Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BÀI GIẢNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 22 trang )

Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học:
VẬN SUNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ DẠY LỊCH SỬ 9 - TIẾT 14BÀI 12:
“ NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC
CÁCH MẠNG KHOA HỌC- KĨ THUẬT”.
- Lĩnh vực: Khoa học xã hội
2. Mục tiêu dạy học :
2.1. Kiến thức
Giúp HS nắm được :
Nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc
cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai của loài người (từ 1945 đến nay). Bộ mặt
thế giới đã thay đổi rất nhiều bởi sự phát triển như vũ bão của khoa học - kĩ thuật hơn
nửa thế kỷ qua.
+ Tích hợp: Nguồn gốc, thành tựu, ý nghĩa tác dụng của cách mạng KH-KT.
2.2. Kĩ năng
Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy, tổng hợp, phân tích so sánh, liên hệ
những kiến thức đã học với thực tế.
Học sinh có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Toán học, Vật lý,
Sinh học, Hóa học, Công nghệ (Kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi), Địa lý, Tiếng Anh,
Mỹ thuật… để giải quyết các vấn đề bài học đề ra.
2.3. Thái độ
Thông qua những kiến thức trong bài, HS cần xác định rõ ý chí vươn lên không
ngừng, cố gắng phân đấu không mệt mỏi để tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ
thuật mới, sự phát triển trí tuệ không có giới hạn của con người sẽ phục vụ cuộc sống
đòi hỏi ngày càng cao của chính con người.
Từ đó HS nhận thức được, cần phải cố gắng, chăm chỉ học tập, có ý chí và hoài
bão vươn lên bởi vì hiện nay XH đang đòi hỏi nguồn nhân lực lao động có chất lượng
cao, nắm được những tri thức mới về khoa học - kĩ thuật để phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
- Tích hợp: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, đấu tranh chống việc sử dụng


thành tự KH-KT vào chiến tranh, phá hủy môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân
dân.
3. Đối tƣợng dạy học của bài học :
- Học sinh lớp 9AB trường PTDT Nội Trú- Vị Xuyên- Hà Giang.
- Số lượng: 59 em
- Số lớp thực hiện: 02
- Đặc điểm : Số lượng HS mỗi lớp vừa phải, HS hăng hái, nhiệt tình, nhiều em
Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

1


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017
thuộc các CLB HSG khối 9 các môn học… Nhiều em có khả năng sử dụng máy vi
tính, khai thác Internet hiệu quả, khả năng Ngoại ngữ (Tiếng Anh) khá…
4. Ý nghĩa của bài học:
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai của loài người bắt đầu từ năm
1945, hiện nay đang phát triển như vũ bão, làm cho bộ mặt thế giới có nhiều thay đổi.
Cuộc cách mạng này, bắt đầu từ nhu cầu ngày càng cao của con người, lao
động giản đơn không đáp ứng được. Mặt khác, do nạn bùng nổ dân số, tài nguyên
thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và nhu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại cần có những
vũ khí mới, thông tin liên lạc mới. Cho nên con người đã tiến hành cuộc cách mạng
khoa học - kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu từ năm 1945, nơi khởi đầu cuộc cách
mạng này là Mĩ và nó nhanh chóng lan ra khắp thế giới.
Qua bài học, HS sẽ nắm được nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa
lịch sử và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai của loài người
(từ 1945 đến nay). Bộ mặt thế giới đã thay đổi rất nhiều bời sự phát triển như vũ bão
của khoa học - kĩ thuật hơn nửa thế kỷ qua.
Thông qua những kiến thức trong bài, HS cần xác định rõ ý chí vươn lên không
ngừng, cố gắng phân đấu không mệt mỏi để tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ

thuật mới, sự phát triển trí tuệ không có giới hạn của con người sẽ phục vụ cuộc sống
đòi hỏi ngày càng cao của chính con người.
Từ đó HS nhận thức được, cần phải cố gắng, chăm chỉ học tập, có ý chí và hoài
bão vươn lên bởi vì hiện nay XH đang đòi hỏi nguồn nhân lực lao động có chất lượng
cao, nắm được những tri thức mới về khoa học - kĩ thuật để phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Đặc biệt, các em có cơ hội ôn tập, thể hiện các kiến thức đã học ở các môn học
như Toán học, Vật lý, Sinh học, Hóa học, Công nghệ (Kỹ thuật trồng trọt và chăn
nuôi), Địa lý, Tiếng Anh, Mỹ thuật… đề giải quyết các yêu cầu của bài học.
5. Thiết bị dạy học, học liệu :
* Giáo viên:
- Các thiết bị và đồ dùng dạy học:
+ Máy vi tính, máy chiếu projector,
+ Tranh ảnh về thành tựu khoa học- kĩ thuật lần thứ hai.
+ Phiếu học tập.
+ Bút dạ
- Nguồn tƣ liệu, học liệu chủ yếu:
+ Sách Giáo khoa môn Lịch sử 9 (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2013).
+ Một số sách tham khảo về lĩnh vực sinh học, địa lí, toán học, GDCD,
…đặc biệt các Website Khoa học - Công nghệ trên Internet, các chương trình trình truyền hình về
Khoa học - Công nghệ của Đài Truyền hình Việt Nam…
+ Tư liệu lịch sử, truyện kể về các nhà khoa học.
2
Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017
* Học sinh:
- Học bài cũ; Đọc và chuẩn bị bài mới.
- Vở ghi, SGK, SBT, sách tham khảo các môn: Toán, Sinh học, địa lí, GDCD.

- Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học :
+ Giáo viên và học sinh sử dụng Internet để sưu tầm tư liệu : Các bài viết, phim tư liệu,
tranh ảnh liên quan đến bài học…
GV định hướng cho HS: Do khối lượng thông tin lịch sử trên mạng Internet rất lớn,
nên việc khai thác, sưu tầm tư liệu lịch sử phải hướng tới nội dung cơ bản nhất, điển
hình nhất, bản chất nhất, theo mục đích toàn diện của chương trình. .
- Cần giữ đúng yêu cầu tiến hành bài học lịch sử (bài truyền thụ kiến thức mới,
bài ôn tập, kiểm tra, hoạt động ngoại khoá) và luôn chú ý phát huy tính tích cực của
HS trong giờ học có sử dụng thành tựu CNTT, làm cho học sinh tham gia vào quá
trình học tâp, chức năng chủ “khám thị”.
+ Trong giờ học, giáo viên kết hợp ghi bảng (Vẽ bản đồ tư duy) và sử dụng hợp lí các thiết
bị CNTT.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em hãy trình bày về Hội nghị I-an-ta và những quyết định của Hội nghị
.Hệ quả của Hội nghị I-an-ta?
Câu 2: Em hãy nêu những xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
2.Giới thiệu bài mới:
* GV giới thiệu bài:
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai của loài người bắt đầu từ năm
1945, hiện nay đang phát triển như vũ bão, làm cho bộ mặt thế giới có nhiều thay đổi.
Cuộc cách mạng này, bắt đầu từ nhu cầu ngày càng cao của con người, lao động
giản đơn không đáp ứng được. Mặt khác, do nạn bùng nổ dân số, tài nguyên thiên
nhiên ngày càng cạn kiệt và nhu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại cần có những vũ
khí mới, thông tin liên lạc mới. Cho nên con người đã tiến hành cuộc cách mạng khoa
học - kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu từ năm 1945, nơi khởi đầu cuộc cách mạng này là
Mĩ và nó nhanh chóng lan ra khắp thế giới.
Hoạt động 1:
I.Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
- GV mời 1 hs đọc đoạn in nghiêng đầu bài SGK /48 và nêu câu hỏi:

H: Nguồn gốc nào dẫn đến cách mạng khoa học-kĩ thuật?
- HS trả lời theo nội dung SGK.
- GV nhận xét và chốt ý cho HS nắm: Nhu cầu của con người, dân số tăng…
H: Quốc gia nào là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng Khoa học-kĩ thuật?
- HS: Mĩ là nước khởi đầu.
- GV chia 4 nhóm HS, giao nhiệm vụ, yêu cầu HS thảo luận 5’:
Nhóm 1: Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học cơ bản của cuộc cách
Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

3


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017
mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai của loài người?
Nhóm 2: Nêu những thành tựu về công cụ sản xuất mới và nguồn năng lượng
mới?
Nhóm 3: Kể tên những vật liệu mới con người đã sáng tạo ra trong công cuộc
cách mạng khoa học - kĩ thuật lần này? Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp
đã đạt được những thành tựu nào?
Nhóm 4: Trình bày những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải –
thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ?
- HS nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm 5’.
- Hết thời gian, GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1. Khoa học cơ bản:
Nhóm 1: Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học cơ bản của cuộc cách
mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai của loài người?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức mục 1:
+ Có những phát minh to lớn đánh dấu bƣớc nhảy vọt trong Toán, Lý,

Hoá, Sinh học.
- Đã ứng dụng vào sản xuất phục vụ cuộc sống.
+ 3/1997 nhân tạo đƣợc con Cừu bằng phƣơng pháp sinh sản vô tính
+ 6/2000 tiến sĩ CôLin công bố “Bản đồ gen ngƣời”.
- GV chiếu một số hình ảnh về thành tựu khoa học cơ bản:
- HS quan sát.

́ cừu Dolly

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

4


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017

Tháng 6-2000, các nhà khoa học đã công bố Bản đồ gen người,
bản đồ này đượcc giải mã vào tháng 4-2003.
* Tích hợp môn sinh học:
- GV chiếu câu hỏi:
H: Dựa vào kiến thức môn sinh học, em hãy cho biết sự thành công của phương
pháp sinh sản vô tính và bản đồ gen người có ảnh hưởng không tốt như thế nào trong
cuộc sống con người?
H: Việc hoàn thành “Bản đồ gen người” có ý nghĩa như thế nào?
- HS dựa vào kiến thức môn sinh học, suy nghĩ, trả lời.
* Liên hệ ở Việt Nam
- GV chiếu câu hỏi:
H: Ở Việt Nam có những tiến bộ nào trong lĩnh vực khoa học cơ bản mà em
biết?
- HS dựa suy nghĩ, trả lời.

- GV cung cấp kiến thức cho HS: Lĩnh vực sinh học:
1. Bệnh viện Từ Dũ- Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bệnh viện Bà mẹ trẻ em- Hà Nội.
-> Các bệnh viện này đã tiến hành thụ thai nhân tạo và cấy ghép phôi thành
công từ nhiều năm nay.
* Tích hợp môn toán học:
H: Em hãy cho biết ai là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương
Fields vào năm 2010?
- HS quan sát, dựa vào kiến thức môn sinh học, suy nghĩ, trả lời.
- GV chiếu hình ảnh và giới thiệu về nhà toán học Ngô Bảo Châu…

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

5


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017

Nhà toán học Ngô Bảo Châu là ngƣời Việt Nam đầu tiên giành đƣợc Huy chƣơng
Fields vào năm 2010.
2. Công cụ sản xuất:
Nhóm 2: Nêu những thành tựu về công cụ sản xuất mới?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức mục 2:
+ Quan trọng nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ
thống máy tự động.
+ Tháng 3/2002 ngƣời Nhật sử dụng cỗ máy tính lớn nhất thế giới giải
đƣợc 35000 tỷ phép tính/ giây để nghiên cứu sự nóng lên của trái đất và thảm
họa thiên tai.
- GV chiếu một số hình ảnh liên quan đến nội dung kiến thức.

- HS quan sát.

Máy tính

Máy tự động

Hệ thống máy tự động

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

6


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017

Máy rút tiền tự động

Máy tính mô phỏng thế giới ở Nhật Bản( ESC)

Ngƣời máy A-si-mô
H: So với trước đây, công cụ sản xuất mới có những tiến bộ như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV bổ sung thêm:
Các nhà khoa học còn tạo ra các Rô-bốt - “người máy” đảm nhận những công
việc con người không đảm nhận được: lặn sâu xuống đáy biển (6-7km), làm việc
trong các nhà máy điện nguyên tử,..
3. Năng lượng mới:
Nhóm 2: Trình bày những nguồn năng lượng mới?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
7

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức mục 3:
+ Năng lƣợng thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, con ngƣời đã tìm ra những
nguồn năng lƣợng mới: năng lƣợng nguyên tử, mặt trời, gió, thuỷ triều.
- GV chiếu một số hình ảnh giới thiệu cho HS xem hình các hình ảnh về các
nguồn năng lượng mới, giới thiệu hình 25, Nhật Bản đã sử dụng năng lượng mặt trời
rất phổ biến.
- HS quan sát.

Năng lƣơ ̣ng nguyên tƣ̉

Năng lƣơ ̣ng gió

Năng lƣơ ̣ng mă ̣t trời

Năng lƣơ ̣ng điạ nhiêṭ

Năng lƣơ ̣ng thủy triều

Một phòng giặt ở Canađa
hoạt động nhờ năng lƣợng mặt trời
8
Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017


Máy bay sử dụng năng lƣợng điện mặt trời
* Tích hợp môn địa lí:
H: Dựa vào kiến thức địa lí, em hãy cho biết ở Việt Nam đã khai thác những
nguồn năng lượng mới nào để phục vụ đời sống con người?
H: Các công trình thủy điện thường được xây dựng ở đâu? Các nhà máy đó,
ngoài cung cấp nguồn điện còn có tác dụng gì?
- GV chốt và liên hệ đến một số nhà máy thủy điện Sông Đà- Vị Xuyên –Hà
Giang…

Hà Nội sắp có nhà máy điện gió 120 triệu

USDThuỷ điện Sơn La

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

9


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017

Năm tua-bin gió ở Bình Thuận

Nhà máy thủy điện Ya li

4. Vật liệu mới:
Nhóm 3: Kể tên những vật liệu mới con người đã sáng tạo ra trong công cuộc
cách mạng khoa học - kĩ thuật lần này? Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp
đã đạt được những thành tựu nào?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức mục 4:

+ Chất dẻo Pôlime quan trọng hàng đầu trong cuộc sống và trong công
nghiệp.
+ Các loại vật liệu nhân tạo không ngừng gia tăng đến 1982 có 335.000 loại
- GV chiếu một số hình ảnh liên quan đến nội dung kiến thức và giới thiệu cho
HS xem.
- HS quan sát.

Tiền Polime

Vâ ̣t liêụ Nano có đô ̣ bền và đô ̣ cƣ́ng cao

- GV bổ sung thêm:
Gần đây người ta chế ra chất tê-phơ-tông làm chất cách điện rất tốt, không
cháy, không thấm nước, đốt nóng 350°C hay làm lạnh âm 200°C mà vẫn không vịêc
gì.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

10


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017
5. Cách mạng xanh:
H: Thế nào là “cách mạng xanh” trong nông nghiệp? Hãy nêu những thành
tựu của cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp?
- HS suy nghĩ, trả lời; GV chốt kiến thức mục 5:
- Tạo ra đƣợc những giống cây trồng mới, con giống mới, năng suất cao.
- Giải quyết đƣợc vấn đề lƣơng thực cho nhiều quốc gia.
- GV chiếu một số hình ảnh về thành tựu khoa học cơ bản:
- HS quan sát.


Cấy ghép các giống cây trồng.

Hệ thống tƣới nƣớc tự động.

Trồng trọt theo phƣơng pháp sinh học.

Máy bay phun thuốc trừ sâu.

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

11


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017
- GV liên hệ đến cuộc cách mạng ở Việt Nam:
+ Năm 1988 nước ta nhập 45 vạn tấn gạo.
Năm 1989 ta đã xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo (đứng hàng thứ ba sau Thái Lan
và Mĩ).
+ Hiện nay nước ta đứng thứ hai sau Thái Lan về hàng xuất khẩu gạo.
6. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc:
Nhóm 4: Trình bày những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức mục 6:
+ Con ngƣời đã đạt đƣợc những thành tựu “thần kỳ”.
+ Máy bay siêu âm khổng lồ
+ Tàu hoả tốc độ cao
+ Phƣơng tiện thông tin liên lạc hiện đại phát sóng qua vệ tinh.
- GV chiếu một số hình ảnh về thành tựu khoa học cơ bản:
- HS quan sát.
- GV chiếu một số hình ảnh liên quan đến nội dung kiến thức.


Tàu hỏa cao tốc

Máy siêu âm khổng lồ

Máy bay tàng hình
Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

12


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017
7. Chinh phục vũ trụ:
Nhóm 4: Trình bày những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực thông tin liên lạc và
chinh phục vũ trụ?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức mục 7:
- Đạt đƣợc nhiều thành tựu kỳ diệu.
+ 1957 phóng vệ tinh nhân tạo.
+ 1961 con ngƣời bay vào vũ trụ.
+ 1969 đặt chân lên mặt trăng.
- GV chiếu một số hình ảnh về thành tựu khoa học cơ bản:
- HS quan sát.

Vệ tinh nhân tạo Sputnik
của Liên Xô 1957

12-4-1961 - Yuri Gagarin hoàn thành
chuyến bay vòng quanh trái đất.


Neil Armstrong
Tàu vũ trụ Phƣơng Động
GV mở rộng: Việt Nam đã có người bay vào vũ trụ (Phạm Tuân) và có vệ tinh
nhân tạo.
- GV cho HS thảo luận nhóm( bàn) - thời gian 3 phút:
H: So sánh Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay với cuộc Cách mạng
công nghiệp thế kỉ XIX (còn gọi là cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất)?
13
Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017
GV gợi ý HS so sánh hai cuộc cách mạng kĩ thuật trên các phương diện như
phạm vi, nội dung chủ yếu, đặc điểm nổi bật…
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chiếu nội dung thảo luận, nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Cách mạng công nghiệp
thế kỉ XIX

Cuộc cách mạng KH – KT
từ năm 1945 đến nay

Phạm vi

Lĩnh vực kĩ thuật

Rộng lớn, trên nhiều lĩnh vực

Nội dung chủ
yếu


Cơ khí hóa

Tự động hóa cao độ

Phát minh bắt nguồn từ kĩ
thuật

Khoa học là lực lượng sản
xuất trực tiếp. Phát minh kĩ
thuật bắt nguồn từ nghiên cứu
khoa học

Đặc điểm nổi
bật

Hoạt động 2:
II. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
1.Ý nghĩa:
- GV yêu cầu HS đọc mục II SGK và nêu câu hỏi:
H: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động
như thế nào đối với cuộc sống con người ?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung.
- GV chốt kiến thức:
+ Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đánh dấu sự tiến hoá của nền văn
minh nhân loại.
+ Tạo ra sự thay đổi to lớn trong cuộc sống con ngƣời.
+ Tạo ra bƣớc nhảy vọt chƣa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động.
+ Thay đổi mức sống và chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời.
+ Đƣa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cƣ.

- GV minh hoạ thêm:
Mốc trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người như: phát minh ra lửa - 50
vạn năm TCN; đòn bẩy – mặt phẳng nghiêng - 5000 năm TCN; máy hơi nước - 1784
; nhà máy điện đầu tiên – 1884; chất đồng vị phóng xạ - 1934; lò phản ứng nguyên tử
- 1942 ; …
Chỉ trong vòng 20 năm (1970 - 1990), sản xuất thế giới tăng 2 lần, ngang với
2000 lần khối lượng của vật chất sản xuất ra trong 230 năm của thời đại công nghiệp
(1740 - 1970).
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần này đưa loài người bước sang nền văn
minh thứ ba - “văn minh hậu công nghiệp” hay còn gọi là “văn minh trí tuệ”. Nền văn
minh này đang xuất hiện những ngành khoa học mũi nhọn: tin học, sinh học phân tử,
Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

14


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017
đại dương học, kĩ thuật hạt nhân, sinh thái học, khoa học vũ trụ,...
Cuộc cách mạng công nghiệp này đã nâng năng suất lao động lên hàng triệu lần, trong
nền văn minh mới, lao động trí tuệ là phổ biến, giảm lao động cơ bắp.
- GV chiếu một số hình ảnh minh họa.

Cuộc sống của con ngƣời đƣợc cải thiện.
2. Tác động:
H: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật có tác động như thế nào đối với cuộc
sống con người ?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung.
- GV chốt kiến thức:
+ Chế tạo ra nhiều loại vũ khí phƣơng tiện quân sự có sức tàn phá, huỷ
diệt cuộc sống.

+ Ô nhiễm môi trƣờng nặng nề, xuất hiện nhiều bệnh hiểm nghèo.
GV: Hiện nay con người phải đối đầu với nhiều thảm hoạ: Tai nạn giao thông
tai nạn nghề nghiệp, ...
- GV chiếu một số hình ảnh minh họa.
- HS quan sát.
Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

15


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017

Quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Na – ga – sa – ki tạo ra một cột
khói khổng lồ cao 18 km.

Quả bom nguyên tử mang tên “Little Boy”
Mỹ thả xuống Hiroshima
ném

Thành phố Na – ga – sa – ki sau ngày

-

Nhiễm phóng xạ nguyên tử

Nạn nhân chất độc màu da cam

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

16



Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017

Ô nhiễm môi trƣờng

Tai nạn giao thông

* Tích hợp môn sinh học và GDCD:
H: Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai ảnh hưởng gì đến sự sống nhân
loại và sinh vật trên trái đất?
H: Em có thái độ gì đối với nước gây chiến tranh?
H: Với tiêu cực trên là vấn đề cấp bách, chúng ta có hành động gì?
- HS trả lời, nhận xét bổ sung.
- GV chốt kiến thức:
3.Củng cố:
H: Em hãy nêu những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật và những hạn chế của
việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất (ô nhiễm môi trường, tai nạn lao
động, tai nạn giao thông, bệnh hiểm nghèo, vũ khí huỷ diệt).
- HS trình bày sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung bài học đã chuẩn bị ở nhà.
- GV chốt kiến thức bài học theo sơ đồ tư duy.
H: Trong thời đại cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay, là học sinh, em có
suy nghĩ gì để có thể phục vụ đất nước?
4. Dặn dò:
- Học bài cũ, làm các bài tập trong VBT; Chuẩn bị Bài 13 – TỔNG KẾT LỊCH
SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY.

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

17



Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017
7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:
Giáo viên kiểm tra việc nắm vững kiến thức của học sinh thông qua việc thực hiện
các Phiếu bài tập sau :
PHIẾU BÀI TẬP
Số 1: Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ
thuật lần thứ hai của loài người?
STT
LĨNH VỰC
1 Khoa học cơ bản
2

Công cụ sản xuẩt

3

Năng lượng mới

4

Vật liệu mới

5

“ Cách mạng xanh”

6


Giao thông vận tải và
thông tin liên lạc
Chinh phục vũ trụ

7

THÀNH TỰU

Số 2: So sánh Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện nay với cuộc Cách mạng
công nghiệp thế kỉ XIX (còn gọi là cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất)?
Cách mạng công nghiệp
thế kỉ XIX

Cuộc cách mạng KH – KT
từ năm 1945 đến nay

Phạm vi

Nội dung chủ yếu

Đặc điểm nổi bật

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

18


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017
Số 3: Đánh dấu X vào một trong hai cột bên phải về cuộc cách mạng khoa học
- kĩ thuật lần hai cho phù hợp với nội dung sau trong bảng sau:

Nội dung

Tích cực Hạn chế

1. Thực hiện bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và
năng suất lao động.
2. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức
tàn phá và hủy diệt sự sống.
3. Ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ… và cả những
“bãi rác” trong vũ trụ.
4. Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống cho con
người với những hàng hóa và tiện nghi sinh hoạt mới.
5. Đem đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư trong lao
động nông nghiệp, công nghiệp.
6. Việc nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai
nạn giao thông tăng nhanh.
7. Nhiều dịch bệnh mới xuất hiện.
8. Dân cư trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng, nhất là
ở các nước phát triển cao.
9. Nhiều vấn đề về đạo đức xã hội bị thay đổi và vấn đề an
ninh đe dọa cuộc sống con người.
8. Các sản phẩm của học sinh :
Kết quả bài học như sau:
Thang điểm
Điểm 6
Số lượng( tổng số 59
HS)
09

Điểm 7


Điểm 8

Điểm 9

15

17

18

Từ kết quả học tập của các em, tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn
vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với
học sinh. Cụ thể là hồ sơ dạy học của chúng tôi thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn
19
Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017
Lịch sử lớp 9, năm học 2015 - 2016 đã đạt được kết quả rất khả quan. Chúng tôi đang
thực hiện tiếp hồ sơ dạy học này vào năm học 2017 - 2017 đối với học sinh lớp 9 và
sẽ nghiên cứu tiếp các hồ sơ dạy học đối với những môn học khác. Giúp các em học
sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại
với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện
những hồ sơ dạy học này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi
kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn
Trên đây là hồ sơ dạy học của tôi, rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các
quý thầy, cô giáo lão thành, bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn hồ sơ dạy học
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vị Xuyên, ngày 21tháng 12 năm 2016
Tác giả: Nguyễn Thị Bình

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

20


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017

SƠ ĐỒ TƢ DUY
BÀI 12: “ NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC- KĨ THUẬT”.

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

21


Cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” - Năm học 2016-2017

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình- Trường PTDT Nội Trú Vị Xuyên- HG

22



×