Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

quy dinh viet khoa luan tot nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.5 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM VÀ NGOẠI NGỮ

HƯỚNG DẪN

TRÌNH BÀY KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI, 2012
1


Địa chỉ: Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ - Tầng 1 – Nhà B
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội
Điện thoại: (04) 8766627
(04) 8276346 số máy lẻ 317

HƯỚNG DẤN TRÌNH BÀY KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Tài liệu “Hướng dẫn trình bày khoá luận tốt nghiệp” do Khoa SP&NN
biên soạn dựa trên Quyết định số 34/QĐ – NNH về việc quy định mẫu Khoá
luận tốt nghiệp (KLTN) bậc Đại học (ĐH) của Hiệu trưởng trường ĐH Nông
nghiệp Hà Nội ngày 6 tháng 01 năm 2010 nhằm giúp sinh viên trong khoa có cơ
sở chính xác, chủ động trong quá trình thực hiện KLTN có hiệu quả, trình bày
đúng, đẹp, đồng bộ và tuân thủ đúng quy định của Nhà trường và của Khoa.
1. Về đề tài khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: là một câu dài không quá 4 dòng và phải phản ánh được nội
dung chủ yếu của đề tài.
Đề tài KLTN do giảng viên xây dựng hoặc do sinh viên lựa chọn có ý
kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn. Khoa tổng hợp và thông báo cho sinh
viên biết về tên đề tài, giáo viên hướng dẫn trước khi giao KLTN.
Danh sách sinh viên được làm khóa luận tốt nghiệp sẽ do Phòng Đào tạo


đại học trình Hiệu trưởng ra quyết định.
2. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp
2.1. Kết cấu
2.1.1. Bìa và các trang phụ
- Bìa chính
- Bìa phụ
- Các trang phụ lần lượt như sau:
• Lời cảm ơn
• Mục lục
• Danh mục bảng
• Danh mục đồ thị, biểu đồ, hình ảnh
• Danh mục các từ viết tắt
2.1.2. Phần chính
PHẦN I: MỞ ĐẦU (đặt vấn đề, mục đích)
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC (hoặc câu hỏi nghiên cứu)
2


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Nêu (theo đúng trình tự thời gian công bố) và phân tích các công trình đã
có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Cần nêu bật những
kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại của từng công trình, chỉ ra
những vấn đề mới mà đề tài tập trung nghiên cứu.
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận, các khái niệm khoa học liên quan hữu
cơ với đề tài.
2.3. MỤC TIÊU, CẤU TRÚC NỘI DUNG DẠY HỌC

Trình bày mục tiêu dạy học của chương hoặc phần sẽ dạy thực nghiệm.
Phân tích cấu trúc và nội dung sách giáo khoa hoặc giáo trình của chương,
bài liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Trình bày rõ mục tiêu dạy học, cấu trúc và nội dung dạy học phù hợp như
thế nào với mục tiêu nghiên cứu của dề tài.
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chú ý phân tích rõ về cách thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp,
mô tả công cụ thu thập số liệu, cách thức bố trí thực nghiệm sư phạm, cách thức
phân tích số liệu và các tham số thống kê sử dụng trong đề tài.
3.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHẢO SÁT THỰC TIẾN
Trình bày kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, bảng biểu mô tả đặc điểm
địa bàn nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
4.2. SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU
Trình bày các sản phẩm nghiên cứu của đề tài.
Tuỳ vào từng nội dung nghiên cứu khác nhau của mỗi đề tài KLTN mà
sản phẩm nghiên cứu có thể là quy trình lý thuyết mới do chính sinh viên đề
xuất; có thể là các sản phẩm cụ thể như: bộ giáo án, bộ câu hỏi dạy học, bộ bài
tập, bộ tranh vẽ, đĩa CD hình ảnh động, phần mềm dạy học, bộ câu hỏi kiểm tra
kết quả học tập…

3


4.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và những đánh giá, bàn luận về
các kết quả, các số liệu/bảng số liệu, các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị… đã thu được.
Phần thảo luận phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá trình
nghiên cứu của đề tài hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
thông qua tài liệu tham khảo.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Trình bày những kết luận khoa học khái quát của đề tài một cách ngắn
gọn, không có lời bàn và bình luận thêm.
5.2. KIẾN NGHỊ
Trình bày các ý kiến đề nghị xuất phát từ các kết luận của đề tài nghiên
cứu. Các kiến nghị cần tập trung vào những đề xuất bổ sung lý thuyết, về áp
dụng các kết quả của đề tài và về những nghiên cứu tiếp theo.
2.1.3. Phần phụ
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục: báo cáo có thể có một hoặc nhiều phụ lục, các Phụ lục phải có
tên và đánh số thứ tự, số trang để người đọc dễ dàng tra cứu.
- Xác nhận của cơ sở thực tập (nếu có).
3. Hình thức trình bày
3.1. Bìa

4


3.1.1. Bìa chính
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
(Time New Roman, hoa, 14)

KHOA SƯ PHẠM VÀ NGOẠI NGỮ
(Time New Roman, hoa, đậm, 16)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Time New Roman, hoa, đậm, 30)

ĐỀ TÀI: (Time New Roman, hoa, đậm, 18)

Hà Nội – 201…(Time New Roman, hoa, đậm, 14)
5


3.1.2. Bìa phụ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
(Time New Roman, hoa, 14)

KHOA SƯ PHẠM VÀ NGOẠI NGỮ
(Time New Roman, hoa, đậm, 16)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Time New Roman, hoa, đậm, 30)

ĐỀ TÀI: (Time New Roman, hoa, đậm, 18)

Người thực hiện: (Time New Roman, hoa, đậm, 14)
Khóa: (Time New Roman, hoa, đậm, 14)
Ngành: (Time New Roman, hoa, đậm, 14)
Chuyên ngành (nếu có)
Người hướng dẫn: Chức danh, học vị, họ và tên (Time New Roman, hoa,
đậm, 14)

Hà Nội – 201…(Time New Roman, hoa, đậm, 14)

6


3.2. Trình bày, in ấn, đóng quyển
3.2.1. Trình bày
- Báo cáo KLTN phải được đánh máy vi tính, được trình bày ngắn gọn, rõ
ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không tẩy xoá, có đánh số trang, có đánh số bảng, biểu,
hình vẽ, đồ thị, in trên khổ giấy trắng A4 (210 x 297mm) và in một mặt. Báo cáo
dầy không quá 70 trang, không kể phần phụ lục và các phần phụ khác.
- Kiểu chữ (Fonts): Time New Roman
- Cỡ chữ (Font size): 14
- Dãn dòng (Line spacing): 1,5
- Căn lề (Justified Alignment): lề trên, lề dưới: 3cm; lề trái: 3cm; lề phải:
2cm (lưu ý đây là lề sau khi đóng quyển).
- Chấm xuồng dòng phải thụt đầu dòng 1Tab.
- Các phần thuộc nội dung chính của Báo cáo KLTN (từ phần I đến phần
V) phải bắt đầu từ đầu trang.
o Tên phần sử dụng chữ IN HOA, đậm
o Tên mục lớn (1.1.) sử dụng chữ IN HOA, không đậm
o Tên tiểu mục sử dụng chữ thường theo từng cấp như sau:
 Mục 1.1.1. Chữ thường, đậm
 Tiểu mục 1.1.1.1. Chữ thường, nghiêng, đậm
- Số thứ tự của các mục (trong từng phần), tiểu mục được đánh bằng hệ
thống số Ả rập, không dùng số La mã. Các mục và tiểu mục được đánh bằng các
nhóm hai, ba hoặc bốn chữ số, cách nhau một dấu chấm. Không đùng tiểu mục
có năm chữ số, trong trường hợp cần thiết phải chuyển sang các chữ cái a,b,c…
hoặc các dấu *, -, +,…
- Bảng, biểu, hình vẽ, sơ đồ và đồ thị phải đánh số thứ tự theo từng phần.
Ví dụ: Hình 2.3 là hình thứ 3 trong phần II.
Bảng 3.3 là bảng thứ 3 trong phần III.

Tên của bảng (chữ thường, nghiêng, không đậm) để phía trên bảng, ở giữa
trang (nếu có ghi chú nguồn dẫn, giải thích chữ viết tắt trong bảng phải ghi
dưới bảng). Tên của sơ đồ, hình, đồ thị (chữ thường, đậm) ghi phía dưới hình, ở
giữa trang.
Các bảng số liệu, sơ đồ, hình, đồ thị… nếu trình bày theo chiều ngang
trang giấy thì phải quay đầu vào gáy khi đóng quyển.
- Viết tắt: Không lạm dụng việc viết tắt trong báo cáo KLTN, chỉ viết tắt
những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài, không viết
tắt những cụm từ dài, những mệnh đề hoặc những từ ít xuất hiện trong đề tài.
Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan tổ chức… thì được viết tắt sau
lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu đề tài có nhiều
7


từ viết tắt phải có bảng danh mục các từ viết tắt xếp theo thứ tự bảng chữ cái
chuẩn A, B, C ở phần đầu của đề tài.
3.2.2. Đánh số trang
- Vị trí ghi số trang: lề dưới, góc phải
- Các trang phụ: (từ trang Lời cảm ơn đến hết trang Danh mục các từ viết
tắt) đánh số trang theo số La mã, kiểu chữ thường (i, ii, iii, iv…).
- Phần chính: (từ phần I đến hết phần Phụ lục) đánh số trang từ 1, 2, 3…
3.2.3. Số quyển: 3 quyển, bìa thường.
4. Dẫn liệu và Tài liệu tham khảo
Các dẫn liệu được sử dụng trong báo cáo KLTN phải được liệt kê đầy đủ
ở phần tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo phải nêu chính xác để người đọc
quan tâm có khả năng tra cứu.
4.1. Dẫn liệu
- Dẫn liệu của một tác giả (cách viết này áp dụng chung cho cách viết của
đồng tác giả hoặc của nhiều tác giả). Ví dụ:
+ Theo Friberg (2002), sự tham gia của các nhóm dân tộc thiểu số Việt

Nam còn hạn chế…,
+ Hoặc “sự tham gia của các nhóm dân tộc thiểu số Việt Nam còn hạn
chế… (Friberg 2002)”;
+ Theo Nguyễn Việt Cường (2003), khi đã biết được mức độ chi tiêu của
hộ, thì có thể tính xem bao nhiêu người thụ hưởng là người nghèo…(trích tài
liệu Tiếng Việt);
- Dẫn liệu của đồng tác giả thì cần liệt kê đủ hai tác giả, nối với nhau bằng
liên từ “và”. Ví dụ:
+ Ravallion và Van de Walle (2003) đã phân tích tình hình giao đất nông
nghiệp ở Việt Nam từ những năm 90.
+ Trong nông nghiệp, đa dạng hoá, theo nghĩa hẹp, có nghĩa là tăng chủng
loại sản phẩm nông nghiệp hoặc dịch vụ do nông dân làm ra. Trong nhiều năm,
đa dạng hoá đã là một chiến lược truyền thống của các hộ để đối phó với các rủi
ro và duy trì an toàn lương thực (Ahmad và Isvilanonda, 2003).
- Dẫn liệu nhiều hơn hai tác giả chỉ cần nêu tên tác giả thứ nhất và cộng
sự, năm. Ví dụ:…môi trường kinh doanh ở Việt Nam…(Tenev và cộng sự,
2003).
- Dẫn liệu từ nhiều tài liệu của nhiều tác giả khác nhau phải liệt kê đầy dủ
các tác giả và phân biệt nhau bằng dấu chấm phẩy (;). Ví dụ: … Ở khu vực các
tỉnh phía Nam, sự manh mún của ruộng đất ít có hoặc không quá nghiêm
trọng… (Do và Iyer 2003; Luong và Unger 1999; Marsh và MacAulay 2002;
Ravallion và Van de Walle, 2001, 2003).
8


- Dẫn liệu không tìm được tài liệu gốc mà trích dẫn từ một tài liệu khác
(nên hạn chế tối đa hình thức này). Ví dụ: Samuelson (1963) cho rằng… (trích
dẫn từ Nguyễn Văn An, 1999).
4.2. Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục tài iệu tham khảo được chia theo các khối Tiếng Việt và Tiếng

nước ngoài. Sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái chuẩn a, b, c… theo Tên nếu là
người Việt, theo Họ nếu là người nước ngoài. Tên tác phẩm phải viết nghiêng.
Ví dụ:
- Tài liệu tham khảo là sách:
Trần Văn Đạt (2002). Tiến trình phát triển sản xuất lúa gạo tại Việt Nam,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
- Tài liệu tham khảo là một chương trong sách:
Trần Đức Viên, Phạm Tiến Dũng và Nguyễn Thanh Lâm (2008). ‘Báo
cáo thử nghiệm cải tiến hệ canh tác nương rẫy tổng hợp của trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội’, Chương 21, trong sách Canh tác nương rẫy tổng hợp,
một góc nhìn, Trần đức Viên, A.Terry. Rambo, Nguyễn Thanh Lâm (biên tập),
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
- Bài báo trên tạp chí khoa học:
Phạm Văn Hùng (2006). ‘Phương pháp xác định khả năng sản xuất nông
nghiệp của hộ nông dân’, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, số 4+5, trang 289-296.
- Tài liệu là bài báo cáo tại hội thảo (trong nước hoặc quốc tế):
Bryan Bruns (1997). ‘Tham gia quản lý thuỷ nông phục vụ sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam: Những cơ hội và thách thức’, Hội thảo quốc tế Người dân
trong quản lý thuỷ nông ngày 7 – 11/4/1997, Nghệ An.
Pham Van Hung and T. Gordon MacAulay (2006).’Land transaction in
thr North of Vietnam: a modeling approach’, The Conference of the
International Association of Agricultural Economists, Gold Coast, Australia, 1218 August 2006, />- Tài liệu tham khảo từ Internet cần ghi rõ tên tác giả, tựa đề, cơ quan
(nếu có), tháng, năm công bố, đường dẫn truy cập và ngày truy cập:
Nguyễn Văn Hùng (1997). ‘Phương pháp đánh giá’, Bài viết của Viện
chiến lược và phát triển giáo dục, ngày 12/3/1997, , ngày
truy cập 25/4/1997.
- Tài liệu tham khảo là khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án:
Phạm Ngọc Đào (1999). Phân tích đánh giá đề xuất một số mô hình tổ
chức quản lý kinh doanh điện nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế,

Trường Đại học Bách khoa, Hà Nội.
PHẦN III. QUY ĐỊNH VỀ CHẤM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
9


1. Chấm và phản biện
- Mỗi báo cáo KLTN sẽ được 2 giáo viên chấm: 1 người hướng dẫn và 1
người phản biện. Người phản biện là người đúng chuyên môn do Khoa chủ quản
chọn bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên và giao cho cán bộ trong khoa gửi tới
người phản biện.
- Các tiêu chí, thang điểm chấm KLTN:
TT
1
2
3
4
5
6
7

Các nội dung

Điểm
Báo cáo Tối đa
Mở đầu
0,5
Tổng quan tài liệu
2,0
Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu
1,0

Kết quả và thảo luận
4,0
Kết luận và đề nghị
1,0
Tài liệu tham khảo
0,5
Bố cục và hình thức
1,0
Tổng điểm
10,0
Ghi bằng chữ:………………………………………………………….

- Kết quả: Điểm chấm KLTN của người hướng dẫn và người phản biện
nếu chênh lệch nhau từ 2 điểm (theo thang điểm 10) trở lên phải gặp nhau thảo
luận và thống nhất về cách cho điểm, nếu không thống nhất được phải thông qua
Hội đồng khoa học Khoa quyết định.
2. Hội đồng bảo vệ khoá luận tốt nghiệp
- Thành viên hội đồng gồm 3 thành viên là giảng viên trong trường; có thể
mời thêm người có chuyên môn phù hợp ở ngoài trường.
- Các tiêu chí, thang điểm bảo vệ KLTN:
Phần cho điểm
Chất lượng nội dung:
……….. điểm
Cấu trúc, hình thức báo cáo:
……….. điểm
Trình bày, diễn đạt :
……….. điểm
Trả lời các câu hỏi:
……….. điểm
Cộng:

………………………điểm

Điểm tối đa
(5,0)
(1,0)
(1,0)
(3,0)
(10,0)

- Cách tính điểm và làm tròn: sau khi sinh viên trình bày nội dung và trả
lời các câu hỏi, các thành viên của Hội đồng cho điểm theo phiếu. Điểm đánh
giá KLTN là điểm trung bình cộng các điểm của từng thành viên trong hội đồng,
người hướng dẫn và người chấm chéo. Điểm được làm tròn đến 1 số thập phân.
- Quy định về trình bày báo cáo: sinh viên trình bày tóm tắt những nội
dung cơ bản của KLTN tối đa 20 phút. Trước khi trình bày phải chuẩn bị sẵn
sàng, đầy đủ các phương tiện cần thiết. Hình thức trình bày có thể bằng bảng
biểu trên giấy Ao, bản chiếu trong, trên PowerPoint.

10



×