Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Ôn thi - Hêmingguê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.16 KB, 1 trang )

HÊMINGUÊ
(1899 -1961)
I. Cuộc đời:
• Sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại ngoại ô Chicagô, thuở nhỏ thường theo cha
- một thầy thuốc đi về rừng núi phía nam hoang dã của những người da đỏ. Mười tám
tuổi, Hêminguê bước vào nghề phóng viên.
• Đại chiến I, ông tình nguyện nhập ngũ, bị thương nặng, Hêminguê trở về nước với
tâm trạng chán chường, không thể hoà nhập với một nước Mỹ đang hết sức thoả mãn
vì sự giàu có của mình. Cùng với một số trí thức, nghệ sỹ trẻ, Hêminguê tự xưng là
“Thế hệ bỏ đi” và bắt tay vào viết những tác phẩm nổi tiếng như: Mặt trời vẫn mọc, Giã
từ vũ khí…
• Trước làn sóng chống phát xít, Hêminguê tham gia đội quân chống phát xít ở Tây Ban
Nha (1937) làm phóng viên mặt trận, dựng phim viết kịch…Đại chiến II bùng nổ, ông
rong ruổi chiếc du thuyền nhỏ đi săn tàu ngầm phát xít, tham gia vào cuộc đỏ bộ ở
Noocmăngđi, tham gia giải phóng Pari… Sau chiến tranh, Hêminguê sống chủ yếu ở
Cuba. Một sáng chủ nhật tháng bảy năm 1961, Hêminguê đã tự sát vì cảm thấy không
còn đủ sức “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”
• Ông đã từng được nhận giải thưởng Pulitde (1953) và giải Nôben (1954)
II. Sự nghiệp sáng tác:
• Hêminguê đã xuất phát từ một phản ứng đối với thứ văn chương hoa mỹ đang thịnh
hành đầu thế kỉ XX ở Mỹ để đưa ra một phong cách sáng tác mới: giản dị, tước bỏ mọi
trang sức phù phiếm, đó là nguyên lí “Tảng băng trôi”. Xuất phát từ hình ảnh của tảng
băng bảy phần chìm, chỉ một phần nổi, Hêminguê yêu cầu nhà văn không trực tiếp
công khai làm cái loa phát ngôn cho ý tưởng của mình, mà nói lên bằng hình tượng có
nhiều sức gợi, để người đọc tự rút ra ẩn ý. Nhân vật trong nguyên lí này là nhân vật
hành động, hoặc là đối thoại, hoặc là độc thoại nội tâm, nhà văn chỉ xuất hiện trong tác
phẩm nếu bằng lời dẫn truyện thì nó cũng bí ẩn, mập mờ, thái độ nhà văn bộc lộ bằng
những giọng nói ngược khó xác định, có khi vừa trữ tình vừa mỉa mai, hoặc vừa tả
thực vừa biểu tượng…Cả một thế hệ các nhà văn trẻ, không chỉ ở nước Mỹ, đã đổi
mới lối viết và đi theo phong cách này.
• Tác phẩm chính: Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chết vào lúc xế trưa, Chuông


nguyện hồn ai, Ông già và biển cả….
III. Tác phẩm Ông già và biển cả
Có một ông già thường đánh cá ở vùng biển nhiệt lưu tên là Xanchiagô đã tám mươi tư
ngày liền không kiếm được con cá nào. Chú bé Manôlin, người bạn nhỏ của ông không
còn được bố mẹ cho đi theo thuyền của “ông già xúi quẩy” ấy nữa. Ông đành đi biển một
mình. Một con cá kiếm khổng lồ đã mắc lưỡi câu của ông. Suốt ba ngày đêm ròng rã, một
mình phải vật lộn đến kiệt sức với con cá kiếm hung hãn và tính khí thất thường, ông lão
đã khuất phục được nó và giong nó về. Dọc đường, để bảo vệ nó, ông phải tả xung hữu
đột với một lũ cá mập đông đảo, dữ tợn và phàm ăn. Cuối cùng, ông lão cập bến, toàn
thân rã rời, bết máu, kèm theo mạn thuyền là bộ xương con cá kiếm khổng lồ, trơ trụi.
Cuộc hành trình săn đuổi con cá lớn mà ông hằng mong ước được đọc như một ẩn dụ về
hình tượng con người theo đuổi một khát vọng lớn lao

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×