Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Nâng Cao Kết Quả Học Tập Các Bài Học Chương Halogen Thông Qua Việc Tổ Chức Cho Học Sinh Làm Thí Nghiệm Theo Nhóm Nhỏ Cho Học Sinh Lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.2 KB, 19 trang )

GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC …………………………………...................................................................................1
PHẦN I - TÓM TẮT ĐỀ TÀI ………………………………….........................................2-3
PHẦN II - GIỚI THIỆU………………………………….....................................................3-4
PHẦN III - PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu…………………………………..............................................4
2. Thiết kế nghiên cứu…………………………………..................................................4
3.

Quy

trình

nghiên

cứu…………………………………...............................................5
4. Đo lường………………………………….......................................................................5
PHẦN IV – PHÂN TÍCH DỰ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ………………....6-7
PHẦN V - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………............7
PHẦN VI - TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………...............................7
PHẦN VI I – PHỤ LỤC………………………………….................................................... 8-19

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC BÀI HỌC CHƯƠNG
HALOGEN THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH LÀM


THÍ NGHIỆM THEO NHÓM NHỎ CHO HỌC SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

PHẦN I-TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trang 1


GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thực trạng hiện nay các giờ dạy hóa học, giáo viên chủ yếu làm thí nghiệm
biểu diễn, ít khi tổ chức cho các em hoạt động nhóm làm thí nghiệm vì sợ mất thời
gian. Vì thế các em thường giỏi về lí thuyết nhưng lại yếu về thực hành, các em vụng
về bối rối khi được yêu cầu làm thí nghiệm, không hứng thú trong quá trình học bộ
môn.
Những năm đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên phần lớn trong qua trình
dạy học tôi đều làm thí nghiệm biểu diễn trên lớp, hướng dẫn học sinh quan sát hiện
tượng, giải thích, kết luận và viết phương trình. Tôi nhận thấy làm như vậy các em
không thích thú bằng chính các em tự làm thí nghiệm để tìm tòi và phát hiện ra kiến
thức mới.
Theo phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và tích
cực đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, tôi đã quyết định vận dụng phương
pháp thí nghiệm kết hợp nghiên cứu giảng dạy nhằm giúp học sinh tự làm thí nghiệm
đế khám phá kiến thức mới.
Với mong muốn được chia sẽ và rút kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp, tôi đã
mạnh dạn lựa chọn và viết đề tài: “Nâng cao kết quả học tập các bài học chương
Halogen thông qua việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm nhỏ cho
học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm”.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương là lớp 10C6 và lớp 10C9

của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lớp 10C6 là lớp thực nghiệm, lớp 10C9 là
lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài
trong chương Halogen thuộc chương trình hóa học lớp 10. Kết quả cho thấy tác động
đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm có kết quả
cao hơn lớp đối chứng, điểm trung bình bài kiểm tra của lớp thực nghiệm là 8.1, của
lớp đối chứng là 7.2. Kết quả kiểm tra t-test cho thấy p< 0,05 có nghĩa là có sự khác
biệt lớn giữa bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng
hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm nhỏ để tim hiểu nội dung bài học sẽ
làm tăng kết quả học tập môn hóa học 10 cho học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn
Bỉnh Khiêm.

PHẦN II-GIỚI THIỆU
Trang 2


GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng là một trong những trường
THPT tích cực đổi mới phương pháp trong quá trình dạy học. Hiện nay nhà trường đã
trang bị nhiều thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và học. Các giáo viên
trong nhà trường rất tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng mới chỉ dừng lại
ở việc ứng dụng công nghệ thông tin mà hiệu quả dạy học không được cải thiện
nhiều. Hơn nữa dạy học sử dụng công nghệ thông tin (trong đó có sử dụng giáo án
điện tử không phải lúc nào cũng áp dụng được). Nếu vẫn chỉ dùng các phương pháp
dạy học cũ thì học sinh khó tiếp thu bài học vì kiến thức dài, khó, khô, học sinh
không hứng thú. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi thấy nếu học sinh được
làm thí nghiệm đẻ tự khám phá kiến thức thì các em sẽ thấy hứng thú với bài học
hơn, tiếp thu bài học sẽ dễ dàng hơn, hiệu quả học tập cao hơn.

1. Giải pháp thay thế
Để thực hiện được tốt và thuần thục trước hết tôi dành nhiều thời gian thiết kế
bài soạn chu đáo, phân bố thời gian đồng thời chuẩn bị kỹ đồ dùng dạy học và soạn
dụng cụ, hóa chất đầy đủ.
Ở các bài học về “tính chất hóa học của các nguyên tố nhóm halogen và hợp
chất của chúng” tôi lựa chọn phương pháp cho học sinh làm thí nghiệm nghiên cứu
bài học, phương pháp này có tác dụng kích thích học sinh làm việc tích cực hơn và
đặc biệt tạo điều kiện phát triển khả năng nhận thức của học sinh. Tôi đã mạnh dạn
cho các em thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu tìm kiến thức mới ngay trên lớp học.

2. Vấn đề nghiên cứu
Việc tổ chức cho học sình làm thí nghiệm theo nhóm nhỏ để tìm hiểu nội dung
bài học có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm không?
3. Giả thuyết nghiên cứu
Việc tổ chức cho học sình làm thí nghiệm theo nhóm nhỏ để tìm hiểu nội dung
bài học sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
Trang 3


GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

PHẦN III-PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn học sinh lớp 10C6 và lớp 10C9 trường THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm để nghiên cứu vì hai lớp này đều là các lớp cơ bản A của nhà trường, điểm
đầu vào của các em tương đương nhau, tỉ lệ giới tính cũng gần tương đồng nhau.

Cả hai lớp trên đều do cô giáo Nguyễn Thị Hương giảng dạy.
2. Thiết kế
Chọn lớp 10C6 làm lớp thực nghiệm, lớp 10C9 là lớp đối chứng. Tôi dùng bài
kiểm tra chung đề toàn trường học kì I môn hoá làm bài kiểm tra trước tác động. Kết
quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng
phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch trung bình về điểm số của hai
nhóm trước khi tác động
Kết quả như sau:
Bảng 1: Kiểm chứng để xác định hai nhóm đương đương
Đối chứng
6.0

TBC
P=

Thực nghiệm
6.3
0.07

Ta thấy p= 0.07> 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch về điểm số trung bình của
hai nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Tôi lựa chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương tương
Bảng 2:
Nhóm
Thực
nghiệm

Đối chứng

Kiểm tra trước tác

động

Tác động

Kiểm tra sau tác
động

Dạy học tổ chức cho học
01

sinh làm thí nghiệm theo

03

nhóm nhỏ
Dạy học không tổ chức cho
02

học sinh làm thí nghiệm
theo nhóm nhỏ

Trang 4

04


GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ở thiết kế này tôi dùng phép kiểm chứng t-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
a. Sự chuẩn bị bài của giáo viên:
- Ở lớp 10C9- lớp đối chứng: Giáo viên giảng dạy theo các phương pháp thông
thường (không tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm nhỏ).
- Ở lớp 10C6- lớp thực nghiệm: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí theo
nhóm nhỏ để tìm hiểu nội dung bài học, kết hợp với phương pháp vấn đáp để xây
dựng bài học bổ sung thêm các thông tin cần thiết cho học sinh.
b. Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo khách quan.
4. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kì I môn Hóa do tổ bộ môn ra đề thi
chung cho toàn trường.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau chương Halogen do tổ bộ môn ra
đề (xem phụ lục).
Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên,
tôi tiến hành bài kiểm tra 1 tiết và chấm bài theo đáp án đã xây dựng.

PHẦN IV – PHÂN TÍCH DỰ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Bảng 3: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị p của t- test
Chênh lệch giá trị trung

Đối chứng
7.2
0.93


Thực nghiệm
8.1
0.72
0.000006
1.0

bình chuẩn (SMD)

Như trên đã chứng minh: kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau
tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng t-test cho kết quả p=
0.000006, đây là kết quả rất có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung bình
Trang 5


GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả
của tác động.
Giá trị SMD = 1.0 theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của
dạy học tổ chức làm thí nghiệm theo nhóm nhỏ đến kết quả là rất lớn.
Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.
Bàn luận:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung
bình là 8.1 của nhóm đối chứng là 7.2. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp
thực nghiệm và đối chứng có sự khác việt rõ rệt. Lớp thực nghiệm có điểm cao hơn
lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là 1.0. Điều này có
nghĩa mức độ ảnh hưởng của biện pháp tác động là rất lớn.

Phép kiểm chứng t-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp
là p= 0.000006. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm
không phải do nhẫn nhiên mà do kết quả tác động.

Hạn chế:
Nhiều học sinh còn bở ngỡ, lúng túng trước những kiến thức mới lạ, chưa tìm
tòi để phát hiện kiến thức dẫn đến khả năng tiếp thu bài học còn hạn chế.
Kỹ năng thực hành, thao tác thí nghiệm của học sinh còn nhiều lúng túng, còn
chưa nhuần nhuyễn.
Giáo viên thiết bị thiếu chuyên môn Hóa học.

PHẦN V-KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc tổ chức cho học sinh làm thí theo nhóm nhỏ để tìm hiểu nội dung bài học
thuộc chương Halogen cho học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đã
nâng cao kết quả học tập môn hóa của học sinh.
2. Khuyến nghị:
Trang 6


GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

+ Đối với học sinh cần:
- Đọc trước bài mới, có ý thức học tập tốt, có nề nếp làm việc hợp tác theo
nhóm.
- Có sự phân công công việc rõ ràng trong nhóm.
+ Đối với giáo viên phải :
- Để đạt kết quả tốt thì người giáo viên đứng lớp phải có sự chuẩn bị chu đáo

khâu soạn bài, đến khâu chuẩn bị mọi đồ dùng dạy học.
- Có thể thời gian dành cho khâu chuẩn bị nhiều hơn, nhưng sẽ giúp học sinh
chủ động tiếp thu tốt, tự tìm ra kiến thức mới thì giáo viên lại đỡ mệt khi đứng lớp tự
mình làm việc nhiều hơn học sinh.

PHẦN VI-TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Góp phần dạy tốt hóa học ở trường THPT - (1993). Khoa Hóa- ĐH Sư phạm Hà
Nội.
2. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực - một phương pháp vô cùng quí báuPhạm Văn Đồng
3.Mạnginternet:;thuvientailieu.bachkim.com.thuvienbaigiangdientuba
chkim.com; giaoan.net…

PHẦN VII-PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
A. Kế hoạch thí nghiệm trong các bài học:
1. Nội dung các thí nghiêm:
* Bài 30: “ CLO ”
- Xác định đây là bài tính chất hóa học chung của nguyên tố nhóm Halogen. Trong
bài này tôi hướng dẫn học sinh làm 3 thí nghiệm tương ứng với tính oxi hóa mạnh
của Clo. Tôi soạn bài và chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cho các em thực hiện thí nghiệm
nghiên cứu bài học theo các nhóm nhỏ trên lớp.
- Tất cả các thí nghiệm học sinh dùng trong bài học mang tính chất là những thí
nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm tìm kiếm những tính chất hóa học của axit, và học
sinh thực hiện theo trình tự như sau: thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích, kết
luận, cuối cùng là viết phương trình hóa học.
Trang 7


GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm


- Tôi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm với nhiều loại hóa chất, để các em có thể
so sánh và hoàn hiện tính oxi hóa mạnh của Clo.
* Phân công như sau :
Thí
nghiệm
TNo1

TNo2

Nhóm 1, 2

Các tính chất của

Nhóm 3, 4

Clo

Cl2 với Na

Cl2 với Mg

Phản ứng tạo muối

Cl2 với Fe

Cl2 với Fe

Phản ứng tạo muối


- Các em biết căn cứ vào dấu hiệu của phản ứng là hiện tượng có xuất hiện chất rắn,
phản ứng tỏa nhiệt, vậy thí nghiệm nào không có hiện tượng trên thì phản ứng hóa
học không xảy ra và các chất không tác dụng được với nhau.
- Đối với mỗi phản ứng được học sinh khám phá và phát hiện ra, tôi cho các em
phát biểu khẳng định và kết luận về tính chất của Clo.

* Bài 31: “ HIDRO CLORUA. AXIT CLOHIDRIC ”
- Xác định đây là bài nghiên cứu tính chất hóa học của axit là HCl-đại điện cho tính
chất hóa học của nhóm axit HCl, H2SO4. Trong bài này có năm thí nghiệm học sinh
cần phải thực hiện tương ứng với năm tính chất hóa học của axit. Tôi soạn bài và
chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cho các em thực hiện thí nghiệm nghiên cứu bài học theo
các nhóm nhỏ trên lớp.
- Tất cả các thí nghiệm học sinh dùng trong bài học mang tính chất là những thí
nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm tìm kiếm những tính chất hóa học của axit, và học
sinh thực hiện theo trình tự như sau: thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích, kết
luận, cuối cùng là viết phương trình hóa học.

Trang 8


GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Tôi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm với nhiều hóa chất khác nhau, để các em
thấy được sự đa dạng tính chất hóa học của axit, chứ không đơn thuần bốn nhóm làm
chung một hợp chất và thí nghiệm.
* Phân công như sau :
Thí
nghiệm

TNo1

TNo2

TNo3

Nhóm 1, 2

Nhóm 3, 4

Các tính chất của axit

HCl với quỳ tím

HCl với quỳ tím

làm đổi màu quỳ tím

HCl với Zn và Cu

HCl với Al và Cu

tác dụng với kim loại

HCl với Cu(OH)2

tác dụng với bazơ

HCl với dd NaOH và
PP


TNo4

HCl với Fe2O3

HCl với MgO

tác dụng với oxit bazơ

TNo5

HCl với dd Na2SO3

HCl với dd CaCO3

tác dụng với muối

- Các em biết căn cứ vào dấu hiệu của phản ứng là hiện tượng có xuất hiện chất rắn,
có thay đổi màu sắc hoặc có sủi bọt khí, vậy thí nghiệm nào không có hiện tượng trên
thì phản ứng hóa học không xảy ra và các chất không tác dụng được với nhau.
- Đối với mỗi tính chất của axit được học sinh khám phá và phát hiện ra, tôi cho các
em phát biểu khẳng định và kết luận về những tính chất của axit.
* Bài 36: “ IOT ”
- Ở bài này tôi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm cùng loại hóa chất, để các em
có thể so sánh và hoàn hiện tính chất hóa học của iot.
* Phân công như sau :
Thí
nghiệm

Nhóm 1, 2


Các tính chất của Iot
Trang 9


GV: Nguyễn Thị Hương

TNo1

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Quan sát tinh thể iot

Tinh thể màu đen tím

Đun nóng iot trong ống nghiệm (đậy
TNo2

miệng ống nghiệm bằng bông) để

Iot bị thăng hoa

nghiên cứu sự thăng hoa của iot.
TNo3

TNo4

Hòa tan iot vào nứơc và vào ancol

Iot ít tan trong nước, dễ tan


etylic để nghiên cứu tính tan của iot.

trong ancol etylic

Nhỏ vài giọt cồn iot vào dd hồ tinh

Iot tạo với dd hồ tinh bột hợp

bột

chất màu đen tím

- Đối với mỗi phản ứng được học sinh khám phá và phát hiện ra, tôi cho các em
phát biểu khẳng định và kết luận về tính chất của Iot.
2. Hình thức tiến hành tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm:
* Khi đã xác định được kế hoạch trên tôi từng bước thực hiện cụ thể như sau :
- Chuẩn bị các dụng cụ và hóa chất cần thiết và đầy đủ cho mỗi nhóm, ghi số thứ tự
nhóm trên mỗi giá thí nghiệm. Những hóa chất không có sẵn như bazơ không tan, thì
tôi điều chế để sẵn cho các em thực hiện.
- Hướng dẫn kỹ cách thực hiện thí nghiệm, chú ý học sinh tiết kiệm hóa chất, an
toàn, và thành công thí nghiệm, lưu ý thời gian hoàn thành công việc.
- Học sinh phải chuẩn bị bài học mới kỹ càng theo sự chỉ dẫn của giáo viên để tìm ra
tính chất hóa học đó ta cần tiến hành thí nghiệm như thế nào.
- Học sinh cần có sự phân công cụ thể trong nhóm như: bạn nào thư kí, bạn nào tiến
hành thí nghiệm, bạn nào rửa dụng cụ, bạn nào lên báo cáo kết quả…
- Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm, cụ thể như sau:
* Bài 30: “ CLO ”
Nhóm 1, 2 có phiếu học tập như mẫu sau:
Thí nghiệm


Hiện tượng
-giải thích

TN1: Cl2 với Na
Trang 10

Nhận xét
-kết luận

Viết PTHH


GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

TN2: Cl2 với Fe

Nhóm 3,4 có phiếu học tập theo mẫu sau:
Thí nghiệm

Hiện tượng
-giải thích

Nhận xét
-kết luận

Viết PTHH


TN1: Cl2 với Mg

TN2: Cl2 với Fe

* Bài 31 : “ HIDRO CLORUA. AXIT CLOHIDRIC ”
Nhóm 1, 2 có phiếu học tập như mẫu sau:
Thí nghiệm

Hiện tượng
-giải thích

TN1: nhỏ 1 giọt HCl lên mẫu quỳ
tím
TN2: cho 1 ống nhỏ giọt HCl lần
lượt vào mỗi ống nghiệm có chứa Zn
và Cu
TN3: cho từng giọt HCl vào ống có
chứa dd NaOH và PP (màu hồng )
TN4: cho 1 ống nhỏ giọt HCl vào
ống có Fe2O3
TN5: cho từ từ HCl vào ống có chứa
dd Na2SO3

Trang 11

Nhận xét
-kết luận

Viết PTHH



GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhóm 3,4 có phiếu học tập theo mẫu sau:
Hiện tượng
-giải thích

Thí nghiệm

Nhận xét
-kết luận

Viết PTHH

TN1: nhỏ 1 giọt HCl lên mẫu quỳ tím
TN2 : cho lần lượt 1 ống nhỏ giọt
HCl vào 2 ống nghiệm có Al và Cu
TN3: cho từ từ HCl vào ống có
Cu(OH)2
TN4: cho 1 ống nhỏ giọt HCl vào ống
có CuO
TN5: cho từ từ HCl vào dd BaCl2

* Bài 36: “ IOT ”
Nhóm 1, 2, 3, 4 có phiếu học tập như mẫu sau:
Thí nghiệm

Hiện tượng

-giải thích

TN1: Quan sát tinh thể iot
TN2: Đun nóng iot trong ống
nghiệm (đậy miệng ống nghiệm
bằng bông) để nghiên cứu sự thăng
hoa của iot.
TN3: Hòa tan iot vào nứơc và vào
ancol etylic để nghiên cứu tính tan
của iot.
Trang 12

Nhận xét
-kết luận

Viết
PTHH


GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

TN4: Nhỏ vài giọt cồn iot vào dd
hồ tinh bột
- Sau khi các em thực hiện xong, tôi cho đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả,
nêu kết luận về tính chất hóa học của từng loại hợp chất mà các đã làm thí nghiệm
nghiên cứu được. Lần lượt cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Sau cùng là tôi nhận xét, thu phiếu học tập lại, đánh giá kết quả và quá trình làm
việc của các nhóm, tôi bổ sung thêm và giải đáp các thắc mắc của các em nếu có, tôi

và các em cùng hoàn chỉnh kiến thức, để đạt được theo mục đích yêu cầu của bài học.

B. Đề và đáp án kiểm tra sau tác động:
I. Đề kiểm tra:
ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC 10
Thời gian: 45 phút
Phần trắc nghiệm (5 điểm):
Câu 1: Có các dd: HCl, NaCl, NaClO. Chỉ cần dùng một thuốc thử nào sau đây có
thể phân biệt được các dd trên?
A. quỳ tím
B. phenolphtalein
C. d NaOH
D. Không xác định được
Câu 2: Để phân biệt 5 dd: NaCl, NaBr, NaI, NaOH, HCl đựng trong 5 lọ riêng biệt
mất nhãn, có thể dùng trực tiếp nhóm thuốc thử nào sau đây?
Trang 13


GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

A. quỳ tím, khí clo
B. Dd AgNO3
C. Phenolphtalein, dd AgNO3
D. Phenolphtalein, clo
Câu 3: Trong nước Brôm có chứa các chất sau đây:
A. HBrO, Br2
B. HBr, HBrO, Br2
C. HBr, Br2

D. HBr, HbrO
Câu 4: Công thức của clorua vôi:
A. CaOCl
B. CaCl2
C. Ca(OCl2)2
D. CaOCl2

Câu 5: Trong các chất: Cl2, I2, NaOH, Br2. Chất dùng nhận biết hồ tinh bột là:
A. I2
B. NaOH
C. Cl2
D. Br2
Câu 6: Cho 5,6 gam Fe tác dụng vừa đủ với 500 ml dd HCl nồng độ a mol/lít thu
được V lít khí (đktc). Giá trị của a và V lần lượt là:
A. 0,25 M và 3,36 lít
B. 4 M và 22,4 lít
C. 0,4 M và 2,24 lít
D. kết quả khác
Câu 7: Clorua vôi là muối hỗn tạp vì:
A. Phân tử có hai gốc axit khác nhau.
Trang 14


GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

B. Có tính tẩy màu
C. Nó dễ phân huỷ
D. Phân tử có hai nguyên tử ở trạng thái số oixi hoá khác nhau.

Câu 8: Cho 2 thanh sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8 gam. Cho thanh 1 tác
dụng với khí clo dư, thanh 2 tác dụng với dd axit HCl dư. Tổng khối lượng muối
clorua thu được là:
A. 16,475 gam
B. 14,475 gam
C. 12,475 gam
D. kết quả khác
Câu 9: Trộn 30 gam dd HCl 30% vào 60 gam dd NaOH 15 %. Nhúng giấy quỳ vào
dd thu được sau pư thì quỳ tím chuyển sang màu:
A. Màu đỏ
B. Màu xanh
C. Không màu
D. Không xác định được
Câu 10: Khi mở một lọ chứa dd HCl 37%, trong không khí ẩm thấy có khói trắng
bay ra là:
A. HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra những giọt nhỏ axit HCl.
B. HCl phân huỷ tạo ra H2 và Cl2.
C. Hơi nước trong dd bay ra.
D. HCl bay hơi.
Phần tự luận: (5 điểm)
Bài 1 (3 điểm):
a. Cho 5,6 gam kim loại M tác dụng với khí clo dư, thu đựoc 16,25 gam muối.
Xác định tên kim loại M
b. - Nêu và giải thích hiện tượng khi để clorua vôi ngoài không khí ẩm.
- Vì sao dd axit HBr để lâu ngoài không khí có màu vàng.
Bài 2 (2 điểm):
Trang 15


GV: Nguyễn Thị Hương


Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cho 25,2 gam hỗn hợp NaBr, KCl. Hoà tan hỗn hợp vào H2O thành 500 gam dd
A. Cho dd A tác dụng với dd AgNO3 (đủ) có 47,5 gam kết tủa tạo thành.
a. Tính C% các muối NaBr và KCl trong dd A.
b. Tính thể tích dd AgNO3 0,4 M cần dùng trong phản ứng.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC 10
Thời gian: 45 phút
Phần trắc nghiệm (5 điểm):
1

A

2

A

3

4

B

D

5

6


A

C

7

A

8

B

9
A

10
A

Phần tự luận: (5 điểm)
CÂU HỎI

Câu 1: (3,0đ)

ĐÁP ÁN

BIỂU

a. ptpư: M + Cl2 → MCln

ĐIỂM

(0,25)

- Tính được M=56

(0,75)

b.
- Trong không khí ẩm, clorua vôi tác dụng với cacbon

(1,0)

ddioxxit, làm thoát ra axit hipocloro:
2CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + CaCl2 + 2HclO
- dd HBr không màu, để lâu trong kk có màu vàng nâu

(1,0)

vì bị oxi hóa theo pư:
4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2
a. ptpư: NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3

(0,5)

KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3
- Đặt số mol của 2 muối ban đầu là x, y
Câu 2: (2đ)

(0,5)

- Lập hệ, giải tìm được x= 0.1, y=0.2

- Tính khối lượng của NaBr, KCl bằng: 10.6 (g),
14.9 (g).
- Tính C% của NaBr, KCl trong dd A bằng:
2.12%, 2.98%.
b.
Trang 16

(0,5)


GV: Nguyễn Thị Hương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Tính số mol AgNO3 bằng: 0.3 mol

(0,5)

- Tính CM (dd AgNO3) bằng: 0.75 lít

C. Bảng điểm
LỚP THỰC NGHIỆM (LỚP 10C6)
STT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

HỌ VÀ TÊN
Nguyễn Thế Anh
Nguyễn Tuấn Anh
Trần Thị Lan Anh
Trần Hoàng Anh
Trần Văn Anh
Trần Văn Bách
Phạm Trung Cảnh
Đỗ Thị Chinh
Bùi Văn Duy
Đoàn Thị Hằng
Phạm Thị Thu Hiền
Ngô Thị Hoa
Đào Thị Hòa
Đỗ Văn Hoàn
Phạm Công Hoàng
Phan Khắc Hoàng
Nguyễn Kim Hoàng


ĐIỂM KT TRƯỚC
TÁC ĐỘNG
6
5
6
6
7
7
7
6
8
7
7
7
6
5
6
6
6
Trang 17

ĐIỂM KT SAU
TÁC ĐỘNG
9
8
8
9
8
9
9

9
9
8
8
9
8
7
8
8
7


GV: Nguyễn Thị Hương

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

34
35
36
37
38
39

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Vũ Thị Lan Hương
Nguyễn Thị Kim
Nguyễn Thị Huyền
Vũ Thế Kiên
Nguyễn Trung Kiên
Đỗ thị Lan
Hoàng thùy Linh
Vũ Thùy Linh
Phạm Thị Loan
Khúc Thành Long
Bùi Bá Mạnh
Khổng Thị Minh
Khổng Bích Ngọc
Đặng Minh Sơn
Đoàn Minh Tâm
Nguyễn Khánh Thành
Đoàn Thu Thảo
Lê Văn Thịnh
Nguyễn Thị Thơm
Nguyễn Thị Thùy
Phạm Thị Thủy

Bùi Văn Tiến

6
4
7
7
7
5
7
7
6
7
7
7
5
6
7
7
5
7
7
7
5
5

8
7
9
9
8

7
8
7
7
8
8
8
7
8
9
9
8
8
8
8
7
7

LỚP ĐỐI CHỨNG (LỚP 10C9)
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

HỌ VÀ TÊN

Nguyễn Thị Vân Anh
Trần Thị Quỳnh Anh
Nguyễn Thị Chinh
Nguyễn Thị Dịu
Đỗ Trung Đông
Đào Trung Dũng
Hà Thị Gấm
Nguyễn Thị Hiền
Ngô Duy Hiệu
Bùi Thị Hoài
Nguyễn Việt Hưng
Đoàn Thị Hương
Nguyễn Thị Hương
Nguyễn Thùy Hương
Ngô Hoàng Huy
Phạm Thị Thu Huyền
Trần Thị Thu Huyền

Trần Thị Huyền
Phạm Thị Liên

ĐIỂM KT TRƯỚC
TÁC ĐỘNG

ĐIỂM KT SAU
TÁC ĐỘNG

7
5
7
6
7
6
5
7
5
4
5
5
6
6
6
6
6
5
7

8

6
8
8
8
7
7
7
7
6
6
6
6
7
9
8
8
8
6

Trang 18


GV: Nguyễn Thị Hương

20
21
22
23
24
25

26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

Nguyễn Đình Mạnh
Hoàng Hữu Nghĩa
Đoàn Thị Nghĩa
Đoàn Thị Nhung
Khúc Văn Phương
Nguyễn Ái Phương
Trần Lan Phương
Lê Văn Quang
Hoàng Thị Thảo
Bùi Văn Thiệp
Phan Tiến Thịnh
NguyễnThị Thúy
Nguyễn Quyến Tiến
Nguyễn Thị Trang

Phạm Thị Thùy Trang
Lê Văn Trọng
Đỗ Đức Tuấn
Vũ Mạnh Tuấn
Dương Văn Tuyển
Lê Anh Văn
Phạm Thị Xuân

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

5
6
7
5
6
7
6
7
5
7
7
7
7
7
7
5
7
6
5
5

5

Trang 19

6
9
7
8
8
7
7
8
6
8
8
8
8
7
6
7
8
7
6
6
6



×