Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49 KB, 8 trang )

BÀI GIẢNG TRIẾT HỌC
(Quan niệm về con người trong triết học Mác).
1.
quanniệm về con người trong triết học trước Mác.
Trước Mác, rất nhiều trường phái triết học và cả tôn giáo đều đề cập
đến vấn đề con người. Những hầu hết đều quan niệm chưa đúng và chưa đầy
đủ về con người.
Các tôn giáo đều quan niệm con người có nguồn gốc từ thần thánh, từ
thượng đế. Cuộc sống con người đaz được an bài và sắp đặt sẵn. Con người
gồm có hai phần: linh hồn và thể xác. Thể xác là phần sẽ mất khi con người
chết đi, còn linh hồn là phần tồn tại mãi mãi. Các tôn giáo đều hướng con
người tới sự giải thoát khỏi cuộc sống hiện thực trở về với cuộc sống đích
thực ở thế giới bên kia.
Các trường phái triết học phương Đông, với sự chi phối bởi thế giới
quan duy tâm, thế giới quan duy vật chất phác, quan niệm về con người một
cách khá phong phú. Khổng tử cho rằng bản chất con người là do “thiên
mệnh” chi phối quyết đònh. Đức “nhân” chính là giá trò cao nhất của con
người, đặc biệt là người quân tử. Mạnh tử lại quy tính thiện vào năng lực
bẩm sinh của con người và do ảnh hưởng của phong tục tập quán xấu mà con
người bò nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt. Tuân tử lại cho rằng bản chất con
người khi sinh ra là ác, nhưng có thể cải biến được. Trong khi Mạnh Tử cho
rằng, phải lấy lòng nhân ái, quan hệ đạo đức để dẫn dắt con người hướng tới
các giá trò đạo đức tốt đẹp, thì Tuân Tử lại cho rằng phải dùng pháp luật để
năn chặn con người làm điều ác và hướng tới cái thiện.
Trong triết học phương Đông còn có thuyết “thiên nhân hợp nhất”, tức
coi trời và người cùng hoà hợp. Thuyết này cho rằng, người và trời tác động
lẫn nhau theo cùng một tính chất. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có quan niệm
“thiên nhân bất tương quan” của Tuân Tử. Tuân Tử cho rằng về phương diện
dưỡng sinh thì mang ơn trời nhưng về phương diện trò loạn, thònh suy thì đạo
trời không quan hệ gì đến đạo người, trời không thể làm hại con người, trời
cũng không thể giúp con người được. Quan niệm có mầm mống duy vật này


của Tuân Tử có tác dụng khắc phục thái độ bò động của con người, khuyến
khích con người có tinh thần tích cực, dám tự mình giải quyết những vấn đề
của chính mình.
Có thể nói với nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học phương
Đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú, thiên về vấn đề con người từ hai
mối quan hệ chính trò, đạo đức. Nhìn chung, con người trong triết học phương
1


Đông biểu hiện nhiều yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật chất phác
ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.
Triết học phương Tây trước Mác cũng thể hiện nhiều quan niệm khác
nhau về con người. Chẳng hạn, trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người được
xem là điểm khởi đầu của tư duy triết học. Con người là một tiểu vũ trụ trong
vũ trụ bao la. Pitago, một nhà ng biện cho rằng “con người là thước đo của
vũ trụ”. Còn Arixtốt cho rằng, con người là thang bậc cao nhất của vũ trụ.
Ông còn xem là con người là “một động vật chính trò”. Như vậy, triết học cổ
đại Hy Lạp bước đầu đã có sự phân biệt con người với tự nhiên nhưng chỉ là
những hiểu biết bên ngoài về tồn tại của con người. Platôn cho rằng con
người ra đời đã mang những bản chất khác nhau và họ được chia thành ba
loại phù hợp với những chức năng xã hội khác nhau: chỉ huy, thừa hành và
phục tùng.
Sau hàng trăm năm trong “đêm trường trung cổ”, dưới sự thống trò của
tôn giáo, con người bò xem là sản phẩm của thượng đế, mọi số phận, niềm
vui, nỗi buồn, sự may rỉu của con người đều do thượng đế sắp đặt. Trí tuệ con
người thấp hơn lý trý anh minh của thượng đế. Đến thời kỳ phục hưng cận
đại, quan niệm về con người có những bước tiến dài đầy tiến bộ. Con người
được đề cao, đặc biệt là trí tuệ và lý tính của con người. Đó là một trong
những yếu tố quan trọng nhằm giải thoát con người khỏi mọi gông cùm chật
hẹp mà thần học thời trung cổ đã áp đặt cho con người. Tuy nhiên, triết học

thời kỳ này cũng chưa nhận thức được đầy đủ bản chất của con người cả về
mặt sinh học và mặt xã hội. Con người mới chỉ được nhấn mạnh về mặt cá
thể mà xem nhẹ mặt xã hội.
Đến triết học cổ điển đức, quan niệm về con người tiếp tục có bước
phát triển đáng kể nhưng cũng không tránh khỏi tính chất siêu hình và duy
tâm. Điều này được thể hiện trong hệ thống triết học của Hêghen và
Phơbách. Hêghen, một nhà triết học duy tâm khách quan cho rằng, con người
là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”, là con người tự ý thức và do ý niệm
tuyệt đối tha hoá mà thành. Nhưng có thể nói, mặc dù con người được nhận
thức từ góc độ duy tâm nhưng Hêghen là người khẳng đònh vai trò chủ thể
của con người đối với lòch sử, đồng thời là kết quả của lòch sử. Và cũng chính
Hêghen là người trình bày một cách có hệ thống về các quy luật của quá
trình tư duy của con người, làm rõ cơ chế của đời sống tinh thần cá nhân
trong mọi hoạt động của con người.
2


Phản bác học thuyết của Hêghen một cách quyết liệt, Phơbách, một
nhà triết học duy vật đã phê phán tính chất siêu tự nhiên, phi vật chất, phi
thể xác của bản chất con người trong triết học Hêghen. Đồng thời Phơbách
khẳng đònh, con người là do sự vận động của thế giới vật chất tạo nên. Con
người là kết quả phát triển của thế giới tự nhiên. Con người và tự nhiên
thống nhất, không tách rời nhau. Ông cũng cho rằng, “không phải chúa đã
tạo ra con người theo hình ảnh của chúa mà chính con người đã tạo ra chúa
theo hình ảnh của con người”. Phơbách cũng khẳng đònh, ý thức cũng như tư
duy của con người chỉ là sản phẩm của khí quan vật chất nục thể, tức là bộ óc
người. Vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần mà chính tinh thần là
sản phẩm tối cao của vật chất. Tuy nhiên, khi đi vào xem xét bản chất của
con người, của lòch sử xãhội loài người thì Phơbách lại rơi vào duy tâm. Ông
không thấy được bản chất xã hội trong đời sống con người, tách con người ra

khỏi những điều kiện lòch sử cụ thể, ông coi bản chất con người vào tính tộc
loại và tìm đặc trưng của tính tộc loại đó ở tình cảm đạo đức, tôn giáo và tình
yêu. Do đó, con người trong triết học của Phơbách là con người phi lòch sử,
phi giai cấp và trừu tượng.
Rõ ràng các trường phái triết học trước Mác đều có cái nhìn siêu hình
về bản chất của con người. Điều đó thể hiện ở chỗ, họ đều coi bản chất con
người là cái vốn có, trừu tượng; đặc trưng bản chất con người được quy về
bản tính tự nhiên, do đó nó trở nên bất biến. Họ không thấy được rằng, bản
chất con người được hình thành và biến đổi trong quá trình biến đổi của đời
sống xã hội. Ngay cả những nhà triết học duy vật Pháp và Anh thế kỷ XVIII,
mặc dù đã thấy sự phụ thuộc của con người vào hoàn cảnh nhưng rốt cuộc
vẫn xem những biểu hiện bản chất con người như những bản tính tự nhiên
của con người.
Có thể khái quát rằng, các quan niệm về con người trong triết học
trước Mác dù đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, duy vật hay nhò
nguyên đều không phản ánh đúng bản chất con người. Nhìn chung, các quan
niệm trên đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hoá mặt tinh
thần hoặc thể xác con người, không thấy được mặt xã hội trong đời sống con
người. Tuy nhiên, một số trường phái vẫn đạt được những thành tựu nhất đònh
trong việc nghiên cứu về con người. Đó chính là những tiền đề lý luận có ý
nghóa cho việc hình thành tư tưởng về con người trong triết học mác xít sau
này.
3


Kế thừa những quan niệm về con người trong lòch sử và dựa trên một
phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Mác đã làm nên một bước ngoặt
trong quan niệm về con người. Ông khẳng đònh con người là sự thống nhất
của hai yếu tố: yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.
Con người trước hết là một sinh vật. Con người tự nhiên là con người

mang tất cả bản tính sinh học, tính loài. Yếu tố sinh học trong con người là
điều kiện đầu tiên quy đònh sự tồn tại của con người.
Mác thừa nhận con người là một động vật cao cấp, là kết quả của sự
tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh như học thuyết tiến hóa của Đacuyn đã
khẳng đònh. Con người là một bộ phận của tự nhiên - con người tự nhiên, là
con người sinh học mang bản tính sinh vật. Ban đầu của con người là loài
vượn người, sống hoang dã trong tự nhiên. Để tồn tại loài vượn người phải
tìm kiếm mọi điều kiện cần thiết cho sự sống như thức ăn, nước uống, chỗ ở,
… đó là quá trình loài vượn người phải đấu tranh với tự nhiên để sinh tồn. Trải
qua hàng chục vạn năm, vượn người dần dần tiến hoá thành người, với dáng
đi thảng, não phát triển và tứ chi cũng phát triển phù hợp với cách sống mới.
Như vậy có thể khẳng đònh, mặt tự nhiên không phải là yếu tố để phân
biệt loài người với loài vật. Đặc trưng quy đònh sự khác biệt giữa con người
với thế giới loài vật là mặt xã hội. Trong lòch sử đã xuất hiện nhiều quan
niệm khác nhau phân biệt con người với con vật. Chẳng hạn, có quan niệm
cho rằng con người khác con vật ở chỗ con người là động vật sử dụng công cụ
lao động, là “một động vật có tiúnh xã hội”, hoặc con người là động vật có tư
duy,… nhưng những quan điểm này đều phiến diện, nó chỉ nhấn mạnh được
một kía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người và những quan
điểm đó chưa nêu lên được nguồn gốc của bản chất xã hội của con người.
Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề
con người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của
nó, mà trước hết là vấn đề lao động sản xuất ra của cải vật chất.
M-A viết: “có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng
tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bằn sự
tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt của mình – đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy
đònh. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián
tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”.
Thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải

biến toàn bộ giới tự nhiên: “con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con
người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”.
Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải
vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình, hình thành và phát triển
4


ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố
quyết đònh sự hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành
nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Con người có tính xã hội trước hết bởi bản thân hoạt động sản xuất của
con người là hoạt động mang tính xã hội. Trong hoạt động sản xuất đó, con
người không thể tách khỏi xã hội. Tính xã hội là đặc điểm cơ bản làm cho
con người khác con vật. Hoạt động của con vật chỉ phục vụ nhu cầu trực tiếp
của nó, còn hoạt động của con người gắn liền với xã hội, phục vụ cả xã hội.
Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và của xã hội, do đó con
người luôn chòu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.
Chẳng hạn, hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp của cơ
thể với môi trường, quy luật về trao đổi chất, về di truyền, về biến dò,… nó
quy đònh phương diện sinh học của con người. Hệ thống các quy luật tâm lý ý
thức và hệ thống các quy luật xã hội quy đònh quan hệ xã hội giữa người với
người.
Những hệ thống quy luật trên cùng tác động lên con người tạo nên thể
thống nhất hoàn chỉnh cả về mặt sinh học và mặt xã hội. Trong đó, mặt sinh
học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản
chất để phân biệt con người với loài vật.
Như vậy, Mác đã vạch ra được ba mối quan hệ cơ bản nhất của con
người đó là quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với bản thân
mình. Trên cơ sở những quan niệm trên, trong cuốn Luận cương về Phơbách,
Mác đã đưa ra quan niệm về bản chất con người rất đầy đủ và chính xác.

Mác viết: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của
cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hoà những quan hệ xã hội”.
Có thể hiểu tư tưởng này của C. Mác ở những nội dung sau đây:
Thứ nhất, Triết học Mác nghiên cứu bản chất con người xuất phát từ
hoạt động của con người thực tiễn. Không thể có con người trừu tượng chung
chung mà chỉ có những con người cụ thể đang sống và tiến hành những họat
động của mình trong những điều kiện lòch sử nhất đònh. Cái nền tảng vật chất
để hình thành và phát triển xã hội loài người, hình thành và phát triển bản
chất người chính là hoạt động thực tiễn mà trước hết là quá trình lao động
sáng tạo, quá trình sản xuất ra của cải vật chất nhằm đảm bảo cho sự tồn tại
và phát triển của từng con người và xã hội nói chung. Khác với các loài độâng
vật khác, con người không phải dựa vào tự nhiên một cách thụ động máy
móc mà bằng hoạt động sáng tạo của mình tạo ra một thiên nhiên thứ hai một thiên nhiên mang tính người, được nhân loại hóa. Với quan niệm như
vậy, con người không phải chỉ là một bộ phận của giới tự nhiên, là sản phẩm
5


của tự nhiên mà còn là chủ thể sáng tạo ra giới tự nhiên theo nhu cầøu và mục
đích của mình.
Thứ hai, bản chất con người không phải là những cái gì có sẵn, không
phải do trời phú, không phải nhất thành bất biến như các trường phái triết học
trước Mác và các tôn giáo vẫn quan niệm, mà nó được hình thành và phát
triển trong quá trình lao động sáng tạo và đấu tranh xã hội. Để tồn tại và
phát triển con người phải lao động sản xuât để tạo ra của cải vật chất, trong
quá trình đó con người hình thành những mối quan hệ với nhau. Như Mác
khẳng đònh: “trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với gới tự nhiên.
Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau… để hoạt động
chung và để trao đổi hoạt động với nhau”. Chính từ những quan hệ xã hội
“tất yếu” đó con người bộc lộ bản chất của mình.

Thứ ba, nói “bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” thì
không có nghóa là Mác coi nhẹ hay phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con
người. Ở đây Mác chỉ muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người với thế
giới động vật trước hết là ở bản chất xã hội và cũng để khắ phục sự thiếu sót
của các nhà triết học trước không thấy được bản chất xã hội của con người.
Từ việc nghiên cứu bản chất con người theo quan điểm duy vật biện
chứng cho ta cơ sở phương pháp luận vô cùng quan trọng để giải quyết những
vấn đề về con người trong xã hội hiện thực. Trước hết cần phải xem xét và
giải quyết những vấn đề liên quan đến con người theo quan điểm toàn diện,
lòch sử cụ thể, phát triển và thực tiễn…. Con người chỉ có thể tồn tại, phát
triển và cống hiến khả năng của mình khi những nhu cầu về vật chất và tinh
thần được thoả mãn ở mức độ nhất đònh. Phải giải quyết hài hoà mối quan hệ
giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích riêng và lợi ích cộng đồng, giữa
cống hiến và hưởng thụ; mỗi cá nhân có quyền đòi hỏi xã hội phải đáp ứng
những nhu cầu của mình nhưng đồng thời mỗi người cũng phải tự giác đáp
ứng những đòi hỏi chung của xã hội.
Cần phải có những cơ chế, những chủ trương chính sách cụ thể và thiết
thực nhằm chăm lo phát triển con người cả về mặt sinh học và xã hội của nó
nhằm taọ ra những động lực thật sự cho sự phát triển của từng cá nhân và cả
xã hội.
Với tầm quan trọng như vậy, Đảng ta và Chủ tòch Hồ Chí Minh đặc
biệt quan tâm đến vấn đề con người, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn
kết dân tộc nhằm giải quyết những nhiệm vụ lòch sử mà cách mạng Việt
Nam đặt ra.
Trong lòch sử cách mạng Việt Nam. xuất phát từ mục tiêu chung của
chủ nghóa Mác là giải phóng con người. Đảng ta luôn xác đònh, giá trò của xã
hội XHCN là phát triển toàn diện con người, con người vừa là mục tiêu, vừa
6



là động lực của sự phát triển. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải đặt
con người vào vò trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng KT với công bằng và
tiến bộ XH. Toàn bộ hệ thống các quan hệ KT – CT - xã hội phải phục vụ
cho sự nghiệp phát triển con người. Con người là chủ thể của mọi sáng tạo,
cội nguồn của mọi cải vật chất và tinh thần. Con người phát triển về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là
động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
Chính vì vậy, trong “Cương lónh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH” tại Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta đã chỉ rõ một trong
những đặc trưng cơ bản của mô hình CNXH ở nước ta là: “Con người được
giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao
động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện cá nhân”. Để thực hiện được những mục tiêu đó thì không thể chỉ dừng
lại ở những cương lónh chính trò, những phương hướng chung mà phải bắt tay
vào thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nhằm đáp ứng những nhu cầu chính
đáng, những lợi ích cơ bản của người lao động.
Trong thời kỳ trước đổi mới, các Đảng cộng sản lãnh đạo công cuộc
xây dựng CNXH đã mắc phải nhiều sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về
những chủ trương và chính sách lớn, trong đó có vấn đề con người. Đại hội
Đảng lần thứ VI đã chỉ ra những tư tưởng chủ quan nóng vội, giản đơn, bỏ
qua những bước đi cần thiết, muốn nhanh chóng thực hiện nhiều mục tiêu
cùng một lúc trong khi nước ta đang ở thời kỳ đầu của thời kỳ quá độ, chưa
có đủ những điều kiện cần thiết. Cùng với việc nôn nóng thiết lập chế đôï
công hữu về tư liệu sản xuất, chúng ta đã áp dụng một kiểu quản lý mang
nặng tính quan liêu, một kiểu phân phối theo kiểu chủ nghóa bình quân mà
được hiểu một cách sai lầm là bình đẳng, là ưu việt của CNXH. Trong thực
tế, các nước XHCN đã rơi vào ảo tưởng về một thiên đường khi thực hiện
một chính sách bao cấp tràn lan và kéo dài, vượt khỏi sức chòu đựng của nền
kinh tế. Ở nước ta, tình trạng đó còn trầm trọng thêm bởi những quan niệm
trừu tượng, mơ hồ về làm chủ, không chú ý đến nhu cầu và lợi ích riêng cuả

người lao động; là sự ỷ lại, dựa dẫm vào bên ngoài và tài nguyên thiên
nhiên… Hậu quả tất yếu là làm thui chột động lực của cá nhân và của cả xã
hội, khiến con người trở thành thụ động, gần như hoà tan cái cá nhân vào tập
thể, xã hội. Điều đó đã đi ngược lại mục tiêu của CNXH và CNCS mà các
nhà kinh điển đã nêu ra là xã hội phải tạo điều kiện cho con người phát huy
tối đa tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đảm bảo cho mỗi con người phát
triển tự do và toàn diện.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI cho đến nay, chúng ta đã thực hiện công
cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để với những bước đi vững chắc,
7


nhờ đó đã thu được những thắng lợi to lớn và ý nghóa lòch sử như Đại hội
Đảng lần thứ X đã đánh giá. Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với
những khó khăn và thách thức gay gắt do hậu quả nặng nề của nhiều năm
chiến tranh và cơ chế cũ, của nền KT kém phát triển hoặc mới nảy sinh trong
quá trình phát triển nền kinh tế thò trường và mở rộng hội nhập quốc tế. Tăng
trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng, sức cạnh tranh còn kém; nhiều
vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết. Chúng ta chưa có những chỉ số
cao về phát triển con người như mong muốn. Nhiều năm qua tốc độ nâng cao
mức sống vật chất và tinh thần còn quá chậm, chất lượng sống còn thấp,
khoảng cách giàu nghèo có xu hướng tăng lên. Cùng với mặt bằng dân trí
còn thấp, số người được đào tạo có trình độ tay nghề cao cũng như số người
có học vấn đại học, sau đại học đều đang còn ít. Đó là những khó khăn hết
sức to lớn trên con đường thực hiện mục tiêu của sự nghiệp CNH - HĐH đất
nước nhằm đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại trong khu vực.
Đại hội Đảng lần thứ X khẳng đònh quyết tâm sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển trước năm 2010, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân. Chúng ta chủ trương kết hợp chặt chẽ, hợp lý các

mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lónh
vực, đòa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước
và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở
phát triển kinh tế, gắn quyền lợi với nghóa vụ, cộng hiến với hưởng thụ, tạo
động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế, xã hội.

8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×