Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Giáo trình tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.24 KB, 140 trang )

Lời giới thiệu
Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 30-7-2005, của Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ơng Đảng (khoá IX) về đổi mới, nâng cao chất lợng đào
tạo, bồi dỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh (nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh); Theo
Quyết định số 100 - QĐ/TW, ngày 22-10-2007 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ơng Đảng (khoá X); Nghị định số 129/2008/NĐ-CP, ngày 17-12-2008 của
Chính phủ; Quyết định số 184-QĐ/TW, Thông báo kết luận số 181-TB/TW,
ngày 03-9-2008 của Ban Bí th Trung ơng Đảng (khoá X), Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng, ban hành,
hớng dẫn và thống nhất quản lý chơng trình đào tạo, bồi dỡng cán bộ lãnh đạo,
quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở ở các trờng chính
trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng.
Thực hiện nhiệm vụ đợc giao, ngày 29-7-2009, Giám đốc Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số 1845/QĐ-HVCTHCQG về việc ban hành Chơng trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của
Đảng, chính quyền đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ Trung cấp lý luận chính trị
- hành chính) và tổ chức viết giáo trình. Chơng trình, giáo trình này thay cho chơng trình, giáo trình Trung cấp lý luận chính trị và đợc thực hiện thống nhất ở tất
cả các trờng chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng từ ngày 01-9-2009.
Giáo trình này do các giáo s, phó giáo s, tiến sĩ, giảng viên của Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ
nghiên cứu của một số bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ơng biên soạn.
Dới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, sự chỉ đạo của Hội đồng chỉ đạo biên
soạn chơng trình, giáo trình Học viện, Ban chủ nhiệm nghiên cứu xây dựng chơng
trình, biên soạn giáo trình gồm: TS Trần Ngọc Uẩn, chủ nhiệm; các phó chủ
nhiệm và uỷ viên là PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm, PGS.TS Trần Vn Phòng, TS
Nguyễn Thị Tuyết Mai, PGS .TS Lê Quý Đức.
Trong quá trình biên soạn và biên tập, khó tránh khỏi thiếu sót, chúng
tôi rất mong nhận đợc sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng chí.
Ban chủ nhiệm Chơng trình, giáo trình

1



Giáo trình T tởng Hồ Chí Minh in lần này do Viện Hồ Chí Minh và
các lãnh tụ của Đảng thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh biên soạn, dới sự chủ trì của PGS.TS Phạm Hồng Chơng, Viện trởng.
Tập thể tác giả gồm: PGS.TS Phạm Hồng Chơng, PGS.TS Nguyễn Khánh
Bật, PGS.TS Phạm Ngọc Anh, PGS.TS Hoàng Trang, PGS.TS Bùi Đình Phong,
PGS.TS Vũ Văn Thuấn, TS Phạm Văn Bính.
Biên tập giáo trình này: PGS.TS Phạm Hồng Chơng, PGS.TS Nguyễn
Quốc Phẩm.

2


Bài 1
Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển
t tởng Hồ Chí Minh
I. Khái niệm t tởng Hồ Chí Minh

1. Bối cảnh xuất hiện t tởng Hồ Chí Minh
T tởng Hồ Chí Minh đợc hình thành dới tác động của những điều kiện
lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và nhân loại trong thời đại Ngời sống và hoạt
động.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa t bản chuyển từ tự do cạnh
tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vừa tranh giành, xâm chiếm thuộc địa
vừa nô dịch các dân tộc thuộc địa làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong
lòng chủ nghĩa t bản và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với
chủ nghĩa đế quốc thực dân. Yêu cầu giải phóng các dân tộc thuộc địa không
chỉ là yêu cầu riêng của các dân tộc thuộc địa mà còn là yêu cầu chung của các
dân tộc trên thế giới.
Các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc dẫn tới chiến tranh thế giới lần thứ

nhất (8-1914 đến 11-1918) và nó là một nguyên nhân bùng nổ cuộc Cách mạng
tháng Mời Nga. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mời Nga với sự ra đời của nhà
nớc công nông đầu tiên đã mở ra thời đại mới từ chủ nghĩa t bản lên chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng
dân tộc trên thế giới.
Dới ảnh hởng của Cách mạng tháng Mời, của thời đại mới, phong trào
giải phóng dân tộc sẽ vận động theo sự tiến hóa mới đó.
Mặc dù nhà nớc phong kiến thống trị ở nớc ta ơn hèn và từng bớc đầu
hàng thực dân Pháp nhng nhân dân ta vẫn liên tục đứng lên anh dũng chống
xâm lợc. Từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh dới ngọn cờ
của các sĩ phu yêu nớc lan rộng khắp cả nớc: Trơng Định, Nguyễn Trung Trực
(Nam Bộ); Trần Tấn, Đặng Nh Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng

3


(Miền Trung); Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích (Miền Bắc), nhng
đếu thất bại. Hệ t tởng phong kiến đã lỗi thời.
Từ năm 1884, thực dân Pháp đã tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa và
biến nớc ta từ một nớc phong kiến thành nớc thuộc địa, nửa phong kiến với
những biến đổi căn bản về chính trị - kinh tế - xã hội. Đó là sự xuất hiện những
giai - tầng mới và đồng thời cũng nảy sinh những mâu thuẫn mới về giai cấp và
dân tộc với sự ra đời của giai cấp công nhân, sự xuất hiện của tầng lớp tiểu t sản
và giai cấp t sản ở nớc ta. Bên cạnh mâu thuẫn cơ bản là giữa nông dân với địa
chủ phong kiến, với sự xuất hiện các giai tầng mới đã làm nảy sinh thêm các
mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với t bản Pháp,
giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp. Phong trào yêu nớc trớc những biến đổi trên cũng từng bớc có những phát triển mới.
Với sự xuất hiện của tầng lớp tiểu t sản và mầm mống của giai cấp t sản ở
nớc ta và trớc ảnh hởng của các cuộc vận động cải cách ở Trung Quốc của
Khang Hữu Vi và Lơng Khải Siêu, phong trào yêu nớc của nớc ta chuyển sang

xu hớng dân chủ t sản với sự dẫn dắt của các sĩ phu yêu nớc có tinh thần cải
cách. Điển hình nh các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân,
Việt Nam Quang phục hội... Nhng tất cả những cố gắng cứu nớc của trào lu
mới này ở nớc ta đều thất bại. Trờng Đông kinh nghĩa thục bị đóng cửa (121907); Phong trào chống thuế ở Miền Trung bị đàn áp (1908); Vụ Hà Thành
đầu độc thất bại (6-1908). Phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu và các
đồng chí bị trục xuất khỏi nớc Nhật (2-1909). Phong trào Duy Tân ở Trung kì
bị đàn áp, các thủ lĩnh nh Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi bị lên máy chém...
Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nghiêm Cẩn bị đày
ra Côn Đảo... Dù thất bại nhng các phong trào yêu nớc này đã nối tiếp nhau
duy trì ngọn lửa cứu nớc tiếp tục cháy trong lòng dân tộc.
Yêu cầu của dân tộc là phải tìm ra con đờng cứu nớc mới.
Trớc những đòi hỏi của dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh và t tởng Hồ
Chí Minh xuất hiện. Đó là đòi hỏi khách quan của dân tộc và của nhân loại và
sự ra đời của t tởng Hồ Chí Minh là sự giải đáp và là sản phẩm tất yếu của cách
4


mạng Việt Nam và thế giới trong điều kiện lịch sử mới, không phải là ý muốn
chủ quan hay một sự áp đặt nào.
2. Khái niệm t tởng Hồ Chí Minh
T tởng Hồ Chí Minh gắn bó với toàn bộ tiến trình cách mạng nớc ta dới
sự lãnh đạo của Đảng. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng năm
1951, Đảng ta chính bắt đầu kêu gọi toàn Đảng hãy ra sức học tập đờng lối
chính trị, tác phong, đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch và chỉ ra rằng sự
học tập ấy, là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng
đi mau đến thắng lợi hoàn toàn1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII năm
1991, lần đầu tiên Đảng ta đã nêu lên khái niệm t tởng Hồ Chí Minh đó là: T
tởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLênin trong điều kiện cụ thể của nớc ta, và trong thực tế t tởng Hồ Chí Minh
đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc2 và khẳng
định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và t tởng Hồ Chí Minh làm nền tảng t tởng và

kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Khái niệm t tởng Hồ Chí Minh đợc định nghĩa trong Báo cáo chính trị của
Ban Chấp hành Trung ơng Đảng khóa VIII thông qua tại Đại hội đại biểu lần
thứ IX của Đảng năm 2001, ghi rõ:
T tởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nớc ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hoá nhân loại. Đó là t tởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con ngời; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại
đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nớc thật sự
của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lợng vũ trang
nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật
1
2

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H. 2001, t.12, tr.9
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb.ST, H.1991, tr.127

5


chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô t; về chăm lo bồi dỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng
Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là ngời lãnh đạo, vừa là
ngời đầy tớ thật trung thành của nhân dân...
T tởng Hồ Chí Minh soi đờng cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta1.
Định nghĩa trên nêu rõ cấu trúc, nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa, giá trị

của t tởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc ta.
Về cấu trúc, đó là một hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản cách mạng Việt Nam.
Về nguồn gốc lý luận, đó là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nớc ta; kế thừa và phát
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hoá của
nhân loại.
Về nội dung, đó là t tởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con ngời. Nội dung t tởng Hồ Chí Minh bao gồm một hệ thống các quan
điểm cơ bản về chính trị (đờng lối cách mạng đối nội, đối ngoại, xây dựng các
lực lợng cách mạng, xây dựng nhà nớc), các quan điểm về kinh tế, văn hoá, xây
dựng con ngời xã hội chủ nghĩa... và phơng pháp cách mạng Hồ Chí Minh.
T tởng Hồ Chí Minh là nền tảng lí luận và định hớng cho Đảng ta xây
dựng đờng lối đúng đắn, tổ chức lực lợng cách mạng và dẫn dắt nhân dân ta đi
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong toàn bộ tiến trình của cách mạng nớc
ta: thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, lập nên nớc Việt Nam dân chủ cộng
hoà; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giải phóng nửa nớc
và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nớc đã thống nhất đất nớc, đa cả nớc đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta chỉ rõ: cùng với chủ nghĩa MácLênin, t tởng Hồ Chí Minh là nền tảng t tởng và kim chỉ nam cho hành động
của đảng ta đã đem lại thắng lợi cho công cuộc đổi mới ở nớc ta sẽ tiếp tục dẫn
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.CTQG, H.2001, tr.83-84

6


dắt chúng ta trên con đờng xây dựng nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
độc lập - tự do - hạnh phúc.
Do vậy, việc nghiên cứu, học tập và vận dụng t tởng Hồ Chí Minh vào
hoạt động thực tiễn là rất quan trọng. Đó là vấn đề liên quan tới sự đúng đắn

trong xây dựng đờng lối, phơng pháp cách mạng, trong tổ chức lực lợng cách
mạng, xây dựng Đảng... để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Đảng và của
dân tộc ta.
II. Nguồn gốc t tởng Hồ Chí Minh

1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Giá trị truyền thống tốt đẹp Việt Nam thể hiện qua các giá trị căn bản
sau đây:
- Chủ nghĩa yêu nớc và ý chí bất khuất, tự lực tự cờng để dựng nớc và giữ
nớc đợc hun đúc qua hàng ngàn năm. Dân tộc và nhà nớc ở nớc ta hình thành
sớm và không phải chỉ duy nhất là từ sự phân hóa giai cấp sâu sắc mà căn bản
là do nhu cầu của cuộc đấu tranh chống lại xâm lăng và yêu cầu sản xuất trớc
môi trờng thiên nhiên nghiệt ngã mà tổ chức lại thành dân tộc, nhà nớc. Trải
qua hàng ngàn năm hun đúc, chủ nghĩa yêu nớc Việt Nam là giá trị tinh thần
cao nhất của dân tộc ta nhng có đặc điểm sâu sắc là nó mang trong mình một
giá trị kép: yêu nớc - thơng dân, thơng dân - yêu nớc. Vấn đề dân tộc, vì thế,
gắn liền với vấn đề con ngời trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con ngời
Việt Nam.
- Từ đó, tinh thần cộng đồng, đoàn kết, ý thức dân chủ xuất hiện và đợc
nuôi dỡng trong quá trình dựng nớc, giữ nớc và trở thành giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc. Những giá trị này đợc biểu hiện trong kinh tế nh trong chế
độ ruộng đất công điền; về xã hội là vấn đề dân chủ và tự chủ trong tổ chức
làng xã, xây dựng hơng ớc; trong văn hóa là sự tôn vinh các giá trị anh hùng,
thờ phụng những ngời có công dựng nớc, giữ nớc, xây dựng làng xã, nghề
nghiệp và trọng ngời hiền tài. Những giá trị tốt đẹp đó làm cho mối quan hệ Cá
nhân - Gia đình - Làng - Nớc trở nên bền chặt và nơng tựa vào nhau để tồn tại
và phát triển. Nớc mất dựa vào Làng để khôi phục Nớc. Từ liên kết Gia đình để
7



giữ Làng, liên kết Làng để giữ Nớc. Các mối quan hệ đó có cơ sở kinh tế và
theo đó là văn hoá, chính trị, đặc biệt là thể hiện trong chính sách của nhà nớc,
trong hơng ớc và tổ chức của làng, xã. Con ngời cá nhân trong lịch sử Việt
Nam quan hệ chặt chẽ với cộng đồng làng xã và dân tộc.
- Truyền thống dũng cảm, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động
sản xuất, chiến đấu đồng thời dân tộc Việt Nam luôn rộng mở đón nhận những
giá trị văn minh của nhân loại để bảo tồn dân tộc và phát triển đất nớc. Thâu
nhận cái hay để tồn tại và phát triển đã tạo ra và là t duy mở, mềm dẻo của con
ngời Việt Nam.
Một dân tộc sau hàng ngàn năm là nô lệ, bị cỡng bức đồng hoá về thể
chất và tinh thần - giết đàn ông, đốt sách, nô dịch, đồng hoá về văn hoá, phong
tục, tập quán, nhng vẫn không khuất phục, kiên nhẫn chịu đựng và nuôi dỡng ý
thức độc lập dân tộc để rồi lại đứng lên giành lấy độc lập, xây dựng một quốc
gia là sự thật lịch sử của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh ấy là những giá trị văn
hoá truyền thống tốt đẹp.
Sức mạnh của văn hóa truyền thống đó với những giá trị căn bản trên đây
duy trì và tồn tại trong cơ sở kinh tế, hiện thân vào văn hóa và tổ chức xã hội của
làng xã đã vợt qua một ngàn năm nô lệ của thời kì Bắc thuộc để bảo tồn đợc dân
tộc với một nền văn hóa riêng và đã thành công trong xây dựng nhà nớc độc lập
vào thế kỉ thứ X cũng nh bảo vệ đợc nền độc lập của mình trớc các cuộc xâm
lăng của các thế lực phong kiến phơng Bắc ở những thế kỉ sau đó.
Chính chủ nghĩa yêu nớc - nhân văn Việt Nam là cội nguồn, là giá trị văn
hoá truyền thống tốt đẹp, là điểm xuất phát, là động lực lên đờng cứu nớc và là
bộ lọc các học thuyết để Hồ Chí Minh lựa chọn và tiếp nhận tinh hoa văn hoá
nhân loại mà đỉnh cao của nó là chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngời nói: Lúc đầu
chính chủ nghĩa yêu nớc chứ cha phải chủ nghĩa cộng sản đã đa tôi theo Lênin
và Quốc tế thứ ba.
2. Tinh hoa văn hóa phơng Đông và phơng Tây
Phật giáo vào Việt Nam từ đầu thiên niên kỉ thứ I và có ảnh hởng rất lớn
trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt là ở thời đầu xây dựng nhà nớc độc lập của

8


nhà Lý, Trần, Phật giáo đợc coi nh quốc giáo và đã có nhiều đóng góp vào
công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hình thành nên những nét đặc sắc của
văn hoá Việt Nam ở thời kì này. Khi vào Việt Nam, Phật giáo cũng Việt hoá và
hình thành nên các phái hệ nh Thiền phái Trúc lâm Việt Nam với chủ trơng gắn
bó với dân tộc và đất nớc.
Những t tởng căn bản của Phật giáo ảnh hởng tích cực tới văn hoá Việt
Nam là t tởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thơng ngời nh thể thơng
thân; nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện... Vì
vậy, Phật giáo đã ảnh hởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển của văn hoá,
t tởng và lối sống Việt Nam.
Nho giáo Trung Hoa vào Việt Nam do nhu cầu của sự thống trị nhng
trong quá trình đó đã đợc Việt hóa thành Nho giáo Việt Nam thể hiện những
giá trị về lòng yêu nớc, thơng dân, nhân văn, dung hòa con ngời cá nhân với
cộng đồng, coi trọng lợi ích cộng đồng trên lợi ích cá nhân, gắn lợi ích của cá
nhân với lợi ích dân tộc. Nho giáo Việt Nam lấy yêu nớc - nhân văn Việt Nam
là đạo lí làm ngời. Trong điều kiện lịch sử của dân tộc, Nho giáo Việt Nam đã
đáp ứng yêu cầu của dân tộc trong dựng nớc, giữ nớc, xây dựng đất nớc cũng
nh trong xây dựng gia đình và con ngời.
Nho giáo Trung Hoa đặt mối quan hệ vua - tôi ở vị trí cao nhất. Nho giáo
Việt Nam cũng nhấn mạnh vấn đề này nhng đòi hỏi nhà vua trớc hết là lòng
trung thành với Tổ quốc, nhân hậu với nhân dân, cũng phải lấy tu thân làm gốc.
Ca ngợi vua hiền quan tâm đến dân chúng và ủng hộ việc gạt bỏ những ông vua
bất lực để lập nên những triều đại mới quan tâm tới đất nớc và nhân dân là nội
dung tích cực của nho giáo Việt Nam.
Bên cạnh đó những yếu tố tích cực của Nho giáo nh triết lí hành động, t tởng nhập thế, hành đạo giúp đời; t tởng về một xã hội bình trị an ninh hòa mục,
thế giới đại đồng; triết lí nhân sinh tu thân, dỡng tính... cũng đợc Việt hóa thành
các giá trị văn hoá Việt Nam, phù hợp với các giá trị gốc của dân tộc.


9


Những tác động tích cực của Phật giáo và Nho giáo Việt Nam đã tác động
tới Hồ Chí Minh ngay từ khi còn nhỏ ở trong môi trờng văn hoá Việt của làng
xã Việt Nam và dới sự dạy bảo của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Sau này, khi trở thành ngời cộng sản, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục tìm hiểu
về văn hoá phơng Đông đặc biệt là những trào lu t tởng mới ở ấn Độ và Trung
Hoa mà điển hình là chủ nghĩa Găng-đi và chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung
Sơn. Hồ Chí Minh đã tìm thấy trong chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn
những điều thích hợp với điều kiện nớc ta - đó là dân tộc độc lập, dân quyền
tự do, dân sinh hạnh phúc, mà sau này Ngời đã đa vào đó nội dung xã hội chủ
nghĩa thành tiêu chí Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Khi học ở Huế, những t tởng tiến bộ của cách mạng Pháp về tự do, bình
đẳng, bác ái đã ảnh hởng mạnh đến Hồ Chí Minh và là một trong những yếu
tố tác động tới hớng đi tìm đờng cứu nớc của Ngời. Ba mơi năm sống, lao
động, học tập và hoạt động trong môi trờng văn hoá phơng Tây, Hồ Chí Minh
đã có điều kiện để tìm hiểu, nghiên cứu và trực tiếp trải nghiệm qua các hoạt
động chính trị, văn hoá, xã hội ở đây. Ngời đã trực tiếp tìm hiểu t tởng dân chủ
của các nhà khai sáng (Vonte, Rutxô, Môngtétxkiơ...) qua các tác phẩm của họ.
Ngời đã tới Pháp, Mỹ, Anh và trực tiếp khảo sát mọi mặt tại những nơi khởi
nguồn của ba cuộc cách mạng t sản điển hình trên thế giới. T tởng cách mạng
tiến bộ của các cuộc cách mạng này đã tác động mạnh mẽ tới Hồ Chí Minh. Đó
là những t tởng cơ bản của chủ nghĩa dân tộc và nhân văn trong cách mạng t
sản Mỹ và Pháp với quyền dân tộc, quyền con ngời và t tởng dân chủ mà nội
dung của nó là Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Đây là những điểm mới về t tởng
trong tinh hoa văn hoá phơng Tây đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ - hành
động và t tởng của Hồ Chí Minh.
Sống trong môi trờng dân chủ và thông qua các hoạt động dân chủ trong

làm việc, sinh hoạt ở các tổ chức lao động, xã hội và chính trị ở phơng Tây, Hồ
Chí Minh đã học đợc cách làm việc dân chủ và hình thành phong cách dân chủ
ở Ngời.

10


3. Chủ nghĩa Mác-Lênin
Với hành trang giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc (chủ yếu
là chủ nghĩa yêu nớc - nhân văn với những giá trị về giải phóng dân tộc và con
ngời) để so sánh, đối chiếu, chọn lọc và tiếp thu giá trị văn hóa đơng đại của
nhân loại, và trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đã có điều kiện đến và thâu nhận một
cách tự nhiên, về cả lí trí và tình cảm, học thuyết giải phóng con ngời triệt để
nhất của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin. Tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ
Chí Minh đã từ một ngời yêu nớc trở thành ngời cộng sản khi trở thành ngời
tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Với thế giới quan và phơng pháp luận mácxít, Hồ Chí Minh có sự chuyển
biến về chất t tởng cách mạng của mình để có thể tiếp tục hấp thụ và chuyển hóa
đợc những giá trị tích cực và tiến bộ của truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân
tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại, giúp cho Ngời tổng kết thực tiễn, đúc rút lí
luận và hình thành nên một hệ thống những quan điểm cơ bản về cách mạng
Việt Nam, hình thành nên t tởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp và giải phóng con ngời. Vì vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin chính là một
nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu nhất hình thành và phát triển của t tởng Hồ
Chí Minh và t tởng Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và
làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại mới.
Trên cơ sở năng lực trí tuệ cao và đợc trang bị những giá trị văn hoá tinh
tuý của dân tộc và nhân loại mà căn bản là vấn đề độc lập cho dân tộc và tự do,
hạnh phúc cho nhân dân, Hồ Chí Minh đã thâu nhận và đi theo chủ nghĩa MácLênin một cách tự nhiên. Đến với chủ nghĩa Mác từ đòi hỏi của thực tiễn giải
phóng dân tộc và con ngời Việt Nam, từ nhu cầu chung của nhân loại về quyền

dân tộc, quyền con ngời, Hồ Chí Minh đã vận dụng lập trờng, quan điểm và phơng pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu thực tiễn và tự tìm ra con đờng của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Chính vì vậy, chủ nghĩa MácLênin là cơ sở làm cho Hồ Chí Minh vợt lên trớc những nhà yêu nớc đơng thời,
khắc phục đợc sự khủng khoảng về con đờng tiến lên của dân tộc Việt Nam.

11


Nh vậy, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đợc nâng lên tầm thế
giới với việc thâu nhận tinh hoa văn hoá của nhân loại và chủ nghĩa Mác-Lênin
đã hình thành và tạo ra bớc phát triển mới phù hợp với tiến hoá của nhân loại
trong thời đại mới của t tởng Hồ Chí Minh.
Có thể nói, về văn hóa, t tởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa các giá trị tốt
đẹp của văn hóa dân tộc và nhân loại trên một trình độ mới về chất phù hợp với
thời đại mới.
4. Trí tuệ và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh
Tại sao có nhiều ngời đi tìm đờng cứu nớc nhng chỉ có Hồ Chí Minh mới
nhận thức đợc con đờng mới và phù hợp với yêu cầu của dân tộc và xu thế phát
triển của thời đại?
Trớc hết phải nói tới những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh mà nổi
bật là ý chí quyết tâm của một ngời yêu nớc, một chiến sĩ cộng sản với tấm
lòng yêu nớc, thơng dân và đồng loại khổ đau, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời cho
dân tộc độc lập, cho tự do hạnh phúc của con ngời Việt Nam.
Đó là tài năng trí tuệ mà biểu hiện trớc hết ở sự kiên trì học tập tiếp thu
vốn tri thức phong phú của dân tộc và nhân loại, là t duy độc lập tự chủ trong
tiếp thu, phê phán, chọn lọc các giá trị văn hoá dân tộc và nhân loại, trí tuệ của
thời đại để trên cơ sở đó sáng tạo và phát triển thành những giá trị t tởng mới vì
mục tiêu độc lập dân tộc và giải phóng triệt để con ngời.
Đó là năng lực hoạt động thực tiễn phong phú của Hồ Chí Minh đã giúp
Ngời phân tích và rút ra đợc nhiều kết luận chính xác từ thực tiễn lịch sử của
phong trào cách mạng thế giới và trong nớc.
Tóm lại, t tởng Hồ Chí Minh có cội nguồn và đợc hình thành từ các giá trị

truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hoá của nhân loại mà đỉnh cao là
chủ nghĩa Mác-Lênin thông qua hoạt động trí tuệ và thực tiễn của Ngời. Chính
vì vậy, t tởng Hồ Chí Minh thấm đậm sâu sắc các yếu tố dân tộc, nhân loại và
thời đại.

12


III. Quá trình hình thành và phát triển của t tởng Hồ Chí Minh

Là một hệ thống các quan điểm cơ bản về cách mạng giải phóng dân tộc,
giai cấp và con ngời, t tởng Hồ Chí Minh đợc hình thành qua quá trình tìm tòi,
xác lập, phát triển và hoàn thiện gắn liền với tiến trình lịch sử của dân tộc, của
nhân loại và sự vận động của lịch sử trong thời đại mới. Có thể nêu lên tiến
trình hình thành t tởng Hồ Chí Minh theo các thời đoạn lịch sử sau:
1. Từ 1980-1911: Tiếp nhận chủ nghĩa yêu nớc và hình thành ý chí cứu nớc
Đây là giai đoạn Nguyễn Sinh Cung đợc tiếp nhận các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc là chủ nghĩa yêu nớc - nhân văn Việt Nam trong môi trờng
gia đình, quê hơng. Ngời cũng đợc tiếp nhận tinh hoa văn hoá phơng Đông qua
nền giáo dục nho giáo Việt Nam và bắt đầu tiếp xúc với văn hoá phơng Tây. Đợc giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, nhng phải chứng kiến sự khổ đau của một dân
tộc nô lệ, sự bất công của áp bức giai cấp cùng những cuộc đấu tranh bất khuất
của cha ông, đã hình thành nên ý chí cứu nớc, cứu dân của Nguyễn Tất Thành.
Bằng trí tuệ và sự mẫn cảm, Nguyễn Tất Thành đã quyết định đi theo con đờng
mới, tìm mẫu hình mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và con ngời Việt
Nam.
2. Từ 1911-1920: Đi tìm đờng cứu nớc
Đây là giai đoạn Nguyễn Tất Thành đi sang phơng Tây, đến các châu lục
khảo sát, tìm hiểu một cách toàn diện các mặt đời sống của các dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hoá của nhân loại và nghiên cứu về các cuộc cách mạng điển
hình trên thế giới đặc biệt là cách mạng Anh, Pháp và Mỹ. Ngời đã rút ra

những kết luận quan trọng về nguốn gốc của áp bức dân tộc và giai cấp, đã
nhận thấy tính không triệt để của cách mạng dân chủ t sản và các cuộc cách
mạng này đã trở nên lạc hậu đối với lịch sử phát triển của nhân loại.
Trên cơ sở cội nguồn văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, qua
trải nghiệm qua hoạt động thực tiễn, Nguyễn ái Quốc đến với chủ nghĩa MácLênin sau khi Ngời tiếp xúc với Luận cơng của Lênin về vấn đề dân tộc và
thuộc địa, tìm ra con đờng của cách mạng Việt Nam là con đờng cách mạng vô

13


sản. Ngời đã biểu quyết tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng
sản Pháp, trở thành ngời cộng sản.
3. Từ năm 1920-1930: T tởng Hồ Chí Minh hình thành
Đây là giai đoạn Ngời tham gia hoạt động thực tiễn trong phong trào cộng
sản quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc thế giới và bắt đầu tiến hành tổ chức
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây cũng là giai đoạn Hồ Chí Minh - thông
qua các tác phẩm nh Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đờng Kách
mệnh (1927), Chính cơng vắn tắt của Đảng, Sách lợc vắn tắt của Đảng,
Chơng trình vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt
Nam - đã khẳng định những luận điểm cơ bản về cách mạng giải phóng dân
tộc và cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Đó là những quan điểm về cách
mạng vô sản đối với công cuộc giải phóng dân tộc, giai cấp, con ngời trong thời
đại mới đó là: Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng đ ợc dân
tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản
và của cách mạng thế giới1; về phạm trù cách mạng giải phóng dân tộc, mối
quan hệ tơng hỗ giữa cách mạng này với cách mạng vô sản ở chính quốc và
tính không phụ thuộc của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; về xây
dựng Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin và đội ngũ cán bộ của Đảng; về tập hợp
và xây dựng lực lợng cách mạng; về đờng lối cơ bản, mục tiêu, phơng pháp, bớc đi và quan hệ quốc tế của cách mạng Việt Nam...
4. Từ năm 1930-1969: T tởng Hồ Chí Minh đợc thực hiện và phát triển ở

Việt Nam
a. T tởng Hồ Chí Minh gặp khó khăn thử thách (1930-1940)
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam với đờng lối cách mạng vô sản qua
các văn kiện đầu tiên là Chính cơng vắn tắt, Sách lợc vắn tắt, Chơng trình
vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh khi vận
dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên, do
cha nắm bắt đợc tình hình thực tiễn và bị chi phối bởi các quan điểm tả khuynh
của Quốc tế cộng sản, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ơng Đảng lần thứ I (tháng
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2000, t.1, tr.416

14


10-1930) đã chỉ trích, phê phán các văn kiện trên xung quanh các vấn đề về mối
quan hệ dân tộc - giai cấp, vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất, tên Đảng và ra
nghị quyết thủ tiêu các văn kiện này đồng thời quyết định đổi tên Đảng Cộng
sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dơng.
Nguyễn ái Quốc vẫn kiên trì quan điểm của mình. Chỉ sau khi Đại hội
VII Quốc tế cộng sản (7-1935) phê phán khuynh hớng tả khuynh, biệt phái
trong phong trào cộng sản quốc tế và từ thực tiễn cách mạng nớc ta, Đảng ta
từng bớc điều chỉnh và đề ra những chủ trơng theo quan điểm đúng đắn của
Nguyễn ái Quốc. Tháng 9-1939, Quốc tế cộng sản đã đồng ý để Nguyễn ái
Quốc về công tác ở Đông Dơng. Ngày 28-1-1941, Ngời về đến Việt Nam và từ
đây trực tiếp lãnh đạo cách mạng nớc ta.
b. T tởng Hồ Chí Minh đợc thực hiện đúng đắn ở Việt Nam
Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ơng Đảng
lần thứ tám. Tại Hội nghị này, những quan điểm của Hồ Chí Minh về đờng lối
cách mạng Việt Nam, chủ yếu là vấn đề giải quyết mối quan hệ dân tộc - giai

cấp, đặt quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, đoàn kết toàn dân trong
xây dựng lực lợng cách mạng, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc và phơng
pháp cách mạng Hồ Chí Minh đợc khẳng định. Với những quan điểm đúng đắn
đó, Mặt trận Việt Minh đợc Đảng ta tổ chức đã phát triển mạnh mẽ thúc đẩy
phong trào giải phóng dân tộc trên cả nớc đồng thời tạo ra cơ sở chính trị vững
chắc cho sự ra đời của lực lợng vũ trang nhân dân. Đó là những nhân tố căn bản
đa tới thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
c. T tởng Hồ Chí Minh phát triển trong điều kiện mới
Cách mạng tháng Tám thành công, nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời, nớc ta bớc vào kỉ nguyên độc lập và chủ nghĩa xã hội, t tởng Hồ Chí Minh
đợc phát triển đáp ứng tình hình, nhiệm vụ cách mạng mới. Đó là những quan
điểm của Ngời về xây dựng nhà nớc dân chủ mới ở nớc ta; về những vấn đề
chính trị đối nội, đối ngoại; về xây dựng nền kinh tế, văn hoá, con ngời mới...
để bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám. Đó là những quan điểm về vừa

15


kháng chiến, vừa kiến quốc, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng
chiến trờng kì chống thực dân Pháp xâm lợc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng là sự phát triển của t tởng
Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng ta qua Cơng lĩnh, Điều lệ, tên mới của
Đảng là Đảng Lao động Việt nam và về đờng lối cách mạng Việt Nam từ cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nớc ta.
Đờng lối đúng đắn đó đã dẫn dắt nhân dân ta tới chiến thắng Điện Biên Phủ
năm 1954, giải phóng một nửa đất nớc và mở đầu quá trình sụp đổ của chủ
nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, đất nớc ta bị chia làm hai miền với hai
nhiệm vụ khác nhau. T tởng Hồ Chí Minh đợc phát triển đáp ứng tình hình,
nhiệm vụ mới với việc hình thành đờng lối vừa thực hiện cách mạng xã hội chủ

nghĩa ở miền Bắc, vừa tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
ở miền Nam đợc thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
(1960). Những quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và đấu tranh cách mạng ở miền Nam đã dẫn dắt nhân dân ta giành thắng
lợi trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nớc.
Trớc khi đi gặp cụ Các Mác và Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại
cho toàn Đảng, toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng chỉ rõ sự tất thắng của
sự nghiệp chống Mỹ, cứu nớc; tổng kết những bài học của cách mạng Việt
Nam và chỉ ra những phơng hớng lớn để xây dựng đất nớc sau chiến tranh
nhằm thực hiện cho đợc mục tiêu xây dựng một nớc Việt Nam hoà bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách
mạng thế giới. Đó là di sản t tởng vô cùng quý báu của Đảng và nhân dân ta.
Thực hiện Di chúc của Ngời, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc đa cả nớc đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Tóm lại, T tởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển đáp ứng đòi hỏi
của lịch sử dân tộc và nhân loại trong thời đại mới. Dới sự lãnh đạo của Đảng,
thắng lợi của cách mạng Việt Nam và của cách mạng thế giới đã khẳng định
16


giá trị nền tảng t tởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng
Việt Nam. Đây là tài sản tinh thần vô cùng quý giá của dân tộc ta và nhân loại.

17


Bài 2
T tởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội

I. Tính tất yếu của Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
trong cách mạng Việt Nam

1. Đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX
a. Thực dân Pháp xâm lợc nớc ta từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Sau khi lật đổ đợc triều đại Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn ánh lên ngôi, tự
xng là hoàng đế, lập ra Triều Nguyễn. Các vua nhà Nguyễn đã thi hành một
chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động. Trong nớc, nhà Nguyễn tăng
cờng đàn áp, bóc lột nhân dân; cự tuyệt mọi đề án cải cách, ngợc lại đã đàn áp
những ai dám kiến nghị cải cách. Với bên ngoài, nhà Nguyễn thực hiện bế
quan toả cảng, đóng cửa tuyệt giao với các nớc phơng Tây. Với chính sách
đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động nh vậy, nhà Nguyễn đã không mở ra đợc
khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế
giới, với thị trờng t bản Tây Âu; không tập hợp đợc nhân dân, ngợc lại luôn
luôn đối đầu với nhân dân, làm giảm đi sức mạnh và truyền thống vốn có của
dân tộc.
Trong số các nớc phơng Tây nhòm ngó Việt Nam lúc này thì đế quốc
Pháp có quan hệ với nhà Nguyễn và cũng là kẻ có nhiều ý đồ và quyết tâm xâm
lợc nớc ta. Chính sách đóng cửa đi tới chủ trơng cấm đạo và giết đạo của nhà
Nguyễn đã tạo cớ cho thực dân Pháp nổ súng xâm lợc nớc ta bắt đầu từ Đà
Nẵng vào ngày 01-9-1858.
Trớc cuộc xâm lợc của thực dân Pháp, nhà Nguyễn, trong nớc thì sợ nhân
dân, với bên ngoài thì bạc nhợc trớc kẻ thù xâm lợc, lúc đầu có chống cự yếu
ớt, sau đã từng bớc nhân nhợng, cầu hoà và cuối cùng đến năm 1884 đã hoàn
toàn đầu hàng.
b. Nhân dân ta nổi dậy chống thực dân Pháp, đòi độc lập dân tộc thời
kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
18



Thực dân Pháp xâm lợc nớc ta, lập tức nhân dân ta đứng dậy chống lại
chúng. Nhng trớc chính sách bảo thủ, phản động của nhà Nguyễn đã buộc nhân
dân ta cùng một lúc phải chống cả Triều lẫn Tây.
Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp mở rộng cuộc xâm lợc
từ Đà Nẵng đến các tỉnh Nam Bộ, Trung Bộ và Bắc Bộ. Nhân dân cả nớc ta đã
đứng dậy chống Pháp, đặc biệt mạnh mẽ sau khi có chiếu Cần Vơng của vua
Hàm Nghi (7-1885). Tuy nhiên, tất cả những cuộc khởi nghĩa thời kỳ này đều
bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Ngọn cờ phong kiến lãnh đạo các cuộc
khởi nghĩa đã quá lỗi thời, vì vậy, đến cuối thế kỷ XIX, tất cả các cuộc khởi
nghĩa chống Pháp đều bị thất bại.
Sang đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nớc chống Pháp của nhân dân ta
chuyển dần sang xu hớng dân chủ t sản, tiêu biểu nh phong trào Đông Du,
Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội Những phong
trào này cha lôi cuốn đợc các tầng lớp nhân dân và vẫn do các sĩ phu phong
kiến lãnh đạo và đều bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội nên tất cả đều đi đến kết
cục thất bại.
Đến đầu thế kỷ XX, trớc sự thất bại của các phong trào cứu nớc, công
cuộc cứu nớc lâm vào ngõ cụt, bị khủng hoảng về đờng lối.
c. Đòi hỏi mới của con đờng cứu nớc của Việt Nam ở đầu thế kỷ XX
Sự nghiệp cứu nớc dới ngọn cờ phong kiến và xu hớng t sản đến đầu thế
kỷ XX đều đã thất bại. Không thể đi lại vết xe đổ này mà giành lại đợc độc lập
dân tộc.
Lịch sử Việt Nam đến đầu thế kỷ XX đặt ra nhiệm vụ phải chiến thắng đợc thực dân đế quốc Pháp để giành lại độc lập dân tộc. Nhiệm vụ lịch sử này
đặt ra một đòi hỏi khách quan phải có con đờng cứu nớc mới, tạo ra sức mạnh
mới của dân tộc đủ sức chiến thắng thực dân Pháp giành lại độc lập hoàn toàn
cho dân tộc.
2. Kinh nghiệm cách mạng thế giới
a. Nguyễn ái Quốc nghiên cứu kinh nghiệm các cuộc cách mạng t sản
19



Chứng kiến cuộc khủng hoảng con đờng cứu nớc của dân tộc, Nguyễn ái
Quốc quyết định đi sang các nớc phơng Tây học hỏi kinh nghiệm để về giúp
đồng bào đòi lại quyền dân tộc độc lập. Ngày 5-6-1911, Nguyễn ái Quốc sang
Pháp, sau đó đi các nớc châu Phi, qua châu Mỹ, ở Mỹ (1912-1913), rồi về Anh
(1913-1917), ở Pháp (1917-1923) Kinh nghiệm các cuộc cách mạng t sản là
một nội dung đợc Nguyễn ái Quốc tập trung nghiên cứu ở thời kỳ này. Từ
nghiên cứu cách mạng t sản Mỹ (1776) và cách mạng t sản Pháp (1789),
Nguyễn ái Quốc rút ra kết luận: Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn
150 năm nay, nhng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần
thứ hai1. Cách mệnh Pháp cũng nh cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh t bản,
cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tớc lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa2. Hai mục tiêu Nguyễn ái
Quốc đang ấp ủ là độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân mình
thì kinh nghiệm cách mạng Mỹ và Pháp không đáp ứng đợc.
b. Nguyễn ái Quốc nghiên cứu cách mạng vô sản
Nghiên cứu Công xã Pari 1871, Nguyễn ái Quốc nhận xét: Ngày 18
tháng 3, thợ thuyền Pari nổi lên làm cách mệnh cộng sản3. Nhng Pari Công
xã vì tổ chức không khéo và vì không liên lạc với dân cày4. Vì thợ thuyền còn
non nớt, tổ chức không khéo, vả lại Đức giúp cho t bản Pháp đánh lại thợ
thuyền, nên cuối tháng 5 thì cách mệnh thất bại5.
Nghiên cứu Cách mạng tháng Mời Nga năm 1917, Nguyễn ái Quốc nhận
xét: Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành
công đến nơi, nghĩa là dân chúng đợc hởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật,
không phải tự do và bình đẳng giả dối nh đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang
bên An Nam6.
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.1995, t.2, tr.270
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.1995, t.2, tr.274
3

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.1995, t.2, tr.273
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.1995, t.2, tr.274
5
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.1995, t.2, tr.273
6
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.1995, t.2, tr.280
2

20


Từ kinh nghiệm cách mạng vô sản trên thế giới, Nguyễn ái Quốc khẳng
định: Việt Nam muốn có độc lập, tự do phải đi theo con đờng Cách mạng tháng
Mời Nga. Và cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành
công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền
gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã
Khắc T và Lênin1.
3. Chủ nghĩa Mác-Lênin soi đờng cho cách mạng Việt Nam
a. Nguyễn ái Quốc từ ngời yêu nớc trở thành ngời cộng sản
Đầu năm 1919, Nguyễn ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Tháng 31919, Lênin sáng lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III). Từ đây, Nguyễn ái Quốc
đã tham gia vào tổ chức nghiên cứu Quốc tế III của Đảng Xã hội Pháp. Ngày 16,
17-7-1920, Nguyễn ái Quốc đọc Luận cơng của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa. Đọc đi đọc lại nhiều lần, Ngời nhận rõ Luận cơng của Lênin soi
sáng con đờng giải phóng dân tộc mình. Về sau, Ngời viết: Luận cơng của
Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tởng biết bao! Tôi vui
mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên nh đang
nói trớc quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái
cần thiết cho chúng ta, đây là con đờng giải phóng chúng ta!.
Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba2.

Nhận thức này đã dẫn tới quyết định của Nguyễn ái Quốc ở Đại hội lần
thứ mời tám Đảng Xã hội Pháp (12-1920). Ngời bỏ phiếu tán thành tham gia
Quốc tế III và ngay sau đó Ngời tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây
là bớc ngoặt đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Ngời,
đánh dấu bớc chuyển từ ngời yêu nớc thành ngời cộng sản của Nguyễn ái
Quốc.
b. Nguyễn ái Quốc nghiên cứu lý luận cách mạng vô sản của chủ nghĩa
Mác-Lênin
1
2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.1995, t.2, tr.280
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.1996, t.10, tr.127

21


Tiếp thu Luận cơng của V.I.Lênin, từ đó, từng bớc một, trong cuộc đấu
tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần
Nguyễn ái Quốc hiểu đợc rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
mới giải phóng đợc các dân tộc bị áp bức và những ngời lao động trên thế giới
khỏi ách nô lệ.
Tiếp thu lý luận Mác-Lênin, trong đó Nguyễn ái Quốc rất chú trọng lý
luận về cách mạng không ngừng của C.Mác và V.I.Lênin. Phát hiện vai trò lịch
sử toàn thế giới của giai cấp vô sản, C.Mác chủ trơng giai cấp vô sản thực hiện
cuộc cách mạng không ngừng. V.I.Lênin phát triển lý luận cách mạng không
ngừng của C.Mác trong điều kiện mới là thời đại đế quốc chủ nghĩa đã chỉ rõ:
Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, một dân tộc thực hành cách mạng dân tộc
dân chủ mà có cơng lĩnh đầy đủ, lại có một đảng cách mạng chân chính lãnh
đạo, thì khi giành thắng lợi có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.

Nắm vững chính xác đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam ở đầu
thế kỷ XX, tiếp thu những kinh nghiệm của cách mạng thế giới và dới ánh sáng
lý luận cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn ái Quốc đã xác
định: Muốn cứu nớc và giải phóng dân tộc không có con đờng nào khác con đờng cách mạng vô sản1.
II. Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trong t
tởng Hồ Chí Minh

1. Cách mạng Việt Nam có nhiều giai đoạn
a. Cơ sở khách quan cách mạng Việt Nam có nhiều giai đoạn
Cách mạng Việt Nam có nhiều giai đoạn đợc quy định ngay từ các mâu
thuẫn của xã hội Việt Nam. Thực dân Pháp xâm lợc và thống trị nớc ta, nhng
chúng không thủ tiêu chế độ phong kiến lạc hậu, lỗi thời, ngợc lại chúng duy trì
triều đình phong kiến nhà Nguyễn làm tay sai để dễ bề thống trị và bóc lột nhân
dân ta. Vì vậy, lúc này, bên cạnh mâu thuẫn vốn có giữa nhân dân ta mà chủ yếu
là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, lại xuất hiện mâu thuẫn giữa toàn
thể dân tộc ta với thực dân Pháp và tay sai. Giải quyết hai mâu thuẫn này mới đa
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2000, t.9, tr.314

22


dân tộc vào con đờng phát triển đợc. Để giải quyết hai mâu thuẫn này phải thực
hiện cách mạng dân tộc và dân chủ.
Sang thế kỷ XX, năm 1917, thế giới đã chứng kiến Cách mạng tháng Mời
Nga thành công, mở ra thời đại mới của lịch sử nhân loại - thời đại giải phóng
các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, thời đại từ chủ nghĩa t bản tiến lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Nh vậy, từ đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt
Nam từ làm cách mạng dân tộc dân chủ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội còn đợc quy định bởi tính chất thời đại.

b. Mối quan hệ giữa các giai đoạn của cách mạng Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai
đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa1.
Theo quan điểm biện chứng của Ngời, các giai đoạn của cách mạng Việt
Nam có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau, giai đoạn trớc gây những mầm
mống cho giai đoạn sau, giai đoạn sau kế tiếp giai đoạn trớc.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đợc thể hiện trong hai
giai đoạn của cách mạng, nhng giữa chúng không có bức tờng thành ngăn cách
mà có mối quan hệ biện chứng với nhau. Giai đoạn cách mạng thực hiện độc
lập dân tộc tạo ra những tiền đề cho giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa kế
tiếp sau. Và ngợc lại, thực hiện giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ tạo ra
những điều kiện, những cơ sở để tiếp tục nhiệm vụ giai đoạn trớc, để củng cố
và giữ vững độc lập dân tộc.
2. Mối quan hệ của độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội
a. Quan niệm về độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh
Theo Ngời, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự, các quyền dân
tộc cơ bản phải đợc đảm bảo nh độc lập - chủ quyền - thống nhất - toàn vẹn
lãnh thổ. Độc lập dân tộc phải gắn với quyền tự quyết của dân tộc trên tất cả
các lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Việt
Nam độc lập phải trên nguyên tắc nớc Việt Nam của ngời Việt Nam.
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2000, t.9, tr.581

23


Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng của dân tộc mà
mỗi thành viên phải có trách nhiệm giữ gìn. Bất kể thế lực nào vi phạm vào
quyền thiêng liêng ấy đều bị đánh đổ và bị quét sạch ra khỏi bờ cõi Việt

Nam. Bất kể ai bán rẻ quyền thiêng liêng này sẽ đều bị trừng trị trớc pháp luật.
Cả cuộc đời Hồ Chí Minh phấn đấu hy sinh cho quyền thiêng liêng độc lập
hoàn toàn cho dân tộc.
Nhng, độc lập dân tộc phải gắn liền với hoà bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ: chỉ có độc lập dân tộc thực sự trong một nền hoà bình chân chính và
chỉ có hoà bình mới có độc lập dân tộc. Trong thực tiễn cách mạng, Hồ Chí
Minh luôn luôn tiêu biểu cho ý chí độc lập tự do của dân tộc, và Ngời luôn tìm
cách đẩy lui chiến tranh, cứu vãn hoà bình.
T tởng Hồ Chí Minh còn cho thấy, độc lập dân tộc phải gắn với tự do,
hạnh phúc của nhân dân. Bởi vậy, nếu nớc đợc độc lập mà dân không đợc hởng
hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Dân chỉ biết rõ giá trị
của tự do của độc lập khi mà dân đợc ăn no, mặc đủ. Khi nớc độc lập phải đi
đến dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, có học hành. Đi đến bốn điều đó để dân nớc
ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức đợc cho tự do, độc lập.
b. Độc lập dân tộc là đòi hỏi trớc hết của cách mạng Việt Nam
Thực dân Pháp xâm lợc và thống trị nớc ta, chúng thủ tiêu các quyền dân
tộc cơ bản, biến nhân dân ta thành nô lệ. Cả dân tộc ta mâu thuẫn với thực dân
đế quốc đã chỉ ra đòi hỏi khách quan trớc hết là chống thực dân đế quốc và tay
sai để đòi lại độc lập cho dân tộc, giải phóng thân phận nô lệ cho nhân dân ta.
Thực dân Pháp duy trì giai cấp phong kiến Việt Nam làm tay sai, dới chế
độ thực dân phong kiến nhân dân ta không đợc hởng một chút quyền tự do dân
chủ nào, nông dân thì bị tớc đoạt ruộng đất. Nh vậy, đấu tranh cho dân tộc độc
lập, nhân dân đợc hởng tự do, dân chủ là hai nội dung cơ bản ở giai đoạn đầu
của cách mạng Việt Nam. Nhng theo Hồ Chí Minh, đấu tranh cho độc lập dân
tộc phải là mục tiêu trớc hết, vì không đòi lại đợc độc lập dân tộc thì quyền lợi
của các bộ phận, của các giai cấp trong dân tộc đến vạn năm cũng không đòi

24



lại đợc. Bởi vậy, giải phóng dân tộc đợc thực hiện sẽ từng bớc đáp ứng đợc vấn
đề dân chủ cho nhân dân, ruộng đất về tay dân cày.
c. Thực hiện độc lập dân tộc là chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho đi lên
chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh, đi lên chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội hoàn
toàn mới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Và đi lên
chủ nghĩa xã hội là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn đấu tranh cho độc lập dân
tộc. Bởi vậy, thực hiện độc lập dân tộc tạo ra những tiền đề - những điều kiện
tiên quyết để dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội.
Về mặt chính trị, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng là quá
trình xác lập và xây dựng đảng chính trị của giai cấp, của dân tộc; xây dựng và
phát huy vai trò của khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất
dới sự lãnh đạo của Đảng; đấu tranh giành chính quyền, xây dựng Nhà nớc của
dân, do dân, vì dân - đa Đảng của giai cấp, của dân tộc thành Đảng cầm quyền.
Đây là những điều kiện để khi dân tộc đi vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa không bắt đầu bằng một cuộc cách mạng xã hội.
Về mặt kinh tế, trong đấu tranh giành độc lập có nội dung đấu tranh về
kinh tế và cũng là quá trình hình thành đờng lối, chính sách kinh tế của Đảng
và Nhà nớc mà mục đích của nó là bồi dỡng sức dân, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất cho toàn dân, trớc hết là những ngời lao động. Bớc vào cách
mạng xã hội chủ nghĩa thì đờng lối, chính sách kinh tế này đợc tiếp tục và phát
triển toàn diện trong điều kiện mới.
Về mặt văn hoá - xã hội, ngay trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam do Ngời sáng lập đã chủ trơng xây dựng
nền văn hoá mới, xây dựng xã hội mới trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đi vào chủ nghĩa xã hội tiền đề này đợc tiếp nối và giải quyết đầy đủ trong giai
đoạn cách mạng triệt để nhất ở nớc ta.
3. Chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội
a. Chủ nghĩa xã hội là bớc phát triển tất yếu của độc lập dân tộc

25


×