Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG BẢO VỆ HÒA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 25 trang )

PHIẾU MÔ TẢ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
1. Tên dự án dạy học.
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG BẢO VỆ HÒA BÌNH
(Lĩnh vực: Khoa học xã hội )

2. Mục tiêu dạy học
Sau khi học xong bài học sinh cần nắm được:
Kiến thức: Hiểu được thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình.
Kĩ năng : - Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình,
chống chiến tranh. Biết sống hòa bình, thân thiện trong cuộc sống hàng ngày.
Biết thể hiện tình yêu hòa bình mọi nơi, mọi lúc.
- Có kỹ năng phân tích, đánh giá những quan niệm thái độ, cách ứng xử
khác nhau liên quan đến vấn đề về hòa bình, chiến tranh.
- Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhằm góp phần bảo vệ hòa
bình.
Thái độ: - Ghét chiến tranh, yêu hòa bình. Ủng hộ, học tập nhưng việc
làm yêu hòa bình.
- Có thái độ tôn trọng, bảo vệ và việc làm giữ gìn hòa bình.
- Biết phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu hòa bình trong
cuộc sống, trân trọng và học tập những việc làm yêu hòa bình và những biểu
hiện sống hòa bình.
* Môn lịch sử: Giúp học sinh nhớ lại và vận dụng các kiến thức lịch sử về
chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai, về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mỹ ở Việt Nam đã học trong chương trình lịch sử lớp 8, lớp 9 để giải quyết các
câu hỏi trong bài. Từ đó thấy được sự tàn khốc, hủy diệt của chiến tranh và giá
trị của một nền hòa bình. Rèn cho học sinh kỹ năng biết vận dụng kiến thức vào
thực tế biết phân tích đánh giá sự kiện lịch sử phục vụ bài học. Hình thành cho
học sinh ý thức thái độ tích cực, yêu hoà bình, ghét chiến tranh.
* Môn âm nhạc: Học sinh nhớ lại ca từ, giai điệu của bài hát “ “Chúng
em cần bầu trời hòa bình” đã được học trong chương trình âm nhạc lớp 7, với


nội dung thể hiện khát vọng hòa bình của bài hát. Từ đó thấy được một trong
những việc làm bảo vệ hòa bình là yêu thích và hát bài hát về hòa bình. Giúp
học sinh biết cách sống hòa bình và thể hiện lòng yêu hòa bình.
* Môn Ngữ văn: Thông qua văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa
bình” bằng những luận cứ và luận chứng rõ ràng, thuyết phục mà nhà văn Mác
Két đã đưa ra về nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới sẽ xảy ra và đó sẽ là một
cuộc chiến tranh hạt nhân, chiến tranh hủy diệt. Từ đó giúp học sinh thấy được
sự cần thiết của việc bảo vệ hòa bình và toàn nhân loại hãy chung tay nỗ lực
bảo vệ hòa bình. Nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của bài học.
* Môn địa lí: Bằng kiến thức địa lí các châu lục đã học ở kì II lớp 7 và kì
I lớp 8, học sinh sẽ xác đinh được các điểm nóng về chiến tranh, xung đột trên
thế giới hiện nay ở nước nào? tập chung chủ yếu ở châu lục nào trên thế giới?
Từ đó thấy được tình hình chiến tranh xung đột vẫn đang xảy ra và ngày càng
1


lan rộng, ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ khắp toàn cầu. Vì vậy cần ngăn
chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình một cách bền vững.
* Môn mỹ thuật: Bằng những kiến thức Mỹ thuật vẽ theo đề tài đã học
trong môn mỹ thuật lớp 6, 7, 8 học sinh có thể vận dụng để thực hiện bài tập vẽ
cây hòa bình và những bức tranh tuyên truyền bảo vệ hòa bình theo sự sáng tạo
và năng khiếu của bản thân thể hiện được nội dung bài học. Tổng hợp kiến thức
của bài học, đồng thời biết vận dụng kiến thức và kỹ năng mỹ thuật của mình để
tham gia vào hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với lứa tuổi.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Số lượng: 30 học sinh
- Số lớp thực hiện: 1 lớp.
- Học sinh khối 9
4. Ý nghĩa của bài học
- Trong tình hình thế giới còn xảy ra chiến tranh xung đột trên khắp các

châu lục như hiện nay. Nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bên
cạnh đó trong khi tình hình chủ quyền biển đảo của nước ta đang bị đe dọa và
vấn đề hòa bình của đất nước là vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay thì việc giáo
dục lòng yêu hòa bình và những việc làm bảo vệ hòa bình cho học sinh, chủ
nhân tương lai của đất nước là rất cần thiết.
Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học
sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh mâu thuẫn,
kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học hiện nay đáng báo động. Việc
giáo dục lòng yêu hòa bình, kỹ năng sống hòa bình, đoàn kết và thân ái cho học
sinh càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Từ đó cho ta thấy vai trò quan trọng
của bài học.
Với bài “ Bảo vệ hòa bình” việc dạy học theo hướng tích hợp các bộ môn
lịch sử, âm nhạc, ngữ văn, địa lí, mỹ thuật giúp học sinh tích cực chủ động, trở
thành chủ thể của hoạt động học tập . Các em sẽ phấn khởi, hào hứng nắm bài
một cách hiệu quả, giờ học trở nên nhẹ nhàng hấp dẫn. Rèn được các kỹ năng,
đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập và trong thực tiễn, nâng
cao khả năng tổng hợp phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề cho học sinh.
Đồng thời, hình thành thái độ rõ ràng, tích cực. Từ đó có sự chuyển biến tốt
trong hoạt động học tập và rèn luyện của các em, học sinh biết xây dựng mối
quan hệ bạn bè thân thiện, nhân ái, vị tha.
5. Thiết bị dạy học
+ Giáo viên:
Thiết bị, phương tiện dạy học:
- Máy chiếu.
- Giấy khổ to, bút dạ, tranh vẽ
Nguồn tư liệu, học liệu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên môn giáo dục công dân lớp 9
- Tranh ảnh, , sự kiện về vấn đề chiến tranh và bảo vệ hòa bình.
- Bài tập trắc nghiệm. Phiếu học tập của học sinh.
- Tài liệu sách báo, tạp chí nói về chiến tranh và bảo vệ hòa bình.

2


- Sách giáo khoa lịch sử lớp 8 và 9
- Sách giáo khoa âm nhạc lớp 7.
- Sách giáo khoa ngữ văn 9
- Sách giáo khoa địa lí lớp 7, và 8
- Sách giáo khoa môn mỹ thuật các lớp 6,7,8.
+ Học sinh: - Học bài cũ
- Đọc và nghiên cứu trước bài mới
- Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
- Chuẩn bị màu vẽ, giấy khổ lớn.
- Phiếu học tập.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Để giới thiệu đưa học sinh vào bài học bằng cách đưa 2 hình ảnh của cuộc
chiến tranh thế giới sau:

GV yêu cầu học sinh quan sát và đọc chú thích.
? Những hình ảnh trên gợi cho em nhớ đến những cuộc chiến tranh lớn nào của
nhân loại mà em đã học ở chương trình lịch sử 8? (hai hình ảnh trong cuộc chiến
tranh thế giới thứ nhất và thứ hai)
Các em ạ! Nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới tàn
khốc gây bao đau thương bất hạnh và mất mát. Vì vậy mỗi chúng ta càng thấu
hiểu giá trị của hòa bình. Để có được một nền hòa bình và hạnh phúc, toàn nhân
loại cần có ý thức chống chiến tranh, kiên quyết bảo vệ hòa bình. Đây chính là
nội dung của bài học hôm nay.
3



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

GV yêu cầu HS đọc phần thông tin và I . ĐẶT VẤN ĐỀ
quan sát ảnh để trả lời câu hỏi
Kiến thức môn lịch sử
GV: Em cho biết hai cuộc chiến tranh thế
giới thứ nhất và thứ hai nổ ra năm nào?
?Bằng kiến thức lịch sử đã học ở kì II lớp
8 các em sẽ nhớ lại và trả lời đúng được
năm nổ ra 2 cuộc chiến tranh thế giới đó
là:
Chiến tranh thế giới I( 1914- 1918) Chiến
tranh thế giới II ( 1939 - 19145)
? Em cho biết hậu quả của cuộc chiến
tranh thế giới thứ nhất và thứ hai?
GV : Cho hs trực quan tranh không có
chú thích

? Em có biết đây là hình ảnh gì
không?
( Một góc của nước nga bị tàn phá sau
chiến tranh) tôi ghi nhận và đưa chú thích
cho hình ảnh.
Nhằm mục đích cho học sinh thấy chiến
tranh không chỉ gây ra cái chết đau
thương cho hàng chục triệu người mà còn
tàn phá cơ sở vật chất, của cải của nhân
4



loại.
?Em hãy kể một sự kiện tàn phá nước
Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai?
(là sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống
Hirosima và Nagasaki của Nhật bản tháng
8 năm 1945.)
GV cho HS trực quan hình ảnh trên máy
chiếu đưa các hình ảnh về sự tàn phá, hủy
diệt của bom nguyên tử đối với 2 thành
phố của nước Nhật, và hình ảnh những
nạn nhân của bom nguyên tử ở Nhật để
học sinh quan sát:

Những nạn nhân của chất độc màu da cam

Em có nhận xét gì về hậu quả của
cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?
về cuộc sống của trẻ em trong chiến
tranh?
? Qua phần đặt vấn đề em rút ra bài học Bài học: Sự tàn khốc của chiến
tranh, gây hậu quả nghiêm trọng
gì?
cho đời sống con người. Sự cần
thiết ngăn chặn chiến tranh bảo vệ
hòa bình.
GV: Cho hs trực quan ảnh trên màn hình
5


II. NỘI DUNG BÀI HỌC


GV: Em có nhận xét gì về các bức tranh
trên?
(Bức tranh 1: Lễ kí kết hiệp định Pa ri)
(Bức tranh 2: Lòng yêu Hòa Bình của
nhân dân trên thế giới)
GV: Ý nghĩa quan trọng của hội nghị đàm
phán kí kết hiệp định pa ri 27/1/1973 là
cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt
chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Lòng yêu hòa bình của nhân dân trên
toàn thế giới những việc làm đó đã giúp
đẩy lùi chiến tranh.
1.Hòa bình : Là không có chiến
tranh, hay xung đột vũ trang là mối
quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình
đẳng giữa các quốc gia – dân tộc, là
khát vọng của nhân loại.

? Em hãy cho biết hoà bình là gì?

6


Kiến thức môn âm nhạc
?Ở bộ môn âm nhạc lớp 7 các em đã
học bài hát nào về khát vọng hòa bình ?
(Bài hát: “ Chúng em cần bầu trời hòa

bình của Nhạc sĩ Hoàng Lân, Hoàng
Long.)
Nội dung bài hát thể hiện điều gì?
(Thể hiện khát vọng hòa bình của thanh
thiếu niên Việt nam.)
GV khái quát :
Với giai điệu vui tươi khỏe khoắn
nhạc sĩ đã truyền tải khát vọng hòa bình
của thanh thiếu niên Việt Nam đến với
mọi người và toàn thế giới. Đây cũng
chính là một việc làm bảo vệ hòa bình.
GV: Mời học sinh hát bài hát?
HS hát dưới lớp vỗ tay theo lời bài hát.
Kiến thức môn văn học
?Trong chương trình ngữ văn lớp 9
các em đã được học tác phẩm nào nói về
hòa bình?
(văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới
hòa bình” của nhà văn Mácket )
GV: Cho hs trực quan hình ảnh.

? Qua văn bản “ Đấu tranh cho một thế
7


giới hòa bình em cho biết nhà văn Mác
két viết văn bản này với mục đích gì?
( Mục đích của văn bản mà nhà văn Mác
két đã viết là kêu gọi toàn nhân loại phải
chống chiến tranh, kiên quyết bảo vệ hòa

2. Bảo vệ hòa bình
bình.)
Giữ gìn cuộc sống bình yên; dùng
? Em hiểu thế nào là bảo vệ hòa bình?
thương lượng đàm phán để giải
quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa
các dân tộc, tôn giáo, quốc gia,
không dể xảy ra chiến tranh hay
xung đột vũ trang.
GV: Phân biệt chiến tranh phi nghĩa và
chiến tranh chính nghĩa.
Chiến tranh
chính nghĩa
Là đấu tranh đòi
quyền và lợi ích
chính đáng cho
con người.

Chiến tranh phi
nghĩa
Là cuộc chiến
không mang lại lợi
ích cho nhân dân
mà chỉ đem lại
tang thương, mất
mát về người và
của.

Kiến thức môn địa lý
?Em hãy kể tên một số quốc gia hay

khu vực hiện đang xảy ra chiến tranh,
xung đột hiện nay mà em biết?
GV cho trực quan bảng hệ thống 11
điểm nóng về chiến tranh, xung đột trên
thế giới hiện nay để học sinh quan sát,
theo dõi:

8

3. Tại sao phải bảo vệ hòa bình.


Qua bảng hệ thống trên em cho biết
tình trạng chiến tranh xung đột xảy ra chủ
yếu ở khu vực nào trên thế giới?
(Khu vực nổ ra chiến tranh xung đột
nhiều nhất đó là Châu Á)
GV : Cho hs trực quan lược đồ khu vực
Trung Đông để học sinh quan sát và nhận
diện tên các nước xảy ra xung đột và
chiến tranh kéo dài suốt từ năm 1999 đến
hiện nay như I Rắc; I Ran; Apganixitan;
Pakixitan….

- Ở nhiều nơi trên thế giới vẫn đang
9


xảy ra chiến tranh, xung đột vũ
trang. Vì vậy ngăn chặn chiến tranh

bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của
các quốc gia, các dân tộc và toàn
nhân loại. Ý thức bảo vệ hòa bình
và lòng yêu hòa bình thể hiện ở mọi
lúc mọi nơi, trong mối quan hệ giao
tiếp hàng ngày.

? Vì sao phải bảo vên Hòa Bình?

4. Trách nhiệm của công dân
Xây dựng mối quan hệ tôn trọng
Bằng suy nghĩ của mình em cho biết bình đẳng thân thiện giữa người với
công dân cần phải có trách nhiệm gì đối người. Thiết lập mối quan hệ hữu
nghị, hợp tác giữa các dân tộc, quốc
với việc bảo về hòa bình?
gia trên thế giới.
Là H/S em sẽ làm gì để thể hiện lòng
yêu hoà bình và bảo vệ hoà bình?
(Tích cực học tập, tham gia đầy đủ, nhiệt
tình các hoạt động vì hào bình, chống
chiến tranh do nhà trường, lớp địa phương
tổ chức…)
III. Bài tập
Bài 1
GV : Cho học sinh trực quan trên máy
chiếu
GV : Em hãy nhận biết các hành vi thể a. Biết lắng nghe ý kiến của người
khác.
hiện lòng yêu hòa bình?
b. Biết thừa nhận khuyết điểm của

mình .
c. Dùng vũ lực để giải quyết các
mâu thuẫn cá nhân.
d. Học hỏi những điều hay của
người khác.
đ..Bắt mọi người phải phục tùng
mọi ý muốn của mình .
e. Tôn trọng nền văn hóa của các
dân tộc,quốc gia khác.
g. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc
h. Giao lưu với thanh niên, thiếu
10


niên quốc tế.
i. Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và
nhân dân các vùng có chiến tranh.

Tình huống
Sau bài học “Bảo vệ hoà bình”
Hoa có suy nghĩ: “Trong chiến tranh thì
việc chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình là
việc làm quan trọng và cần thiết còn trong
thời kì hội nhập quốc tế hiện nay thì
nhiệm vụ đó không còn quan trọng nữa
mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tập
trung vào việc phát triển kinh tế”.

Bài 2 :


- Em có đồng tình với suy nghĩ của Không đồng ý với ý kiến của Hoa.
Hoa không? Vì sao?
- Nếu gặp trường hợp như vậy thì - Vì: Ngày nay, các thế lực phản
em sẽ nói với bạn điều gì?
động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu
phá hoại hòa bình, gây chiến tranh
tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy
ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa
bình là trách nhiệm của tất cả các
quốc gia, các dân tộc và của toàn
nhân loại.
- Em sẽ giải thích với Hoa rằng:
Phát triển kinh tế để nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân là vô cùng quan trọng nhưng
chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh
giác để giữ vững nền hoà bình hiện
có và tích cực tham gia các hoạt
động chống chiến tranh, bảo vệ hoà
bình vì cuộc sống bình yên của
nhân loại.

Kiến thức môn mĩ thuật
“Hãy vẽ một cây Hòa bình với các bộ
phận rễ, thân, cành, lá, hoa, quả. Trên
thân cây đó ghi chữ hòa bình, ở mỗi rễ
cây ghi một hoạt động cần làm hoặc một
hành vi giao tiếp, ứng xử hằng ngày cần
thực hiện để bảo vệ hòa bình. Hoa và quả
cây ghi những điều tốt đẹp mà hòa bình

mang lại cho cuộc sống con người”?
11


Củng cố
- Em hãy cho biết “ Khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam” để thể hiên lòng yêu hòa
bình em sẽ làm gì ?
- Làm các bài tập còn lại.
Dặn dò
- Mỗi tổ vẽ một bức tranh về chủ đề: “ Bảo vệ hòa bình” giờ sau 3 tổ nộp, cô
giáo chấm điểm.
- Học thuộc bài, nắm vững nội dung đã bài học,
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Khi kết thúc tiết học tôi thấy các em đa số nắm được bài, hiểu bài vận dụng kiến
thức để làm bài kiểm tra.
8. Các sản phẩm của học sinh:
* Sau khi kết thúc , tôi thấy học sinh đã nắm bắt được những kiến thức cơ
bản về nội dung bài học, vận dụng và liên hệ thực tế, sắm vai được tình huống.
Từ kết quả học tập của các em, tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn
vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối
với học sinh.
Trên đây là bài dạy liên môn thử nghiệm của tôi, rất mong được sự ủng hộ,
đóng góp của các quý thầy, cô giáo lão thành, bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn
thiện hơn.
12


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vị Xuyên ngày 22-12-2016


Tác giả : Lê Thị Thảo

13


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

GV yêu cầu HS đọc phần thông tin và I . ĐẶT VẤN ĐỀ
quan sát ảnh để trả lời câu hỏi
Kiến thức môn lịch sử
GV: Em cho biết hai cuộc chiến tranh thế
giới thứ nhất và thứ hai nổ ra năm nào?
?Bằng kiến thức lịch sử đã học ở kì II
lớp 8 các em sẽ nhớ lại và trả lời đúng
được năm nổ ra 2 cuộc chiến tranh thế
giới đó là:
Chiến tranh thế giới I( 1914- 1918)
Chiến tranh thế giới II ( 1939 - 19145)
? Em cho biết hậu quả của cuộc chiến
tranh thế giới thứ nhất và thứ hai?
GV : Cho hs trực quan tranh không có
chú thích

? Em có biết đây là hình ảnh gì
không?
( Một góc của nước nga bị tàn phá sau
chiến tranh) tôi ghi nhận và đưa chú

thích cho hình ảnh.
Nhằm mục đích cho học sinh thấy chiến
tranh không chỉ gây ra cái chết đau
14


thương cho hàng chục triệu người mà
còn tàn phá cơ sở vật chất, của cải của
nhân loại.
?Em hãy kể một sự kiện tàn phá nước
Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai?
(là sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử
xuống Hirosima và Nagasaki của Nhật
bản tháng 8 năm 1945.)
GV cho HS trực quan hình ảnh trên máy
chiếu đưa các hình ảnh về sự tàn phá,
hủy diệt của bom nguyên tử đối với 2
thành phố của nước Nhật, và hình ảnh
những nạn nhân của bom nguyên tử ở
Nhật để học sinh quan sát:

Những nạn nhân của chất độc màu da cam

Em có nhận xét gì về hậu quả của
cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?
về cuộc sống của trẻ em trong chiến
tranh?
? Qua phần đặt vấn đề em rút ra bài học Bài học: Sự tàn khốc của chiến
tranh, gây hậu quả nghiêm trọng
gì?

cho đời sống con người. Sự cần
thiết ngăn chặn chiến tranh bảo vệ
hòa bình.
15


GV: Cho hs trực quan ảnh trên màn hình

GV: Em có nhận xét gì về các bức tranh
trên?
(Bức tranh 1: Lễ kí kết hiệp định Pa ri)
(Bức tranh 2: Lòng yêu Hòa Bình của
nhân dân trên thế giới)
GV: Ý nghĩa quan trọng của hội nghị
đàm phán kí kết hiệp định pa ri
27/1/1973 là cuộc đàm phán dài nhất để
chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở
Việt Nam.
Lòng yêu hòa bình của nhân dân trên
toàn thế giới những việc làm của lòng
yêu chuộng hòa bình đó đã giúp đẩy lùi
chiến tranh.
? Em hãy cho biết hoà bình là gì?
16

II. NỘI DUNG BÀI HỌC


1.Hòa bình : Là không có chiến
tranh, hay xung đột vũ trang là

mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng,
bình đẳng giữa các quốc gia –
dân tộc, là khát vọng của nhân
loại.
Kiến thức môn âm nhạc
?Ở bộ môn âm nhạc lớp 7 các em đã
học bài hát nào về khát vọng hòa bình ?
(Bài hát: “ Chúng em cần bầu trời hòa
bình của Nhạc sĩ Hoàng Lân, Hoàng
Long.)
Nội dung bài hát thể hiện điều gì?
(Thể hiện khát vọng hòa bình của thanh
thiếu niên Việt nam.)
GV khái quát :
Với giai điệu vui tươi khỏe khoắn
nhạc sĩ đã truyền tải khát vọng hòa bình
của thanh thiếu niên Việt Nam đến với
mọi người và toàn thế giới. Đây cũng
chính là một việc làm bảo vệ hòa bình.
GV: Mời học sinh hát bài hát?
HS hát dưới lớp vỗ tay theo lời bài hát
Kiến thức môn văn học
?Trong chương trình ngữ văn lớp 9
các em đã được học tác phẩm nào nói về
hòa bình?
(văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới
hòa bình” của nhà văn Mácket )
GV: Cho hs trực quan hình ảnh.

17



? Qua văn bản “ Đấu tranh cho một
thế giới hòa bình em cho biết nhà văn
Mác két viết văn bản này với mục đích
gì?
( Mục đích của văn bản mà nhà văn Mác
két đã viết là kêu gọi toàn nhân loại phải
chống chiến tranh, kiên quyết bảo vệ hòa
bình.)

Giữ gìn cuộc sống bình yên;
dùng thương lượng đàm phán để
giải quyết các mâu thuẫn, xung đột
giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc
gia, không dể xảy ra chiến tranh
hay xung đột vũ trang.

? Em hiểu thế nào là bảo vệ hòa bình?

GV: Phân biệt chiến tranh phi nghĩa và
chiến tranh chính nghĩa.
Chiến tranh
chính nghĩa
Là đấu tranh đòi
quyền và lợi ích
chính đáng cho
con người.

2. Bảo vệ hòa bình


Chiến tranh phi
nghĩa
Là cuộc chiến
không mang lại lợi
ích cho nhân dân
mà chỉ đem lại
tang thương, mất
18


mát về người và
của.

3. Tại sao phải bảo vệ hòa bình.

Kiến thức môn địa lý
?Em hãy kể tên một số quốc gia hay
khu vực hiện đang xảy ra chiến tranh,
xung đột hiện nay mà em biết?
GV cho trực quan bảng hệ thống
11 điểm nóng về chiến tranh, xung đột
trên thế giới hiện nay để học sinh quan
sát, theo dõi:

Qua bảng hệ thống trên em cho
biết tình trạng chiến tranh xung đột xảy
ra chủ yếu ở khu vực nào trên thế giới?
(Khu vực nổ ra chiến tranh xung đột
nhiều nhất đó là Châu Á)

GV : Cho hs trực quan lược đồ khu vực
Trung Đông để học sinh quan sát và
nhận diện tên các nước xảy ra xung đột
và chiến tranh kéo dài suốt từ năm 1999
đến hiện nay như I Rắc; I Ran;
Apganixitan; Pakixitan….

19


? Vì sao phải bảo vên Hòa Bình?
- Ở nhiều nơi trên thế giới vẫn
đang xảy ra chiến tranh, xung đột
vũ trang. Vì vậy ngăn chặn chiến
tranh bảo vệ hoà bình là trách
nhiệm của các quốc gia, các dân
tộc và toàn nhân loại. Ý thức bảo
vệ hòa bình và lòng yêu hòa bình
thể hiện ở mọi lúc mọi nơi, trong
mối quan hệ giao tiếp hàng ngày.
Bằng suy nghĩ của mình em cho biết 4. Trách nhiệm của công dân
công dân cần phải có trách nhiệm gì đối Xây dựng mối quan hệ tôn trọng
với việc bảo về hòa bình?
bình đẳng thân thiện giữa người
với người. Thiết lập mối quan hệ
hữu nghị, hợp tác giữa các dân
Là H/S em sẽ làm gì để thể hiện lòng tộc, quốc gia trên thế giới.
yêu hoà bình và bảo vệ hoà bình?
(Tích cực học tập, tham gia đầy đủ, nhiệt
tình các hoạt động vì hào bình, chống

chiến tranh do nhà trường, lớp địa
phương tổ chức…)
Kiến thức môn mĩ thuật
“Hãy vẽ một cây Hòa bình với các bộ
phận rễ, thân, cành, lá, hoa, quả. Trên
thân cây đó ghi chữ hòa bình, ở mỗi rễ
cây ghi một hoạt động cần làm hoặc một
hành vi giao tiếp, ứng xử hằng ngày cần
20


thực hiện để bảo vệ hòa bình. Hoa và quả
cây ghi những điều tốt đẹp mà hòa bình
mang lại cho cuộc sống con người”?

21


“Hãy vẽ một cây Hòa bình với các bộ phận rễ, thân, cành, lá, hoa, quả. Trên
thân cây đó ghi chữ hòa bình, ở mỗi rễ cây ghi một hoạt động cần làm hoặc
một hành vi giao tiếp, ứng xử hằng ngày cần thực hiện để bảo vệ hòa bình.
Hoa và quả cây ghi những điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại cho cuộc sống
con người”? Với câu hỏi trên, các nhóm học sinh sẽ vận dụng kiến thức của bộ
môn Mỹ thuật để vẽ và nhanh chóng hoàn thành tranh của nhóm mình.
- Từng nhóm lên giới thiệu cây của nhóm mình. Giáo viên đưa hình ảnh
cây đã vẽ lên màn hình để học sinh theo dõi đối chiếu.

- Cả lớp nhận xét bầu chọn ra nhóm vẽ cây hòa bình đúng, đầy đủ, đẹp và
sáng tạo nhất.
Tôi: Ghi nhận kết quả của các nhóm và rút kinh nghiệm cho học sinh.

Tôi yêu cầu học sinh vẽ cây hòa bình cũng chính là hệ thống lại kiến thức
bài học và ghi nhớ kiến thức chính cho học sinh. Cây hòa bình trong hoạt động
này đóng vai trò như một bản đồ tư duy để các em dễ học, dễ nhớ và có tác động
tốt đến kỹ năng, thái độ và ý thức của các em, nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao.
Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà
Yêu cầu: Học sinh tích cực học và nắm kiến thức tốt, rèn luyện được kỹ
năng thực hành đó là vận dụng được kiến thức đã học và bằng hiểu biết thực tế
22


để phân tích, đánh giá giải quyết được các vấn đề thực tiễn. Có ý thức thực hành
rèn luyện sống hòa bình.
Phương pháp: Động não, làm việc Nhóm, liên môn ngữ văn và mỹ thuật
Khi hướng dẫn về nhà tôi đưa các câu hỏi sau lên màn hình:
Đồng thời tôi phát câu hỏi trên cho mỗi nhóm:
Nhóm 1: Hiện nay trên thế giới tình trạng chiến tranh xung đột vũ trang
vẫn đang xảy ra ở nhiều khu vực. Ngòi nổ của chiến tranh đang âm ỉ, đặt nhân
loại bên miệng hố của một cuộc chiến tranh. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Trách nhiệm của bản thân em đối với việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình?
Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn
khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta?
Nhận xét về cách ứng xử của Việt Nam? Trách nhiệm của bản thân em?
Nhóm 3: Vẽ tranh theo chủ đề: “ Vì hòa bình”?
Với 3 câu hỏi trên mỗi nhóm học sinh sẽ vận dụng kiến thức của bài học,
kết hợp với kỹ năng làm văn nghị luận giải thích trong môn ngữ văn của lớp 7
và kiến thức vẽ theo chủ đề trong môn Mỹ thuật để giải quyết.
Sau khi đưa câu hỏi cho các nhóm Tôi hướng dẫn các em sử dụng các
kiến thức và kỹ năng đã học trong môn ngữ văn, địa lia, lịch sử và mỹ thuật để
làm bài.
* Như vậy tiến trình dạy bài học theo hướng tích hợp tôi đã thực hiện

theo 7 hoạt động trên. Trong mỗi hoạt động tôi sử dụng các phương pháp
khác nhau theo đặc trưng của môn học trong đó có phương pháp liên môn
theo nhiều hình thức đã mô tả để phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

5 điểm nóng xung đột thế giới 2017: Rơi vào kẻ yếu?
(Bình luận quân sự) - Tạp chí Mỹ National Interest vừa đưa ra dự đoán về việc những nơi nào trên
thế giới có thể phát sinh cuộc xung đột vũ trang mới vào năm 2017.

23





Thế chiến 3, chiến tranh Nga-Mỹ bùng phát từ xung đột Syria?
Trump vào Nhà Trắng, xung đột Trung-Mỹ trên Biển Đông?

Tờ tạp chí “Lợi ích Quốc gia” của Mỹ (The National Interest, được gọi tắt là NI) đã đăng tải
bài phân tích của phó giáo sư Trường ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson (Mỹ)
Robert Farley, nhận định về những khu vực có khả năng kích hoạt Thế chiến 3 trong năm
2017.
Trong bài viết, ông Farley đã liệt kê hàng loạt những "điểm nóng" nguy hiểm trên thế giới có
thể dẫn đến cuộc xung đột vũ trang mới. Trong số này, thật đáng ngạc nhiên là nguy cơ xung
đột trực tiếp Trung-Mỹ trên Biển Đông hoặc biển Hoa Đông lại không đượt xếp vào một
trong 5 nguy cơ tiềm năng.
Xung đột nhiều bên ở Bán đảo Triều Tiên
Trước hết, theo tác giả, vẫn hiện hữu nguy cơ cao của cuộc đụng độ quân sự trên bán đảo
Triều Tiên. Điều này xuất phát chủ yếu từ việc Bình Nhưỡng tiếp tục theo đuổi chương trình
hạt nhân, chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa, bất chấp khó khăn về kinh tế và bị cấm vận.
Tuy nhiên, nguy cơ xung đột trên bán đảo Triều Tiên không chỉ xuất phát từ nguyên nhân

Triều Tiên tiếp tục củng cố khả năng hạt nhân và tên lửa của mình, mà nó còn gắn với những
bất ổn do cuộc khủng hoảng chính trị hiện đang diễn ra ở Hàn Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói, thách thức lớn nhất với chính quyền Trump chính là
chính sách với Bình Nhưỡng. Nó còn liên quan tới việc Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn còn đang
ở trong tình trạng chiến tranh (chưa ký Hiệp định đình chiến).
Xung đột trên bán đảo Triều Tiên có thể xảy ra theo nhiều kịch bản, có thể là Mỹ tấn công
phủ đầu nhằm ngăn Bình Nhưỡng đạt được tiến bộ trong việc chế tạo vũ khí hoặc Triều Tiên
nghi ngờ Mỹ tấn công mình và ra tay trước, hay chế độ Kim Jong-un tự sụp đổ, gây ra tình
trạng hỗn loạn.
Nếu chiến tranh nổ ra theo kịch bản thứ nhất và thứ 2, nó có thể phát triển theo con đường
giống như Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, đồng nghĩa với việc kéo theo Trung Quốc, Nga
và thậm chí cả Nhật Bản vào vòng xoáy xung đột.

Có nhiều chuyên gia dự đoán về xung đột Nga-Mỹ liên quan đến vấn đề Syria

24


Đụng độ Nga-Mỹ vì nội chiến Syria
Một "điểm nóng" nữa là cuộc nội chiến đang bao trùm Syria. Theo NI, cục diện cuộc đấu ở
Syria đang đến hồi quyết liệt nhất giữa chính quyền Assad được Nga hậu thuẫn và các tổ chức
khủng bố, phiến quân đối lập được Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia… ủng hộ và nuôi dưỡng.
Chiến thắng gần đây của Quân đội Syria ở thành phố chiến lược phía Bắc là Aleppo đã báo
hiệu kết cục đang dần nghiêng về phe Nga và Syria đã mở đường để chính quyền Tổng thống
Syria Bashar al-Assad đưa cuộc nội chiến sang một giai đoạn mới.
Mặc dù Mỹ từ chối can thiệp quân sự vào Aleppo để cứu phiến quân cho thấy chính quyền
Obama duy trì lập trường không thách thức Nga và trong tương lai, tân Tổng thống Mỹ
Donald Trump cũng không có lý do để đối đầu với Nga nhưng Mỹ không thể bỏ rơi phiến
quân Syria.
Trước sự áp đảo của quân đội Syria, Mỹ và đồng minh sẽ tiếp tục phải tăng cường hỗ trợ vũ

khí mạnh cho phiến quân và trực tiếp tiến hành các vụ không kích. Trong thời gian tới lực
lượng không quân Mỹ và Nga vẫn tiếp tục hoạt động gần nhau với mật độ tăng thêm.
Do đó, không thể loại trừ khả năng bùng phát đụng độ giữa các lực lượng vũ trang Nga và
Hoa Kỳ, do sai sót trong những đòn không kích nhầm vào nhau hoặc Mỹ công khai cung cấp
vũ khí phòng không cho phiến quân để chúng bắn rơi máy bay Nga.
Xung đột biên giới Pakistan - Ấn Độ
NI nhận định, ngoài khả năng tiềm tàng từ cuộc nội chiến Syria, còn thêm một "ổ mầm bệnh
xung đột" tiềm tàng tại khu vực châu Á là tranh chấp biên giới giữa Pakistan với Ấn Độ.

25


×