Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Chuyen de BA LUC CO HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.74 KB, 15 trang )

CHUYÊN ĐỀ CÁC LỰC CƠ HỌC (3 tiết)
I. Xác định vấn đề cần nghiên cứu
1. Giới thiệu về chuyên đề: Tìm hiểu đặc điểm của các lực cơ học và tác dụng của các lực đó đến chuyển động của vật.
Kiến thức trong chuyên đề: “Các lực cơ học” được tổ chức dạy học trong các tiết
+ Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn (1 tiết)
+ Lực đàn hồi của lò xo.Định luật Hooke (1 tiết)
+ Lực ma sát(1 tiết)
2. Nội dung chuyên đề
* Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm của lực hấp dẫn và trọng lực
+ Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn.
+ Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa.
+ Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích 2 khối lượng của chúng và tỉ lệ
nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng: Fhd = G

m 1m 2
r2

+ Trọng lực của một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.
+ Điểm đặt của trọng lực gọi là trọng tâm của vật.
M.m
P=G
+ Độ lớn trọng lực (trọng lượng):
( R + h) 2
* Nội dung 2 : Tìm hiểu lực đàn hồi của lò xo, lực căng dây và phản lực của mặt tiếp xúc
1. Lực đàn hồi
+ Điểm đặt:Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc hoặc gắn với nó làm nó
biến dạng.
+ Hướng: Ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng:
+ Khi bị dãn, lực đàn hồi hướng theo trục vào phía trong
+ Khi bị nén, lực đàn hồi hướng theo trục ra ngoài
+ Độ lớn : (định luật Húc) : Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo .


Fđh= k ∆l
2. Lực căng dây và phản lực của mặt tiếp xúc
- Đối với dây cao su, dây thép…, khi bị kéo, lực đàn hồi gọi là lực căng
- Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, lực đàn hồi có phương vông góc với mặt tiếp xúc
* Nội dung 3: Tìm hiểu lực ma sát
+ Định nghĩa: Khi một vật chuyển động trượt trên một bề mặt, thì bề mặt tác dụng lên vật một lực cản trở chuyển động của
vật gọi là lực ma sát trượt.
+ Độ lớn của lực ma sát trượt: Fmst = µ t.N
- Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của của 2 mặt tiếp xúc.
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu
a. Kiến thức:
* Nội dung 1:
- Nêu được khái niệm về lực hấp dẫn và các đặc điểm của lực hấp dẫn.
- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn.
- Viết được công thức của lực hấp dẫn và giới hạn áp dụng công thức đó.
* Nội dung 2:
- Nêu được các đặc điểm về lực đàn hồi của lò xo,đặc biệt là điểm đặt và hướng.
- Phát biểu và viết được công thức của định luật Hooke, hiểu rõ ý nghĩa các đại lượng có trong công thức và đơn vị của các
đại lượng đó .
- Nêu được những đặc điểm về lực căng của dây và lực pháp tuyến của hai bề mặt tiếp xúc là hai trường hợp đặc biệt của lực
đàn hồi
* Nội dung 3:


- Nắm được đặc điểm của lực ma sát trượt.
- Viết được công thức của lực ma sát trượt
- Nêu được ý nghĩa của lực ma sát trượt trong đời sống và kỉ thuật

b. Kĩ năng:
* Nội dung 1:
- Dùng kiến thức về lực hấp dẫn để giải thích một số hiện tượng liên quan. Ví dụ: sự rơi tự do, chuyển động của các hành
tinh, vệ tinh, …
- Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác như: lực điện, lực từ, lực ma sát, lực đàn hồi, lực đẩy Acsimet, …
- Vận dụng công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản
* Nội dung 2 :
- Phát hiện hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo
- Nhận xét được: lực đàn hồi có xu hướng đưa lò xo trở về trạng thái ban đầu, khi chưa biến dạng
- Biểu diễn lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn và nén
- Từ thí nghiệm phát hiện ra mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa độ dãn của lò xo và độ lớn của lực đàn hồi
* Nội dung 3:
- Vận dụng công thức về các loại lực ma sát để giải thích một số hiện tượng trong thực tế
- Vận dụng công thức tính lực ma sát trượt để giải một số bài tập đơn giản
- Nêu được ví dụ về sự có lợi, có hại của ma sát trong thực tế và cách làm tăng, giảm ma sát trong các trường hợp đó.
c.Thái độ:
- Tự giác tìm hiểu bài trước khi đến lớp. - Tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài.
- Thích thú trong học tập.
d. Nội dung trọng tâm :
- Định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật
- Định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo
- Đặc điểm của lực ma sát trượt, công thức .
e. Định hướng phát trển năng lực
*Năng lực chung được hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; dự đoán;
phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề
*Những năng lực thành phần của năng lực chuyên biệt :
Nhóm
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ thực hiện trong chủ đề
năng lực

Nhóm
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện
NLTP
tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật Nêu được định nghĩa các lực cơ học
liên quan lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các
đến sử
Viết được công thức độ lớn của các lực cơ học.
kiến thức vật lí
- Phân biệt được đặc điểm và tác dụng của các lực cơ học.
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực
- Trả lời các câu hỏi SGK.
hiện các nhiệm vụ học tập
- Làm các bài tập SGK và sách bài tập.
- Lấy ví dụ thực tế về tác dụng và ảnh hưởng của các lực cơ
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính học.
toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp - Nêu rõ điều kiện để áp dụng công thức tính các lực.
… ) kiến thức vật lí vào các tình huống - Giải thích được các hiện tượng thực tế dựa vào các lực cơ
thực tiễn
học.
- Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK.
Nhóm
- Tại sao các vật ở gần Trái Đất thường bị rơi về phía Trái
NLTP về
Đất?
phương
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện - Tại sao các vệ tinh lại quanh quanh Trái Đất, các hành tinh
pháp
vật lí
lại quay quanh Mặt Trời?

(tập
- Tại sao một xe khi thắng gấp lại trượt một đoạn đường mới
trung vào
dừng lại?
P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên - Quan sát các dạng các hiện tượng thực tế như Trái Đất quay
bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật quanh Mặt Trời, các vật gần mặt Đất bị hút về phía Trái


năng lực
thực
nghiệm
và năng
lực mô
hình hóa)

vật lí trong hiện tượng đó

P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí
thông tin từ các nguồn khác nhau để giải
quyết vấn đề trong học tập vật lí
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình
để xây dựng kiến thức vật lí

Nhóm
NLTP
trao đổi
thông tin

P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán
học phù hợp trong học tập vật lí.

P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của
hiện tượng vật lí
P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ
quả có thể kiểm tra được.
P8: xác định mục đích, đề xuất phương án,
lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm
và rút ra nhận xét.
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả
thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận
được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm.
X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí
bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả
đặc thù của vật lí
X2: phân biệt được những mô tả các hiện
tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và
ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành )
X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn
thông tin khác nhau,
X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt
động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt
động học tập vật lí (nghe giảng, tìm kiếm
thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm)
X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động
học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm
kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc
nhóm… ) một cách phù hợp
X7: thảo luận được kết quả công việc của
mình và những vấn đề liên quan dưới góc
nhìn vật lí

X8: tham gia hoạt động nhóm trong học
tập vật lí
C1: Xác định được trình độ hiện có về
kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân
trong học tập vật lí

Nhóm

C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế

Đất, .... rồi mô tả lại bằng ngôn ngữ vật lí.
- Quan sát thí nghiệm và nêu được cách xác định độ lớn lực
ma sát, lực đàn hồi.

- Đọc SGK, tham khảo tài liệu trên mạng, quan sát các hiện
tượng thực tế.
- Quan sát, phân tích kết quả thí nghiệm và các tình huống
thực tiễn.
Vận dụng sự tương tự của lực này để xây dựng đặc điểm của
lực khác. Như từ đặc điểm của lực đàn hồi ta có thể xây dựng
đặc điểm của lực căng dây và phản lực của mặt tiếp xúc.
Các phép biến đổi đại số và các kiến thức về vectơ
Nêu được điều kiện để áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn,
định luật Húc.

Xác định mục đích, đưa ra phương án, tiến hành thí nghiệm:
+ Về lực đàn hồi. + Về lực ma sát.
Rút ra nhận xét sau khi tiến hành thí nghiệm và thu kết quả.
Phân tích nguyên nhân gây ra sai số trong các kết quả thí
nghiệm.

Phát triển năng lực này thông qua hoạt động thảo luận nhóm
để giải quyết các vấn đề được giao như đặc điểm, tác dụng và
ảnh hưởng của các lực cơ học trong thực tế.
Phân biệt được đặc điểm của từng lực và tác dụng và ảnh
hưởng cụ thể của từng lực bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn
ngữ vật lí.
- Nhận xét kết quả thí nghiệm
- So sánh kết quả với các nhóm khác, với SGK
- Nhận xét chung
Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của thiết bị
giảm xóc trên ô tô và xe máy.
Phát triển năng lực này thông qua hoạt động thảo luận nhóm,
thông qua hoạt động báo cáo của các nhóm, hoạt động gợi ý
và hợp thức hóa kiến thức của GV.
Phát triển năng lực này thông qua hoạt động báo cáo kết quả.

Phát triển năng lực này thông qua hoạt động thảo luận nhóm,
báo cáo kết quả.
Phát triển năng lực này thông qua hoạt động thảo luận nhóm.
- Xác định được trình độ kiến thức hiện có: lực hấp dẫn,
trọng lực, lực đàn hồi,…thông qua bài bài kiểm tra ở lớp, bài
tập tự giải ở nhà.
- Đánh giá được kĩ năng thí nghệm.
- Lập được kế hoạch tập học vật lí và thực hiện kế hoạch học


hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí
nhằm nâng cao trình độ bản thân.

tập ở lớp,ở nhà.

- Theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch và có điều chỉnh kế
hoạch cho phù hợp nhằm nâng cao trình độ của bản thân.
Trình bày được điều kiện áp dụng các định luật vạn vật hấp
dẫn và định luật Húc.

C3: chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế
của các quan điểm vật lí trong các trường
hợp cụ thể trong và ngoài môn Vật lí.
C4: so sánh và đánh giá được - dưới khía
cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác
nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường
C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh * Trong cuộc sống: - Tác dụng của trọng lực trong sự rơi của
giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí các vật gần mặt đất và ảnh hưởng đến con người.
nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và * Trong kĩ thuật: - Các thiết bị giảm xóc.
của các công nghệ hiện đại
- Các vệ tinh nhân tạo
C6: nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các Nhận biết được tầm quan trọng của các kiến thức vật lí đến
mối quan hệ xã hội và lịch sử.
sự phát triển của ngành hàng không vũ trụ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a Giáo viên:
* Lực hấp dẫn:
- Tranh( Hình ảnh CNTT) miêu tả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời và của Mặt Trăng
xung quanh Trái Đất (hình 11.1)
Phiếu học tập tìm hiểu bài:
PHT1: Tìm hiểu lực hấp dẫn
P1. Thả một vật từ độ cao h so với mặt đất, vật rơi xuống đất , Trái Đất hút làm cho vật rơi, vậy vật nhỏ đó có hút lại Trái
Đất không? Vì sao?
P2. Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời chuyển động như thế nào? Chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng có phải là chuyển
động theo quán tính không? Vì sao?

P3. Lực nào đã gây ra gia tốc cho chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng? Gia tốc chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng
gọi là gia tốc gì, áp dụng định luật II Neưton nêu đặc điểm (Điểm đặt, giá, chiều, độ lớn) của lực tác dụng lên Trái Đất,
Mặt Trăng?
P4. Lực Trái Đất hút các vật, các vật hút Trái Đất, lực làm cho Trái Đất, Mặt Trăng chuyển động có cùng bản chất
không?
P5. Từ những câu hỏi từ P1 đến P4, hãy rút ra nhận xét chung về quan hệ giữa các vật trong vũ trụ?
PHT2: Tìm hiểu định luật vạn vật hấp dẫn
P6. Cho hai chất điểm có khối lượng m1 , m2 đặt cách nhau một khoảng r. (Hình vẽ)

m1

a. Hãy vẽ các lực tương tác giữa hai vật?

m2
r

b. Nhận xét về đặc điểm các vectơ lực vừa vẽ?
c. Hãy dự đoán xem độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào?
P7. Nêu nội dung định luật vạn vật hấp dẫn? Viết biểu thức, tên, đơn vị các đại lượng có trong biểu thức? Điều kiện áp
m1
m2
dụng của định luật?
P8. Viết biểu thức tính lực hấp dẫn


giữa hai vật trong hình vẽ sau :

r1

d


r2

P9. Vì sao trong đời sống hằng ngày, ta không cảm thấy được lực hút giữa các vật thể thông thường?
PHT3: Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn
P1. Ngoài định nghĩa “ Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật”, thì trọng lực còn được hiểu là lực gì?
P2. Một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất. Dựa vào định luật vạn vận hấp dẫn, lập công thức tính độ lớn của
trọng lực?


P3. Viết công thức tính độ lớn của trọng lực đã học ở định luật II Newton? Từ đó rút ra công thức tính gia tốc g? Nhận
xét sự phụ thuộc của g vào độ cao h? Viết công thức tính g ở gần mặt đất?
P4. Thế nào là trường hấp dẫn? Vì sao lại tồn tại trường hấp dẫn? Tác dụng của trường hấp dẫn?
P5. Trường trọng lực (hay trọng trường) là gì? Tác dụng của trọng trường? Đại lượng đặc trưng cho trọng trường tại một
điểm là gì?
P6. Thế nào là trọng trường đều?
*Tìm hiểu về lực đàn hồi, định luật Húc
- Một vài lò xo, các quả cân có trong lượng như nhau, thước đo.
- Một vài loại lực kế
PHT1 : Tìm hiểu hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo
P1. Sử dụng một lò xo, dùng hai tay lần lượt kéo dãn (nén lò xo). Vẽ hình, biểu diễn lực do tay tác dụng lên lò xo ?
Nhận xét hiện tượng và trả lời :
a. Khi kéo (hoặc nén) lò xo, hai tay có chịu lực tác dụng của lò xo không ? Tại sao ? Vẽ hình biểu diễn lực tác dụng
lên tay (nếu có) ?
b. Khi nào thì lò xo ngừng dãn (hoặc ngừng nén) ? Có nhận xét gì về lực do tay tác dụng lên lò xo và do lò xo tác
dụng lên tay (điểm đặt, phương chiều, độ lớn, gọi là cặp lực gì )?
c. Nêu hiện tượng xảy ra khi ta thả tay ra (không kéo hoặc không nén lò xo nữa) ? Có mấy loại biến dạng ? Trong
trường hợp lò xo lấy lại được hình dạng ban đầu khi ngừng kéo (nén), lực nào làm cho lò xo lấy lại hình dạng và
kích thước ban đầu ? Thế nào là biến dạng đàn hồi ?
d. Lực xuất hiện khi hai tay kéo (nén) lò xo, lực làm lò xo trở về hình dạng ban đầu xuất hiện khi nào, tác dụng, đặc

điểm của nó ? Tên gọi của lực ấy ?
e. Lấy những ví dụ về biến dạng đàn hồi tương tự như trên ?
P2. Nêu định nghĩa lực đàn hồi (xuất hiện trong trường hợp nào, tác dụng (đặt) lên đâu, tác dụng(xu hướng) của lực
đàn hồi) ? Lấy một số ví dụ về lực đàn hồi ?
P3. Thế nào là giới hạn đàn hồi ?
P4. Hãy vẽ vectơ biểu diễn lực đàn hồi trong các trường hợp lò xo bị kéo, lò xo bị nén.
PHT 2:

Tìm hiểu độ lớn của lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc

P5. Hãy dự đoán xem lực đàn hồi của lò xo phụ thuộc vào những yếu tố nào ? (độ biến dạng của lò xo, bản chất của
lò xo, chiều dài lò xo, kích thước lò xo …) ? Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra nhận định trên.
P6. Dùng một lò xo và một số quả cân giống nhau (H22). Khi chưa treo quả cân vào lò xo, lò xo có chiều dài tự
nhiên lo. Khi treo quả cân có trọng lượng P vào lò xo, nêu các lực tác dụng lên quả cân, quan hệ giữa các lực này
(độ lớn) ? Lần lượt treo 1, 2, 3, … quả cân vào lò xo, ghi lại chiều dài l của lò xo ? Nhận xét ? Từ kết quả thí
nghiệm có nhận xét gì về mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo?
P7. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm ta có thể treo bao nhiêu quả cân cũng được hay không? Vì sao?
P8. Phát biểu và viết biểu thức định luật Húc ? Nêu tên và đơn vị từng đại lượng trong biểu thức ? Vì sao lại có câu
“Trong giới hạn đàn hồi ” ? Điều kiện áp dụng của định luật ?
P9. Em hiểu hệ số k trong biểu thức định luật có ý nghĩa gì (khi nào thì hằng số k thay đổi) ? Thiết kế một thí nghiệm để
giải thích ý nghĩa của hệ số k ?
P10. Đối với dây cao su, dây thép… có xuất hiện lực đàn hồi không, trong trường hợp nào, có gì khác so với lực đàn hồi
của lò xo ? Biểu diễn lực đàn hồi trong trường hợp một dây cao su bị kéo căng ? Nêu đặc điểm của lực đàn hồi trong
trường hợp này ? Lực đàn hồi trong trường hợp này thường được gọi là lực gì ?
P11. Lực đàn hồi có xuất hiện đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi bị ép vào nhau không ? Nêu đặc điểm của lực đàn
hồi trong trường hợp này ?
P12. Tổng quát : Nêu định nghĩa, đặc điểm (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn) lực đàn hồi trong các trường hợp : lò
xo, dây cao su, mặt tiếp xúc (giống như bảng trong phiếu ghi bài)? Ứng dụng của lực đàn hồi trong thực tế cuộc
sống ?
*Lực ma sát

- Giáo án, một số ví dụ minh hoạ lực ma sát.
PHT1: Tìm hiểu lực ma sát
P1. Nhớ lại kiến thức lớp 8 trả lời : Lực ma sát có tác dụng gì ? Hướng của lực ma sát ? Có những loại lực ma sát nào,
nêu định nghĩa và ví dụ minh họa cụ thể ?
P2. Lực ma sát có lợi hay có hại. Có thể làm tăng hoặc giảm lực ma sát bằng cách nào ?


PHT2: Tìm hiểu độ lớn lực ma sát
P3. Cho một vật (khúc gỗ hình hộp chữ nhật) trượt trên mặt bàn. Nêu những lực tác dụng lên vật ? Có thể đô lực ma sát
trượt bằng cách nào, giải thích phương án đưa ra ?
P4. Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào trong các yếu tố sau đây ?
- Diện tích tiếp xúc của khúc gỗ với mặt bàn. – Tốc độ của khúc gỗ. – Áp lực của khúc gỗ lên mặt tiếp xúc.
- Bản chất và điều kiện bề mặt (độ nhám, độ sạch, độ khô, vật liệu) của mặt tiếp xúc.
Nêu phương án thí nghiệm kiểm chứng, trong đó chỉ thay đổi 1 yếu tố còn các yếu tố khác thì giữ nguyên.
PHT3: Tìm hiểu hệ số ma sát trượt .
P5. Thế nào là hệ số ma sát trượt ? Hệ số ma sát trượt phụ thuộc những yếu tố nào ? Đặc điểm của hệ số ma sát trượt ?
P6. Nêu tổng quát đặc điểm của lực ma sát trượt (điều kiện xuất hiện, điểm đặt, phương, chiều, độ lớn) ? Ma sát trượt có
lợi hay có hại, các cách làm giảm ma sát trượt ?
b. Học sinh:
+ Ôn lại các kiến thức đã học
+ Thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao
3. Tiến trình dạy học
Nội dung 1: LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
Nội dung

Hoạt động giáo viên

I.Lực hấp dẫn.
Mọi vật trong vũ
trụ đều hút nhau với

một lực, gọi là lực
hấp dẫn.

Hoạt động 1: Tìm hiểu lực hấp dẫn
- PP: Tái hiện kiến thức - thu thập thông tin
- Thời lượng: 10 phút
* Tạo tình huống nảy sinh vấn đề:
-Tại sao các vật đều có xu hướng rơi thẳng về
phía mặt Đất?
- Lực nào giữ cho Mặt Trăng chuyển động tròn
đều quanh Trái Đất, giữ cho Trái Đất chuyển
động gần như tròn đều quanh Mặt Trời?
* Để trả lời câu hỏi này ta đi tìm hiểu lực
hấp dẫn
* Chuyển giao nhiệm vụ:
HS hoàn thành các câu hỏi ở PHT1

II. Định luật vạn
vật hấp dẫn.
1.
Định
luật:
(SGK)

* Yêu cầu hs trả lời
* Nhận xét, tổng quát hóa kiến thức trọng
tâm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật vạn vật
hấp dẫn
- PP: Dùng PHT 2 – thu thập thông tin

- Thời lượng :15 phút
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoàn thành các câu hỏi ở PHT2
* Yêu cầu các hs trong lớp cùng tham gia trả
lời

Hoạt động học sinh

NLHT

Tiếp nhận tình huống mới
[P1, P2]

Tiếp nhận nhiệm vụ của giáo viên
- Thu thập thông tin từ sgk
- Hoạt động nhóm thảo luận hoàn
thành trong thời gian phút.
Cá nhân trình bày
-HS lắng nghe tiếp thu lời nhận xét,
đánh giá của GV.

- Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi
của giáo viên.
Cá nhân trình bày
- Nội dung đ.luật vạn vật hấp dẫn.
- Biểu thức đ.luật vạn vật hấp dẫn
Fhd = G

m1m2
r2


* Áp dụng định luật
- Khoảng cách hai vật rất lớn so với

K1,P1,
P2,
K1
X5,K1,K
2,

K1,K2,
K3,K4,P
6


2. Hệ thức:

Fhd = G

m1 .m2
r2

G = 6,67 Nm/kg2

III. Trọng lực là
trường hợp riêng
của lực hấp dẫn.
P=G

m.M

( R + h) 2

Gia tốc rơi tự do :
g=

GM

( R + h) 2

Nếu ở gần mặt đất
(h << R) :

m.M
P= G
;
R2
GM
g=
R2

* Nhận xét, bổ sung, tổng quát hóa kiến thức
trọng tâm

Hoạt động 3: Tìm hiểu trọng lực là trường
hợp riêng của lực hấp dẫn
- PP: Thảo luận nhóm- dùng PHT số 3
- Thời lượng: 10 phút
* Tạo tình huống nảy sinh vấn đề: Vì sao
càng lên cao gia tốc rơi tự do càng giảm? Và
gia tốc rơi tự do có giá trị lớn nhất ở địa cực

và nhỏ nhất ở xích đạo?
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành các
câu hỏi ở PHT 3?
Gợi ý: coi trọng lực là trường hợp riêng của
lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất
* Yêu cầu 1 hs đại diện 1 nhóm trình bày kết
quả đã thảo luận báo cáo kết quả đã thảo luận

kích thướt của chúng
- Các vật đồng chất có dạng hình
cầu: r là khoảng cách hai tâm.
-HS lắng nghe tiếp thu lời nhận xét,
đánh giá của GV.
- Ghi nhận kiến thức về: nội dung
và biểu thức định luật vạn vật hấp
dẫn, điều kiện áp dụng định luật.

X5, K1,
K2, K4,
P6

Ghi nhận thông tin từ giáo viên

P1

- Làm việc theo nhóm hoàn thành
nhiệm vụ mà GV giao.

X5.X6,

X8,C6,
P1,

Đại diện nhóm trình bày , thành
viên còn lại chú ý lắng nghe và bổ
sung, góp ý.
- Xét vật m, ở độ cao h so với mặt
đất. Biết Trái Đất ( M ; R).
- Theo Niu-tơn :

P=G

K3,C1,
C2

mM
(1)
( R + h) 2

- Mặt khác, ta có : P = mg (2)
Từ (1) và (2) 

g=

GM
( R + h) 2

- Nếu vật ở gần mặt đất (h<
g=


GM
R2

- Từ biểu thức tính g ta thấy rằng h
tăng thì g giảm và bán kính TĐ ở
địa cực nhỏ hơn ở xích đạo nên g ở
địa cực lớn hơn g ở xích đạo
-HS lắng nghe tiếp thu lời nhận xét,
đánh giá của GV.
- Ghi nhận kiến thức về: biểu thức
tính g ở độ cao h và ở gần mặt đất

* Nhận xét, bổ sung, tổng quát hóa kiến thức
X5, K1,
trọng tâm.( có thể trình chiếu một số hình ảnh
K2, K3,
liên quan dến quán tính trong cuộc sống
C2
quanh ta).
Hoạt động 4: Củng cố
- PP: Thảo luận nhóm – phiếu học tập
- Thời lượng 10 phút
Yêu cầu học sinh làm bài tập trong PHT củng HS thảo luận hoàn thành yêu cầu gv K3, C1,
cố ( câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực)
đề ra
C6, X3
4.CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
a. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức.
Nội dung

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
V. dụng cao


MĐ1

MĐ2

MĐ3

MĐ4

Định luật vạn vật
hấp dẫn

- Nắm được khái
niệm lực hấp dẫn,
Biểu thức.
b. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò.

- Xác định được lực hấp
dẫn phụ thuộc vào
những yếu tố nào

Tính được lực hấp dẫn, khối
lượng, khoảng cách giữa các vật.

Lực hấp dẫn bỡi

nhiều vật, sự thay
đổi độ cao.

Stt

Câu hỏi/ Bài tập

1

2

Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Trọng lực luôn luôn bằng trọng lượng.
B. Trọng lực là lực hút của vật vào quả đất.
C. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất vào các thiên thể
Biểu thức nào sau đây cho phép xác định khối lượng Trái Đất ? (R là bán kính Trái Đất)
A. M =

2

R
.
g .G

B. M =

R.g
G


2

C. M =

2

g .R
.
G

D. M =

g .R
G2

Điều nào sau đây là SAI khi nói về trọng lực ?
A. Trọng lực xác định bởi biểu thức P = mg.
3
B. Trọng lực tác dụng lên một vật thay đổi theo vị trí của vật trên Trái Đất.
C. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật ở gần mặt đất.
4
Nếu giảm khối lượng một vật đi 2 lần và giữ nguyên khối lượng vật kia, đồng thời giảm
khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực hấp dẫn giữa 2 vật sẽ
A. giảm 4 lần.
B. giữ nguyên như cũ.
C. tăng lên 2 lần.
D. tăng lên 4 lần.
5
Hai xe tải giống nhau, mỗi xe có khối lượng 2.10 4kg, ở cách xa nhau 40m. Hỏi lực hấp dẫn

giữa chúng bằng bao nhiêu phần trọng lượng P của mỗi xe ? Lấy g = 9,8m/s 2.
A. 34.10-10P. B. 34.10-8P.
C. 85.10-8P.
D. 85.10-12P
6
Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1km. Lấy g = 10m/s 2. So sánh
lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một quả cân có khối lượng 20g ?
A. Lớn hơn.
B. Bằng nhau.
C. Nhỏ hơn.
D. Chưa thể biết.
7
Chọn câu đúng Cho gia tốc g ở mặt đất là 10m/s2 thì ở độ cao bằng hai lần bán kính trái đất
,gia tốc này sẽ là :
A.5m/s2
B.1,1m/s2 C.20 m/s2
D.2,5 m/s2
8
Hai tàu thuỷ có khối lượng 50.000 tấn ở cách nhau 1km.Lực hấp dẫn giữa chúng là :
A. 0,166 .10-9N
B. 0,166 .10-3N
C. 0,166N
D. 1,6N
9
Chọn câu trả lời đúng Ở độ cao nào so với mặt đất ,gia tốc rơi tự do có giá trị bằng một nửa
gia tốc rơi tự do ở mặt đất ?Cho biết bán kính Trái Đất R = 6400km
A.2550km
B.2650km
C.2600km
D.2700km

10 Lực hấp dẫn không thể bỏ qua trong trường hợp nào sau đây :
A. Chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời.
B. Va chạm giữa hai viên bi.
C. Chuyển động của hệ vật liên kết nhau bằng lò xo.
D. Những chiếc tàu thủy đi trên biển.
4. Giao nhiệm vụ về nhà:
- Học sinh tự hoàn thiện các nội dung chính của bài học và bài giải các bài tập đã giao.
- Phát phiếu cho học sinh chuẩn bị bài sau
5. Rút kinh nghiệm:

* Nội dung 2: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HOOKE.
1. Ổn định lớp: ( 1 phút ):...........................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
+ Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn.

Cấp
độ
Thông
hiểu

Đánh giá
năng lực
K1, K4

Nhận
biết

K1, K3

Thông

hiểu

K1, K4

Thông
hiểu

K1, K4

Vận
dụng

K3, K4

Vận
dụng

K3, P5

Vận
dụng

K3, P5

Vận
dụng
Vận
dụng
cao
Nhận

biết

K3, P5
K3, P5

K3, K1


+ Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lực càng lên cao càng giảm?
+ Làm bài tập 6/70SGK
3. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
NLHT
Hoạt động 1( 7 phút): Xác định hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo.
I. Hướng và điểm đặt của lực đàn - Biểu diễn thí nghiệm kéo - Quan sát thí nghiệm biểu * X5: Thảo luận nhóm
hồi của lò xo:
dãn hoặc nén 1 lò xo.
diễn của giáo viên với lò tìm hiểu lực đàn hồi
1. Lực đàn hồi xuất hiện ở 2 đầu của - Cho HS thảo luận nhóm xo.
xuất hiện khi nào? Có
lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc trả lời câu C1( 3 phút)
- Thảo luận nhóm, trả lời tác dụng gì? Đặc điểm
(hay gắn) với nó làm nó biến dạng.
=> Đặt câu hỏi: Lực đàn C1
của vec tơ lực?
2. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hồi của lò xo xuất hiện khi - Khi lò xo bị nén hoặc * X6: Trình bày kết
hướng theo trục của lò xo vào phía nào? Nó có tác dụng gì đối giãn. Lực đàn hồi giúp lò quả thảo luận
trong . Còn khi bị nén thì ngược lại.
với lò xo?

xo lấy lại hình dạng và
- Yêu cầu HS vẽ hình và kích thước ban đầu.
nêu đặc điểm của vectơ lực - Thảo luận cặp trả lời. ( 2
đàn hồi. (điểm đặt, hướng: phút)
phương, chiều)
Hoạt động 2 ( 20phút): Tìm hiểu định luật Húc.
II. Độ lớn của lực đàn hồi của lò Đặt vấn đề: Muốn lò xo - Nhận xét sơ bộ về quan * P7: Đề xuất giả
xo. Định luật Húc (Hooke):
dãn nhiều hơn thì ta phải hệ giữa lực đàn hồi của lò thuyết độ lớn của lực
1. Thí nghiệm: SGK
kéo mạnh hơn. Vì lực đàn xo và độ giãn.
đàn hồi tăng theo độ
2. Giới hạn đàn hồi của lò xo:
hồi đã tăng theo để chống - Thảo luận và xây dựng dãn của lò xo
Là giới hạn trong đó khi thôi tác lại lực kéo. Vậy độ lớn của phương án thí nghiệm để * P8: Xác định mục
dụng ngoại lực vật còn có khả năng lực đàn hồi liên quan đến khảo sát quan hệ trên. đích; nêu dụng cụ,
lấy lại hình dạng và kích thước ban độ dãn của lò xo như thế - Làm thí nghiệm theo phương án, lắp ráp;
đầu.
nào?
nhóm, ghi kết quả vào tiến hành xử lí kết quả
3. Định luật Húc:
- Cho HS hoạt đông nhóm bảng 12.1
thí nghiệm và rút ra
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn đưa ra phương án thí - Rút ra quan hệ giữa lực nhận xét.
của lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến nghiệm giải quyết vấn đề đàn hồi của lò xo với độ * X5: Ghi lại được các
dạng của lò xo
trên.
(
5
phút) giãn.

kết quả từ thí nghiệm.
Gợi
ý:

thể
tác
dụng
Rút
ra
giới
hạn
đàn
hồi
* K1: Trình bày được
Fdh = k ∆l = k l − l 0
lực lên lò xo bằng cách treo của lò xo.
nội dung định luật Húc
+ k: độ cứng của lò xo (N/m) (hệ số
các quả nặng vào lò xo. -Phát biểu định luật.
* P6: Chỉ ra điều kiện
đàn hồi)
Nhưng có thể treo mãi các -Xác định độ biến dạng áp dụng định luật:
+ ∆l = l − l 0 : Độ biến dạng của lò quả cân vào lò xo hay của lò xo khi lò xo bị dãn Trong giới hạn đàn hồi
không?
K3:Từ
CT
xo (m)
( ∆l = l − l0 ), khi lò xo bị *
- Phát biểu nội dung định
Fdh = k ∆l = k l − l 0

nén ( ∆l = l0 − l )
luật Húc?
tính được lực đàn hồi
- Cho ví dụ vận dụng.
hoặc các đại lương
trong biểu thức.
Hoạt động 3 ( 5 phút): Tìm hiểu một số trường hợp lực đàn hồi khác.
4. Chú ý:
- Giới thiệu lực căng ở dây - Biểu diễn lực căng dây * P2: Mô tả được lực
a) Đối với dây cao su, dây thép…, treo và lực đàn hồi (pháp và lực đàn hồi ở các mặt đàn hồi xuất hiện
khi bị kéo lực đàn hồi được gọi là lực tuyến) ở các mặt tiếp xúc.
tiếp xúc
trong dây cao su, dây
căng
thép hoặc giữa các bề
r
r
b) Đối với các mặt tiếp xúc bị biến
mặt tiếp xúc bằng các
Fñh ≡ N
dạng khi ép vào nhau, lực đàn hồi có
ngôn ngữ vật lí.
ur
T
phương vuông góc với mặt tiếp xúc

ur
P

ur

P


4. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
a. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức.
Nhận biết
Thông hiểu
Nội dung
MĐ1
MĐ2

Vận dụng
MĐ3

V. dụng cao
MĐ4

b. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò.
Stt

Câu hỏi/ Bài tập
Câu 1. Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi ?
A. Lực đàn hồi luôn ngược hướng với hướng biến dạng.
B. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật biến dạng.
C. Độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là
không có giới hạn.
D. Lực đàn hồi phụ thuộc vào bản chất của lò xo.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
B. Lực đàn hồi có xu hướng ngược với hướng biến dạng của vật đàn hồi.

C. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng.
D. Tẩt cả các câu trên đều đúng.
Câu 3. Chọn phát biểu đúng về lực đàn hồi lò xo.
A. Ngoại lực gây biến dạng càng lớn thì độ biến dạng đàn hồi càng lớn.
B. Lực đàn hồi lò xo có ở hai đầu lò xo và điểm đặt ở hai vật gây biến dạng.
C. Lực đàn hồi lò xo chỉ có ở hai đầu, không có ở các điểm phía trong lò xo.
D. Độ cứng k của lò xo chỉ phụ thuộc vật liệu làm lò xo, không phụ thuộc kích thước lò xo.
Câu 4. Phát biểu sai về lực đàn hồi của lò xo. Lực đàn hồi của lò xo
A. có xu hướng chống lại nguyên nhân gây biến dạng.
B. dài có phương là trục lò xo, ngược chiều với chiều biến dạng của lò xo.
C. có độ lớn tuân theo định luật Húc.
D. chỉ xuất hiện ở đầu lò xo đặt ngoài lực gây biến dạng.
Câu 5. Nội dụng của định luật Húc cho biết : Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi sẽ
A. tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật đàn hồi.
B. tỉ lệ thuận với độ biến dạng của vật đàn hồi.
C. tỉ lệ với bình phương độ biến dạng của vật đàn hồi.
D. tỉ lệ với căn bậc hai với độ biến dạng.
Câu 6. Treo một vật vào đầu dưới của một lò xo gắn cố định thì thấy lò xo dãn ra 5cm. Tìm
trọng lượng của vật. Cho biết lò xo có độ cứng là 100N/m.
A. 500N.
B. 0,05N.
C. 20N.
D. 5N.
Câu 7. Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300g thì thấy lò xo giãn 2cm. Nếu treo
thêm một vật có khối lượng 150g thì lò xo giãn một đoạn là bao nhiêu ?
A. 1cm.
B. 1cm.
C. 3cm.
D. 4cm.
Câu 8. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của

nó bằng 5N. Tính độ cứng k và chiều dài của lò xo khi bị kéo bởi một lực 10N ?
A. 125N/m; 28cm.
B. 125N/m; 48cm.
C. 1,25N/m; 28cm.
D. 21,25N/m; 48cm.
Câu 9. Một lò xo có lo = 20cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó là 5N. Hỏi
khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N, thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?
A. 28cm.
B. 40cm.
C. 48cm.
D. 22cm.
Câu 10. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm và có độ cứng 40 N/m. Giữ cố định một đầu và
tác dụng vào đầu kia mọt lực 1,0 N để nén lò xo. Khi ấy, chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
A. 2,5 cm.
C. 12,5 cm.
B. 7,5 cm.
D. 9,75 cm.

Cấp
độ

Đánh giá
năng lực


Câu 11. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 25,0 cm được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do
của nó một vật có khối lượng 20 g thì lò xo dài 25,5 cm. Hỏi nếu treo một vật có khối lượng
100g thì lò xo có chiều dài bao nhiêu?
Câu 12. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn
đàn hồi của nó khi bị kéo dãn vượt quá chiều dài 30 cm. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo.

Câu 13. Một lò xo được giữ cố định ở một đầu. Khi tác dụng vào đầu kia của nó lực kéo F 1 =
1,8 N thì nó có chiều dài l1=17 cm. Khi lực kéo là F2 = 4,2 N thì nó có chiều dài l2= 21cm. Tính
độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
Câu 14. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới một
quả cân có khối lượng m1 = 100 g, lò xo dài 31 cm. Treo thêm vào đầu dưới một quả cân có
khối lượng m2 = 100 g, nó dài 32 cm. Lấy g = 10 m/s2 . Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của
lò xo.
Câu 15. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo
một vật có trọng lượng P1 = 5 N thì lò xo dài l1 = 44 cm. Khi treo một vật khác có trọng lượng
P2 chưa biết, lò xò dài 35 cm. Hỏi độ cứng của lò xo và trọng lượng chưa biết.
Câu 16. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 5,0 cm. Treo lò xo thẳng đứng rồi móc vào đầu dưới
một vật có khối lượng m1 = 0,50 kg, lò xo dài l1 = 7,0 cm. Nếu treo một vật khác có khối lượng
m2 chưa biết , thì nó dài 6,5 cm. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính độ cứng của lò xo và khối lượng
m2 chưa biết.
Câu 17. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ
thuộc của độ dãn Δl của một lò xo vào lực kéo F.
a) Tại sao có thể nói các cặp giá trị F và Δl trên đồ
thị đều nằm trong giới hạn đàn hồi của lò xo?
b) Tìm độ cứng của lò xo.
c) Khi kéo bằng lực Fx chưa biết, thì độ dãn của lò
xo là 4,5 cm. Hãy xác định Fx bằng đồ thị.
5. Giao nhiệm vụ về nhà.( 1 phút)
- Dặn dò HS về nhà học bài, làm bài tập 4,5,6 SGK
- Đọc mục “ Em có biết “
- Chuẩn bị bài tiết sau: ‘Lực ma sát’
NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:

* Nội dung 3: LỰC MA SÁT.
1. Ổn định lớp: ( 1 phút) ………………………………………………………………………………….
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

a) Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật Húc.
b) Treo một vật có khối lượng 3 kg vào một lò xo, lò xo dãn ra 10 mm. Tìm độ cứng của lò xo.
3. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 ( 5 phút): Ôn lại kiến thức về lực ma sát.

NLHT


- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật
chuyển động trượt trên mặt một vật
khác.
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật
lăn trên mặt của một vật khác.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng
yên khi vật bị tác dụng của lực khác
song song với mặt tiếp xúc.

- Nêu câu hỏi để học sinh
ôn tập:
+ Có những loại lực ma sát - Cá nhân trả lời câu hỏi của
nào?
GV
+ Khi nào xuất hiện?
+ Vai trò của lực ma sát ?
- Nhận xét câu trả lời.
- Lực ma sát có thể có hại
hoặc có ích.

Hoạt động 2 ( 15 phút): Tìm hiểu lực ma sát trượt.
Lực ma sát trượt:
- Thí nghiệm ĐVĐ: Tác
1. Đo độ lớn của lực ma sát trượt:
dụng lực cho mẩu gỗ trượt - Trả lời: lực ma sát trượt, vẽ
trên bàn, một lát sau mẩu hình minh hoạ.
r
gỗ dừng lại. Lực nào đã
v
r
làm cho mẩu gỗ dừng lại?
Fms
Vẽ minh hoạ vec tơ vận tốc
2. Độ lớn lực ma sát trượt phụ
và lực này lên hình.
- Thảo luận tìm cách đo độ
thuộc những yếu tố nào?
- Cho HS hoạt động nhóm, lớn lực ma sát trượt tác dụng
a) không phụ thuộc vào diện tích tìm các yếu tố ảnh hưởng lên vật.
tiếp xúc và tốc độ của vật.
đến độ lớn lực ma sát trượt. - Thảo luận nhóm, trả lời C1.
b) tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
( 10 phút )
Ghi nhận kết quả thí
c) phụ thuộc vào vật liệu và tình Gợi ý: Vật trượt đều trên nghiệm
trạng của hai mặt tiếp xúc.
mặt phẳng ngang
và rút ra kết lụận.
3. Hệ số ma sát trượt:
+ Nêu giả thuyết.

F
+ Tìm ra phương án tiến
µ t = mst
hành
thí nghiệm kiểm tra
N
giả thuyết.
µ t : Hệ số ma sát trượt
+ Tiến hành thí nghiệm
(phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng kiểm tra giả thuyết về các
của 2 mặt tiếp xúc), không có đơn vị
yếu tố ảnh hưởng đến độ
4. Công thức của lực ma sát
lớn lực ma sát trượt.
Fmst = µ t.N
trượt:
+ Rút ra kết luận.
- Viết biểu thức độ lớn của
- Thông báo biểu thức hệ lực ma sát trượt.
số ma sát trượt.
 biểu thức độ lớn của
lực ma sát trượt.
Hoạt động 3 (15 phút): Bài tập ví dụ
Bài 1:
Bài toán 1: Cho một vật có - Tóm tắt
Tóm tắt
khối lượng 1,5kg được đặt m = 1,5kg
m = 1,5kg ; t = 2s
trên một bàn dài nằm t = 2s
2

ngang. Tác dụng lên vật µ = 0,2
µ = 0,2 ; g = 10m/s
a=?;v=?

r

Giải:
y
(+)
O

-

Các

lực

tác

dụng

x

lên

.
- Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ

vật:


một lực F song song với
mặt bàn.
Tính gia tốc và vận tốc
chuyển động của vật sau 2s
kể từ khi tác dụng lực,
trong 2 trường hợp:F =
2,5N; F = 4,5N biết hệ số
ma sát giữa vật và mặt bàn
là µ = 0,2 lấy g = 10m/s2

- Các em hãy đọc kỹ đề
bài, tóm tắt.

g = 10m/s2
a = ?; v = ?
- Các lực tác dụng lên vật
gồm có:

.

- Chọn chiều (+) là chiều
chuyển động của vật
- Áp dụng định luật II Niutơn cho vật ta được:
(1)
- Chiếu (1) lên Ox:

* K1: Trình bày được
các kiến thức về lực
ma sát trượt, ma sát
lăn và ma sát nghỉ.


* P1: Lực nào đã làm
cho mẩu gỗ dừng lại
khi ta ngừng kéo?
* P7: Đề xuất giả
thuyết độ lớn của lực
ma sát phụ thuộc diện
tích, áp lực, tình trạng
bề mặt
* P8: Xác định mục
đích; nêu dụng cụ,
phương án, lắp ráp;
tiến hành xử lí kết quả
thí nghiệm và rút ra
nhận xét.
* X5: Ghi lại được các
kết quả từ thí nghiệm.

* K1: Trình bày được
công thức tính lực ma
sát trượt

* K3,P5 : Sử dụng các
kiến thức đã học (Vật
lí, toán học) để thực
hiện nhiệm vụ học
tập:
+ Biểu diễn vec tơ lực
+ Chọn HQC
+ Viết biểu thức định

luật 2 Niu tơn
+ Chiếu phương trình
lên chiều dương
+ Tìm các đại lượng
theo yêu cầu.


- Áp dụng định luật II Niu-tơn cho
vật ta được:
(1)
- Chiếu (1) lên Ox:

F − Fms = ma (2)
- Chiếu (1) lên Oy:

N − P = 0 → N = P = mg

- Mà Fms = µ .N = µ .mg = 3N
- Ta thấy Fms = 3N vậy trường hợp 1
loại vì lực kéo F < F ms. Vật đứng
yên, không chuyển động.
- Áp dụng trường hợp 2
- Từ (2) suy ra:

a=

F − Fms 4,5 − 3
m
=
=1 2

m
1,5
s

- Vận tốc chuyển động của vật sau 2s

- Để giải bài toán này ta áp
dụng phương pháp động
lực học.
+ Phân tích tất cả các lực
tác dụng lên vật.
+ Áp dụng định luật II N.
+ Chiếu lên phương
chuyển động và phương
vuông góc với phương
chuyển động.
+ Từ đó tìm các đại lượng
cần tìm.
- Đối với bài này chúng ta
cần tính được lực ma sát
trước để so sánh với lực
kéo, để từ đó áp dụng
trường hợp nào hợp lý hoặc
cả 2 trường hợp.

F − Fms = ma (2)
- Chiếu (1) lên Oy:
- Mà Fms = µ .N = µ .mg

* X6: Trình bày nội

dung bài giải

- Ta thấy Fms = 3N vậy
trường hợp 1 loại vì lực kéo
F < Fms
- Áp dụng trường hợp 2
- Từ (2) suy ra:

a=

F − Fms 4,5 − 3
m
=1 2
m
1,5
s

- Vận tốc chuyển động của
vật
sau
2s
là:

là: v = v0 + at = 0 + 1.2 = 2m / s
4. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
a. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức.
Nhận biết
Thông hiểu
Nội dung
MĐ1

MĐ2

Vận dụng
MĐ3

V. dụng cao
MĐ4

b. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò.
Stt

Câu hỏi/ Bài tập
Câu 1. Một người đạp xe lên dốc, lực ma sát ở nơi tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường là
A. lực ma sát trượt.
B. lực ma sát lăn.
C. lực ma sát nghỉ.
D. lực ma sát trượt và lăn.
Câu 2. Người ta sử dụng vòng bi trong bánh xe đạp với dụng ý gì ?
A. Để chuyển ma sát trượt về ma sát lăn.
B. Để chuyển ma sát lăn về ma sát trượt.
C. Để chuyển ma sát nghỉ về ma sát lăn.
D. Để chuyển ma sát lăn về ma sát nghỉ.
Câu 3. Khi nói về hệ số ma sát trượt, kết luận nào sau đây là SAI ? Hệ số ma sát trượt
A. luôn nhỏ hơn 1.
B. phụ thuộc vào áp lực của vật lên mặt phẳng giá đỡ.
C. phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc.
D. không có đơn vị.
Câu 4. Khi vật chuyển động có ma sát thì lực ma sát không thể là
A. lực ma sát trượt.
B. lực ma sát nghỉ. C. lực ma sát lăn.

D. lực ma sát lăn và trượt.
Câu 5. Khi nói về ma sát nghỉ, phát biểu nào sau đâu là SAI ?
A. Lực ma sát nghỉ không có hướng nhất định và cũng không có độ lớn nhất định.
B. Lực ma sát nghỉ luôn ngược chiều chuyển động.
C. Có thể dùng công thức tính lực ma sát trược để tính ma sát nghỉ cực đại.
D. Độ lớn của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy thuộc vào ngoại lực tác dụng.
Câu 6. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi ôtô
A. phanh đột ngột.
B. đứng yên trên một đường dốc.
C. chuyển động đều trên đường dốc.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng ? Lực ma sát nghỉ
A luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và cân bằng với ngoại lực khi vật đứng yên.
B. luôn xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc khi đặt vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng.
C. chỉ có thể có khi vật đứng yên.
D. Tất cả đều đúng.

Cấp
độ

Đánh giá
năng lực


Câu 8. Phát biểu nào sau đây là SAI ?
A. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.
B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất các mặt tiếp xúc.
C. Độ lớn của lực ma sát trượt tỉ lệ với áp lực do vật tác dụng lên mặt tiếp xúc với nó.
D. Lực ma sát trượt luôn có hướng ngược hướng chuyển động của vật.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG ? Lực ma sát trượt

A. cản trở chuyển động trượt của vật.
B. xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc của hai vật rắn khi chúng chuyển động trượt lên nhau.
C. có hướng ngược hướng với hướng chuyển động.
D. Các phát biểu trên đều đúng.
Câu 10. Tại sao trong thực tế, có trường hợp khi ta kéo 1 vật nặng trên mặt phẳng ngang với
một lực F tương đối nhỏ theo phương ngang thì vật vẫn đứng yên ? Lý giải nào sau đây là đúng?
A. Vì lực F quá nhỏ so với trọng lượng p của vật. B. Vì lực F nhỏ hơn lực ma sát nghỉ cực đại.
C. Vì lực F có phương vuông góc với trọng lực.
D. Vì lực F cân bằng với trọng lực.
Câu 11. Phát biểu náo là SAI ?
A. Lực ma sát lăn xuất hiện khi có vật này lăn trên mặt vật khác.
B. Trong điều kiện như nhau về khối lượng của vật, tính chất của mặt tiếp xúc, lực ma sát lăn
lớn hơn lực ma sát trượt.
C. Lực ma sát lăn phụ thuộc vào tính chất của bề mặt tiếp xúc.
D. Lực ma sát lăn tỉ lệ với áp lực.
Câu 12. Việc thay các ổ trục trượt bằng ổ đỡ trục có bi trong các máy công nghiệp nhằm mục
đích
A. giảm ma sát.
B. giảm trọng lượng của máy.
C. giảm kích thước của máy.
D. giảm độ rung của máy.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là SAI ?
A. Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với ngoại lực theo phương song song với mặt tiếp xúc.
B. Trong nhiều trường hợp lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động.
C. Lực ma sát trượt ngược chiều với vận tốc tương đối của vật.
D. Diện tích tiếp cúc càng lớn thì ma sát càng lớn.
Câu 14. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Khi xe đang chạy, ma sát giữa lốp xe và mặt đường là ma sát nghỉ.
B. Khi đi bộ, lực ma sát giữa chân người và mặt đất là ma sát nghỉ.
C. Lực ma sát giữa xích và đĩa xe đạp khi xe đang chạy là ma sát lăn.

D. Lực ma sát giữa trục và bi khi bánh xe đang chạy là ma sát trượt.
Câu 15. Nguyên nhân xuất hiện ma sát là do
A. vật đè mạnh lên giá đỡ.
B. vật chuyển động có gia tốc.
C. mặt tiếp xúc sần sùi, lồi lõm hoặc bị biến dạng.
D. các vật có khối lượng.

r

Câu 16. Dùng tay tác dụng một lực F theo phương nằm ngang để ép một quyển sách có khối
lượng m vào một bức tường thẳng đứng. Nếu quyển sách đứng yên thì nó sẽ chịu tác dụng của
những lực nào sau đây ?
A. Trọng lực

r
r
r
P , lực ép F và phản lực N của bức tường.
r

r

r

B. Trọng lực P , lực ép F , phản lực N của bức tường và lực ma sát nghỉ hướng lên trên.

r

C. Trọng lực P , và lực ma sát nghỉ hướng lên trên.
r

r
D. Trọng lực P , lực ép F và lực ma sát nghỉ hướng lên trên.
Câu 17. Một xe ôtô đang chạy trên đường lát bêtông với vận tốc v 0 = 100 km/h thì hãm lại. Cho
g = 10 m/s2. Hãy tính quãng đường ngắn nhất mà ôtô có thể đi cho tới lúc dừng lại trong hai
trường hợp :
a. Đường khô, hệ số ma sát trượt giữa lốp xe với mặt đường là m = 0,7.
b. Đường ướt, m =0,5.
Câu 18. Câu nào đúng? Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi
được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có
A. lực ma sát.
C. lực tác dụng ban đầu.
B. phản lực.
D. quán tính.
Câu 19. Một vận động viên môn hóc cây (môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền


cho nó vận tốc đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,1. Hỏi quả bóng đi
được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại? g = 9,8 m/s2.
A. 39 m.
C. 51 m.
B. 45 m.
D. 57 m.
Câu 20. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt tiếp xúc
tăng lên?
A. Tăng lên.
C. Không thay đổi.
B. Giảm đi.
D. Không biết được.
Câu 21. Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu v 0 = 3,5 m/s. Sau khi
đẩy, hộp chuyển động trượt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là 0,30. Hỏi

hộp đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2.
Câu 22. a) Vì sao đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khía ở mặt cao su?
b) Vì sao quần áo đã là lại lâu bẩn hơn không là?
c) Vì sao cán cuốc khô khó cầm hơn cán cuốc ẩm ướt?
Câu 23. Đặt một vật lên mặt bàn nằm ngang rồi tác dụng vào vật một lực theo phương ngang, ta
thấy vật không chuyển động. Hãy giải thích tại sao.
Câu 24. Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm
thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35.
Tính gia tốc của thùng. Lấy g = 9,8 m/s2.
Câu 25. Một ô tô có m = 800 kg có thể đạt được tốc độ 20 m/s trong 36s vào lúc khởi hành.
a) Lực cần thiết để gây ra gia tốc cho xe là lực nào và có độ lớn bằng bao nhiêu?
b) Tính tỉ số giữa độ lớn của lực tăng tốc và trọng lượng của xe.
* Dặn dò, giao nhiệm vụ về nhà (1 phút):
- Trả lời các câu hỏi 1,2,3 Sgk ; Làm bài tập 4->8 /78,79 SGK
- Chuẩn bị bài tiết sau: “Lực hướng tâm”
NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×