Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

đánh giá sinh trưởng, năng suất sinh sản gà isa brown và ai cập nuôi tại xã yên nam duy tiên hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.6 MB, 72 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ HIÊN

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT SINH SẢN
GÀ ISA BROWN VÀ AI CẬP NUÔI TẠI
XÃ YÊN NAM - DUY TIÊN - HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ HIÊN

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT SINH SẢN
GÀ ISA BROWN VÀ AI CẬP NUÔI TẠI
XÃ YÊN NAM - DUY TIÊN - HÀ NAM

Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã số

: 60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phan Xuân Hảo

HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hiên

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của thầy hướng dẫn Phó giáo sư – Tiến sĩ Phan Xuân
Hảo trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phó giáo sư – Tiến sĩ Phan Xuân
Hảo và các thầy cô giáo ở bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học
viện Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ông Bùi Công Sơn, xóm 3, Đệp Sơn - Yên Nam - Duy Tiên – Hà Nam đã giúp
đỡ tôi trong suôt thời gian thực tập.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành các thầy cô đã giúp chúng tôi
nâng cao trình độ trong quá trình học tập.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn


Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hiên

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi


Danh mục hình

vii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích của đề tài

2

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Một số hiểu biết về gà ISA Brown và Ai Cập

3


2.1.1

Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà Ai Cập

3

2.1.2

Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà ISA Brown

3

2.2

Cơ sở khoa học về sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

4

2.2.1

Khái niệm về sinh trưởng

4

2.2.2

Đánh giá tốc độ sinh trưởng

6


2.2.3

Ảnh hưởng của thức ăn, môi trường và điều kiện nuôi dưỡng đến sinh
trưởng và phát triển

6

2.3

Cơ sở khoa học về sinh lý sinh sản ở gia cầm mái

10

2.3.1

Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái

10

2.3.2

Tuổi thành thục sinh dục

10

2.3.3

Sản lượng trứng


11

2.3.4

Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng

12

2.3.5

Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

16

2.4

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

18

2.4.1

Tình hình nghiên cứu trong nước

18

2.4.2

Tình hình nghiên cứu thế giới


20

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

iii

22
22


3.1.1

Đối tượng nghiên cứu

22

3.1.2

Địa điểm nghiên cứu

22

3.1.3

Thời gian nghiên cứu

22


3.2

Nội dung nghiên cứu

22

3.2.1

Khả năng sinh trưởng và nuôi sống giai đoạn từ 1 ngày tuổi – 18 tuần tuổi

22

3.2.2

Khả năng sinh sản giai đoạn từ 19 – 52 tuần tuổi

22

3.2.3

Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng tại nông hộ

22

3.3

Phương pháp nghiên cứu

27


3.3.1

Đối với gà giai đoạn từ 1 ngày tuổi – 18 tuần tuổi

27

3.3.2

Đối với gà đẻ trứng thương phẩm từ 19 – 52 tuần tuổi

28

3.3.3

Hiệu quả sử dụng thức ăn

30

3.3.4

Hiệu quả chăn nuôi sơ bộ

31

3.4

Phương pháp xử lý số liệu

31


PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

4.1

Sinh trưởng và nuôi sống gà hậu bị giai đoạn từ 1 – 18 tuần tuổi

32

4.1.1

Khối lượng cơ thể

32

4.1.2

Sinh trưởng tuyệt đối

34

4.1.3

Sinh trưởng tương đối

36

4.1.4


Tỷ lệ nuôi sống

38

4.2

Năng suất và chất lượng trứng gà mái đẻ giai đoạn 19 – 52 tuần tuổi

40

4.2.1

Tỷ lệ nuôi sống

40

4.2.2

Tuổi thành thục sinh dục

42

4.2.3

Khối lượng cơ thể gà ứng với từng tỷ lệ đẻ

44

4.2.4


Tỷ lệ đẻ, năng suất và sản lượng trứng

45

3.2.5

Kết quả khảo sát trứng gà ISA Brown và Ai Cập

48

4.2.6

Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng

51

4.2.7

Hạch toán kinh tế sơ bộ chăn nuôi gà mái đẻ trứng

53

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

56

5.1

Kết luận


56

5.2

Kiến nghị

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

58

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

HQCN

Hiệu quả chăn nuôi

HQSDTĂ

Hiệu quả sử dụng thức ăn


TTL

Trứng tích lũy

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1

Khối lượng gà mái hậu bị

32

Bảng 4.2

Sinh trưởng tuyệt đối gà mái hậu bị (g/con/ngày)

35

Bảng 4.3

Sinh trưởng tương đối gà mái hậu bị (%)

37


Bảng 4.4

Tỷ lệ nuôi sống và loại thải gà mái hậu bị từ 1-18 tuần tuổi

39

Bảng 4.5

Tỷ lệ sống và loại thải gà mái đẻ

41

Bảng 4.6

Tuổi thành thục sinh dục

43

Bảng 4.7

Khối lượng cơ thể gà tại các thời điểm sinh sản (g)

44

Bảng 4.8

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng tích lũy

46


Bảng 4.9

Chất lượng trứng gà ISA Brown và gà Ai Cập

49

Bảng 4.10

Hiệu quả và chi phí thức ăn cho 10 quả trứng

52

Bảng 4.11

Hạch toán sơ bộ chi phí nuôi 1 gà hậu bị

54

Bảng 4.12

Hạch toán sơ bộ chăn nuôi gà mái đẻ trứng

55

vi


DANH MỤC HÌNH


Hình 4.1 Khối lượng gà từ 1 – 18 tuần tuổi

33

Hình 4.2 Sinh trưởng tuyệt đối gà mái hậu bị

36

Hình 4.3 Sinh trưởng tương đối gà mái hậu bị

38

Hình 4.4 Tỷ lệ nuôi sống gà mái hậu bị từ 1 – 18 tuần tuổi

40

Hình 4.5 Tỷ lệ nuôi sống gà mái đẻ từ 19 – 52 tuần tuổi

42

Hình 4.6 Khối lượng cơ thể gà mái ứng với từng tỷ lệ đẻ

45

Hình 4.7 Tỷ lệ đẻ qua các tuần tuổi

47

Hình 4.8 Năng suất trứng tích lũy qua các tuần tuổi


48

Hình 4.9 Tỷ lệ lòng đỏ

50

Hình 4.10 Khối lượng lòng đỏ

50

Hình 4.11 Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng qua các tuần đẻ

53

vii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong việc cung
cấp thịt, trứng cho con người. Theo Tổng cục Thống kê đến năm 2012 số lượng
gia cầm có 308,5 triệu con và đến tháng 4/2014 tổng số gia cầm là 314,4 triệu
con, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2013. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng
ước tính bằng 442,8 nghìn tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt 4,543 triệu quả tăng
0,6% và 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng gia cầm ngày càng tăng lên
nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của cả nước, vì vậy yêu cầu đặt ra
cho ngành chăn nuôi gia cầm rất lớn.
Chăn nuôi gia cầm là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị

sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu là tổng đàn gà tăng bình quân từ 2008 đến 2020
đạt 5%/năm, đến năm 2020 đàn gà đạt 300 triệu con, trong đó gà công nghiệp
chiếm 33%; sản lượng thịt gà đạt 1,760 tấn, chiếm 32% tổng sản lượng thịt xẻ
các loại; sản lượng trứng đạt 14 tỷ quả. Đây là những chỉ tiêu vô cùng to lớn, đòi
hỏi từ nay đến năm 2020 ngành chăn nuôi phải thực hiện đồng bộ, có hiệu quả
một loạt các giải pháp quan trọng như trong công tác quy hoạch và bố trí đất đai,
khoa học công nghệ, chất lượng thức ăn, phòng chống dịch bệnh, tạo nguồn nhân
lực, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển.
Trên thực tế chăn nuôi gia cầm đã trở thành một nghề không thể thiếu
trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của mọi quốc gia (Nguyễn Duy Hoan, 1999).
Ở nước ta chăn nuôi gia cầm đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế nông hộ,
chiếm 19% tổng thu nhập nông hộ, xếp thứ hai sau chăn nuôi lợn (Cục chăn
nuôi, 2006). Do nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển nên nhu cầu đời
sống nhân dân ngày càng cao, đặc biệt là yêu cầu ngày càng cao cả về số lượng
lẫn chất lượng các sản phẩm thịt và trứng gia cầm. Vì vậy, nghề chăn nuôi gia
cầm đang ngày càng được mở rộng từ những trang trại lớn được đầu tư trang
thiết bị hiện đại đến các nông hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ đã và đang góp
phần vào sự phát triển chung của xã hội cũng như của mỗi cá nhân. Các sản
phẩm từ gia cầm hiện nay không chỉ để thoả mãn nhu cầu về thực phẩm mà đã
đáp ứng một phần nào nhu cầu về chất lượng.

1


Chính vì vậy mà trong những năm gần đây Nhà nước ta đã cho nhập một
số giống gia cầm có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt như: gà Ai Cập, ISA
Brown, Goldline, Lương Phượng… nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của người dân. Chăn nuôi gà ISA Brown và Ai Cập đẻ trứng thương phẩm ở xã
Yên Nam huyện Duy Tiên đã phát triển từ nhiều năm nay nhưng chưa có nghiên
cứu nào cụ thể để đánh giá sinh trưởng và khả năng sinh sản của 2 giống gà trên

trong điều kiện nuôi dưỡng ở nông hộ. Để góp phần đánh giá đầy đủ sinh trưởng,
khả năng sản xuất trứng của gà ISA Brown và Ai Cập trong chăn nuôi nông hộ,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sinh trưởng, năng suất sinh
sản gà ISA Brown và Ai Cập nuôi tại xã Yên Nam – Duy Tiên – Hà Nam”
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá sinh trưởng, khả năng sản xuất trứng và hiệu quả sử dụng
thức ăn của gà ISA Brown và Ai Cập để xác định hiệu quả chăn nuôi gà ISA
Brown và Ai Cập trong điều kiện nuôi dưỡng ở nông hộ tại xã Yên Nam –
Duy Tiên – Hà Nam.
1.2.2. Ý nghĩa
- Nghiên cứu đánh giá có hệ thống về một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển
và khả năng sản xuất trứng của gà ISA Brown và Ai Cập nuôi trong điều kiện nuôi
dưỡng ở nông hộ tại xã Yên Nam – Duy Tiên – Hà Nam.
- Cung cấp thêm thông tin về các đặc điểm sinh trưởng cũng như khả năng
sinh sản của 2 giống gà cho cán bộ, người chăn nuôi có cơ sở lựa chọn con giống
và phương án quản lý thích hợp.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ GÀ ISA BROWN VÀ AI CẬP
2.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà Ai Cập
Gà Ai Cập có nguồn gốc từ một giống gà cổ đại tại thành phố Fayoumi
(Ai Cập) được tạo ra để sản xuất trứng; chúng có khả năng thích ứng rộng rãi và
khả năng sản xuất ổn định trong khí hậu nhiệt đới và nuôi thả ở các nước đang
phát triển. Gà Ai Cập đã được đưa vào Việt Nam từ tháng 4/1997. Gà có mào
đơn dựng đứng, lông màu đen đốm trắng, thân hình nhỏ, da trắng, chân cao, màu

chì. Nhìn chung, gà Ai Cập có khối lượng cơ thể lớn hơn gà Ri, khi nuôi đến ba
tháng rưỡi, gà trống nặng 1,3 – 1,5kg, gà mái nặng 1,0 – 1,1kg, đến bốn tháng
rưỡi gà trống nặng 1,7 – 1,8kg, gà mái nặng 1,3 – 1,4kg.
Đây là giống gà thả vườn, có năng suất trứng tương đối cao, chất lượng
trứng thơm ngon. Nuôi đẻ từ 22 – 64 tuần, gà mái cho 158 quả và tỉ lệ đẻ đạt
52,8% (Phùng Đức Tiến, 1996). Tỉ lệ nuôi sống đàn mái đạt 91%. Gà mái bắt đầu
đẻ trứng khoảng 140 ngày tuổi. Sau khoảng ba tuần, gà mái đã đạt tỉ lệ đẻ tới
50% trong đàn, Trứng có màu hồng nhạt và nhỏ. Khối lượng trứng khoảng 35 –
45g, tương đương với trứng gà Ri của ta và được khách hàng ưa chuộng.
Trứng giống cho tỉ lệ có phôi bình quân 95% và tỉ lệ nở 80 – 90%/số trứng
có phôi.
Kết quả nuôi tại hộ gia đình cho thấy ở các giai đoạn nuôi có tỉ lệ nuôi
sống cao: gà con 94%, gà dò 96% và gà sinh sản 91%. Khối lượng cơ thể gà con
650g, gà dò 1350g, gà sinh sản 142g. Năng suất trứng của mỗi mái trong một
năm đẻ bình quân là 181 quả. Nếu nuôi con mái đến 61 tuần tuổi thì năng suất
trứng từ 146 – 163 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng từ 2,07 – 2,27kg.
2.1.2. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà ISA Brown
Gà ISA Brown là giống gà chuyên trứng cao sản của Pháp được nhập về
nước ta từ sau năm 1998, gà có khả năng thích nghi tốt, phù hợp với điều kiện
chăn nuôi của nhiều vùng nước ta. Gà mái thương phẩm có thân hình nhỏ nhẹ,
lông màu nâu nhạt. Gà con mới nở con mái lông màu nâu, con trống lông màu
trắng nên dễ dàng phân biệt.

3


Gà mái lúc bắt đầu đẻ có khối lượng khoảng 1,6 – 1,7kg/con, tỷ lệ đẻ cao
93,9 %, khoảng 144 ngày đạt tỷ lệ đẻ 50%, đến 76 tuần tuổi sản lượng trứng đạt
329 quả/mái, khối lượng trứng trung bình 62,7g/ quả, vỏ trứng màu nâu. Tiêu tốn
thức ăn cho 10 quả trứng là 1,5 – 1,6kg. Chu kỳ đẻ kéo dài có thể trên 12 tháng,

giai đoạn đẻ cao cũng kéo dài từ 32 - 45 tuần tuổi với tỷ lệ đẻ 85 - 90%, là đặc
điểm hơn hẳn các giống gà trứng khác. Tỷ lệ nuôi sống từ 1 ngày đến 20 tuần
tuổi là 98% và từ 20 tuần tuổi đến 78 tuần tuổi là 93,3%. Sản lượng trứng thay
đổi qua các tuần tuổi từ 20-72 tuần tuổi là 303 quả/ năm và từ 20-76 tuần tuổi là
320,6 quả/ năm.
Khối lượng trứng cũng thay đổi qua các tuần tuổi, vào tuần tuổi thứ 24 là
56g/quả, tuần tuổi thứ 35 là 62g/quả và 72 tuần tuổi là 65g/quả.
Gà bắt đầu đẻ bói vào tuần tuổi thứ 19, đẻ 50% vào tuần thứ 21, tỷ lệ đạt
đỉnh cao (93%) tuần thứ 26 -33 và tuần 76 còn lại 73% (Võ Bá Thọ, 1996)
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
2.2.1. Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ thể do kết quả
của sự phân chia các tế bào dinh dưỡng. Sự sinh trưởng, trước hết là kết quả của
sự phân chia tế bào, tăng thể tích, tăng các chất ở mô tế bào để tạo nên sự sống,
trong đó tăng số lượng và tăng thể tích tế bào là quá trình quan trọng nhất.
Sinh trưởng là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương,
da. Những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn
phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Khái quát hơn, Trần Đình Miên (1995) đã
định nghĩa đầy đủ như sau “Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ
do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của
các bộ phận và toàn cơ thể của con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời
trước”. Về mặt sinh học, sinh trưởng của gia cầm là quá trình tổng hợp protein
thu nhận từ bên ngoài chuyển hoá thành protein đặc trưng cho từng cơ thể của
từng giống, dòng làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng và kích thước.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng, không thể không nói đến phát dục. Phát
dục là quá trình thay đổi về chất, tức là sự tăng thêm và hoàn chỉnh các tính
chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể. Các thí nghiệm cổ điển của
Hammond (1959) đã chứng minh sự sinh trưởng của các mô cơ được diễn biến


4


theo trình tự sau:
+ Hình thành hệ thống chức năng tiêu hoá - nội tiết.
+ Hình thành hệ thống khung xương
+ Hình thành và phát triển hệ thống cơ bắp
+ Tích luỹ mỡ
Dựa vào kết quả nghiên cứu của Hammond, thông qua chăn nuôi gia súc,
gia cầm, ta thấy được rằng: Trong giai đoạn đầu của sự sinh trưởng, thức ăn dinh
dưỡng được dùng tối đa cho sự phát triển của xương, mô cơ và một phần rất ít
tạo nên mỡ. Đến giai đoạn cuối của sự sinh trưởng, nguồn dinh dưỡng vẫn tiếp
tục sử dụng nhiều để cấu tạo hệ thống xương, cơ, nhưng lúc này hai hệ thống này
đã giảm bớt tốc độ phát triển. Càng ngày con vật càng già và chất dinh dưỡng
chuyển sang tích luỹ mỡ. Trong tất cả các tổ chức ở cơ thể gia cầm thì khối
lượng cơ chiếm tỷ lệ nhiều nhất so với khối lượng cơ thể, ở gà từ 42 - 45%; vịt từ
40 - 43%; ngỗng từ 48 - 50%; gà tây 52 - 54% (Ngô Giản Luyện, 1994).
Sự sinh trưởng ở động vật tuân theo những quy luật nhất định. Sinh
trưởng ở gia súc non phát triển mạnh nhất sau khi mới sinh, sau đó phần tăng
khối lượng giảm dần theo tuổi. Thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn, số
lượng giai đoạn và sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có
sự khác nhau. Sự sinh trưởng không đều còn thể hiện ở từng bộ phận cơ quan
(mô, xương, cơ), có bộ phận ở thời kỳ này phát triển nhanh, nhưng ở thời kỳ
khác lại phát triển chậm.
Quá trình sinh trưởng của gà con trong hai tháng đầu được chia thành 3
giai đoạn, đó là:
+ Giai đoạn 10 ngày tuổi đầu: Gà con chưa hoàn thiện cơ quan điều chỉnh
nhiệt cơ thể, có tốc độ sinh trưởng nhanh do được sử dụng chất dinh dưỡng dự
trữ ở lòng đỏ lộn vào xoang bụng, chưa có sự khác nhau về sinh trưởng giữa con
trống và con mái. Gà con giai đoạn này ít vận động, buồn ngủ, đòi hỏi nhiệt độ

môi trường cao, có phản xạ yếu với điều kiện ngoại cảnh. Giai đoạn này gà cần
được chăm sóc, nuôi dưỡng cẩn thận.
+ Giai đoạn từ 11 đến 30 ngày tuổi, gà con sinh trưởng rất nhanh, cơ quan
chức năng điều khiển thân nhiệt đã hoàn thiện, có sự khác biệt rõ về sự sinh
trưởng giữa con trống và con mái, màu lông và những đặc điểm sinh dục thứ cấp

5


như mào, tích, tai. Gà con sử dụng và chuyển hoá thức ăn tốt.
+ Giai đoạn từ 31 đến 60 ngày: Khối lượng cơ thể gà con tăng lên gấp
nhiều lần. Gà con có tốc độ sinh trưởng nhanh, hiệu suất sử dụng thức ăn tốt. Gà
con kết thúc quá trình thay lông tơ bằng lông vũ. Các phản xạ về thức ăn, nước
uống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng được củng cố bền vững.
2.2.2. Đánh giá tốc độ sinh trưởng
- Sinh trưởng tích luỹ: Là sự tăng khối lượng cơ thể, kích thước các chiều
đo trong một đơn vị thời gian nhất định. Khối lượng cơ thể ở tại một thời điểm
nào đó là chỉ tiêu được sử dụng quen thuộc nhất để chỉ khả năng sinh trưởng.
Xác định được khối lượng cơ thể sau các khoảng thời gian khác nhau như: 1 tuần
tuổi, 2 tuần tuổi.... sẽ cho ta những số liệu về sinh trưởng tích luỹ. Đối với gà thịt
sinh trưởng tích luỹ là chỉ số năng suất quan trọng nhất làm căn cứ để so sánh các
cá thể, các dòng hoặc giống với nhau.
Đối với gà đẻ trứng sinh trưởng tích luỹ (đặc biệt giai đoạn hậu bị) liên
quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản của gà ở giai đoạn đẻ trứng. Nếu khối lượng
cơ thể nhỏ thì khả năng sinh sản thấp, nếu khối lượng cơ thể lớn thì tiêu tốn thức
ăn tăng. Như vậy khối lượng cơ thể gà mái đẻ trứng có ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả kinh tế.
Trần Long (1994) đã nghiên cứu đường cong sinh trưởng của các dòng gà
V1, V3, V5 thuộc sống gà Hybro (HV 85), đường cong sinh trưởng của 3 dòng
gà có sự khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và mái cũng có sự khác

nhau: Tốc độ sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi đối với gà trống và 6 - 7 tuần đối
với gà mái.
- Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích
cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có
dạng Parabon.
- Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ % tăng lên của khối lượng, kích thước và
thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng
tương đối có dạng Hypebon.
2.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn, môi trường và điều kiện nuôi dưỡng đến sinh
trưởng và phát triển
Các tính trạng số lượng, trong đó tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể
gà, chịu ảnh rất lớn các tác động của môi trường E (Environment). Theo Nguyễn

6


Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998) quan hệ giữa kiểu hình P (Phenotype)
kiểu gen G (Genotype) và môi trường E (Environment) được biểu thị bằng công
thức P = G + E; căn cứ vào mức độ, tính chất ảnh hưởng lên cơ thể gia súc, gia
cầm, môi trường E được chia làm hai loại.
- Môi trường chung Eg (Genral environment) tác động thường xuyên liên
tục đến tất cả các cá thể trong quần thể.
- Môi trường đặc biệt ES (Special environment) tác động đến một số cá thể
riêng biệt nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn.
Các giống gia súc, gia cầm đều nhận được từ tổ tiên, bố mẹ chúng một số
gen quyết định tính trạng, trong đó có các tính trạng số lượng. Đó chính là những
đặc điểm di truyền của giống hoặc dòng, nhưng những khả năng đó có phát huy
được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống của chúng như
thức ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và khí hậu.
a) Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sinh trưởng

Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến toàn bộ các giai đoạn
sinh trưởng và phát dục của gia cầm. Đặc biệt đối với gia cầm non, do không
được bú mẹ như ở động vật có vú nên thức ăn của chúng ở giai đoạn đầu có tác
dụng quyết định đến khả năng sinh trưởng và khối lượng cơ thể của chúng sau
này. Theo Trần Đình Miên (1975) thì việc nuôi dưỡng mà chủ yếu là thức ăn có
tác dụng rất lớn đối với sự sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Theo Bùi Đức Lũng
(1992) để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tốt được cân
bằng nghiêm ngặt giữa protein với các axit amin và năng lượng. Ngoài ra trong
thức ăn cần được bổ sung các chế phẩm hoá sinh học không mang ý nghĩa dinh
dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng và làm tăng chất lượng thịt.
Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả như Nguyễn Thị Mai, Vũ Duy Giảng
(1994), Trần Công Xuân và cs (1999) đều đã khẳng định ảnh hưởng rất lớn của
thức ăn và dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm.
b) Ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ đến sinh trưởng và phát triển
Yếu tố thời tiết, mùa vụ cũng là một tác nhân quan trọng của môi trường
ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của gia cầm, đặc biệt là nhiệt độ, độ
ẩm và ánh sáng,
+ Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ.

7


Gà con ở giai đoạn còn nhỏ (30 ngày tuổi đầu) cơ quan điều khiển nhiệt
chưa hoàn chỉnh, cho nên yêu cầu về nhiệt độ tương đối cao. Nó rất nhạy cảm
với tác động của điều kiện khí hậu thay đổi. Những ngày đầu tiên thân nhiệt của
gà con mới nở không ổn định và phụ thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi.
Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ là những tác động của nó liên quan đến
việc tiêu thụ thức ăn, ngoài ra còn làm tăng hoạt động sinh lý của hệ tuần
hoàn, hô hấp gây stress mạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất cho gà là 150C đến
250C. Những thay đổi nhiệt độ trên và dưới ngưỡng này đều có thể gây stress

và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của gà.
Scott et al. (1976) cho biết trong khoảng 260C đến 320C khi nuôi gà broiler,
tiêu thụ thức ăn giảm 1,5g/10C/ 1 gà và trong khoảng 320C - 360C tiêu thụ thức ăn
giảm 4,2g/10C/1gà. Reddy (1999) đã nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa nhiệt
độ môi trường với sinh trưởng và hệ số chuyển hoá thức ăn và đã rút ra kết luận:
Gà broiler nuôi trong môi trường mát mẻ và ôn hoà cho năng suất cao hơn trong
môi trường nóng.
+ Ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
Ẩm độ cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
gia cầm. Trong mọi điều kiện của thời tiết, nếu ẩm độ không khí cao đều bất lợi
cho gia súc, gia cầm, bởi vì nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn
nhiệt, gà con dễ mất nhiệt gây cảm lạnh và ngược lại nhiệt độ cao, ẩm độ cao làm
cơ thể gia cầm thải nhiệt khó khăn và dẫn đến cảm nóng. Nhiệt độ và ẩm độ là
hai yếu tố luôn thay đổi theo mùa vụ, cho nên ảnh hưởng của thời tiết mùa vụ
đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm là điều tất yếu.
Vai trò của ẩm độ không khí, cùng với nhiệt độ môi trường luôn luôn là
những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, từ đó
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống hàng ngày của cơ thể gia cầm, chúng
không những chịu ảnh hưởng khi gia cầm đã lớn mà còn tác động khi chúng ở giai
đoạn nhỏ, thậm chí còn ở cả giai đoạn phôi thai. Gà con nở vào mùa xuân và mùa
hè, thời gian đầu sinh trưởng kém, ngược lại nở vào mùa thu thì gà sinh trưởng tốt
ngay trong những ngày tuổi đầu. Như vậy trong điều kiện khí hậu tối ưu, ẩm độ
thấp, thời tiết mát mẻ sẽ ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của gia cầm.
+ Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng.
Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai

8


đoạn gà đẻ. Thời gian và cường độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi

cho gà ăn, uống, vận động ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh trưởng. Theo Bùi
Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) gà broiler cần được chiếu sáng 23 giờ/ngày khi
nuôi trong nhà kín.
c) Ảnh hưởng của kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc
Trong quá trình chăn nuôi, rất nhiều tác nhân khí hậu đã có ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả chăn nuôi như nhiệt độ, ẩm độ không khí, ánh sáng ... cho nên ở
nước ta, nhất là ở miền Bắc phải có những biện pháp bảo vệ chuồng nuôi chu
đáo. Những biện pháp như che gió, thông thoáng, sưởi ấm ... nhằm tạo ra tiểu khí
hậu chuồng nuôi tối ưu, cũng như nuôi ở mật độ hợp lý, vận dụng một cách linh
hoạt tuỳ thuộc vào sự biến động của thời tiết là một việc làm cần thiết để triệt
tiêu hoặc làm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của môi
trường, sẽ giúp chăn nuôi đạt kết quả cao.
Thành phần của tiểu khí hậu chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
hướng chuồng, trang thiết bị kỹ thuật, quy trình kỹ thuật chăn nuôi và đặc biệt là
mật độ chuồng nuôi. Trước hết là vị trí chuồng, hướng chuồng, trần nhà (trần có
thể được cách nhiệt và phun mưa trên mái hoặc làm chuồng kín kiểu đường hầm
làm mát bằng hơi nước có quạt hút). Ngoài ra kết hợp thêm các biện pháp bổ trợ
như làm lạnh nước uống (bình thường tỷ lệ nước so với thức ăn là 2/1 ở nhiệt độ
210C, nhưng sẽ tăng lên thành tỷ lệ 8/1 ở nhiệt độ 380C). Theo Teeter và Smith
(1996) qua những thí nghiệm đã kết luận rằng việc cung cấp nước lạnh và việc
bổ sung 0,25% muối vào nước uống có hiệu quả tốt trong việc chống nóng. Thay
đổi khẩu phần ăn, cũng như bổ sung thêm vitamin C, khoáng vào nước uống đều
có lợi cho chống nóng. Cụ thể trong thời gian stress nhiệt, nên thay thế năng
lượng của khẩu phần bằng năng lượng của chất béo, đó là cách hạn chế sản sinh
nhiệt trong quá trình stress nhiệt, cơ sở khoa học cho vấn đề này bắt nguồn từ
thực tế là “sự tích tụ nhiệt” gắn liền với sự trao đổi chất béo thấp hơn tinh bột. Sự
giải phóng nhiệt từ tiêu hoá và trao đổi chất của tinh bột cao hơn chất béo xấp xỉ
30% hoặc là phải giảm thấp tỷ lệ protein trong khẩu phần thay bằng cân đối tỷ lệ
axit amin hơn là nâng cao tỷ lệ protein. Việc thừa nitơ dẫn đến giải phóng quá
nhiều nhiệt, ảnh hưởng không tốt đến năng suất của gà trong thời gian có khí hậu

nóng. Việc bổ xung vitamin C và bicarbonat cũng có tác dụng tốt khi nuôi gà
trong thời tiết nóng.

9


2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SINH LÝ SINH SẢN Ở GIA CẦM MÁI
2.3.1. Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái
Gia cầm là loài đẻ trứng, con mái thoái hóa buồng trứng bên phải, chỉ còn
lại buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển. Âm hộ gắn liền
với tử cung và cùng nằm chung lỗ huyệt đảm bảo 3 chức năng chứa phân, nước
tiểu và cơ quan sinh dục. Khi giao phối gai giao cấu của con trống áp sát vào lỗ
huyệt của con mái và phóng tinh vào âm hộ.
Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào loại gia cầm, sự hình
thành buồng trứng và tuyến sinh dục xảy ra vào thời kì đầu của phát triển phôi;
chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của tế bào
trứng trải qua 3 thời kỳ tăng sinh, sinh trưởng và chín; trong giai đoạn phát triển
lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào, tầng tế bào này phát
triển thành nhiều tầng và tiến dần tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là
follicum, bên trong follicum có một khoang hở chứa đầy dịch, bên ngoài
Follicum trống rỗng như một cái túi; trong thời kì đẻ trứng, nhiều Follicum chín
dần làm thay đổi hình dạng buồng trứng trông giống như hình chùm nho. Sau
thời kỳ để trứng, buồng trứng trở lại hình dạng ban đầu, các Follicum trứng vỡ ra
quả trứng chín chuyển ra ngoài cùng với dịch của Follicum và rơi vào phễu ống
dẫn trứng, sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục.
Buồng trứng có chức năng tạo lòng đỏ, các ống dẫn trứng có chức năng
tiết ra lòng trắng đặc, lòng trắng loãng, màng vỏ, vỏ và lớp keo mỡ bao ngoài và
vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20 – 24h, tế bào trứng
tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ.
Lòng đỏ được tạo thành trước khi đẻ 9 – 10 ngày, trong 3 – 14 ngày lòng

đỏ chiếm 90 – 95% khối lượng tế bào trứng, thành phần chính gồm phôt pho
lipit, mỡ trung hòa, các chất khoáng và vitamin; tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ
không tương quan đến cường độ đẻ trứng. Quá trình hình thành trứng và rụng
trứng là một quá trình sinh lý phức tạp do sự điều khiển của hocmon, thời gian từ
khi đẻ trứng đến khi rụng trứng tiếp theo kéo dài từ 15 – 75 phút.
2.3.2. Tuổi thành thục sinh dục
- Tuổi thành thục sinh dục (tuổi đẻ quả trứng đầu) là một yếu tố cấu thành
năng suất. Tuổi đẻ quả trứng đầu được xác định bằng số ngày tuổi kể từ khi gà nở
đến lúc đẻ quả trứng đầu tiên (với con mái) và khả năng thụ tinh với con trống.

10


Trong một đàn gà mái chỉ tiêu này được xác định bằng tuổi đẻ 5% số cá thể trong
đàn, tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, thời gian chiếu sáng
dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm.
Theo Siegel (1962) khối lượng cơ thể và cấu trúc thành phần cơ thể là
những nhân tố ảnh hưởng đến tính thành thục ở gà màu.
Kết quả nghiên cứu của Vũ Quang Ninh (2002) cho biết tuổi đẻ quả trứng
đầu của gà Ác Thái Hòa 152- 158 ngày; đạt tỷ lệ 50% lúc 195 – 198 ngày. Phùng
Đức Tiến (2004) chỉ ra rằng tuổi đẻ đạt tỷ lệ 5% của gà Ai Cập 145 – 160 ngày.
Nguyễn Thị Khanh và cs (2001), tuổi thành thục sinh dục của gà Tam
Hoàng dòng 882 và Jaangcun lúc 154 và 157 ngày.
Khối lượng gà mái thành thục và khối lượng trứng gà tăng dần qua từng
thời điểm đẻ 5% và đẻ đỉnh cao.
2.3.3. Sản lượng trứng
Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một vòng đời,
phụ thuộc vào tuổi thành thục, cường độ đẻ trứng, tần số thể hiện bản năng đòi ấp,
thời gian nghỉ đẻ và thời gian đẻ kéo dài. Theo Bandsch and Bilchel (1978), sản
lượng trứng được tính trong 365 ngày kể từ khi đẻ quả trứng đầu tiên.

Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn, có liên quan
chặt với sức đẻ trứng trong cả năm của gia cầm. Cường độ đẻ trứng là sức đẻ
trong một thời gian nhất định, cường độ này được xác định trong khoảng
thời gian 30 ngày, 60 ngày, 100 ngày trong giai đoạn đẻ; đối với các giống
gà chuyên trứng cao sản thường có cường độ đẻ cao nhất vào tháng đẻ thứ
hai và ba, sau đó thì giảm dần; khi cường độ đẻ giảm nhiều gà thường hay
biểu hiện bản năng đòi ấp (ấp bóng), bản năng khác nhau ở các giống gà
khác nhau. Theo Hutt (1978) thì hệ số tương quan giữa sản lượng 3 tháng
đầu với sản lượng trứng cả năm rất chặt chẽ (từ 0,7 – 0,9). Levie và Tailer
(1943) do thời gian kéo dài đẻ trứng là yếu tố quyết định sản lượng trứng. Sự
xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào yếu tố di truyền, thể hiện ở các giống
khác nhau với những mức độ khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện ở thời điểm ấp
và thời gian ấp kéo dài. Phần lớn các dòng gà ham ấp đều có sức đẻ trứng kém.
Năng suất trứng là số trứng một gia cầm mái sinh ra trong một đơn vị thời
gian. Đối với gia cầm đẻ trứng, đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, phản ánh
trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng phụ thuộc

11


nhiều vào giống, đặc điểm của cá thể, hướng sản xuất, mùa vụ và dinh dưỡng ...
Năng suất trứng có hệ số di truyền không cao, nhưng lại dao động lớn h2 =
0,12 - 0,3 (Nguyễn Văn Thiện, 1995). Theo Hutt (1978), hệ số di truyền năng suất
trứng của gà Leghorn là 0,09 - 0,22, gà Plymouth là 0,25 - 0,41.
Năng suất trứng của gà Đông Tảo/36 tuần đẻ đạt 67,71 quả/ mái (Nguyễn
Đăng Vang và cs, 1999), Gà Tam Hoàng dòng 882 có năng suất trứng 130,62 146,4 quả/ mái/ năm (Trần Công Xuân và cs, 1999). Phùng Đức Tiến (2004)
nghiên cứu trên gà Ai Cập, công bố năng suất trứng từ 22 - 64 tuần đạt 158,4
quả/ mái.
Gà hướng trứng thường có năng suất trứng rất cao, Nguyễn Huy Đạt
và cs (1996) cho biết gà Moravia và gà Goldline - 54 thương phẩm cho năng

suất trứng/ mái/ năm đạt tương ứng 242 và 259 - 265 quả.
Giữa các dòng trong một giống, dòng trống có năng suất trứng cao hơn
dòng mái, Bùi Quang Tiến và cs (1999), nghiên cứu trên gà Ross - 208 cho
biết năng suất trứng/ 9 tháng đẻ của dòng trống đạt 106,39 quả dòng mái đạt
151,08 quả.
Bandsch and Bilchel (1978) cho biết sản lượng trứng được tính trong 365
ngày kể từ khi đẻ quả trứng đầu tiên. Theo Marco (1982), gà Plymouth Rock tại
Cu Ba sản lượng trứng được tính từ tuần 23 đến tuần 74; các hãng gia cầm công
nghiệp tính sản lượng trứng đến 70 – 80 tuần tuổi.
Thời gian nghỉ đẻ của gia cầm giữa các chu kỳ đẻ trứng ảnh hưởng trực
tiếp tới sản lượng trứng. Yếu tố này bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ, sự thay đổi
thức ăn, di chuyển... Thời gian đẻ kéo dài được tính theo thời gian đẻ trứng năm
đầu, bắt đầu từ khi đẻ quả trứng đầu tiên tới khi thay lông hoàn toàn. Giữa thời
gian đẻ trứng kéo dài với sự thành thục có tương quan nghịch rõ rệt, với sức đẻ
trứng có tương quan dương rất cao (Brandsch and Bilchel, 1978). Tương quan
giữa sản lượng trứng 3 tháng đẻ đầu với sản lượng trứng cả năm rất chặt, r = 0,7 0,9 (Hutt, 1946).
2.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng
2.3.4.1. Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng,
khối lượng trứng của các loài khác nhau thì khác nhau, trứng gà 55 – 56g, trứng
vịt 90 – 110g, trứng gà tây 110g, trứng ngỗng 110 – 180g. Khối lượng trứng

12


cũng là một chỉ tiêu để đánh giá về hiệu quả trong chăn nuôi gà lấy trứng, đồng
thời khối lượng trứng cũng phản ánh sinh lực, sức sống của gia cầm non. Ngoài
yếu tố di truyền, khối lượng trứng còn phụ thuộc vào các yếu tố như khối lượng
cơ thể mái khi thành thục sinh dục, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, hệ số di truyền
về khối lượng trứng khá cao h2 = 52%.

Theo Wyatt (1953) h2 = 45 – 75; theo Brandsch and Bilchel (1978) cho biết
khối lượng trứng có hệ số di truyền cao hơn sức đẻ trứng, h2 = 0,52 nên dễ chọn
giống. Kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Mận và cs (1989) cho biết khối lượng trứng
có tương quan âm với sản lượng trứng (r = 0,36), tương quan dương với tuổi thành
thục sinh dục (r = 0,31). Do đó, khối lượng trứng phụ thuộc vào mức chọn lọc; ở
những dòng đã chọn lọc kĩ khối lượng trứng trung bình cao hơn dòng chưa chọn lọc
10 – 15%. Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa khối lượng trứng và kết quả ấp nở
đã xác định những trứng nằm trong khoảng trung bình của giống cho kết quả ấp nở
cao; những trứng quá nhỏ, quá to luôn luôn cho kết quả thấp hơn với khối lượng
trứng trung bình. Theo Schuberth and Ruhland (1978) cho dẫn chứng về điều này và
đánh giá nguyên nhân sinh lý của nó là do sự mất cân đối giữa các thành phần của
trứng; trứng to quá hoặc quá nhỏ đã phá hoại sự phát triển bình thường của phôi,
thường trứng nhỏ có tỷ lệ % lòng trắng ít hơn trứng to. Ngoài ra, trứng nhỏ còn có tỷ
lệ diện tích bề mặt lớn hơn so với khối lượng của nó. Khối lượng trứng là đại diện
cho chỉ tiêu phẩm chất giống nhưng sự chênh lệch so với giá trị trung bình của giống
là do những ảnh hưởng của điều kiện môi trường, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và
tuổi đẻ trong giai đoạn sinh sản.
Khối lượng trứng theo tuổi đẻ của gia cầm và sự thay đổi khối lượng ứng
với sự thay đổi khối lượng của cơ thể. Bùi Quang Tiến và cs (1995) nghiên cứu
về gà Ross – 208 cho biết, khối lượng trứng ở các tuần tuổi 27, 32, 38, và 42 lần
lượt là 53,96; 54,85; 56,76 và 57,10g/quả đối với dòng trống và 52,41; 54,20;
56,38; 56,89g/quả đối với dòng mái.
2.3.4.2. Hình dạng trứng
Trứng gia cầm có hình dạng phổ biến là hình ovan và được thể hiện qua tỷ
số giữa chiều dài và chiều rộng của trứng hay ngược lại. Chỉ số này không biến
đổi theo mùa (Brandsch và Bilchel, 1978). Theo nghiên cứu của Bạch Thị Thanh
Dân và cs (1998) cho biết trứng ngan có chỉ số hình dạng 1,35 – 1,42, Theo Lê
Hồng Mận và cs (1989) cho biết trứng gà Leghorn có chỉ số hình dạng 1,38;

13



trứng gà Rhode-Island-Red và Leghor là 1,4. Nguyễn Huy Đạt và cs (1996) cho
biết khi nghiên cứu xác định tính năng sản xuất của gà Goldline 54 cho thấy chỉ
số hình dạng là 1,32 – 1,36.
2.3.4.3. Độ dày vỏ trứng
Vỏ trứng là lớp bảo vệ cho trứng tránh các tác động cơ học, tránh sự xâm
nhập của vi khuẩn; vỏ trứng được hình thành khi trứng nằm trong tử cung từ chất
dịch nhầy cacbonatcanxi và cacboprotein. Thời gian tạo vỏ nhầy 9 – 12 giờ trong
khi đó tạo lòng trắng chỉ mất 3 giờ đó là kết quả công bố của Nguyễn Mạnh
Hùng (1993).
Theo Perdrix (1969), Card and Nesheim (1970), khi so với tổng khối
lượng trứng thì vỏ chiếm 10 – 11,6%, lòng trắng chiếm 57 – 60 % và lòng đỏ
chiếm 30 – 32%.
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) trong vỏ theo tỷ lệ so với toàn bộ
vỏ thì hơn 98% là vật chất khô, trong đó 95% là chất vô cơ, trong các chất vô cơ
có khoảng 98% là canxi và 1% là photpho.
Theo Nguyễn Huy Đạt và cs (2001) cho biết trứng gà Lương Phượng Hoa
ở 38 tuần tuổi có độ dày vỏ trung bình 0,35mm và độ chịu lực 4,46kg/cm2.
Nguyễn Quý Khiêm (1996) cho biết trứng gà Tam Hoàng có độ dày vỏ trứng
trung bình 0,34 – 0,37mm, độ chịu lực đạt 3,47kg/cm2.
2.3.4.4. Chất lượng lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng được tiết ra từ ống dẫn trứng, chứa nhiều chất dinh
dưỡng và nước để cung cấp cho nhu cầu phát triển của phôi và bảo vệ phôi khỏi
những tác động cơ học. Lòng trắng trứng cấu tạo gồm hai lớp lòng trắng đặc và
lòng trắng loãng, chất lượng lòng trắng được thể hiện qua chỉ số lòng trắng. Chỉ
số này được tính dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa tỷ số chiều cao lòng trắng đặc
và đường kính của chúng. Ngô Giản Luyện (1994) cho biết kết quả nghiên cứu
của Toscovasev (1968) đã tính được hệ số di truyền của khối lượng lòng trắng là
0,22 – 0,27; tỷ lệ lòng trắng đặc/lòng trắng chiếm 62 – 64,5%. Nguyễn Mạnh

Hùng và cs (1994) cho biết chất lượng lòng trắng cũng là một chỉ tiêu đánh giá
chất lượng trứng. Orlov (1974) cho rằng chỉ số lòng trắng càng lớn thì tỷ lệ nở
càng cao và trên cơ sở nghiên cứu được cho biết trứng mùa đông có chất lượng
lòng trắng cao hơn mùa hè… Tác giả còn cho biết chỉ số lòng trắng cao quá 0,1
cũng không phải là tốt, trứng của gà mái tơ và gà mái già có chỉ số lòng trắng

14


thấp hơn trứng của gà mái đang độ tuổi sinh sản, trứng để lâu chỉ số lòng trắng
thấp hơn trứng mới đẻ.
Trứng có chất lượng tốt khi đổ ra một mặt phẳng nhẵn thì lớp lòng trắng đặc
gọn và còn giữ nguyên hình ovan bao quanh lòng đỏ. Lớp này có màu hơi phớt xanh
hoặc màu vàng cam, lớp lòng trắng loãng ở ngoài có giới hạn rõ ràng và cũng giữ
hình ovan, tuy loãng nhưng vẫn có độ dày và không chảy thành dòng. Dây chằng ở
vị trí giữa theo chiều dọc trục lớn của quả trứng.
Trứng có chất lượng kém quan sát thấy lòng trẵng loãng không màu hoặc
màu đục, lòng trắng không giữ được hình dạng, chảy loang rộng ra và dây chằng
nằm ở vị trí khác nhau. Theo Marco (1982), hệ số di truyền của khối lượng lòng
trắng h2 = 0,22 – 0,78. Orlov (1974) cho biết chỉ số lòng trắng trứng gà về mùa
đông cao hơn mùa xuân và mùa hè, ở giống gà nhẹ cân chỉ số này không dưới
0,09 và giống kiêm dụng khoảng 0,08. Nguyễn Huy Đạt và cs (2001) cho biết
trứng gà Lương Phượng Hoa có chỉ số lòng trắng và lòng đỏ ở 38 tuần tuổi tương
ứng là 0,14 và 0,53; ở 60 tuần tuổi tương ứng là 0,091 và 0,49.
Chất lượng lòng trắng còn được đánh giá bằng đơn vị Haugh là mối quan
hệ giữa chiều cao lòng trắng đặc và khối lượng trứng. Đơn vị Haugh càng cao thì
chất lượng trứng càng tốt. Đơn vị Haugh bị ảnh hưởng bởi thời gian bảo quản
trứng, tuổi gia cầm mái (gà càng già trứng có đơn vị Haugh càng thấp), bệnh tật,
nhiệt độ, thay lông (sau thay lông đơn vị Haugh cao hơn trước thay lông) và
giống. Ngô Giản Luyện (1994) cho biết trứng ấp có chất lượng lòng trắng tốt cần

có đơn vị Haugh từ 75 – 90.
Nguyễn Huy Đạt và cs (2001) cho biết trứng gà Lương Phượng Hoa có chỉ
số Haugh ở 38 tuần tuổi đạt 94,4 và 60 tuần tuổi đạt 91,1.
2.3.4.5. Chất lượng lòng đỏ
Lòng đỏ là tế bào trứng của gia cầm có dạng hình cầu, đường kính khoảng
35 – 40 mm và được bao bọc lớp màng lòng đỏ rất mỏng. Màng có tính đàn hồi
vừa giữ cho tế bào trứng ở dạng hình cầu, vừa có tính thẩm thấu chọn lọc để thực
hiện việc trao đổi chất giữa lòng trắng trứng và lòng đỏ; chất lượng lòng đỏ được
xác định thông qua chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng đỏ là tỷ số chiều cao lòng đỏ và
đường kính của nó; trứng có chỉ số lòng đỏ cao sẽ cho kết quả ấp nở cao. Chỉ số
lòng đỏ biến đổi còn phụ thuộc vào mùa vụ, tuổi gia cầm, sức sản xuất và điều
kiện nuôi dưỡng. Theo Ngô Giản Luyện (1994), chỉ số lòng đỏ của trứng gà tươi

15


là 0,40 – 0,42. Theo Nguyễn Quý khiêm (2003) – trích dẫn theo Ngô Thị Nga
(2005) chỉ số lòng đỏ giảm còn 0,33 chứng tỏ lòng đỏ đã bị biến dạng.
Theo Card and Nesheim (1970), chỉ số lòng đỏ của trứng gà khoảng 0,4 –
0,42. Theo Trần Thế Dị (1984), chỉ số lòng đỏ của trứng vịt là 0,410 – 0,414.
Hệ số di truyền chất lượng lòng đỏ là 0,43 (Marco, 1982), vì vậy nếu được
chọn lọc nó sẽ cho kết quả ấp nở cao. Chỉ số lòng đỏ ít biến đổi hơn lòng trắng,
nó bị giảm còn 0,25 – 0,29 nếu tăng nhiệt độ môi trường và bảo quản lâu.
Chất lượng lòng đỏ còn có một chỉ tiêu cần xác định đó là tỷ lệ lòng
trắng/lòng đỏ, chỉ tiêu này càng hẹp chất lượng trứng càng tốt. Tỷ lệ lý tưởng
giữa lòng trắng và lòng đỏ từ 1,8 – 2,0. Orlov (1974) cũng cho biết trứng có tỷ lệ
lòng trắng/lòng đỏ nhỏ hơn 2 cho kết quả ấp nở tốt. Trần Thế Dị (1984) cho biết
tỷ lệ lòng trắng/ lòng đỏ của vịt Đồng Đăng là 1,45 và vịt lai là 1,314 – 1,370.
Màu sắc của lòng đỏ phụ thuộc vào lượng sắc tốt trong máu, lượng caroten
trong thức ăn. Nói chung, màu lòng đỏ ổn định trong suốt thời gian đẻ nếu thay đổi

thành phần và khẩu phần ăn, đặc biệt là khẩu phần nhiều caroten thì màu lòng đỏ
cũng thay đổi đậm hơn. Tuy nhiên màu sắc không biểu hiện đầy đủ thành phần dinh
dưỡng của lòng đỏ mà chỉ là đặc điểm hấp dẫn người tiêu dùng.
2.3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Khả năng sinh sản của gia cầm phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu là yếu tố
di truyền và ngoại cảnh.
* Yếu tố di truyền về khả năng sinh sản cũng phức tạp. Theo các công
trình của các tác giả, việc sản xuất trứng của gia cầm do 5 yếu tố ảnh hưởng
mang tính di truyền đó là tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, bản năng
đòi ấp, thời gian kéo dài của chu kì đẻ.
- Tuổi thành thục sinh dục: Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến năng
suất trứng của gia cầm, thành thục sớm là một tính trạng mong muốn tuy nhiên
cần chú ý đến khối lượng cơ thể. Tuổi bắt đầu đẻ và kích thước cơ thể có tương
quan nghịch, chọn lọc theo hướng tăng khối lượng quả trướng sẽ làm tăng khối
lượng cơ thể gà và tăng tuổi thành thục sinh dục. Tuổi thành thục sinh dục xác
định qua tuổi đẻ quả trứng đầu tiên. Tuổi thành thục sinh dục của một nhóm hoặc
một đàn gia cầm được xác định theo tuổi đạt tỷ lệ đẻ là 5%. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến tuổi thành thục sinh dục của gia cầm loài, giống, dòng, hướng sản
xuất, mùa vụ nở, thời gian chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc quản lý,

16


×