Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tài Liệu Phân Phối Chương Trình THPT Môn Sinh Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.67 KB, 19 trang )

UBND TỈNH SÓC TRĂNG
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

Tài liệu
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THPT

MÔN SINH HỌC
Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên,
áp dụng từ năm học 2010-2011


A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHUNG PPCT CẤP THPT
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Khung Phân phối chương trình (KPPCT) này áp dụng cho các lớp cấp THPT từ năm học
2009-2010, gồm 2 phần: (A) Hướng dẫn sử dụng KPPCT; (B) Khung PPCT (một số phần có sự
điều chỉnh so với năm học 2008-2009).
1. Về khung Phân phối chương trình
KPPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình (chương, phần, bài học,
môđun, chủ đề,...), trong đó có thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực
hành và thời lượng tiến hành kiểm tra định kì tương ứng với các phần đó.
Thời lượng nói trên quy định tại KPPCT áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày (thời lượng
dành cho kiểm tra là không thay đổi, thời lượng dành cho các hoạt động khác là quy định tối
thiểu). Tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc học kì I và kết thúc năm học được quy định
thống nhất cho tất cả các trường THPT trong cả nước.
Căn cứ KPPCT, các Sở GDĐT cụ thể hoá thành PPCT chi tiết, bao gồm cả chủ đề tự chọn nâng
cao (nếu có) cho phù hợp với địa phương, áp dụng chung cho các trường THPT thuộc quyền
quản lí. Các trường THPT có điều kiện bố trí giáo viên (GV) và kinh phí chi trả giờ dạy vượt
định mức (trong đó có các trường học nhiều hơn 6 buổi/tuần), có thể đề nghị để Sở GDĐT phê
chuẩn điều chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp (lãnh đạo Sở GDĐT phê duyệt, kí
tên, đóng dấu).
2. Về Phân phối chương trình dạy học tự chọn


a) Môn học tự chọn nâng cao (NC) của ban Cơ bản có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách: Sử
dụng SGK nâng cao hoặc sử dụng SGK biên soạn theo chương trình chuẩn kết hợp với chủ đề tự
chọn nâng cao (CĐNC) của môn học đó. CĐNC của 8 môn phân hóa chỉ dùng cho ban Cơ bản.
Thời lượng dạy học CĐNC của môn học là khoảng chênh lệch giữa thời lượng dành cho chương
trình chuẩn và chương trình nâng cao môn học đó trong Kế hoạch giáo dục THPT. Các Sở
GDĐT quy định cụ thể PPCT các CĐNC cho phù hợp với mạch kiến thức của SGKC môn học
đó. Tài liệu CĐNC sử dụng cho cả GV và HS.
b) Dạy học chủ đề tự chọn bám sát (CĐBS) là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ
năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Hiệu trưởng các trường THPT lập Kế hoạch dạy
học CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định
trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp.
Bộ đã ban hành tài liệu CĐBS lớp 10, dùng cho GV để tham khảo, không ban hành tài liệu
CĐBS lớp 11, 12. GV chuẩn bị giáo án CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn.
c) Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập CĐNC, CĐBS các môn học thực hiện theo quy định
tại Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT của Bộ GDĐT.
Lưu ý: Các bài dạy CĐNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có điểm kiểm
tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng, điểm CĐNC, CĐBS môn học nào
tính cho môn học đó.
3. Thực hiện các hoạt động giáo dục
a) Phân công GV thực hiện các Hoạt động giáo dục:
Trong KHGD quy định tại CTGDPT do Bộ GDĐT ban hành, các hoạt động giáo dục đã
được quy định thời lượng với số tiết học cụ thể như các môn học. Đối với GV được phân công
thực hiện Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) và Hoạt động giáo dục hướng
nghiệp (HĐGDHN) được tính giờ dạy học như các môn học; việc tham gia điều hành HĐGD tập
thể (chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần) là thuộc nhiệm vụ quản lý của Ban Giám hiệu
và GV chủ nhiệm lớp, không tính là giờ dạy học.
b) Thực hiện tích hợp giữa HĐGDNGLL, HĐGDHN, môn Công nghệ:


- HĐGDNGLL: Thực hiện đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng, với thời lượng 2

tiết/tháng và tích hợp nội dung HĐGDNGLL sang môn GDCD như sau:
+ Lớp 10, ở chủ đề về đạo đức;
+ Lớp 11, các chủ đề về kinh tế và chính trị - xã hội;
+ Lớp 12, ở các chủ đề về pháp luật.
Đưa nội dung giáo dục về Công ước Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc vào HĐGDNGLL ở
lớp 10 và tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, HS tích
cực” do Bộ GDĐT phát động.
- HĐGDHN:
Các lớp 10, 11, 12: Điều chỉnh thời lượng HĐGDHN thành 9 tiết/năm học sau khi tích hợp
đưa sang dạy ở môn Công nghệ (phần “Tạo lập doanh nghiệp” lớp 10) và tích hợp đưa sang
HĐGDNGLL (do GV môn Công nghệ, GV HĐGDNGLL thực hiện) ở 3 chủ đề sau đây:
+ “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”, chủ đề tháng 3;
+ "Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước",
chủ đề tháng 9;
+ "Thanh niên với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", chủ đề tháng 12.
Nội dung tích hợp do Sở GDĐT hướng dẫn hoặc uỷ quyền cho các trường THPT hướng
dẫn GV thực hiện cho sát thực tiễn địa phương. Cần hướng dẫn HS lựa chọn con đường học lên
sau THPT (ĐH, CĐ, TCCN...) hoặc đi vào cuộc sống lao động. Về phương pháp tổ chức thực
hiện HĐGDHN, có thể riêng theo lớp hoặc theo khối lớp; có thể giao cho GV hoặc mời các
chuyên gia, nhà quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp giảng dạy.
c) HĐGD nghề phổ thông:
Nơi có đủ GV đào tạo đúng chuyên môn, đủ CSVC phải thực hiện HĐGDNPT ở lớp 11, tổ
chức thi và cấp chứng chỉ GDNPT sau khi hoàn thành chương trình 105 tiết đạt yêu cầu trở lên;
nơi chưa đủ GV đào tạo đúng chuyên môn, chưa đủ CSVC có thể chưa thực hiện chương trình
HĐGDNPT nhưng phải khẩn trương khắc phục, không để kéo dài. Các vấn đề cụ thể về
HĐGDNPT, thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 8608/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2007 của Bộ
GDĐT.
4. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
a) Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học (PPDH):
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là:

+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình (căn cứ chuẩn của chương trình cấp
THPT và đối chiếu với hướng dẫn thực hiện của Bộ GDĐT);
+ Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV;
+ Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ thống
câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó,
nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học,
tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất;
+ Sử dụng hợp lý SGK khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu HS ghi chép quá nhiều
theo lối đọc - chép;
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý
công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành,
liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học;
+ GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện,
khuyến khích, động viên HS học tập, tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm;
+ Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS yếu kém.


- Đối với môn Thể dục cần coi trọng truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng
hứng thú học tập, không quá thiên về đánh giá thành tích như yêu cầu đào tạo vận động viên.
- Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng GV và dự giờ thăm lớp
của GV, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm
trường, địa phương, hội thi GV giỏi các cấp.
b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG):
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KTĐG là:
+ GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS
biết tự đánh giá năng lực của mình;
+ Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc
nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ
thi theo chủ trương của Bộ GDĐT.
+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT do Bộ

GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ
cả lý thuyết và thực hành.
- Đổi mới đánh giá các môn Mĩ thuật, Âm nhạc (THCS), Thể dục (THCS, THPT): Đánh giá
bằng điểm hoặc bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định tại Quy chế Đánh giá, xếp loại HS
THCS, HS THPT.
c) Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo
dục công dân, cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy
móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Trong quá trình dạy học, cần từng bước đổi
mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và
biểu đạt chính kiến của bản thân.
d) Từ năm học 2009-2010, tập trung chỉ đạo đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH các
môn học và hoạt động giáo dục, khắc phục tình trạng dạy học theo lối đọc-chép.
5. Thực hiện các nội dung giáo dục địa phương (như hướng dẫn tại công văn số
5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008)
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN SINH HỌC
1. Tổ chức dạy học
– Năm học 2009-2010, thời gian thực học cả năm học là 37 tuần, có thể có tuần không có
tiết học môn Sinh học. Thời lượng của môn Sinh học lớp 10 là 35 tiết trong cả năm học. Thời
lượng của môn Sinh học lớp 10 nâng cao là 52 tiết trong cả năm học. Thời lượng của môn Sinh
học lớp 11 (chuẩn, nâng cao) là 52 tiết trong cả năm học. Thời lượng của môn Sinh học lớp 12 là
52 tiết trong cả năm học. Thời lượng của môn Sinh học lớp 12 nâng cao là 70 tiết trong cả năm
học.
– Phải đảm bảo dạy đủ số tiết thực hành của từng chương và của cả năm học. Trong điều
kiện có thể, các trường nên bố trí các tiết thực hành vào 1 buổi để tạo thuận lợi cho giáo viên và
học sinh khi dạy học.
+ Lớp 10 là 05 tiết (có thể bố trí vào 02 buổi) với các nội dung: Thí nghiệm co và phản co
nguyên sinh, một số thí nghiệm về enzim, quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành,
lên men êtilic và lactic, quan sát một số vi sinh vật.
+ Lớp 10 nâng cao là 10 tiết (có thể bố trí vào 03 - 04 buổi) với các nội dung: Đa dạng thế
giới sinh vật, thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào, quan sát tế bào dưới

kính hiển vi, thí nghiệm co và phản co nguyên sinh, thí nghiệm sự thẩm thấu và tính thấm của tế
bào, một số thí nghiệm về enzim, quan sát các kì của nguyên phân qua tiêu bản tạm thời hay cố
định, lên men êtilic, lên men lactic, quan sát một số vi sinh vật, tìm hiểu một số bệnh truyền
nhiễm phổ biến ở địa phương.


+ Lớp 11 là 08 tiết (có thể bố trí vào 03 buổi) với các nội dung: Thí nghiệm thoát hơi nước
và thí nghiệm về vai trò của phân bón, phát hiện diệp lục và carôtenôit, phát hiện hô hấp ở thực
vật, đo một số chỉ tiêu sinh lý của người, hướng động, xem phim về tập tính động vật, xem phim
về sinh trưởng phát triển ở động vật, nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép.
+ Lớp 11 nâng cao là 08 tiết (có thể bố trí vào 03 buổi) với các nội dung: Thoát hơi nước và
bố trí thí nghiệm về phân bón, tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp
hóa học, chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt, tìm hiểu hoạt động của tim ếch, hướng động,
xem phim về tập tính một số động vật, quan sát sinh trưởng phát triển của một số động vật, nhân
giống giâm, chiết, ghép ở thực vật.
+ Lớp 12 là 03 tiết (có thể bố trí vào 01 - 02 buổi) với các nội dung: Quan sát các dạng đột
biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời, lai giống, quản lý và
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
+ Lớp 12 nâng cao là 06 tiết (có thể bố trí vào 02 - 03 buổi) với các nội dung: Xem phim về
cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể
trên tiêu bản cố định. Lai giống. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người. Khảo sát vi
khí hậu của một khu vực. Tính độ phong phú của loài và kích thước quần thể theo phương pháp
đánh bắt thả lại.
– Các nội dung lí thuyết và thực hành phải được dạy học theo đúng trình tự ghi trong phân
phối chương trình (PPCT) do Sở GDĐT quy định cụ thể dựa trên Khung PPCT của Bộ GDĐT.
– Cuối mỗi học kì, có 1 tiết ôn tập, 1 tiết kiểm tra học kì.
– Các tiết Bài tập, Ôn tập, Sở GDĐT cần quy định nội dung cụ thể, căn cứ tình hình thực tế
để định ra những nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập đảm bảo đủ các kiến thức, kĩ năng theo
yêu cầu. Nên lựa chọn, xây dựng nội dung cho các tiết Bài tập và Ôn tập nhằm mục đích củng cố
kiến thức hay rèn luyện kĩ năng, hình thức có thể là làm bài tập trên lớp học và giao bài tập cho

học sinh làm thêm ở nhà.
– Tuỳ tình hình thực tế, có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời lượng giảng dạy đã được phân cho
một nội dung nào đó (thời lượng thực hành không được rút ngắn). Tuy nhiên, việc kéo dài hoặc
rút ngắn vẫn phải đảm bảo dạy đủ các nội dung kiến thức cơ bản được quy định trong chuẩn kiến
thức.
– Đối với các học sinh giỏi, giáo viên chọn các bài đọc thêm trong sách giáo khoa, xây dựng
thêm các Bài tập và thực hành, để củng cố, hệ thống và nhất là chuẩn xác hoá các kiến thức, kĩ
năng theo yêu cầu. Đồng thời trong tiết Bài tập và thực hành giáo viên nên phân loại, chia nhóm,
bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả của tiết học.
– Ở một số nội dung, việc học lí thuyết sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng máy vi tính, phần mềm,
tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. Bộ đã cung cấp các đĩa CD về nội dung Sinh học 10; Sinh học 11;
Sinh học 12 nên các đơn vị cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Sinh
học. Năm học này Bộ GDĐT đã tổ chức tập huấn cho giáo viên cốt cán về ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học Sinh học, các Sở GDĐT cần phổ biến tới tất cả giáo viên dựa trên tài liệu
mà Bộ đã cung cấp.
- Cần triển khai thực hiện việc tích hợp nội dung Giáo dục môi trường; Giáo dục bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học; Giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng theo tài liệu mà Bộ đã
cung cấp.
2. Kiểm tra, đánh giá
– Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, khi ra đề kiểm
tra (dưới 1 tiết, 1 tiết, học kì) phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình. Giáo viên
kiểm tra tự luận và trắc nghiệm trong quá trình dạy học để đánh giá và quan trọng hơn là giúp
học sinh tự đánh giá quá trình học tập. Khi kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan không nên chỉ
dùng một hình thức duy nhất là sử dụng câu hỏi đa lựa chọn mà sử dụng nhiều loại câu hỏi trắc
nghiệm khách quan khác nhau.
– Trong cả năm học phải dành 04 tiết để kiểm tra. Trong đó có 02 tiết dành cho kiểm tra học
kì (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra một tiết (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết);
kiểm tra thực hành được đánh giá trong tất cả các bài thực hành.
Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm 2 phần:



+ Phần đánh giá kỹ năng thực hành, kết quả thực hành;
+ Phần đánh giá báo cáo thực hành.
Điểm của bài thực hành bằng trung bình cộng điểm của hai phần trên.
Giáo viên có thể tính điểm bình quân các bài thực hành trong mỗi học kì hoặc lấy điểm bài
đạt điểm cao nhất của học sinh nhưng phải đảm bảo mỗi học kì có ít nhất một điểm. Sau mỗi tiết
Bài tập và thực hành phải có đánh giá và cho điểm. Phải dùng điểm này làm ít nhất 1 điểm (hệ số
1) trong các điểm để xếp loại học lực của học sinh.
– Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì như
trong PPCT.
– Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết và thực hành và phải theo nội dung,
mức độ yêu cầu được quy định trong chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình môn học.
– Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra miệng, kiểm tra dưới 45 phút để đảm bảo đủ số lượng
điểm kiểm tra theo quy định.
– Việc kiểm tra học kì phải được thực hiện ở cả hai nội dung lý thuyết và thực hành. Tỉ lệ
điểm phần lí thuyết và điểm phần thực hành của bài kiểm tra học kì có thể cân đối: lí thuyết 6070% và thực hành 30-40%. Giáo viên tự lựa chọn một trong hai tỉ lệ nêu trên cho phù hợp với
tình hình thực tế. Việc kiểm tra học kì có thể được tiến hành theo 1 trong 2 cách sau:
+ Cách 1: Nếu có đủ điều kiện, thì tiến hành kiểm tra cả lí thuyết và thực hành trong tiết
kiểm tra học kì. Giáo viên tự phân chia hợp lí thời lượng của tiết kiểm tra học kì cho phần lí
thuyết và phần thực hành (kiểm tra thực hành trên giấy).
+ Cách 2: Trong tiết kiểm tra học kì chỉ kiểm tra và lấy điểm phần lí thuyết, còn điểm phần
thực hành được lấy bằng cách tính trung bình điểm các bài thực hành trong học kì.
– Do đặc trưng của môn học thuận lợi cho việc áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan
nên giáo viên cần lưu ý tận dụng ưu thế này để tăng cường sử dụng hình thức trắc nghiệm khách
quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên cần có kế hoạch phối hợp
cả 2 hình thức để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.


B. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT


MÔN SINH LỚP 10
Học kì I: 19 tuần (19 tiết)
Tuần
Tiết
Bài
Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống (2 tiết)
1
1
Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
2
2
Bài 2: Các giới sinh vật
Phần II: Sinh học tế bào (13 tiết)
Chương I: Thành phần hóa học của tế bào (3 tiết)
3-4
3-4
Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
Bài 4: Carbohydrate và nước
Bài 5: Protein
5
5
Bài 6: Axít nucleic
Chương II: Cấu trúc của tế bào (7 tiết)
6
6
Bài 7: Tế bào nhân sơ
7-8
7-8
Bài 8: Tế bào nhân thực
Bài 9: Tế bào nhân thực (tt)

Bài 10: Tế bào nhân thực (tt)
9
9
Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
10
10
Bài 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
11
11
Ôn tập
12
12
Kiểm tra 1 tiết
Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (7 tiết)
13
13
Bài 13: Khái quát vê năng lượng và chuyển hóa vật chất
14
14
Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
15
15
Bài 16: Hô hấp tế bào
16
16
Bài 7: Quang hợp
17
17
Kiểm tra HKI
18

18
Bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzim
19
19
Sửa bài kiểm tra HKI

Học kì II: 18 tuần (18 tiết)
Tuần
Tiết
Bài
Chương IV: Phân bào (3 tiết)
20
20
Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
21
21
Bài 19: Giảm phân
22
22
Bài 20: Thực hành quan sát các kỳ cyả nguyên phân trên tiêu bản rễ hành
Phần III: Sinh học vi sinh vật ( 11 tiết)
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (3 tiết)
23
23
Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
24
24
Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
25
25

Bài 24: Thực hành lên men êtilic và lactic
Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật (5 tiết)
26-27 26-27
Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
28
28
Bài 28: Thực hành quan sát một số vi sinh vật
29
29
Ôn tập
30
30
Kiểm tra 1 tiết


Chương III: Virút và bệnh truyền nhiễm ( 7 tiết)
31
31
Bài 29: Cấu trúc và các loại virút
32-33
32-33
Bài 30: Sự nhân lên của virút trong tế bào chủ
Bài 31: Virút gây bệnh. Ứng dụng của virút trong thực tiễn
Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
34
34
Ôn tập phần III
35

35
Kiểm tra HKII
36
36
Trả và sửa bài kiểm tra
37
37
Bài tập (tham khảo tài liệu “ Bài tập chọn lọc sinh học 10”, NXBGD)


LỚP 10 Nâng cao
Học kì I: 19 tuần (38 tiết)
Tuần
Tiết
Bài
Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống (4 tiết)
1
1
Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
Bài 2: Giới thiệu các giới sinh vật
2
Bài 3: Giới khởi sinh, giới nguyên sinh và giới nấm
Bài 4: Giới thực vật
3
Bài 5: Giới động vật
2
4
Bài 6: Thực hành đa dạng thế giới sinh vật
Phần II: Sinh học tế bào
Chương I: Thành phần hóa học của tế bào (6tiết)

5
Bài 7: Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào
3
6
Bài 8: Cacbohiđrat (saccarit) và lipit
7
Bài 9: Protêin
4
8
Bài 10: Axit nucleic
9
Bài 11: Axit nucleic (tt)
5
10
Bài 12: Thực hành thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế
bào
Chương II: Cấu trúc của tế bào (11 tiết)
11
Bài 13: Tế bào nhân sơ
6
12
Bài 14: Tế bào nhân thực
13
Bài 15: Tế bào nhân thực (tt)
7
14
Bài 16: Tế bào nhân thực (tt)
15
Bài 17: Tế bào nhân thực (tt)
8

16
Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
17
Bài 19: Thực hành quan sát tế bào dưới kính hiển vi. Thí nghiệm co và
phản co nguyên sinh
9
18
Bài 20: Thực hành thí nghiệm về sự thẩm thấu và tính thấm của màng
19
Bài tập
10
20
Ôn tập
11
21
Kiểm tra một tiết
Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (7 tiết)
11
22
Bài 21: Chuyển hóa năng lượng
23
Bài 22: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
12
24
Bài 23: Hô hấp tế bào
25
Bài 24: Hô hấp tế bào (tt)
13
26
Bài 25: Hóa tổng hợp và quang tổng hợp

27
Bài 26: Hóa tổn hợp và quang tổng hợp (tt)
14
28
Bài 27: Thực hành một số thí nghiệm về enzim
Chương IV: Phân bào (6 tiết)
29
Bài 28: Chu kì tế bào và các hình thức phân bào
15
30
Bài 29: Nguyên phân
31
Bài 30: Giảm phân
16
32
Ôn tập
17
33-34
Kiểm tra HKI
Bài 31: Thực hành quan sát các kỳ nguyên phân qua tiêu bản tạm thời hay
18
35
cố định
Phần III: Sinh học vi sinh vật
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (5 tiết)
18
36
Bài 33: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
37
Bài 34: Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật và ứng dụng

19
38
Bài 35: Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng


HỌC KÌ II: 18 tuần (18 tiết)
20
39
Bài 36: Thực hành lên men êtilic
21
40
Bài 37: Thực hành lên men lactic
Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật (8 tiết)
22
41
Bài 38: Sinh trưởng của vi sinh vật
23
42
Bài 39: Sinh sản của vi sinh vật
24
43
Bài 40: Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh
vật
25
44
Bài 41: Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật
26
45
Bài 42: Thực hành quan sát một số vi sinh vật
27

46
Bài tập
28
47
Ôn tập
29
48
Kiểm tra 1 tiết
Chương III: Virút và bệnh truyền nhiễm (7 tiết)
30
49
Bài 43: Cấu trúc và các loại virút
31
50
Bài 44: Sự nhân lên của virút trong tế bào chủ
32
52
Bài 45: Virút gây bệnh và ứng dụng của virút
33
53
Bài 46: Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
34
54
Ôn tập
35
55
Kiểm tra HK II
36
56
Bài 47: Thực hành tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở địa

phương


LỚP 11
Học kì I: 19 tuần (38 tiết)
Tuần
Tiết
Bài
Phần IV: Sinh học cơ thể
Chương I:Chuyển hóa vật chất và năng lượng
A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật (15 tiết)
1
Bài 1: Sự hấp thu nước và muối khoáng ở rễ
1
2
Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
2
3
Bài 3: Thoát hơi nước
4
Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
3
5
Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
6
Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tt)
4
7
Bài 8: Quang hợp ở thực vật
8

Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM
5
9
Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
10
Bài 12: Hô hấp ở thực vật
6
11
Bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của
phân
12
Bài 13: Thực hành phát hiện diệp lục và carôtenôit
7
13
Bài 14: Thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật
14
Ôn tập
8
15
Kiểm tra 1 tiết
B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (6 tiết)
8
16
Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tt)
9
17
Bài 17: Hô hấp ở động vật (tt)
18

Bài 18: Tuần hoàn máu
10
19
Bài 19: Tuần hoàn máu (tt)
20
Bài 20: Cân bằng nội môi
11
21
Bài 21: Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người
Chương II: Cảm ứng
A. Cảm ứng của thực vật (3 tiết)
11
22
Bài 23: Hướng động
12
23
Bài 24: Ứng động
24
Bài 25: Thực hành hướng động
B. Cảm ứng ở động vật (11 tiết)
25
Bài 26: Cảm ứng ở động vật
13
26
Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tt)
14
27
Bài 28: Điện thế nghỉ
28
Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

15
29
Bài 30: Truyền tin qua xinap
30
Bài 31: Tập tính của động vật
16
31
Bài 32: Tập tính của động vật (tt)
32
Ôn tập
17
33-34
Kiểm tra HKI
18
35
Bài 33: Thực hành xem phim về một số tập tính của động vật
Chương III: Sinh trưởng và phát triển
A. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (4 tiết)
18
36
Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
19
37
Bài 35: Hôcmôn thực vật
38
Ôn tập


Học kì II: 18 tuần (18 tiết)
Tuần

Tiết
Bài
20
39
Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
B. Sinh trưởng và phát triển ở động vật (6 tiết)
21
40
Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
22
41
Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
23
42
Bài 39: các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
(tt)
24
43
Bài 40: Thực hành xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật
25
44
Ôn tập
26
45
Kiểm tra 1 tiết
Chương IV: Sinh sản
A. Sinh sản ở thực vật (3 tiết)
27
46
Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

28
47
Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
29
48
Bài 43: Thực hành nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, và
ghép
B. Sinh sản ở động vật (8 tiết)
30
49
Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
31
50
Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
32
51
Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
33
52
Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
34
53
Bài tập
35
54
Kiểm tra HK II
36
55
Trả và sửa bài kiểm tra HK II
37

56
Ôn tập


LỚP 11 Nâng cao
Học kì I: 19 tuần (38 tiết)
Tuần
Tiết
Bài
Phần IV: Sinh học cơ thể
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật (15 tiết)
1
1
Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật
2
Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tt)
2
3-4
Bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
Bài 4: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tt)
Bài 5: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tt)
3
5
Bài 6: Thực hành thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân bón
6
Bài 7: Quang hợp
4
7
Bài 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật

8
Bài 9: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
5
9
Bài 10: Quang hợp và năng suất cây trồng
10
Bài 11: Hô hấp ở thực vật
6
11
Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp
12
Bài 13: Thực hành tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng
phương pháp hóa học
7
13
Bài 14: Thực hành chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt
14
Ôn tập
8
15
Kiểm tra 1 tiết
B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (7 tiết)
8
16
Bài 15: Tiêu hóa
Bài 16: Tiêu hóa (tt)
9
17
Bài 17: Hô hấp
18

Bài 18: Tuần hoàn
10
19
Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn
20
Bài 20: Cân bằng nội môi
11
21
Bài 21: Thực hành tìm hiểu hoạt động của tim ếch
22
Bài 22: Bài tập chương I
Chương II: Cảm ứng
A. Cảm ứng của thực vật (3 tiết)
12
23
Bài 23: Hướng động
24
Bài 24: Ứng động
13
25
Bài 25: Thực hành hướng động
B. Cảm ứng ở động vật (11 tiết)
13
26
Bài 26: Cảm ứng ở động vật
14
27
Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tt)
28
Bài 28: Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động

15
29
Bài 29: Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ
30
Bài 30: Tập tính
16
31
Bài 31: Tập tính (tt)
32
Bài 32: Tập tính (tt)
17
33-34
Kiểm tra HK I
18
34
Bài 33: Thực hành xem phim về một số tập tính của động vật
35
Ôn tập
Chương III: Sinh trưởng và phát triển
A. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật ( 3 tiết)
19
36
Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
37
Bài 35: Hormon thực vật


Học kì II: 18 tuần (18 tiết)
Tuần
Tiết

Bài
20
38
Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
B. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (6 tiết)
21
39
Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
22
40
Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
23
41
Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
(tt)
24
42
Bài 40: Thực hành quan sát sinh trưởng và phát triển của một số động vật
25
43
Ôn tập
26
44
Kiểm tra 1 tiết
Chương IV: Sinh sản
A. Sinh sản ở thực vật ( 3 tiết)
27
45
Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
28

46
Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
29
47
Bài 43: Thực hành nhân giống giâm, chiết, và ghép ở thực vật
B. Sinh sản ở động vật (8 tiết)
30
48
Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
31
49
Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
32
50
Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
33
51
Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
34
52
Bài tập
35
53
Kiểm tra HK II
36
54
Trả và sửa bài kiểm tra học kì II
37
55
Ôn tập



LỚP 12
Học kì I: 19 tuần (19 tiết)
Tuần
Tiết
Bài
Phần V: Di truyền học
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị (8 tiết)
1
1
Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN
2
2
Bài 2: Phiên mã và dịch mã
3
3
Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
4
4
Bài 4: Đột biến gen
5
5
Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST
6
6
Bài 6: Đột biến số lượng NST
7
7
Bài 7: Thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản

cố định và trên tiêu bản tạm thời
8
8
Kiểm tra 1 tiết
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền (11 tiết)
9
9
Bài 8: Quy luật Menden: Quy luật phân ly
10
10
Bài 9: Quy luật Menden: Quy luật phân ly độc lập
11
11
Bài 10: Tương tác gen và tác động đâ hiệu của gen
12
12
Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
13
13
Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
14
14
Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
15
15
Bài tập chương I, chương II
16
16
Ôn tập
17

17
Kiểm tra HK I
18
18
Trả và sửa bài kiểm tra HK I
19
19
Bài 14: Thực hành lai giống

Học kì II: 18 tuần (36 tiết)
Tuần
Tiết
Bài
Chương III: Di truyền học quần thể (2 tiết)
20
20
Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
21
Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tt)
Chương IV: Ứng dụng di truyền học (3 tiết)
21
22
Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
23
Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và cồng nghệ tế bào
22
24
Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen
Chương V: Di truyền học người (2 tiết)
22

25
Bài 21: Di truyền học
23
26
Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di
truyền học
Phần VI: Tiến hóa
Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa (13 tiết)
23
27
Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
24
28
Bài 25: Học thuyết Lamark và học thuyết Đacuyn
29
Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
25
30
Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
25
31
Bài 28: Loài
26
32
Bài 29: Quá trình hình thành loài
33
Bài 30: Quá trình hình thành loài (tt)
27
34
Bài 31: Tiến hóa lớn

Chương II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
27
35
Bài 32: Nguồn gốc sự sống


28

36
Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
37
Bài 34: Sự phát sinh loài người
29
38
Ôn tập
39
Kiểm tra 1 tiết
Phần VII: Sinh thái học
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật ( 5 tiết)
30
40
Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
41
Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
31
42
Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
43
Bài 38: Kích thước và sự tăng trưởng của quần thể sinh vật
32

44
Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Chương II: Quần xã sinh vật (2 tiết)
32
45
Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
33
46
Bài 41: Diễn thế sinh thái
Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (9 tiết)
33
47
Bài 42: Hệ sinh thái
34
48
Bài 43: Trao đổi chất trong hệ sinh thái
49
Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
35
50-51
Kiểm tra HK II
36
52
Trả và sửa bài kiểm tra HK II
53
Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
37
54
Bài 46: Thực hành quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
55

Ôn tập chương trình sinh học cấp THPT


LỚP 12 Nâng cao
Học kì I: 19 tuần (38 tiết)
Tuần
Tiết
Bài
Phần V: Di truyền học
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị (10 tiết)
1
1
Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
2
Bài 2: Phiên mã và dịch mã
2
3
Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
4
Bài 4: Đột biến gen
3
5
Bài 5: Nhiễm sắc thể
6
Bài 6: Đột biến cấu trúc NST
4
7
Bài 7: Đột biến số lượng NST
8
Bài 8: Bài tập chương I

5
9
Bài 9: Thực hành xem phim về cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã và dịch

10
Bài 10: Thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản
cố định và trên tiêu bản tạm thời.
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền (11 tiết)
6
11
Bài 11: Quy luật phân ly
12
Bài 12: Quy luật phân ly độc lập
7
13
Bài 13: Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen
14
Bài 14: Di truyền liên kết
8
15
Bài 15: Di truyền liên kết với giới tính
16
Bài 16: Di truyền ngoài NST
9
17
Bài 17: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
18
Bài 18: Bài tập chương I và chương II
10
19

Bài 19: Thực hành lai giống
20
Ôn tập
11
21
Kiểm tra 1 tiết
Chương III: Di truyền học quần thể (2 tiết)
11
22
Bài 20: Cấu trúc di truyền của quần thể
12
23
Bài 21: Trạng thái cân bằng của quần thể giao phối ngẫu nhiên
Chương IV: Ứng dụng di truyền học (5 tiết)
12
24
Bài 22: Chọn giống vật nuôi và cây trồng
13
25
Bài 23: Chọn giống vật nuôi và cây trồng (tt)
26
Bài24: Tạo giống bằng công nghệ tế bào
14
27
Bài 25: Tạo giống bằng công nghệ gen
28
Bài 26: Tạo giống bằng công nghệ gen (tt)
Chương V: Di truyền học người (7 tiết)
15
29

Bài 27: Phương pháp nghiên cứu di truyền người
30
Bài 28: Di truyền y học
16
31
Bài 29 : Di truyền y học (tt)
32
Bài 30: Bảo vệ vốn gen di truyền của loài người
17
33-34 Kiểm tra HK II
18
35
Trả và sửa bài kiểm tra HK I
36
Bài 32: Bằng chứng giải phẩu học so sánhvà phôi sinh học so sánh
Phần VI : Tiến hóa


Chương I : Bằng chứng tiến hóa (2 tiết)
19
37
Bài 33: Bằng chứng địa lý sinh học
38
Bài 34: Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

Học kì II: 18 tuần (36 tiết)
Tuần
Tiết
Bài
Chương II: Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa (8 tiết)

20
39
Bài 35: Học thuyết tiến hóa cổ điển
40
Bài 36: Học thuyết tiến hóa hiện đại
21
41
Bài 37: Các nhân tố tiến hóa
42
Bài 38: Các nhân tố tiến hóa (tt)
22
43
Bài 39: Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi
44
Bài 40: Loài sinh học và các cơ chế cách ly
23
45
Bài 41: Quá trình hình thành loài
46
Bài 42: Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới
Chương III: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất (6 tiết)
24
47
Bài 43: Sự phát sinh sự sống trên trái đất
48
Bài 44: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
49
Bài 45: Sự phát sinh loài người
25
50

Bài 46: Thực hành bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người
51
Ôn tập
26
52
Kiểm tra 1 tiết
Phần VII: Sinh thái học
Chương I: Cơ thể và môi trường (4 tiết)
27
53
Bài 47: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
54
Bài 48: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
28
55
Bài 49: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật (tt)
56
Bài 50: Thực hành khảo sát vi khí hậu của một khu vực
Chương II: Quần thể sinh vật (4 tiết)
29
57
Bài 51: Khái niệm về quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần
thể
58
Bài 52: Các đặc trưng cơ bản của quần thể
30
59
Bài 53: Các đặc trưng cơ bản của quần thể (tt)
60
Bài 54: Biến động số lượng cá thể trong quần thể

Chương III: Quần xã sinh vật ( 5 tiết)
31
61
Bài 55: Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã
62
Bài 56: Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã
32
63
Bài 57: Mối quan hệ dinh dưỡng
64
Bài 58: Diễn thế sinh thái
33
65
Bài 59: Thực hành tính độ phong phú của loài và kích thước quần thể
theo phương pháp đánh bắt thả lại
Chương IV: Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với quản lý tài nguyên thiên nhiên (9
tiết)
33
66
Bài 60: Hệ sinh thái
34
67
Bài 61: Các chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái
68
Ôn tập
35
69- 70 Kiểm tra HK II
2



36
37

71
72
73
74

Bài 62: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
Trả và sửa bài kiểm tra HK II
Bài 63: Sinh quyển
Bài 64: Sinh thái học và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên
Tổng kết toàn cấp

3



×