Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tập hóa 10 Chương Nguyên Tử Thành Phần Nguyên Tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.22 KB, 7 trang )

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ HAPPY FAMILY

TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
Nhóm Khoa Học Tự Nhiên
GVC: Phan Văn Thanh – 01657637760
Môn Hóa Học
-----------------------------------------------------------------------BÀI TẬP VỀ NGUYÊN TỬ
Bài 1: Kết quả phân tích cho thấy trong phân tử khí CO2 có 27,3% C và 72,7% O theo khối lượng.
Biết nguyên tử khối của C là 12,011. Hãy xác định nguyên tử khối của oxi.
Bài 2: Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên
tử có kí hiệu sau đây :
a)

7
23
39
40
234
3 Li, 11 Na, 19 K, 19 Ca, 90Th
2

4

b) 1 H, 2 He,

12
16
32
56
6 C, 8 O, 15 P, 26 Fe.


Bài 3: Cách tính số khối của hạt nhân như thế nào ? Nói số khối bằng nguyên tử khối thì có đúng
không ? tại sao ?
Bài 4: Cho hai đồng vị hiđro với tỉ lệ % số nguyên tử : 11 H (99,984%), 21 H (0,016%) và hai đồng vị
37
của clo : 35
17 Cl (75,53%), 17 Cl (24,47%).

a) Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố.
b) Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau được tạo nên từ hai loại đồng vị của
hai nguyên tố đó.
c) Tính phân tử khối gần đúng của mỗi loại phân tử nói trên.
Bài 5: Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng
đồng vị

63
29 Cu



65
29 Cu

. Tính tỉ lệ % số nguyên tử đồng

63
29 Cu

tồn tại trong tự nhiên

Bài 6: Tính khối lượng nguyên tử trung bình của niken, biết rằng trong tự nhiên, các đồng vị của

niken tồn tại như sau:
Đồng vị
Thành phần %

58
28

Ni

67,76

60
28

Ni

26,16

61
28

Ni

1,25

62
28

Ni


3,66

64
28

Ni

1,16

Bài 7: Cho biết cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố sau:
a. 1s22s22p63s1

b. 1s22s22p63s23p5


c.1s22s22p2

d. 1s22s22p63s23p63d64s2

1. Hãy cho biết những nguyên tố nào là kim loại, phi kim?
2. Nguyên tố nào trong các nguyên tố trên thuộc họ s, p hay d?
3. Nguyên tố nào có thể nhận 1 electron trong các phản ứng hóa học?
Bài 8: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện
chiếm xấp xỉ 35% tổng số hạt. Tính số hạt mỗi loại và viết cấu hình electron của nguyên tử .
Bài 9: Vỏ electron của một nguyên tử có 20 electron . Hỏi
a, Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron ?
b, Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron ?
c, Đó là kim loại hay phi kim ?
Bài 10: Các nguyên tử A, B, C, D, E có số proton và số nơtron lần lượt như sau:
A: 28 proton và 31 nơtron.

B: 18 proton và 22 nơtron.
C: 28 proton và 34 nơtron.
D: 29 proton và 30 nơtron.
E: 26 proton và 30 nơtron.
Hỏi những nguyên tử nào là những đồng vị của cùng một nguyên tố và nguyên tố đó là nguyên tố gì?
Những nguyên tử nào có cùng số khối ?
Bài 11 : Viết cấu hình eletron đầy đủ cho các nguyên có lớp electron ngoài cùng là:
a) 2s1
d) 3s23p3

b) 2s22p3

c) 2s22p6

đ) 3s23p5

e) 3s23p6

Bài 12: Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh là 1s22s22p63s23p4. Hỏi:
a) Nguyên tử lưu huỳnh có bao nhiêu electron ?
b) Số hiệu nguyên tử của lưu huỳnh là bao nhiêu?
c) Lớp nào có mức năng lượng cao nhất?
d) Có bao nhiều lớp, mỗi lớp có bao nhiêu electron?
e) Lưu huỳnh là kim loại hay phi kim? Vì sao?
Bài 13: Biết tổng số hạt p, n, e trong một nguyên tử là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 33 hạt. Tính số khối của nguyên tử.


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau:


1

2

3

4

Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau ?
A. 1 và 2

B. 2 và 3

C. 1, 2 và 3

D. Cả 1, 2, 3, 4

Câu 2: Hình vẽ nào sau đây vi phạm nguyên lý Pauli khi điền electron vào AO?

↑↓



a

b

c


↑↓


A. a

B. b

C. a và b

D.d

↑↑
d

Câu 3: Cấu hình của nguyên tử sau biểu diễn bằng ô lượng tử. Thông tin nào không đúng khi nói về
cấu hình đã cho?

↑↓
1s2

↑↓



2s2






2p3

A.Nguyên tử có 7 electron
B.Lớp ngoài cùng có 3 electron
C.Nguyên tử có 3 electron độc thân
D.Nguyên tử có 2 lớp electron
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những hình tròn.
B. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định nào.
C. Obitan là khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt của electron là lớn nhất.
D. Obitan của các phân lớp khác nhau có hình dạng khác nhau.


Câu 5: Cho các nguyên tử sau N (Z = 7), O (Z = 8), S (Z = 16), Cl (Z = 17). Trong số đó các
nguyên tử có 2 electron độc thân ở trạng thái cơ bản là:
A. N và S

B. S và Cl

C. O và S

D. N và Cl

Câu 6: Một nguyên tử có tổng cộng 7 electron ở các phân lớp p. Số proton của nguyên tử đó là :
A. 10

B. 11

C. 12


D. 13

Câu 7: Nguyên tử X có cấu hình electron là : 1s22s22p5. Ion mà X có thể tạo thành là :
A. X+

B. X2+

C. X-

D. X2-

Câu 8: Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 56g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt
electron có trong 5,6g sắt là
A. 15,66.1024

B. 15,66.1021

C. 15,66.1022

D. 15,66.1023

Câu 9: Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây có 20 proton, 20 electron, 20 nơtron?
A.

39
19 K

B.

40

18 Ar

C.

40
20 Ca

D.

37
17 Cl

Câu 10: Trong nguyên tử cacbon, hai electron 2p được phân bố trên 2 obitan p khác nhau và được
biểu diễn bằng hai mũi tên cùng chiều. Nguyên lí hay quy tắc được áp dụng ở đây là
A. nguyên lí Pauli

B. quy tắc Hund

C. quy tắc Kletkopski

D. cả A, B và C

Câu 11: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên
A. electron, proton và nơtron
C. proton và nơtron

B. electron và nơtron
D. electron và proton

Câu 12: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng

A. Số proton và điện tích hạt nhân
B. Số proton và số electron
C. Số khối A và số nơtron
D. Số khối A và điện tích hạt nhân
Câu 13: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử:
A. Có cùng số khối A
B. Có cùng số proton
C. Có cùng số nơtron
D. Có cùng số proton và số nơtron
Câu 14: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).
D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron


Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
Câu 16: Mệnh đề nào sau đây không đúng ?
(1) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho 1 nguyên tố.
(2) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.
(3) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.
(4) Chỉ có trong nguyên tử oxi mới có 8 electron.
A. 3 và 4

B. 1 và 3


C. 4

D. 3

Câu 17: Chọn câu phát biểu sai :
1. Trong một nguyên tử luôn luôn có số prôtôn = số electron = số điện tích hạt nhân
2. Tổng số prôton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối
3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử
4. Số prôton =điện tích hạt nhân
5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số prôton nhưng khác nhau về số nơtron
A. 2,4,5

B. 2,3

Câu 18: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là

24
12

Mg

C. 3,4
,

25
12

Mg

,


26
12

Mg

. Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14
B.Đây là 3 đồng vị.
C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.
D.Hạt nhân của mỗi ngtử đều có 12 proton.
Câu 19: Chọn câu phát biểu sai:
A. Số khối bằng tổng số hạt p và n
B. Tổng số p và số e được gọi là số khối
C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân
D. Số p bằng số e
Câu 20: Nguyên tử

27
13

Al có :

A. 13p, 13e, 14n.
C. 13p, 14e, 13n.

Câu 21: Nguyên tử canxi có kí hiệu là

B. 13p, 14e, 14n.

D. 14p, 14e, 13n

40
20

Ca . Phát biểu nào sau đây sai ?

D. 2,3,4


A. Nguyên tử Ca có 2electron lớp ngoài cùng.
C. Canxi ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn.

B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20.
D. Tổng số hạt cơ bản của canxi là 40.

Câu 22: Cặp phát biểu nào sau đây là đúng:
1. Obitan nguyên tử là vùng không gian quanh hạt nhân, ở đó xác suất hiện diện của electron
là rất lớn ( trên 90%).
2. Đám mây electron không có ranh giới rõ rệt còn obitan nguyên tử có ranh giới rõ rệt.
3. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron với chiều tự quay giống nhau.
4. Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ được phân bố trên các obitan sao cho các electron
độc thân là tối đa và các electron phải có chiều tự quay khác nhau.
5. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron với chiều tự quay khác nhau.
A. 1,3,5.
B. 3,2,4.
C. 3,5, 4.
D. 1,2,5.
Câu 23: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số
hạt không mang điện là 12 hạt .Nguyên tố X có số khối là :

A. 27
B. 26
C. 28
D. 23
Câu 24: Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n
là 1 hạt. Kí hiệu của A là
38

39

39

38

A. 19 K
B. 19 K
C. 20 K
D. 20 K
Câu 25: Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 155 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 33 hạt. Số khối của nguyên tử đó là:
A. 119
B. 113
C. 112
D. 108
Câu 26: Ngtử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt .Trong hạt nhân, hạt mang điện bằng số hạt
không mang điện.
1/ Số đơn vị điện tích hạt nhân Z là :
A. 10
B. 11
C. 12

D.15
2/ Số khối A của hạt nhân là :
A . 23
B. 24
C. 25
D. 27
Câu 27: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện
bằng 53,125% số hạt mang điện.Điện tích hạt nhân của X là:
A. 18
B. 17
C. 15
D. 16
Câu 28: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là
A. 168 X
B. 199 X
C. 109 X
D. 189 X
Câu 29: Tổng số hạt mang điện trong ion AB43- là 50. Số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn
số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 22. Số hiệu nguyên tử A, B lần lượt là:
A. 16 và 7
B. 7 và 16
C. 15 và 8
D. 8 và 15
Câu 30: Trong phân tử M2X có tổng số hạt p,n,e là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 44 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số hạt p,n,e trong
nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. CTPT của M2X là:
A. K2O
B. Rb2O
C. Na2O
D. Li2O



Câu 31: Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p,n,e bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5.
Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Tổng số hạt p,n,e trong
nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Số hiệu nguyên tử của M là:
A. 12
B. 20
C. 26
D. 9
Câu 32: Định nghĩa về đồng vị nào sau đây đúng?
A. Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số nơtron, khác nhau số prôton.
B. Đồng vị là tập hợp các nguyên tố có cùng số nơtron, khác nhau số prôton.
C. Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số prôton, khác nhau số nơtron.
D. Đồng vị là tập hợp các nguyên tố có cùng số prôton, khác nhau số nơtron/
Câu 33: Trong dãy kí hiệu các nguyên tử sau, dãy nào chỉ cùng một nguyên tố hóa học:
A. 6A 14 ; 7B 15
B. 8C16; 8D 17; 8E 18
C. 26G56; 27F56
D. 10H20 ; 11I 22
Câu 34: Oxi có 3 đồng vị

16
8

17

18

O, 8 O, 8 O số kiếu phân tử O2 có thể tạo thành là:


A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 35: Trong tự nhiên H có 3 đồng vị: 1H, 2H, 3H. Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Hỏi có bao nhiêu
loại phân tử H2O được tạo thành từ các loại đồng vị trên:
A. 3
B. 16
C. 18
D. 9
Câu 36: Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị là
Nguyên tử khối trung bình của nitơ là
A. 14,7
B. 14,0

N (99,63%) và

C. 14,4

Câu 37: Tính ngtử khối trung bình của Mg biết Mg có 3 đồng vị
26
12

14
7

15
7


N (0,37%).

D. 13,7
24
12

Mg (79%),

25
12

Mg (10%), còn lại là

Mg ?

Câu 38: Clo có hai đồng vị là

35
17

37
Cl ; 17
Cl . Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị này lag 3 : 1. Tính

nguyên tử lượng trung bình của Clo.
Câu 39: Một nguyên tử X có số hiệu nguyên tử Z =19. Số lớp electron trong nguyên tử X là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6

Câu 40: Nguyên tử của nguyên tố nhôm có 13e và cấu hình electron là 1s 22s22p63s23p1. Kết luận nào
sau đây đúng ?
A. Lớp electron ngoài cùng của nhôm có 3e.
B. Lớp electron ngoài cùng của nhôm có 1e.
C. Lớp L (lớp thứ 2) của nhôm có 3e.
D. Lớp L (lớp thứ 2) của nhôm có 3e hay nói cách khác là lớp electron ngoài cùng của nhôm có
3e.



×