Tải bản đầy đủ (.doc) (210 trang)

Câu Hỏi Và Bài Tập Môn Lịch Sử Lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 210 trang )

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ NA RÌ
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 7
Chương II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI - XII)
Chương III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XIV)
Mức độ: Nhận biết
Câu 1: Lý Công Uẩn lên ngôi đặt niên hiệu là gì? Ông đã quyết định dời đô về
đâu?
Lời giải: Lý Công Uẩn lên ngôi đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Dời đô về Đại
La.
Câu 2: Vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng
Long )?
Lời giải: Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La vì:
- Đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương.
- Đây là vùng mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa.
- Muôn vật hết sức tươi tốt và phồn thịnh.
Câu 3: Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược trong những năm 1075-1077
do ai chỉ huy?
A. Lý Công Uẩn
C. Lý Thánh Tông
B. Lý Thường Kiệt
D. Lý Nhân Tông
Lời giải: Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược trong những năm 1075-1077
do Lý Thường Kiệt chỉ huy.
Câu 4: Mục đích Lý Thường Kiệt khi đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu
Liêm là gì?
A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống
B. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt
C. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt
D. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt
Lời giải: Mục đích Lý Thường Kiệt khi đánh vào châu Ung, châu Khâm và


châu Liêm là đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt
Câu 5: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?
A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”
B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng
C. Ký hòa ước kết thúc chiến tranh
D. Đề nghị “giảng hòa”, củng cố lực lượng, chờ thời cơ
Lời giải: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách thương
lượng, đề nghị “giảng hòa”
Mức độ: Thông hiểu


Câu 1: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh cho thấy tinh thần tự chủ, tự cường,
khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc?
Lời giải: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh cho thấy tinh thần tự chủ, tự
cường, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc:
- Tự xưng Hoàng đế, đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt
- Đóng đô ở Hoa Lư
- Đặt niên hiệu là Thái Bình, cấm sử dụng niên hiệu là Trung Quốc
Câu 2: Mặc dù thắng lợi, song tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động “giảng
hòa” với địch?
Lời giải: Mặc dù thắng lợi, song Lý Thường Kiệt lại chủ động “giảng hòa” với
địch là để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo
của dân tộc.
Câu 3: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:
Theo sử biên niên nước ta ghi lại thì nhiều năm mùa màng bội thu như
năm.........(triều Lý Thái Tổ), năm........(A)......(triều Lý Thái Tông), năm......(B)....
(triều Lý Thần Tông),......năm (C)......(triều Lý Anh Tông)...
Lời giải: Điền vào chỗ trống theo thứ tự sau: (A, B, C): năm 1016, năm 1030,
1044, năm 1131, năm 1139, 1140.
Câu 4: Dưới thời Trần nước ta được chia làm bao nhiêu lộ, đứng đầu mỗi lộ là

ai?
A. 12 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó An phủ sứ
B. 14 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Tôn nhân phủ
C. 16 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Đồn điền sứ
D. 10 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Quốc sử viện
Lời giải: Dưới thời Trần nước ta được chia làm 12 lộ - đứng đầu mỗi lộ là
chánh, Phó An phủ sứ.
Câu 5: Để phục hồi và phát triển kinh tế, nhà Trần đã có những chủ trương,
biện pháp gì?
Lời giải: Để phục hồi và phát triển kinh tế, nhà Trần đã có những chủ trương,
biện pháp: Tích cực khai hoang; đắp đê, đào sông, nạo vét kênh; lập điền trang.
Mức độ: Vận dụng thấp
Câu 1: Thời Trần những người nào được tuyển chọn vào cấm quân?
A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần
B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi
C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu
D. Trai tráng con em quan lại trong triều
Lời giải: Thời Trần những người được tuyển chọn vào cấm quân (Trai tráng
khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần ).


Câu 2: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa sau thế kỉ XIV chứng tỏ
điều gì?
Lời giải: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa sau thế kỉ XIV chứng
tỏ Nhà nước đã suy yếu, không đảm nhận vai trò ổn định và phát triển đất nước.
Câu 3: Trước âm mưu xâm lược của quân Nguyên, vua Trần đã mở Hội nghị
Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước bàn cách đánh giặc. Hội nghị
diễn ra vào thời gian nào?
A. Năm 1258
B. Năm 1284

C. Năm 1259
D. Năm 1295
Lời giải: Trước âm mưu xâm lược của quân Nguyên, vua Trần đã mở Hội nghị
Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước bàn cách đánh giặc. Hội nghị
diễn ra vào thời gian năm 1285.
Câu 4: Hội nghị Bình Than diễn ra trong cuộc kháng chiến lần thứ mấy chống
Mông - Nguyên?
Lời giải: Hội nghị Bình Than diễn ra trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống
Mông - Nguyên.
Câu 5: Ông đã lãnh đạo quân Trần làm nên chiến thắng ở Vân Đồn vào cuối
năm 1287. Ông là ai?
A.Trần Quang Khải
B.Trần Khánh Dư
C.Trần Bình Trọng
D.Trần Nhật Duật
Lời giải: Người lãnh đạo quân Trần làm nên chiến thắng ở Vân Đồn vào cuối
năm 1287. Ông là Trần Khánh Dư.
Mức độ: Vận dụng cao
Câu 1: Trước âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Nguyên, nhà Trần đã chuẩn
bị gì về mặt quân sự?
Lời giải: Trước âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Nguyên, nhà Trần đã
chuẩn bị mọi mặt về quân sự: Triệu tập Hội nghị Bình Than, cử Trần Quốc Tuấn phụ
trách chỉ huy kháng chiến, tổ chức tập trận và duyệt binh, chia quân đóng giữ nơi
hiểm yếu.
Câu 2: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất dẫn đến ba lần kháng chiến chống
quân Nguyên - Mông thắng lợi của vua tôi nhà Trần?
Lời giải: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến ba lần kháng chiến chống quân
Nguyên - Mông thắng lợi của vua tôi nhà Trần: Nhà Trần có đường lối chiến
lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo và có những danh tướng tài ba.
Câu 3: Ba lần chiến thắng Mông - Nguyên có ý nghĩa lịch sử gì đối với dân

tộc?
Lời giải: Ba lần chiến thắng Mông - Nguyên có ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc:
Bảo vệ được độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; góp phần xây đắp truyền thống
quân sự Việt Nam; thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân, nâng cao lòng tự hào dân tộc.


NGƯỜI BIÊN SOẠN
( Đã ký)

Lâm Thị Lanh

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
P. HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)

Nông Thị Huế

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ NA RÌ
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 7


KIỂM TRA 1 TIẾT
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề bài:
I - Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế vào năm nào? Đặt tên
nước là gì?
A. Năm 967. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt
B. Năm 968. Đặt tên nước là Đại Việt

C. Năm 968. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt
D. Năm 969. Đặt tên nước là Đại Việt
Câu 2: (1 điểm) Điền vào chỗ trống từ thích hợp, chọn các cụm từ ( Ngô
Quyền, Lê Hoàn, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Long Đĩnh) để hoàn thành đoạn viết dưới
đây:
.......................trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân
đóng cọc ở sông Bạch Đằng để chặn đánh thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu đã diễn
ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng thủy quân địch bị đánh lui.
Câu 3: (1 điểm) Hãy nối nội dung ở cột (B) cho phù hợp với cột (A).
A

B

A. Tuyển chọn những thanh niên khỏe mạnh trong cả
1. Cấm quân
nước.
B. Bảo vệ vua và kinh thành.
2. Quân địa phương C. Canh phòng ở các lộ, phủ.
D. Hàng năm, chia thành phiên thay nhau đi luyện tập và
về quê sản xuất. Khi có chiến tranh, sẽ tham gia chiến đấu.
Nối 1 với ..............
; Nối 2 với............
II - Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Em hãy trình bày tổ chức chính quyền thời Tiền Lê và vẽ sơ
đồ tổ chức bộ máy triều đình Trung ương và địa phương thời Tiền Lê.
Câu 2: (2 điểm) Sau khi lên ngôi vua, Lê Hoàn đã làm gì để bảo vệ và xây
dựng đất nước?
Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý
Thường Kiệt?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

I - Trắc nghiệm: (3 điểm), gồm 3 câu, mỗi câu 1 điểm
Câu 1: Ý đúng C ; Câu 2: Điền từ Lê Hoàn


Câu 3: Nối 1 với A, B ; Nối 2 với C, D
II - Tự luận: (7 điểm), gồm 3 câu
Câu 1: (3 điểm) Gồm 2 ý
* Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê (2 điểm)
- Cấp triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và
dân sự. Giúp lê Hoàn bàn việc nước có thái sư và đại sư. Dưới vua là các chức quan
văn, quan võ.
- Cấp hành chính địa phương: Cả nước được chia làm 10 lộ. Dưới lộ có phủ và
châu.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình Trung ương và địa phương thời Tiền Lê (1
điểm)
Vua

Thái sư

-

Lộ

Đại sư

Quan VĂn

Phủ

Quan võ


Châu

Câu 2: (2 điểm) Những việc làm của Lê Hoàn để bảo vệ và xây dựng đất nước:
Đổi niên hiệu, tổ chức bộ máy triều đình Trung ương và các đơn vị hành chính
địa phương, xây dựng quân đội mạnh, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, lãnh
đạo quân ta đánh bại quân Tống xâm lược.
Câu 3: (2 điểm) Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:
- Tiến công trước để tự vệ.
- Chặn giặc bằng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
- Đề nghị giảng hòa khi giặc thua.
- Ngâm thơ đánh vào tinh thần quân giặc.
NGƯỜI BIÊN SOẠN
( Đã ký)
Lâm Thị Lanh

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
P. HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)
Nông Thị Huế

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ NA RÌ
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 7


KIỂM TRA 1 TIẾT
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề bài:
I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Người có công lao to lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, được công nhận là
một danh nhân văn hóa thế giới, đó là:
A . Nguyễn Trãi.
B. Lê Thánh Tông.
C. Ngô Sĩ Liên .
D. Lương Thế Vinh.
2. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn người đề nghị chuyển địa bàn hoạt động của
nghĩa quân từ Thanh Hóa vào Nghệ An là:
A. Nguyễn Trãi
C. Lưu Nhân Chú
B. Lê Lai
D. Nguyễn Chích
3. Người đó hi sinh thân mình cứu chủ tướng Lê Lợi khi bị vây hãm trên núi
Chí Linh là:
A. Nguyễn Trãi
B. Lê Lai.
C. Đinh Liệt.
D. Vương Thông.
4. Người được nhân dân ca ngợi là nhân vật “tài hoa, danh vọng bậc nhất” đến
nay cũng gọi là “Trạng Lường” là:
A. Ngô Sĩ Liên
C. Lê Thánh Tông
B. Lê Văn Hưu
D. Lương Thế Vinh
Câu 2: (1 điểm) Ghép các mốc thời gian ở cột A cho phù hợp với các sự kiện ở
cột B.
A (Thời gian)
1. Cuối năm 1426
2. Tháng 10-1427

3. Năm 1785
4. Năm 1789

Đáp án
1 …....
2 …….
3 …….
4 …….

B (Sự kiện)
a. Quang Trung đại phá quân Thanh
b. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút
c. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động
d. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang
e. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm) Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền Trung ương và địa
phương nước ta thời Lê Sơ, từ đó rút ra nhận xét ?
Câu 2: (2 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của phong trào
Tây Sơn?
Câu 3: (3 điểm) Quang Trung đã thực hiện những chính sách gì để phát triến
kinh tế, văn hoá - giáo dục, quân sự, ngoaị giao?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I.Trắc nghiệm: ( 3 điểm)


Câu 1: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu
Đáp án


1
A

2
D

3
B

4
D

Câu 2: Mỗi ý ghép đúng được 0,25 điểm
1 c
2 d
3 b

4 a

II.Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
* Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền Trung ương và địa phương nước ta thời
Lê Sơ (1 điểm)
Trung ương
Địa phương
Vua

Đạo


Phủ

Quan đại thần

Phủ

Châu

Lại

Hộ

Lễ

Binh

Hình

Công
Huyện

Hàn lâm viện Quốc sử viện

Ngự sử đài



* Nhận xét: (1 điểm)
Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ được tổ chức quy củ và chặt chẽ hơn các triều đại
trước.

Câu 2: (2 điểm)
Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn:
- Ý nghĩa: (1 điểm )
+ Phong trào Tây Sơn lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh
- Lê, xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
+ Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập và lãnh thổ của
Tổ quốc.
- Nguyên nhân: ( 1 điểm )
+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết ủng hộ của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
Câu 3: ( 3 điểm )


Quang Trung đã thực hiện những chính sách để phát triến kinh tế; văn hoá, giáo
dục; quân sự; ngoại giao:
- Nông nghiệp: Ban hành Chiếu khuyến nông; Giảm tô thuế.
- Công - thương nghiệp: Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế; Mở cửa ải
thông thương chợ búa.
- Văn hoá - giáo dục: Ban bố Chiếu lập học; Đề cao chữ Nôm; Lập viện Sùng
chính.
- Quân sự: Xây dựng, củng cố quân đội mạnh, thi hành chế độ quân dịch, ba
suất đinh lấy một suất lính. Quân đội gồm bộ binh, tượng binh và kị binh; Sắm sửa vũ
khí.
- Ngoại giao: Đường lối đối ngoại vừa mềm dẻo vừa kiên quyết.
NGƯỜI BIÊN SOẠN
( Đã ký)

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
P. HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)


Lâm Thị Lanh

Nông Thị Huế

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ NA RÌ
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 7
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Thời gian làm bài: 45 phút


Đề bài:
Câu 1: ( 3 điểm) Hãy trình bày tóm tắt những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và
Lê Hoàn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X ?
Câu 2: ( 2 điểm ) Em hãy nêu những công lao đóng góp của Lý Thường Kiệt
vào cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống thời Lý ?
Câu 3: ( 3 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần
kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ?
Câu 4: ( 2 điểm ) Cách đánh của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần ba có gì
giống và khác so với lần thứ nhất và thứ hai ?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: ( 3 điểm), gồm 2 ý, mỗi ý 1,5 điểm
Những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước ở thế kỉ X:
- Đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh: Dẹp được “Loạn 12 sứ quân” thống nhất đất
nước; xây dựng được chính quyền độc lập, tự chủ có quy củ và đầy đủ hơn thời Ngô.
- Lê Hoàn có công lớn đánh bại quân xâm lược Tống, bảo vệ độc lập, tự chủ và
xây dựng được một chính quyền có quy củ, chặt chẽ, đầy đủ hơn thời Đinh.
Cả hai ông đã nâng cao được vị thế của nước ta ở đầu thế kỉ X, tạo lập nền

móng vững chắc cho đất nước phát triển và hưng thịnh ở những vương triều sau.
Câu 2: ( 2 điểm), gồm 2 ý, mỗi ý ( 1 điểm),
Những công lao đóng góp của Lý Thường Kiệt vào cuộc kháng chiến chống
xâm lược Tống thời Lý:
- Lý thường Kiệt là người tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông đã đề ra chủ
trương, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Là người trực tiếp điều binh khiển
tướng đánh bại hơn 10 vạn quân xâm lược Tống.
- Ông đã quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hòa bình đúng đắn.
Ông đã góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Câu 3: ( 3 điểm) gồm 2 ý, mỗi ý 1,5 điểm
- Nguyên nhân thắng lợi: ( 1,5 điểm)
Sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Sự đoàn kết dân tộc làm nên sức mạnh.
Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần. Tinh thần chiến đấu hy sinh quân dân. Những
chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của những người chỉ huy.
- Ý nghĩa lịch sử: ( 1,5 điểm)
+ Đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược và tham vọng của đế chế Nguyên, bảo vệ
độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Góp phần xây đắp thêm truyền thống chống giặc giữ nước của dân tộc ta.


+ Để lại bài học lịch sử quý giá, đoàn kết dân tộc, lấy dân làm gốc.
+ Ngăn chặn cuộc xâm lược vào một số nước khác.
Câu 4: ( 2 điểm) , gồm 2 ý, mỗi ý 1,0 điểm
Cách đánh của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có điểm giống và
khác so với lần thứ nhất và thứ hai:
- Giống: Thực hiện “vườn không nhà trống”; tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.
- Khác:
+ Lần thứ nhất và lần thứ hai: Giặc mạnh, ta vừa đánh vừa cản giặc, vừa rút lui
để bảo toàn lực lượng. Giặc gặp khó khăn, ta nhanh chóng chớp thời cơ phản công
giành thắng lợi.

+ Lần thứ ba: Xây dựng trận địa mai phục, nhử giặc vào trận địa, triệt đường
lương thực.
NGƯỜI BIÊN SOẠN
( Đã ký)

Lâm Thị Lanh

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
P. HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)

Nông Thị Huế

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ NA RÌ
ĐỀ KIỂM TRA KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề bài:
Câu 1: ( 4 điểm)


Trình bày sự phát triển về văn hóa, giáo dục, khoa học- nghệ thuật của Đại
việt thời Lê Sơ? Vì sao có sự phát triển đó ?
Câu 2: ( 4 điểm)
Nêu những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc ? Nét độc
đáo trong cách đánh giặc của Nguyễn Huệ - Quang Trung là gì ?
Câu 3: ( 2 điểm )
Trình bày những nét chính về kinh tế dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ
XIX?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM



Câu 1

Câu 2

Câu 3

Trình bày sự phát triển về Văn hố, giáo dục, 4 điểm
khoa học, nghệ thuật của Đại Việt thời Lê sơ. Vì
sao có sự phát triển đó?
Giáo dục và khoa cử:
- Dựng lại Quốc tử giám,
- Mở nhiều trường học của nhà nước ở đạo, phủ.
- Nội dung học tập là sách của đạo Nho.
- Thi cử được tổ chức chặt chẽ qua ba kỳ.
- Đa số dân đều có thể đi học, đi thi
Ngun nhân:
- Xã hội ổn định.
- Kinh tế tương đối phát triển
- Sự quan tâm của triều đình

3 điểm

Nêu những đóng góp phong trào Tây Sơn đối
với lịch sử dân tộc? Nét độc đáo trong cách đánh
giặc của Nguyễn Huệ -Quang Trung là gì ?
* Đóng góp:
- Lật đổ các triều đại phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê;
thống nhất đất nước.

- Đánh đuổi xâm lược Xiêm - Thanh giữ vững độc
lập.
- Củng cố - ổn định kinh tế, chính trị, văn hố.
* Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Nguyễn
Huệ - Quang Trung:
- Hành qn thần tốc.
- Tiến qn mãnh liệt.
- Tổ chức và chỉ đạo chiến đấu hết sức cơ động.
- Sử dụng nhiều vũ khí có hỏa lực mạnh.

4 điểm

1 điểm

0.75đ
0.75đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ

Trình bày những nét chính về kinh tế dưới triều 2 điểm
Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX?
Những nét chính về kinh tế dưới triều Nguyễn:
- Về nơng nghiệp:
+ Chú ý việc khai hoang và thi hành các biện pháp di
dân lập ấp và đồn điền; đặt lại chế độ qn điền.
+ Một số 1 huyện mới được thành lập và hàng trăm
đồn điền được thành lập ở Nam Kì, nhưng khơng


1 điểm


NGƯỜI BIÊN SOẠN
( Đã ký)

Lâm Thị Lanh

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
P. HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)

Nông Thị Huế


ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ NA RÌ
ĐỀ THI HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút
Câu 1: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện “Chuyện người con
gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. (2 điểm)
Câu 2: Xác định ý nghĩa của chi tiết “cái bóng” trong truyện “Người con gái
Nam Xương”. (1điểm)
Câu 3: Cho câu ca dao sau:
Còn trời, còn đất, còn mây
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.
a) Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng ở câu ca dao trên. (1 điểm)
b) Phân tích cái hay của các biện pháp tu từ đó. (1 điểm)
Câu 4: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng
lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. (5 điểm)

ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Câu
Nội dung
Học sinh nêu được giá trị nội dung: có hai giá trị: hiện thực và tố cáo
Câu 1
- hiện thực: ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ, dung hạnh của Vũ
Nương.
- tố cáo: tố cáo xã hội trọng nam khinh nữ, nam quyền.
- giá trị nghệ thuật: học sinh nêu được chi tiết cái bóng và yếu tố hoang
đường

Câu 2

Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm
0,5 điểm

Học sinh nêu được đó là chi tiết thắt nút và mở nút cho câu chuyện.

0,5 điểm

Chi tiết này đã làm hại Vũ nương nhưng cũng vừa minh oan cho nàng

0.5 điểm

a: phép điệp từ và chơi chữ.


1 điểm

Câu 3

b. Thể hiện tình cảm của anh thanh niên với cô bán rượu ( say có 2 1 điểm
nghĩa)

Câu 3

Mở bài : giới thiệu khái quát truyện và anh thanh niên

1 điểm

Thân bài ;
Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp của anh thanh nien, ông họa sĩ và cô kĩ
sư.
+ Hoàn cảnh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao với công việc
tưởng chừng như giản đơn, lặng lẽ nhưng lại vô cùng quan trọng đối với
đất nước. (1 điểm)

0.5 điểm


+ Những phẩm chất đáng quý giúp anh vượt qua cuộc sống cô độc: Yêu 1 điểm
nghề, có trách nhiệm và ý thức được công việc của mình.
1 điểm
Cảm nhận về anh thanh niên
Kết bài :Liên hệ về trách nhiệm và những đóng góp của cá nhân đối với 0.5 điểm
đất nước.)
* Hình thức: Chữ viết đẹp, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ.


0,5 điểm

0,5 điểm
NGƯỜI BIÊN SOẠN
( Đã ký)

Hoàng Thị Tuyến

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ NA RÌ

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
P. HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)

Nông Thị Huế


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút
Câu 1:
Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm,
trải nghiệm nào của nhà văn?
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm.”
a. Hãy cho biết đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b. Tác phẩm đó được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
c. Phân tích nhân vật Phương Định trong văn bản đó?
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Câu

ĐÁP ÁN
§IÓM
Câu 1 Suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về cuộc đời và con người,
thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những 2 điểm
nét đẹp bình dị của quê hương.
Câu 2 a. Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

1 điểm

b. Tác phẩm được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống 1 điểm
Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
c. Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn: “Những
ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Ý1

- Nhân vật có cá tính nhưng sống chân thực

1,5 điểm

Ý2

- Tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm: (yêu mến những người 1,5điểm
trong tổ và cả đơn vị; yêu mến và cảm phục những người mà
cô gọi họ qua trọng điểm vào chiến trường ).

Ý3

- Hồn nhiên, đầy nữ tính, nhưng cũng rất can đảm, hay quan 1,5 điểm
tâm đến hình thức, mơ mộng, hay nhớ về kỉ niệm. (Cô rất
nhạy cảm và kín đáo. Trong cảnh phá bom, Phương Định thể

hiện rõ lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm và sự dũng cảm một
cách tự nhiên bởi đó là bản chất của cô. )

Ý4

- Qua nhân vật Phương Định để hiểu về thế hệ trẻ trong kháng 1,5 điểm
chiến chống Mĩ cứu nước
* Lưu ý:
- Giáo viên chỉ cho điểm các phần tối đa khi các phần đủ nằm trong chỉnh thể

của bài viết.


- Cần tôn trọng ý kiến sáng tạo của học sinh.
NGƯỜI BIÊN SOẠN
( Đã ký)

Hoàng Thị Tuyến

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
P. HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)

Nông Thị Huế

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ NA RÌ
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
(1 Tiết)



I. ĐỀ BÀI:
Câu 1 : Truyện Kiều có tên gọi gì khác.
Xác định thể loại của các tác phẩm : Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, chuyện người con
gái Nam Xương
Câu 2 : Trình bày hiểu biết của em về nghệ thuật ước lên tượng trương và tả cảnh ngụ
tình.
Câu 3 :
Giải thích quan niệm của Lục Vân Tiên về người anh hùng.
Câu 4 : Cảm nhận của em về người phụ nữ qua các tác phẩm đã học.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Câu
Câu 1

Câu 2

Câu 3
Câu 4

Hướng dẫn chấm
- Truyện Kiều có tên khác là Kim Vân Kiều truyện, do Thanh
Tâm tài nhân sáng tác.
- Truyện Kiều thuộc thể loại truyện trung đại. ( truyện kiều và
Lục Vân Tiên là truyện thơ)
- là dùng những hình ảnh khuôn mẫu, đẹp để nêu lên vấn đề
miêu tả. Đã được vận dụng từ xưa.
- tả cảnh nhưng để nói đến tình cảm của mình. Nội tâm nhân
vật
Anh hùng phải làm việc nghĩa.
Thấy việc bất bình phải ra tay giải nguy.
Không ham danh lợi, trả ơn

- Giới thiệu về người phu nữ qua các truyện
- Xinh đẹp, có phẩm hạnh.
- Chung thủy, hiếu thảo
- Bị vùi dập, truân chuyên

NGƯỜI BIÊN SOẠN
( Đã ký)

Hoàng Thị Tuyến

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
P. HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)

Nông Thị Huế

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ NA RÌ
ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ) LỚP 9 KÌ II
Thời gian: 45 phút

Điểm
1 điểm
1 điểm
1
điểm
1 điểm
1 điểm
0,5 đ
0,5 đ
1 điểm

1 điểm
1 điểm
1 điêm


ĐỀ BÀI.
Phần I. Trắc nghiệm.
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất vào các phương án trả lời ở các câu hỏi.
Câu 1. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải được bắt nguồn từ cảm xúc nào?
A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước.
B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà nội.
C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc.
Câu 2. Bài thơ nào sau đây thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả về thiên nhiên lúc
giao mùa?
A. Mùa xuân nho nhỏ. B. Nói với con. C.Viếng lăng Bác. D.Sang thu.
Câu 3. Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu?
A. Hồn nhiên, tươi trẻ.
B. Mới mẻ, tinh tế.
C. Lãng mạn, siêu thoát.
D. Mộc mạc, chân thành.
Câu 4. Đề tài bài thơ Mây và Sóng của Ta Go là gì?
A. Tình yêu quê hương đát nước.
B. Tình yêu cuộc sống.
C. Tình mẫu tử.
D. Lòng nhân ái.
Câu 5. bài thơ Nói với con được sáng tác vào thời gian nào?
A. 1963.
B. 1976.
C. 1980.

D. 1986.
Câu 6. Bài thơ nào sau đây không nói về hình ảnh người lính?
A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
B. Con cò.
C. Ánh trăng.
D. Đồng chí.
Câu 7.Dòng nào nêu đủ tên các bài thơ có nội dung đề cập đến tình cảm cha mẹ đối
với con cái?
A. Sang thu, Con cò.
B. Con cò, Nói với con.
C. Viếng lăng Bác, Nói với con.
D. Mây và Sóng, Con cò, Nói với con.
Câu 8. Trong bài Viếng lăng Bác, phẩm chất nào nổi bật của cây tre được tác giả nói
đến ở khổ thơ đầu?
A. Cần cù, bền bỉ.
B. Ngay thẳng, trung thực.
C. Bất khuất, kiên trung.
D. Thanh cao, trung kiên.
Phần 2. Tự luận.
Câu 1. (2 điểm).
Đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, hẳn chúng ta đều nhận ra: cả bài thơ chỉ
có một dấu câu là dấu chấm ở câu kết bài.
Em hiểu điều đó như thế nào?
Câu 2.( 6 điểm).
Viết bài văn phân tích bài Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Đáp án, thang điểm.
A. Phần trắc nghiệm: 2 điểm ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
Câu

1


2

3

4

5

6

7

8


Đ/a đúng

C

D

B

C

C

B


D

C

B. Phần tự luận: 8 điểm.
Câu Đáp án
Điểm
1
- Điều đặc biệt đó nhằm thể hiện sự nối tiếp liền mạch trong chuyển biến của
cảnh vật lúc thu về, từ mơ hồ đến rõ nét, từ phạm vi hẹp đến rộng. Đồng thời thể
hiện cảm xúc tiếp nối của con người từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến đắm say,
2 điểm
suy tư
trướcbiến chuyển nhẹ nhàng, từ từ của cảnh vật lúc giao mùa, hạ qua, thu tới cũng
được thể hiện rõ.
Mở bài
- Giới thiệu khái quát tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
2
- Bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên lúc1điểm
giao mùa
từ hạ sang thu.
Thân bài. HS phân tích theo trình tự bài thơ.
2 điểm
- Cảm nhận không gian làng quê sang thu ( khổ 1)
- Cảm nhận không gian đất trời sang thu ( khổ 2).
- Những biến đổi bên trong của tạo vật ( khổ
Kết bài. ( 0,5 điểm)
- Khẳng định giá trị bài thơ.
1điểm
- Liên hệ.

NGƯỜI BIÊN SOẠN
( Đã ký)

Hoàng Thị Tuyến

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
P. HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)

Nông Thị Huế

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ NA RÌ
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9


Phạm vi kiến thức: Học kì II
I. Phần kiến thức nhận biết.
Câu 1.Dấu hiệu để phân biệt giữa chủ ngữ và khởi ngữ là việc có thể thêm những từ “
về, đối với” vào trước từ hoặc cum từ làm khởi ngữ, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: Chọn A
Câu 2:
Thành phần biệt lập của câu là gì?
A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu.
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ địa điểm, thời gian… được nói tới
trong câu.
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu

Đáp án: A
Câu 3. Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận xã hội?
A. Nêu rõ vấn đề nghị luận
B. Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng
C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp
D. Lời văn gợi cảm, trau chuốt.
Đáp án: Chọn D
Câu 4.Sự khác biệt chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một hiện tượng, sự việc đời
sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là:
A. Khác nhau về nội dung nghị luận
B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác.
C. Khác nhau về cấu trúc bài viết.
D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.
Đáp án: A
Câu 5.
Từ in đậm trong câu văn sau chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu?
Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng
thời chúng hiểu biêt, ham hoạt động và đầy ước vọng.
Đáp án: Quan hệ bổ sung
II. Phần kiến thức thông hiểu.
Câu 1. Hãy trình bày các ý chính trong văn bản bàn về đọc sách của Chu Quang
Tiềm?
Đáp án: Các ý chính trong văn bản bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm:
- Nhận thức về tầm quan trọng của đọc sách và ý ngĩa của việc đọc sách
- Suy nghĩ về thực tế sách nhiều và những khó khăn của việc đọc sách trong thời
đại ngày nay
- Chỉ dẫn hành động: chọn sách, đọc sách có phương pháp.
C âu 2. Những nét chính về nghệ thuật và ý nghĩa văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ”
của Nguyễn Đình Thi?



Đáp án:
* Nghệ thuật:
- Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên
- Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, thuyết phục
- Có giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn cho văn
bản.
* Ý nghĩa văn bản: Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu
của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.
Câu 3. Nối cột A với yêu cầu phù hợp ở cột B
A
B
Mở bài

Đối chiếu, so sánh để làm nổi bật vấn đề

Thân bài

Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề

Kết bài

Khẳng định, phủ định, nêu bài học
Phân tích các mặt, đánh giá, nhận định

Đáp án:
A

B


Mở bài

Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề

Thân bài

Đối chiếu, so sánh để làm nổi bật vấn đề
Phân tích các mặt, đánh giá, nhận định
Khẳng định, phủ định, nêu bài học

Kết bài

Câu 4.Ý tưởng chính mà tác giả Hi –pô- lit Ten muốn nói đến qua văn bản “ Chó sói
và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten là gì?
Đáp án: Ý tưởng chính mà tác giả Hi –pô- lit Ten muốn nói đến qua văn bản “ Chó
sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten là: Đặc trưng của sáng tác nghệ
thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
C âu 5.Nêu những từ ngữ thường dùng trong phép nối?
Đáp án: Những từ ngữ thường dùng trong phép nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu,
tuy, vì vậy, nếu thế, vậy nên, thế thì…
III. Phần kiến thức vận dụng.
Câu 1.
Viết lại các câu sau, chuyển phần in đậm thành khởi ngữ.
a. Nó làm bài tập rất cẩn thận.
b. Nhà nó nuôi trăm con vịt.
Đáp án:


a. Bài tập, nó làm rất cẩn thận.
b. Vịt, nhà nó nuôi trăm con.

Câu 2. Tìm hiểu kĩ năng phân tích và tổng hợp trong văn bản “Tiếng nói của văn
nghệ” (Nguyễn Đình Thi, ngữ văn lớp 9, tập 2)
Đáp án: Kĩ năng phân tích và tổng hợp trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” được
trình bày qua ba luận điểm:
- Nội dung tiếng nói của văn nghệ
- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống của con người
- Sức mạnh của văn nghệ là khả năng lôi cuốn, cảm hóa con người.
Mỗi một luận điểm có những câu nghị luận rút ra từ những luận điểm đã được phân
tích. ( có ví dụ cụ thể)
C âu 3.Trình bày hệ thống luận cứ của văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
của Vũ Khoan?
Đáp án: Hệ thống luận cứ của văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ
Khoan:
- Vấn đề quan trọng nhất khi bước vào thế kỉ mới là sự chuẩn bị bản thân con
người.
- Bối cảnh chung của thế giời hiện nay đã đặt ra những mục tiêu, nhiện vụ nặng
nề cho đất nước ta.
- Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt
Nam cần được nhìn nhận rõ khi bước vào thế kỉ mới.
Câu 4.
Trong đoạn văn sau, từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào?
Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm
mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
( Lặng lẽ Sa Pa)
Đáp án : Từ anh ta thay thế cho một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi.
Câu 5:
Cho ví dụ về phép liên kết sau:
a. Phép thế
b. Phép nối
c. Phép trái nghĩa

Đáp án: Yêu cầu chung: Học sinh lấy đúng ví dụ, chỉ ra được phép liên kết trong
ví dụ đó
Câu 6. Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh
Hải?
Đáp án: HS nêu cảm nhận riêng của bản thân về nội dung và nghệ thuật khổ thơ, cơ
bản được các ý sau:
Khổ thơ là cảm xúc của về mùa xuân của thiên nhiên đất trời qua những hình ảnh “
dòng sông xanh”, “ bông hoa tím biếc”, “tiếng chim chiền chiện hót vang trời” gơi
cảnh xuân khoáng đãng, tươi trẻ, đầy sức sống.


Nhà thơ tràn ngập niềm vui, hòa nhập trong cảnh sắc của mùa xuân “ Đưa tay
hứng”…
Câu 7.Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em về vấn đề Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây.
Đáp án: Viết đoạn văn ngắn, nêu bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, lập luận chặt
chẽ, thuyết phục, đánh giá cao tính sáng tạo
Nội dung:
- Giải thích thế nào là ăn quả nhớ kẻ trồng cây?
- Vì sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?
- Liên hệ bản thân
Câu 8. Đọc truyện ngắn “ NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI” em hình dung và cảm nghĩ
như thế nào về tuổi trẻ việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ?
Đáp án:
- Họ là những người trẻ tuổi, có tâm hồn trong sáng, mơ mộng, có tinh thần lạc
quan, dũng cảm, bất chấp gian khổ, hi sinh. Sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì sự
nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc.
Câu 9. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một tác phẩm truyện mà em
thích?
Đáp án:

- Trước hết là việc lựa chon một nhân vật trong tác phẩm truyện mà em hiểu rõ
nhất
- Sau đó chỉ ra nhân vật đã được xây dựng từ những phương diện nào (ngoại
hình, hành động, suy nghĩ…). Những đặc điểm ấy được miêu tả có gì độc đáo?
- Cuối cùng rút ra nhận xét của mình.
Câu 10.
Vận dụng các phép tu từ đã học để phân tích đoạn thơ sau:
“ Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh
Ngôi sao ấy lặn, hoá bình minh.
Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng
Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình”
(Tố Hữu)
Đáp án - Xác định được các phép tu từ có trong đoạn thơ:
hoán dụ: Hồn thơm; ẩn dụ: Ngôi sao, bình minh
Từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ các hiện tượng tự nhiên: Ngôi sao, lặn, bình minh,
cơn mưa, tạnh, nắng.
-Phân tích cách diễn đạt bằng hình ảnh để thấy cái hay cái đẹp của đoạn thơ: thể hiện
sự vĩnh hằng, bất tử của Bác: hoá thân vào thiên nhiên, trường tồn cùng thiên nhiên
đất nước, giảm nhẹ nỗi đau xót sự ra đi của Người. Hình ảnh thơ vừa giàu sắc thái
biểu cảm vừa thể hiện tấm lòng thành kính thiêng liêng của tác giả đối với Bác Hồ
NGƯỜI BIÊN SOẠN
( Đã ký)

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
P. HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)


×