Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hướng Dẫn Một Số Vấn Đề Chung Về Công Tác Kiểm Sát Thi Hành Án Phạt Tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.95 KB, 15 trang )

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI
HÀNH ÁN PHẠT TÙ.
PHẦN THỨ NHẤT
MỘT SỐ KỸ NĂNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
1. Sự cần thiết :
Hiến pháp năm 2013, Nghị Quyết 37/2012/QH13; Nghị Quyết 63/2013/QH13,
kết luận số 79- KL/TW ngày 28.7.2010 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 khẳng định: Ngành kiểm sát tiếp tục thực hiện chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, yêu cầu phải đổi mới và nâng cao
chất lượng công tác kiểm sát đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, trong đó có hoạt động
kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
Trong những năm qua, công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và
giáo dục người chấp hành án phạt tù tại các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam đã
đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần vào thành tích chung của Ngành, đấu
tranh có hiệu quả với tội phạm hình sự, góp phần bảo vệ pháp luật trên địa bàn của
tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác này cũng còn bộc lộ nhiều
hạn chế, tồn tại: Nhiều cuộc kiểm sát tiến hành kiểm sát phát hiện được vi phạm
nhưng không viện dẫn căn cứ Điều luật để xác định vi phạm; Chưa kiểm sát được
việc ban hành Quyết định thi hành án phạt tù của Tòa án, Quyết định hoãn thi hành
án phạt tù, chưa kiểm sát được Cơ quan thi hành án hình sự thực hiện việc áp giải bị
án đi thi hành án . . . Nguyên nhân chính là do thiếu kỹ năng cơ bản để phát hiện vi
phạm khi kiểm sát công tác thi hành án phạt tù. Do đó, phòng 8 – Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Bình Định xây dựng tài liệu : Hướng dẫn một số vấn đề chung trong công
tác kiểm sát thi hành án phạt tù; Kỹ năng xây dựng bản kết luận KSTT.
2. Mục đích
Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao kỹ năng phát hiện vi
phạm trong công tác thi hành án phạt tù để vận dụng nhằm góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án phạt tù đối với Viện kiểm sát nhân dân
cấp huyện.
3. Yêu cầu :


Cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi
hành án hình sự phải nắm vững các quy định của pháp luật về quản lý người bị tạm


giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù; Các quy định về chức năng nhiệm vụ của
Ngành để vận dụng vào thực tiễn công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam nhằm
thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, không lạm quyền, né tránh, nêu cao
tinh thần đấu tranh bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế XHCN.
Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cán bộ, kiểm sát viên phải vận dụng thành
thạo kỹ năng; nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thi hành án phạt tù nhằm phát
hiện vi phạm để chấn chỉnh, khắc phục, sửa chữa kịp thời; đảm bảo các quy định của
pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.
II. KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ:
1. Nhận thức chung về kiểm sát thi hành án phạt tù :
1.1. Khái niệm :
Kiểm sát việc thi hành án phạt tù là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
trong việc áp dụng các biện pháp do pháp luật quy định để kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm
trong việc thi hành án phạt tù, nhằm bảo đảm việc thi hành án phạt tù được thực hiện
đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời, quyền và lợi ích của người chấp hành án phạt tù
không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.
1.2 Đối tượng công tác kiểm sát thi hành án phạt tù :
Điều 25 của Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định: "VKSND kiểm sát việc
tuân theo pháp luật của Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức, được
giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan trong việc thi hành án hình sự.
Theo quy định trên, đối tượng kiểm sát của công tác kiểm sát thi hành án hình sự là
việc tuân theo pháp luật của các chủ thể sau:
+ Tòa án nhân dân: Đây là một chủ thể quan trọng trong hoạt động thi hành
án hình sự, nhiều quyết định pháp lý quan trọng trong thi hành án hình sự do Tòa án

có thẩm quyền ban hành như: Quyết định đưa bản án ra thi hành án, hoãn thi hành án
phạt tù, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời gian
chấp hành hình phạt, xóa án tích v.v…
+ Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự: Trại tạm giam
thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an
cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam); Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã); Đơn vị quân đội cấp
trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội). Ngoài ra, việc tuân theo
pháp luật của chính các đương sự như người bị kết án cũng là đối tượng kiểm sát của
công tác kiểm sát thi hành án.

2


Đối tượng kiểm sát của công tác kiểm sát thi hành án hình sự còn thể hiện qua
việc tuân thủ pháp luật trong và chỉ trong lĩnh vực thi hành các bản án và quyết định
của Tòa án, đó là việc tuân thủ pháp luật trong việc thi hành các bản án tử hình, phạt
tù, cải tạo không giam giữ, trục xuất; trong việc thi hành các bản án phạt tù nhưng
cho hưởng án treo… các việc thi hành án cụ thể như việc ra quyết định thi hành án,
việc thi hành các loại hình phạt cụ thể, việc xét miễn, giảm thời gian chấp hành hình
phạt, cho hưởng thời hiệu thi hành án, hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù,
v.v…
1.3 Phạm vi của kiểm sát thi hành án phạt tù: Kiểm sát thi hành án phạt tù là
một phần của công tác kiểm sát thi hành án hình sự, bắt đầu từ khi bản án của Tòa án
có hiệu lực pháp luật cho đến khi bản án được chấp hành xong và người bị kết án
được xóa án tích. Tuy nhiên, tùy theo mỗi loại hình phạt cụ thể có trình tự, thủ tục thi
hành khác nhau nên phạm vi kiểm sát cũng có thể khác nhau.
2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án phạt
tù:
Khoản 2 điều 25 Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2014 và Điều 141 Luật thi

hành án hình sự quy định :
Khi thực hiện kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ và
quyền hạn như sau;
1.Yêu cầu tòa án cùng cấp và cấp dưới ra Quyết định thi hàn hán hình sự đúng
quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao
một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông
báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc
thi hành án hình sự;
3. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật trong thi hành
án hình sự theo thẩm quyền; quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án
phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật;
4. Định kỳ và đột xuất kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án
của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức được giao
một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trực tiếp kiểm
sát việc tuân theo pháp luật, kháng nghị, kiến nghị yêu cầu đối với trại giam đóng
tại địa phương đó trong việc thi hành án phạt tù;
5. Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia việc xét
giảm, miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút ngắn thời gian
thử thách;
6. Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự cùng
cấp, cấp dưới, cơ quan tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án và cá nhân có
3


liên quan; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm
pháp luật trong việc thi hành án hình sự; chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
7. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục người
chấp hành án phạt tù, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại tố
cáo đối với việc thi hành án hình sự;

8. Khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về hình sự khi phát hiện có
dấu hiệu tội phạm trong thi hàn hán hình sự theo quy đinh của pháp luật.
Điều 26 Luật tổ chức VKSND quy định : Trách nhiệm thực hiện yêu cầu kiến
nghị, kháng nghị, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thi hành án hình
sự.
1. Đối với yêu cầu ra Quyết định thi hành án hình sự đúng quy định của pháp
luật, yêu càu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự, cơ
quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải thực hiện ngay.
2. Đối với yêu cầu tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả
cho Viện kiểm sát nhân dân thì Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ
chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự phải thực hiện trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
3. Đối với kiến nghị, kháng nghị, quyết định, yêu cầu khác của Viện kiểm sát
nhân dân trong việc thi hành án hình sự thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
phải xem xét, giải quyết, trả lời hoặc thi hành theo quy định của Luật thi hành án
hình sự.
- Căn cứ Điều 142 Luật thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, cụ thể:
1. Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Toà án,
cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức
được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự.
2. Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự,
Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan
thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự
cùng cấp và cấp dưới:
a, Ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương XIII của
Luật thi hành án hình sự;
b, Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và của cấp
dưới; thông báo kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát;
c, Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho

Viện kiểm sát.
4


III. KỸ NĂNG KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
1- Kiểm sát thi hành án phạt tù:
1.1. Kiểm sát việc chấp hành pháp luật trước khi thi hành án phạt tù:
Để đảm bảo việc thi hành án kịp thời nghiêm minh, KSV phải nắm được các
nội dung sau:
- Kiểm sát viên kiểm sát thời gian Tòa án ra Quyết định thi hành án (tức là
trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật,
hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm,
quyết định tái thẩm, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra Quyết định thi hành
án hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra Quyết định thi hành án). (Điều 256
BLTTHS, Nghị quyết số 02/2007 ngày 02.10.2007của HĐTPTANDTC)
- Kiểm sát nội dung của Quyết định thi hành án phạt tù của TA: Quyết định
THA phải ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định; bản án, quyết định được thi
hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành quyết định THA; họ tên, ngày, tháng, năm
sinh, nơi cư trú của người bị kết án; thời hạn chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp
hành hình phạt bổ sung. Đối với người bị kết án đang tại ngoại, thì trong thời hạn 07
ngày kể từ ngày nhận được Quyết định thi hành án, người bị kết án phải có mặt tại cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú, nếu quá thời hạn
trên mà không có mặt thì sẽ bị áp giải thi hành án.( Điều 21 Luật THAHS)
- Kiểm sát việc ủy thác ra Quyết định thi hành án trong thời hạn 07 ngày, kể từ
ngày nhận được Quyết định ủy thác thi hành án. (Quy định tại Điều 256 BLTTHS,
NQ 02/2007 ngày 02.10.2007 của HHĐTPTATC)
- KSV phải kiểm sát được ngày TA ra Quyết định THA, kiểm sát việc chấp
hành thời hạn gửi và nơi gửi Quyết định thi hành án của Tòa án. Trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù và hình phạt bổ sung, TA
đã ra quyết định phải gửi quyết định THA cho cá nhân, cơ quan sau: Người chấp

hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan THAHS Công an cấp huyện nơi người phải
chấp hành án đang bị tạm giam tại Nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại...
- Kiểm sát được ngày cơ quan Công an cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn
THA nhận được quyết định THA.
- Kiểm sát việc cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi THA,
nếu người đang bị kết án đang bị tạm giam và người thân thích của họ có yêu cầu
(Điều 260 BLTTHS).
- Kiểm sát việc áp giải người bị kết án đi THA, nếu người bị kết án đang tại
ngoại và không tự giác đi THA.(Theo khoản 4 Điều 22 Luật THAHS)
* Lưu ý: Thực tiễn xảy ra nhiều trường hợp là: Cơ quan THAHS khi nhận
được quyết định THA, không kịp thời triệu tập người bị kết án, yêu cầu bị án chấp
5


hành án, không gửi báo cáo về việc chậm áp giải và kết quả áp giải cho VKS và TA
đã ra Quyết định thi hành án để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Khi tiến hành kiểm sát, KSV phải lập hồ sơ kiểm sát THA phạt tù để theo dõi
việc THA của TA và việc THA của cơ quan THAHS Công an cấp huyện. Các hoạt
động thi hành án phạt tù đều phải được lập thành văn bản và lưu trong hồ sơ, phiếu
kiểm sát nêu rõ lý do, nguyên nhân thiếu sót trong thi hành án phạt tù. Mọi trường
hợp cơ quan Công an chậm áp giải bị án hoặc không áp giải được bị án phải được
KSV thể hiện bằng bút tích, lý do chậm áp giải và lý do chưa áp giải được đưa vào hồ
sơ kiểm sát THA.
- Nếu trường hợp bị án trình bày hoặc xuất trình các tài liệu chứng minh căn cứ
để xin hoãn, tạm đình chỉ THA thì bắt buộc KSV phải kiểm tra. Khi xác định có căn
cứ để hoãn, tạm đình chỉ THA, thì KSV báo cáo Lãnh đạo Viện có văn bản đề nghị
TA ra quyết hoãn, tạm đình chỉ THA cho bị án.
1.2. Kiểm sát việc hoãn chấp hành hình phạt tù:
- Kiểm sát điều kiện, thủ tục đề nghị được hoãn và Quyết định hoãn thi hành
án phạt tù. Nếu người phải chấp hành hình phạt tù có đủ 2 điều kiện dưới đây thì có

thể được xem xét hoãn chấp hành hình phạt tù:
+ Điều kiện thứ nhất: Có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú cụ thể, rõ
ràng; Không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nào sau khi tuyên án; Không
có căn cứ cho rằng bị án sẽ bỏ trốn.
+ Điều kiện thứ hai: Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được
hồi phục (Bệnh nặng là trường hợp bị án bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành
hình phạt tù được và nếu buộc họ phải chấp hành án sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Tình trạng bệnh tật của họ phải có kết luận của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên – Điểm
7.1 Nghị quyết 01/2007/HĐTP); Hoặc qua kết quả xét nghiệm thấy rằng bị án bị
nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có
tiên lượng xấu – Khoản e, điểm 1, Mục III Nghị quyết 02/2007/HĐTP và điểm 7.1
Nghị quyết 01/2007/HĐTP; Hoặc là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng
tuổi thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, nếu họ bị xử phạt lần đầu –
Khoản b, điểm 7.1 nghị quyết 01/2007/HĐTP.
Bị án làm đơn xin hoãn kèm theo kết luận của Bệnh viện cấp huyện trở lên là
họ đang có thai hoặc bản sao giấy khai sinh (hoặc giấy chứng sinh) của con người bị
kết án và xác nhận của chính quyền địa phương về việc họ đang nuôi con dưới 36
tháng tuổi... điểm g, khoản 1.3, Mục III Nghị quyết 02/2007/HĐTP.
Hoặc là người lao động duy nhất trong gia đình và nếu chấp hành hình phạt
tù thì gia đình họ sẽ gặp khó khăn đặc biệt (bị án phải có xác nhận của chính quyền
địa phương nơi bị án thường trú).

6


Bị án có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù đến một năm (trừ trường hợp họ
bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng – khoản h, điểm 1, Mục III Nghị quyết 02/2007/HĐTP;
Điểm 7.1 Nghị quyết 01/2007/HĐTP.
Bị án bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu Công vụ thì được hoãn

đến một năm – Điều 61 BLHS; Điều 261 BLTTHS; Điểm 1, phần III Nghị quyết
02/2007/HĐTP.
Bị án đang thực hiện công việc dở dang hoặc sắp thực hiện mà thiếu họ thì
không ai có thể thay thế được.
Phải có văn bản của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc chính quyền địa
phương nơi họ thường trú xác nhận – Khoản I, điểm 1, Mục III nghị quyết
02/2007/HĐTP; Khoản đ tiểu mục 7.1 Nghị quyết 01/2007/HĐTP.
* Lưu ý : Trường hợp là người lao động duy nhất hoặc do nhu cầu công vụ thì
bị án có thể được hoãn nhiều lần, nhưng tổng số thời gian được hoãn tối đa không
quá một năm- khoản c tiểu mục 7.3 Nghị quyết 01/2007/HĐTP.
Ngoài ra, TA có thể cho người bị xử phạt tù theo khoản 1 Điều 61 BLHS được
hoãn THA trong trường hợp đặc biệt –Tiểu mục 7.2 Nghị quyết 01/2007/HĐTP.
- VKS cùng cấp có quyền đề nghị Chánh án TA đã ra quyết định THA có thể
cho bị án hoãn chấp hành hình phạt tù. Do đó, KSV thấy bị án đang tại ngoại có đủ
điều kiện được hoãn THA thì lập hồ sơ đề nghị TA cho bị án hoãn chấp hành hình
phạt tù.
- Chánh án TA đã ra quyết định THA cũng có thể tự mình cho bị án hoãn THA
– khoản 1 Điều 23 Luật THAHS; Trong trường hợp người thân thích của bị án (cha,
mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em… của người bị kết án) hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị án
làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi bị án thường trú đề nghị - Điểm 1.2, 1.3
tiểu mục 1, Phần III Nghị quyết 02/2007/HĐTP.
- Hồ sơ đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù phải bao gồm đầy đủ các loại tài
liệu cần thiết để chứng minh là bị án có đủ điều kiện để xét hoãn chấp hành hình phạt
tù được nêu ở trên.
* Lưu ý: Thực tế trên địa bàn tỉnh, nhiều trường hợp Tòa án cho bị án hoãn
không đúng quy định như: cho hoãn vì lý do là lao động chính (chứ không phải là lao
động duy nhất..được hoãn nhiều lần nhưng không quá 1 năm)… Do vậy KSV cần
nắm chắc khoản c tiểu mục 7.3 Nghị quyết 01/2007/HĐTP để kiểm sát. Nếu phát
hiện quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù của TA có vi phạm pháp luật, thì KSV
yêu cầu TA cung cấp hồ sơ để nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu hồ sơ, nếu thấy cần

thiết thì KSV yêu cầu TA giải trình hoặc phối kết hợp trong việc xác minh điều kiện
hoãn THA. Khi xác định rõ vi phạm thì KSV phải báo cáo Lãnh đạo để yêu cầu TA
7


sửa đổi hoặc hủy bỏ - Điểm 1.6 tiểu mục 1, Phần III Nghị quyết 01/2007/HĐTP;
Khoản 6 Điều 141, 143 Luật THAHS.
- Kiểm sát việc THA khi hết thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù:
+ Chậm nhất là 7 ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh
án TA đã cho hoãn phải ra quyết định THA, phải thông báo bằng văn bản và gửi ngay
thông báo đó cho người chấp hành án, cơ quan được quy định tại khoản 3 Điều 23
Luật THAHS. (VKS cùng cấp, cơ quan THA Công an cấp tỉnh, cơ quan THA Công
an cấp huyện nơi người được hoãn THA đang cư trú khoản 6 Điều 24 Luật THAHS;
Khoản 1 và 2 Điều 261 BLTTHS.
+ Trong trường hợp bị án có đủ điều kiện để được xem xét tiếp tục hoãn chấp
hành án phạt tù như: Đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, mắc bệnh hiểm nghèo….
Thì 7 ngày trước khi hết hạn hoãn THA, KSV yêu cầu TA xác minh điều kiện tiếp
tục được hoãn.
+ Nếu quá thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù,
bị án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành án phạt tù mà không có lý do
chính đáng thì cơ quan THAHS Công an cấp huyện phải áp giải người bị kết án đi
chấp hành án phạt tù – Khoản 3 Điều 15, khoản 4 Điều 22 Luật THAHS, khoản 2
Điều 261 BLTTHS.
- KSV muốn xác định được thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù của bị án một
cách chính xác thì phải có sổ theo dõi từng bị án và thường xuyên kiểm tra, đối chiếu
với các cơ quan liên quan.
- KSV có thể thông qua nhiều hình thức, nhiều biện pháp (tùy thuộc vào mối
quan hệ công tác, thông qua các cuộc giao ban Liên ngành…) để nhắc nhở, ghi nhớ
thời hạn hoãn của bị án.
1.3 Kiểm sát việc thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù :

+ Trại giam, Trại tạm giam, CQTHAHS Công an cấp huyện nơi trực tiếp quản
lý người được tạm đình chỉ tổ chức giao người được tạm đình chỉ cho UBND cấp xã
nơi người đó về cư trú; thân nhân của người được tạm đình chỉ có nghĩa vụ tiếp nhận
người được tạm đình chỉ.
+ UBND cấp xã được giao quản lý người được tạm đình chỉ có trách nhiệm
theo dõi, giám sát người được tạm đình chỉ, xem xét, giải quyết cho người đó được đi
khỏi nơi cư trú, làm việc.
- Kiểm sát việc tiếp tục THA đối với người được tạm đình chỉ thi hành án :
+ Chậm nhất là trước bảy ngày khi hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt
tù, Chánh án TA đã ra Quyết định tạm đình chỉ phải ra quyết định thi hành án đối với
hình phạt còn lại- Điểm b, khoản 1 Điều 269 BLTTHS; Hoặc :
8


+ Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ, CQTHAHS Công
an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ về cư trú có trách nhiệm thông báo cho
người đang được tạm đình chỉ biết và yêu cầu người đó có mặt tại nơi chấp hành án
đúng quy định. Quá thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ chấp
hành án phạt tù mà người được tạm đình chỉ không có mặt tại Trại giam, Trại tạm
giam hoặc CQTHAHS Công an cấp huyện để tiếp tục chấp hành án mà không có lý
do chính đáng, thì Thủ trưởng CQTHAHS Công an cấp huyện quyết định áp giải thi
hành án theo khoản 4 Điều 32 Luật THAHS.
+ Trong thời gian được tạm đình chỉ, người được tạm đình chỉ có hành vi vi
phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn thì
UBND cấp xã nơi người được tạm đình chỉ cư trú thông báo cho CQTHAHS Công
an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ cư trú để cơ quan này thông báo cho
Chánh án Tòa án đã ra Quyết định tạm đình chỉ phải xem xét ra quyết định chấm dứt
việc tạm đình chỉ và gửi quyết định đó cho CQTHAHS Công an cấp huyện để thực
hiện áp giải thi hành án.
+ Trường hợp người được tạm đình chỉ bỏ trốn, CQTHAHS Công an cấp Tỉnh

ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.
+ Trường hợp người tạm đình chỉ chết, UBND cấp xã nơi người đó cư trú, đơn
vị quan đội được giao quản lý người đó thông báo cho CQTHAHS Công an cấp
huyện để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ và Tòa án đã ra quyết
định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo,
Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho
cơ quan có liên quan và Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án. (Điều 32
Luật THAHS)
1.4. Kiểm sát việc quản lý và giáo dục người được hoãn, tạm đình chỉ chấp
hành án phạt tù:
- Kiểm sát việc chuyển giao quyết định hoãn, tạm đình chỉ cho bị án và chính
quyền địa phương nơi bị án cư trú hoặc làm việc. Nếu quá thời hạn quy định mà bị án
hoặc chính quyền địa phương chưa nhận được quyết định thì KSV phải yêu cầu TA
trực tiếp giao nhận và xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bị án, của chính quyền
địa phương trong thời gian bị án được hoãn, tạm đình chỉ THA.
- KSV kiểm sát việc chấp hành pháp luật của người được hoãn, tạm đình chỉ
chấp hành án phạt tù, kiểm sát công tác quản lý và giáo dục bị án của chính quyền địa
phương được giao trách nhiệm quản lý và giáo dục họ theo Điều 24 Luật THAHS,
Điều 263 BLTTHS:
+ Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người được
hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao trách nhiệm quản lý và giáo dục
họ.
9


+ Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người được
hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có quyền cho phép hay không cho phép
người được hoãn đi nơi khác.
Trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người bị kết án có hành vi vi
phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó sẽ bỏ trốn, thì:

. Chánh án TA đã ra quyết định hoãn hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định
THA để bắt họ tiếp tục thi hành hình phạt tù.
. Quyết định THA được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi TA đã ra quyết
định và ngay sau khi nhận được quyết định THA, cơ quan Công an phải tổ chức bắt,
áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù.
* Lưu ý: Từ ngày 01.07.2011 (Luật THAHS có hiệu lực) thì xử lý như sau:
+ Người được hoãn chấp hành án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng
hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn, thì UBND cấp xã có nhiệm vụ quản
lý người được hoãn chấp hành án báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
huyện để đề nghị Chánh án TA đã ra quyết định hoãn hủy bỏ quyết định đó.
+ Ngay sau khi TA ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án, Cảnh sát
hỗ trợ tư pháp thực hiện việc áp giải người chấp hành án để thi hành án.
+ Nếu người được hoãn chấp hành án bỏ trốn, thì cơ quan THAHS Công an
cấp tỉnh ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt (Khoản 5 Điều 13 Luật
THAHS).
+ Trường hợp người được hoãn chết, sau khi nhận được thông báo thì TA đã ra
quyết định THA phải ra quyết định đình chỉ THA (Khoản 5 Điều 24 Luật THAHS).
* Đối với người được tạm đình chỉ chấp hành án :
+ Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người
đó có thể bỏ trốn, thì UBND cấp xã nơi người được tạm đình chỉ cư trú được giao
quản lý người tạm đình chỉ thông báo cho CQTHAHS Công an cấp huyện nơi người
được tạm đình chỉ cư trú để các cơ quan nay thông báo cho Chánh án Tòa án đã ra
quyết định tạm đình chỉ.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Chánh án
TA đã ra quyết định tạm đình chỉ phải xem xét ra quyết định chấm dứt việc tạm đình
chỉ và gửi quyết định đó cho CQTHAHS Công an huyện để thực hiện áp giải thi hành
án.
+ Trường hợp người tạm đình chỉ bỏ trốn, CQTHAHS Công an cấp tỉnh ra
Quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt- Khoản 4 Điều 32 Luật THAHS.


10


+ Trường hợp người tạm đình chỉ chết, sau khi nhận được thông báo, Tòa án
đã ra quyết định THA phải ra Quyết định đình chỉ THA theo khoản 5 Điều 32 Luật
THAHS.
1.5. Kiểm sát việc miễn chấp hành án phạt tù:
- Kiểm sát điều kiện miễn chấp hành hình phạt tù (Điều 57 BLHS): Đối với
người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt lập
công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (trừ
trường hợp được đặc xá, hoặc đại xá).
- Kiểm sát việc chấp hành thủ tục xét miễn chấp hành án phạt tù:
+ VKS nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú có thẩm quyền lập hồ sơ đề
nghị TAND cấp tỉnh xét miễn chấp hành án phạt tù.
+ Hồ sơ gồm có: Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật; Văn bản đề nghị của
VKS có thẩm quyền; Đơn xin miễn chấp hành án phạt tù của người bị kết án; Bản
tường trình của người bị kết án về việc lập công hoặc lập công lớn có xác nhận của
cơ quan có thẩm quyền hoặc kết luận của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên về tình trạng
bệnh tật của người bị kết án bị mắc bệnh hiểm nghèo - Mục 2 Nghị quyết
01/2007/HĐTP.
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tòa án có thẩm quyền
phải mở phiên họp xét miễn và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp
biết để cử kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ cần được bổ sung
theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ
sơ bổ sung.
+ Trong ba ngày làm việc, kể tù ngày ra quyết định miễn chấp hành án phạt tù,
Tòa án có trách nhiệm gửi quyết định miễn chấp hành án phạt tù cho người được
miễn chấp hành án, Viện kiểm sát đã đề nghị, Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp,
CQTHAHS cùng cấp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, UBND cấp xã nơi người
đó cư trú, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.(Điều 34 Luật THAHS).

2- Kiểm sát việc thi hành án treo:
2.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc thi hành án
treo:
Trách nhiệm của Tòa án trong việc ra Quyết định thi hành án treo quy định tại
Khoản 2, Điều 61 Luật THAHS: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết
định thi hành án. Tòa án phải gửi quyết định thi hành án treo cho người được hưởng
án treo., Viện kiểm sát cùng cấp, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi
người được hưởng án treo cư trú; Sở tư pháp nơi Tòa án đã ra Quyết định thi hành án
có trụ sở.

11


Trách nhiệm của Cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cấp Quân khu quy định
tại Khoản 1 Điều 62 Luật THAHS: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được Quyết định thi hành án, CQTHAHSS Công an huyện có nhiệm vụ triệu tập
người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo là
người chưa thành niên đến trụ sở Cơ quan THAHS để ấn định thời gian người được
hưởng án treo phải có mặt tại UBND cấp xã nơi người đó cư trú và cam kết việc chấp
hành án và lập hồ sơ thi hành án.
- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày triệu tập người được hưởng án treo, người
đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo, CQ THAHS Công an huyện phải
giao hồ sơ thi hành án cho UBND cấp xã được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục
người được hưởng án treo( Khoản 2 Điều 62 Luật THAHS).
2.2. Hồ sơ cần kiểm sát ở UBND xã, phường:
Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức giám sát, giáo dục:
- Quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục.
- Yêu cầu người được hưởng án treo cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của
mình (Điều 64 Luật THAHS):
+ Thực hiện nội quy, quy chế nơi cư trú, tích cực tham gia lao động, học tập,

chấp hành hình phạt bổ sung, bồi thường dân sự..;
+ Có mặt theo yêu cầu của UBND xã, phường, nếu vắng mặt ở địa phương từ 1
ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng cho Công an xã, phường;
+ 3 tháng một lần phải nộp bản kiểm điểm tự nhận xét cho người trực tiếp
giám sát (nếu đi khỏi nơi cư trú từ 3 đến 6 tháng thì phải có nhận xét của Công an cấp
xã nơi người đó đến cư trú).
- Biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Tạo điều kiện lao động, học tập của người được hưởng án treo.
- Thực hiện các chế độ chính sách có đầy đủ không?
2.3. Về thủ tục rút ngắn thời gian thử thách:
- Điều kiện để được rút ngắn thời gian thử thách: Chấp hành được ½ thời gian
thử thách, có nhiều tiến bộ (Khoản 4, Điều 60 BLHS);
- Phải có đơn của người được hưởng án treo.
- Tại khoản 1, Điều 66 Luật THAHS thì Cơ quan THAHS Công an cấp huyện
lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp nơi người được hưởng án treo cư trú xem xét,
quyết định.
- Thời hạn mở phiên họp của TA để xét là 15 ngày(Khoản 2, Điều 66 Luật
THAHS).
12


- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định rút ngắn thời gian
thử thách, Tòa án phải gửi Quyết định đó cho người được rút ngắn thời gian thử
thách, cơ quan đề nghị rút ngắn thời gian thử thách, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra Quyết định thi hành án phạt tù cho hưởng án
treo, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở (Khoản 3 Điều 66 Luật
THAHS).
2.4. Trường hợp thay đổi nơi cư trú:
- VKS phải xác định kịp thời UBND xã nơi người được hưởng án treo đến cư
trú để giám sát, giáo dục (thay đổi trong phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc

tỉnh).
- Làm thủ tục báo cáo Lãnh đạo để thông báo cho VKS nơi người được hưởng
án treo đến cư trú (phạm vi ngoài quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
3. Kiểm sát việc thi hành án phạt cải tạo không giam giữ:
Trình tự, thủ tục đối với người phải chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
đối với các cơ quan THAHS Công an cấp huyện, Tòa án, UBND xã, phường nơi bị
án cư trú như người được hưởng án treo.
* Lưu ý: Trong thực tiễn thi hành án treo và cải tạo không giam giữ thường có
các dạng vi phạm sau: Người chấp hành án không xin phép cơ quan có thẩm quyền
khi đi khỏi nơi cư trú; Cơ quan có trách nhiệm quản lý, giáo dục không đề nghị xét
giảm thời hạn chấp hành án cho bị án; không phân công cụ thể người có trách nhiệm
giám sát, giáo dục; người chấp hành án không được giải thích về quyền và trách
nhiệm của họ; Quá trình chấp hành pháp luật, quá trình tu dưỡng và rèn luyện của bị
án không được chính quyền địa phương nắm bắt kịp thời; Cơ quan có trách nhiệm
không lập hồ sơ theo dõi, quản lý hoặc có theo dõi lập hồ sơ nhưng không đảm bảo
theo quy định của pháp luật.
* Việc chấp hành pháp luật trong việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt
cải tạo không giam giữ:
- Điều kiện: Chấp hành 1/3 thời hạn cải tạo không giam giữ, có nhiều tiến bộ,
lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo (Điều: 58, 59, 76 BLHS).
- Đối với xét giảm của TA:
+ 15 ngày từ ngày nhận hồ sơ đề nghị giảm phải mở phiên họp (Thông báo
bằng văn bản cho VKS), VKS cử kiểm sát viên tham gia phiên họp.
+ 3 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, phải gửi quyết định cho các cơ
quan: TA đã ra quyết định THA, Sở tư pháp nơi TA ra quyết định, VKS.
4- Kiểm sát các loại hình phạt khác:

13



Các loại hình phạt khác gồm: cấm cư trú, quản chế; trục xuất; tước một số
quyền công dân; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định.
Do pháp luật về thi hành các loại hình phạt và thi hành các biện pháp tư pháp
này rất cụ thể về trình tự, thủ tục; về quyền, trách nhiệm của các cơ quan có trách
nhiệm tổ chức thi hành và nghĩa vụ của người bị kết án. VKS trên cơ sở căn cứ pháp
luật tổ chức kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các đối tượng trên.
5. Kiểm sát hồ sơ xóa án tích:
Phải gồm các tài liệu thể hiện được điều kiện và thủ tục được xóa án. Việc
chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ
sung và các quyết định khác của bản án. Người được miễn chấp hành phần hình phạt
còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.
- Việc xóa án tích có ý nghĩa trong việc xác định tái phạm. Do vậy, đối với
trường hợp xóa án theo quyết định của TA thì trong hồ sơ phải có: Yêu cầu của người
được xóa án tích; Các tài liệu phản ảnh tính chất của tội phạm đã được thực hiện,
nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án; Bản
nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú
hoặc làm việc; Bản phát biểu của KSV; Quyết định xóa án tích; Quyết định bác đơn
xin xóa án tích lần đầu hoặc các lần tiếp theo (nếu có).
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ :
Để làm tốt công tác kiểm sát thi hành án hình sự, kịp thời phát hiện những vi
phạm của Tòa án; Cơ quan thi hành án hình sự và các cơ quan khác, tổ chức được
giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, cán bộ, Kiểm sát viên làm khâu công tác
này phải có kiến thức tổng hợp, nắm chắc các quy định của BLTTHS, BLHS, Luật
THAHS, các Nghị Định, Thông tư liên tịch; Thông tư cũng như Nghị quyết của Hội
đồng thẩm phán Tòa án tối cao và các văn bản pháp luật có Liên quan về thi hành án
hình sự.
Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật và Quy chế nghiệp vụ trong quá
trình kiểm sát, lập hồ sơ kiểm sát các trường hợp chậm áp giải, hoãn, xét giảm, miễn

chấp hành hình phạt, truy nã. Quá trình kiểm sát phát hiện có vi phạm thì cán bộ,
kiểm sát viên phải kịp thời báo cáo, đề xuất với Lãnh đạo Viện để xem xét giải quyết
theo quy định.
Tăng cường công tác kiểm sát đối với Tòa án trong việc ra gửi các quyết định
thi hành án hình sự đúng nội dung, hình thức, quy định pháp luật và thời hạn luật
định. Trực tiếp trao đổi, góp ý những sai sót nhỏ, vụ việc cụ thể và tập hợp kiến nghị
chung đối với những vi phạm mang tính phổ biến.
PHẦN THỨ HAI
14


KỸ NĂNG XÂY DỰNG BẢN KẾT LUẬN KHI TIẾN HÀNH KIỂM SÁT
ĐỊNH KỲ HOẶC ĐỘT XUẤT NHÀ TẠM GIỮ, TRẠI TẠM GIAM.
Bản kết luận kiểm sát trực tiếp Nhà tạm giữ, trại tạm giam là một văn bản pháp
lý làm cơ sở để kháng nghị, kiến nghị cơ quan có vi phạm yêu cầu đình chỉ, bãi bỏ
quyết định vi phạm pháp luật, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật.
Theo quy định, sau mỗi cuộc kiểm sát, Viện kiểm sát phải có kết luận bằng văn
bản. Để bản kết luận đảm bảo, chính xác khoa học và có căn cứ, kiểm sát viên, cán bộ
cần lưu ý một số điểm sau :
Bản kết luận gồm 03 phần : Phần căn cứ pháp luật để kiểm sát, phần chấp hành
pháp luật và phần kháng nghị, kiến nghị.
Phần thứ nhất : Căn cứ pháp lý để kiểm sát định kỳ và đột xuất Nhà tạm giữ,
Trại tạm giam. Phần này cần nêu căn cứ pháp lý để tiến hành kiểm sát gồm các Điều
4, 5, 22, 24 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. (Nếu KSTT về công tác
thi hành án hình sự nêu Điều 25, 26 và Điều 141 Luật thi hành án hình sự năm 2010).
Trong phần này nêu rõ người tiến hành kiểm sát, chức danh pháp lý, chức vụ, thời
điểm kiểm sát và thời gian tiến hành cuộc kiểm sát.
Tóm tắt công việc trong suốt quá trình KSTT. Phần này làm căn cứ để kết luận
việc chấp hành pháp luật trong cuộc KSTT.
Phần thứ hai : Kết luận việc chấp hành pháp luật của cơ quan, đơn vị và người

có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý người bị tạm giữ, tạm giam.
Đây là phần hết sức quan trọng, toàn bộ kết quả hoạt động kiểm sát có chất
lượng hay không đều được thể hiện qua việc đánh giá thông qua nội dung bản kết
luận; Sau khi thu thập được các tài liệu có liên quan đến nội dung công tác kiểm sát,
KSV tổng hợp tình hình chấp hành pháp luật trong công tác quản lý người bị tạm giữ,
tạm giam tại Nhà tạm giữ và hệ thống hóa từng nội dung, vấn đề cần kết luận; Đối
chiếu với các quy định của pháp luật để xác định những ưu điểm, vi phạm tồn tại, xác
định nguyên nhân (khách quan,chủ quan) của những ưu điểm, vi phạm tồn tại, trách
nhiệm của từng vi phạm, phân loại các vi phạm, tích chất, mức độ, hậu quả của vi
phạm tồn tại theo quy định tại Điều, khoản của văn bản pháp luật nào, vi phạm phải
cụ thể rõ ràng có dẫn chứng và tài liệu hồ sơ chứng minh, làm căn cứ để xác định
kiến nghị hay kháng nghị, từ đó xây dựng kết luận.
Phần thứ ba : Kháng nghị, kiến nghị
Trong phần thứ ba của bản kết luận cần nêu rõ yêu cầu vấn đề gì ? Kháng nghị,
kiến nghị cần khắc phục, sửa chữa, chấm dứt việc làm có vi phạm. Quy rõ trách
nhiệm của cơ quan đơn vị, cá nhân vi phạm. Vi phạm thuộc điều luật nào ?
Còn các vi phạm khác thuộc các cơ quan hữu quan sẽ có báo cáo hoặc tiến
hành kháng nghị, kiến nghị riêng./.
15


PHÒNG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ,
TẠM GIAM VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

Người thực hiện

Lữ Thị Xuân Dương

16




×