Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chuyên đề đổi mới phương pháp Phát triển kĩ năng giao tiếp qua tiết Giới thiệu ngữ liệu mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.11 KB, 16 trang )

-1-

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Phát triển kĩ năng giao tiếp qua tiết Giới thiệu ngữ liệu mới ”
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thạch Thảo
Nơi công tác: Trường THCS Nguyễn Huệ
Chương 1
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP
Qua một thời gian dài nghiên cứu việc đổi mới PPDH, bản thân nhận thấy
rằng việc giới thiệu ngữ liệu mới đóng một vai trị rất quan trọng trong việc rèn
luyện, ứng dụng ngơn ngữ của học sinh sau này. Nếu không làm tốt bước giới
thiệu ngữ liệu học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn với việc vận dụng những kiến
thức đã học vào các tình huống thực tế, nhưng để làm tốt được điều này địi hỏi
người giáo viên sẽ gặp khơng ít khó khăn.

2. MỤC TIÊU CỦA GIẢI PHÁP
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh giao tiếp; gắn liền với thực tế; làm cho
người học làm quen với kiến thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không áp
đặt; phát huy được tính chủ động trong các tiết học và vận dụng vào cuộc sống
một cách tự nhiên.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
a. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THCS Nguyễn Huệ
b. Phạm vi áp dụng: Học sinh THCS
c. Phương pháp nghiên cứu:
Đọc, nghiên cứu tài liệu.
Dự giờ đồng nghiệp.
Kiểm tra, đối chiếu, so sánh kết quả của học sinh.
Châu Đức, ngày 20 tháng 11 năm 2016


Người thực hiện
Nguyễn Thị Thạch Thảo


-2-

Chương 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP


-3-

Qua một thời gian trực tiếp đứng lớp, đồng hành cùng học sinh trong việc học
ngoại ngữ, cảm nhận được những khó khăn gặp phải của học sinh khi vận dụng
những kiến thức vào thực tế.
Nắm bắt được nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày.
Nắm bắt quan điểm của ngành trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực, tích hợp.
Bản thân nhận thấy rằng việc giới thiệu ngữ liệu mới đóng một vai trị rất
quan trọng trong việc rèn luyện, ứng dụng ngơn ngữ của học sinh sau này. Nếu
không làm tốt bước giới thiệu ngữ liệu học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn với
việc vận dụng những kiến thức đã học vào các tình huống thực tế, nhưng để làm
tốt được điều này địi hỏi người giáo viên sẽ gặp khơng ít khó khăn. Sau đây là
một số phương pháp giúp giáo viên dạy tốt phần này.

2. NỘI DUNG CỦA GIẢI PHÁP
Tên đề tài


Phát triển kĩ năng giao tiếp trong tiết Giới thiệu ngữ liệu mới”

Mục tiêu chung của giai đoạn giới thiệu ngữ liệu mới là làm cho học sinh
hiểu được nghĩa, cách phát âm và chính tả của từ và cấu trúc mới. Nói cách khác
việc giới thiệu phải đảm bảo làm rõ 3 yếu tố: hình thái, ngữ nghĩa và cách sử
dụng. Có thể tóm tắt việc giới tiệu ngữ liệu như sau:
chữ viết
Hình thái
(form)
Giới thiệu ngữ liệu

ngữ nghĩa

(presentation)

(meaning)

ngữ âm
ngữ pháp

Cách sử dụng
(use)

I.

Các biện pháp để giải quyết vấn đề.
1. Ngữ nghĩa và cách sử dụng:

Để làm tốt việc giới thiệu ngữ liệu theo yêu cầu đặt ra cần phân biệt 2 khái
niệm cơ bản: ngữ nghĩa và cách sử dụng.



-4-

Nghĩa của một từ hay một cấu trúc ngữ pháp và cách chúng được dùng như
thế nào là hai vấn đề khác biệt. Ví dụ có rất nhiều trường hợp, nếu tra từ điển có
thể hiểu dược nghĩa của từ dễ dàng song không phải như vậy là người học sẽ biết
được cách sử dụng từ đó. Cách sử dụng của một từ hay một cấu trúc ngữ pháp
phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, vào thói quen của người bản ngữ và các mối
quan hệ cùng với môi trường văn hóa và xã hội của họ. Cách sử dụng những ngữ
liệu này chỉ có thể được hiểu rõ khi chúng được giới thiệu trong ngữ cảnh, trong
đúng tình huống mà người bản ngữ đã sử dụng chúng. Với một cấu trúc ngữ
pháp cũng vậy, ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa sử dụng của cấu trúc không phải lúc
nào cũng trùng nhau. Nói một cách khác, một cấu trúc ngữ pháp sẽ có những ý
nghĩa chức năng ngơn ngữ khác nhau. Lấy thì hiện tại tiếp diễn trong Tiếng Anh
làm ví dụ. Ý nghĩa ngữ pháp của thì này là để chỉ một hành động đang diễn ra tại
thời điểm đang nói, nhưng lại được sử dụng khơng chỉ để miêu tả, bình luận
những gì đang diễn ra như bình luận bóng đá, thể thao, các sự kiện, mà cịn để
nói đến những dự định, kế hoạch hoặc một lời cảnh báo ngăn ngừa…
Có thể nói ngữ cảnh hay tình huống đóng một vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc làm ngữ nghĩa và ý nghĩa sử dụng của ngữ liệu. Như vậy công việc
chủ yếu của việc giới thiệu ngữ liệu là tạo dựng được ngữ cảnh hay tình huống
phù hợp cho ngữ liệu đó.
2. Tạo dựng ngữ cảnh, tình huống:
(Setting up contexts / situations)
Thầy giáo có thể tạo dựng ngữ cảnh hay tình huống để giới thiệu ngữ liệu
mới theo từng cách sau:
1. Sử dụng môi trường vật chất xung quanh
-


Lớp học: bàn ghế, thầy, trò, dụng cụ học tập…

-

Trường học: các phòng học, cầu thang, các phòng ban, thư viện, giáo
viên, các nhân viên trong trường, cột cờ, sân trường, vườn trường…

Ví dụ, ngồi việc sử dụng những CSVC trên để giới thiệu ngữ nghĩa, có thể
dùng chúng để giới thiệu các ý nghĩa ngữ pháp của giới từ, tính từ, liên từ, miêu
tả vị trí trường học, các phòng trong trường như thư viện to hay nhỏ, phòng giáo


-5-

viên to hơn hay nhỏ hơn thư viện; có mấy cầu thang trong trường; thư viện có
ln ln đơng đúc hay khơng, có nhiều sách hay ít sách; những ai hay làm việc
tại vườn trường v. v…
2. Sử dụng những tình huống thật trên lớp (live situations)

Những tình huống thật trên lớp như: phịng học có hai cửa sổ; Hai nghỉ học
ba ngày rồi; hôm cả lớp đi thăm viện bảo tàng; bạn Hùng hôm nay trông rất bảnh
bao; bạn Mai mới cắt tóc; cửa sổ cao quá bạn Liên khơng thể với tới được v.v…
đều có thể là những tình huống thật sinh động cho mục đích giới thiệu các cấu
trúc ngữ pháp tương tự như:
There is / are
Present perfect

There are two windows in our class.
Hai has been absent for three days.


Past tense

The whole class visited the museum yesterday.

Look + adj

Hung looks smart today.

Have sth. done
Too…to

Mai has just had her hair cut.
The window is too high for Liên to reach.

Những tình huống thật trong thực tế ln ln có sẵn và đa dạng để cho
chúng ta có thể khai thác một cách phong phú và sinh động.
3. Sử dụng thực tế đời sống gia đình, bạn bè của học sinh
Rất nhiều sự việc thực tế trong gia đình, bạn bè quen thuộc của học sinh có
thể được sử dụng làm ngữ cảnh cho việc giới thiệu ngữ liệu. Ví dụ như nghề
nghiệp của bồ mẹ; anh chị em; hoàn cảnh gia đìmh; sở thích; các họat động thể
thao, giải trí; bạn nào biết đánh đàn, bạn nào biết vẽ, bạn nào biết chơi gà, bạn
nào có người nhà là cầu thủ thể thao nổi tiếng, bác sĩ giỏi, mọt tài xế có tài… để
có thể khai thác một cách linh hoạt, muôn màu, muôn vẻ.
4. Sử dụng các câu chuyện có thật, các hiện tượng thực tế, phổ biến.
Những hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội, các câu chuyện có thật trong
đời sống hàng ngày của học sinh là nguồn ngữ cảnh phong phú vô tận cho giáo
viên sử dụng vào mục đích dạy học. Ví dụ, để giới thiệu các khái niệm lớn bé, to
nhỏ, cao thấp và cách so sánh tính từ, thầy giáo có thể đưa ngay những nhận định
thực tế như:



-6-

Ho Chi Minh city is bigger than Hanoi.
The post office is higher than the bank.
Hoan Kiem lake is smaller than the West lake.
5. Sử dụng các bảng biểu, bản đồ, bản tin, báo chí
Các bảng biểu như thời khóa biểu, thời gian biểu của học sinh, tờ lịch, lịch
làm việc, lịch bay hàng không, bảng giờ tàu chạy, bảng giờ mở cửa của các cửa
hàng, sơ đồ, biểu đồ, chỉ giá, bảng tin thời tiết, tin quảng cáo, tin thời sự, tin vặt
v.v. đều có thể khai thác để giới thiệu những khái niệm như thời gian, các hoạt
động trong ngày, thứ tự diễn biến các sự kiện, cách sử dụng thời thể, cách phối
hợp thời gian và nhiều vấn đề khác.
6. Lập tình huống và ngữ cảnh với sự hỗ trợ của giáo cụ trực quan và ngôn ngữ
đã học.
Có những ngữ liệu (ngữ pháp và từ vựng) khơng thể minh họa bằng những
tình huống thật hay việc thật, phải cần đến những tình huống giáo viên tự tạo.
Lúc này, giáo viên có thể phối hợp dùng giáo cụ trực quan hoặc ngơn ngữ có sẵn
của học sinh (kể cả tiếng mẹ đẻ) để tạo tình huống. Ví dụ, giới thiệu cấu trúc:
It takes + some amount of time + to do sth.
Thầy giáo có thể tạo một tình huống sau:
My brother is a quick cyclist.
His school is 10 km away from home.
(Thầy giáo viết lên bảng sơ đồ)
HOME--------------------10KM---------------------SCHOOL
He usually leaves home at 7 a.m and arrives at school at 7.15 a.m.
(Thầy giáo ghi thêm vào sơ đồ thời gian đi và thời gian đến)
HOME---------------------10KM---------------------SCHOOL
7 a.m


7.15 a.m

So, it takes him only 15 minutes to cycle 10 km.
7. Phối hợp các cách có thể.
Khi giới thiệu ngữ liệu mới, trong nhiều trường hợp một tình huống hay ngữ
cảnh khơng đủ làm rõ những ý nghĩa ngôn ngữ và ý nghĩa sử dụng của cấu trúc


-7-

ngữ pháp. Một phương pháp rất hữu hiệu là phối hợp các loại tình huống đã đề
cập ở trên để hỗ trợ lẫn nhau, kể cả việc sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách hợp lí.
* Điều cần lưu ý:
Một ngữ cảnh hay một tình huống tốt cho việc giới thiệu ngữ liệu cần phải
đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Làm rõ được ngữ nghĩa và cách dùng của ngữ nghĩa muốn giới thiệu;
- Phải lí thú, có nghĩa là ít nhất học sinh cũng thấy hứng thú muốn nghe,
muốn biết hoặc muốn đọc về nó;
- Đồng thời có thể sử dụng tình huống đó cho học sinh ứng dụng luyện tập
nhanh ngay sau đó.
3. Giới thiệu hình thái ngữ pháp mới;
(The Presentation of Form)
Ngoài việc dùng những ngữ cảnh để giới thiệu ngữ nghĩa và cách dùng,
người thầy cũng cần làm cho học sinh nắm được hình thái của cấu trúc, các quy
tắc ngữ pháp để học sinh có thể dễ dàng nắm được cấu trúc khái quát và hệ thống
hóa được những ngữ liệu đã học, từ đó có thể sử dụng ngữ liệu được dễ dàng. Ví
dụ, mục dạy của bài là cách thực hiện lời mời bằng tiếng Anh, thầy có thể giới
thiệu mẫu câu khái quát:
1
2

Would you like + verb
to
và làm rõ khả năng thay thế ở phần (2) sau to như sau:
go to the cinema?
Would you like to

have dinner with me tonight?
play tennis?

* Điều cần lưu ý:
- Công thức hay mẫu câu khái quát hóa các cấu trúc ngữ pháp rất có tác dụng
làm rõ hình thái ngữ pháp (form) của lời nói, song khơng thể qua đó làm rõ ngữ
nghĩa (meaning) hay cách sử dụng (use) của cấu trúc ngữ pháp đó.


-8-

- Ngược lại, việc nhấn mạnh cách dùng ngữ cảnh và tình huống để giới thiệu
ngữ nghĩa và cách sử dụng một cấu trúc ngữ pháp khơng có nghĩa là sẽ loại bỏ
các biện pháp làm rõ cách cấu tạo, hình thái của cấu trúc ngữ pháp đó.
- Ba yếu tố ngôn ngữ: form, meaning and use luôn luôn phải được giới thiệu
đồng thời, phối hợp và có tầm quan trọng ngang bằng nhau.
4. Kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh:
(Checking comprehension)
Sau khi thầy giáo đã tạo tình huống và làm rõ các ý nghĩa và cách sử dụng
ngữ liệu cần giới thiệu, điều cần phải thực hiện tiếp theo ở giai đoạn này là kiểm
tra mức độ tiếp thu của học sinh để thầy có thể bổ sung bài giảng kịp thời nếu
cần. Chỉ trên cơ sở đó việc luyện tập thực hành tiếp theo mới có hiệu quả.
Việc kiểm tra này thường được thực hiện thông qua một số bài tập thực hành
như:

-

Giáo viên đưa ra tình huống, học sinh đặt câu cho tình huống đó, sử dụng
mẫu câu mới vừa học.

-

Thực hiện một số bài tập lắp ghép.

-

Bài tập hỏi - trả lời (Comprehension questions, true / false questions)

-

Dịch ra tiếng Việt nếu phù hợp và cần thiết.
5. Khái quát tiến trình giới thiệu ngữ liệu mới:
Có thể tóm tắt các bước giới thiệu ngữ liệu theo một tiến trình tiêu

biểu sau:
1. Giới thiệu tình huống / ngữ cảnh để làm rõ ngữ nghĩa và cách sử dụng cấu
trúc / từ mới.
2. Tách riêng cấu trúc / từ mới bằng cách đọc to, học sinh nghe, nhắc lại,
hoặc bằng các thủ thuật khác nhằm nêu bật cấu trúc, từ mới.
3.

Viết cấu trúc / từ mới lên bảng, làm rõ hình thái cấu trúc (form), giải

thích nếu cần.
4. Làm rõ thêm nghĩa và cách sử dụng cấu trúc / từ mới bằng cách tiếp tục

giới thiệu chúng trong các tình huống / ngữ cảnh khác nhau
5. Học sinh lặp lại bước (2)


-9-

6. Kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh (qua luyện tập nhanh)
Khi người thầy nhận thấy học sinh đã làm tốtt được bước (6) thì có thể
chuyển tiếp sang giai đoạn luyện tập sáng tạo các câu mới phi máy móc và
mang tình giao tiếp hơn.
Tiến trình trên tuy là tiêu biểu, nhung không phải lúc nào cũng là nhất
thiết với mọi trường hợp. Ví dụ, nếu ngay sau bước (2), thầy giáo cảm thấy
học sinh đã hiểu và có thể làm tốt các bài tập tái tạo thì có thể chuyển ngay
sang bước (6). Có thể hình dung các bước tiến hành giới thiệu ngữ liệu mới
qua sơ đồ sau:
Học sinh
làm tốt

G.T.N.L
trong tình
huống

(1)

HS tái
tạo theo
gợi ý

(2)


GV giải
thích,
làm rõ

(3)

Giới thiệu tình
huống bổ sung

(4)

HS tái
tạo theo
gợi ý

Kiẻm tra
mức độ tiếp
thu bài

(5)

(6)
Học sinh làm
chưa tốt

6. Giới thiệu từ vựng:
Ở một trường phổ thơng hiện nay, khi nói đến ngữ liệu mới là chủ yếu nói
đến ngữ pháp và từ vựng. Từ vựng và ngữ pháp ln có mối quan hệ khăng khít
với nhau, ln được dạy phối hợp để làm rõ nghĩa của nhau. Tiến trình giới thiệu
ngữ liệu được trình bày ở trên có thể coi như tiến trình chung cho cả ngữ pháp và

từ vựng. Tuy nhiên, cách giới thiệu từ vựng cũng có những vấn đề cần quan tâm
cụ thể. Phần này sẽ trình bày rõ hơn những vấn đề cụ thể đó.
1. Chọn từ để dạy
Thơng thường, trong một bài học luôn luôn xuất hiện những từ mới. Song
không phải từ mới nào cũng đưa vào để dạy và dạy như nhau. Để lựa chọn từ cần
phải dạy, cần xem xét những vấn đề sau:


- 10 -

a) Từ chủ động – từ bị động (active and passive vocabulary)
• Từ chủ động là những từ học sinh hiểu, nhận biết và sử dụng được
trong giao tiếp nói và viết.
• Từ bị động là những từ học sinh chỉ hiểu và nhận biết được khi
nghe và đọc.
Cách dạy và giới thiệu hai loại từ này có khác nhau. Từ chủ động có liên
quan đến cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu
và luyện tập nhiều hơn, đặc biệt là cách sử dụng. Với từ bị động có thể chỉ cần
dừng lại ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng
dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy một từ nào như
một từ chủ động và từ nào như một từ bị động.
b) Học sinh đã biết từ này chưa?
Để khơng bị phí thời gian, người thầy phải ln ln đảm bảo những từ mình
dạy là những từ cần dạy – từ mới học sinh chưa biết. Để tránh tình trạng giới
thiệu những từ khơng cần thiết, giáo viên có thể dùng những thủ thuật tìm hiểu
xem các em đã biết những từ đó chưa và biết đến đâu, cụ thể là thủ thuật hỏi gợi
ý (eliciting), các hoạt động và thủ thuật tương tự như những hoạt động sử dụng
ở bước (5) và (6) trong sơ đồ tiến trình dạy ngữ liệu, hoặc hỏi trực tiếp các em
xem những từ nào là từ mới và từ khó trong bài.
2. Những yếu tố cần làm rõ khi giới thiệu ngữ liệu mới

Như đã trình bày ở phần giới thiệu ngữ liệu chung, khi GTNL mới cần làm rõ
3 yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là form, meaning, use. Khi giới thiệu từ mới, nếu
chỉ cho biết chữ viết và định nghĩa như ở từ điển thì chưa chắc đã đủ đảm bảo
cho học sinh biết cách sử dụng chúng trong giao tiếp, đặc biệt là với những từ
chủ động. Học sinh lại phải còn biết cách phát âm khơng chỉ từ đơn lẻ mà cịn
phải nhận biết và phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói và đặc biệt là
biết nghĩa và cách dùng chúng trong giao tiếp. Những yếu tố cần làm rõ khi giới
thiệu từ mới được cụ thể hóa bằng sơ đồ giới thiệu ngữ liệu chung như sau:
Chữ viết (spelling)
Ngữ âm (pronunciation)


- 11 -

Giới thiệu từ mới

Ngữ nghĩa (lexical meaning)
Hình thái ngữ pháp (grammar form)
Cách sử dụng (use)

3. Kĩ thuật dạy nghĩa từ
Ngoài những gợi ý đề cập ở phần GTNL chung, có thể sử dụng một số thủ
thuật làm sáng tỏ nghĩa của từ. Cụ thể là:
+ Dùng giáo cụ trực quan như: đồ vật trên lớp, tranh ảnh, hình vẽ, hình cắt
dán từ tạp chí, bảng biểu, cử chỉ, điệu bộ …
+ Dùng ngôn ngữ đã học để:
- Định nghĩa, miêu tả;
- So sánh, đối lập, dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa;
- Tạo tình huống: GV có thể sử dụng các tình huống thực trong lớp hoặc
ngồi lớp để chỉ ra nghĩa của từ. Ví dụ GV có thể chỉ váo 1 học sinh

nam ngồi giữa 2 học sinh nữ để giới thiệu ý nghĩa của từ between bằng
cách nói Tuan is between Lan and Hương.
- Đốn nghĩa của từ trong ngữ cảnh;
- Dựa vào các quy tắc hình thành từ, tạo từ.
+ Dịch sang tiếng mẹ đẻ.
Ngoài ra, các bước tiến hành giới thiệu từ mới cũng cũng tương tự như các
bước trong tiến` trình GTNL chung, song có thể được phối hợp nhanh hơn. Cụ
thể là, sau khi đã làm rõ nghĩa và cách sử dụng từ, giáo viên sẽ tạo điều kiện cho
học sinh thử dùng ngay từ mới học qua các bài tập ứng dụng nhanh. Bằng cách
này giáo viên đã đồng thời kiểm tra được mức độ tiếp thu bài của học sinh.
Ví dụ, giới thiệu từ mới supermarket. Sau khi đã làm rõ nghĩa của từ (có thể
qua ngữ cảnh, giải thích đặc điểm của một siêu thị - supermarket khác với một
chợ thường market, phối hợp cùng với tranh minh họa và dịch sang tiếng Việt
nếu cần), thầy giáo có thể hỏi các câu hỏi như:
Is there a supermarket in your area?
Are there any supermarkets in Vung tau / in Ho Chi Minh city?
Does your mother go to the supermarket?


- 12 -


Bằng cách nghe và trả lời các câu hỏi như vậy, học sinh được luyện tập nghe
và sử dụng từ mới học trong ngữ cảnh và chuỗi lời nói, đồng thời thể hiện mức
độ hiểu nghĩa và cách sử dụng từ đó. Nhờ vậy giáo viên biết được mức độ tiếp
thu bài của các em.
Sau giai đoạn giới thiệu ngữ liệu, từ vựng cần phải thường xuyên được củng
cố, phối hợp với các bài thực hành cấu trúc ngữ pháp và bài tập giao tiếp sau
này.
*Tóm lại: Sau khi nêu ra ý nghĩa của từ mới, giáo viên có thể thực hiện một

số thủ pháp sau:
- Vẽ tranh lên bảng để chỉ ra ý nghĩa của từ.
- Nói 1 hoặc 2 câu có chứa từ đó.
- Yêu cầu cả lớp đồng thanh lặp lại từ và cả câu 2 hoặc 3 lần.
- Viết từ hoặc câu đó lên bảng nếu cần thiết.
- Yêu cầu học sinh dịch câu đó sang tiếng Việt
- Đặt thêm ví dụ để củng cố từ.
- Đặt câu hỏi để học sinh trả lời trong đó có chứa từ vừa học.
- Yêu cầu học sinh chép từ vào vở.
7. Khuyến khích học sinh tự nhận biết cấu trúc, từ mới:
Trong tiến trình giới thiệu ngữ liệu mới như trình bày ở trên, người thầy đóng
vai trị truyền thụ, dẫn dắt học sinh trong mọi bước; cịn học sinh đóng vai trị
tiếp thu, thụ động. tuy nhiên người thầy cũng có thể sử dụng một số thủ thuật
khuyến khích học sinh chủ động suy đốn, tự phát triển và nhận biết cấu trúc / từ
mới trong tình huống / ngữ cảnh được giới thiệu. Ví dụ, thầy giáo có thể cho học
sinh đọc một bài khóa; thay vì thầy làm tiếp bước (2) và bước (3) trong sơ đồ,
thầy có thể đề nghị học sinh phát hiện xem cấu trúc nào đã thể hiện trong các
hành động trong quá khứ, hoặc những câu có từ can hay could hay if (tùy thuộc
vào nội dung của bài) và tự tìm ra mẫu câu cần thiết đi với các từ đó. Tương tự
như vậy, thầy có thể dùng một bài nghe, một bài tập viết và ra các yêu cầu tùy
theo nội dung ngữ liệu cần giới thiệu cho phù hợp. Điều quan trọng cần lưu ý khi


- 13 -

sử dụng thủ thuật này là không nên làm cho bài trở nên q khó hoặc mang tính
đánh đố học sinh mà phải tạo điều kiện phát huy tính tìm tịi suy nghĩ logic của
các em. Chỉ có như vậy việc này mới đem lại hậu quả cho học tập.
8. Vai trò của người viết trong giai đoạn giới thiệu ngữ liệu
mới:

Quan điểm lâu nay (do ảnh hưởng của PP cấu trúc, nghe nói – nghe nhìn)
thưởng cho rằng viết là một hoạt động chỉ nên xảy ra ở những giai đoạn sau của
quá trình dạy và học. Ít khi chúng ta nghĩ rằng hoạt động viết lại có thể sử dụng
được trong giai đoạn giới thiệu ngữ liệu. Với các quan điểm giao tiếp mới hiện
nay, ta có thể sử dụng các hoạt động viết ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình
dạy học. Ở giai đoạn giới thiệu ngữ liệu, thầy giáo có thể sử dụng viết vào các
hoạt động như tái tạo lại mẫu câu vừa được giới thiệu – bước (2); chép lại mẫu
câu vừa được thầy viết lên bảng để ghi nhớ - sau bước (3); làm các bài tập luyện
viết (như điền vào chỗ trống, hoàn thành câu, viết một đoạn văn tương tự như
như mâu – parallel writing) hoạc trả lời các câu hỏi kiểm tra mức độ tiếp thu bài
qua viết thay cho nói – bước (6); hoặc thực hiện một nhiệm vụ bằng viết để qua
đó tự khám phá, tìm ra mẫu câu hoặc nghĩa của cấu trúc / từ mới…. Những hoạt
động viết này sẽ là nguồn bổ sung hoặc thay thế các hoạt động ở dạng nói mang
mục đích tương tự, làm đa dạng các hoạt động của thầy khi tiến hành các bước
giới thiệu ngữ liệu đã đề cập ở trên.
Trong trường hợp thầy sử dụng các hoạt động viết, nên có bước sửa lỗi và ra
mẫu đúng (đáp án) viết lên bảng ngay sau đó để có ngay sự phản hồi, tránh việc
tiếp thu mẫu sai, đặc biệt là với các cấu trúc ngữ pháp.
Chương 3
HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP

1. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Học sinh rất hứng thú trong học tập, tự tin hơn trong giao tiếp.
Rất hiệu quả với học sinh khối 6,7.
Việc luyện kĩ năng viết cũng được lồng ghép hiệu quả.

• Hạn chế:


- 14 -


Thời lượng cấu trúc bài của Sách giáo khoa 8,9 hơi dài cho nên việc áp
dụng gặp nhiều khó khăn. Giáo viên cần nhiều thời gian để chuẩn bị và linh
động hơn trong các tiết học.

2. KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG GIẢI PHÁP
Giải pháp có khả năng áp dụng vào thực tế cao, có thể nhân rộng trong các tiết
học.

3. KINH NGHIỆP THỰC TIỄN KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP
Giáo viên cần phải linh động, đầu tư một cách sáng tạo các phương pháp
trong từng tiết dạy.
Tận dụng những dụng cụ trực quan có sẵn.
Chương 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
Phát triển tính chủ động học tập cho học sinh là hết sức cần thiết trong xu thế
dạy ngôn ngữ bằng PP giao tiếp như hiện nay. Người thầy cần phải đầu tư nhiều hơn
cho việc soạn giảng và đặc biệt chú trọng đến việc giới thiệu ngữ liệu mới. Nếu
không làm tốt việc này thì kết quả của tiết dạy khơng cao và dễ gây nhàm chán, HS
sẽ hình thành thói quen học vẹt, học đối phó. Rất mong được sự góp ý thảo luận của
quý thầy cô để việc dạy ngoại ngữ được cải thiện hơn trong thời gian tới.

2. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
Rất mong nhà trường tạo điều kiện để sáng kiến này sẽ được áp dụng rộng rãi
cho học sinh cấp THCS nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Anh cho học sinh.
Người viết

Nguyễn Thị Thạch Thảo


Xác nhận, đánh giá, xếp loại của đơn vị:

Cù Bị, ngày 20 tháng 04 năm 2016

……………………………………………….

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

………………………………………………..

bản thân tôi viết, không sao chép nội

………………………………………………..

dung của người khác.


- 15 …………………………………………………………

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

(Ký và ghi rõ họ tên)


- 16 -

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CHÂU ĐỨC


TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
______

GIỚI THIỆU NGỮ LIỆU MỚI
Lĩnh vực: Tiếng Anh

Tác giả: Nguyễn Thị Thạch Thảo
GV môn: Tiếng Anh

Năm học 2015 - 2016



×