Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề tài, tư tưởng và chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.4 KB, 4 trang )

Đề tài, chủ đề và tư tưởng trong văn học
Đề tài, tư tưởng và chủ đề trong tác phẩm văn học.
1.






-



Đề tài
Khái niệm đề tài: Giáo trình
Giới hạn của đề tài.
+ Giới hạn bên ngoài:
Tác giả Chu Lai và Bảo Ninh đều cùng viết về đề tài chiến tranh. Xuân Quỳnh và
Xuân Diệu cùng viết về đề tài tình yêu. Tô Hoài và Lan Khai cùng viết về đề tài những
con người miền núi. Đề tài của truyện Thạch Lam là đề tài cuộc sống nghèo khổ, cơ cực
của người dân lao động trước cách mạng tháng tám.
+ Giới hạn bên trong:
Tác phẩm Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu và Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh tuy cùng viết về đề tài chiến tranh nhưng Nguyễn Minh Châu trong Dấu
chân người lính thì lại ca ngợi, biểu dương tinh thần kiên cường, dũng cảm, thông minh
của người lính trong chiến tranh. Trái lại Bảo Ninh lại nghiêng về phản ánh nỗi đau tinh
thần, thiên hướng “duyệt lại quá khứ” để làm nổi bật lên sự dày vò, ám ảnh về sự bạo
tàn, khốc liệt chiến tranh, về cái chết của những người đồng đội, bi kịch trong tình yêu
của người lính ngay cả khi trở về cuộc sống thời bình lại nghe thấy âm vang tiếng súng
gọi về từ dĩ vãng quá khứ xa xăm đầy mất mát, u buồn.
Cùng một đề tài đất nước nhưng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm hình tượng đất


nước xuyên suốt chiều dài lịch sử, văn hóa dân tộc từ xưa đến nay còn hình tượng đất
nước trong thơ Nguyễn Đình Thi lại ca ngợi ý chí chiến đấu hào hùng của dân tộc Việt
Nam bằng các hồi tưởng lại cuộc chiến tranh ác liệt và tội ác dã man của kẻ thù.
Tính chất của đề tài.
+ Đề tài vô cũng phong phú và nhiều hệ đề tài khác nhau.
Hiện thực đời sống thuộc về bản chất xã hội, con người lưu trú trong bức tranh đời sống.
Ngay trong bản thân đề tài về chiến tranh thì chia làm hai loại đề tài chiến tranh trong
thời chiến thiên về ca ngợi người anh hùng còn đề tài chiến tranh trong thời hậu chiến lại
nghiêng về đời tư, không còn không khí ca ngợi hào hùng mà nổi bật cái thấp hèn, ám
ảnh từ quá khứ về chiến tranh.
+ Chính vì cuộc sống đa dạng phong phú nên có thể trong cùng một tác phẩm có nhiều
đề tài trong đó nên được gọi là hệ đề tài, trong đó có đề tài chính, có đề tài phụ.
Trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đề tài chính xoay quanh phản ánh hiện
thực đời sống khổ cực, tối tăm của người nông dân trước cách mạng tháng tám. Ngoài ra
còn có các đề tài phụ xuất hiện trong tác phẩm như đề tài địa chủ qua việc xây dựng hình
tượng nhân vật Nghị Quế, đề tài người phụ nữ qua việc xây dựng hình tượng nhân vật
chị Dậu.
Dương Thị Thùy Nhung

1


Đề tài, chủ đề và tư tưởng trong văn học








2.
-



Trong truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành không chỉ thể hiện tinh thần
đoàn kết chống đế quốc của nhân dân Tây Nguyên mà còn đề cập đến đề tài tình yêu
thương giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên (mạng).
+ Đề tài mang đậm phong cách của tác giả cũng như quan niệm nghệ thuật của nhà văn.
Cùng viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng tám nhưng cả Nam Cao
và Ngô Tất Tố đều để lại dấu ấn cá nhân khác nhau trong tác phẩm. Ngô Tất Tố đi sâu
vào làm nổi bật đời sống vật chất cực khổ, nợ thuế, làm thuê vay ruộng của người nông
dân. Còn Nam Cao lại đi sâu vào khám phá làm nổi bật sự tha hóa về mặt tinh thần, sự
hủy hoại cả nhân hình và nhân tính của người nông dân, từ đó tác giả đặt ra vấn đề về
nhân tính con người.
Cùng viết về đề tài tình yêu nhưng giữa Xuân Quỳnh và Xuân Diệu lại là hai
phong cách thơ tình khác nhau. Mặc dù Xuân Quỳnh và Xuân Diệu ở hai thế hệ khác
nhau, một người trước cách mạng và một người sau cách mạng nhưng họ lại có sự gặp
gỡ giao nhau trong tâm hồn : niềm say mê khát vọng tình yêu cháy bỏng và khát vọng
được yêu. Nhưng tình yêu trong thơ Xuân Diệu thường ồn ào, sôi nổi, vồ vập , vội vàng
của phái nam. Còn tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh thường nhẹ nhàng, sâu lắng, đôn hậu,
đằm thắm nhưng đồng thời cũng rất cháy bỏng, nồng nhiệt của phái nữ.
Tóm lại đề tài luôn thể hiện những vấn đề nhân sinh được tác giả đề cập đến.
Chủ đề
Khái niệm chủ đề: Giáo trình
Văn học Việt Nam mang nhiều chủ đề khác nhau được thể hiện trong mỗi tác phẩm.
+ Đề tài của Nam Cao là đề tài về người trí thức, người nông dân trước cách mạng tháng
tám. Chủ đề của Nam Cao là cái chết, cái đói, cái chết tinh thần ám ảnh với những người
lao động, người nông dân, người tri thức.
+ Chủ đề của tác phẩm mảnh trăng cuối rừng là ca ngợi tâm hồn trong sáng, tình yêu

thủy chung và tinh thần dũng cảm, kiên trì của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm
tháng chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ.
+ Chủ đề của trong truyện ngắn Thạch Lam là cuộc sống tăm tối, bế tắc, đói khổ và
niềm khao khát, khát vọng vươn lên trong bóng tối, hướng tới ánh sáng của người dân
lao động.
Tính chất chủ đề.
+ Thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn qua đó thấy được quan điểm tư tưởng của họ.
Hồng lâu mộng - Tào Tuyết Cần là bộ tiểu thuyết cổ điển vĩ đại của văn học Trung
Quốc thời Minh – Thanh. Hồng lâu mộng thể hiện được tư tưởng của thời đại: đó là
cuộc đấu tranh dai dẳng của cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng
Dương Thị Thùy Nhung

2


Đề tài, chủ đề và tư tưởng trong văn học







3.







phong kiến. Tư tưởng đó được thể hiện qua việc phản ánh bức tranh hiện thực Trung
Hoa vận động từ thịnh đến suy qua việc xây dựng gia đình nhà họ Giả chính là bức tranh
xã hội Trung Hoa thu nhỏ: sự dâm ô, trụy lạc, giàu có xa hoa, phung phí và thân phận
khốn khổ của những a hoàn bị bán, bị gả lấy chồng hoặc tự vẫn , Giả Bảo Ngọc, Lâm
Đại Ngọc trong cuộc đấu tranh tự do trong tình yêu, chống lại những quan niệm lề thói
phong kiến cổ hũ.
AQ chính truyện của Lỗ Tấn ra đời vào năm 1921. Tác phẩm bộc lộ được tư tưởng:
lên án cuộc cách mạng tư sản Tân Hợi nửa vởi của Trung Hoa Dân Quốc, con đường đến
với cách mạng mù mịt của người dân đem lại hậu quả lớn và phê phán căn bệnh tinh
thần thời đại đó là phép “thắng lợi tinh thần” qua xây dựng hình tượng nhân vật điển
hình AQ: tuy cuộc sống nhiều thua thiệt nhưng AQ luôn tạo hay tưởng tượng sung
sướng mình hơn kẻ khác, nông dân tha hóa, lạc hậu. Đây là căn bệnh tâm lý nghiêm
trọng, “ngủ say trong hộp sắt” của người dân Trung Hoa thời kì đó.
+ Góp phần quan trọng trong việc hướng đến tư tưởng của tác phẩm.
Tác phẩm ăn mày dĩ vãng của Chu Lai nhắc đến con người ta không nên sống bám
vào quá khứ như nhân vật Hai Hùng và cũng không nên chạy trốn quá khứ như nhân vật
Ba Sương.
+ Trong một tác phẩm có thể chứa nhiều chủ đề tạo thành được gọi là hệ chủ đề.
Trong truyện Kiều, chiến tranh và hòa bình, những người khốn khổ, tội ác và trừng
phạt,… cũng có nhiều chủ đề.
Tư tưởng
Khái niệm tư tưởng: Giáo trình
Tính chất tư tưởng.
+ Sự lí giải chủ đề.
Chủ đề của tác phẩm mảnh trăng cuối rừng là ca ngợi tâm hồn trong sáng, tình yêu
thủy chung và tinh thần dũng cảm, kiên trì của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm
tháng chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ.Vậy thì Nguyễn Minh Châu đã cắt nghĩa , đã
lý giải chủ đề như thế nào trong truyện mảnh trăng cuối rừng.
Tình yêu trong sáng, thủy chung, lòng nhân hậu, vị tha: Giữ tình yêu và sự trông
chờ người tình chưa biết mặt chỉ biết qua lá thư, sự thương xót của Nguyệt trước sự vất

vả, khó khăn của Lãm “anh cho em đi nhờ xe lúc khó khăn lại bỏ anh ư”.
Tinh thần dũng cảm: Nguyệt hiện lên là cô gái thông minh, dũng cảm, gan góc, sẵn
sàng biến mình thành “ cọc tiêu sống”, giải quyết khó khăn cho Lãm nhanh nhẹn, gan dạ
“xuống xi nhanh”, bị thương Lãm nhìn Nguyệt gần như “mê muội lẫn cảm phục” bởi
“khuôn mặt hơi tái nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp”. Cái Đẹp hiện lên trong chiến tranh
Dương Thị Thùy Nhung

3


Đề tài, chủ đề và tư tưởng trong văn học













bơm rơi đạn nổ. Nhường cho Lãm chỗ nấp an toàn thấy được sự hy sinh cao đẹp. Hình
ảnh chiếc cầu – sợi tơ biểu tượng cho khát vọng, niềm tin vào tâm hồn con người. Ca
ngợi vẻ đẹp lý tưởng, khát vọng tâm hồn, sức sống tiềm tàng, bất diệt của tuổi trẻ
Chủ đề của trong truyện ngắn Thạch Lam là cuộc sống tăm tối, bế tắc, đói khổ và
niềm khao khát, khát vọng vươn lên trong bóng tối, hướng tới ánh sáng của người dân
lao động. Lí giải chủ đề :

Cuộc sống tối tăm, bế tắc, đau khổ qua truyện nhà mẹ Lê, đêm ba mươi tối, hai đứa
trẻ.
Khát vọng hướng tới ánh sáng qua truyện hai đứa trẻ, sợi tóc.
+ Cảm hứng tư tưởng.
Cảm hứng chủ đạo trong truyện mảnh trăng cuối rừng là cảm hứng lãng mạn trong
việc làm nổi bật khát vọng tình yêu, sự dũng cảm của thế hệ trẻ trong những năm tháng
chiến tranh chống Mỹ.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ tràng giang là nỗi sầu vạn cổ của kiếp người nhỏ bé,
cô đơn giữa dòng đời. Cảm hứng chủ đạo bắt nguồn từ việc nhà thơ Huy Cận năm 1939
đi dạo trên bến chèm sông Hồng cảm thấy nắng chiều, lòng man mác buồn. Cảm hứng
chủ đạo nằm ở lời đề từ của bài thơ.
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.
Cảm hứng truyện của Thạch Lam là sự hòa quyện của cảm hứng lãng mạn và hiện
thực nhưng trong đó cảm hứng lãng mạn đóng vai trò quan trọng, chính yếu trong toàn
bộ sáng tác của ông. Cảm hứng hiện thực là yếu tố tạo nên sự khác biệt của Thạch Lam
lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực trong dòng chảy chung của nhóm Tự Lực Văn
đoàn và khuynh hướng lãng mạn 30-45.
+ Tính chất thẩm mĩ.
Tính chất thẩm mĩ của tư tưởng là những hệ giá trị được diện hình trong thế giới nghệ
thuật của tác phẩm đó là cái Đẹp, cái Bi, cái Hài, cái Cao Cả.
Từ mảnh trăng cuối rừng thấy được cái Đẹp trong tâm hồn, tinh thần dũng cảm,
hướng đến những chân giá trị. ”. Cái Đẹp hiện lên trong chiến tranh bơm rơi đạn nổ.
Nhường cho Lãm chỗ nấp an toàn thấy được sự hy sinh cao đẹp. Hình ảnh chiếc cầu –
sợi tơ biểu tượng cho khát vọng, niềm tin vào tâm hồn con người. Ca ngợi vẻ đẹp lý
tưởng, khát vọng tâm hồn, sức sống tiềm tàng, bất diệt của tuổi trẻ trong chiến tranh.

Dương Thị Thùy Nhung

4




×