Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

những bài văn nghị luận lớp 12 ôn thi tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.82 KB, 78 trang )

Nghị luận xã hội về tinh thần tự học
Dàn ý
Đặt vấn đề:
Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt
trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận
động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô
cùng quan trọng .
1. Giải thích các khái niệm:
+ Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức
+ Các hình thức thu nhận kiến thức :Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn…
+ Tự học là sự chủ động , tích cực , độc lập tìm hiểu , lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng
cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có
kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.
2. Bình luận về tự học:
a. Vai trò của tự học :
+ Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú
+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong
cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không
ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình
để tự hoàn thiện bản thân.
+ Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành
hiện thực.
+ Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
b. Tự học như thế nào cho có hiệu quả:
+ Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm
rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
+ Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
+ Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội….
+ Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với
người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải



biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng
--> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng
nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.
c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ
hiện nay
3. Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống
+ Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say
mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.
+ Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới
chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
Bài tham khảo 1
Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân.
Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo.
Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một
cách phù hợp.
Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là
quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức,kĩ năng
đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa
đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại.
Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học
thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.
Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở
nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc
lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất
gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.
Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh
chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức,
là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì
chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người

có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản


chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn
khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi,từ bạn bè hoặc từ những người xung
quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ
động ghi nhớ các bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến
thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết,
chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,
ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ
việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh...Đ ây là những người có
sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của
những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiều qur cho bản
thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi
sáng ở phía trước.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá
trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học
cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã
hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.
Bài tham khảo 2
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng kiến thức ngày càng gia tăng . Để
đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần phải tìm cho mình phương pháp
học tập phù hợp. Trong đó quan trọng hơn hết là phương pháp tự học. Vậy tự học là gì?
Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằ vươn lên nắm bắt tri thức . Tự học không
chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè , tìm tòi nghiên
cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế.
Tự học đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người. Người
biết tự học luôn tư mày mò, tìm kiếm, nghiên cứu một cách tích cực và không cấn ai nhắc
nhở ở bất cứ hoàn cảnh nào. Nhờ đó những con người ấy luôn biết nhìn xa trông rộng,

không bị tụt hậu, luôn nhạy bén trong thực tế do biết áp dụng kiến thức đã học. Kiến thức là
vô cùng trong khi trí nhớ của con người là hữu hạn, nếu chỉ biết học tủ học vẹt thì ta sẽ
không thể biền những kiến thức ấy thành của mình để vận dụng vào thực tế mà sẽ mau


chóng quên đi. Tự học sẽ giúp ta khắc phục phục được nhược điểm này đồng thời giúp ta rèn
luyện thói quen tích cực, chủ động hơn trong hoàn cảnh khó khăn. Hơn hết, khi tự học ta
mới thấy được cái hay, cái đẹp của tri thức từ đó trở nên say mê khám phá, học hỏi nhiều
điều mới lạ hơn nữa. Tự học chính là cuộc hành trình của bản thân để chiếm lĩnh kiến thức,
và những bước đi đầu tiên sẽ luôn có nhiều chông gai, thử thách nhưng chính những lúc bế
tắc ấy lai là động lực thúc đẩy chúng ta tích cực tư duy để tìm ra hướng đi. Cái cảm giác lúc
tự mình ngộ ra được những điều mới lạ thật không còn gì vui hơn và bài học đó sẽ mãi theo
ta. Tự học giúp ta nắm vững căn bản, đào sâu và mở rộng kiến thức chứ không phải nhận
thức một cách máy móc. Có tự học ta mới hệ thống lại được những kiến thức đã học và kịp
thời nhận ra thiếu sót của bản thân để kịp thời bồi đắp, từ đó ta có bước đầu tự tin trên con
đường học vấn. Trong lịch sử ta thấy có rất nhiều tấm gương thành tài nhờ nỗ lực tự học của
bản thân như trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền và tiêu biểu chính là chủ tịch Hồ
Chí Minh. Hằng đêm, sau 12 giờ lao động nặng nhọc Người lại tự học tiếng Pháp bằng cách
học thuộc long mỗi ngày mười từ, và cứ thế Người đã thong thạo không chỉ tiếng Pháp mà
còn nhiều ngoại ngữ khác như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh. Người cũng đã từng nói “
Trong cách học. phải lấy tự học làm nòng cốt ”.
Trong thực tế ta có thể thấy vẫn còn rất nhiều người học tủ, học vẹt một cách ép buộc để
đối phó với kiểm tra thi cử. Cách học này chỉ đem lại hiệu quả tức thời nhưng không mấy ai
nghĩ đến hậu quả lâu dài của nó. Những cách học ấy làm cho ta không hiểu hết bản chất của
vấn đề dẫn đến việc mau chóng lãng quên mà lại còn lãng phí thời gian và công sức. Những
con người này nều không biết vươn lên tự học thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau mà thôi.
Vậy để việc tự học có hiệu quả, ta cần phải nắm vững kiến thức căn bản của thầy cô
truyền thụ thật tốt, biết lien kết chúng thành một khối kiến thức đầy đủ và vững chắc từ đó
mới có thể áp dụng vào trong bài tập. Ta cũng cần phải soạn trước bài học ở nhà để nắm bắt
được nội dung chính và dễ dàng theo kịp bài giảng của thầy cô trên lớp. Ta còn có thể học

nhóm cùng bạn bè trong lớp sau giờ học để ôn lại bài giảng trên lớ hay cùng nhau giải quyết
những bài tập khó khó. Nhưng quan trọng hơn hết mỗi người cần phải có tinh thần tự giác
học tập mọi lúc, mọi nơi. Như vậy việc học sẽ không bị nhàm chán, không bị lệ thuộc gò bó
từ đó khiến kiến thức sâu rộng hơn, in đậm trong trí nhớ.
Tự học luôn là phương pháp học học tập hiệu quả, ít tốn kém và phù hợp cho mọi đối


tượng. Vậy, là thế hệ tương lai của đất nước, mỗi học sinh chúng ta hãy ra sức tự học nhiều
hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân hành một hành trang vào đời vững chắc mai sau
đi xây dựng dất nước.
Bài tham khảo 3
Trong học tập, mỗi người đều có một cách học riêng, phù hợp với điều kiện và khả năng
của mình. Thế nhưng, cách học hiệu quả nhất là tự học. Chỉ có tự học mới giúp chúng ta dễ
dàng tiếp thu và hiểu sâu sắc kiến thức một cách chủ động và dễ dàng nhất.
Như ta đã biết, học là quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác
truyền lại. Thế nhưng, ngoài ý nghĩa đó, tự học còn là sự chủ động suy nghĩ, tự khám phá,
nghiên cứu các kiên thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề. Kiến thức không của riêng ai
nhưng muốn biến thành kiến thức của riêng mình phải đào sâu suy nghĩ. Nếu như suy nghĩ
hời hợt thì sẽ không hiểu rõ, không nắm chắc bản chất của vấn đề, sau một thời gian sẽ quên
mất. Chính vì vậy, khi học phải cố gắng tìm hiểu cốt lõi của kiến thức. Chính quá trình tìm
tòi, khám phá vấn đề đến tận gốc rễ đó sẽ giúp cho kiến thức thu nhận được in sâu trong trí
nhớ. Có rất nhiều cách tự học nhưng bất cứ các cách tự học nào thì cũng bao gồm các khâu
tìm tòi kiến thức, suy nghĩ, đồng thời phải biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Có thể tự
học qua sách, báo, qua nghe giảng, qua các bài tập, qua học thuộc lòng, qua thực tế. Sách
báo chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và trong học tập. Học qua sách
báo có nghĩa là thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức mà sách báo mang lại cho ta. Tự
học còn thể hiện qua cách nghe giảng bài. Nghe giảng không đơn thuần chỉ là nghe giảng rồi
chép vào vở rồi bỏ đấy mà khi nghe giảng còn phải hiểu và nắm vững vấn đề. Có thể tự đặt
ra các câu hỏi khi nghe giảng như: Bài giảng đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó đã triển khai
như thế nào? Cốt lõi của vấn đề là gì?... Có thể nói, tự học qua nghe giảng là cách học phổ

biến nhất. Khi nghe giảng, ta có thể nhanh chóng thu nhận được lượng kiến thức khá lớn
trong một khoảng thời gian không nhiều. Đó cũng là hạn chế của việc tự học qua nghe giảng
bởi với lượng kiến thức lớn trong khoảng thời gian hạn chế, người học có thể không có thời
gian đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, do đó không hiểu hết hay không nắm chắc vấn đề.
Một cách tự học nữa cũng hiệu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc làm bài
tập giúp ta cùng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn đề. Hơn thế, tự học
qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập sao cho ngắn, gọn, súc tích


và dễ hiểu. Chính vì vậy, có rất nhiều dạng bài khác nhau để giúp học sinh nắm vững và
sáng tạo các kiến thức đã học được. Một cách học nữa cũng rất hiệu quả là học qua cách học
thuộc lòng. Cách học này không phải là học vẹt, khi học phải hiểu rõ mình đang học cái gì?
Nội dung cùa nó ra làm sao?. Chỉ có học thuộc mới giúp ta nhớ lâu hơn, không bị quên.
Nhưng học thuộc lòng cũng phải có phương pháp học làm sao cho dễ nhớ, gạch ra các ý
quan trọng mà học chứ không cần phải học thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. Vì thế, học
thuộc lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. Nhưng cho dù học bằng phương pháp
nào, qua sách, báo hay bài tập thì cũng phải biết áp dụng vào thực tế, vào cuộc sống. Điều
này giúp chúng ta không bị xa rời thực tế, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống
hàng ngày, vào sản xuất nông, công nghiệp hoặc một ngành nghề nào đó. Khi áp dụng vào
thực tế, các kiến thức sẽ được sử dụng triệt để, sâu sắc nhất đồng thời cũng là cách tự học
hiệu quả nhát bởi nó giúp chúng ta không chỉ nắm vững các kiến thức đã được cung cấp mà
còn khám phá ra nhiều vấn đề mới nảy sinh, cần phải giải quyết bằng các thao tác tổng hợp:
tra cứu sách vở, học hỏi những người có kinh nghiệm, bàn luận với bạn bè...
Vì vậy, tự học là một cách học rất quan trọng, nếu bản thân mỗi người không tự tạo cho
mình được một thói quen tự học thì sẽ bị lệ thuộc vào những điều mà thầy cô đã dạy cho
mình và quan trọng hơn là sẽ không nắm vững được bài. Tự học sẽ giúp chúng ta có tính chủ
động học tập, là con đường dần tới sáng tạo, khơi nguồn lòng đam mê, tìm tòi những điều
mới lạ.
Chính vì thế, tự học là khâu quan trọng nhất trong việc học - tìm hiểu kiến thức. Với mỗi
người, bất kể cách học gì thì cũng phải tự học. Chỉ có tự học mới giúp ta hiểu rõ được kiến

thức, hiểu được các sự vật, sự việc xảy ra trong cuộc sống và hướng tới một tương lai tươi
sáng.
Bài tham khảo 4
Trong cuộc sống, muốn đạt được mọi kết quả như ý, bên cạnh sức khỏe dẻo dai con
người ta cần phải có một kiến thức tương đối đầy đủ đề phục vụ cho công việc của mình.
Việc thu nạp kiến thức không chỉ có ở nhà trường mà còn có ở xung quanh ta một khi ta
quan tâm và muốn học hỏi mọi điều. Với một người có ý chí muốn vươn lên thì việc tự trau
dồi kiến thức cho mình sẽ luôn đem lại niềm thích thú đối với bản thân họ, và chân trời kiến
thức sẽ luôn rộng mở cho bất cứ ai có ý chí đáng khâm phục như vậy.


Con người ta một khi muốn bồi dưỡng kiến thức sẽ tìm được nhiều phương pháp học tập
phù hợp với điều kiện của bản thân mình, có nhiều con đường rộng mở cho việc học, học từ
thầy cô bạn bè, học từ sách vở báo chí, học từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, và còn
một cách học nữa cũng đem lại hiệu quả cao trong học tập, đó là việc tự học. Đối với nhũĩig
người được may mắn sinh ra có cha có mẹ, được sống trong điều kiện đầy đủ thì việc cắp
sách đến trường không mấy gì khó. Nhưng cuộc sống vẫn còn đổ nhiều mảnh đời bất hạnh,
những người kém may mắn hơn vì họ sinh ra trong hoàn cảnh thiếu thốn và không có điều
kiện sống tốt như chúng ta. Và đối với những người kém may mắn như vậy thì việc tự học
sẽ là con đường tốt nhất giúp họ trau dồi kiến thức để vươn lên trong xã hội. Vậy tự học là
như thế nào? Tự học là tự nguyện không ai bắt buộc mà chính bản thân ta tự tìm tòi khám
phá, tự làm phong phú thêm vốn hiểu biết cho mình, đó cũng là nhu cầu tự nhiên tất yếu của
con người. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên”, chúng ta vẫn phải đến
trường để nghe sự chỉ dạy của thầy cô, kiến thức học từ nhà trường là những điều căn bản
mà mồi người cần biết. Nếu ai đó không có được một người thầy dạy bảo trực tiếp cho mình
thì cũng có những người thầy gián tiếp dạy mình bằng tấm gương về cách sống và cách hành
động của họ. Nhưng dù có thầy hay không có thầy thì chính bản thân ta tự vận động, tự học
vẫn tốt hơn. Người tự học hoàn toàn có khả năng làm chủ bản thân mình và biết mình cần gì,
mình muốn học như thế nào và vào thời điểm nào cũng được. Nếu chúng ta có một cái đầu
tốt cùng với sự chăm chỉ cao thì tự học ỉà phương pháp học hiệu quả nhất. Khỉ chúng ta đi

học ở trường, có một số môn ta phải học thuộc rihư một con vẹt, cần nhớ thuộc lòng như
một cái máy, khi đó người học sinh sẽ ít vận dụng cái đầu, không làm cho nó động não, như
vậy thì chẳng khác nào đào tạo ra các con rô-bốt không hơn không kém. Nếu ta muốn làm
con người chứ không phải mãn đời chỉ là một cái máy thì điều tất nhiên là ta phải tự học.
Tuy nhiên không phải ai cũng hoàn toàn có khả năng tự học. Bất kì ai cũng có tính tò mò
muốn hiểu biết thêm nhưng phần lớn trong số họ có tính lười biếng, lười suy nghĩ, không
chịu khó tìm tòi học hỏi mà chỉ thích những thú vui dễ tìm. Và một khi đã thoả mãn thì
chẳng cần bồi dưỡng đạo đức và tinh thần nữa nên số người tự học rất ít và người nào kiên
tâm tự học sớm muộn gì cũng vượt lên hẳn những kẻ khác, không giàu hơn thì cũng được
kính trọng hơn. Mỗi người chúng ta đều có bản năng tò mò muốn hiểu rõ hơn về bản thân và
vạn vật xung quanh, vì vậy loài người mới văn minh làm chủ được chính mình và làm chủ


cả mọi vật, thế nên có người đã nói khôi hài rằng: con người chỉ hơn loài vật ở chỗ là con
người biết hỏi: “Tại sao?”.
Tự học là việc rất cần thiết với con ngựời, trước tiên vì nó bổ sung kiến thức còn thiếu ở
nhà trường. Mỗi ngày sự hiểu biết của con người càng tăng lên, nếu chúng ta không tự giác
học tập thì sẽ không theo kịp và bị tụt hậu, sẽ trở thành người thừa của xã hội. Khi làm ở bất
cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào thì việc tự học luôn là cần thiết. Chẳng hạn như một bác sĩ,
một luật sư nếu không có ý thức, tự học thì khi mới ra trường họ cũng có biết gì về sử kí, về
địa lí hơn một cậu tú đâu, và ngành chuyên môn của họ cũng đã có thể giúp ích được gì
nhiều cho họ đâu. Vì thế họ phải tự học để mở mang đầu óc, trau dồi thêm kinh nghiệm cho
nghề nghiệp và nhất là để tu dưỡng tâm tính của bản thân mình. Bản chất của việc tự học là
tự làm việc với chính mình trước, tự nghiên cứu tài liệu hoặc tự trao đổi với bạn bè. Muốn
học, muốn hiểu sâu một chủ đề nào, điều quan trọng nhất là phải tự mình chạm tới nó trước,
như gieo mầm cho việc tiếp thu, thẩm thấu của mình. Nhưng trên con đường học vấn của
người tự học vẫn luôn có những cạm bẫy nguy hiểm khiến cho tri thức của họ có nguy cơ
lệch lạc hoặc chứa những lỗ hổng rất lớn mà ngay cả bản thân họ cũng không hề hay biết.
Không có một người thầy nào để kiểm tra mình, để thường xuyên nhắc nhở cho mình trong
việc tự học, vì thế người tự học không nên chủ quan với bản thân mình. Trong cuộc sống có

biết bao tấm gương sáng vì không chịu thua thiệt và bị khuất phục trước người khác nên họ
đã cố gắng tự học để vươn lên, và thành công cùa họ là không thề phủ nhận, những con
người đầy nghị lực ấy đấng để chúng ta khâm phục và học hỏi theo.
Tự học cùng là một cách học như bao cách học khác. Tự học là con đường ngắn nhất
dẫn đến sự thành công và rèn luyện thêm cho bản thân nhiều điều cần thiết trong cuộc đời
mỗi người. Tự học từ trong lí thuyết để áp dụng ra ngoài thực tiễn. Cuộc sống là những trải
nghiệm từ khó khăn này đến khó khăn khác, do đó tự học là một việc rất cần thiết, là đôi
chân cho con người ta đứng vững trước những sóng gió của cuộc đời. Chẳng còn cách nào
khác ngoài việc tự học, chính minh phải vượt qua những khó khăn chông gai đó để vững
bước theo kịp thời đại. “Hãy nói cho tôi biết anh học như thế nào, tôi sẽ nói cho anh biết anh
có thành công hay không”.
Bài tham khảo 5
Học là một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến


suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với XH thì cần phải học
tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Lê nin từng
nói: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội
ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo
kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.
Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức:
Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn... Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận
kiến thức và hình thành kỹ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm
hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên
cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng
dẫn của người khác. Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng :khi nghe giảng ,đọc sách
hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết,
hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có
sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri
thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức

vững vàng sâu sắc. Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
Tự học có nhiều hình thức như: Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội....
Nghe giảng trên lớp cũng cần có sự tích cực học tập. Không phải thầy ghi gì, giảng gì người
học cứ cắm đầu ghi chép và học thuộc theo nội dung đã chép được. Khi nghe giảng, người
học phải chon lọc những gì cần học ghi vào vở, thực hành nội dung cơ bản rồi mới ghi chép.
Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với
người dạy để nắm chắc kiến thức, hiểu được bản chất của kiến thức.
Tự học ở nhà tức là phải tự học lại các kiến thức về lý thuyết đã được học trên lớp vận
dụng lý thuyết vào làm bài tập thực hành. Tự sưu tầm thêm các bài tập nâng cao để làm. Tự
giác, tích cực đọc, nghiên cứu trước bài mới trước khi được học, đọc sách tham khảo về các
kiến thức có liên quan đến môn học, đồng thời tự nghiên cứu sáng tạo ra các cách làm bài
tập, giải bài tập hay bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất và dễ hiểu nhất. Từ việc nắm
được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng.
Tấm gương của bạn Phạm Văn Nghĩa là một minh chứng cho tinh thần tự học. Em đã biết
vận dụng những điều đã học từ nhà trường để thụ phấn cho cây, tạo ra ròng rọc kéo nước từ


giếng sâu. Sự sáng tạo trong học tập của em đã gúp cho cây trồng nhà mình có năng suất
cao, gúp mẹ em vơi bớt được phần nào nỗi nhọc nhằn vất vả. Chính vì vậy Phạm Văn Nghĩa
đã được thành doàn thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập tấm gương Phạm
Văn Nghĩa.
Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ
lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không
những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ
thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện
bản thân.
Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự
học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là
một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của
tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Biết

bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với
đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã
tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả
một thời thơ ấu gian khổ ,không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn
hào Nga .Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quí Đôn ,Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn
Hiền… nhờ tự học đã trở thành bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình quê hương xứ sở.
Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho
mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng
và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức .Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động ,
tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn
tới những ước mơ, hoài bão của mình .
Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học,em càng cố gắng và quyết tâm học tập
hơn .Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ
thành hiện thực. Có lẽ bởi vậy mà Lê-nin đã từng đặt ra một phương châm: “Học, học nữa,
học mãi”.


Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện Internet
Dàn ý
MỞ BÀI
Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện


ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, bài bạc, hiện nay, có một tình trạng nghiện mới
xuất hiện: nghiện Internet.
THÂN BÀI
1. Thực trạng về căn bệnh nghiện internet trong giới trẻ
- Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát
nổi.
- Quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể

lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay
cáu giận và tách biệt với xã hội.
- Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và
cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lí đang lan tràn trên toàn thế
giới.
- Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng
trong giới trẻ.
2. Hậu quả của nghiện internet
- Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học
hành, thậm chí bỏ học.
- Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào
những "chatroom" hay chơi những trò chơi bạo lực.
- Các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc
cảm.
(Lưu ý: Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện)
3. Giải pháp
- Xây dựng một mạng lưới trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương
trình điều trị.
- Không được phủ nhận, vai trò của tích cực của Internet trong đời sổng xã hội, nhưng
cần có những định hướng đúng đắn.
- Liên hệ bản thân
III. KẾT BÀI
Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả


nhất định về tâm lí thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là
có ý nghĩa nhất đôi với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn – công dân của thời đại.
Bài làm
Bài tham khảo 1
Sinh động, mới mẻ và hấp dẫn… đó là những gì mà công nghệ thông tin, công nghệ kĩ

thuật số… đã mang đến cho đời sống con người. Nhưng bên cạnh đó, không ít những thành
quả của khoa học kĩ thuật đang bị lạm dụng gây ra những hiện tượng "nghiện" đầy nguy
hiểm. Hiện tượng nhièu học sinh, sinh viên hiện nay "nghiện" internet cũng là một trong số
những trường hợp đó.
Về bản chất, chúng ta không thể phủ nhận những tác dụng to lớn của internet. Intenet là
một phương tiện thông tin vô cùng hữu ích. Sử dụng internet, chúng ta có thể nắm bắt nhanh
chóng, cập nhật, sinh động nhiều thông tin mới nhất về các lĩnh vực mình yêu thích…
Mặt khác, internet cũng là phương tiên thông tin liên lạc tiện lợi: chỉ bằng một số tiền
nhỏ chúng ta có thể trao đổi thông tin trực tiếp với bạn bè, người thân (qua Yahoo), nhìn rõ
nhau (qua Webcam),… bất kể là xa nhau nửa vòng Trái Đất…
Tuy nhiên, cũng giống như các thành tựu khoa học kĩ thuật khác, ở nhiều bạn trẻ,
internet đang bị lạn dụng và gây ra nhiều tác hại.
Số bạn trẻ biết sử dụng những tính năng của chúng sao cho hiệu quả nhất cũng chỉ
chiếm thiểu số. Đến với "quán nét", một cảnh tượng không thể nào khác được là những
gương mặt trẻ tuổi đang căng thẳng, hồi hộp với bao trò game online, có thể kể đến vô số trò
chơi đang HOT như: Gunny, Zing farm, MU, đế chế…. và các trò chơi trên mạng xã hội
khác.
Có những bạn ngồi lì trước máy quên cả ăn uống, ngủ nghỉ, nói chi đến việc học hành.
Lại có cả những bậc phụ huynh không thấy con về nhà, đã tốn bao công sức "truy lùng" rồi
bất ngờ phát hiện cậu ấm "mai danh ẩn tích" ở một quán "nét" và đang hào hứng với trò chơi
điện tử.
Không chỉ vậy, "ôm ấp" chiếc máy tính và mạng internet còn có những "đệ tử" trung
thành của Yahoo. Họ lạm dụng chức năng của hệ điều hành này để ngày đêm chát chít với
bạn bè, dĩ nhiên, câu chuyện của họ đơn giản chỉ là: "ăn cơm chưa? ăn rồi à? đang làm gì
đấy?" rất vui vẻ.


Nhưng điều nguy hiểm nhất qua đây, nhiều bạn trẻ có thể "kết bạn" dễ dàng, yêu nhau
dễ dàng và mắc bẫy cũng dễ dàng. Hàng trăm chuyện bị "lừa tình", "lừa tiền" qua Yahoo
không còn là chuyện lạ. Đó là những lời cảnh tình nghiêm khắc đối với những ai còn mù

quáng với những lời tán gẫu qua một kênh ảo như vậy.
Có những bạn đến với intenet chỉ đơn thuần là để…. tải nhạc và "down" ảnh. Những đối
tượng như vậy tưởng chừng như vô hại nhưng kì thực trong hành động của họ lại tiềm ẩn
những hiểm họa rất lớn. Chưa kể đến việc mất thời gian, tiền bạc và sức lực. Hãy xem đến
những loại nhạc và loại ảnh họ tải về: "Em yêu! Nhớ anh không? Nhớ à? Đang làm gì
đấy?"… những tấm ảnh ngoài luồng, những đoạn "clip" đen,… Chẳng phải chúng đang tiềm
ẩn những hiểm họa làm suy thoái cả một thế hệ người hay sao? Giới trẻ sẽ yêu như thế nào?
Sống như thế nào khi lớn lên trong một môi trường những ngôn từ nhạt nhẽo, thậm chí ngớ
ngẩn, những tấm ảnh nhơ nhớp, nhầy nhụa như vậy?
Việc nghiện internet đang lấy đi sức lực, thời gian và trước hết là sự vô tư, trong sáng
của tuổi trẻ. Sa vào những hoạt động như vậy, một điều dễ hiểu là những bạn trẻ ấy không
có thời gian cho việc học hành, cho những hoạt động ngoại khóa bổ ích, hiển nhiên là không
có cả thời gian cho gia đình, người thân. Vậy rồi tương lai những người bạn ấy sẽ ra sao?
Internet là những phát minh hữu ích cho con người nhưng nếu không biết sử dụng đúng
cách thì chúng sẽ gây tác hại vô cùng to lớn. "Nghiện" internet là biểu hiện tiêu cực khi sử
dụng những thành tựu khao học kĩ thuật này. Tuổi trẻ ta – thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh
vực khoa học công nghệ – không thể là những con nghiện, là những nô lệ cho internet hay
bất kì phương tiện máy móc nào khác. Các bạn trẻ, chúng ta hãy là những chủ nhân thông
minh của những thành quả khoa học kĩ thuật.
Bài tham khảo 2
“Nghiện internet" hiện được xem như một vấn nạn đang tiềm ẩn nhiều tác hại đối với
các quốc gia phát triển trên thế giới. Đối tượng của nó không giới hạn ở riêng lứa tuổi nào
mà đã tác động đến hầu hết tất cả mọi người.
Sự ra đời của internet đã đánh dấu một bước tiến lớn của cả nhân loại trong lĩnh vực kết
nối thông tin toàn cầu. Với những ích lợi to lớn và những kiến thức mà nó mang lại trong
hầu hết mọỉ lĩnh vực của đời sống xã hội, internet đã được coi như một phương tiện không
thể thiếu đối với con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đẹp mà nó mang lại, thì


những vấn đề phức tạp cũng bắt đầu nảy sinh. Trong đó, hiện tượng "lạm dụng internet", hay

như cách mà các nhà khoa học thường gọi là tình trạng "nghiện internet" của không ít người
đã trở thành một vấn đề nhức nhôi thực sự đối với xã hội thời hiên đai.
Lượng thời gian mà giới trẻ hiện đang dành cho việc online thực sự đă gây nên tâm lí lo
sợ đối với các bậc phụ huynh. Gia đình nào cũng đặt nhiều hi vọng rằng việc kết nối internet
sẽ giúp cho thế hệ trẻ được tiếp cận với những kiến thức bổ ích trên nhiều lĩnh vực. Kết nối
internet cũng có nghĩa là kết nối được với một thế giới rộng lớn, với những cơ hội học tập,
nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng hơn… Tuy nhiên, các gia đình cũng bắt đầu nhận ra rằng
thay vì sử dụng internet cho những mục đích tốt đẹp mà họ đang mong đợi ở con em mình,
những đứa trẻ hiếu động lạỉ dễ dàng bị cuốn hút hàng giờ đồng hồ vào những hoạt động
khác trên mạng như: chát trực tuyến, gừi mail cho bạn bè, chơi game online (trò chơi trực
tuyến), hay làm quen với những người lạ, đôi khi thực hiện các hoạt động harker phá hoại…
Việc giữ cân bằng giữa sức khỏe với các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động
khác cho giới trẻ vốn đã luôn là những thách thức không nhỏ đối với bậc phụ huynh. Song
sự xuất hiện của internet và hội chứng "nghiện internet" đã làm cho vấn đề trở nên khó khăn
gấp bội. Một điều hết sức tự nhiên khi những người trẻ tuổi sử dụng internet đó là chúng dễ
dàng bị mê hoặc bởi những điều mới lạ, thú vị và bị cuốn hút tới mức không còn kiểm soát
được thời gian. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, thực trạng của việc trẻ em say mê internet
và game online đã lên đến mức báo động. Nhiều trường hợp do mải mê với mạng internet,
những đứa trẻ thậm chí quên ăn, quên ngủ trong suốt nhiều ngày. Kết quả tất yếu của tình
trạng này là sức khỏe, năng lực học tập của chúng bị ảnh hưởng và giảm sút nghiêm trọng.
Gia đình và nhà trường cũng không nhận ra vấn đề cho đến khi nó bắt đầu trở thành mối đe
dọa thực sự, trẻ bắt đầu có những hành vi cư xử kì lạ, sự phát triển tâm sinh lí bị rối loạn và
rơi dần vào một chứng bệnh có tên gọi là: hội chứng "nghiện internet".
Và kết cục… Theo các chuyên gia tâm lí tại Trường đại học Harvard – Mĩ, chứng
"nghiện internet" của giới trẻ phần nhiều là do sự buông lỏng quản lí từ phía gia đình và nhà
trường đối với các hoạt động của chúng. Sự thiếu quan tâm này của người lớn đã dẫn tới sự
thay đổi trong nhận thức của lớp trẻ, chúng bắt đầu xa lánh dần với thế giới bên ngoài và
chìm dần vào thế giới game của riêng mình. Sự ham mê đối với game online ngày càng tăng
lên và dần tới mức khỏng thể kiểm soát được… Đó là hiện tượng thường thấy ở giới trẻ,



song không ít trường hợp người lớn cũng mắc phải. Tại Bắc Kinh -Trung Quốc, nhiều gia
đình đã thực sự bị ám ảnh về internet khi các phương tiện thông tin đại chúng của nước này
cho biết: một người đàn ông 30 tuổi đã bị chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu từ một cửa
hàng internet. Ban đầu cảnh sát Trung Quốc nghi ngờ rằng người này đã tự tử, tuy nhiên sau
khi tiến hành điều tra kĩ, người ta phát hiện ra rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết cửa người
đàn ông này là do chơi game quá lâu và điều này đã khiến cho anh ta bị kiệt sức. Trước đó,
rất nhiều trường hợp người chơi bị kiệt sức, bị ngất xỉu phải cấp cứu… đã diễn ra. Chính
phủ Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng
internet, và hiện tượng chơi game vô độ của giới trẻ nước này. Không lâu sau đổ, tại một số
quốc gia châu Âu và châu Á, hiện tượng "nghiện game online" cũng đã khiến cho không ít
người phải nhập viện trong tình trạng nguy cấp. Tại Anh, chứng "nghiện internet" được xem
như một chứng bệnh tương tự tình trạng "nghiện cờ bạc". Không riêng giới trẻ, mà kể cả
người lớn cũng dễ dàng bị mắc phải chứng "nghiện" nguy hiểm này. Hàng loạt các hoạt
động cờ bạc, cá độ diễn ra qua mạng internet đã tạo nên một làn sóng những người "hâm
mộ" đủ lứa tuổi. Cờ bạc qua internet đã trở thành một tệ nạn phổ biến và không thể kiểm
soát ở nhiều quốc gia phát triển. Theo các nhà khoa học Anh thuộc Trường đại học
Queensland, có nhiều dấư hiệu khá tiêu biểu cho hội chứng này: người “nghiện internet"
thường thờ ơ với tất cả các công việc khác, kể cả những việc quan trong nhất; thường xảy ra
hiện tượng xung đột bên trong tình trạng mất kiểm soát; luôn thèm muốn được sử dụng
internet đến phát điên… và thường có thái độ, hành vi cư xử bất bình thường. Theo các nhà
tâm lí học, các chuyên gia về lĩnh vực thần kinh, và các nhà xã hội học, "nghiện internet"
cũng giống như chứng "nghiện cờ bạc", nó không phải lằ một căn bệnh về thể chất thông
thường, mà đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều: đó là một dạng bệnh lí học có
liên guan đến thái độ và hành vi xử sự của con người. Những người bị mắc chứng "nghiện
internet" hay "nghiện cờ bạc" đều gặp phải những áp lực, sự căng thẳng về thần kinh. Tại
Mỹ, ước tính hiện có khoảng 27% dân số mắc phải chứng "nghiện" theo kiểu này. Khoảng
1,1% trong đó là những người nghiện cờ bạc qua mạng. Đây cũng là một trong những vấn
đề khá nhức nhối tại Mỹ hiện nay. Chính phủ Mỹ và các tổ chức xã hội nước này đã nhiều
lần đưa ra khuyến cáo về việc công dân Mỹ lạm dụng internet và thường xuyên sử dụng

internet cho các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp hoặc tấn công phá hoại đừ liệu máy tính.


Hiện Mỹ cũng là quốc gia có số ỉượng người sử dụng internet vào mục đích phá hoại nhiều
nhất thế giới, đa số họ đều là những người mắc hội chứng "nghiện internet. Các chuyên gia
cảnh báo: trong tương lai, có thể hội chứng này sẽ còn tiếp tục phát triển với quy mô rộng
lớn và tính chất phức tạp hơn nhiều. Và nếu như xã hội không có các biện pháp ngãn chặn
kịp thời, “nghiện internet” có thể sẽ trở thành một "đại dịch" chứ không đơn thuần là một
hội chứng như hiện nay.
Bài tham khảo 3
Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, thì internet dường như là một
thứ không thể thiếu. Nhưng việc lạm dụng internet quá mức đã trở thành một mặt tiêu cực
của internet.
Internet là một phương tiện tuyệt vời. Nó là một thành tựu khoa học công nghệ hữu ích
đối với con người. Internet có rất nhiều mặt tích cực. ví dụ như nó là một công cụ để con
người cập nhật tin tức, thông tin liên quan đến công việc cũng như cuộc sống của họ. Không
chỉ là cập nhật thông tin mà nhờ có internet con người có thể liên lạc với nhau mà không cần
lo ngại khoảng cách cũng như điều kiện khí hậu. Mọi người có thể nhìn thấy nhau, nói
chuyện, chia sẻ với nhau mà không cần lo lắng những điều kiện khách quan không cho phép.
Internet còn rất nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên cũng chính vì những điểm mạnh ấy mà đã dẫn
đến hiện tượng nghiện internet đặc biệt là trong giới trẻ. Nghiện internet là hiện tượng con
người dành qua nhiều thời gian sử dụng internet. Nghiêm trọng hơn, họ còn coi internet là
thứ không thể thiếu, là quan trọng nhất hơn cả những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như ăn,
ngủ, nghỉ,… Tại sao nghiện internet lại là một hiện tượng xấu? Một ngày mỗi người có 24
giờ để làm việc và sinh hoạt. Nhưng 24 giờ đó, chúng ta đã mất 12 giờ để ăn, ngủ, sinh hoạt.
Còn 12 giờ còn lại để làm việc. Tuy nhiên nếu bạn nghiện internet thì thời gian bạn làm việc
thực sự rất ít có thể là bằng 0. Điều đáng nói là đa số người nghiện internet là học sinh sinh
viên. Thời gian học tập ở trường thường là cả ngày rồi, vì vậy nếu nghiện, họ sẽ không có
thời gian để tập trung vào việc học của mình. Ai cũng biết chỉ học ở trường thôi thì không
đủ để bạn lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ.

Theo một nghiên cứu cho rằng, việc học trên lớp chỉ có thể giúp học sinh tiếp thu được
tối đa 5% kiến thức, còn lại là nhờ vào việc học tập ở nhà. Nếu nghiện internet, tôi dám chắc
bạn sẽ không bao giờ có thể học tốt được. Không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc học, nghiện


internet còn có hại cho sức khỏe của người sử dụng. Dành quá nhiều thời gian cho việc ngồi
trước màn hình máy tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Theo một
nghiên cứu cho rằng 45% stress là do ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Không chỉ bị
căng thẳng, người dùng còn có một số triệu chứng khác như trầm cảm , tự kỷ… Không chỉ
thế một số bệnh lý khác cũng có thể xảy ra. Sức khỏe của người nghiện internet sẽ bị đe dọa
nếu tình trạng này diễn ra quá lâu mà không có sự biến chuyển. Ngoài sức khỏe, học tập,
công việc, nghiện internet còn ảnh hưởng đến kinh tế của bạn. Số tieefn bạn phải bỏ ra để
phục vụ cho nhu cầu sử dụng internet của mình không phải là nhỏ. Kéo dài sẽ khiến kinh tế
bị kiệt quệ một cách nhanh chóng. Bản thân internet không hề gây nghiện mà là những ứng
dụng của nó. Như những trò chơi giải trí, trang mạng xã hội. Việc bỏ ra hàng giờ để lướt
facebook, zalo, instagram… là điều thường thấy trong giới trẻ. Việc đắm chìm trong các
trang mạng xã hội dẫn tới cụm từ rất quen thuộc: "sống ảo". Vâng, chắc hẳn ai cũng biết
cụm từ này. Căn bệnh này đã được đề cập bởi không ít bài báo cũng như truyền hình. căn
bệnh sống ảo đang trở thành thực trạng lớn của giới trẻ hiện nay. Việc lạm dụng internet đã
trở thành mối nguy hiểm lớn đối với xã hội. Không chỉ trong bộ phận giới trẻ mà những
ngời lớn tuổi hơn cũng xảy ra hiện tượng này. Nhưng giới trẻ là một lực lượng lao động mới
sau này, là bộ phận quyết định phần lớn tới sự phát triển của đất nước sau này. Chính vì vậy,
nghiện internet thực sự là một vấn đề đáng được quan tâm, và việc giảm thiểu tình trạng này
cũng là cấp thiết. Trước hết để nghiện internet được giảm thiểu thì ý thức của giới trẻ về vấn
đề này phải được nâng cao. Giới trẻ phải hiểu được thế nào là đủ với inernet, và sử dụng như
thế nào là hợp lý. Có được như vậy, những tích cực, lợi ích mà internet đem lại mới được
khai thác một cách tốt nhất. Bởi internet nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ là công cụ hỗ trợ con
người phát triển không chỉ trong công việc mà còn là đời sống tinh thần. Để làm được điều
đó, việc giáo duc và tuyên truyền về sử dụng internet không bao giờ là thừa thãi. Không chỉ
nhà trường mà gia đình cũng cần có những biện pháp phù hợp để giáo dục thế hệ trẻ. Ý thức

tự giác sẽ được hình thành nếu ta biết cách gây dựng nó.Chính vì thế mà những yếu tố khách
quan tác động luôn là cần thiết. Những quán nét, quán game cần phải được quản ký chặt chẽ
theo qui định của pháp luật. Chúng ta cần thắt chặt quản lý và nghiêm túc hơn trong vấn đề
này. Bởi lẽ nếu chỉ từ phía chủ quan là ý thức của người dùng thì việc hạn chế, đẩy lùi tình
trạng nghiện internet thực sự quá khó khăn. Những thói xấu rất dễ nhiễm vào tâm trí của


con người nhưng ngược lại thói quen tốt, tích cực thì cần thời gian, cần quá trình rèn luyện.
Cho nên để đạt được kết quả cao nhất, cần phải có sự kết hợp, phối hợp giữa các bên trong
vấn đề này.
Internet không phải là xấu. Nó xấu bởi cách con người sử dụng và khai thác nó. Hãy để
nó trở nên tích cực trong mắt mọi người. Giới trẻ hãy thức tỉnh, bớt sống ảo. Hãy rèn luyện
cho tương lai sắp tới của bạn. Đừng đắm chìm mãi vào thế giới game, trang mạng xã hội,
hãy biết lo cho cuộc sống của bản thân mình. Không đoạn đường nào dẫn tới thành công mà
ngọt bùi trong nhung lụa. Cũng không có đoạn đường nào quá gập ghềnh không thể vượt
qua. Điều quan trọng là ý chí của bạn, niềm tin của bạn. Đừng để niềm tin chết yểu để đổi
lấy những tháng ngày đắm chìm trong những thứ không đáng.

“Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu
ngạo và sự giận dữ”. Anh (chị) suy nghĩ thế nào về ý
kiến đó.
Dàn ý:
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận:
Ý kiến trên đề cập đến ba yếu tố góp phần làm hỏng một con người. “Hỏng” ở đây


không chỉ hư hại về thể xác mà còn làm tổn hại đến tâm hồn, đạo đức con người. Thứ làm
hỏng con người đầu tiên là rượu. Rượu gây nhiều tác hại cho con người về nhiều mặt, cả thể
xác lẫn tinh thần. Nhưng nếu rượu gây hại nhiều hơn ở phương diện thể chất thì tính kiêu
ngạo và sự giận dữ lại phá hủy mạnh mẽ nhân tính con người. Những tổn hại do chúng gây

ra thật nghiêm trọng không kém rượu.
Tính kiêu ngạo và sự giận dữ nếu tồn tại trong một con người thì nó sẽ là kẻ thù nguy
hiểm của cuộc sống yên bình, hạnh phúc, thậm chí còn gây những bi kịch thương tâm.
Quả đúng là: có ba thứ làm hỏng một con người: đó là rượu, tính kiêu ngạo và sự giận
dữ.
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn
luận.
+ Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, không phải ngẫu nhiên mà người ta nói đến ba yếu tố làm
hỏng một con người là rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ.
Ai cũng biết rằng rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ khi cùng tồn tại trong một con
người thì chúng có thể hủy hoại hoàn toàn con người và gây tai họa cho người xung quanh.
Chúng làm cho con người tê liệt, kiệt quệ về thể xác sau đó phá hủy trí tuệ, sự sáng suốt vốn
có ở con người, làm cho cuộc sống và các mối quan hệ của con người ngày càng xấu đi.
+ Có thể kể thêm những thứ làm hỏng con người như cờ bạc, ma túy, mại dâm … Nếu con
người không có nhận thức đúng đắn thì dù chỉ một trong số các thứ đó cũng sẽ gây hại con
người. Vậy nên tất cả các thói xấu ấy đều bị lên án.
- Nêu ý nghĩa của vấn đề:
Mỗi người phải có nhận thức đầy đủ và hãy nói “không” với rượu, với tính kiêu ngạo,
với sự tức giận và cả những thói xấu trong cuộc sống. Bản thân phải có bản lĩnh vững vàng.
Hãy cùng cộng đồng xã hội có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục bằng mọi hình thức để
loại trừ, tiêu diệt tận gốc những thứ làm “hỏng” con người nhằm góp phần đem lại cuộc
sống tốt đẹp, văn minh.
Bài tham khảo 1
Sống trên đời này, ai cũng mong muốn được hoàn thiện mình, muốn cầu toàn nhưng
mấy ai làm được. Khá nhiều những sai lầm khiến ta cứ mãi dấn thân vào mê muội rồi dẫn
đến hỏng một đời người nếu không tìm ra lối thoát. “Rượu, Sự giận dữ, Tính kiêu ngạo:


Chính là ba điều dễ làm hỏng một con người”.
Trong Kinh Phật đã có dạy “tửu sắc” làm người ta trở nên sân si, dục vọng, luôn sống

trong một giấc mơ không có thật. Rượu chỉ làm người ta quên đi mọi sự trong chốc lát
nhưng khi tỉnh lại mọi sự lại vẫn cứ quay xung quanh mình. Cứ mãi tìm quên trong rượu chỉ
làm thêm mất phương hướng sống. Hơn nữa, trong cơn say mấy ai tự chủ được mình. Đó là
một chất kích thích dễ gây nghiện. Rượu, bia triền miên, sống trong cơn say, quên mình là
ai, cần làm gì, phải làm gì, chỉ biết có rượu mà thôi. Và thường thì rượu là một trong các
nguyên nhân gây ra mất an ninh xã hội, gia đình tan vỡ, gây gỗ vợ chồng…Nó chẳng phải
linh dược kì diệu gì cho nên khi kìm chế được ta nên bỏ nó đi.
Điều thứ hai, ta dễ nhận thấy nhất. Sự giận dữ ấy! Sự giận dữ luôn đi kèm với nỗi ân
hận. Như H.G.Bohn có câu nổi tiếng: “Sự giận dữ bắt đầu bằng những hành động xuẩn ngốc
và kết thúc bằng nỗi ân hận”. Trong giận dữ, khó có thể kìm chế bản thân. Đôi lúc, chỉ vì
một điều ta không vừa ý, ta bực bội rồi òa ra những thứ làm mất lòng mọi người. Cũng
giống như “Hành động trong lúc giận dữ là tự làm đắm thuyền trong cơn giông bão”. Chính
ta tự đẩy ta xuống hố sâu mà ta không hay. Sống giữa giận giữ và cái khó chịu, sợ hãi của
mọi người có dễ chịu không? Và ta thường tìm lối thoát bằng cách chạy trốn nó. Sống trong
giận dữ làm mất đi một phần lí trí, Lòng nhẫn nại, sự hòa hợp với mọi người. Nó tạo một lỗ
hỏng lớn trong tinh thần. Người giận dữ thường làm mất đi con người thật của mình, để cho
phần “con” lấn át sang phần “người”. Mất lí trí coi như hỏng một con người.
Và điều thứ ba ta không thể không nhắc đến: Tính kiêu ngạo. Bản tính kiêu ngạo có thể
phát sinh từ lúc nhỏ, có thể hình thành trong lối sống. Bên cạnh sự thành công, tự mãn chình
là sự kiêu căng. Sự tự kiêu có nghĩa là đắc chí với cái mình có mà người ta không có, mình
tài giỏi hơn người khác. Nhưng thực chất trên đời này, không ai giỏi hơn ai hết, cái chính là
ta phải biết kiên trì, siêng năng, nỗ lực, phải khiêm tốn, thật thà. Vì “khiêm tốn bao nhiêu
cũng không đủ – tự kiêu một chút cũng là nhiều”. Nhiều – ít không phải ở số lượng mà tự
kiêu một lần sẽ tạo thói quen lâu dài làm ta tự đắc, tự mãn nhưng đó chỉ là “ếch ngồi đáy
giếng”, chỉ biết mình là nhất – một mộng tưởng làm mất chí phấn đấu trong cuộc sống, mà
cuộc sống phải biết vươn lên, tìm tòi, học hỏi. Tự kiêu – một tính cách không tốt – một
tương lai không bền.
Ba điều trên làm phá hoại “một tờ giấy trắng” mà có thể viết lên bao điều tốt đẹp. Hãy



kịp thời xóa bỏ khi mọi thứ vẫn còn chưa “kết thúc”. “Người hạnh phúc nhất là người biết
giận nhưng không bao giờ giận”, người sống tốt nhất là người biết khiêm tốn và người yêu
đời nhất là người không biết uống rượu. Chỉ từng ấy thôi!
Không phải ai cũng hoàn thiện. Thật vậy, đã từng có lúc tôi tự kiêu, đã từng có lúc tôi
bực giận, nóng nẩy nhưng đó chỉ là giải pháp nhất thời, tự mãn nhất thời. Đó không phải
một tôi muốn mình như vậy hay một ai khác muốn hoàn thiện theo cách ấy. Sống là phải tự
chủ, luôn tự chủ, không sa ngã vào ba điều trên mới là một cuộc sống cầu toàn.
Bài tham khảo 2
1. Rượu có làm hỏng con người không? Loài người biết nấu rượu, chưng cất rượu và
uống rượu đã khá lâu, có lẽ đã mấy nghìn năm. Rượu là một thứ thường được dùng trong
các bữa cỗ, bữa tiệc. Rượu, hoa, trăng... là những thú chơi tao nhã của các tao nhân mặc
khách xưa nay. Bạn tri âm tri kỉ, lúc tâm sự, lúc hàn huyên không thể không có rượu, vì thế
mới có câu:
Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu,
Nhân bất đồng tâm bán cú đa.
Nói về thú thanh cao đọc sách và uống rượu, Nguyễn Trãi có câu thơ:
Sách một hai phiên làm bầu bạn,
Rượu năm ba chén đổi công danh.
(Tự thán - bài số 10, Quốc âm thi tập)
Trong dân gian có rượu tăm, rượu đế, rượu quốc lủi. Nghe nói trong các siêu thị hiện
nay ở nước ta có những chai rượu ngoại bán mấy trăm "đô", mấy triệu đồng. Qua đó, ta thấy
rượu và uống rượu chưa hẳn đã làm hỏng người. Chỉ có kẻ nghiện rượu, suốt đêm ngày say
tuý luý thì rượu mới làm hư hỏng con người. Kẻ nát rượu thường sống bê tha; lúc say rượu
thì tính nết trở nên cục cằn, thô lỗ. "Rượu vào lời ra", thật chẳng sai. Trong trường hợp này
thì quả là rượu đã làm hư hỏng con người. Mặc dù có câu nói: "Nam vô tửu như kì vô
phong!", nhưng thanh niên học sinh chúng ta không nên tập uống rượu, đừng nên uống
rượu.
2. Sau rượu là kiêu ngạo được nói đến. Kiêu ngạo là một tính xấu. Kẻ kiêu ngạo tự cho
mình là hơn người, tự cho mình là nhất thiên hạ. Kẻ kiêu ngạo coi trời bằng vung, coi thiên
hạ bằng nửa con mắt. ăn nói và cách sống thiếu khiêm tốn, lễ độ. Tướng cầm quân ra trận



mà kiêu ngạo tất sẽ bại vong. Những kẻ chức trọng quyền cao, những người có vàng đầy két,
bạc đầy rương, ngân phiếu có hàng tỉ mà kiêu ngạo cũng sẽ bị đồng loại coi thường. Học
sinh mà kiêu ngạo thì bị thầy chê, bạn bè xa lánh, học hành sa sút dần, thi cử sẽ bị hỏng!
Đúng kiêu ngạo làm hỏng con người. Kẻ kiêu ngạo sẽ bị thiên hạ coi khinh. Tuổi trẻ chúng
ta phải biết sống khiêm tốn.
3. Còn sự giận dữ thì thế nào? Tính giận dữ là một trong những tính xấu, làm hư hỏng
nhân cách. Có một số người thường đỏ mặt tía tai, nói to, gặp điều gì không vừa ý thì nổi
khùng lên. Sự nóng giận làm cho con người mất bình tĩnh, mất khôn ngoan. Các cuộc ẩu đả
lẫn nhau mà ta thường được chứng kiến là do những kẻ giận dữ gây ra. Các cuộc ẩu đả ấy là
nước mắt, là máu. Sau sự giận dữ là nỗi buồn phiền hối hận không bao giờ nguôi!
Ta phải rèn luyện cho "mát tính", biết sống hiền lành, hoà thuận, khiêm nhường. Phải
biết tự chủ trong lời nói, trong hành động. Phải biết xa lánh những kẻ thô lỗ cục cằn. Phải
biết ghi sâu vào lòng câu tục ngữ "một điều nhịn, chín điều lành". Phải nhớ lời dạy của cổ
nhân: "Tiểu bất nhẫn, bất thành đại sự".
Tóm lại, câu "Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ"
là một lời khuyên đẹp, một bài học quý báu đối với thanh thiếu nhi học sinh chúng ta. Bài
học ấy giúp ta rèn luyện tính tình, rèn luyện phong cách sống để hoàn thiện dần nhân cách
văn hoá, biết sống đẹp giữa đồng loại.

Nghị luận về câu nói: “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại”
Hướng dẫn làm bài:
I/ Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận
II/ Thân bài:
1/ Giải thích:
- Khi chúng ta nhìn lại cuộc sống của mình, rất dễ dàng để nhận ra mọi việc đều đến rồi
đi. Niềm vui, nỗi đau, sự khen ngợi, chê trách, khó khăn, dễ dàng, thành đạt, thất bại và bao
nhiêu điều khác nữa.
- Tình người là những tình cảm đẹp đẽ của con người, gắn kết những trái tim. Nó có thể

là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn, và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có


thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc
sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng.
2/ Bàn luận (phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ...)
- Câu nói trên có tác dụng như một sự nhắc nhở rằng mọi thứ đều có không gian, thời
gian nhất định của nó, một quy luật cơ bản là không có điều gì tồn tại mãi mãi.
- Cuộc sống chỉ tồn tại lâu bền nhất khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tinh người.
(d/c)
- Thực tế, có những con người chạy theo quyền chức, danh lợi... sống thiếu chân thành,
đề cao cái tôi cá nhân, lợi dụng hoặc xu nịnh kẻ khác mà đánh mất nhân tâm, đánh mất tình
người...--> một lối sống ti tiện và thiếu tình người. (d/c)
III/Kết bài: Bàn học nhận thức và hành động:
- Ý nghĩa của câu nói: Hãy sống yêu thương nhau. Đó là đạo đức của con người. Sống
với tấm lòng rộng lượng, vị tha, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua mọi lỗi lầm, sai phạm của người
khác và không bao giờ nhắc đến...
- Liên hệ và bài học cho bản thân về động cơ sống và cách sống sao cho tình người còn
mãi.
Bài văn mẫu
Khi bé tôi thường hỏi mẹ rằng: “Điều gì sẽ còn lại sau một trận sóng thần hở mẹ?” Mẹ
chỉ ôm thật chặt tôi vào lòng mà nói rằng: “Đây chính là câu trả lời”. Lúc đó, tôi đã không
hiểu những gì mẹ nói. Nhưng giờ thì tôi đã hiểu. Mẹ ơi, con đã biết. “Mọi thứ rồi sẽ đi qua
chỉ còn tình người ở lại”.
Tình người là tình cảm giữa người với người, biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau
trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Câu nói khẳng định không có gì là mãi mãi, chỉ có tình
người là còn tồn tại cho đến khi ta nhắm mắt xuôi tay.
Trong cuộc sống, ta thấy rất nhiều những người sẵn sàng dang rộng vòng tay để giúp đỡ
mọi người, bởi vì họ dễ xúc động, hay vì họ đã từng trải qua trường hợp đó và không muốn
người khác giống hoàn cảnh của mình. Tình người đã tồn tại trong mỗi người từ lúc được

sinh ra. Sau tiền tài, vật chất không gì ấm áp hơn bằng một cái bắt tay, một nụ cười, một cái
ôm, một lời động viên chân thành vì những gì hôm nay chưa chắc ngày mai ta còn đó. Tình
người đã giúp cho mọi người gần nhau hơn.


Nhưng bên cạnh đó, còn những người vô tâm, vô cảm. Họ chỉ biết lo cho bản thân,
không quan tâm đến cuộc sống xung quanh. Thay vì giúp đỡ họ chỉ biết đứng nhìn, hay lấy
trong túi ra một chiếc điện thoại để chụp lại và đăng lên mạng xã hội bày tỏ niềm thương
xót. Và căn bệnh đó thật sự ghê gớm, nhất là ở giới trẻ. Nói thương nhưng không có hành
động cụ thể, thì tình người đang mất dần đi. Chẳng những thế có những người lợi dụng lòng
tốt của người khác để thực hiện những hành vi không tốt. Do vậy, tình người đang bị xấu đi
từng ngày.
Nếu có một ngày nào đó, cả thế giới lắng nghe tôi nói thì tôi sẽ nói rằng: “Đừng sống vì
bản thân, mà hãy biết yêu thương dù khác màu da, khác dân tộc. Hãy quan tâm nhau vì
chúng ta là đồng loại. Xin đừng lợi dụng tình thương vì mục đích riêng. Tôi muốn thấy một
người bị nạn được đưa vào bệnh viện kịp thời, chứ không phải đứng ở ngoài sợ liên lụy bản
thân và nhìn nta chết dần”.
Đâu đó trên thế giới này, còn có những người đang âm thầm giúp đỡ mọi người mà
không cần báo đáp. Chúng ta những thế hệ trẻ hãy noi gương theo họ. Con của anh chị đang
nhìn anh chị mà lớn khôn, đừng để thế hệ sau là những thế hệ “vô cảm”.
Tiền tài, vật chất chúng ta làm ra đến khi nằm xuống ta đem theo được gì? Hay để lại
cho thế hệ sau sự tranh chấp, giành giựt. Khi chúng ta giúp người khác, chúng ta sẽ mang
theo những ký ức đẹp đó đến suốt cuộc đời, và những người được ta giúp sẽ vô cùng biết ơn
ta. Vì vậy, câu nói của M.Faraday rất đúng: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại”.

Nghị luận: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất
thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích câu nói:
- Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm

chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị
trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.
- Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả. - đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác .
Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh,
là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành


×