Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Thử nghiệm sản xuất phân bón từ phụ phẩm Biogas bằng phương pháp làm khô qua hệ thống lò sấy và đánh giá sơ bộ hiệu quả trên một số loại cây trồng ngắn ngày.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

PHẠM ĐỨC CẢNH
Tên đề tài:
THử NGHIệM SảN XUấT PHÂN BÓN Từ PHụ PHẩM BIOGAS
BằNG PHƢƠNG PHÁP LÀM KHÔ QUA Hệ THốNG LÒ SấY VÀ ĐÁNH
GIÁ SƠ Bộ HIệU QUả TRÊN MộT Số LOạI CÂY TRồNG NGắN NGÀY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính qui

Chuyên ngành/ngành

: Công nghệ sinh học

Khoa

: CNSH - CNTP

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên, 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

PHẠM ĐỨC CẢNH
Tên đề tài:
THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT PHÂN BÓN TỪ PHỤ PHẨM BIOGAS
BẰNG PHƢƠNG PHÁP LÀM KHÔ QUA HỆ THỐNG LÒ SẤY VÀ ĐÁNH
GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ TRÊN MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG NGẮN NGÀY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính qui
Chuyên ngành/ngành: Công nghệ sinh học
Lớp
: 44 - CNSH
Khoa
: CNSH - CNTP
Khóa học
: 2012 – 2016
Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Dƣơng Mạnh Cƣờng

Thái Nguyên, 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa
Công nghệ Sinh học-Công nghệ Thực phẩm, trong thời gian thực tập tốt

nghiệp, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Thử nghiệm sản xuất phân bón
từ phụ phẩm Biogas bằng phƣơng pháp làm khô qua hệ thống lò sấy và
đánh giá sơ bộ hiệu quả trên một số loại cây trồng ngắn ngày”.
Sau thời gian tham gia nghiên cứu thực hiện đề tài, đến nay em đã hoàn
thành đề tài nghiên cứu của mình.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới: ThS. Dương Mạnh Cường,
Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ThS. Vi Đại Lâm đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Công nghệ
Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ,
động viên để em có tự tin trong học tập và thực tập tốt nghiệp.
Dù đã cố gắng nhiều, xong bài khóa luận không thể tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý
Thầy Cô cùng toàn thể các bạn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả !
Thái nguyên, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Phạm Đức Cảnh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hàm lượng N, P, K có trong phụ phẩm biogas .............................. 10

Bảng 2.2: Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước xả biogas ................ 11
Bảng 3.1: Bố trí công thức đánh giá sơ bộ với một số loại cây trồng. ........... 21
Bảng 3.2: Bố trí công thức với phụ phẩm biogas đã được sấy khô ................ 23
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phụ phẩm biogas và phân bón hóa học NPK đến
khả năng nảy mầm .......................................................................... 27
Bảng 4.2: Chiều cao cây cải ngồng HN888 ở các lần nhắc lại. ...................... 28
Bảng 4.3: Chiều dài cây bí đỏ siêu ngọn Tân Nông và các lần nhắc lại......... 30
Bảng 4.4: Chiều dài cây bí đỏ ăn ngọn Tre Việt ............................................. 30
Bảng 4.5: Khối lượng phụ phẩm biogas khi sấy khô ở 105oC........................ 33
Bảng 4.6: Bố trí công thức sau khi phụ phẩm đã được sấy khô ở 105oC ....... 34
Bảng 4.7: Bố trí công thức phụ phẩm làm khô trực tiếp................................. 35
Bảng 4.8: Kết quả theo dõi sau khả năng nảy mầm khi gieo hạt.................... 35
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây cải canh mơ lùn Hoàng
Mai số 1........................................................................................... 36
Bảng 4.10: Chiều cao cây cải canh mơ lùn Hoàng Mai số 1 ở các lần
nhắc lại ................................................................................... 36
Bảng 4.11: Hàm lượng đạm tổng số trong các mẫu đất .................................. 40


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ chiều cao cây cải ngồng HN888 ........................................ 29
Hình 4.2: Chiều cao cải ngồng sau 45 ngày.................................................... 29
Hình 4.3: Biểu đồ chiều dài cây bí đỏ siêu ngọn Tân Nông ........................... 31
Hình 4.4: Biểu đồ chiều dài bí đỏ ăn ngọn Tre Việt ....................................... 32
Hình 4.5: Sâu hại ảnh hưởng đến cây trồng .................................................... 33
Hình 4.6: Phụ phẩm biogas trước và sau khi làm khô .................................... 34
Hình 4.7: Biểu đồ chiều cao cây cải canh mơ lùn Hoàng Mai số 1 tại thời
điểm 20 ngày ................................................................................... 38

Hình 4.8: Biểu đồ chiều cao cây khi được bón phân của 2 phương pháp làm
khô khác nhau ................................................................................. 39
Hình 4.9: Mẫu trước và sau khi chuẩn độ ....................................................... 40


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

DNA

: Deoxyribonucleic acid

ĐC

: Đối chứng

NN

: Nông nghiệp

NPK

: Phân hóa học bón lót NPK

PTNT


: Phát triển Nông thôn

RNA

: Ribonucleic acid

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

V

: Thể tích

VSV

: Vi sinh vật


v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................ 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................. 4
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 4
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học..................................................................... 4

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tế ........................................................................ 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
2.1. Cở sở khoa học........................................................................................ 5
2.1.1. Tổng quan về phân bón..................................................................... 5
2.1.2. Khái quát về biogas........................................................................... 8
2.1.3. Vai trò nitơ đến cây trồng. .............................................................. 12
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng của một số loại cây trồng ............................ 14
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 18
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 18
2.2.2. Tình hình nghiên trên thế giới ........................................................ 19
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 20
3.1.1. Đối tượng ........................................................................................ 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ......................................... 20
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 20
3.2.2. Thời gian nghiên cứu. ..................................................................... 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21


vi

3.4.1. Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của biogas và phân bón hóa học đến
cây trồng ............................................................................................ 21
3.4.2. Thiết lập quy trình sấy khô phụ phẩm bằng hệ thống lò sấy trong
các khoảng thời gian khác nhau ................................................................ 22
3.4.3. So sánh ảnh hưởng của phụ phẩm sấy ở nhiệt độ cao và phụ phẩm
làm khô trực tiếp ....................................................................................... 23
3.4.4. Xác định hàm lượng Nitơ trong các mẫu đất.................................. 23

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 27
4.1. Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng hỗn hợp phụ phẩm biogas và phân hóa học
đến cây trồng ................................................................................................ 27
4.1.1. Ảnh hưởng hỗn hợp phụ phẩm biogas và phân hóa học đến khả
năng sinh trưởng của các loại cây ............................................................. 27
4.1.2. Ảnh hưởng hỗn hợp phụ phẩm biogas và phân hóa học đến
chiều dài cây ............................................................................................ 28
4.2. Khối lượng khô phụ phẩm biogas sau khi sấy khô ở các khoảng thời gian 33
4.3. So sánh ảnh hưởng của phụ phẩm sấy ở nhiệt độ cao và phụ phẩm làm
khô trực tiếp ................................................................................................. 34
4.3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng nảy mầm.......................... 35
4.3.2. Ảnh hưởng phân bón đến chiều cao cây ......................................... 36
4.3.3. So sánh với công thức sử dụng với phương pháp làm khô trực tiếp .....38
4.4. Xác định hàm lượng Nitơ trong các mẫu đất ........................................ 39
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 42
5.1 Kết luận .................................................................................................. 42
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong nông nghiệp hiện nay phân bón là yếu tố không thể tách rời. Phân
bón là thức ăn của cây trồng, có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh
tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Các sản phẩm phân bón chia làm hai loại:
Phân vô cơ hay phân hóa học: là các loại phân có chứa yếu tố dinh

dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa
học. Hiện nay phân hóa học được sử dụng nhiều trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng phân bón trên được cho vào
đất, được phun trên lá… cây sẽ hấp thụ hết để nuôi cây lớn lên từng ngày.
Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt
Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 4045% và kali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương
pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với
1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân
và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được
bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng. Trong số phân bón cây
không sử dụng được, một phần còn được giữ lại trong các keo đất là nguồn
dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi theo nước mặt và chảy vào
các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt; một phần bị trực di (thấm
rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động
của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí… Như vậy
gây ô nhiễm môi trường của phân bón trên diện rộng và lâu dài của phân bón
là việc xảy ra hàng ngày hàng giờ của vùng sản xuất nông nghiệp.


2

Phân hữu cơ: bao gồm các loại phân có nguồn gốc là sản phẩm hữu cơ,
như các loại phân chuồng, phân xanh, thân lá cây trồng được dùng để bón
ruộng...tận dụng các nguồn chất thải là biện pháp hiệu quả và kinh tế trong
giải quyết ô nhiễm chất thải hữu cơ vào đất hoặc nguồn nước từ sản xuất nông
nghiệp. Trong các giải pháp được đặt ra thì làm phân hữu cơ là giải pháp đơn
giản, hiệu quả và mang lại nhiều thuận lợi nhất (Thambirajah, 1993). Phân
hữu cơ là những vật liệu có hoạt tính sinh học cao là kết quả của quá trình
phân huỷ chất hữu cơ dưới những điều kiện được kiểm soát. Phân hữu cơ
được sử dụng nhằm cải thiện tính chất đất và cung cấp dưỡng chất cho cây

trồng. Bón phân hữu cơ mang lại nhiều lợi ích cho đất, trong cải thiện chất
lượng đất trên vùng đất bạc màu, lượng chất hữu cơ thấp do canh tác liên tục.
Bón phân hữu cơ sẽ giúp tăng lượng chất hữu cơ có ý nghĩa trong đất (Mark,
1995). Theo nghiên cứu của Mark bón 10 tấn phân hữu cơ trên 1ha đất với độ
sâu 10cm lớp đất mặt có 1% chất hữu cơ sẽ làm tăng lượng chất hữu cơ trong
đất lên khoảng 25%.
Nghiên cứu về việc ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ và vô cơ với
năng suất bắp và tính chất hóa học đất trên một vùng trồng bắp ở Kenya cho
thấy năng suất bắp đạt cao nhất 5,4 – 5,5 tấn/ha đối với nghiệm thức có bón
phân hữu cơ so với nghiệm thức đối chất chỉ đạt 1,5 tấn/ha qua bảy vụ trồng.
Sau hai năm thí nghiệm tổng lượng carbon và đạm trong đất được cải thiện rõ
rệt (Daniel, 2000).
Nằm trong thành phần phân hữu cơ hiện nay phân bón từ phụ phẩm
biogas đang và sẽ trở thành một yếu tố chính, theo Ho Thi Lan Huong (2002)
cho biết: phong trào xây dựng các hầm biogas qui mô gia đình, trang trại và ở
các hộ chăn nuôi gia súc ở nước ta đang được phát triển. Biogas hiện chủ yếu
được dùng thay thế chất đốt, kết quả khá tích cực về cả hiệu quả kinh tế và
bảo vệ môi trường. Nguồn biogas nhận được từ các hầm khí sinh học đã cung


3

cấp nhiên liệu phục vụ việc đun nấu, giảm được hiện tượng chặt phá rừng làm
chất đốt ở nông thôn. Nguồn khí này có thể được dùng làm nhiên liệu cho
động cơ để dẫn động các máy công tác như: bơm nước, máy xay xát, máy
lạnh...góp phần tiết kiệm chi phí năng lượng, giảm giá thành sản xuất, góp
phần tích cực vào việc cải thiện đời sống cho người dân. Hiệu quả của hầm ủ
biogas mang lại rất lớn, ngoài việc xử lý tốt chất thải chăn nuôi, chất cặn từ
hầm ủ còn được dùng làm phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên, một thực tế cho
thấy các công trình hầm biogas mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng khí gas để

phục vụ chất đốt, thắp sáng mà chưa tận dụng hết những lợi ích của công trình
biogas có thể mang lại. Trong đó, việc sử dụng nguồn phụ phẩm: bã thải,
nước xả của hầm để bón cho cây trồng là một nguồn lợi phân bón hữu cơ
chưa được sử dụng. Do các loại phụ phẩm này tồn tại ở thể lỏng và đặc, dẫn
đến hạn chế trong việc bảo quản và vận chuyển. Ở nhiều cơ sở chăn nuôi quy
mô lớn, việc dư thừa phụ phẩm biogas và thiếu hướng giải quyết phù hợp
đang là một thách thức và trở ngại lớn.Vì vậy, nhằm mục đích sử dụng triệt để
phần phụ phẩm biogas để tạo ra các sản phẩm phân hữu cơ với khả năng tăng
năng xuất cây trồng. Xuất pháy từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài:
“Thử nghiệm sản xuất phân bón từ phụ phẩm biogas bằng phương pháp
làm khô qua hệ thống lò sấy và đánh giá sơ bộ hiệu quả trên một số loại cây
trồng ngắn ngày”
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá phân bón hữu cơ từ phụ phẩm biogas.
- Xây dựng phương pháp làm khô phụ phẩm
- Bước đầu đánh giá hiệu quả của phân bón hữu cơ từ phụ phẩm biogas
đã được sấy khô đối với một số nhóm cây trồng ngắn ngày.


4

1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập phụ phẩm biogas và thiết lập quy trình sấy khô.
- Xác định công thức phẩm biogas phù hợp cho một số loại rau
- Kiểm tra, đánh giá để xác định tính ảnh hưởng của phụ phẩm biogas

đến khả năng sinh trưởng và phát triển của một số loại rau.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học

Kết qủa là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về việc xử
lí phụ phẩm biogas làm phân bón trong trồng trọt.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tế
Kết quả góp phần xử lí, sử dụng nguồn phụ phẩm biogas và hạn chế
được lượng phân hóa học giúp giảm thiểu lượng ô nhiễm môi trường.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cở sở khoa học
2.1.1. Tổng quan về phân bón
Cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường ngày cả khi
không được bón phân. Nhưng để đạt được năng suất, ổn định thì sử dụng
phân bón được xem là giải pháp hữu hiệu nhất. Thực tế sản xuất cho thấy,
một giống cây trồng nào đó dù có tiềm năng năng suất cao bao nhiêu đi chăng
nữa nhưng không được chăm bón tốt, được gieo trồng trong điều kiện khí hậu
thuận lợi và nhất là không được bón phân một cách cân đối và hợp lí thì cũng
khó đạt được mức năng suất như mong muốn. Điều này thể hiện rõ ở các quốc
gia mà ở đó trình độ thâm canh cũng như khả năng đầu tư của người sản xuất
còn hạn chế. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng phân bón ở các quốc gia này
ngày một tăng. Bón phân cân đối và hợp lí sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng
nông sản. Việc bón thừa hay thiếu chất dinh dưỡng đều làm giảm chất lượng
nông sản của tất cả các loại cây trồng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
và gia súc (Trần Thị Thu Hà, 2009).
2.1.1.1. Tác động phân hóa học đến môi trường.
Với sự ra đời của phân bón hóa học, năng suất và sản lượng cây trồng
tăng vượt bậc mà minh chứng cụ thể đó là cuộc cách mạng xanh diễn ra vào
nữa sau thế kỷ thứ XX. Tuy nhiên việc sử dụng lâu dài phân hóa học mà

không bổ sung các nguồn phân hữu cơ hay việc lạm dụng chúng quá mức
nhằm nâng cao năng suất và tạo ra những sản phẩm đẹp mắt đã để lại nhiều
hệ lụy cho môi trường và sức khỏe người tiêu dùng và đây là một trong những
nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa đất mà nhiều người vẫn lầm tưởng
rằng nó có khả năng cải tạo đất.


6

Phân hóa học là các loại muối khoáng có chứa các chất dinh dưỡng cần
thiết cho cây. Các loại phân vô cơ thường dùng là phân đạm, lân, kali, phân
hỗn hợp, phân trung lượng, vi lượng và các loại phân bón lá.
Ta biết lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ và mỗi loài thì có
một nhu cầu dinh dưỡng riêng, việc bón quá nhiều phân hoá học sẽ dẫn đến
tình trạng dư thừa mà thực vật không thể hấp thu hết và chúng lưu lại trong
đất, qua phân giải chuyển hoá chúng biến thành những hợp chất gây nguồn ô
nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số
lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng thì tình trạng ô nhiễm
đất ngày càng nghiêm trọng.
Theo Dương Thị Oanh (2014): “đối với loại phân đạm vô cơ (N)- một
loại phân mang lại hiệu quả rõ rệt nhất cho năng suất cây trồng nhưng cũng dễ
gây ô nhiễm cho môi trường đất do tồn dư của nó. Phần lớn nitrat phân bón
dư thừa được giữ lại trong đất, chúng ngấm xuống nước ngầm dưới dạng
NO3-. Trong môi trường đất, nó làm tăng tính chua vì dạng acid HNO3 rất phổ
biến. Ngoài ra, nếu trong sản phẩm có chứa nhiều đạm, nhất là không cân đối
thì đạm sẽ chuyển từ NH4- sang NO3-, khi vào cơ thể người NO3- sẽ chuyển
sang dạng NO2-, gây hại cho tim, phổi và gan. Một dạng phân hóa học khác
cũng gây ô nhiễm môi trường đất là phân lân, với lượng lân cao, sẽ gây chua
cho môi trường sinh thái đất. Mặt khác các dạng phân hóa học đều là các
muối của acid (hoặc là muối kép hoặc là muối đơn). Vì vậy khi hòa tan

thường gây chua cho môi trường đất. Trong phân supe lân thường có 5% acid
tự nhiên. Riêng lượng acid do H2SO4 nào cũng làm cho môi trường đất bị
chua thêm. Mặt khác sự tích lũy cao các hóa chất dạng phân bón cũng gây hại
cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lí tính. Đất nén chặt độ co trương kém,
kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là đất trở nên chai cứng,
tính thông khí kém đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật”.


7

Bên cạnh đó, các loại phân vô cơ còn chứa một số kim loại nặng, các
kim loại này tích lũy trong đất làm đất bị nhiễm độc, đồng thời khi được cây
trồng hấp thụ, nó sẽ tích lũy trong sản phẩm. Người và gia súc dùng sản phẩm
chứa các kim loại này lâu ngày sẽ bị nhiễm độc.
Phân vô cơ có nhiều tác dụng, là yếu tố cần thiết cho thâm canh tăng
năng suất. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải sử dụng đúng kỹ thuật biết kết
hợp với các loại phân bón hữu cơ khác nhằm đạt được năng suất cây trồng
cao nhất, góp phần làm hạn chế và ngăn ngừa tình trạng đất bị ô nhiễm, thoái
hóa và bạc màu.
2.1.1.2. Tác động phân hữu cơ đến môi trường
Phân hữu cơ có tên gọi như vậy vì trong đó thành phần hữu cơ là cơ bản
nhất. Hiện nay phân hữu cơ được chia làm 4 loại:
- Phân hữu cơ truyền thống: chúng được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và
cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu đấy có thể là chất thải của vật
nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh.
- Phân hữu cơ sinh học: có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm
than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham
gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.
- Phân hữu cơ vi sinh: có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp
như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn

sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
- Phân hữu cơ khoáng: là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ.
Bón phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng. Kết quả nghiên cứu khoa
học trong rất nhiều năm của các viện, trường, cũng như kết quả điều tra kinh
nghiệm của các hộ nông dân cho thấy, năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế
cao, ổn định ở những nơi có bón tỷ lệ N hữu cơ và N vô cơ cân đối với tỷ lệ N
tính từ hữu cơ chiếm khoảng 25-30% tổng nhu cầu của cây trồng. Ước tính do


8

bón phân hữu cơ năng suất cây trồng đã tăng được 10-20%. Nếu tính riêng về
thóc do bón phân hữu cơ (chủ yếu là phân chuồng) đã đạt khoảng 2,5-3,0 triệu
tấn thóc/năm. Bón phân hữu cơ còn làm giảm bớt lượng phân khoáng cần bón
do phân hữu cơ có chứa các nguyên tố di dưỡng đa lượng, trung lượng và vi
lượng. Theo Bùi Huy Hiền (2010b): “bón chất hữu cơ sẽ cải thiện được các
tính chất vật lý đất, hóa học và sinh học của đất; đồng thời hạn chế mức độ
độc hại của một số nguyên tố như: nhôm (Al), sắt (Fe); giảm bớt sự cố định
lân trong đất dưới tác dụng kết hợp Al3+, Fe3+ dưới dạng phức chất; nâng cao
sự hoà tan lân ở dạng phốt phát sắt hoá trị ba dưới tác dụng khử ôxy. Bón
phân hữu cơ có tác dụng làm giảm rửa trôi, giảm bốc hơi của phân đạm bón
vào. Do đó, hiệu quả sử dụng của phân đạm vô cơ tăng lên”.
2.1.2. Khái quát về biogas
Biogas hay khí sinh học là hỗn hợp khí được tạo ra nhờ quá trình lên
men các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí. Do có thành phần chính là khí
methane (CH4) nên khí sinh học có thể cháy được và sinh ra nhiệt năng.
Biogas có thể được tạo ra bằng cách lên men kỵ khí các chất thải trong chăn
nuôi nhờ sử dụng các hệ thống ống nối và bể chứa phù hợp. Sự tăng trưởng
của vi khuẩn tùy thuộc vào loại phân sử dụng và điều kiện nhiệt độ. Có 2
nhóm vi khuẩn trong bể biogas là: nhóm vi khuẩn phân giải cellulose và nhóm

vi khuẩn sinh khí methan.
- Nhóm vi khuẩn phân giải cellulose: Những vi khuẩn này đều có enzym
cellulose. Chúng phân giải cellulose trong điều kiện kị khí cho ra CO2, H2 và
một số chất tan trong nước như sản phẩm trung gian. Các chất này đều được
dùng để dinh dưỡng hoặc dùng cho nhóm vi khuẩn sinh khí methane.
- Nhóm vi khuẩn sinh khí methane: mỗi loài vi khuẩn methane chỉ có thể
sử dụng một số chất nhất định. Do đó việc lên men kị khí bắt buộc phải sử
dụng nhiều loài vi khuẩn methane. Điều kiện cho các vi khuẩn methane phát


9

triển mạnh là phải có lượng CO2 đầy đủ trong môi trường, có nguồn nitơ
(khoảng 3,5 mg/g bùn lắng), tỷ lệ C/N = 1:20.
- Trong quá trình lên men kỵ khí các loài vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt
không những do nhiệt độ mà còn do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố khác
nhau, trong đó có mức độ kỵ khí, tác động của các sản phẩm trao đổi chất, tác
động cạnh tranh dinh dưỡng… Mức độ tiêu diệt các các vi sinh vật gây bệnh
trong quá trình kỵ khí từ 80 đến 100%.
Bằng cách lên men kỵ khí sản sinh ra một hỗn hợp khí từ sự phân hủy
những hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn kỵ khí. Quá trình này
được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1:
Các chất hữu cơ cao phân tử được vi sinh vật chuyển thành các chất có trọng
lượng thấp hơn acid hữu cơ, đường, glyxerin… (gọi chung là cacbonhydrate).
- Giai đoạn 2:
Là giai đoạn phát triển mạnh các loài vi khuẩn methane để chuyển hầu
như toàn bộ các chất cacbonhydrat thành CH4 và CO2.
Giai đoạn đầu có sự tạo thành các acid hữu cơ nên pH giảm xuống rõ rệt
(lên men acid). Các acid hữu cơ và hợp chất chứa nitơ tiếp tục phân hủy tạo

thành các hợp chất khác nhau và các chất khí như CO2, N2, H2 và cả CH4 (bắt
đầu lên men methan). Các vi sinh vật kỵ khí phát triển mạnh còn các vi sinh
vật hiếu khí bị tiêu diệt. Các vi khuẩn methane phát triển rất mạnh và chuyển
hóa rất nhanh để tạo thành CO2 và CH4.
Biogas đã được ứng dụng ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam trong
những năm qua nhằm mục đích xử lý chất thải chăn nuôi và tạo ra nguồn
nhiên liệu cho đun nấu và thắp sáng. Trong quá trình sản xuất khí biogas,
những phụ phẩm như nước xả và bã cặn được sinh ra. Nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra những thành phần dinh dưỡng quan trọng trong phụ phẩm biogas. Do


10

vậy, có thể được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, tạo nguồn cung cấp
phân hữu cơ quan trọng cho cây (Hoàng Kim Giao, 2011).
2.1.2.1. Thành phần phụ phẩm biogas
Phụ phẩm biogas là sản phẩm ở dạng lỏng và rắn của quá trình phân giải
cơ chất. phụ phẩm biogas gồm 3 phần là nước xả, bã cặn và váng. Trong đó
93% nước, 7% chất khô trong đó 4,5% là hợp chất hữu cơ và 2,5% là các chất
vô cơ. Thành phần chính của phụ phẩn khí sinh học:
- Những chất hữu cơ ở thể rắn (chất mùn)
- Các chất dinh dưỡng dễ hòa tan (có đặc tính phân bón và tác dụng cải
tạo đất)
- Các nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Fe, Mn…)
- Những tế bào mới hình thành trong quá trình phân giải.
Thành phần của phụ phẩm biogas phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu
nạp. Hàm lượng NPK trong đó thường rất khác nhau và phụ thuộc vào
nguyên liệu nạp và tỷ lệ pha loãng nguyên liệu (Hoàng Kim Giao, 2011). Ở
Việt Nam, nguyên liệu nạp chủ yếu là chất thải lợn, phân trâu bò, phân người
và phân gia cầm. Các chất dinh dưỡng N, P, K có hàm lượng dao dộng trong

bảng sau:
Bảng 2.1: Hàm lƣợng N, P, K có trong phụ phẩm biogas
Nước xả
Bã cặn

N (g/l)

P2O5 (g/l)

K2O (g/l)

0,077 – 0,85

0,05 – 0,24

0,097 – 1,22

5,6

3,6

0,9

(Nguồn: Hoàng Kim Giao, 2011)
Các nghiên cứu cũng đưa ra kết quả phân tích về một số chỉ tiêu về hàm
lượng kim loại nặng trong nước xả khí sinh học:


11


Bảng 2.2: Hàm lƣợng một số kim loại nặng trong nƣớc xả biogas
Pb (mg/l)

As (mg/l)

Hg (mg/l)

Cd (mg/l)

0,0625

0,045

0,003

0,009

≤ 0,1

0,05 – 0,1

≤ 0,001

Phân tích của
Viện chăn nuôi
(2008)
TCVN cho
nước tưới
(TCVN 6773 –


0,005 –
0,001

2000)
(Nguồn: Hoàng Kim Giao, 2011)
2.1.2.2. Tình hình sử dụng của phụ phẩm biogas
Phụ phẩm biogas được ứng dụng trong nông nghiệp với nhiều lợi ích
khác nhau (Lê Thuật, 2014).
- Sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Phụ phẩm biogas là một loại
phân hữu cơ với hai đặc tính quan trọng là giàu dinh dưỡng và sạch. Loại
phân hữu cơ này vừa có tác dụng nhanh vừa có tác dụng chậm do chứa hai
thành phần:
+ Nước xả: là loại phân bón có tác dụng nhanh, chứa nhiều chất dinh
dưỡng hòa tan trong nước nên cây trồng dễ hấp thu khi tưới nước xả cho cây,
hiệu quả của chất dinh dưỡng cao
+ Bã cặn: gồm các nguyên tố dinh dưỡng, các hợp chất hữu cơ và các
chất hấp thu nhiều yếu tố dinh dưỡng có hiệu quả.
Cho đến nay, phụ phẩm biogas đã được ứng dụng trong sản xuất nông
nghiệp như dùng làm phân bón cho cây trồng với những lượi ích sau:
+ Cải tạo đất: Phụ phẩm khí sinh học chứa nhiều chất hữu cơ nên khi sử
dụng lâu dài cho đất sẽ có tác dụng cải thiện khả năng canh tác của đất, tăng hoạt


12

động của hệ vi sinh vật đất thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường
và duy trì độ phì nhiêu của đất, cải thiện cấu trúc và tính chất lí học của đất.
+ Tăng năng suất cây trồng: Sử dụng phụ phẩm sẽ làm tăng khả năng
sinh trưởng và phát triển từ đó làm cho năng suất cây trồng tăng.
+ Hạn chế sâu bệnh: Bón phụ phẩm biogas có thể kìm hãm, hạn chế một

số loại sâu bệnh. Nếu trộn phụ phẩm với một lượng nhỏ thuốc trừ sâu sẽ làm
tăng hiệu quả thuốc trừ sâu, hiệu quả nhanh do đó giảm bớt lượng thuốc trừ
sâu bón cho cây trồng, hạn chế độc hại, ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng phụ phẩm khí sinh học làm thức ăn bổ sung cho lợn: Chứa 1
lượng nhất định axit amin, vitamin, axit hữu cơ, các chất khoáng… là các chất
dinh dưỡng cần thiết cho gia súc và hầu hết vi trùng hiếu khí gây bệnh và
trứng giun sán trong nước xả đã bị tiêu diệt. Ngoài ra phụ phẩm còn chứ
nhiều enzyme có tác dụng tăng tính thèm ăn, tăng hiệu quả chuyển hóa thức
ăn của vật nuôi.
- Sử dụng phụ phẩm biogas làm thức ăn nuối cá: Phụ phẩm biogas giàu
nitơ, photpho và kali dễ hấp thụ cho các loài tảo làm thức ăn cho cá. Phụ
phẩm này chỉ chứa một lượng nhỏ chất hữu cơ, do đó không làm tăng hàm
lượng CO2 trong nước, gây cho cá chết như khi bón phân tươi.
2.1.3. Vai trò nitơ đến cây trồng.
Nitơ chỉ thường chiếm 1-5% khối lượng khô của thực vật. Tuy nhiên, đối
với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng, nitơ có vai trò sinh lý đặc biệt
quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất. Nitơ có
mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết định trong
quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến hoạt động sinh lý của cây.
Nitơ là nguyên tố đặc thù của protein mà protein lại có vai trò cực kì quan
trọng đối với cây trồng. Protein là thành phần chủ yếu tham gia cấu trúc nên hệ


13

thống chất nguyên sinh trong tế bào, cấu tạo nên hệ thống màng sinh học, các
bào quan trong tế bào. Protein là thành phần bắt buộc của các enzyme.
Nitơ có trong thành phần của acid nucleic (DNA và RNA). Ngoài chức
năng duy trì và truyền thông tin di truyền, acid nucleic đóng vai trò rất quan
trọng trong quá trình sinh tổng hợp protein, sự phân chia và sự sinh trưởng

của tế bào.
Nitơ là thành phần quan trọng của Chlorophyl (diệp lục): là chất quyết
định hoạt động quang hợp của cây, cung cấp chất hữu cơ cho sự sống của các
sinh vật trên trái đất.
Nitơ tham gia vào thành phần của ADP, ATP có vai trò quan trọng trong
trao đổi năng lượng của cây.
Nitơ tham gia vào thành phần của một số phytohormone (hormone thực
vật) có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây có liên
quan đến ánh sáng như phản ứng quang chu kì, sự nảy mầm, tính hướng quang.
Tuy nhiên cây rất nhạy cảm với nitơ, nitơ có tác dụng hai mặt đến năng
suất cây trồng, nếu cây trồng thừa hay thiếu nitơ đều có hại.
Thừa nitơ: khác với các nguyên tố khác, việc thừa nitơ có ảnh hưởng rất
nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất ở cây trồng.
Thời kỳ sinh trưởng của cây kéo dài, cây hô hấp mạnh hơn quang hợp, lượng
gluxit tiêu hao nhiều hơn lượng tích trữ, lượng tinh bột trong cây giảm. Cây
sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên
cây rất yếu, dễ lốp đổ, giảm năng suất nghiêm trọng và có trường hợp không
có thu hoạch. Đồng thời cây có sự tích lũy alkaloid và glucozit làm cho có vị
đắng, nếu là rau quả thì khó ăn, kém ngon và dễ bị hư hỏng.
Thiếu nitơ: thiếu N cây sinh trưởng kém, chlorophyll không được tổng
hợp đầy đủ, lá vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, sút giảm hoạt động quang
hợp và tích lũy, giảm năng suất. Cây không đủ đạm thường ra hoa sớm nhưng


14

hoa thưa, ít hình thành được quả hoặc quả bé, phẩm chất kém. Tùy theo mức
độ thiếu đạm mà năng suất giảm nhiều hay ít. Trong trường hợp có triệu
chứng thiếu đạm thì chỉ cần bổ sung phân đạm là cây sinh trưởng và phát triển
bình thường.

Nếu cây trồng được cung cấp đủ lượng nitơ, cây mọc nhanh cho nhiều
thân, lá có màu xanh đậm đẹp do có nhiều diệp lục, hiệu suất quang hợp tăng.
Đồng thời, cây sinh trưởng tốt giúp đồng hóa chất dinh dưỡng mạnh và cây
trồng cho năng suất cao (Lê Viết Phùng, 1987).
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng của một số loại cây trồng
Mỗi loại cây trồng sẽ có những đặc tính sinh trưởng trong các thời kì và
từng giai đoạn khác nhau (Lù Thị Lìu, 2007).
- Rau xà lách:
Cây xà lách là cây ưa nhiệt độ thấp, sinh trưởng thích hợp nhất ở nhiệt
độ 15-200C. Bộ rễ tương đối phát triển. Thời gian sinh trưởng khoảng 45-55
ngày. Cây thân thảo hằng năm có rễ trụ và có sơ, thân hình trụ và thẳng, có
thể cao tới 60 cm, phân nhánh ở phần trên. Lá ở gốc, xếp hình hoa thị, tạo
thành búp dầy đặc hình cầu, các lá ở thân mọc so le, lá có màu lục sáng, gần
tròn hay thuôn, hình xoắn ngược, lượn sóng, dài 6–20cm, rộng 3–7cm, mép
có răng không đều. Cụm hoa chùy dạng ngù ở ngọn gồm nhiều đầu hoa, mỗi
đầu có 20 hoa, hình môi màu vàng. Xà lách có thể trồng được quanh năm
nhưng vụ thu đông cho năng suất cao hơn.
- Rau cải:
Gieo từ tháng 8 đến tháng 11 hay gieo từ tháng 2 đến tháng 6. Thời gian
sinh trưởng từ 25 đến 30 ngày. Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng hoặc gieo ở
vườn ươm rồi cấy. Chọn đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5. Cải
ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ ẩm
thường xuyên. Cây thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các loại rệp, bọ


15

nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc sau để
phòng trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt trừ sâu.
- Bắp cải:

Cải bắp là loại rau chủ lực trong họ Thập tự, trồng trong vụ đông xuân ở
các tỉnh phía bắc, miền trung và Tây nguyên. Là loại cây hai năm: năm thứ
nhất sinh trưởng thân lá, năm sau qua giai đoạn xuân hoá, sau đó mới ra hoa,
kết quả.
Cải bắp thuộc nhóm rau có nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ xuân hoá (nhiệt
độ cần thiết để phân hoá mầm hoa) là 1-100C trong khoảng 15-30 ngày tuỳ
thời gian sinh trưởng của giống. Do vậy, trong quá trình sinh trưởng, khi gặp
điều kiện này, cây sẽ ra hoa, kết quả ngay ở năm đầu.
Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng có
bộ rễ chùm phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hào và su lơ.
Đặc biệt ở cải bắp khả năng phục hồi bộ lá khá cao. Các thí nghiệm cho
thấy, khi cắt 25% diện tích bề mặt lá ở giai đoạn trước cuốn bắp, năng suất
vẫn đạt 97-98% so với không cắt. Điều đó khẳng định việc phun thuốc hoá
hoá học trừ sâu tơ lứa 1 trong nhiều trường hợp là không cần thiết.
Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18-200C. Cây phát triển thuận
lợi nhất ở 15-180C.
Phát sinh từ vùng Địa Trung Hải, cải bắp thuộc nhóm cây ưa ánh sáng
ngày dài nhưng cường độ chiếu sáng yếu. Do vậy, trong điều kiện vụ đông
xuân ở nước ta, cây cải bắp thường rút ngắn thời gian sinh trưởng so với vùng
nguyên sản.
Độ ẩm thích hợp là từ 75-85%, ẩm độ không khí khoảng 80-90%. Đất
quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc
trong điều kiện yếm khí.


16

Cải bắp ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, có độ pH= 5,66,0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải bắp yêu cầu dinh dưỡng cao. Các nhà
chuyên môn đã tính toán, để có năng suất 80 tấn/ha, cải bắp đã lấy đi của đất
214kg đạm, 79kg lân, 200kg kali, tức là tương đương với 610kg đạm urê,

400kg supe lân, 500kg clorua kali. Vì vậy, phải đảm bảo lượng phân bón sao
cho cây có trạng thái tốt, chống đỡ sâu bệnh và cho năng suất cao.
- Su hào:
Cây su hào thuộc họ Thập tự. Thân của cây phát triển phình to thành củ
khí sinh, trong chứa nhiều chất dinh dưỡng. Có thể chịu nóng hơn cây cây bắp
cải 2-3oC. Vì vậy su hào có thể trồng sớm hoặc muộn hơn cải bắp.
Ở nước ta su hào thường có 2 giống: su hào dọc trung và su hào dọc đại.
Su hào dọc trung (hay su hào dọc nhỡ): củ tròn, to, mỏng vỏ, cọng và
phiến lá to hơn loại su hào dọc tăm. Điển hình là su hào Hà Giang. Thời gian
sinh trường 90 – 105 ngày.
Su hào dọc đại (su hào bánh xe): củ to, hơi dẹt, vỏ rất dày, cọng và phiến
lá rất to, dày. Thời gian sinh trưởng 120 – 130 ngày. Đặc trưng là su hào Tiểu
Anh Tử (Trung Quốc) hoặc Thiên Anh Tử (Nhật Bản).
Su hào có thể gieo 2 vụ: vụ chính gieo tháng 9 đến hết tháng 10 và vụ
muộn gieo tháng 11.
Su hào thường hay bị sâu phá hoại, đặc biệt là rệp rau: chúng tập trung ở
phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho các bộ phận này bị teo
đi, su hào không lớn được. Phải phát hiện cứu thời và dùng dipterec 1/1600 để
phun trừ.
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ
đã bằng, lá non ngừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già, nhiều
xơ, giảm phẩm chất.


17

- Cải ngồng HN888:
Cải ngồng là loại cải có thân non, màu xanh mướt, thường mộc vỏng
lên phiến lá xòe ra hình cánh quạt. Cải ngồng HN888 là giống cải ngồng được
cải tiến, cho năng suất và chất lượng thu được rất cao. Kháng bệnh tốt, có thể

trồng được quanh năm vì dễ thích nghi điều kiện tự nhiên, sức sinh trưởng và
phát triển vượt trội, tỉ lệ nảy mầm >85% và có độ sạch >98%. Cải ngồng có
rất nhiều chất dinh dưỡng gồm chất xơ, beta caroten, vitamin nhóm A, B, C,
K cùng nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết tốt cho cơ thể.
Đất trồng cải ngồng khá quan trọng, đất phải đảm bảo được hàm lượng
các chất dinh dưỡng nuôi cây, đất sạch mầm bệnh, không có cỏ dại hay sâu
bệnh sinh sống. Nên chọn đất mùn, tơi xốp để trồng cây có độ pH 6 – 6,5. Đất
thịt thì trộn thêm đất cát hoặc đất phù sa. Tốt nhất nên chọn tribat để trồng,
loại đất được sản xuất từ vỏ xơ dừa xay nhuyễn trộn với đất nuôi trùn đỏ được
xử lí sạch mầm bệnh, giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng phát triển.
Cải ngồng có thể trồng quanh năm nhưng vụ chính là vụ đông xuân.
- Bí đỏ ăn ngọn:
Bí đỏ ăn ngọn có thể trồng quanh năm, nhưng tập trung vào 2 vụ chính:
đông xuân trồng tháng 11 để cắt ngọn tháng 2, tháng 3. Hè thu trồng tháng 7
để ngắt ngọn tháng 9, tháng 10. Bí ưa đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, có cấu tượng
nhẹ dễ thoát nước vì vậy nên chọn những chân đất cao ráo, đất thịt nhẹ pha
cát như đất phù sa ven sông, suối. Có thể tận dụng các bờ lô, bờ thửa, bờ
ruộng để trồng. Bí đỏ hay bị các loại sâu ăn lá, nhện đỏ, rệp hại ngọn, hại
lá…Cần chú ý phát hiện, phun trừ kịp thời bằng các loại thuốc sâu, thuốc trừ
sâu vi sinh như Bt, NPV và đảm bảo thời gian cách ly, hạn chế sử dụng các
loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.


×