Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

đề cương thực hành môn tin lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.12 KB, 12 trang )

§Ò c¬ng thùc hµnh – Tin häc

1

Phần I. TẬP GÕ VĂN BẢN & CĂN CHỈNH ĐƠN GIẢN
Căn chỉnh chung, áp dụng cho các bài thực hành:
1. Page Setup:



Khổ giấy A4 – Portrait
Lề trên: 2cm; Lề dưới: 2cm; Lề trái: 2.5cm; Lề phải: 2cm

2. Font:
a) Tiêu đề:
– Font
: Times New Roman
– Font style
: Bold
– Size
: 16
– Font color
: Automatic
– Underline style : (none)
– Effects
: không lựa chọn
b) Nội dung bài thực hành:
– Font style
: tùy bài thực hành
– Size
: 14 (hoặc 12 – tùy bài thực hành)


– Font color
: Automatic
– Underline style : tùy bài thực hành
– Effects
: tùy bài thực hành
(Trong đó:
+ Strikethrough
: Kẻ đường gạch ngang đơn qua các từ;
+ Double Strikethrough : Kẻ đường gạch ngang đôi qua các từ;
+ Shadow
: Tạo bóng nền;
+ Outline
: Tạo thêm đường viền bao cho các kí tự;
+ Emboss
: Tạo hiệu ứng nổi;
+ Engrave
: Tạo hiệu ứng chìm;
+ SMALL CAPS
: Hiển thị chữ thường dưới dạng chữ hoa;
+ ALL CAPS
: Hiển thị dạng chữ hoa thực sự;
+ Hidden
: Ẩn văn bản.)
3. Paragraph:
a) Tiêu đề:
– Alignment
: Centered
– Left
: 0 cm
– Right

: 0 cm
– Special
: (none)
– Before
: 0 pt
– After
: 12 pt
– Line spacing
: Single;
b) Nội dung bài thực hành:
– Alignment
: tùy bài thực hành
– Left
: tùy bài thực hành (thường là: 0 cm)
– Right
: tùy bài thực hành (thường là: 0 cm)
– Special
: tùy bài thực hành
– Before
: 6 pt
– After
: 6 pt
– Line spacing
: Exactly;
– At: 16 pt (hoặc 18 pt hoặc 20 pt – tùy bài)
Học, học nữa, học mãi.
- Lê nin -


§Ò c¬ng thùc hµnh – Tin häc


2

Bài 1

Hãy để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi những tháng năm buồn bã, để gió cuốn đi những nỗi buồn, những
cảm xúc vốn dĩ đã là dĩ vãng không thể nào khơi nguồn.
Hãy để gió cuốn đi những dòng chữ viết trên nền giấy trắng, để cho lòng vị tha, để cho
những hận thù, những sự khúc mắc được giải toả, những nỗi niềm được bày tỏ.
Trong cuộc sống chẳng biết trước được điều gì cả, để quá nhiều chất chứa trong lòng
càng làm cho mình cảm thấy nặng nề và mệt mỏi. Đôi lúc, sự gắng gượng cũng chỉ làm cho
mình cảm thấy bớt nặng nề chút ít, và đối diện với chính mình là điều rất khó, nhưng phải đối
diện thôi chứ không thể nào tránh được.
Ai cũng xây cho mình một nơi riêng để trú ngụ, ai cũng làm cho mình một khoảng trời để
ngắm nhìn những khoảng trống, những khoảng không thời gian trôi qua trước mắt. Ai cũng biết
rằng sau cơn mưa trời sẽ hửng nắng, ai cũng biết rằng chìa khoá thành công sẽ đến sau mỗi lần
vấp ngã....
Thế nhưng ......
Thế nhưng có ai biết rằng một vỏ ốc đang ngự trị, đang xâm chiếm, đang độc tôn trong
tâm hồn? Có ai biết rằng những tiếng đập dồn dập của cuộc sống không kéo được vỏ ốc chui
ra? Có ai biết rằng không khí vui vẻ đang tràn ngập nhưng vẫn có những khoảng trống giá băng
tự buông màn che phủ?

Những cơn mưa dầm dề kéo theo những ngày ảm đạm, sự ẩm ướt của đất trời cứ
như sự kéo theo của một chu trình kém ổn định, giá băng của mỗi sự vật đang dần có
những bước hồi sinh nhất định. Những cơn mưa, những cái lạnh run người cứ ùa vào cứ
như một trận lũ quét, cuốn phăng đi tất cả, cả những nỗi niềm riêng, chung cho một thưở
xa xăm.


Những cái cũ rích, những câu hỏi, những trái tim cứ như một bản tình ca,
không có lời nhưng lại cứ vang vọng. Cứ như những bông hoa, không hương
nhưng ngàn đời lưu luyến. Cứ như những con đường, không bóng cây xanh nhưng
cứ mãi bước đi bởi sự bình yên trong đó.
Những cái đó, những nét ưu tư... tràn ngập... Đi mãi rồi cũng mỏi chân, chùn bước
mãi thì cũng đứng thẳng, đi mãi rồi cũng về.
Có một cách, thế nào nhỉ, khi mình bực tức hay có nỗi buồn, bạn hãy viết nó ra giấy,
dồn tất cả những gì bạn bị kìm chế trong người để viết... rồi xé nhỏ mà tung nó lên... để gió
cuốn đi những muộn phiền... biến nó thành pháo hoa chào đón niềm vui mới... Lúc đó...
bỗng chốc thấy mình lớn lên và mạnh mẽ... gió ơi... gió ơi... giúp ta trải lòng để lấy đi những cát
sạn... thanh lọc để có được thuỷ tinh trong veo...
* Lưu văn bản với tên là tên của mình (VD: Quang 6B Bài 1)

Học, học nữa, học mãi.
- Lê nin -


3

§Ò c¬ng thùc hµnh – Tin häc
Bài 2

ĐÔI MẮT
♥♥♥ Khi bạn nhìn mọi thứ bằng một đôi mắt mới ♥♥♥
Con tàu bắt đầu chuyển động, chật kín bởi đủ mọi loại người: từ những công nhân viên
chức đến các cô cậu sinh viên trẻ. Ngồi cạnh cửa sổ là một ông lão cùng người con trai tầm tuổi
ba mươi. Gương mặt anh tràn ngập bởi niềm ham thích khó tả: Anh thật sự bị kích động bởi cảnh
sắc bên ngoài.
“Bố ơi, nhìn này, những cái cây này như đang chuyển động, thật là đẹp quá!!!”
Lối cư xử kiểu này của người con trai ba mươi tuổi khiến mọi người thấy thật kỳ quặc.

Người ta bắt đầu rì rầm nho nhỏ.
“Người kia trông như bị loạn trí…” – Một người đàn ông thì thào với vợ của mình.
Đột nhiên trời đổ cơn mưa, từng giọt từng giọt lặng lẽ rơi xuống đầu các hành khách qua
khung cửa mở rộng. Người con trai ba mươi tuổi đầy hạnh phúc:
“Cha ơi, đẹp quá… Mưa đẹp quá…”
Một người phụ nữ phát cáu. Cơn mưa đang làm hỏng chiếc áo mới của cô.
“Ông có thấy trời đang mưa không? Nếu con trai ông có vấn đề thì nên đưa đi điều trị
thần kinh chứ không phải ở đây để làm phiền người khác nơi công cộng”.
Người con trai giật mình quay lại, đôi mắt nãy vốn vui tươi chợt như phủ một mảng
sương mờ mịt. Ông bố ngượng ngùng đôi chút rồi trả lời bằng giọng trầm trầm:
“Chúng tôi đang trên đường từ bệnh viện trở về. Con trai tôi vừa ra viện sáng nay. Nó bị
mù bẩm sinh và mới được thay giác mạc. Cơn mưa… và mọi thứ đều quá mới mẻ với nó. Xin
mọi người thứ lỗi”.
Những thứ ta thấy hay cảm nhận đều chỉ bắt nguồn từ quan điểm bản thân cho đến khi ta
biết sự thật. Giống như một loài hoa, có thể là loa kèn, thược dược, hướng dương, v…v… , dù ta
có biết tên cũng như màu sắc, mùi vị,… , ta cũng chỉ “biết” nó qua chính cảm nhận chủ quan.
Một cái tên hay vẻ bề ngoài chẳng cho ta “hiểu” gì về bản chất thật sự.
Ta sống với đôi mắt trời sinh, có mấy ai tự cho đó là món quà? Ta chỉ sợ bẩn quần áo, có
mấy khi để ý cơn mưa đẹp đẽ nhường nào?
Bởi ta chỉ để trong mắt những gì ta muốn…
Giá như, chỉ giá như thôi, ai cũng nhìn bằng đôi mắt như mới được sinh ra lần đầu…
* Lưu văn bản với tên là tên của mình (VD: Quang 6B Bài 2)

Học, học nữa, học mãi.
- Lê nin -


§Ò c¬ng thùc hµnh – Tin häc

4


Bài 3

Chuyện cây táo
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây
táo mỗi ngày. Nó leo lên ngọn cây hái táo ăn, ngủ trưa trong bóng râm. Nó yêu cây
táo và cây cũng rất yêu nó.
Thời gian trôi qua, cậu bé đã lớn và không còn đến chơi với cây táo mỗi
ngày. Một ngày nọ, cậu bé trở lại chỗ cây táo với vẻ mặt buồn rầu, cây táo reo to.
- Hãy đến chơi với ta.
- Cháu không còn là trẻ con, cháu chẳng thích chơi quanh gốc cây nữa. Cháu
chỉ thích đồ chơi thôi và cháu đang cần tiền để mua chúng.
- Ta rất tiếc là không có tiền, nhưng cậu có thể hái tất cả táo của ta và đem
bán. Rồi cậu sẽ có tiền.
Cậu bé rất mừng. Nó vặt tất cả táo trên cây và sung sướng bỏ đi. Cây táo lại
buồn bã vì cậu bé chẳng quay lại nữa.
Một hôm, cậu bé – giờ đã là một chàng trai – trở lại và cây táo vui lắm:
- Hãy đến chơi với ta.
- Cháu không có thời gian để chơi. Cháu còn phải làm việc nuôi sống gia
đình. Gia đình cháu đang cần một mái nhà để trú ngụ. Bác có giúp gì được cháu
không?
- Ta xin lỗi, ta không có nhà. Nhưng cậu có thể chặt cành của ta để dựng
nhà.
Và chàng trai chặt hết cành cây. Cây táo mừng lắm nhưng cậu bé vẫn chẳng
quay lại. Cây táo lại cảm thấy cô đơn và buồn bã.
Một ngày hè nóng nực, chàng trai – bây giờ đã là người cao tuổi – quay lại
và cây táo vô cùng vui sướng.
- Hãy đến chơi với ta.
- Cháu đang buồn vì cảm thấy mình già đi. Cháu muốn đi chèo thuyền thư
giãn một mình. Bác có thể cho cháu một cái thuyền không?

- Hãy dùng thân cây của ta để đóng thuyền. Rồi cậu chèo ra xa thật xa và sẽ
thấy thanh thản.
Chàng trai chặt thân cây làm thuyền. Cậu chèo thuyền đi.
Nhiều năm sau, chàng trai quay lại.
- Xin lỗi, con trai của ta. Ta chẳng còn gì cho cậu nữa. Không còn táo.
- Cháu có còn răng nữa đâu mà ăn.
- Ta cũng chẳng còn cành cho cậu leo trèo.
- Cháu đã quá già rồi.
Học, học nữa, học mãi.
- Lê nin -


§Ò c¬ng thùc hµnh – Tin häc

5

- Ta thật sự chẳng giúp gì cho cậu được nữa. Cái duy nhất còn lại là bộ rễ
đang chết dần mòn của ta – cây táo nói trong nước mắt.
- Cháu chẳng cần gì nhiều, chỉ cần một chỗ ngồi nghỉ. Cháu đã quá mệt
mỏi sau những năm đã qua.
- Ôi, thế thì cái gốc cây già cỗi này là một nơi rất tốt cho cậu ngồi dựa vào
và nghỉ ngơi. Hãy đến đây với ta.
Chàng trai ngồi xuống và cây táo mừng rơi nước mắt.
Đây là câu chuyện của tất cả chúng ta. Cây táo chính là hình ảnh của cha
mẹ chúng ta. Khi chúng ta còn trẻ, ta thích chơi với cha mẹ. Khi lớn lên, chúng ta
bỏ họ mà đi và chỉ quay trở về khi ta cần họ giúp đỡ. Bất kể khi nào cha mẹ vẫn
luôn sẵn sàng nâng đỡ chúng ta để ta được hạnh phúc.
Bài 4

Hãy sống trọn vẹn từng ngày

Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Brian Dison, Tổng giám đốc
của tập đoàn Coca cola, đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề
nghiệp với những trách nhiệm khác của con người.
“Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn
có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần.
Bạn đang tung chúng lên không trung. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả
bóng cao su, vì khi bạn làm rơi nó xuống đất nó sẽ nảy lại lên.
Nhưng bốn quả bóng còn lại - gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần - đều
là những quả bóng bằng thuỷ tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy
sướt, có tỳ vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa
được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn
đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn.”
Bạn làm thế nào đây?
Bạn đừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với những người
khác. Đó là vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là
những cá nhân đặc biệt. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì là tốt nhất cho chính mình.
Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim của bạn. Bạn hãy nắm
chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không
có chúng, cuộc sống của bạn sẽ mất đi ý nghĩa.
Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó cho đi. Không có gì là hoàn
toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.
Học, học nữa, học mãi.
- Lê nin -


§Ò c¬ng thùc hµnh – Tin häc

6

Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà

bạn học biết cách sống dũng cảm.
Bạn chớ ngại học. Kiến thức không có trọng lượng. Nó là kho báu mà bạn
có thể luôn mang theo bên mình một cách dễ dàng.
Bạn chớ phí phạm thời giờ hoặc lời nói một cách vô trách nhiệm. Cả hai
điều đó một khi mất đi sẽ không bao giờ bắt lại được. Cuộc đời không phải là một
đường chạy mà nó là một lộ trình mà bạn hãy thưởng thức từng chặng đường mình
đi qua.
Quá khứ là lịch sử. Tương lai là một màu nhiệm. Còn hiện tại là một món
quà của cuộc sống, chính vì thế mà chúng ta gọi đó là tặng phẩm.
Bài 5

BÍ MẬT GÌ Ở CHIẾC LỐP XE BẠN ĐANG ĐI?
Có lúc nào bạn để ý đến chiếc lốp xe mình đang đi? Bạn có nhận thấy sự dẻo
dai phi thường của nó không. Nó có thể băng qua mọi địa hình bằng phẳng hay gò dốc,
dù trời mưa ngập hay nắng như cháy đất, chiếc lốp vẫn cứ bền bỉ lăn trên mặt đường.
Làm thế nào mà một chiếc lốp mỏng manh bằng cao su lại có thể chịu được đủ mọi va
đập trên con đường nó đi qua như vậy?
Bạn biết không, lúc đầu các nhà sản xuất đã cố gắng tạo ra những chiếc lốp dày và
cứng để chống lại những cú xóc nảy trên mặt đường. Thế nhưng chẳng mấy chốc, những
va đập trên đường đã khiến nó rách tả tơi. Sau, họ thử chế tạo lại một loại lốp khác mỏng
và “mềm dẻo” hơn, như chiếc lốp xe bạn đang đi hiện tại, và họ đã thành công. Những
chiếc lốp mềm dẻo có thể hấp thu những va chạm với mặt đường – thế là nó đã trụ được.
Ta thấy gì về cuộc sống qua chiếc lốp xe ấy? Cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào
cũng bằng phẳng, trên từng chặng đường đời, có lúc ta phải đối mặt những đoạn gồ ghề;
không thể nào tránh khỏi những va chạm, những cú xóc nảy, những điều không mong
muốn xảy đến, thách thức sức chịu đựng của ta. Những lúc ấy, bạn có thể đau khổ, chống
đối, căng thẳng với nó. Nhưng càng như thế bạn càng dễ tổn thương hơn. Vậy thì ta phải
làm sao? Cũng như cách chiếc lốp lăn trên mặt đường, mềm dẻo mới vượt được chông
gai. Có những điều không thể tránh khỏi trong đời, ta phải học cách chấp nhận, như là
một phần tất yếu của cuộc sống. Elise Macormic nói: “Khi thôi phản kháng lại những

điều không thể tránh khỏi, ta sẽ tự giải phóng một nguồn năng lượng giúp ta tạo dựng
cuộc sống tươi đẹp hơn”. Thật vậy, bạn và tôi, ai cũng sẽ gặp phải những điều không như
ý mỗi ngày, những mất mát, tổn thương, chia ly, thất vọng… Càng như vậy bạn càng
phải chọn cho mình cách không tham gia vào những bi kịch của đời sống nữa. Hãy vững
vàng chấp nhận hiện tại như đúng thực tế của nó, dung hòa thay vì phán xét chống lại
hoàn cảnh. Có như vậy khó khăn mới chóng qua và mọi chuyện mới nhanh chóng tốt đẹp
hơn. Chúc bạn luôn vững vàng tiến về phía trước!

Bài 6
Học, học nữa, học mãi.
- Lê nin -


§Ò c¬ng thùc hµnh – Tin häc

7

LỜI CẢM ƠN XUẤT PHÁT TỪ ĐÁY LÒNG
Lời cảm ơn tưởng chừng như thật đơn giản, nhưng để nói với một thái độ chân thành thì
không phải là dễ. Có rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa về lời cảm ơn, nhưng khi đọc câu
chuyện dưới đây nó có thể làm bạn tĩnh lặng trong giây phút để suy nghĩ nhiều hơn về giá trị
cuộc sống này.
Nó chưa thể quá 6 tuổi. Mặt mũi bẩn, đi chân đất, áo rách, tóc rối bù. Nó chẳng khác gì
mấy so với hàng trăm nghìn hoặc hơn thế trẻ em mồ côi lang thang trên đường phố khắp thủ đô
Ri-ô-đờ-Ja-nê-rô.
Tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan mình vừa
làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng dạy, thì bỗng thấy có ai đó đập nhẹ
vào tay. Tôi dừng lại: không có ai cả. Tôi đi tiếp. Lại thấy có ai đập nhẹ vào tay. Lần này tôi
quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó. Mắt nó màu nâu nhạt, cũng có thể đó là
do tôi có cảm giác từ hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối của nó.

– Bánh mì, ông ơi??
Nếu sống ở Braxin, chúng ta có nhiều cơ hội để mua một thanh kẹo hay một cái bánh mì
cho những đứa bé vô gia cư và mồ côi này. Tôi bảo nó đi theo tôi và chúng tôi cùng vào một
tiệm giải khát:
– Cà phê cho tôi và cái gì đó ăn được cho cậu bạn nhỏ này ? – Tôi gọi.
Thằng bé chạy đến quầy hàng và lựa chọn. Bình thường, bọn nhỏ này sẽ cầm đồ ăn và bỏ
đi luôn, quay trở lại đường phố nơi chúng đang phải lang thang, mà không nói lời nào. Nhưng
thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên.
Quầy giải khát khá dài, người ta đặt cốc cà phê ở một đầu và một cái bánh mì ở đầu kia.
Thường người ta cũng biết là bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ
đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu.
Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát
hiện ra nó đứng ở ngoài (vì nó không được ở lâu trong cửa hàng), kiễng chân lên, tay cầm bánh
mì, mắt dí vào cửa kính, quan sát.
”Nó làm cái quái gì thế ?!” – Tôi nghĩ.
Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy vụt theo. Thằng bé đứng trước mắt tôi, chỉ cao đến thắt
lưng. Đứa bé mồ côi người Braxin ngước nhìn khách lạ người Mỹ cao lớn, là tôi, mỉm cười (một
nụ cười có thể làm trái tim bạn phải ngừng vài giây), và nói: “Cảm ơn chú!”
Rồi, có vẻ lo lắng, nó gãi bàn chân và kiễng chân lên, nói to hơn: “Cảm ơn chú nhiều
lắm ạ!”
Lúc đó, nếu tôi có thể thì tôi đã mua cả tiệm ăn cho nó. Trước khi tôi nói được câu gì, nó
đã quay người bỏ chạy đi mất.
Khi tôi viết bài này tôi vẫn đang ngồi bên ngoài quán giải khát, nơi tôi mua chiếc bánh mì
cho thằng bé. Tôi đã muộn giờ lên lớp. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy xúc động và nghĩ về thằng
bé. Và tôi tự hỏi: nếu tôi bị xúc động đến thế chỉ bởi một cậu bé đường phố nói lời cảm ơn tôi vì
một mẩu bánh mì, thế thì mọi người sẽ xúc động đến đâu khi chúng ta nói những lời cảm ơn –
thực sự cảm ơn – vì những gì họ làm cho chúng ta.
Hãy dành thời gian dể nói lời cảm ơn, và đừng bao giờ tiết kiệm lời cảm ơn của mình để
cảm nhận nhiều hơn giá trị cuộc sống mang lại, bạn nhé!


Học, học nữa, học mãi.
- Lê nin -


8

§Ò c¬ng thùc hµnh – Tin häc

Phần II. LÀM VIỆC VỚI BẢNG
1. Font:


Size

: 12 (hoặc 14)

2. Paragraph:





Alignment
Before
After
Line spacing

: tùy ô (cell)
: 0 pt (hoặc 6 pt)
: 0 pt (hoặc 6 pt)

: Single (hoặc Exactly → At: 17 pt – 20 pt)

Bài 7
a) Tạo và trình bày bảng sau:
SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
PTDTNT THCS ĐỒNG HỶ
Năm học: 2014 – 2015

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU KẾT QUẢ HỌC KỲ I

Học sinh: Nguyễn Lan Anh – Lớp 9B
TT
1
2
3
4

Môn học
Toán

Hóa
Sinh

Hệ số
1
1
1

1

Miệng
5 8
5
5
8

15 phút
9 8 8
1 8
6 6
8 4
9

5

Tin

1

7

6

Ngữ văn

1

7

8

Lịch sử
Địa lý

1
1

9

Tiếng anh

1

1
0
9
1
0
8

10

Công nghệ

1

11
12
13

14

GDCD
Mỹ thuật
Âm nhạc
Thể dục

1
1
1
1

8

1
0

6

1
0
9

9
7
8

7

45 phút

9 7 9
7 8
5 8
7 1
0
9 9

TBM
7.7
6.8
6.4
7.5

8

8.6

7.5

7.4

6

7

7
8

9
5


8

8
6

8.3
6.6

9

7

1
0

8

8.5

9

8

8.5

6
Đ
Đ
Đ


6
Đ
Đ
Đ

5.9
Đ
Đ
Đ
7.5

1
8 8
0
5
6 6
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ Đ
Trung bình các môn:

Đ

7

Thi HKI

6.5
8
7
7

Học lực: KHÁ; Hạnh kiểm: TỐT

- Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Học, học nữa, học mãi.
- Lê nin -


9

§Ò c¬ng thùc hµnh – Tin häc
- Ý kiến của phụ huynh học sinh:

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Học, học nữa, học mãi.
- Lê nin -


10

§Ò c¬ng thùc hµnh – Tin häc


Phần III. CHÈN KÍ HIỆU, CHỮ NGHỆ THUẬT, HÌNH ẢNH
Bài 8
a) Trình bày văn bản theo mẫu

Sáng tác: Vũ Cao - 1956
Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Xuân Dục Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới bữa anh sang
Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi Núi Đôi
Em vẫn đùa anh: Sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi
Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn
Đâu ngờ từ đó mất tin nhau
Anh vào bộ đội lên đông bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mỗi bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục Núi Đôi chăng?
b) Tạo bảng theo mẫu sau đó điền cột STT một cách tự động
STT

Họ và tên

Giới tính

1


Hoàng Kim Thoa

Nữ

Ngày sinh
15/08/1993

2

Hoàng Thái Huy

Nam

03/08/1992

?

Văn B

3

Phan Khắc Nguyên

Nam

27/12/1993

?

Sinh A


4

Phan Diệu Thúy

Nữ

02/10/1993

?

CN Sinh

5

Phan Thanh Thủy

Nữ

29/06/1992

?

Toán B

c) Lưu văn bản với tên là tên của mình (VD: Quang 6B Bài 8)

Học, học nữa, học mãi.
- Lê nin -


Địa chỉ

Lớp

?

Toán A


11

§Ò c¬ng thùc hµnh – Tin häc
Bài 9.
a) Trình bày văn bản theo mẫu

Khu hang động mới được phát hiện ở Quảng Bình có chiều dài dài hơn so
với động Phong Nha. Hang động được đặt tên là
động Thiên Đường cách động Phong Nha khoảng
10 km theo đường chim bay và nằm trong khu vực
của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Trong động có rất nhiều vòm cao, rộng và
vô số hình thù kỳ thú và huyền bí. Tuy chưa có số
liệu đo đạc chính xác nhưng động Thiên Đường
được các chuyên gia hang động Hoàng gia Anh
đánh giá là động lớn nhất, đẹp nhất từ trước đến
nay được tìm thấy tại Phong Nha – Kẻ Bàng, góp
phần làm tăng thêm giá trị của Di sản thiên nhiên
thế giới này.



b) Tạo bảng theo mẫu
STT

Toán

Văn

Lý

Miệng

15 phút

1 tiết

Miệng

15 phút

1 tiết

1

3

5

8

4


9

4

5

8

6

2

1

9

4

2

5

7

2

6

8


* Lưu văn bản với tên là tên của mình (VD: Quang 6B Bài 9)

Học, học nữa, học mãi.
- Lê nin -

Hệ số 1

Hệ số 2


12

§Ò c¬ng thùc hµnh – Tin häc
Bài 7.
a) Trình bày văn bản theo mẫu

Khu hang động mới được phát hiện ở
Quảng Bình có chiều dài dài hơn so với động
Phong Nha. Hang động được đặt tên là động Thiên
Đường cách động Phong Nha khoảng 10 km theo
đường chim bay và nằm trong khu vực của Vườn
Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Trong động có rất nhiều vòm cao, rộng và
vô số hình thù kỳ thú và huyền bí. Tuy chưa có số
liệu đo đạc chính xác nhưng động Thiên Đường
được các chuyên gia hang động Hoàng gia Anh
đánh giá là động lớn nhất, đẹp nhất từ trước đến
nay được tìm thấy tại Phong Nha – Kẻ Bàng, góp
phần làm tăng thêm giá trị của Di sản thiên nhiên

thế giới này.


b) Tạo bảng theo mẫu
Diện tích (km2)

Dân số (triệu người)

Mật độ (người/km2)

Việt Nam

330991

78.7

?

In-đô-nê-xi-a

1919000

206.1

?

Tên nước

c) Lưu văn bản với tên là tên của mình (VD: Lan Minh 10A1)


Học, học nữa, học mãi.
- Lê nin -



×