Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

BÀN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ NỘI ĐỊA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.32 KB, 10 trang )

Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần I

BÀN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ NỘI ĐỊA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Ths. Lê Thanh Nhàn, Ths. Nguyễn Thị Tuyết

Khoa Kinh tế quản lý, Đại học Thăng Long
Email: ,

Tóm tắt: Chuyển giá là một hoạt động đã và đang diễn ra ở Việt Nam nhiều năm nay,
gây tổn hại không nhỏ cho nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên ngăn chặn chuyển giá vẫn là
một vấn đề nan giải đối với các cơ quan quản lý. Hiện nay, hoạt động chuyển giá không chỉ
diễn ra ở các doanh nghiệp nước ngoài mà còn xuất hiện ở cả các doanh nghiệp trong nước
(còn được gọi là chuyển giá nội địa). Hoạt động chuyển giá nội địa diễn ra ngày càng phổ
biến và dưới nhiều hình thức khác nhau gây khó khăn cho cơ quan thuế. Điều này sẽ làm ảnh
hưởng đến sự cạnh tranh công bằng và làm giảm nguồn thu thuế của nhà nước. Từ việc phân
tích luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và thực tế một số trường hợp chuyển
giá của các doanh nghiệp nội địa trong thời gian vừa qua, bài báo tập trung bàn luận về thực
trạng hoạt động chuyển giá nội địa, từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy lùi hoạt động này.
Từ khóa: chuyển giá, giá chuyển giao nội bộ, giá thị trường
1. Mở đầu
Trong một thế giới toàn cầu hóa hiện nay, chuyển giá như là một xu hướng tất yếu, tác
động tới mọi nền kinh tế. Chống chuyển giá ngày càng trở thành vấn đề quan trọng trong
chính sách thuế của các quốc gia. Đến nay, hầu hết các nước phát triển như Canada, Mexico,
Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Australia, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… đã xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật về chống chuyển giá.
Ở Việt Nam cách đây khoảng chục năm “chuyển giá” vẫn là một khái niệm mới lạ thì
hiện nay nó đã là hiện tượng phổ biến không chỉ đối với các doanh nghiệp FDI mà còn xảy ra
ở cả các doanh nghiệp trong nước (hay hoạt động này còn được gọi là chuyển giá nội địa).
Hình thức của chuyển giá nội địa có những điểm giống so với chuyển giá của các doanh
nghiệp FDI, mục đích hướng đến là đều mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và dẫn đến sự cạnh


tranh không bình đẳng, gây ra thất thu thuế cho NSNN.
Vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đã có rất nhiều bài báo và công trình
khoa học nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra các giải pháp để ngăn chặn. Tuy nhiên hiện tại các cơ
quan quản lý vẫn chưa có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Ở Việt Nam
cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về vấn đề chuyển giá nội địa. Trong
khuôn khổ bài viết này, từ một số lý thuyết về chuyển giá nội địa nhóm tác giả đã đi tìm hiểu
thực trạng hoạt động chuyển giá nội địa ở Việt Nam từ đó bài viết đưa ra một vài kiến nghị và
giải pháp để nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá nội địa ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu chính của bài viết là nghiên cứu định tính, trên cơ sở tiếp cận
các lý thuyết về chuyển giá của OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) và IASB (hội
đồng chuẩn mực kế toán quốc tế) và nghiên cứu thực trạng chuyển giá nội địa ở Việt Nam
hiện nay. Các thông tin trong bài được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu và phân tích cụ thể tập
trung vào các mục tiêu đặt ra của bài viết này.
Trường Đại học Thăng Long

237


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần I

2. Một số lý thuyết về chuyển giá nội địa
2.1. Khái niệm chuyển giá nội địa
Chuyển giá không phải là khái niệm mới đối với nền kinh tế thị trường phát triển, khi
các quan hệ kinh tế được thiết lập đa dạng, có sự liên kết, phối hợp giữa các chủ thể kinh
doanh, khi mà việc xác định lợi ích kinh tế đã vượt ra ngoài phạm vi của một chủ thể riêng lẻ,
được tính trong lợi ích chung của cả tập đoàn hay nhóm liên kết. Tuy nhiên, tùy theo cách tiếp
cận mà khái niệm về chuyển giá được hiểu khác nhau.
Khái niệm chuyển giá (transfer pricing) được mô tả chung là việc xác định bằng tiền
đối với một loại hàng hóa hay sản phẩm nào đó, tuy nhiên chỉ bao hàm những mặt hàng mà
các bên giao dịch không phải mua từ bên ngoài (hay bên thứ ba), tức là những mặt hàng được

trao đổi giữa các đơn vị thành viên trong phạm vi của một doanh nghiệp với nhau - còn gọi là
các chủ thể có mối quan hệ liên kết (Phạm Hùng Tiến, 2012). Theo tác giả này, bản chất hoạt
động chuyển giá hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Điều vi phạm pháp luật ở đây chính là
việc các doanh nghiệp/tập đoàn cố tình định giá chuyển giao sai vì lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Có ý kiến cho rằng, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện
nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi đó
có đối tượng tác động chính là giá cả, chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá
đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua
biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia.
Bên cạnh đó, lại có ý kiến cho rằng chuyển giá là hoạt động tối thiểu hóa nghĩa vụ đóng thuế
trong kinh doanh thông qua việc vận dụng các điều khoản trong luật pháp nhằm tăng chi phí
đầu vào, giảm giá đầu ra vì lợi ích của một nhóm liên kết kinh tế.
Hoạt động chuyển giá diễn ra giữa các thực thể có mối quan hệ liên kết. Theo công
ước mẫu của OECD về định giá chuyển giao ghi nhận “hai doanh nghiệp được xem là liên
kết” khi: thứ nhất, một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào doanh
nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian; thứ hai, hai doanh nghiệp có
cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian. Như vậy, hai mối quan hệ thường gặp
nhất thực hiện chuyển giá là trong mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con và các công ty
(đơn vị) liên kết có tư cách pháp nhân độc lập.
Tựu chung lại, chuyển giá có thể được hiểu là một hành vi do các chủ thể kinh doanh
thực hiện nhằm thay đổi giá trị mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tài sản trong quan hệ giữa
các bên liên kết. Hành vi đó có đối tượng tác động là giá cả và được thực hiện thông qua các
hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hoá, tài sản, cung cấp dịch vụ. Giá mua bán dịch vụ, hàng
hóa giữa các doanh nghiệp có quan hệ liên kết nay được gọi là giá chuyển giao nội bộ hoặc
giá liên kết. Điểm đặc biệt ở đây là giá chuyển giao nội bộ không hình thành từ mối quan hệ
cung - cầu.
Có thể lấy một ví dụ về chuyển giá như sau: Công ty A bán sản phẩm của mình với giá
bán theo giá thị trường là 6 triệu đồng/sản phẩm. Tuy nhiên A lại bán cho công ty B có quan

hệ liên kết với A với giá 8 triệu đồng/sản phẩm. Kết quả là công ty A sẽ tăng thu nhập chịu

Trường Đại học Thăng Long

238


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần I

thuế 2 triệu đồng và công ty B giảm thu nhập chịu thuế 2 triệu đồng đối với mỗi sản phẩm A
bán cho B. Giao dịch này giữa A và B được xác định là chuyển giá.
Chủ thể thực hiện hành vi chuyển giá có thể là các công ty đa quốc gia (Multi-national
companies) hoặc bản thân các doanh nghiệp nội địa. Hoạt động chuyển giá của các công ty đa
quốc gia phổ biến và được nghiên cứu rất nhiều hiện nay trong khi hoạt động chuyển giá của
các doanh nghiệp nội địa cũng đang diễn ra ngày càng phức tạp, song vẫn chưa được các cơ
quan quản lý quan tâm đúng mức. Theo cách hiểu đơn giản nhất, chuyển giá được thực hiện
bởi các doanh nghiệp trong nước với nhau thì được gọi là hoạt động chuyển giá nội địa.
2.2. Mục đích của hoạt động chuyển giá nội địa
Mục đích cơ bản nhất của chuyển giá là tối đa hóa lợi nhuận của của cả một nhóm có
quan hệ liên kết kinh tế (tập đoàn hay nhóm công ty có mối quan hệ liên kết). Tuy nhiên,
những mục tiêu chi tiết để đạt được mục tiêu cơ bản trên có những sự nhìn nhận khác biệt
dưới góc độ trách nhiệm nộp thuế.
Ở cách nhìn tích cực, việc các đơn vị trong một cấu trúc kinh doanh thiết lập giao dịch
nội bộ và định giá cho những giao dịch đó sẽ giúp nhà quản trị tính chính xác kết quả kinh
doanh và điều phối quản lý sản xuất toàn doanh nghiệp hiệu quả hơn. Trách nhiệm nộp thuế
của doanh nghiệp không phải đối tượng chính để cân nhắc. Dưới góc độ quản trị công ty,
chuyển giá là hoạt động doanh nghiệp được phép thực hiện, bởi đó là quyền được tự do định
đoạt về giá cả trên thị trường và nhằm tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn trong quan hệ
giữa công ty mẹ với công ty con.
Ở hướng nhìn tiêu cực, chuyển giá chính là công cụ để doanh nghiệp giảm tối đa mức

thuế phải nộp với phương thức định giá chuyển giao sao cho lợi nhuận cao nhất tại các đơn vị
có mức chịu thuế thấp nhất. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp đã vi phạm nhiều quy
định của nhà nước về tính số thuế nộp và hiển nhiên đây là hành vi gian lận thuế.
Ngoài mục đích cơ bản trên, hoạt động chuyển giá còn hướng đến mục tiêu cụ thể
khác như làm đẹp báo cáo tài chính doanh nghiệp để giữ giá cổ phiếu, tránh sức ép từ cổ đông
hoặc tạo sức hút cổ đông mới nhằm tăng nguồn vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty A là công ty đang niêm yết trên sàn, tiến hành triệu tập Đại hội cổ đông bất
thường thông qua kế hoạch tăng vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, trong lĩnh
vực kinh doanh chính, tỷ suất lợi nhuận biên của Công ty khá thấp. Lợi nhuận không cao, kế
hoạch phát hành cổ phiếu của Công ty A khó thành công. Để tăng sức hấp dẫn cho phương án
tăng vốn, trong Đại hội cổ đông, Công ty A xin điều chỉnh tăng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
Con số này được tạo ra từ việc "chuyển giao" lợi nhuận từ các công ty bên ngoài. Cụ thể,
Công ty A sẽ mua một dự án bất động sản của Công ty B với giá rất thấp và bán lại ngay cho
Công ty C với giá rất cao - cả hai thực chất đều là các Công ty bất động sản đang thuộc quyền
kiểm soát của lãnh đạo Công ty A. Qua thủ thuật chuyển giá, lợi nhuận của Công ty A đã
được đẩy lên cao.
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp niêm yết có xu hướng
gian lận nhằm làm “đẹp” báo cáo tài chính và “thổi phồng” lợi nhuận nhằm giữ giá cổ phiếu,
tránh sức ép của cổ đông, hoặc nhằm thu hút thêm nhiều cổ đông để tăng nguồn vốn mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công ty có quan hệ liên kết với công ty niêm yết sẽ tập

Trường Đại học Thăng Long

239


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần I

trung lợi nhuận cho công ty niêm yết để công ty niêm yết có hiệu quả kinh doanh cao, kéo giá
cổ phiếu lên.

2.3. Một số dấu hiệu của chuyển giá nội địa
Hiện nay những dấu hiệu cho thấy hành vi chuyển giá có thể dễ nhận biết, tuy nhiên để
có đầy đủ bằng chứng để chứng minh doanh nghiệp có hành vi chuyển giá mới là vấn đề đau
đầu với các cơ quan quản lý. Nếu một doanh nghiệp có các dấu hiệu sau thì có thể nghi ngờ
về khả năng chuyển giá:
- Giá bán sản phẩm cho một vài doanh nghiệp luôn thấp hơn giá bán cho các doanh
nghiệp khác, thậm chí có khi giá bán thấp hơn giá mua và ngược lại.
- Doanh nghiệp lỗ nhiều năm nhưng vẫn liên tiếp mở rộng quy mô sản xuất.
- Doanh thu tăng cao theo từng năm nhưng doanh nghiệp lại lỗ liên tục.
2.4. Tác động của chuyển giá nội địa
Dưới góc độ nhìn nhận ngoài doanh nghiệp, hoạt động chuyển giá gây ra nhiều tác
động không tốt lên nền kinh tế mà rõ ràng nhất là tác động tiêu cực đến nguồn thu thuế của
Nhà nước. Ở các góc nhìn ít được chú ý hơn, chuyển giá còn tạo nên những hoạt động được
xem là không có trách nhiệm với những bên có lợi ích liên quan (stakeholders) như chính phủ,
thị trường, đối thủ tiềm ẩn thông qua những hành vi không đúng đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể,
chuyển giá đe dọa đến chính sách tái phân phối nguồn lực một cách hiệu quả quả chính phủ.
Nguyên tắc về thuế đầu tiên của Adam Smith nhấn mạnh sự cần thiết một hệ thống thuế phải
công bằng và dựa trên cơ sở thu nhập cũng như nhà nước phải bảo vệ. Tuy nhiên, việc định
giá chuyển giao sai làm nguyên tắc này bị ảnh hưởng khi số thuế phải nộp của các doanh
nghiệp có hoạt động này đã được điều chỉnh theo mục tiêu lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp.
Một tác động tiêu cực nữa là đe dọa đến sự phát triển khởi nghiệp của quốc gia. Việc định giá
chuyển giao sai, lỗ sai gửi tín hiệu không chính xác về tiềm năng kinh doanh của lĩnh vực
trong nền kinh tế (Emmanuel Budu Addo, 2011). Từ các thông tin không chính xác này (liên
quan đến khả năng sinh lời của lĩnh vực), các doanh nhân khởi nghiệp có thể sai lầm khi đưa
ra quyết định đầu tư vào ngành hay không.
3. Thực trạng hoạt động chuyển giá nội địa ở Việt Nam hiện nay
3.1. Nguyên nhân dẫn tới các doanh nghiệp nội địa thực hiện chuyển giá
Do sự chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và hướng đến đến năm 2020 cơ bản trở
thành nước công nghiệp, nên nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi phát triển kinh tế. Với đặc

thù là quốc gia có sự chênh lệch điều kiện tự nhiên giữa các vùng địa lý kinh tế nên hiện nay
nhà nước có nhiều ưu đãi liên quan đến thuế suất thuế TNDN cho các vùng được nhận định là
khó khăn và đặc biệt khó khăn. Cụ thể, theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, các dự án đầu tư
mới tại địa bàn đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN) trong vòng 15 năm là 10% và tại địa bàn khó khăn là 20% trong 10 năm.
Hơn nữa, nhà nước cũng có nhiều ưu đãi về thuế suất thuế TNDN đối với các lĩnh vực
đặc biệt, định hướng phát triển như lĩnh vực liên quan đến công nghệ cao (cả doanh nghiệp
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao), đầu tư hạ tầng, sản phầm phần mềm, lĩnh vực bảo vệ
môi trường (như xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm) đều được hưởng thuế suất 10% trong 15 năm.
Trường Đại học Thăng Long

240


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần I

Đối với các khoản thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong giáo duc-đào tạo, hoạt
động xuất bản theo Luật xuất bản, hoạt động báo in theo Luật báo chí, thu nhập của doanh
nghiệp thực hiện dự án đầu tư-kinh doanh nhà ở xã hội, doanh nghiệp trồng, chăm sóc, bảo vệ
rừng, hoạt động nông lâm ngư nghiệp diêm nghiệp không thuộc địa bàn kinh tế-xã hội khó
khăn và đặc biệt khó khăn có mức thuế suất là 10%.
Tại điều 14 luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp có quy định: “doanh nghiệp thành lập
mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế,
khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ
cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt
quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp thành lập mới hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được
miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp
theo…”.
Nhà nước cũng thực hiện chính sách giảm thuế cho các doanh nghiệp sản xuất, xây

dựng, vận tải sử dụng từ 10-100 lao động nữ, doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc
thiểu số và doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao
cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.
Không ít tập đoàn kinh tế trong nước đã lợi dụng chính sách ưu đãi thuế, thành lập một
số công ty con hoạt động tại nhiều địa bàn khác nhau để chuyển lợi nhuận trước thuế từ nơi
không được ưu đãi thuế sang nơi được ưu đãi thuế hoặc chuyển lợi nhuận trước thuế từ doanh
nghiệp có lãi sang doanh nghiệp bị lỗ thông qua chuyển giao sản phẩm và cung cấp dịch vụ
giữa các bên không theo giá thị trường để giảm thiểu nghĩa vụ thuế của cả tập đoàn.
Như vây, từ một chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư vào các địa bàn kinh tế
khó khăn đã bị lợi dụng, trở thành công cụ để trốn tránh nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Còn tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp của các doanh nghiệp chuyển giá sẽ không bị ảnh
hưởng vì doanh nghiệp bán phải nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra bao nhiêu thì doanh nghiệp
mua sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào bấy nhiêu. Có trường hợp, doanh nghiệp
lách bằng cách ngưng hoạt động hoặc giải thể khi hết ưu đãi, sau đó lập công ty khác để
hưởng ưu đãi từ đầu.
Do chưa hoàn thiện những quy định trong các luật thuế
Cơ sở này khiến cho hoạt động chuyển giá trở nên khó nắm bắt không chỉ ở Việt Nam
mà còn tồn tại phổ biến ở các quốc gia khác trên thế giới. Vấn đề xác định giá chuyển giao
nội bộ hiện nay còn nhiều khó khăn vướng mắc. Thứ nhất là việc xác định giá đối với hàng
hóa vô hình là quy trình cực kỳ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự tổng hợp thông tin, phân tích
kỹ thuật cũng như các kỹ thuật chuyên môn cao. Còn đối với hàng hóa, sản phẩm hữu hình thì
phương pháp xác định giá chuyển giao nội bộ thì cũng có nhiều phương pháp để định giá. Cụ
thể, giá chuyển giao có thể hướng theo giá thị trường, hạch toán theo chi phí toàn bộ hoặc chi
phí biên, dựa trên đàm phán (Phạm Tiến Hùng, 2012). Giá chuyển giao hướng theo giá trị
trường phổ biến tại thị trường được vận hành bởi cơ chế minh bạch. Giá hướng theo chi phí
biên nếu các điều kiện sau được thỏa mãn (i) sản phẩm không tiêu thụ được hoặc chỉ tiêu thụ
được một số lượng nhỏ ở thị trường bên ngoài; (ii) đơn vị bộ phận không gặp khó khăn trong
việc cung cấp và phân phối (Coenenberg, 2007). Giá chuyển giao được xác định trên cơ sở
đàm phán do các đơn vị bộ phận đàm phán và lãnh đạo tập đoàn thừa nhận kết quả. Phương
Trường Đại học Thăng Long


241


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần I

pháp này dựa trên thông tin đầy đủ của các bên về thực trạng thu-chi và làm giá chuyển giao
nội bộ tiếp cập gần đến giá trị trường tuy nhiên quá trình đàm phán tốn nhiều thời gian và có
thể gây xung đột. Ở Việt Nam hiện nay, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp phải có hồ sơ xác
định giá thị trường làm cơ sở cho giá chuyển giao nội bộ. Bất cập nữa hiện nay là chưa có chế
tài nào để ràng buộc doanh nghiệp kê khai giao dịch liên kết.
Nhiều doanh nghiệp cố tình thành lập nhiều công ty con và thực hiện các giao dịch
mua bán “lòng vòng” giữa các công ty này. Giá chuyển giao giữa các công ty này thường
không theo giá thị trường từ đó làm giảm đi các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước. Hiện tại,
tình trạng chuyển giá xảy ra khá phổ biến ở lĩnh vực khai thác mỏ. Nhiều đơn vị khai thác mỏ
thành lập 2 công ty độc lập, một công ty chuyên khai thác và một công ty chuyên lưu thông.
Công ty khai thác bán sản phẩm cho công ty lưu thông với giá chỉ bằng một nửa giá thị trường
khiến Nhà nước mất một nửa thuế tài nguyên, thuế TNDN và nhiều loại thuế, phí khác. Theo
quy định, thuế tài nguyên được tính trên sản lượng tài nguyên khai thác trong kỳ theo giá bán
đơn vị sản phẩm ghi trên hóa đơn, chứng từ (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) do đơn vị
trực tiếp bán ra. Để “lách” điểm này, các công ty khai thác khoáng sản thường lập ra các công
ty con để giao dịch với Công ty mẹ theo giá nội bộ. Theo đó, các công ty con kê khai thuế tài
nguyên theo giá bán sản phẩm cho công ty mẹ, sau đó công ty mẹ làm thủ tục xuất khẩu theo
giá cao hơn rất nhiều. Chính điều này đã giúp các công ty khai thác khoáng sản giảm thiểu
đáng kể nghĩa vụ thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN cũng như các khoản phí
khác.
3.2. Một số trường hợp chuyển giá nội địa ở Việt Nam trong thời gian vừa qua
Trường hợp Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)
Vừa qua, Sabeco bị Kiểm toán nhà nước kiến nghị truy thu 408 tỷ đồng thuế Tiêu thụ
đặc biệt (TTĐB) năm 2013. Kiểm toán nhà nước cho rằng Sabeco vừa thực hiện sản xuất, vừa

thực hiện phân phối sản phẩm bia. Sabeco sản xuất và bán bia cho công ty con của mình. Đó
là Công ty thương mại Sabeco. Công ty này không bán bia ngay cho người tiêu dùng mà bán
qua công ty con con khác do doanh nghiệp này chi phối với giá thấp. Sau đó bia được bán lại
cho công ty khu vực, đến đại lý cập 1, cấp 2, cấp 3, đến nhà hàng… sau đó mới đến người tiêu
dùng.
Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, một số hàng hóa xa xỉ như rượu, bia, thuốc
lá… bị áp mức thuế 50% để điều tiết tiêu dùng. Thuế được đánh trên “giá do cơ sở sản xuất
bán ra”. Tuy nhiên, Sabeco đã thành lập chuỗi các công ty con và bán bia cho các công ty con
đó trước khi phân phối đến tay người tiêu dùng và kê khai mức thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên
giá bán ra tại nơi sản xuất đầu tiên. Sabeco lập luận rằng bản chất của thuế TTĐB là đánh vào
khâu sản xuất chứ không đánh vào khâu thương mại như cách tính của Kiểm toán Nhà nước,
nếu đánh vào thương mại thì vô hình chung sẽ bị tình trạng thuế chồng thuế do sản phẩm đã
phải chịu các thuế khác trong quá trình vận chuyển, lưu thông trước khi đến tay người tiêu
dùng. Xét trên khía cạnh căn cứ tính thuế, Điểm a, Điều 5 Chương II của Thông tư số
05/2012/TT-BTC Bộ Tài chính ban hành ngày 5/1/2012 về hướng dẫn thi hành Luật thuế
TTĐB quy định: “Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng
qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc, thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu
thụ đặc biệt là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra chưa có thuế gia trị gia tăng
và thuế bảo vệ môi trường (nếu có)”. Tuy nhiên, Sabeco lý giải rằng “tất cả các đơn vị nêu
trên (các công ty con, gọi là công ty thương mại khu vực – PV) đều có pháp nhân độc lập và
Trường Đại học Thăng Long

242


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần I

hạch toán độc lập” chứ không phải là cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc nên không thuộc
diện điều chỉnh của Thông tư 05.
Với trường hợp của Sabeco, Bộ Tài chính cho rằng, Sabeco đã chuyển giá từ khâu sản

xuất sang khâu thương mại thông qua thành lập chuỗi 10 công ty con để phân phối bia Sài
Gòn. Việc các doanh nghiệp lập ra nhiều tầng nấc trung gian để phân phối, nếu xét về bản
chất, có thể coi là dấu hiệu chuyển giá vì giúp giảm số tiền phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Để chống chuyển giá cho những trường hợp giống Sabeco, Bộ tài chính đưa ra dự thảo
mới. Dự thảo mới sẽ thắt chặt hơn, chênh lệch giữa giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt và giá sản
phẩm được bán ngoài thị trường sẽ chỉ được chênh nhau 5%. Điều này sẽ giúp hạn chế khả
năng các doanh nghiệp lập các khâu trung gian nhằm bán giá thấp cho nhau, lấy giá đó tính
thuế; sau khi tính thuế xong thì nâng giá bán cho người tiêu dùng. Điều đó đồng nghĩa với
việc số tiền thuế mà những doanh nghiệp như Sabeco phải nộp sẽ cao hơn.
Trường hợp tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN)
Hiện tượng chuyển giá còn diễn ra ở cả doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp tại Tập
đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) được coi là đã thực hiện chuyển giá. Công ty mẹ được sự bao
cấp của Nhà nước thông qua các định mức lợi nhuận, hao hụt. Khi công ty mẹ phân xuống đại
lý cấp 1, đại lý bán lẻ lại không tuân thủ cách thức này. Các đại lý bán lẻ có lợi nhuận nhưng
tại công ty mẹ lại bị lỗ. Như vậy phần lỗ tại công ty mẹ thì Nhà nước chịu, các đại lý được
hưởng phần lợi nhuận.
Trường hợp tại công ty TNHH Xây dựng thương mại Nguyên Đạo
Ông Tai Chung Tui (Đài Loan) đã gửi đơn tố cáo bà Lê Minh Đức, Giám đốc Công ty
TNHH Xây dựng thương mại Nguyên Đạo (công ty Nguyên Đạo) và ông Jame Chung (quốc
tịch Mỹ) thông qua hình thức chuyển giá và vốn đầu tư sang một doanh nghiệp khác do chính
bà Lê Minh Đức thành lập, để chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng và hơn 240 nghìn USD. Cụ thể, sau
khi thành lập công ty Nguyên Đạo và chuyển nhượng 40% phần vốn góp cho ông Tui với giá
100 nghìn USD, bà Lê Minh Đức lại cho thành lập một công ty riêng là Công ty TNHH Một
thành viên Thái Liên và sử dụng toàn bộ nhân viên và tài sản của công ty Nguyên Đạo để
phục vụ việc kinh doanh của công ty Thái Liên. Toàn bộ các khoản thu nhập vốn có từ hoạt
động kinh doanh của công ty Nguyên Đạo đều được chuyển sang công ty Thái Liên và những
chi phí phát sinh của công ty Thái Liên lại do công ty Nguyên Đạo gánh chịu. Công ty Liên
Thái như một nơi để chuyển mọi giá trị vốn góp và lợi nhuận từ công ty Nguyên Đạo. Ông
Tui còn tố cáo bà Lê Minh Đức dùng thủ đoạn mua hóa đơn khống để che dấu doanh thu của
công ty Nguyên Đạo cho những hợp đồng không có thực để được khấu trừ chi phí, trốn thuế

với Nhà nước dẫn đến doanh thu của công ty thua lỗ. Hành vi này, được các chuyên gia cho
rằng đây cũng là một hình thức chuyển giá sang công ty liên kết.
Như vậy, các hình thức chuyển giá của các doanh nghiệp nội bộ tại Việt Nam hiện nay
về độ phổ biến và phức tạp cần có những cuộc thành tra thuế trên diện rộng mới có thể đưa ra
được nhận định chính xác. Tuy nhiên, từ một vài vụ việc đã xảy ra trong thời gian qua có thể
thấy, hiện tượng các doanh nghiệp nội địa tranh thủ lách luật để giảm số thuế nộp là hiện hữu
và cũng khá đa dạng trong hình thức thực hiện.
4. Một số giải pháp nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá nội địa ở Việt Nam
Tại các nước phát triển nhóm OECD, các quy định về điều chỉnh chống chuyển giá đã
được đưa ra từ những năm 1980; Trung Quốc cũng đã thực hiện các biện pháp chống chuyển
Trường Đại học Thăng Long

243


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần I

giá từ những năm 1990. Tại Việt Nam, Các quy định pháp lý về chống chuyển giá vẫn chưa
hoàn chỉnh, hoạt động chuyển giá diễn ra ngày càng phức tạp. Vì vậy trong thời gian tới để
hạn chế hoạt động chuyển giá nội địa, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đáp ứng được
yêu cầu khai thác, phân tích rủi ro làm căn cứ để xác định giá thị trường đối với giao dịch liên
kết.
Hiện tại, 66/2010/TT-BTC chính là cơ sở để đấu tranh chống chuyển giá. Thông tư
này hướng dẫn việc xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có
quan hệ liên kết. Bên cạnh quy định về việc xác định giá trị giao dịch liên kết của các công ty
có quan hệ liên kết ngoài lãnh thổ Việt Nam, thông tư còn áp dụng cả với những doanh
nghiệp có quan hệ liên kết ở nội địa. Thông tư này có quy định về năm phương pháp tính để
chống chuyển giá như phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; giá bán lại; giá vốn cộng
lãi; so sánh lợi nhuận; tách lợi nhuận… Tuy nhiên, để làm được trong thực tế thì cán bộ thuế

phải tốn nhiều công sức. Cách tính trên không quy định cho một đơn vị độc lập nào cung cấp
dữ liệu để cơ quan thuế làm cơ sở đối chiếu, tham khảo. Muốn so sánh, cán bộ thuế phải tự đi
khảo sát, kiểm tra, lấy số liệu từ thị trường và của các cơ quan liên quan. Nhà nước nên thành
lập cơ quan chuyên đi khảo sát, kiểm tra, thu thập số liệu từ thị trường để cung cấp cơ sở dữ
liệu để cán bộ thuế lấy đó là cơ sở để đối chiếu và so sánh để xác định hoạt động chuyển giá.
Thứ hai, Nhà nước nên tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về chống
chuyển giá trong doanh nghiệp. Thực tế, khó khăn lớn nhất trong chống chuyển giá là xác
định được giá thị trường, giá giao dịch độc lập. Do đó, cơ chế thỏa thuận trước về phương
pháp xác định giá tính thuế đang được kỳ vọng sẽ là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác
chống chuyển giá. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên ban hành Luật Chống chuyển giá làm cơ sở
pháp lý cho hoạt động chống chuyển giá, cũng như quản lý hiệu quả các sắc thuế khác. Rõ
ràng, tác hại do hành vi chuyển giá gây ra là rất lớn khi nó không chỉ làm thất thoát nguồn thu
cho ngân sách Nhà nước, mà còn làm mất cân đối thương mại, méo mó thị trường, gây nhiều
nguy hại cho nền kinh tế, do đó với các vi phạm này phải có chế tài xử lý chặt chẽ và đủ
mạnh để ngăn chặn và răn đe các doanh nghiệp khác chưa vi phạm. Chúng ta có thể tham
khảo chế tài xử phạt của một số nước như Úc, họ phạt 50% số thuế tránh được nếu phát hiện
doanh nghiệp chuyển giá; Ấn Độ phạt đến 300%; Philippines 25-50% số thuế tránh được và
phải chịu lãi suất 20%/năm…
Thứ ba, về lâu dài, ngành thuế cần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực của ngành.
Hiện nay mức độ hiểu biết của công chức thuế về chuyển giá và kinh nghiệm thực tiễn về
quản lý giá chuyển nhượng cũng còn hạn chế, nên công tác quản lý các hoạt động giao dịch
liên kết chưa thực sự đạt kết quả. Làm về công tác chống chuyển giá này, thực sự cán bộ thuế
cũng đang phải tự nghiên cứu hoặc từ kinh nghiệm công tác của mình. Cán bộ thuế chuyên
trách về chuyển giá, được đào tạo bài bản và chuyên sâu hiện tại vẫn chưa có. Chủ yếu vẫn là
từ kinh nghiệm hoặc đi tập huấn ở nước ngoài với thời gian ngắn. Ngành Thuế cần xem xét
hình thành bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, hoặc lồng ghép
với các chức năng quản lý thuế khác một cách phù hợp. Đồng thời, có kế hoạch bồi dưỡng,
nâng cao năng lực quản lý cho công chức trên cơ sở đánh giá năng lực, xác định nhu cầu và
kế hoạch đào tạo, đảm bảo lực lượng này sẽ làm nòng cốt cho việc quản lý thuế chống chuyển
giá tại các địa phương,

Trường Đại học Thăng Long

244


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần I

Thứ tư, để kiểm soát được việc chuyển giá của doanh nghiệp trong nước, Nhà nước
cần phải thu hẹp những ưu đãi về thuế dễ gây lạm dụng, nhất là chênh lệch mức thuế giữa các
địa phương. Thay vì thực hiện biệp pháp ưu đãi về thuế để thu hút đầu tư, nên sử dụng những
ưu đãi khác như: hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực…
Thứ năm, Cơ quan thuế cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tranh thủ sự đồng thuận
của các cấp chính quyền, xã hội và cộng đồng các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường thanh tra
chống chuyển giá theo các chuyên đề cụ thể để nâng cao chất lượng quản lý thuế trên từng lĩnh
vực.
Thứ sáu, Nhà nước cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật
nói chung và pháp luật thuế nói riêng cho doanh nghiệp. Công tác tuyên truyền cần thực hiện
tốt để doanh nghiệp hiểu được là Nhà nước tạo mọi điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh
thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng góp trở lại để phát triển cơ sở hạ tầng. Đất nước có
phát triển thì thương hiệu của các doanh nghiệp cũng mới phát triển theo và được thế giới ghi
nhận, thêm nhiều giá trị gia tăng.
5. Kết luận
Cùng với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thì hoạt động chuyển giá
giữa các doanh nghiệp nội địa cũng đang diễn ra ngày càng phổ biến, gây ra những tổn hại
cho nền kinh tế. Phòng và chống chuyển giá luôn là một vấn đề mới và phức tạp đối với hầu
hết các nước. Do đó, Việt Nam cần có sự tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm chống chuyển
giá của các nước phát triển, bổ sung và hoàn thiện thêm các quy định về chống chuyển giá,
nâng cao trình độ của cán bộ quản lý thuế từ đó để đẩy lùi hoạt động chuyển giá của các
doanh nghiệp nội địa hiện nay.

6.

Tài liệu tham khảo

[1]. Adolf G. Coenenberg/Thomas M. Fischer/Thomas Guenter (2007):
Kostenrechnung und Kosten-analyse, Schäffer-Poeschel Verlag; 6. Auflage, überarbeitete
underweiterte Auflage, tr.705
[2]. Emmaneul Budu Addo, 2011, Effects of transfer pricing beyond tax revenue loss:
a threat to economic development, Actionaid publications
[3]. Phạm Hùng Tiến, 2002, Bàn về chống chuyển giá trong giai đoạn hiện nay, Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 2, 36‐48
[4]. />[5].
/>[6]. />[7]. Luật thuế thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và luật số 32/2013/QH13
[8]. OECD Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterpriceses and Tax
Administrations (22 July 2010)
[9]. Thông tư số 05/2012/TT-BTC Bộ Tài chính
Trường Đại học Thăng Long

245


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần I

[10]. Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/04/2010 của Bộ Tài chính.
DISCUSSIONS ABOUT CURRENT DOMESTIC TRANSFER PRICING IN VIETNAM
Abstract: Transfer pricing has existing in Vietnam for years and causing substantial
loss to Vietnam economy. However, it is still a tough mission to prevent it for Vietnam
authorized agencies. Nowadays, this action appears not only in Foreign Direct Investment
companies but also in domestic companies (also known as “domestic transfer pricing”).
Transfer pricing in domestic companies becomes more and more prevail and in various

forms, which brings huge difficulty to Tax agencies. This action will affect fairness to
competition in market and will reduce national budget revenue. Through analyzing the
Vietnamese Corporate income Tax Law and some real cases relating to transfer pricing of
domestic companies recently, the study will focus and thoroughly discuss the reality of
transfer pricing in domestic companies in Vietnam along with suggested solutions to
discourage its existence.
Keywords: transfer pricing, market price.

Trường Đại học Thăng Long

246



×