Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bài Giảng Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Từ Sau Ngày 2-9-1945 Đến Trước Ngày 19-12-1946(Tiết 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.71 KB, 18 trang )

Phiếu thông tin về giáo viên dự thi
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi
Trường THPT Trà Bồng
Địa chỉ: Trà Sơn - Trà Bồng- Quảng Ngãi
Điện thoại: 0553865773
Email:
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Hà
Điện thoại: 0977768047 Email:


PHIẾU MÔ TẢ SẢN PHẨM DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên sản phẩm:
Bài giảng: Bài 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY
2-9-1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19-12-1946(tiết 1)
Tiết: 27

lịch sử: 12

2. Đặt vấn đề:
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học vào để
giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó
đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không
ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các
tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong
một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó.
Càng đặc biệt hơn là tích hợp về sự lãnh đạo của Đảng, của tư tưởng Hồ Chí Minh trong
thời kỳ chiến tranh cũng như hiện nay sẽ giúp các em có cái nhìn toàn diện về lịch sử
của dân tộc, càng biết quí trọng những gì mà cha ông ta đã để lại ngày nay.
Chính vì vậy mà tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn


lịch sử lớp 12.
3. Mục tiêu dạy học:
3. 1. Kiến thức:
- Hiểu được tình hình nước ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945- chính
quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Trình bày được dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa
ra được những biện pháp để giải quyết khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến:


bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về
tài chính.
3. 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện và một số vấn đề liên quan
đến sự kiện lịch sử quan trọng: tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 và
nhiệm vụ cấp bách của nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa.
- Có kỹ năng quan sát , mô tả, nhận xét tranh ảnh lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng liên hệ bản thân về những vấn đề được học.
3. 3. Thái độ:
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tich Hồ Chí Minh, niềm
tin vào tiền đồ của đất nước
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần hăng hái cách mạng, nhiệt tình
cách mạng.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: giáo dục công dân, Ngữ
văn, chính trị- xã hội…. để giải quyết các vấn đề dự án dạy học đặt ra
4. Đối tượng dạy học của dự án:
- Số lượng: 41 học sinh
- Khối lớp: 12
- Số lớp thực hiện:1
- Một đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án.
+ Dự án mà tôi thực hiện là một tiết lịch sử lớp 12 đồng thời giảng dạy luôn đối với học

sinh lớp 12 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
+ Các em là học sinh lớp 12 nên việc tiếp cận với kiến thức của chương trình THPT.
Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về
kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy.
5. Phương pháp nghiên cứu của dự án:


- Phương pháp động não, quan sát, phân tích.
- Thảo luận nhóm.
- Phương pháp gợi mở- vấn đáp
- Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy.
6. Ý nghĩa của dự án:
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo
trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
- Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được tình
cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” của nước ta sau cách mạng tháng Tám, nhưng với bản lĩnh
chính trị cùng sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng đứng đầu chủ tịch Hồ Chí Minh,
đã cùng với nhân dân vượt qua cơn hiểm nghèo.
+ Học sinh hiểu được niềm tin của nhân dân, ủng hộ của quần chúng nhân dân, tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng. Thấy được tinh thần đoàn kết một lòng chống các thế lực thù
địch, giải quyết nạn đói, nạn dốt, giải quyết khó khăn về tài chính, bảo vệ thành công
thành quả của cách mạng.
+ Vận dụng các kiến thức liên môn như văn học, giáo dục công dân, chính trị- xã hội và
biết giá trị của cuộc sống hòa bình tự do. Từ đó có ý thức đấu tranh bảo vệ nền hòa bình
văn minh nhân loại.
7. Thiết bị dạy học, tư liệu:
- Đồ dùng: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, lược đồ; phiếu bài tập
- Hỗ trợ CNTT: bài giảng powepoin sử dụng hình ảnh hổ trợ
+ Đưa ra các lệnh cho HS hoạt động, câu hỏi, bài tập
+ Đưa các Slide: ( sử dụng hình ảnh: bức tranh các thế lực thù địch chống phá, tranh

nhân dân đóng góp cho ngân sách nhà nước, sơ đồ tư duy…)


+ Đưa ra nội dung tham khảo ngoài SGK
- Học sinh:
+ Tìm tài liệu về bài vè “ bình dân học vụ”, ca dao, tục ngữ về bình dân học vụ
+ Vẽ sơ đồ tư duy
8. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
GV tích hợp các nội dung sau:
- Giới thiệu bài mới: GV tích hợp môn Văn: Cho HS nhận diện đoạn âm thanh Bác Hồ
đọc tuyên ngôn độc lập. Giúp HS thấy được ý nghĩa của bản tuyên ngôn độc lập.
- Mục I, 2: Tìm hiểu tình hình khó khăn nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945
+ GV tích hợp môn Văn: Tác phấm “Vợ Nhặt” nhà văn Kim Lân miêu tả cách chân thực
và thảm thiết về nạn đói 1945 có đoạn: « không buổi sáng nào người trong làng đi chợ,
đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên
mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người…. ».
+ GV tích hợp: Cho HS xem đoạn phim về nạn đói sau đó hỏi: sau khi xem xong đoạn
phim em có cảm nhận gì?
GV kết luận : Qua đoạn phim trên chúng ta nhìn thấy cảnh tượng vô cùng thương tâm
của đồng bào miền Bắc. Qua đó có sự đồng cảm, thương cảm sâu sắc với nhân dân. Qua
đoạn phim tố cáo tội ác của phát xít Nhật. Qua đó bồi dưỡng cho HS lòng căm thù giặc
sâu sắc.
-Mục II : Tìm hiểu bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn
dốt và khó khăn về tài chính.
1. Xây dựng chính quyền cách mạng :
- GV tích hợp chính trị : GV hỏi : Tổng tuyển cử (bầu cử) bầu Quốc hội. Sự kiện này
có ý nghĩa gì ?
GV nhận xét :



+ Đây là lần đầu tiên nhân dân được đi bầu cử. Điều này thể hiện quyền công dân, quyền
làm chủ đất nước=> nhân dân phấn khởi, tin tưởng tuyệt đối vào vai trò lãnh đạo của
Đảng.
+ Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của dân tộc, sức mạnh của dân tộc (trên dưới một
lòng vượt qua sự chống phá kẻ thù)
+ Nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
=> Thắng lợi cuộc tổng tuyển cử giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ của kẻ
thù. Hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đưa đất nước ta ngày càng phồn vinh, phát
triển toàn diện, nhân dân sống cảnh yên bình, hạnh phúc ấm no.
2. Giải quyết nạn đói:
-GV tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Người tiên phong thực hiện trước bằng
một hành động cụ thể: “ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi bữa một bơ, đem gạo đó cứu đói
cho dân nghèo”.
+ GV kết luận: Chúng ta thấy rằng đây chính là phong cách nêu gương của Bác. Qua việc
này thể hiện “nói đi đôi với làm”. Đây cũng chính là nội dung chuyên đề học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014: Nêu cao tinh thần trách nhiệm chống
chủ nghĩa cá nhân “nói đi đôi với làm”.
+ GV hỏi: Cho biết ngày nay truyền thống “ lá lành đùm lá rách” thể hiện như thế nào?
Cho ví dụ.
GV nhận xét: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày càng được phát huy như: ủng hộ
đồng bào miền Trung bị lũ lụt, mua tăm ủng hộ người mù, nhà nước quan tâm đến học
sinh diện hộ nghèo, dân tộc thiểu số được hổ trợ đi học....
=> Hiện nay chúng ta đang tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí
Minh thực hiện cần, kiệm, liêm, chính.
3. Giải quyết nạn dốt:
- GV tích hợp môn Văn: nhân dân sáng tạo bài vè “bình dân học vụ” giúp dễ học, dễ nhớ.
- "i, t (tờ), có móc cả hai.
- i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang;
- e,ê , l (lờ) cũng một loài.
- ê ðội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn;

- o tròn như quả trứng gà.
- ô thời ðội mũ, ơ thời thêm râu".
- Chữ a thêm cái móc câu bên mình


- GV tích hợp môn GDCD: Tháng 9-1945 nhân dịp khai trường HCM viết thư gửi cho học
trò Việt Nam. Thư có đoạn: “ non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
+ GV đặt câu hỏi: Hiện nay các em cần làm gì để thực hiện lời dạy của Bác?
+ GV kết luận: hiện nay đất nước chúng ta đang bước vào giai đoạn hội nhập với quốc tế,
tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy bản thân các em cần cố gắng
trong học tập, lao động, sự nổ lực của bản thân để đưa đất nước sánh vai cùng các cường
quốc năm châu.
4. Giải quyết khó khăn về tài chính:
GV cho HS quan sát tranh: “ Người dân đi góp tiền, hiện vật ủng hộ cho ngân khố quốc
gia đông như hội” GV hỏi: Quan sát tranh em nào có nhận xét gì?
+ GV tích hợp: Thông qua hình ảnh nhân dân hăng hái, sẵn sàng đóng góp tiền của, vàng
bạc của mình cho ngân sách quốc gia đông như ngày hội. Điều này chứng tỏ niềm tin
tuyệt đối vào Đảng, ủng hộ nhà nước, ủng hộ nền độc lập nước nhà. Nhà nước dựa vào
nhân dân để vượt qua khó khăn theo tư tưởng “lấy dân làm gốc” của chủ tịch Hồ Chí
Minh.
9. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:
-Hình thức kiểm tra:
+ Kiểm tra tự luận:
+ Thời gian 5 phút:
-Nội dung kiểm tra: câu hỏi: Trong tiết học hôm nay các em học được những gì về vai
trò lãnh đạo của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Kết quả học tập: 100% học sinh hiểu bài
10. Các sản phẩm của học sinh:

-Kết quả học tập của học sinh được thể hiện trong bài kiểm tra đánh giá gửi kèm.
11. Kết luận dự án:


Trong thực tế tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học
khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó
tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học
tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận
dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.


Giáo án:
TIẾT: 27
CHƯƠNG III: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
BÀI 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2-91945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19-12-1946 ( tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được tình hình nước ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945- chính
quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Trình bày được dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa
ra được những biện pháp để giải quyết khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến:
bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về
tài chính.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện và một số vấn đề liên quan
đến sự kiện lịch sử quan trọng: tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 và
nhiệm vụ cấp bách của nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa.
- Có kỹ năng quan sát, mô tả, nhận xét tranh ảnh lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng liên hệ bản thân về những vấn đề được học, kĩ năng tích hợp các
môn: Ngữ văn, GDCD, chính trị- xã hội vào học tập lịch sử.

3. Thái độ:
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, niềm
tin vào tiền đồ của đất nước
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần hăng hái cách mạng, nhiệt tình
cách mạng.


II. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực:
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Phương pháp gợi mở- vấn đáp
- Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy.
III. Chuẩn bị:
GV:
- Thông tin, tranh ảnh, videoclip về đoạn âm thanh Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, đoạn
phim về nạn đói.
- Tranh, ảnh: các thế lực thù địch chống phá, nhân dân quyên góp ủng hộ cho nhà nước,

- Phiếu câu hỏi, bài tập củng cố.
- Máy chiếu, đầu Projecter.
HS: - Tìm tài liệu về bài vè “ bình dân học vụ”, ca dao, tục ngữ về bình dân học vụ
-Vẽ sơ đồ tư duy
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Giới thiệu bài mới:
- GV mở cho học sinh nghe đoạn âm thanh Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập. GV đặt
câu hỏi: đoạn âm thanh trên nằm trong tác phẩm văn học nào?.
- GV đặt vấn đề: Đúng vậy đoạn âm thanh trên nằm trong tác phẩm “tuyên ngôn độc
lập” chương trình văn lớp 12. Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng

hòa. Tuy nhiên ngay vừa mới ra đời nước ta lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Vì
sao lại như vậy? Với bản lĩnh của mình chủ tịch Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng đã
cầm lái, chèo chống đưa con thuyền tổ quốc vượt qua cơn sóng gió như thế nào? Chúng
ta cùng tìm hiểu bài 17.
- GV ghi đề bài lên bảng
3. Tổ chức hoạt động dạy và học:


Các hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản cần nắm

Hoạt động 1 :Tìm hiểu thuận lợi, khó khăn I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH
nước ta sau cách mạng tháng Tám.
MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
- GV hỏi : Em cho biết những thuận lợi cơ
bản nước ta sau cách mạng tháng Tám ?
HS : trả lời, HS bổ sung. GV nhận xét :

1. Thuận lợi :
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa dần hình thành.
- Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào chế độ.
- Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu chủ tịch
Hồ Chí Minh.

- GV chuyển ý : Bên cạnh những thuận lợi
nước ta gặp rất nhiều khó khăn, đó là
những khó khăn nào tìm hiểu phần 2.
- GV trình bày : Các em biết rằng cách
mạng thành công, chính quyền mới ra đời

còn rất non trẻ, các thế lực thù địch muốn
chống phá. GV cho học sinh quan sát 2. Khó khăn
tranh và hỏi : Lúc này nước ta đối mặt với
- Sau cách mạng tháng Tám, nước ta gặp muôn
các thế lực thù địch nào ?
vàn khó khăn. Quân đội các nước dưới danh
HS quan sát trả lời.
nghĩa giải giáp quân Nhật lũ lượt kéo vào nước
ta.
- GV nhận xét, phân tích : nước ta bị bao
vây tứ phía, đối mặt với nhiều kẻ thù + Bắc vĩ tuyến 16: Gần 20 vạn quân Trung
chống phá.
Hoa Dân quốc và tay sai với danh nghĩa quân
Đồng minh tràn vào miền Bắc, gây khó khăn
+ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc : 20 vạn quân
cho chính quyền cách mạng.
Trung Hoa Dân Quốc cùng bọn tay sai.
+ Nam vĩ tuyến 16: Hơn 1 vạn quân Anh kéo
+ Vĩ tuyến 16 trở vào Nam : 1 vạn quân
vào giải giáp quân Nhật, tạo điều kiện cho
Anh, giúp đỡ Pháp trở lại xâm lược. Ngoài
Pháp trở lại xâm lược nước ta .
ra còn 6 vạn quân Nhật chờ ngày giải giáp.
- GV hỏi : Bên cạnh giặc ngoại xâm, nội
phản nước ta còn gặp những khó khăn
nào nữa ?
HS trả lời. GV nhận xét :
- GV tích hợp: Truyện ngắn « Vợ Nhặt »
của nhà văn Kim Lân miêu tả cách chân
thực và thảm thiết về nạn đói 1945 có



đoạn : « không buổi sáng nào người trong
làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba
bốn cái thây nằm còng queo bên đường.
Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác
- Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy
rưởi và mùi gây của xác người…. ».
chóng phá cách mạng.
Đề hiểu hơn về nạn đói GV cho học sinh
- Chính quyền cách mạng non trẻ, lực lượng vũ
xem đoạn phim về nạn đói năm 1945. GV
trang còn yếu.
hỏi : sau khi xem xong đoạn phim, em có
cảm nhận gì ?
- Hậu quả của nạn đói đầu năm 1945 vẫn còn
đe dọa
HS trả lời. GV nhận xét :
- Hơn 90% dân số mù chữ, tồn tại nhiều tệ nạn
+ Nhìn thấy cảnh tượng vô cùng thương
xã hội.
tâm của đồng bào miền Bắc, qua đó có sự
đồng cảm, thương cảm sâu sắc với nhân - Ngân quỹ nhà nước trống rỗng, lạm phát
dân.
tăng, ngoài ra quân Trung Hoa Dân quốc ép ta
dùng tiền (Quan Kim và Quốc Tệ), làm cho
+ Qua đoạn phim tố cáo tội ác của phát xít
tình hình tài chính thêm rối loạn.
Nhật. Qua đó bồi dưỡng cho HS lòng căm
thù giặc sâu sắc.

=> Đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân
treo sợi tóc”.
- GV phân tích thêm về tình hình văn hóa
xã hội, tài chính. Tất cả những khó khăn
trên đẩy nước ta vào tình thế “ngàn cân
treo sợi tóc”.
- GV chuyển ý : Như vậy sau cách mạng
tháng Tám thuận lợi thì ít mà khó khăn thì
gấp bội. Vậy chủ tịch Hồ Chí Minh cùng
trung ương Đảng đưa ra những biện pháp
gì để giải quyết những khó khăn đó chúng
ta cùng tìm hiểu phần II.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu những biện pháp
để giải quyết khó khăn. Qua đó thấy được
sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng.
- GV chia lớp làm 4 nhóm :
+ Nhóm 1 : Vẽ sơ đồ tư duy về biện pháp
xây dựng chính quyền cách mạng.
+ Nhóm 2 : Vẽ sơ đồ tư duy về biện pháp
giải quyết nạn đói.
+ Nhóm 3 : Vẽ sơ đồ tư duy về biện pháp


giải quyết nạn dốt.
+ Nhóm 4 : Vẽ sơ đồ tư duy về biện pháp
giải quyết khó khăn tài chính.
-HS làm việc theo nhóm, sau đó cử đại
diện trình bày kết quả làm việc của mình.
- GV đưa sơ đồ tư duy đã chuẩn bị sẵn để
so sánh và nhận xét phần trình bày các

nhóm. Sau đó cùng với HS phân tích từng
nhóm cụ thể :
* Nhóm 1 :
- GV nhận xét, phân tích : Ngày 6-1-1946
vượt qua hành động chống phá của kẻ thù
90% dân số cả nước đi bỏ phiếu, bầu được
333 đại biểu.
- GV hỏi : Tổng tuyển cử (bầu cử) bầu
Quốc hội. Sự kiện này có ý nghĩa gì ?

II. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH
QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI QUYẾT
NẠN ĐÓI, NẠN DỐT VÀ KHÓ KHĂN VỀ
TÀI CHÍNH
(Được thể hiện bằng sơ đồ tư duy ở hình
dưới)

- HS trả lời. HS khác bổ sung. GV nhận
xét, tích hợp :
+ Đây là lần đầu tiên nhân dân được đi
bầu cử. Điều này thể hiện quyền công dân,
quyền làm chủ đất nước=> nhân dân phấn
1. Xây dựng chính quyền cách mạng :
khởi, tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của
Đảng.
- Ngày 6 – 1 – 1946, hơn 90% cử tri đi bỏ
+ Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của phiếu Bầu cử Quốc hội đầu tiên, cả nước bầu
được 333 đại biểu. Sau đó bầu cử Hội đồng
dân tộc, sức mạnh của dân tộc (trên dưới
nhân dân các cấp.

một lòng vượt qua sự chống phá kẻ thù)
- Ngày 2 – 3 – 1946, Quốc hội họp phiên đầu
tiên đã thông qua danh sách Chính phủ liên
hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh
= > Thắng lợi cuộc tổng tuyển cử giáng đứng đầu và lập Ban dự thảo Hiến pháp.
một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ
của kẻ thù. Hiện nay dưới sự lãnh đạo của - Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
Đảng đã đưa đất nước ta ngày càng phồn Dân chủ Cộng hoà được thông qua ngày 9 – 11
vinh, phát triển toàn diện, nhân dân sống - 1946.
cảnh yên bình, hạnh phúc, ấm no.
+ Nâng cao uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế.


* Nhóm 2 :
- GV nhận xét, phân tích : Phát huy truyền
thống của dân tộc “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương”, “lá lành đùm lá rách”. Chủ tịch
Hồ Chí Minh kêu gọi “nhường cơm xẻ áo”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch nhân
dân lập “hủ gạo cứu đói”. Người tiên
phong thực hiện trước bằng một hành động
cụ thể: “ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi
bữa một bơ, đem gạo đó cứu đói cho dân
nghèo”.
- GV tích hợp: Chúng ta thấy rằng đây
chính là phong cách nêu gương của Bác.
Qua việc này thể hiện “nói đi đôi với làm”.
Đây cũng chính là nội dung chuyên đề học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh năm 2014: Nêu cao tinh thần trách
nhiệm chống chủ nghĩa cá nhân “nói đi đôi
với làm”.
- GV hỏi: Cho biết ngày nay truyền thống “
lá lành đùm lá rách” thể hiện như thế nào?
Cho ví dụ.
- HS trả lời. HS khác bổ sung. GV nhận xét,
tích hợp:
+ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày
càng được phát huy như: ủng hộ đồng bào
miền Trung bị lũ lụt, mua tăm ủng hộ người
mù, nhà nước quan tâm đến học sinh diện
hộ nghèo, dân tộc thiểu số được hổ trợ đi
học....
+ Hiện nay chúng ta đang tích cực học tập
và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí
Minh thực hiện cần, kiệm, liêm, chính.
* Nhóm 3:
- GV phân tích, tích hợp:
Hồ Chí Minh nói: “một dân tộc dốt là một

2. Giải quyết nạn đói
- Biện pháp cấp thời: Tổ chức quyên góp thóc
gạo, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ gạo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả
nước “Nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu
đói”, “Ngày đồng tâm”.
- Biện pháp lâu dài: Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu
gọi “Tăng gia sản xuất! tăng gia sản xuất
ngay! tăng gia sản xuất nữa!”; bãi bỏ thuế thân

và các thứ thuế vô lý khác, giảm tô,giảm
thuế....
* Kết quả: Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng
được phục hồi, nạn đói dần dần bị đẩy lùi.


dân tộc yếu”. Cho nên nạn dốt là một kẻ
thù cần tiêu diệt.
-GV tích hợp : nhân dân sáng tạo bài vè
“bình dân học vụ” giúp dễ học, dễ nhớ
. "i, t (tờ), có móc cả hai.
. i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang;
. e,ê , l (lờ) cũng một loài.
. ê ðội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn;
. o tròn như quả trứng gà.

3.Giải quyết nạn dốt

. ô thời ðội mũ, ơ thời thêm râu".

-Biện pháp trước mắt: Ngày 8 – 9 – 1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Nha
Bình dân học vụ.

. Chữ a thêm cái móc câu bên mình
- GV tích hợp : Tháng 9-1945 nhân dịp khai
trường HCM viết thư gửi cho học trò Việt
Nam. Thư có đoạn: “ non sông Việt Nam
có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt
Nam có bước tới đài vinh quang để sánh

vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công
học tập của các em”.

- Biện pháp lâu dài: khai giảng hệ thống
trường học. Nội dung, phương pháp đổi mới
theo tinh thần dân tộc dân chủ.
- Kết quả: xoá mù chữ hơn 2,5 triệu người.

- GV đặt câu hỏi: Hiện nay các em cần làm
gì để thực hiện lời dạy của Bác?
HS tự suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
GV kết luận: hiện nay đất nước chúng ta
đang bước vào giai đoạn hội nhập với quốc
tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Vì vậy bản thân các em cần cố
gắng trong học tập, lao động, sự nổ lực của
bản thân để đưa đất nước sánh vai cùng các
cường quốc năm châu.
* Nhóm 4:

4. Giải quyết khó khăn về tài chính.

- GV nhận xét: Kêu gọi tinh thần tự nguyện - Biện pháp trước mắt: Chính phủ kêu gọi nhân
đóng góp của nhân dân cả nước. Hưởng
dân tự nguyện đóng góp “Quỹ độc lập” và
ứng phong trào “tuần lễ vàng”, “quỹ độc


lập”.


phong trào “Tuần lễ vàng”.

-GV cho HS quan sát tranh: “ Người dân
đi góp tiền, hiện vật ủng hộ cho ngân khố
quốc gia đông như hội” GV hỏi: Quan sát
tranh em nào có nhận xét gì?

- Biện pháp lâu dài: Ngày 23 – 11 – 1946,
Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt
Nam.

HS trả lời. HS khác bồ sung.

- Kết quả: năm 1946 nhà nước căn bản cân
bằng thu chi.

+ GV nhận xét: Thông qua hình ảnh nhân
dân hăng hái, sẵn sàng đóng góp tiền của,
vàng bạc của mình cho ngân sách quốc gia
đông như ngày hội. Điều này thể hiện niềm
tin tuyệt đối vào Đảng, ủng hộ nhà nước,
ủng hộ nền độc lập nước nhà. Nhà nước
dựa vào nhân dân để vượt qua khó khăn
theo tư tưởng “lấy dân làm gốc” của chủ
tịch Hồ Chí Minh.
=> GV kết luận: Như vậy chỉ trong một
thời gian ngắn dưới sự lãnh đạo đúng đắn,
tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân

dân, niềm tin của nhân dân vào Đảng, đã
chèo chống đưa con thuyền tổ quốc vượt
qua những cơn sóng gió, an toàn đi đến bến * Ý nghĩa:
bờ hạnh phúc.
- Cách mạng nước ta vượt qua những khó
khăn, củng cố và tăng cường sức mạnh chính
quyền, Nhà nước làm cơ sở chống thù trong
giặc ngoài.
- Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, cổ
vũ, động viên nhân dân bảo vệ chính quyền,
bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được.


4. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố: Như vậy trong muôn vàn những khó khăn, thử thách nhưng dưới sự lãnh
đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh cách mạng nước ta vượt qua những khó khăn,
củng cố và tăng cường sức mạnh chính quyền, Nhà nước làm cơ sở chống thù trong giặc
ngoài. Điều này thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, cổ vũ, động viên nhân dân bảo vệ
chính quyền, bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được.
+ GV đưa câu hỏi trên giấy cho HS suy nghĩ trả lời trực tiếp trên giấy.
Câu hỏi: Trong tiết học hôm nay các em học được những gì về vai trò lãnh đạo của
Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời câu hỏi trong SGK, xem trước nội dung phần III.
V. Rút kinh nghiệm:




×