Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Truyen an duong vuong va my chau trong thuy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.56 KB, 5 trang )

Ngày soạn: 14/09/2012.
Đọc hiểu văn bản:

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỴ CHÂU - TRỌNG
THỦY
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được đặc trưng của thể loại truyền thuyết qua việc phân tích nội dung và hình thức tác
phẩm.
- Nhận thức được bài học giữ nước thể hiện qua câu chuyện tình yêu.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: thuyết trình, phát vấn, thảo luận nhóm, thực hành.
- Phương tiện: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
III. Trọng tâm kiến thức
Giải thích nguồn gốc thành Cổ Loa, mối tình Mỵ Châu – Trọng Thủy, nguyên nhân mất nước
Âu Lạc và nguồn gốc ngọc trai.
IV. Tiến trình dạy học
- Ổn định trật tự lớp
- Kiểm tra bài cũ: Chiến thắng Mtao – Mxây
- Dẫn vào bài mới
Hoạt động của GV - HS
GV yêu cầu HS kể lại một số truyện I. Tiểu dẫn
truyền thuyết đã biết.

Yêu cầu cần đạt

1. Thể loại truyền thuyết

? Kết hợp với phần Tiểu dẫn, trình - Thuộc loại tự sự dân gian.
bày một số hiểu biết của em về thể - Nội dung:
loại Truyền thuyết?



+ Kể về các nhân vật lịch sử nhằm nhận thức, lí giải lịch sử.
+ Đan xen yếu tố lịch sử và hư cấu tưởng tượng.
- Hình thức:


+ Thường chia làm 2 phần: kể/lí giải có thể đan xen hoặc tách
bạch
+ Thời gian, địa điểm của sự kiện được chú ý. Cốt truyện kể
theo thời gian tuyến tính.
GV cho HS xem 1 số chi tiết về 2. Cụm di tích thành Cổ Loa
thành Cổ Loa.

- Thuộc huyện Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội.

GV thuyết trình.

- Là quần thể gồm: đền thờ An Dương Vương, am thờ công
chúa Mỵ Châu và giếng ngọc. Bao quanh cụm đền, am là
từng đoạn của vòg thành cổ - dấu vết của Cổ Loa 9 vòng.
- Là sự thật lịch sử tạo nhiều cảm hứng cho văn học, văn hóa
dân gian.

HS đọc VB

II. Đọc hiểu văn bản

GV yêu cầu HS tóm tắt. GV nhận 1. Tóm tắt
xét.
2. Bố cục

? Truyện có thể chia bố cục như 2 phần:
thế nào? Nội dung chính của mỗi - Đầu… Xin hòa: An Dương Vương xây và bảo vệ thành Cổ
phần?

Loa.
- Còn lại: kết cục mất nước và kết thúc bi thương của mối
tình Mỵ Châu – Trọng Thủy
3. Chủ đề

? Xác định chủ đề của truyện?

Lí giải nguồn gốc thành Cổ Loa, kết cục mất nước và nêu lên
bài học giữ nước.
4. Đọc hiểu văn bản
4.1. Chuyện về An Dương Vương

? Tìm chi tiết liên quan đến việc - Xây thành: An Dương Vương xây thành không được – nhờ
ADV xây thành? Đó là một quá Rùa vàng giúp – xây được thành, chế được nỏ thần để đánh
trình như thế nào?

bại quân xâm lược, bảo vệ thành -> là quá trình khó khăn, li

? Do đâu mà vua thành công?

kỳ.


HS: Do thần linh giúp đỡ.

-> + vai trò thủ lĩnh An Dương Vương: xây thành; chế tạo vũ


? Sự giúp đỡ ấy nói lên điều gì?

khí; đánh bại quân xâm lược.
+ ADV là vị vua chính nghĩa, đại diện cho quyền lợi dân
tộc.

? Do đâu mà ADV để nước mất?

- Mất nước: mất cảnh giác:
+ An Dương Vương chủ quan, ỷ có nỏ thần nên không phòng
bị.
+ An Dương Vương gả con gái cho con kẻ thù, bị con rể nợi
dụng đánh cắp nỏ thần nên bị Triệu Đà đánh bại.

? Thái độ của dân gian với ADV?

-> thái độ dân gian: nghiêm khắc phê phán An Dương
Vương mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác: gả con cho kẻ thù;
không bảo vệ nỏ thần; không phòng vệ.

? ADV xử lý mối quan hệ riêng – - Xứ lý mối quan hệ tình riêng – nghĩa chung:
chung như thế nào? Qua đó, em Tự tay chém đầu con gái vì nhận ra nàng là “giặc” -> lựa
thấy ADV là người ntn?

chọn quốc gia dân tộc, gạt bỏ tình riêng.
-> đáng trọng.

? Thái độ dân gian với nhân vật => thái độ dân gian với ADV: tuy nghiêm khắc phê phán
ADV?


nhưng vẫn luôn tôn sùng, trân trọng công lao ADV đã làm
trong lịch sử.
4.2. Bi kịch Mỵ Châu – Trọng Thủy

? Tại sao có thể nói mối tình Mỵ - Bi kịch: không thể dung hòa được tình cảm riêng tư và lợi
Châu – Trọng Thủy là một bi ích quốc gia, dân tộc -> mối tình này là nguyên nhân gây ra
kịch?

kết cục mất nước và nhân vật phải trả giá cho tình yêu của

? Thái độ của dân gian với các mình:
nhân vật bi kịch ấy?

+ Mỵ Châu: lộ bí mật nỏ thần, rắc lông ngỗng để Trọng
Thủy tìm đến: quá cả tin, yêu thương mù quáng; đặt tình
riêng lên trên lợi ích quốc gia-> bị vua cha giết, biến thành
ngọc trai
->+ chết là thích đáng.


+ thái độ bao dung của dân gian: Mỵ Châu chỉ vô tình gây
tội, bản chất ngây thơ, trong sáng. Ngọc trai là sự chứng tỏ
cho tấm lòng của nàng.
+ Trọng Thủy: lợi dụng lừa đảo, phản bội niềm tin của
vợ: đặt lợi ích lên trên tình nhà một cách tàn nhẫn -> lao đầu
xuống giếng -> giếng ngọc.
->+ nặng tình, gột rửa tội lỗi.
+ sự bao dung của dân gian: Trọng Thủy bế tắc, ân hận
muộn màng. Chàng cũng là nạn nhân trong bi kịch của

mình.
? Có thể xem mối tình này là một - Mối tình đẹp: sự yêu thương, gắn bó sâu nặng khiến người
bi kịch đẹp được không? Vì sao?

trong cuộc sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình -> ca

Thái độ của dân gian với mối tình

ngợi.

Mỵ Châu – Trọng Thủy?
? Qua câu chuyện, dân gian muốn => Bi kịch lịch sử - bài học giữ nước: phải cẩn trọng đề
nêu lên bài học gì?

phòng; không được đặt tình riêng lên trên trách nhiệm với đất
nước.

? Đâu là sự thật lịch sử và hư *) Lịch sử và hư cấu:
cấu?

- Lịch sử: thành Cổ Loa, công cuộc bảo vệ thành, chuyện
Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, giếng ngọc, ngọc trai.
- Hư cấu: rùa vàng cho móng vuốt, chiếc nỏ thần, vua rẽ
nước xuống Thủy cung, Mỵ Châu chết biến thành ngọc trai,
Trọng Thủy chết hóa thành giếng ngọc…

? Hư cấu trong truyện nói lên điều -> cách dân gian nhận thức về lịch sử: nhận thức li kì, huyền
gì?

bí với một tấm lòng đầy bao dung, vị tha, chia sẻ.

III. Kết luận

? Nêu nội dung chủ đạo của 1. Nội dung
truyện?

- Nhằm giải thích việc xuất hiện thành Cổ Loa và kết cục
mất nước.


- Thái độ của dân gia:
+ Bài học giữ nước: cảnh giác với kẻ thù và phải luôn đặt
quốc gia lên trên.
+ Trân trọng ADV; bao dung, vị tha, đồng cảm với mối tình
Mỵ Châu – Trọng Thủy.
2. Nghệ thuật
? Gía trị nghệ thuật của truyện?

- Kể theo trình tựu trước sau.
- Kết hợp yếu tố lịch sử và hư cấu tưởng tượng.
- Xây dựng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc.



×