Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIN HỌC 12chu de tao chinh sua bieu mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.44 KB, 11 trang )

(4 tiết)

Chủ đề:
TẠO CHỈNH SỬA BIỂU MẪU ĐƠN GIẢN

I. GIỚI THIỆU CHUNG
-Biểu mẫu là một trong các loại đối tượng quan trọng của access, là nơi dành cho
người sử dụng làm việc với chương trình, thể hiện hầu hết các chức năng mà
ứng dụng có được, nhưng với mục tiêu chuẩn kiến thức, kỉ năng thì ta chỉ tìm
hiểu biểu mẫu ở mức đơn giản là tạo biểu mẫu thông qua thuật sĩ, nhập dữ liệu,
sửa phông chữ cho các ô tiêu đề biểu mẫu.
-Nội dung gồm các bài học sau với tổng số tiết là 4, từ tiết ppct 18 đến 21:
+Bài 6. Biểu mẫu, <=2,5 tiết.
+Bài tập và thực hành 4. Tạo biểu mẫu đơn giản, <=1 tiết.
+Bài tập và thực hành 5. Sửa đơn giản biểu mẫu, 1 tiết.
-Các nội dung chính:
1. Khái niệm biểu mẫu.
2. Tạo biểu mẫu mới (dùng thuật sĩ).
3. Sửa đơn giản biểm mẫu trong chế độ thiết kế.
4. Các chế độ làm việc với biểu mẫu.
5. Bài tập và thực hành 4: Tạo biểu mẫu đơn giản
6. Bài tập và thực hành 5: sửa đơn giản biểu mẫu
-Mục tiêu của chủ đề:
+Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng
• Hiểu khái niệm biểu mẫu, công dụng của biểu mẫu.
• Biết các chế độ làm việc với biểu mẫu: Chế độ biểu mẫu và chế độ thiết
kế.
• Biết các thao tác để tạo và chỉnh sửa biểu mẫu bằng cách dụng thuật sĩ,
bằng cách tự thiết kế và kết hợp cả hai cách trên.
• Biết sử dụng biểu mẫu để cập nhật dữ liệu.
• Ôn luyện các thao tác cập nhật, sắp xếp, lọc và tìm kiếm thông tin trong


chế độ trang dữ liệu.
+Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính

1


• Hiểu biểu mẫu là một đối tượng trong Access được dùng chủ yếu để cập
nhật, hiển thị d/liệu và dùng để th/hiện các thao tác thông qua nút lệnh
được thiết kế trên biểu mẫu.
• Biết cách tạo biểu mẫu dùng thuật sĩ và sau đó chỉnh sửa thêm ở chế độ
thiết kế.
• Biết các chế độ làm việc với biểu mẫu: chế độ trang dữ liệu. chế độ thiết
kế, chế độ biểu mẫu:
• Chế độ biểu mẫu :có thể xem, sửa, thêm bản ghi (thao tác như trên bảng)
nhưng chủ yếu là để nhập dữ liệu (thường được thiết kế nhập cho từng
bản ghi).
• Chế độ thiết kế dùng để tạo hoặc sửa cấu trúc của biểu mẫu: chọn các
trường cần đưa vào biểu mẫu, chọn vị trí hợp lí của chúng trên màn hình
giao diện (thường giống các d/liệu chứa dữ liệu nguồn).
• Chế độ trang dữ liệu: cho phép cập nhật, tìm kiếm thông tin.
-Các năng lực cần hướng tới:
• Làm việc nhóm.
• Diễn tả suy nghĩ thành lời văn.
• Sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông.
• Nghiên cứu tài liệu: sgk, các tệp do gv gởi.

2


II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

* Phần chung:
Thời Tiến trình dạy
gian
học
Tiết -Kiểm tra bài cũ.
1
-Dạy khái niệm
Tiết biểu mẫu.
2
-Tạo biểu mẫu
Tiết thông qua thuật
3
sĩ.
-Sửa đơn giản
cho biểu mẫu.
- Các công việc
đơn giản của
biểu mẫu.
-Các chế độ làm
việc với biểu
mẫu.
-Ôn tập lại các
kiến thức.
-Bài tập và thực
hành 4.

Tiết
4

Bài tập và thực

hành 5.

Hoạt động của HS
-Nhận câu hỏi từ gv.
-Nghiên cứu tài
liệu: sgk, máy tính.
-Trả lời các câu hỏi.
-Đặt câu hỏi cho gv
về các nội dung
trong bài học.
-Thảo luận nhóm.
-Tham gia nhận xét
kết quả của nhóm
khác.
-Nhận bài tập từ gv
(sgk/55_56).
-Tìm hiểu và phân
tích yêu cầu của bài
tập.
-Đặt câu hỏi cho gv.
-Tiến hành làm bài.
-Nộp bài lên máy
gv.
-Nhận bài tập từ gv.
-Tìm hiểu và phân
tích yêu cầu của bài
tập.
-Đặt câu hỏi cho gv.
-Tiến hành làm bài.
-Nộp bài lên máy

gv.

Sản phẩm Kết quả
- Cung cấp các
- Các nhóm có
video minh họa
câu trả lời do
những thao tác trên giáo viên đưa
máy cho hs xem.
cho.
- Chọn các câu hỏi - Các nhóm có
cho hs thảo luận.
thể đặt các câu
-GV giải thích các hỏi với giáo
câu hỏi của hs (nếu viên.
có).
-CSDL làm bài
-GV rút kinh
của hs gởi lên
nghiệm làm bài
máy gv.
khi nhận được tệp -Tệp trả lời các
trả lời.
câu hỏi của
-Gởi/nêu bài tập
nhóm.
cho hs.
Csdl của hs gởi
-Trả lời các câu
lên.

hỏi của hs.
-Quan sát, giúp đỡ
hs.
-Nhận xét bài làm
rút kính nghiệm
cho hs.
-Gởi/nêu bài tập
Csdl của hs gởi
cho hs.
lên.
-Trả lời các câu
hỏi của hs.
-Quan sát, giúp đỡ
hs.
-Nhận xét bài làm
rút kính nghiệm
cho hs.
Hổ trợ của GV

3


* Phần Chi tiết:
Đầu tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ: 10 phút
Giáo viên gởi tệp “1 kiem tra mieng” chứa câu hỏi đến máy của hs.
CÁC EM NHỚ PHÓNG TO LÊN KHOẢNG 150% ĐỂ XEM CHO RỎ.
Ta có hình 20 SGK/33 làm bảng dữ liệu gốc ban đầu (để so sánh với các hình khác, bên dưới):

Trong thời gian 7 phút, các em hãy nhìn cột kết quả (cột thứ 2), sau đó lựa chọn đúng chức năng (ở cột

thứ 3) để tạo ra kết quả đó. Rồi điền đáp án vào cột trả lời (cột thứ 4).
Họ tên:
Lớp: 12a
stt

1

2

Kết quả

Chức năng

TRẢ LỜI

A.
B.
C.
D.

A.
B.
C.
D.
A.
B.

3

C.

D.
A.
B.

4

C.
D.

4


A.
B.

5

C.
D.
A.
B.

6

C.
D.
A.
B.
C.


7

D.

-----------------------------------hết phần KTM---------------------------------------------

Giáo viên quan sát, hướng dẫn, trả lời các câu hỏi (nếu có) của hs.
Hs nộp các file lên máy gv, nhận xét, tính điểm, rút kinh nghiệm về bài học tiết
trước.
2. Vào bài: 5 phút
Giáo viên gởi tệp “2 mot so hinh -minh hoa-vao bai” đến máy hs.
Giáo viên quan sát, hướng dẫn, trả lời các câu hỏi (nếu có) của hs.
Hs nộp các file lên máy gv, nhận xét, vào bài học mới.
3. Khái niệm biểu mẫu: 5 phút
Gv yêu cầu hs nhắc lại bài cũ “nêu tên các loại đối tượng chính trong access?”.
Gv tóm tắt lên bảng được một ý: Biểu mẫu là một loại đối tượng trong access.
Gv chiếu các hình trong tệp “2 mot so hinh -minh hoa-vao bai” để thấy được chức
năng của biểu mẫu, đây là ý thứ hai.
4. Tạo biểu mẫu theo cách dùng thuật sĩ: 25 phút (hết tiết 1).
Giáo viên gởi
tệp “3 hoi-cach tao bieu mau”
Các em có 20 phút để trả lời các câu hỏi sau:
1. Các em hãy xem SGK trang 51, 52 và cho biết: Tạo biểu mẫu có mấy bước.
2. Các em hãy tự đặt tên gắn gọn cho mỗi bước làm (không nêu chi tiết trong mỗi bước).
5


3. Sau đó, hãy dùng csdll (thầy gởi, đã có sẵn hai biểu mẫu) tạo thêm biểu mẫu thứ ba,
Biểu mẫu có tên theo dạng: 12a..-họ tên hs1- họ tên hs2-bai 6
Biểu mẫu có dữ liệu cần dùng trong bảng “hoc sinh” và chọn hết tất cả các trường trong bảng

đó.
4. Gởi lại csdl (đã có biểu mẫu của các em làm) lên máy gv.
Trả lời.
Họ tên:
Hs 1.
Hs 2.
Hs 3.
Lớp: 12a
Câu 1. Số bước làm là:
Câu 2.
Số thứ tự của bước làm

Tên của bước làm

3. và 4. Trả lời thông qua csdl của hs gởi lên máy gv.

---------- hết nội dung tệp 3------------tệp csdl “12a0-vinh-bai 6-bieu mau” đến máy hs.
Gv chiếu đoạn video minh họa trong tệp ‘giao an day access.mmap’ thao tác tạo
biểu mẫu cho hs xem, quan sát hs làm bài và giải thích các câu hỏi của hs (nếu
có).
Gv chiếu một số bài làm do hs nộp để nhận xét, tính điểm (nếu cần thiết) rút kinh
nghiệm.
----------

6


Đầu tiết 2
5. Sửa đơn giản cho biểu mẫu: 20 phút
Giáo viên gởi lại csdl “12a0-vinh-bai 6-bieu mau” đến máy hs. (nếu cần thiết)

Gv nêu/chiếu yêu cầu: hãy thêm dấu tiếng Việt cho các ô tiêu đề trong biểu mẫu.
Gv quan sát hs làm bài, hướng dẫn khi cần thiết.
Nhận xét bài làm, rút kinh nghiệm.
6. Các công việc đơn giản của biểu mẫu: 25 phút (hết tiết 2)
* Thêm bản ghi mới.
Hãy dùng biểu mẫu vừa tạo để thêm hai bản ghi sau vào bảng “học sinh”
Họ đệm

Tên

Gt

Ngày sinh Địa chỉ

Tổ

Cao Văn

Học

Nam

1/1/1990

4

Tống
Ngọc

Mỹ


Nữ

12/2/1991 45 Châu Đốc

123 Tri Tôn

3

* Sắp xếp các bản ghi.
Hãy dùng biểu mẫu vừa tạo để sắp xếp trường tên theo thứ tự tăng.
* Lọc các bản ghi.
Hãy dùng biểu mẫu vừa tạo để lọc ra các bản ghi là nữ của tổ 4
--------------------

7


Đầu tiết 3
7. Các chế độ làm việc với biểu mẫu: 7 phút
Các em hãy xem sgk trang 53-54 và trả lời các câu hỏi:
1. Nêu tên các chế độ làm việc với biểu mẫu.
2. Nêu tên nút lệnh chuyển đổi chế độ làm việc với biểu mẫu.
8. Ôn tập lại các kiến thức. 5 phút
Gv chiếu video cho hs xem để ôn lại bài.
9. Bài tập và thực hành 4: 30 phút.
Gv gởi csdl có bảng học sinh đến máy hs, để hs làm bài.
Gv gợi ý cho hs làm bài như sau:
Bài 1. Dùng thuật sĩ tạo biểu mẫu -> chuyển qua chế độ thiết kế, sửa font tiếng
Việt, vị trí.

Bài 2. Mở biểu mẫu vừa tạo trong chế độ biểu mẫu, xem sgk/55, và gõ dl vào
biểu mẫu.
Bài 3. Lọc ra các học sinh nam, các em xem lại lí thuyết lọc theo mẫu sgk/44,
kết hợp với hình 45a sgk/56.
a. Nháy chuột vào trường tên, nháy vào nút sắp xếp tăng.
b. làm tương tự như trên.
Gv quan sát, trả lời các câu hỏi (nếu có), nhận xét, rút kinh nghiệm các bài làm.
--------------------------

8


Đầu tiết 4
10. Bài tập và thực hành 5: 45 phút.
1. Tạo csdl có tên theo dạng: 12a..- họ tên hs1-họ tên hs2- th5
2. Tạo bảng có tên là “th5” với cấu trúc như sau:
Tên trường

Kiểu dl

Truong1

Autonumber

Khóa chính

Truong2

Text


Field size là 40

Truong3

Number

Field size là
byte

Truong4

Date/time

Truong5

Yes/no

3. Tạo biểu mẫu có tên là “bieu mau th5”, có tất cả các trường trong bảng th5.
4. Mở biểu mẫu trong chế độ biểu mẫu và nhập dữ liệu dưới vào:
Truong1

Truong2

Truong3

Truong4

Truong5

1


Ab

9

14/1/1990

Yes

2

Cd

6

20/2/1990

No

5. Mở biểu mẫu trong chế độ biểu mẫu và làm các việc:
a. Sắp xếp truong3 tăng
b. Lọc theo mẫu có điều kiện: truong5 là yes.
Các em nộp bài lên máy gv.
Gv nhận xét, rút kinh nghiệm, chấm điểm.
---------hết phần chi tiết-------

9


III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU BỔ TRỢ

1. Thiết bị dạy học:
- Máy tính, máy chiếu,…
- Các đoạn video có liên quan.
- Các tệp văn bản chứa câu hỏi, hình ảnh để gởi cho hs

2. Tài liệu bổ trợ:
- Sách giáo khoa tin học 12.
- Nội dung bài dạy cụ thể trong chủ đề.
- Các mạch kiến thức có liên quan được sưu tâm có liên quan đến nội dung chủ
đề.

IV. DỰ KIẾN THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ KHẮC PHỤC
1. Thuận lợi:
- Trường có nhiều máy.
- Phòng máy riêng biệt, có nhiều quạt.
- Phòng máy có kết nối internet.
- HS đều biết sử dụng máy tính ở mức cơ bản.
- GV chịu khó, nghiêm túc làm việc.

2. Khó khăn:
- Phòng máy có nhiều máy tính hs chưa kết nối với máy gv.
- Tên các máy hs có thứ tự không đúng với thứ tự của máy.
- Khó tìm ra tên máy hs trên máy gv.
- Máy gv không có loa, không thể phát âm thanh, không có phần mềm hỗ trợ.
- Các phần mềm được sử dụng chưa đăng kí bản quyền nên có khi có quảng cáo.
- Trong tổ không có người có đủ kinh nghiệm để hướng dẫn, trao đổi cụ thể cho
các thành viên dạy chủ đề, mà chủ yếu gv dạy tự tìm hiểu, tự soạn giảng (tại thời
điểm tôi soạn chủ đề này).
- Đa số hs có suy nghĩ là tập trung học các môn học sẽ thi tốt nghiệp.
- Lần đầu tiên khi áp dụng dạy học theo phương pháp mới, tích hợp nhiều nội dung

gây cho giáo viên nhiều bở ngở.
- Nhiều giáo viên chưa hoàn toàn có đủ điều kiện thuận lợi về kiến thức giữa các
môn học nên đôi lúc tích hợp liên môn còn gặp không ít khó khăn.
10


- Đại đa số giáo viên đã quen với phương pháp dạy học truyền thống từ xa xưa,
nên khi áp dụng phương pháp dạy học mới, phương pháp dạy học tích cực sẻ
gây ra lúng túng và gây nhiều khó khăn cho họ khi áp dụng.
- Hệ thống các môn học trong sách giáo khoa của bộ chưa thật sự có tính logic với
nhau về mặt kiến thức, nên đôi khi muốn vận dụng cách dạy học tích hợp liên
môn chưa thật sự thuận lợi, còn gặp nhiều khó khăn cho giáo viên khi chọn chủ
đề tích hợp thích hợp cho việc dạy.

3. Khắc phục khó khăn:
- GV tự trang bị thêm máy tính, loa, các phần mềm cần thiết để sử dụng.
- GV tự tìm hiểu sử dụng các phần mềm liên quan.
- Soạn hệ thống câu hỏi chi tiết và bài tập, ở mức độ cơ bản, bám sát chuẩn kiến
thức kỉ năng, để học sinh dễ tiếp thu và trả lời.
- Có cách cho điểm hợp lí để thu hút, khuyến khích hs tham gia trả lời một cách
nghiêm túc các yêu cầu trong suốt quá trình dạy bài học.
- Nhờ cán bộ quản lí phòng máy hỗ trợ nhiều hơn khi cần thiết.
----hết chủ đề biểu mẫu----

11



×