Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Van dung kien thuc lien mon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 18 trang )

S GIO GIC V O TO TNH NINH BèNH
PHềNG GIO DC V O TO HUYN NHO QUAN
TRNG THCS VN PHONG

bài viết dự thi
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình
huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

"tuổi học
không

đờng nói
với thuốc

1/TèNH HUNG: Cn ho ca Tun
Trng vo lp, Tun ht hi chy vo, ming lm nhm..."tha cụ em xin
vo lp!".
Va ngi vo ch, Tun bng ho sc sa, mt tớa tai.
Cụ giỏo phi dng li hi: "Em lm sao vy?"
Tun vn ho m khụng th tr li. Bng Hong ngi phớa sau ct ting:
1


- "Thưa cô vì lúc nãy bạn Tuấn hút thuốc ạ!"
Cô giáo thay đổi hẳn sắc mặt. Tuấn vẫn ho những cơn không dứt. Cô đành
bảo Hoàng dìu Tuấn xuống phòng y tế. Sau khi Tuấn đi, cô nghiêm nghị hỏi:
- Các em biết Tuấn hút thuốc lâu chưa?
Có bạn rụt dè nói: "thưa cô bạn ấy học theo mấy anh lớp 9 ạ!"

Cô giáo sững người và giảng giải cho chúng tôi hiểu về tác hại của thuốc lá......
...Tôi phải làm sao đây với cương vị là một lớp trưởng để Tuấn cũng như


nhiều bạn học sinh khác còn đang chưa hiểu về tác hại ghê gớm của thuốc lá? Tôi
rủ Linh quyết tâm tìm hiểu về tác hại của thuốc lá để Tuấn có thể từ bỏ, trở thành
một học sinh tốt trong lớp tôi…
2/ MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Trước hết để chính Tuấn và tất cả học sinh trong trường cùng gia đình hiểu
rõ về tác hại của thuốc lá.
- Hiểu sâu hơn về kiến thức các môn Sinh học, Hóa học, Toán học, Mĩ thuật,
Địa lí, Vật lí, Giáo dục công dân, Ngữ văn, …tăng kỹ năng vận dụng kiến thức từ
sách vở và thực tế đời sống.
- Tạo thành cuộc tuyên truyền rộng lớn thông qua nhà trường và mạng xã
hội rèn nhiều kĩ năng sống, nâng cao ý thức cho mỗi học sinh chúng ta về cộng
đồng , góp phần thiết thực giảm thiểu tác hại của thuốc lá làm cho môi trường ngày
càng sạch đẹp và con người luôn khỏe mạnh.

2


3/ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG .
a/Thành lập nhóm nghiên cứu:
Gồm 2 thành viên: Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thùy Linh (học sinh lớp 8A)
b/ Tiến hành nghiên cứu:
- Thu thập thông tin, tư liệu liên quan: sách báo, mạng xã hội
- Thống kê con số về thuốc lá và số tiền tốn kém cho việc hút thuốc lá.
- Tích hợp những điều đã biết, đã học, với thực tế đời sống.
- Phân tích cụ thể các mặt tác hại...
c/Tổng hợp nghiên cứu:
Tích hợp liên môn cụ thể sau:
+ Môn Ngữ Văn: Bài” Ôn dịch thuốc lá –lớp 8” .
+ Môn sinh: Bài: “Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn máu- lớp 8”

+ Môn Mĩ thuật, môn Âm nhạc: tranh, bài hát...
+ Môn Tin học : Sử dụng mạng, soạn bài tuyên truyền bằng phần mềm
Microsoft Po werpoint.
+ Toán học: số liệu thống kê về tình hình nghiện thuốc lá, tác hại của thuốc
lá đối với kinh tế.
+ Địa lí : vẽ biểu đồ tình hình nghiện thuốc lá, tử vong do các bệnh có liên
quan đến thuốc lá.
+ Hóa học: Bài " Hóa học hữu cơ- lớp 9”
+ Giáo dục công dân: Bài: “ Phòng chống tệ nạn xã hội- lớp 8”
d/ Nội dung nghiên cứu:
Thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ con người, là nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến tử vong sớm trên toàn thế giới và là vấn đề nan giải... Với kiến
thức hiểu biết của bản thân, em thử làm một tuyên truyền viên về phòng chống
thuốc lá.
3


4/ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để giải quyết tình huống trên cần có nhiều giải pháp sâu rộng, toàn diện.
Nhóm chúng em xin được đề nghị một số giải pháp sau:
- Sử dụng các tư liệu tham khảo sau:
+ Sách giáo khoa .
+ Mạng xã hội.
- Các phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp đề nghị: các cấp, nhà trường, gia đình.
+ Phương pháp tuyên truyền: trên mạng, tại trường lớp.
+ Phương pháp ứng dụng CNTT: soạn nội dung tuyên truyền, sử dụng mạng
internet để tuyên truyền.
+ Phương pháp trực quan (chụp hình ảnh hoạt động để tuyên truyền)
+ Phương pháp hợp tác: cùng nhau đoàn kết hợp tác, chia sẻ thực hiện

- Tiến trình thực hiện:
Vì có những giải pháp đề nghị vượt ngoài khả năng nên chúng em xin được
trình bày những việc làm mang tính giải pháp phù hợp lứa tuổi như sau:
Hoạt động 1 : Điều tra thực tế về nhận thức của mọi người về tác hại của
thuốc lá.
Hoạt động 2: Đến nhà nói cho gia đình biết Tuấn đến trường vẫn lén lút hút
thuốc lá, khuyên mọi người cần phối hợp kiểm soát bạn. Nhà trường phải xử lý
nghiêm khắc những bạn học sinh hút thuốc như Tuấn.
Hoạt động 3: Vận động lớp về tuyên truyền với gia đình về tác hại của
thuốc lá.
Hoạt động 4: Tích cực tham gia lao động dọn vệ sinh sân trường nếu có xác
thuốc lá phải tìm và điều tra người hút nếu có thể.
Hoạt động 5: Vận động cả lớp sáng tác thơ văn, tranh tuyên truyền cho mọi
người về tác hại của thuốc lá. Cử bạn Linh tuyên truyền các lớp khác về tác hại của
thuốc lá với những tác phẩm mà lớp sáng tác. Ví dụ như:

4


5


6


Hoạt động 6: Thiết kế một chương trình tuyên truyền 10 phút bằng phần
mềm Powerpoint mang tựa đề: “Tuổi học đường nói không với thuốc lá” , xin cô
tổng phụ trách đội của trường cho nhóm thực hiện tuyên truyền trong tiết sinh hoạt
lớp cuối tuần ở các lớp khác.
Hoạt động 7: Đề nghị hội đồng đội cho nhóm thực hiện tuyên truyền ở các

trường cấp 1 để các em nhỏ tuổi cũng biết về tác hại của thuốc lá để phòng tránh.
* Nhà trường:
- Đưa vấn đề này vào trong hoạt động thi tìm hiểu nhận thức thường xuyên .

7


- Tổ chức nhiều cuộc cổ động: “Tuổi học đường nói không với thuốc lá”, ...
cho học sinh lớp 8,9 làm truyên tuyền viên nhỏ tuổi .
+ Phát động cuộc thi vẽ tranh về sức khỏe, đặc biệt là về ảnh hưởng thuốc
lá.
* Gia đình:
- Không để bất cứ thành viên nào trong gia đình hút thuốc lá.
- Không sử dụng thuốc lá trong các công việc hiếu hỉ, biếu tặng…
5/ THUYẾT MINH VỀ TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Qua việc đã tìm tòi và nghiên cứu chúng em thấy:
a. Tình hình nghiện hút thuốc lá ở nước ta: (Dựa vào kiến thức văn học, toán
học , địa lý)
Tại Việt Nam gần 50 % nam giới hút thuốc và 1,4% nữ giới hút thuốc lá,
cao nhất châu Á (theo thống kê của WHO), 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15
– 24 hút thuốc lá, có 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói
thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít
phải khói thuốc tại nơi làm việc.

8


Biểu đồ 1. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu theo giới tại Việt Nam, năm 2010
Mỗi ngày có khoảng 15 triệu người hút thuốc lá, mỗi giờ có 5 ca tử vong và
mỗi ngày có hơn 100 ca tử vong và mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì các

bệnh liên quan tới tác hại của thuốc lá, gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao
thông hàng năm (biểu đồ 2). Theo ước tính của WHO, tới năm 2020 số người Việt
Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm, nhiều hơn số người
chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại!
9


Các kênh thông tin, đã tuyên truyền nhiều về tác hại của thuốc lá. Nhưng
hiện nay đi khắp các trường học chúng ta dễ dàng bắt gặp các nhóm học sinh tụ tập
hút thuốc. Tuấn và các bạn đâu biết tương lai của mình đang bị dập tắt sau vài phút
đó?

b. Thành phần hóa học của khói thuốc lá: (Dựa vào kiến thức môn hóa học)

10


*Nicotine là một chất một chất lỏng như dầu không màu, chuyển thành màu
nâu khi cháy, có mùi khi tiếp xúc với không khí, hút ẩm và có thể trộn lẫn
với nước trong dạng bazơ của nó. Là một bazơ gốc nitơ, nicotin tạo ra các muối
với các axít, thông thường có dạng rắn và hòa tan được trong nước.
Nicôtin được xếp vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ
yếu. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc
hút.
* Monoxit carbon (khí CO)
CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với
hemoglobine với ái lực mạnh hơn 210 lần oxy. Khí CO đi nhanh vào máu và chiếm
chỗ của oxy trên hồng cầu. Hậu quả là cơ thể không đủ oxy để sử dụng.
* Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các

chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến
tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy, làm mất các tế bào có lông
chuyển.
* Các chất gây ung thư
Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất trong số đó gồm cả các hợp chất
thơm có vòng đóng như Benzopyrene, Nitrosamine có tính chất gây ung thư.
11


c. Tác hại của khói thuốc lá: (Dựa vào kiến thức môn sinh học và giáo dục công
dân)
*) Tác hại về sức khỏe:
- Khói thuốc tồn tại trong không khí hơn 2 giờ, nên những người sống hoặc
làm việc cạnh người dùng thuốc lá có thể tiếp nhận lượng khói thuốc tương đương
việc hút 5 điếu mỗi ngày.
- Một người hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc
sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút
thuốc từ 05 đến 08 năm.
+ Nguy cơ mắc các bệnh ung thư:
Hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh
quản, thực quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng họng ...
U
n
g

thư phổi

Hôi miệng và hỏng răng

Bệnh tim mạch


Ung thư vú

12


Ung thư miệng

Ung thư vòm họng

Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ
chế bảo vệ thứ nhất là quá trình lọc ở mũi. Hậu quả là gây ra các bệnh ở đường hô
hấp: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen, nhiễm trùng đường hô hấp.
+ Ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ:
Khói thuốc phá huỷ noãn bào, gây tiết hormon bất thường dẫn đến vô sinh
Biến chứng ở phụ nữ có thai: Sảy thai tự phát, vỡ ối sớm, đẻ non những
thai phụ hút 1 bao/ngày thì tỉ lệ đẻ non cao hơn 20% so với phụ nữ không hút
thuốc.
THAI LƯU

+ Ảnh hưởng của hút thuốc

đối với trẻ em

- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người
hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi con những người không
hút thuốc và bị nặng hơn con người không hút thuốc.
- Tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen tăng: Những đứa trẻ trong gia đình có
người hút thuốc có nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần.


13


- Viêm tai giữa cấp và mãn tính: Điếc khi trẻ còn rất nhỏ rất dễ gây nên câm,
không có khả năng học tập.
- Các bệnh đường hô hấp khác: viêm họng, khàn tiếng, viêm Amidal

- Bệnh đường
ruột:
gây các loại
bệnh
đường ruột, viêm đại tràng. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thì nguy cơ bị
loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc.

*) Tác hại về kinh tế:

14


Gia đình có người hút thuốc sẽ tiêu phí một khoản tiền lớn để mua thuốc.
Mỗi tháng, một người hút thuốc ở Việt Nam chi gần 700.000 đồng cho thuốc lá.
(những người hút lâu năm hút trung bình từ 20 – 30 điếu/ngày)
Với 12 triệu người hút, một năm tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho mặt hàng này.
Trong khi số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người.
Đất dùng cho canh tác và trồng cây lương thực bị thu hẹp lại, nhường chỗ để
trồng cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn. Thuốc lá gây ra những vụ cháy tàn phá
tài nguyên.
Ảnh hưởng tới học tập, lao động như Tuấn.
Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, số tiền khám chữa mới chỉ cho 3 bệnh
trong số 25 căn bệnh do thuốc lá gây ra là 2.304 tỷ đồng/năm. Các tổn thất chưa

tính được do sử dụng thuốc lá bao gồm chi phí điều trị 22 bệnh còn lại.
Mặt khác, bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho
mỗi gia đình, mất đi lực lượng lao động.
Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút thuốc - bệnh tật, nghèo
đói... sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra khỏi cuộc sống
người dân.
*) Vì tác hại đó:
- Làm tốt công tác tuyên truyền, cảnh báo.
- Đề ra các luật cấm hút thuốc lá và xử phạt cấp độ tăng khi hút tái phạm.
- Theo quyết định 13/5/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ là cấm hút thuốc lá
tại các bến tàu, bến xe, bệnh viện, trường học…
- Ngày 18/6/2012 quốc hội đã ban hành luật phòng, chống tác hại của thuốc
lá. Tại điều 9 cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá và cung
cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
Ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 176/NĐ - CP về
quy định xử phạt vi phạm về phòng chống tác hại thuốc lá và bắt đầu có hiệu lực từ
ngày 31.12.2013.

15


- Nói không với thuốc lá đặc biệt giới trẻ vì lứa tuổi học sinh chúng ta chưa đủ sức
nuôi chính mình.
- Bản thân người nghiện hiểu rõ tác hại của thuốc lá, phải có ý chí cai nghiện
- Hỗ trợ bằng 1 số thuốc thay thế nicotine: Là loại thuốc chứa nicotin với hàm
lượng thấp, được bào chế dưới dạng băng dán, viên ngậm, kẹo cao su hay thuốc
hít…
- Sử dụng thêm những thực phẩm, đồ uống giúp bạn bỏ thuốc lá khá hiệu quả:
nước cam, nước ép rau cần tây, sữa và các loại nước uống pha sữa...
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

a/ Với học sinh:
- Chất lượng học tập nâng cao: Tuấn đã bỏ được thuốc, tích cực tham gia
vào các hoạt động học tập, trong lớp tập trung nghe giảng và giành điểm tốt ở các
môn học.
- Đảm bảo sức khỏe khi không hút thuốc lá giúp bạn phòng trừ nhiều căn
bệnh hiểm nghèo như đã nói trên.
- Giúp tuổi học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt, khả năng tìm tòi nghiên
cứu khoa học của các bạn được bộc lộ rõ rệt, trở thành công dân tốt.
b/ Với xã hội:
- Đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp, không có xác và mùi khói thuốc lá,
tránh gây ra thiên tai cháy rừng, các loại hóa chất độc hại.
16


- Giảm bớt tỷ lệ người chết do bệnh ung thư phổi.
- Tạo ra một xã hội văn minh, trong sạch, phát triển kinh tế, giảm chi phí cho
việc mua các thiết bị y tế để chữa các loại bệnh do thuốc lá gây nên.

- An tâm khi đi trên các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu, các nơi
công cộng như bệnh viện trường học không phải hít vào khói thuốc lá.

c/ Với gia đình.
- Giảm bớt chi phí cho việc mua thuốc lá. Giảm
mâu thuẫn, tranh chấp, trộm cướp, trong gia đình.
- Bảo vệ sức khỏe cho mọi người trong gia đình
trước tác hại của thuốc lá:
- Kinh tế gia đình thoát khỏi khó khăn.
d/ Ý thức học sinh.
- Ý thức được hành vi mình đang làm, làm tăng khả năng suy nghĩ hình
thành thói quen tốt.

17


- Tạo ra những việc làm có ích như tuyên truyền mọi người không hút thuốc
lá.

-

- Xây dựng được nhân cách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường trước
những khó khăn cám dỗ của cuộc sống.

Đây là một vấn đề thường thấy
trong cuộc sống và khó giải quyết tận gốc và cũng khó thống kê được kết quả cụ
thể . Vì vậy tôi và bạn hãy cùng nhau nâng cao khẩu hiệu "Tuổi học đường nói
không với thuốc lá" các bạn nhé!

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×