Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên môn sinh tỉnh quảng bình năm học 2016 2017(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.37 KB, 5 trang )

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
Họ và tên: ………………………...
SBD: ……………………….……..

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
Khóa ngày 08/6/2016
MÔN THI: SINH HỌC (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,0 điểm)
a. Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho quy luật phân
li độc lập của Menđen ở những điểm nào?
b. Nêu cơ chế xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể. Hãy minh họa cơ chế đó bằng sơ đồ xác
định giới tính ở người.
c. Trong kì sau của giảm phân I, nhiễm sắc thể đã diễn biến theo cơ chế nào để hình thành nên
các tế bào con (n) có nguồn gốc khác nhau? Cho kí hiệu về nhiễm sắc thể và giải thích.
Câu 2: (1,5 điểm)
a. Vì sao sự phân chia mạnh nơi ở của quần thể có thể làm giảm độ đa dạng sinh học?
b. Độ đa dạng của quần xã là gì? Vì sao quần xã có độ đa dạng cao lại có tính ổn định cao hơn quần
xã có độ đa dạng thấp và sự cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự ổn định của quần xã?
Câu 3: (2,0 điểm)
Một gen có số ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Gen đó bị đột biến làm nuclêôtit
loại ađênin giảm đi

1
1
, loại xitôzin giảm đi
so với các loại nuclêôtit tương ứng của gen ban
5


10

đầu. Sau đột biến, gen có chiều dài 2193Å. Gen đột biến sao mã hai lần và khi giải mã đã cần môi
trường nội bào cung cấp 3424 axit amin. Hãy tính:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của gen khi chưa bị đột biến.
b. Số ribôxôm tham gia giải mã trên mỗi mARN. Biết rằng, số ribôxôm trượt qua trên mỗi
mARN bằng nhau.
c. Thời gian tổng hợp xong các phân tử prôtêin ở mỗi mARN. Biết rằng, thời gian giải mã mỗi
axit amin là 0,2 giây và khoảng cách đều giữa các ribôxôm kế tiếp nhau là 1,8 giây.
Câu 4: (1,5 điểm)
a. Từ hai giống lúa có chứa một cặp gen dị hợp (kiểu gen Aabb và aaBb), người ta muốn tạo ra
giống lúa có hai cặp gen dị hợp (kiểu gen AaBb). Hãy trình bày các bước để tạo ra giống lúa đó.
b. Trong chọn giống, nhiều khi người ta thực hiện phép lai trở lại. Ví dụ, lai dòng thuần chủng
A với dòng thuần chủng B rồi sau đó cho con lai lai trở lại với dòng A. Đời con sinh ra sau đó lại
tiếp tục cho lai trở lại với đúng dòng A ban đầu và quá trình lai trở lại như vậy được lặp đi lặp lại
nhiều lần. Hãy cho biết cách lai trở lại như vậy nhằm mục đích gì? Giải thích.
Câu 5: (1,5 điểm)
a. Giới hạn sinh thái là gì? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống
trong khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu và ngoài giới hạn sinh thái?
b. Nhiều loài cây có thể chịu đựng được nhiệt độ môi trường rất lạnh dưới nhiệt độ đóng băng
của nước. Tế bào của những cây này có các đặc điểm sinh lý thích nghi như thế nào?
c. Một số loài cây có thể chịu được nhiệt độ môi trường tăng cao trong thời gian tương đối dài.
Bằng cách nào cây có thể chịu được môi trường nhiệt độ cao như vậy?
Câu 6: (1,5 điểm)
Nghiên cứu sự di truyền về một loại tính trạng ở một loài động vật, người ta thực hiện 3 phép
lai thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: ♀ trắng x ♂ đỏ → F1: 100% đỏ; F2: 22 con cái đỏ: 21 con cái trắng: 42 con đực đỏ.
- Phép lai 2: ♀ trắng x ♂ đỏ lấy từ F1 của phép lai 1→ F1: 101 con cái trắng: 103 con đực đỏ.
- Phép lai 3: ♀ đỏ x ♂ trắng → F1:100% đỏ; F2: 66 con cái đỏ: 33 con đực đỏ: 32 con đực trắng.
Hãy giải thích và viết sơ đồ lai cho từng phép lai.

- HẾT -


SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC (CHUYÊN)
(Đáp án gồm 04 trang)
Câu

Nội dung

a.
- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng di truyền cùng nhau,
được qui định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân
bào.
- Hiện tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập
của Menđen:
+ Không chỉ một gen trên 1 NST mà có nhiều gen trên 1 NST, các gen phân
bố dọc theo chiều dài của NST. Các gen không chỉ phân li độc lập mà còn
có hiện tượng liên kết với nhau và hiện tượng liên kết gen mới là hiện tượng
phổ biến.
1 + Hiện tượng liên kết gen còn giải thích vì sao trong tự nhiên có những
(2,0) nhóm tính trạng luôn di truyền cùng nhau (hạn chế xuất hiện biến dị tổ
hợp).
b.
- Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính là sự phân li của cặp nhiễm sắc
thể giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá
trình thụ tinh.
- Minh họa ở người:
P:

♂ (44A+XY)
×
♀ (44A + XX)
Gp: (22A + X); (22A + Y)
22A + X
F1: gồm 2 tổ hợp:
+ Tổ hợp: (44A + XY) => Phát triển thành con trai.
+ Tổ hợp: (44A + XX) => Phát triển thành con gái.
c.
- Cơ chế: Do hiện tượng phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm
sắc thể ở kì sau của giảm phân I.
- Kí hiệu: Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng là A, a và B, b. Ở kì giữa
nhiễm sắc thể ở trạng thái kép: (AA)(aa), (BB)(bb).
- Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể kép tương
đồng khi về 2 cực của tế bào, cho nên tổ hợp nhiễm sắc thể kép ở tế bào con
được tạo ra khi kết thúc lần phân bào I có 2 khả năng:
+ (AA)(BB), (aa)(bb)
+ (AA)(bb), (aa)(BB)
- Vì vậy qua giảm phân có thể tạo ra 4 loại giao tử: AB, Ab, aB và ab.
(Nếu tế bào có n cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì số loại giao tử có thể
được tạo ra là: 2n )
a. Sự phân chia mạnh nơi ở của quần thể làm giảm độ đa dạng sinh học, vì:
- Làm cho số lượng cá thể và diện tích nơi ở của quần thể quá nhỏ không
đảm bảo cho một số loài sống bình thường, các cá thể trong quần thể hạn
chế ngẫu phối với nhau, do đó hiện tượng nội phối gia tăng dẫn tới thoái
hóa giống.
- Số lượng cá thể quần thể giảm mức quá thấp, quần thể không phục hồi

Điểm


0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25

0,25


được dẫn tới diệt vong và ảnh hưởng tới các quần thể khác.
2 - Sẽ tạo nên nhiều nơi ở giáp ranh tạo điều kiện cho loài gây hại xâm thực,
(1,5) quần thể không đủ chống lại loài xâm thực dẫn tới sự suy giảm.
b.
- Độ đa dạng của một quần xã là mức độ phong phú về số lượng loài và số
lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.
- Quần xã có độ đa dạng cao lại có tính ổn định cao hơn quần xã có độ đa
dạng thấp vì:
+ Trong quần xã đa dạng, một loài quan hệ với nhiều loài và do vậy số
lượng cá thể của chúng phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ trong mối quan hệ
khống chế sinh học và cạnh tranh khác loài.
+ Quần xã có độ đa dạng cao thì có nguồn thức ăn phong phú và nhiều loài
rộng thực có khả năng khai thác nguồn sống tốt hơn. Nếu một loài bị chết
(hoặc di chuyển đi sống ở nơi khác) thì sẽ dễ dàng có những loài có quan hệ

họ hàng gần gũi hoặc sử dụng nguồn thức ăn thay thế chức năng sinh thái
của loài đó trong quần xã.
- Sự cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự ổn định trong quần xã:
+ Cạnh tranh dẫn đến phân li về nơi ở, nhờ đó sinh vật khai thác nguồn
sống từ môi trường tốt hơn, đồng thời nhiều loài sinh vật có thể cùng sống
chung trên một vùng - đa dạng sinh học cao hơn.
+ Quần xã có đa dạng sinh học cao sẽ có tính ổn định hơn (do sự phụ
thuộc giữa các loài chặt chẽ hơn, nguồn thức ăn dồi dào và khả năng thay
thế của những loài bị mất trong quần xã tốt hơn).
a. Số nuclêôtit mỗi loại của gen khi chưa bị đột biến:
- Số nuclêôtit của gen sau đột biến:

3

2193 × 2
= 1290 (nuclêôtit).
3,4

0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
0,25

- Gọi N là số nuclêôtit của gen khi chưa bị đột biến.
Theo đề bài thì gen chưa bị đột biến có:
A = T = 20% N; G = X = 50% - 20% = 30% N.

0,25
0,25
0,25

0,5

0,25
0,25
a.


- Bước 1: Cho hai giống lúa có kiểu gen Aabb và aaBb tự thụ phấn.
+ Từ dạng Aabb tự thụ phấn sẽ tạo ra thế hệ lai gồm 3 loại kiểu gen là
AAbb, Aabb, aabb.
+ Từ dạng aaBb tự thụ phấn sẽ tạo ra thế hệ lai gồm 3 loại kiểu gen là
aaBB, aaBb, aabb.
- Bước 2: Tiếp tục cho thế hệ lai tự thụ phấn kết hợp với chọn lọc để thu
được hai dòng thuần AAbb và aaBB.
- Bước 3: Lai hai dòng thuần AAbb và aaBB với nhau để tạo ra con lai khác
4 dòng có kiểu gen AaBb.
(1,5) b.
- Trong trường hợp trên nhà chọn giống muốn tạo ra giống mới có càng
nhiều gen của dòng A càng tốt nhưng lại được bổ sung chỉ một hoặc một số
ít gen có lợi nhất định từ dòng B.
- Để làm được như vậy, sau mỗi lần lai người ta cần tiến hành chọn lọc
những con lai có nhiều đặc điểm kiểu hình của dòng A nhưng lại có thêm
đặc điểm mong muốn của dòng B rồi cho những con lai này lai trở lại với
dòng A. Công việc được tiến hành lặp lại qua nhiều thế hệ cho đến khi nào
đạt được hiệu quả mong muốn
a.

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một
nhân tố sinh thái nào đó. Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và
khoảng chống chịu.
- Khi sinh vật sống trong khoảng thuận lợi: Sẽ sinh trưởng và phát triển tốt
nhất; Khi sống trong khoảng chống chịu: Sinh trưởng và phát triển kém hơn
vì luôn phải chống chịu trước những yếu tố bất lợi từ môi trường; Khi sinh
vật sống ngoài giới hạn chịu đựng: Sẽ yếu dần và chết.
b. Đặc điểm thích nghi với nhiệt độ thấp:
5 - Cây thay đổi thành phần lipit màng bằng cách tăng lượng axit béo không
(1,5) no để tăng khả năng di động của màng.
- Cây có khả năng chống nước đóng băng trong tế bào bằng cách tăng nồng
độ chất tan trong tế bào (ví dụ như đường) để làm giảm nhiệt độ đóng băng
nước trong tế bào vì nếu nước đóng băng sẽ làm vỡ các bào quan.
c. Đặc điểm chịu nhiệt độ cao:
- Cây chịu sốc nhiệt có khả năng tạo ra các prôtêin sốc nhiệt có tác dụng
bảo vệ các prôtêin khác của tế bào khỏi bị nhiệt độ cao làm biến tính.
- Các nhà khoa học cho rằng các prôtêin sốc nhiệt sẽ liên kết với các prôtêin
khác, giữ chúng khỏi bị biến tính.
- Xét phép lai 1 và 3:
+ Ta thấy F1 giống nhau đều thu được tính trạng đỏ (100%). Vậy đỏ là tính
trạng trội, trắng là tính trạng lặn.
Qui ước: gen A- đỏ, gen a - trắng
+ F2 tỉ lệ đực : cái ≈ 1:1 nhưng tỉ lệ ở các phép lai khác nhau => tính trạng
liên quan tới giới tính.
+ Vì F1 ở cả 2 phép lai giống nhau mà 2 phép lai này là phép lai thuận
nghịch nên gen nằm trên nhiễm sắc thể X có alen tương ứng ở trên nhiễm
sắc thể Y.
- Phép lai 1: Vì F1 100% đỏ nên Pt/c, kiểu gen của ♂ đỏ là XAYA
P:
♀ trắng

x
♂ đỏ
a a
6
XX
XAYA

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25



(1,5)

GP:
Xa
XA, YA
F1:
1 XAXa : 1 XaYA (100% đỏ)
F1 x F1: XAXa x XaYA
GF1:
XA, Xa
Xa , YA
F2:
1 XAXa : 1 XaXa : 1 XAYA : 1 XaYA
Tỉ lệ KH: 1 cái đỏ : 1 cái trắng : 2 đực đỏ.
- Phép lai 2: P: ♀ trắng x ♂ đỏ lấy từ F1 của phép lai 1
XaXa
XaYA
GP:
Xa
Xa , YA
F1: 1 XaXa
:
1 XaYA
Tỉ lệ KH: 1 cái trắng : 1 đực đỏ.
- Phép lai 3: Vì F1 100% đỏ nên Pt/c, kiểu gen của ♀ đỏ là XAXA
P: ♀ đỏ
x
♂ trắng
A A
X X

XaYa
GP:
XA
Xa , Ya
F1: 1 XA Xa :
1 XAYa (100% đỏ)
F1 x F1: XAXa
x
XAYa
GF1:
XA , Xa
XA , Ya
F2: 1 XAXA : 1 XAXa : 1 XAYa : 1 XaYa
Tỉ lệ KH: 2 cái đỏ : 1 đực đỏ : 1 đực trắng
- HẾT -

0,25

0,25



×