vẻ cũng chỉ là những biểu hiện khác nhau của một cái duy nhất là “đạo”
và “đạo” không tồn tại ở đâu bên ngoài các sự vật hữu hình, hữu danh, đa

dạng, phong phú vô cùng, vô tận của thế giới. Vì thế, “đạo” vừa duy nhất, vừa
thiên hình, vạn trạng; vừa biến hóa, vừa bất biến. Căn cứ vào quan điểm ấy,
Lão Tử cho rằng, Trời không phải là căn cứ tồn tại của “đạo”, mà trái lại,
“đạo” có trước thần linh. Trời đất là mẹ của thiên hạ: “Trời được một (đạo)
mà trong, đất được một mà yên, thần được một mà linh” (“Đạo đức kinh”,
Chương 39).
Ngoài đặc tính “vô danh”, “chất phác” Lão Tử còn đưa ra học thuyết
“đạo pháp tự nhiên” để giải thích bản chất của “đạo”. Ông cho rằng, “đạo”
sinh ra vạn vật không có ý chí dục vọng và cũng không có mục đích. Ông nói
đạo sinh ra vạn vật nhưng không coi vạn vật là của mình, cũng không khoe
khoang công lao của mình; “đạo” không làm chúa tể chi phối vạn vật mà
thuận theo sự phát triển tự nhiên của vạn vật. Lão Tử cố gắng tìm ra quy luật
– khách quan của sự vật phát triển và biến hóa, dạy mọi người hành động theo
quy luật tự nhiên. Nhưng, ông cho rằng, con người chỉ có thể thích ứng với
5


quy luật tự nhiên một cách bị động, đứng trước giới tự nhiên con người không
cần làm gì cả. Như vậy, ông đã dẫn con người ta đến không cần phải tích cực
đấu tranh, cải tạo tự nhiên.
Với các thuộc tính “vô danh”, “tự nhiên” hay tất yếu khách quan, phạm
trù “đạo” của Lão Tử đã đạt đến trình độ tư duy trừu tượng cao, vượt xa
những quan điểm duy vật chất phác thời bấy giờ. Tuy nhiên, trong quan điểm
về “đạo”, về mặt nhận thức luận, Lão Tử đã coi thường nhận thức cảm tính
kinh nghiệm, coi thường trí tuệ, văn minh, kỹ thuật, thậm chí còn mang tính
bất khả tri và có xu hướng thần bí hóa nhận thức. Ông nói: “Bất xuất hộ, tri
thiên hạ, bất khuy dũ, kiến thiên đạo. Kỳ xuất di viễn, kỳ tri di thiểu. Thị dĩ
thánh nhân bất hành như tri, bất kiến nhi danh, vô vi nhi thành” (Không ra
khỏi nhà mà biết được (sự lý trong) thiên hạ; không dòm ra ngoài cửa mà biết
được đạo trời. Càng đi xa, càng biết ít. Cho nên thánh nhân không đi mà biết,

không nhìn mà thấy rõ, không làm mà nên) (“Đạo đức kinh”, Chương 47).
Tức theo ông, phải dùng trực giác thì mới lĩnh hội được toàn bộ các sự vật,
hiện tượng, chứ dùng tai mắt mà tìm hiểu một vật thì ngày càng thêm mê
muội. Mặt khác, cũng trên lĩnh vực nhận thức luận, Lão Tử đã không thể
tránh khỏi nhiều hạn chế của chủ nghĩa duy tâm. Ông cho rằng: “cái hình
bóng của đạo” là “hình bóng không có hình bóng, là hình ảnh không có thực
chất”. Quan điểm này gàn giống với quan điểm “Vật tự nó” của Cantơ. Muốn
hiểu được nó phải vượt qua sự đối lập giữa chủ quan và khách quan đẻ nhận
thức, không thể nhận thức qua khái niệm “Danh” được mà phải bằng phương
pháp tưởng tượng trực giác. Ông phủ nhận chân lý tương đối trong quá trình
nhận thức. Ông hiểu máy móc, cực đoan về tính quy định lẫn nhau giữa các
sự vật và không nhận thức được tính biện chứng giữa các khuynh hướng phát
triển trong quá trình đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập,.. Đó chính là
hạn chế của ông trong nhận thức luận.
3.

Quan điểm chính trị, từ học thuyết “vô vi” Lão Tử đã đề cập đến vấn đề
chính trị. Trong phép trị nước, Lão Tử chủ trương phải xóa bỏ hết những gì
6


trái với tự nhiên, “vô vi”, vượt qua bản tính khả năng, nhu cầu tự nhiên, cần
thiết của mỗi người. Tức, “hữu vi” thì hỏng – Trị nước phải như nấu cá nhỏ.
Vậy bậc thánh nhân (vua chúa) phải làm sao cho dân “phản phác” trước hết.
Nhà cầm quyền nào thời đó cũng lo mở mang đất đai, miệng thì nói mưu hạnh
phúc cho dân mà hành động ngược lại thì: “Triều đình thật ô uế, đồng ruộng
thật hoang vu, kho lẫm thật trống rỗng, mà họ bận áo gấm thêu, đeo kiếm
sắc, ăn uống chán mứa, của cái thừa thãi. Như vậy là trùm ăn cướp chứ đâu
phải là hợp đạo” (“Đạo đức kinh”, Chương 53). Nếu Khổng Tử đề xuất
“chính danh” , Mặc Tử “kiếm ái” thì ở đây, Lão Tử chính là “vô vi”.

Lão Tử kêu gọi trị nước bằng đạo “vô vi nhi trị” tức không làm gì mà
trị, binh không chiến mà khuất nhân, đưa con người trở về với trạng thái tự
nhiên, nguyên thủy, chất phác, giữ các “phác”: để điều khiển trăm quan:
“Thánh nhân giữa thuần phác mà điều khiển trăm quan, cho nên người giỏi
trị nước không chia cắt chi li” (Chương 28). Lão Tử cho rằng, xã hội sở dĩ
loạn, dân sở dĩ khổ là vì không sống theo đạo, không thuần phác, quả dục
(dục vọng); do đó mà sinh rất tham lam, xảo trá, tranh giành nhau, chém giết
nhau. Giữ được cái phác, thì vạn vật sẽ tự động quy phục:”Đạo vĩnh viễn
không có tên, chất phác, tuy ẩn vi mà thiên hạ không ai coi thường nó được.
Các bậc vương hầu biết giữ nó thì, vạn vật sẽ tự động quy phục”. Thay vì
“hữu vi” như Khổng Tử, đưa ra, nhân nghĩa, lễ, trí tín để răn, còn các chính
khác thì muốn sửa luật pháp, như vậy thì đời càng loạn thêm. Bởi vậy, Lão tử
cho rằng, không thể trị nước bằng cách đó được vì: “Thiên hạ là một đồ vật
thần diệu, không thể hữu vi, không thể cố chấp được. Hữu vi thì làm co thiên
hạ hỏng, cố chấp thì mất thiên hạ” (“Đạo đức kinh”, Chương 29). Cho nên,
ông bảo: “Trị nước như nấu cá nhỏ” (Trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên)
(“Đạo đức kinh”, Chương 60). Tức là, nấu cá nhỏ mà lật lên xuống nhiều,
động chạm nhiều thì cá sẽ nát. Việc nước cũng thế, nếu can thiệp đến dân quá
thì dân oán, chống đối. Đó là kết quả của chính sách hữu vi. Ngược lại, theo
Lão Tử, ta không làm gì, vô vi, ít can thiệp vào việc dân, đẻ cho dân tự nhiên
7


mà sống, thì dân sẽ tự vui vẻ, yên ổn “Ta không làm gì mà dân tự cải hóa, ta
ưa thanh tịnh mà đan tự nhiên thuần chính, , ta không thi hành giáo lệnh mà
dân tự phú túc, ta vô dục mà dân tự hóa ra chất phác” (“Đạo đức kinh”,
Chương 57). Như vậy, là không làm gì mà không gì không làm (vô vi nhi vô
bất vi), đúng với luật tự nhiên của đạo: “Đạo vĩnh cửu thì không làm gì (vô vi
– vì đạo tự nhiên) mà không gì không làm (vô bất vi – vạn vật nhờ dó mà sinh
ra, mà lớn), bậc vua chúa mà giữ được đạo thì vạn vật sẽ tự biến hóa” (“Đạo

đức kinh”, Chương 37). Đó là điều ít người hiểu được (Chương 43). Lão tử
dùng chính sách “vô vi” để cai trị đất nước, bước đầu của vô vi là giảm thiểu
“…theo đạo thì mỗi ngày một giảm. Giảm rồi lại giảm cho tới mức vô vi” (Vi
đạo nhật tổn. Tổn chi hựu tổn dĩ chí vô vi) (“Đạo đức kinh”, Chương 48). Bởi
truyền thống đạo đức, không cần tri thức, trí xảo, văn hóa kỹ thuật, mà theo
bản tính, khả năng sở thích tự nhiên, mọi người tự làm những việc mà mỗi
người cần phải làm một cách tự nhiên. “…Chính trị của thánh nhân là làm
cho dân long thì hư tĩnh, bụng thì no, tâm chí thì yếu (không ham muốn,
không tranh giành), xương cốt thì mạnh. Khiến cho dân không biết, không
muốn, mà bọn trí xảo không dám hành động. Theo chính sách vô vi thì mọi
việc đều trị” (“Đạo đức kinh”, Chương 3). Lão Tử cho rằng, những cái khác
như ngũ sắc, ngũ âm, ngũ vị, những vật quý,.. đều có hại, đều phải bỏ hết.
(Chương 12 đã dẫn). Ông cũng ghét vàng bạc, châu báu ông gọi là “nan đắc
chi hóa” nên ông khuyên: “bất quý nan đắc chi hóa” để cho long dân khỏi
loạn. Tức là, ông muốn cho thánh nhân “cầu no bụng mà không cầu vui mắt”
(vị phục bất vị mục) (Đạo đức kinh”, Chương 12).Hơn thế nữa, Lão Tử còn
chủ trương “không làm cho dân sáng mà làm cho dân ngu”, ông nói : “Thời
xưa, người khéo dùng đạo trị nước thì không làm cho dân khôn lanh cơ xảo,
mà làm cho dân đôn hậu, chất phác, dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mưu”
(“Đạo đức kinh”, Chương 65). Ông nói làm cho dân không sáng mà ngu, ở
đây không phải là sự ngu dốt, tối tâm, mà là sự chất phác, trong sáng bản
nhiên vô tội. Và Lão Tử đã bỏ đi cái nhân, nghĩa, lễ, trí tín, cái học, dạy dân
8


của Khổng, Mặc là “chính giáo”, “giáo dân” mà dạy dân thì dùng lễ, nhạc,
giảng đạo nghĩa, trung. Thì Lão Tử bảo ngược lại: “Thánh nhân xử sự theo
thái độ vô vi, dùng thuật không nói mà dạy dỗ” (hành bất ngôn chi giáo)
(“Đạo đức kinh”, Chương 2). Dạy dỗ theo ông là không nói để cho vạn vật tự
nhiên không ai can thiệp vào.

Lão Tử cũng chủ trương, không dạy dân thì không cần dùng chữ viết,,
trường học; mà cũng không cần luật pháp, nhà tù “Dân không sợ chết thì sao
lại dùng tử hình dọa dân?. Nếu làm cho dân luôn luôn sợ chết mà có kẻ nào
phạm pháp ta cũng bắt được mà giết thì ai còn dám phạm pháp nữa?. (Sự
thực không như vậy nên hình phá mới vô hiệu) (“Đạo đức kinh”, Chương 74).
Ông bảo là, có đấng “ti sát” (tức đạo trời) chuyên lo việc giết, nếu vua chúa
thay bậc ti sát mà giết dân cũng như thay thợ đẽo. Thay thợ đẽo thì ít khi
không đứt tay (Chương 74 đã dẫn). Và Lão Tử tin rằng, kẻ nào làm trái thì
đạo trời sẽ không tha: “Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt” (thiên võng
khôi khôi, sơ nhi bất thất) (“Đạo dức kinh”, Chương 73). Về kinh tế, Lão Tử
chủ trương chính sách tự do: “Ta không ban giáo lệnh mà dân tự phú túc”
(…) “càng ban nhiều lệnh cấm thì nước càng nghèo” (vì dân sợ phạm cấm
mà không dám làm, hoặc những lệnh cấm đó cản trở công việc làm ăn của
dân, ngược với luật thiên nhiên, kết quả tai hại” (“Đạo đức kinh”, Chương
57). Và đánh thuế rất nhẹ “Dân sở dĩ đói vì nhà cầm quyền đánh thuế nặng
quá”. “Bắt họ đóng thuế quá nặng để cho nhà cầm quyền xa xỉ, tự phụng quá
hậu thì họ ẽ coi thường sự chết mà nổi loạn” (“Đạo đức kinh”, Chương 75).
Dân chỉ cần no bụng, ấm thân, ở yên, cho nên ngoài việc tròng trọt và nuôi
tằm, chỉ chế tạo vài công cụ cần thiết như lưỡi cày,dao búa, chén bát,… Dù có
thuyền xe cũng không ngồi, có khí cụ gấp chục gấp trăm sức người cũng
không dùng ( Chương 80) .
Về võ lược, Lão Tử chủ trương bát tranh “ Người giữ đạo mà phò vua
thì không dùng binh lực để mạnh hơn thiên hạ. Việc như vậy thường quay
ngược trở lại (hiếu chiến thì lại chết vì chiến tranh)”. “Quân đội mọc ở đâu,
9


gai góc mọc ở đấy. Sau trận chiến tranh lớn, tất bị mất mùa”. (đại quân chi
hậu tất hữu hung niên) (“Đạo đức kinh”, Chương 30). Tức là, dù có mạnh lên
một thời thì cũng suy, “cường tráng thì rồi sẽ già”, đó là luật phản phục, luân

phiên của các tương phản. Và Lão Tử lại bảo: “Binh khí là vật bất tường, ai
cũng ghét, cho nên người giữ đạo không thích dùng nó” (“Đạo đức kinh”,
Chương 31). Ông tin là chỉ cần theo đạo thì chiến tranh vô ích: “Thiên hạ có
đạo thì ngựa tốt không dùng vào việc chiến tranh mà dùng vào việc cày cấy;
thiên hạ vô đạo, thì ngựa dùng vao chiến tranh, và ngựa mẹ sinh con ra ở
chiến trường (chứ không sinh ra ở nhà)” (Đạo đức kinh”, Chương 46). Và
ông cũng khuyên vua chúa – nước lớn cũng như nước nhỏ, phải khiêm nhu để
tránh chiến tranh cho thiên hạ: “Nước lớn nên ở chỗ thấp, nơi quy tụ thiên hạ,
nên như giống cái thiên hạ. Giống cái nhờ tĩnh mà thắng giống đực (ham
động) lấy tĩnh làm chỗ thấp. Cho nên nước lớn mà khiêm hạ đối với nước nhỏ
thì được nước nhỏ xưng thần; nước nhỏ mà khiêm hạ đối với nước lớn thì
được nước lớn che chở,…” (“Đạo đức kinh”, Chương 61). Thế giới mà dân
tộc nào đối với nhau cũng khiêm nhu, bất tranh; cá nhân nào đối với nhau
cũng khiêm nhu, bất tranh như vậy thì nhân loại cực kỳ văn minh rồi; nhưng
luật phản phục tự nhiên, luật luận phiên các tương phản , tức thịnh rồi lại suy,
đầy rồi vơi, dương cực sinh âm, thì hòa bình rồi sẽ có chiến tranh, không để
tình trạng vĩnh viễn hòa bình được,. Ông nói về thuật dùng binh: “Ta không
muốn làm chủ (tức khiêu chiến) mà chỉ muốn làm khách (tức ứng chiến)
không dám tiến một tấc, thà chịu lùi một bước (không muốn hung hăng mà
chịu nhường địch)”. Như vậy dàn trận mà không thành hang, xua đuổi àm
không đưa cánh tay ra, tuy có binh khí mà như không có binh khú, tuy có địch
mà như không chạm trán với địch. Họa lớn không gì bằng khinh địch, khinh
địch thì mất những vật báu của ta. Cho nên, hai bên giao chiến, bên nào từ ái
thì sẽ thắng lợi”. (“Đạo đức kinh”, Chương 69). Ba báu vật của Lão Tử chính
là ba đức: lòng từ ái; tính cần kiệm; không dám đứng trước thiên hạ. Ông
cũng khuyên người thắng trận rằng: “…Đạt được mục đích mà không tự phụ,
10


đạt được mục đích mà không khoe công, đạt được mục đích mà không kiêu

căng, đạt được mục đích mà bất đắc dĩ, đạt được mục đích mà không lấy làm
mạnh”. (“Đạo đức kinh”, Chương 30). Và “,…Thắng cũng không cho là hay,
nếu cho là hay tức là thích giết người. Kẻ nào thích giết người thì không thực
hiện được lý tưởng trị thiên hạ”. (“Đạo đức kinh”, Chương 31). Tức Lão Tử
khuyên ta thắng không được kiêu, mà phải tự biết mình. Lại nói về binh pháp,
thực ra mà nói thì Lão Tử không có hứng thú gì với binh pháp cho lắm, cho
nên hầu như ông khuyên là khuyên con người ta sống đúng với đạo mà thôi.
Ông khuyên chúng ta trên các nguyển tắc, “lấy nhu thắng cương”, “dĩ đức báo
oán”, “cương thắng cường”, biết mềm mỏng, chịu khuất phục để tự bảo toàn
“Khúc tắc toàn” (“Đạo đức kinh”, Chương 22). Và ông nói: “Muốn cho vật
gì thu lại tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi, thì hãy làm cho họ
mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử lên đã. Muốn cướp lấy thì tất
hãy cho đã. Như vậy là sâu kín mà sáng sủa”. (“Đạo đức kinh”, Chương 36).
Lão Tử cũng nói phải ngăn ngừa trước bằng cái “phác”. Như vậy, thì
mọi việc đều “vô sự” (“Đạo đức kinh”, Chương 63), không có việc gì làm cả:
Không có lễ, nhạc, giáo dục, không có hình pháp, vô bị, không lo về kinh tế,
khỏi phải chia ruộng đất, cũng chẳng cần xây kho cất trữ, đường sá, lục bộ,…
Chỉ cần có nhiệm vụ giữ sao cho dân thuần hậu, chất phác: “Giúp mọi người
lầm lỡ trở về đạo, giúp vạn vật phát triển theo tự nhiên, mà không dám làm
(can thiệp vào). Nếu vì được tự do mà có kẻ có lòng tư dục, sinh ra tham lam,
xảo trá, tranh giành thì nhà cầm quyền sẽ dùng cái “phác” mà ngăn lại”.
(“Đạo đức kinh, Chương 64). Và “Giải quyết từ việc khó từ khi còn dễ, thực
hành việc lớn từ khi còn nhỏ, (ì) việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc
lớn trong thiên hạ khởi từ lúc con nhỏ. Do đó, thánh nhân không làm việc gì
lớn mà thực hiện được việc lớn”. (“Đạo đức kinh”, Chương 63). Và phải thật
sáng suốt – nhờ đức hư tĩnh để thấy được cái loạn sắp xảy ra: “Cái gì an định
thì dễ nắm, điềm chưa hiện thì dễ tính,… Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh
nha, trị loạn từ khi chưa thành hình. Cây lớn một ôm sinh từ cáu mầm nhỏ,
11



đài cao chính tầng khởi đầu hì một sọt đất, đi xa nghìn dặm bắt đầu từ một
bước chân”. (“Đạo đức kinh”, Chương 64). Lão Tử khuyên chúng ta muốn
ngăn ngừa ngay từ khi chưa manh nha: “Sử dân vô tri vô dục…tắc vô bất trị”
(“Đạo đức kinh”, Chương 3). Tức là không phô bày cái gì gợi lòng ham muốn
của dân, mà phải khiến cho dân không biết, không muốn.
Lão Tử nói về tư cách ông vua – nhân cách lý tưởng, ông cho rằng, vua
phải phục vụ nhân dân, hy sinh cho dân: “Người nào coi trọng sự hy sinh
mình cho thiên hạ thì có thể giao thiên hạ cho người đó được. Người nào vui
vẻ đem thân mình phục vụ thiên hạ thì có thể gửi thiên hạ cho người đó
được”. (“Đạo đức kinh, Chương 13).
Mà đạo thì: “Sở dĩ trời đất trường cửu được là vì không sống riêng
cho mình (mà sống cho vạn vật), nên mới trường cửu được”. “Vì vậy thánh
nhân đặt mình ở sau mà thân lại được trước đặt thân mình ra ngoài mà thân
mới còn được. (Như vậy) chẳng phải vì thánh nhân không tự tư (không lo cho
riêng mình, mà chỉ lo cho dân) mà thành được sự việc riêng của mình ư?”.
(“Đạo đức kinh”, Chương 7). Không tự tư, còn có nghĩa là không có thành
kiến, coi ai cũng như ai. “Thánh nhân không có thành kiến, lấy lòng thiên hạ
làm lòng mình, Thánh nhân tốt với người tốt, tốt với cả những người không
tốt, như vậy mọi người đều hóa tốt; tin người đáng tin mà tin cả những người
không đáng tin, như vậy mọi người đều hóa ra đáng tin. Thánh nhân ở trong
thiên hạ thì vô tư, vô dục, trị thiên hạ thì để lòng mình hồn nhiên. Trăm họ
đều chăm chú nghe theo thánh nhân, thánh nhân đều coi họ như con trẻ”.
(“Đạo đức kinh”, Chương 49). Và dùng người thì không bỏ sót ai, cả những
người không thiện vì:”Người thiện (người đắc đạo) là thầy của người không
thiện (người không đắc đạo); người không thiện là của dùng để người thiện
mượn. Không trọng thầy, không yêu của dùng thì dù có không yêu của dùng
thì dù khôn cũng là lầm lẫn lớn”. (“Đạo đức kinh”, Chương 27). Và như vậy,
tất yếu sẽ dẫn đến: “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; thánh nhân bất
nhân, dĩ bách tính vi số cẩu”. (Trời đát bất nhân, coi vạn vật như chó rơm;

12


thánh nhân bât nhân, coi bách tính như chó rơm) (“Đạo đức kinh”, Chương
5). Cho nên, tựu chung lại, Lão Tử khuyên bậc thánh nhân nên có nhân, và
đạo để trị vì thiên hạ.
4.

Triết học nhân sinh, Triết học nhân sinh của Lão Tử cũng giống như triết
học chính trị của ông. Xuất phát từ học thuyết “vô vi”, ông chủ trương “vô tri
vô dục”, ông nói: “Hiện tố bản phác, thiểu tư quả dục, tuyệt học, vô tru”
(“Đạo đức kinh”, Chương 20). Tức là, hiện ra cái chất phác, ít lòng tư, bớt
lòng dục ắt không còn lo vậy. Lão Tử cũng nói: “…Chúng nhân có vẻ sáng
tỏ, chỉ riêng ta như hôn mê, chúng nhân xét nét riêng ta tối tăm. Phẳng lặng
thay như mặt bể, phất phới nhu không ngừng. Chúng nhân đều có ý vào mọi
việc làm, thì riêng ta thì ương ngạnh dường như khinh bỉ. Chỉ riêng ta khác
với mọi người, mà chỉ quý chỉ về sống nơi lòng mẹ”. (“Đạo đức kinh”,
Chương 20). Theo Lão Tử, thì kẻ khác muốn có một tri thức sáng tỏ xét nét,
riêng ông chỉ muốn có tâm hồn của một kẻ ngu, hôn mê, tăm tối. Ông cũng tỏ
ý “trở về sống nơi lòng mẹ”, có thể ông muốn khuyên chúng ta hãy trở về với
cái “tâm”, cái “đạo”, cái “bụng” thật của mình thì hay hơn là sáng tỏ mọi thứ.
Để để sự hiểu biết của ta trong “bụng” mà thôi. Ông cũng lại nói về cái
“bụng” như sau: “Thánh nhân vi phúc bất vi mục” (“Đạo đức kinh”, Chương
12). Lão Tử cho rằng, thánh nhân nên vì cái “bụng” chớ nên vì vui con mắt,
tức chỉ muốn thành nhân no bụng mà thôi. Ông muốn cho mọi người vô tư lự,
chỉ cần ăn no “bụng” là được. Ông không muốn mọi người trở thành người
văn minh, có học vấn, trở về với tự nhiên đi.
Ông cũng khuyên con người khi đối nhân xử thế, ông nói: sự biến hóa
của vạn vật trong thiên hạ đều thường như thế, thì kẻ “tri tường viết minh”
khi xử thế ắt hải có một phương pháp nhất định. Chúng ta muốn ra sao trước

tiên phải làm ngược lại, tức “phản” và “phục”. Ông nói: “Muốn làm cho
trùng, hãy giương ra cho thẳng. Muốn làm cho suy yếu hãy giúp nó mạnh lên.
Muốn vứt bỏ thì hãy làm cho hưng vượng. Muốn cướp lấy, hãy cho đi” (“Đạo
đức kinh”, Chương 36). Và “Yêu nhiều ắt tổn nhiều; chưa nhiều ắt mất
13


nhiều” (“Đạo đức kinh”, Chương 44). Đó chẳng phải là Lão Tử trọng âm
mưu, mà chỉ thuật lại những gì mình phát hiện thôi. Làm ngược lại, tức là
muốn làm cho chùng, thì giương cho thẳng, muốn làm cho nó suy yếu. Cho
nên, “Thánh nhân để thân ra sau mà thành thân ở trước, để thân ở ngoài mà
thành thân còn. Phải chăng vì không riêng tư, nên vẫn thành được cái riêng
tư” (“Đạo đức kinh”, Chương 7). “Không phô trương nên sáng, không tự lo
cho mình nên hiển dương, không kể công nên có công, không khoe mình nên
hơn người, vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình” (“Đạo đức
kinh’, Chương 22). Đây là “chủ nghĩa bất tranh” của Lão Tử. Câu “Phù duy
bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”. (Chỉ vì không tranh, nên thiên
hạ không ai tranh nổi với mình, đủ minh chứng rằng người tướng giỏi đâu
phải là người dùng đến vũ lực để đánh người trước. Kẻ khéo nhất trong sự
thắng kẻ địch là không cần tranh với họ mà vẫn thắng họ một cách dễ dàng...
người tướng giỏi đâu phải là người dùng đến vũ lực để đánh người trước. Kẻ
khéo nhất trong sự thắng kẻ địch là không cần tranh với họ mà vẫn thắng họ
một cách dễ dàng. Đó là phương pháp dùng nhu mà thắng cương, dùng nhược
mà thắng cường. Những nguyên tắc chánh trong phép dùng nhu thuật. Rõ rệt
nhất là ở chương 69, ông nói: “Dụng binh hữu ngôn, ngô bất cảm vi chủ nhi
vi khách, bất cảm tiến thốn nhi thối xích. Thị vị hành vô hành, nhương vô tí,
chấp vô binh, nhưng vô địch. Họa mạc đại ư khinh địch, khinh địch cư táng
ngô bửu. Cố kháng binh tương gia, ai giả thắng hĩ”. Và “Thánh nhân suốt đời
không cho mình là lớn, cho nên thành tựu việc lớn” (“Đạo đức kinh”. Chương
34); “Sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền, vì thế bậc vương hầu xưng

mình là côi cút, ít đức” (“Đạo đức kinh”, Chương 39);“Cho nên muốn ngồi
trên dân, ắt phải lấy lời mà hạ mình, muốn đứng trước dân, ắt phải để thân
mình ra sau. ,… Vì không tranh với ai, nên không ai tranh với mình” (“Đạo
đức kinh”, Chương 66); “Khoan từ nên hùng dung, tiết kiệm nên rộng rãi,
không dám đứng trước thiên hạ nên thành bậc lãnh đạo thiên hạ” (“Đạo đức
kinh”, Chương 67); “Xem bệnh là bệnh nên không bệnh” (“Đạo đức kinh”,
14


Chương 71). Đây là cách xử thế của “tri tường viết minh”. Mọi vật khi phát
triển đến cực điểm sẽ biến thành cái ngược lại với nó. Hễ ai muốn duy trì sự
phát triển mà không muốn nó đi đến cực “phản” thì khống chế cái phản trong
nó, để sự phát triển không đạt đến cực điểm cho nên: “Sáng về Đạo dường
như tăm tối, tiến về Đạo dường như thụt lùi, ngang với Đạo dường như cộc
cằn, đức cao gần như hang suôi, thật trong trắng dường như bẩn nhơ, đức
dồi dào dường như không đủ, đức vững chắc dường như cẩu thả, chất thực
dường như biến đổi, hình vuông lướn không góc” (“Đạo đức kinh” Chương
41). Và “Viên mãn mà như bất toàn, nhưng dùng không bao giờ hỏng. Thực
đầy mà như vơi, nhưng không bao giờ hết. Thẳng bằng mà như cong. Rất
khéo mà như vụng về. Rất hùng biện mà như ấp úng” (“Đạo đức kinh”,
Chương 45). Kẻ “tri tường viết minh” biết chân tướng sự vật là thế, cho nên:
“Biết trống, giữ mái, mà làm khe lạch cho thiên hạ,…Biết vinh, giữ nhục, mà
làm hang sâu cho thiên hạ” (“Đạo đức kinh”, Chương 28). Nói tóm lại,
“thánh nhân vứt bỏ sự vượt trội, sự xa xỉ, sự thái quá”, sở dĩ thế vì cho rằng,
sự vật phát triển thái quá nên: “Giữ cho đầy mãi, chẳng bằng dừng lại. Mài
nhọn cho bén, chẳng giữ được lâu. Vàng ngọc đầy nhà chẳng thể giữ được.
Giàu sang mà kiêu, tự vời tai họa. Công thành danh toại, thì nên thoái lui. Đó
là đạo trời” (“Đạo đức kinh”, Chương 9). Và “Kẻ giữ đạo thì không muốn
đầy” (“Đạo đức kinh”, Chương 15). Hêghen cho rằng, sự tiến hóa của lịch sử
luôn trải qua ba giai đoạn: Chính, phản và hợp. Sự vật từ cực đoan này sang

cực đoan kia, tức là từ chính tiến sang phản. “Thẳng bằng mà như cong, rất
khéo mà như vụng”. Nếu chỉ thăng bằng, ắt biến thành cong, nếu chỉ khéo
léo, ắt thành vụng về. Chỉ khi, thẳng bao hàm cong, khéo bao hàm vụng về,
thì mới gọi là “thăng bằng (đại trực) và “rất khéo” (đại xảo) tức là cái hợp
của chính và phản vậy. Vì thế, thăng bằng thì không cong (nó chỉ có vẻ như
cong), rất khéo thì không vụng (nó chỉ có vẻ như vụng). Kẻ “tri tương viết
minh”, thì biết trống giữ mái, luôn ở giai đoạn hợp (của chính và phản) , nên
theo Lão Tử, như thé, cuộc đời con người sẽ không bại hoại.
15


Tư tưởng triết lý nhân sinh của Lão Tử còn thể hiện trong tư tưởng về
“tri túc” và “dục”. Lão Tử thường nói đến “dục” (ham muốn). Người ta chào
đời vốn đã có cái dục, lại nghĩ ra biết bao nhiêu cách để thỏa dục. thì càng
không thỏa mãn hết dục, mà con người càng bị hại. Đó gọi là “quá ham sống
thì hại” (ích sinh viết tường) “sự đời thêm là bớt” (Vật hoặc ích chi nhi tổn).
Như thế đặt ra nhiều cách thỏa dục chẳng bằng Quả dục (bớt dục). Theo Lão
Tử, dục càng giảm bớt thì càng dễ thỏa mãn, mà con người cũng càng được
lợi. Đó gọi là “sự đời bớt là thêm”(Vật hoặc tổn nhi chi ích) và “ai không
ham sống thì sống tốt hơn kẻ ham sống” (Phù duy vô dĩ sinh vi giả, thị hiền ư
quý sinh). Cách quả dục là giảm bớt đối tượng được ham muốn, Lão Tử nói:
“Không sùng thượng hiền tài, để dân không tranh. Không quý của khó được,
để dân không trộm cướp. Không phô trương những gì kích thích lòng ham
muốn, để lòng dân không loạn. Vì vậy, phép trị nước của thành nhân là:
Trống lòng, no bụng, yếu chí,mạnh xương. Thường kiến cho dân không biết,
không tham”(“Đạo đức kinh”, Chương 3). Và “Dứt bỏ thánh chí, dân lợi gấp
trăm. Dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ. Dứt kheo bỏ lợi, dan không trộm
cướp. Ba điều đó hào nhoáng bên ngoài, chẳng đủ vào đâu. Phải chú trọng
điều này: Giữ tinh anh, ôm chất phác, ít riêng tư, ít ham muốn” (“Đạo đức
kinh, Chương 19); “Chuyển hóa mà muốn tạo tác bày vẽ, ta sẽ trấn tĩnh bằng

cái mộc mạc không tên. Mộc mạc không tên ắt không ham muốn. Không ham
muốn để được yên tĩnh, do đó thiên hạ sẽ tự ổn định” (“Đạo đức kinh”,
Chương 37). Các đoạn trích trên, đều nói đến vô “dục”. Nhưng vô dục chính
là quả dục, bởi vì Lão Tử muốn cho dân “no bụng, mạnh xương”. Con người
không thể vô dục tuyệt đối được, trừ phi tuyệt diệt sự sống như nhà Phật. Cho
nên cái xã hội lý tưởng mà Lão Tử xem trọng “ăn ngon, mặc đẹp, ở yên, sống
sướng”(“Đạo đức kinh”, Chương 80), tức là người dân không phải tuyệt đối
vô dục, ý của Lão Tử muốn dân bỏ cái thái quá và xa xỉ mà thôi (khử thẩm,
khử xa, khử thái). Nguyên do là vì: “Biết đủ thì không nhục, biết chỗ dừng lại
thì không sợ, có thể lâu dài… Không tội gì lớn bằng lòng dục. Họa không gì
16


lớn hơn không biết đủ. Tai hại không gì lớn hơn là muốn cho được. Cho nên
biết cái đủ của đủ là cái đủ vĩnh cửu” (“Đạo đức kinh”, Chương 46). Lão Tử
cũng nói: “Trị người và thờ trời, không gì bằng tiết độ” (“Đạo đức kinh”,
Chương 59). Quả dục cũng tức là tiết độ. Muốn quả dục, Lão Tử phản đối tri
thức, bở vì: Tri thức là đối tượng mà bản thân ta ham muốn, tri thức có thể
khiến ta biết dược nhiều dối tượng để mà ham muốn nữa, như vậy, khiến ta
không biết đủ (bất tri túc), tri thức có thể giúp ta gắng sức đạt được đối tượng
mà ta ham muốn, như thế khiến ta không biết dừng (bất tri chỉ). Đó gộ là “vì
học mà ngày càng thêm ham muốn” (“Đạo đức kinh”, Chương 48). Lão Tử
nói: “Trí tuệ sinh, nên có dối trá lớn” (“Đạo đức kinh”, chương 18). Lại nói:
“Dân mà khó trị chính là vì nhiều trí mưu. Chính nên dùng trí trị nước chính
là phá nước, không dùng trí trị nước là phúc cho nước” (“Đạo đức kinh”,
Chương 65). “Không dùng trí trị nước, tức là phúc cho nước” cho nên “dứt
thánh bỏ tri, dân lợi gấp trăm lần” và “dứt tuyệt học vấn thì dân khỏi lo nghĩ”
(tuyệt học vô ưu). Và Lão Tử nói: “Cho nên thánh nhân muốn cái mà không
ai muốn, không chuộng những cái khó tìm, học cái mà không ai học, cải thiện
lỗi lầm của chúng dân” (“Đạo đức kinh”, Chương 65). “Muốn cái mà không

ai muốn” (dục bất dục) tức là muốn đạt tới chỗ vô dục hoặc quả dục, nghĩa là
xem bất dục là đối tượng của ham muốn. Người đời sai lầm khi xem học vấn
là cái đáng học. Thánh nhân dạy ta học cái mà không ai học.
Ta có thể thấy, triết học nhân sinh của Lão Tử cũng từ học thuyết “vô
vi”, nghĩa là sống, hoạt động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không hành động
có tính giả tạo, gò ép, trái với bản tính tự nhiên của mình, không can thiệp vào
guồng máy của tự nhiên. “Vô vi” cũng còn có nghĩa là bảo vệ, giữ gìn bản
tính tự nhiên của mình và của vạn vật. Cho nên, Lão Tử nói: “Ta có ba của
báu hằng nắm giữ và bảo vệ, một là ái, hai là tiết kiệm và ba là không dám
đứng trước thiên hạ” (“Đạo đức kinh”, Chương 67). Từ đó, Lão Tủ phản đối
mọi chủ trương “hữu vi” cho rằng hành vi của họ chỉ làm xáo trộn mọi trật tự
điều hòa tự nhiên và bị ràng buộc bởi những danh vọng, ham muốn sẽ làm
17


mất bản tính tự nhiên của chính mình. Từ quan điểm “vô vi”, Lão Tử đã rút ra
những điểm căn bản trong nghệ thuật cuộc sống của con người là những đức
tính: từ ái, cần kiệm khiêm nhường, khoan dung, tri túc và kiến vi. Họ luôn
giữ được sự đồng nhất với “đạo” tự nhiên, chất phác, họ hòa mình vào khoảng
không nhưng lại biết dành cho mọi người khác một chỗ mà không mất chỗ
của mình. Có thể nói, tâm lý bao trùm trong nhân sinh quan của Lão Tử là
tâm lý hoài nghi. Với tâm lý hoài nghi tất cả thế giới hiện thực, ông chủ
trương, con người muốn bảo toàn cần phải tiến hành trốn tránh hiện thực bằng
con dường “vô vi” thoát tục, cô lập háo cá nhân để cuối cùng cá nhan hào tan
vào với Đạo. Đó chỉ là hạn chế của ông không làm mất đi cái hay trong triết
học nhân sinh của ông.
5.

Quan điểm về xã hội, Lão Tử chủ trương xây dựng một xã hội lý tưởng. theo
đạo “vô vi”, phản đối những hiện tượng bất bình trong xã hội dó sự áp bức,

bóc lột của bọn quý tộc cũng như sự phát triển của kinh tế hàng hóa gây nên,
ông mơ ước trở lại đời sống chất phác của thời đại công xã nguyên thủy, đó là
: “Nước nhỏ, dân ít, không ai đi xa, có thuyền xe không ngồi, có gươm dao
không dùng, bỏ văn tự người ta trở lại tục thắt nút ghi dấu, hai nước ở cạnh
nhau nghe thây tiếng gà gáy, chó sủa, mà đến già chết cũng không qua lại,..”
(“Đạo đức kinh”, Chương 80). Chúng ta thấy, Lão Tử không muốn thống nhất
thiên hạ. Đây cũng là một điều ngược hẳn với chủ trương của Khổng Tử và
Mạnh Tử và Pháp gia, ngược hẳn với xu thế của thời đại.Xã hội lý tưởng đó
dư dã man mà thực ra cực kỳ văn minh mà cái hại của văn minh mà tự ý từ bỏ
nó (có thuyền xe không ngồi, có binh khí không dùng), chứ không phải là
chưa tới trình độ chúng ta gọi là văn minh. Nhiều người nói Lão Tử ảo tưởng,
nhưng ông muốn xây dựng một xã hội mới lý tưởng thì ít nhiều không có sự
ảo tưởng chăng?. Tóm lại, trong quan điểm về xã hội, Lão Tử muốn giải thoát
con người bằng con đường “vô vi” trở về với “đạo” tự nhiên, để xây dựng
một xã hội không ai tranh giành ai, không ai cướp bóc ai, mọi người đều
sống theo lẽ tự nhiên. Há chẳng phải là tốt đẹp ư?.
18


6.

Về quan điểm mỹ học, Lão Tử quan điểm rằng: “Tín ngôn bất mỹ, mỹ ngôn
bất bát tin. Thiện giả bát biện, biện giả bất thiện. Tri giải bất bác, bác giả bất
tri” tức “Lời nói chấn thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mỹ thì không chân
thật. Người “thiện” thì không cần phải biện giải (vì hành vi tốt rồi), người
nào phải biện giải cho mình là “người không thiện”. Người sáng suốt hiểu
đạo thì không cần thì tri thức không cần rộng (vì nắm được chân lý là đủ rồi),
người nào tri thức rộng thì không sáng suốt, hiểu đạo (vì tìm ngọn thì quên
gốc)” (“Đạo đức kinh”, Chương 80). Cái đẹp trong triết học Lão Tử là đẹp
trong học thuyết của ông về “Đạo”, về đối nhân xử thế, khuyên con người ta

đối nhân xử thế nhưu thế nào cho đúng, và đến tận bây giờ vẫn còn nguyên
giá trị, ví dụ: “Lưới trời lòng lộng, thưa mà khó lọt”(“Đạo đức kinh”,
Chương 75) hay “Gió to không suốt sáng, mưa lớn không suốt ngày” (“Đạo
đức kinh”, Chương 23), v.v… Đó là cái đẹp trong học thuyết về nhân sinh của
ông “Ta không tranh với ai, nên không ai tranh với minh” (“Đạo đức kinh”,
Chương 66) hay “Nhược thắng cường, nhu thắng cương” (“Đạo đức kinh”,
Chương 78). “Đạo trời không tranh mà khéo thắng” (“Đạo đức kinh”,
Chương 73),… Hay là : “Muốn đoạt lấy hãy cho đi”; “Nếu muốn được tất
cả, phải từ bỏ tất cả” v.v… Và cái đẹp trong học thuyết về xã hội, bảo vệ cho
người bị trị, thế nào là người thánh nhân có nhân cách lý tưởng. Trong Đạo
đức kinh có rất nhiều phạm trù về thẩm mỹ, liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đối
với hậu thế, sinh ra những ảnh hưởng rất lớn, như: Đẹp – xấu; hữu – vô; công
chuyết (khéo vụng),…Trước tiên chúng ta cùng xem xét các phạm trù: “xấu”,
“đẹp” và “thiện” và “tín”. Về ý nghĩa mà nói Lão Tử đã tìm thấy mối liên hệ
biện chứng và hiểu rõ thực chất của đẹp và xấu, thiện và tín với quy luật giá
trị thẩm mỹ. Ông nói: “Ai cũng biết đẹp là đẹp, tức là có cái xấu, ai cũng biết
thiện là thiện, tức là có cái xấu. Là vì “có” và “không” sinh lẫn nhau, dễ và
khó tạo nên nhau, ngắn và dài làm rõ lẫn nhau mới có hình thể, cao và thấp
dựa vào nhau mới có sự chênh lệch, âm và thanh hòa lẫn vào nhau, trước và
sau theo nhau” (“Đạo đức kinh”, Chương 2). Lão Tử đã quy định hai phương
19


diện thẩm mỹ: Một là đẹp đối lập với xấu, trong đó có sự biến hóa nương tựa
vào nhau mới tồn tại ý nghĩa của mỹ. Nhân đó, đẹp và xấu mới cùng sinh ra.
Nói cách khác, đẹp và xấu cùng song song tồn tại, tức là có xấu mới có đẹp
mà nương tựa theo thời thế mà biến hóa giống như: “Họa là chỗ tựa của
phúc, phúc là chỗ náu của họa” (“Đạo đức kinh”, Chương 58). Trên quan
điểm đó, đẹp và xấu nương tựa vào nhau, nương tựa vào nhau, tức không có
cái gì tuyệt đối, không biến hóa. Hai là, thiện và đẹp khác nhau, bởi trong thời

đại Tiên Tần, thiện và mỹ thường đi đôi với nhau, hễ nói đến Thiện là có Mỹ,
nói mỹ là có thiện. Với Nho gia thì hai khái niệm này lẫn lộn vào nhau. Còn ở
Lão Tử thì không, ông xác định ,mỹ là mỹ, thiện là thiện, chúng hoàn toàn
khác nhau: “Tín ngôn bất mỹ, mỹ ngôn bất bát tin. Thiện giả bát biện, biện
giả bất thiện. Tri giải bất bác, bác giả bất tri” tức “Lời nói chấn thật thì
không hoa mỹ, lời nói hoa mỹ thì không chân thật. Người “thiện” thì không
cần phải biện giải (vì hành vi tốt rồi), người nào phải biện giải cho mình là
“người không thiện”. Người sáng suốt hiểu đạo thì không cần thì tri thức
không cần rộng (vì nắm được chân lý là đủ rồi), người nào tri thức rộng thì
không sáng suốt, hiểu đạo (vì tìm ngọn thì quên gốc)” (“Đạo đức kinh”,
Chương 80). Cái nhìn của Lão Tử là phản ánh thời đại, đó là xã hội thị phi lẫn
lộn. Do đó, ông đưa ra: “Bậc đại trượng phu ở chỗ đầy đặn mà không ở chỗ
mỏng manh, chuộng cái thực quả là trái chứ không chọn bông hoa nên bỏ
đây mà giữ cái kia” (“Đạo đức kinh”, Chương 38). Cũng từ quan niệm đó,
mỹ có cái nhìn nghệ thuật, có cái nhìn đặc biệt: “Sáng về Đạo dường như tăm
tối, tiến về Đạo dường như thụt lùi, ngang với Đạo dường như cộc cằn, đức
cao gần như hang suôi, thật trong trắng dường như bẩn nhơ, đức dồi dào
dường như không đủ, đức vững chắc dường như cẩu thả, chất thực dường
như biến đổi, hình vuông lướn không góc” (“Đạo đức kinh” Chương 41). Nói
chung, đối với sự vật vứt bỏ hình thức hoa mỹ, phù phiếm và nhắm vào mặt
trái mới thấy được cái chân. Tuy nhiên, cũng không đánh mất cái công dụng,
nên đại thành nhược khuyết, nghĩa là thành tựu mỹ mãn dường như dở dang,
20


chỗ dùng của nó không hư được: “kỳ dụng bất tệ, đoại doanh nhược xung, kỳ
dụng bất cùng” nghĩa là đầy tròn như trống không thì chỗ dùng không cùng,
ngay thẳng quá thì như cong queo, khéo léo quá thì vụng về. Những quan
điểm vô dụng chi dụng, vô mỹ chi mỹ (vô dụng mà hữu dụng, không có cái
đẹp mà lại có cái đẹp). Tóm lại, quan niệm về cái đẹp "ngũ sắc làm ta mờ

mắt". Lão Tử ca ngợi sự giản dị, thuần phác như là một phẩm chất về đạo
đức, mỹ học và nhận thức luận.

21


III.

KẾT LUẬN
Tư tưởng của Lão Tử về “đạo” cũng như phép biện chứng và học
thuyết “vô vi” là tư tưởng sâu sắc và độc đáo. Với trình độ tư duy trừu tượng
cao, những tư tưởng ấy đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển tư tưởng triết
học phương Đông nói chung và triết học Trung Quốc nói riêng. Những tư
tưởng triết học của ông vẫn còn giá trị đến ngày nay, như việc tu thân, dưỡng
khí, đạo xử thế ở đời. Trong “Đạo đức kinh” cũng có một lời phàn nàn ngoài
đời không ai hiểu mình, nghe mình: “Lời (dạy) của ta rất dễ hiểu, rất dễ làm,
mà thiên hạ không ai hiểu được, làm được. Lời của ta có tôn chỉ, việc của ta
có căn bản. Vì thiên hạ không hiểu ngôn luận của ta nên không biết ta” (“Đạo
đức kinh”, Chương 70). Lão Tử cũng đã khuyên mỗi chúng ta trong cuộc
sống thì: “Trong xem tâm mình, tâm không có gì là tâm; ngoài xem hình
mình, hình không có gì là hình; xa xem muôn vật, vật không có gì là vật,… Ba
điều đó nếu hiểu thấu, thì sẽ còn thấy có “không”. Rồi xem không cũng
không, không không còn không. Cái không đã “vô”, vô “vô” cũng “vô”; vô
“vô” đã “vô”, trong trẻo thường lặng, lặng không còn lặng; “dục” sinh ra sao
được; “dục” đã không sinh, tức là “chân tĩnh”. Chân thường ứng với vật, chân
thường hợp với tính, thường ứng thường tĩnh, sẽ được thường thanh tĩnh,…
Đoạn nói của Lão Tử đã chỉ ra cái “điềm đạm hư vô”, thật là đáng chân quý.

22



1.
2.
3.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hồ Thích, Trung Quốc triết học sử đại cương, Nxb. Văn hóa thông tin
Nguyễn Hiến Lê, Lão Tử - Đạo đức kinh, Nxb. Văn hóa, 1994
Nguyễn Tử Siêu, Hoàng đế nội kinh tố vấn, Chương I: Thượng cổ thiên chân

4.

luận, Nxb, Lao động Xã hội, TTVH Đông Tây, Hà Nội, 2009.
Phùng Hữu Lan, Lịch sử triết học Trung Quốc tập 1, Thời đại tử học, Nxb.

5.
6.

Khoa học xã hội
Triết học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003
Ts. Phương Kỳ Sơn, Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

IV.

2000

23


MỤC LỤC


24



×