Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đề Cương Chương Trình Đào Tạo Trình Độ Trung Cấp Kế Toán - Tin Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.08 KB, 20 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA
___________________________

ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

KẾ TOÁN - TIN HỌC
MÃ SỐ :
(Ban hành theo Quyết định số ……… /CĐCN, ngày ……/……/ …………của
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa)

TUY HÒA - NĂM 2010


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHIỆP TUY HÒA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________________________________

_____________

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
GIÁO DỤC TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
Ngành đào tạo: Kế toán – tin học
Mã ngành:
I. GIỚI THIỆU VÀ MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH


Chương trình Đào tạo ngành Kế toán Tin học là đào tạo nhân viên kế toán,
có kiến thức cơ bản về Tin học, có khả năng ứng dụng các thành tựu hiện đại của
máy vi tính vào lĩnh vực kế toán Tài chính, kế toán Doanh nghiệp,… nhằm làm
cho công tác Kế toán ngày càng nhanh chóng và chính xác.
Sau khi học xong chương trình này người học được cấp văn bằng kỹ thuật
viên TCCN ngành Kế toán tin học có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, nắm vững kiến thức cơ bản, có kỹ năng thực hành
nghiệp vụ kế toán, tin học ứng dụng tin học vào công tác kế toán tại các đơn vị,
tạo điều kiện cho người học sau khi ra trường có khả năng tìm việc làm tại các cơ
quan, doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT
II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Kết thúc khóa học người học có khả năng:
+ Kiến thức:
- Kiến thức chung: Hiểu biết về triết học Mác Lê-Nin, CNXH khoa học, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt.
- Kiến thức chuyên ngành: Được trang bị các kiến thức cơ sở và chuyên sâu về tin
học và kinh tế sử dụng và khai thác phần mềm ứng dụng và nghiệp vụ kế toán.
Khả năng tự đào tạo nhằm thích ứng với sự thay đổi rất nhanh chóng trong lĩnh
vực công nghệ thông tin.
- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ A tiếng Anh; khuyến khích đạt trình độ cao hơn.
+ Kỹ năng:


- Có kỹ năng viết báo cáo, thực hiện tính toán được trên bảng tính,
- Lập trình được các bài toán về quản lý đơn giản.
- Ứng dụng được các kỹ thuật tin học vào nghiệp vụ kế toán.
- Biết cách thức sắp xếp, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu, mở các loại sổ sách kế
toán, hạch toán kế toán đúng chế độ, đúng phương pháp kế toán, lập được các báo
cáo kế toán, và cung cấp số liệu cho lãnh đạo doanh nghiệp và các cơ quan quản lý

cấp trên theo đúng chế độ quy định
- Có kỹ năng giao tiếp.
+ Thái độ:
- Có ước mơ, khát vọng với nghề, có thái độ cầu thị và tinh thần trách nhiệm trong
công việc được giao, có trách nhiệm với gia đình và xã hội;
- Có trách nhiệm và ý thức nâng cao thương hiệu, chất lượng của đơn vị sử dụng
lao động, có ý thức phấn đấu vì lợi ích của bản thân và công ty;
- Có ý thức học tập độc lập, sáng tạo, luôn cập nhật kiến thức, công nghệ mới, tìm
tòi và thử nghiệm các công nghệ mới đáp ứng nhu cầu đổi mới;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tuân thủ chấp hành quy định pháp luật của nhà
nước, nội quy của cơ quan, tác phong làm việc khoa học, đúng giờ;
- Có khả năng tổ chức, quản lý công việc và tinh thần làm việc theo nhóm.
III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và thời gian đào tạo
- Tổng khối lượng chương trình: 97 đơn vị học trình (ĐVHT),
- Thời gian đào tạo: 2 năm.
2. Phân bố thời gian hoạt động toàn khoá (kế hoạch tổng thể)
Hoạt động đào tạo
(1)
1. Học
2. Sinh hoạt công dân
3. Thi
3.1.Thi học kỳ
3.2.Thi tốt nghiệp
4. Thực tập tốt nghiệp
5. Thực tập cơ sở
6. Nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ tết
6.1. Hè
6.2. Tết


Đơn vị
tính
(2)
Tiết
Tuần
Tuần
Tuần
Tuần
Tuần

Hệ tuyển
THPT
(3)
1485
2
15
12
3
7
10
11
6
3

Hệ tuyển
THCS
(4)

Ghi chú
(5)



6.3. Lễ
7. Lao động công ích
8. Dự trữ
8.1. Khai, bế giảng
8.2. Dự phòng

2
3
4
1
3

Tuần
Tuần

Tổng cộng ( 1+2+3+4+5+6+7+8)

1620+37T

3. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo
STT

Khối lượng
(ĐVHT)

Nội dung

1


Các học phần chung

22

2

Các học phần cơ sở

16

3

Các học phần chuyên môn

42

4

Thực tập cơ sở

10

5

Thực tập tốt nghiệp

7

Tổng số


97

4. Các học phần của chương trình và khối lượng theo kỳ
STT

Tên học phần

Tổng
số

Số ĐVHT

Bố trí theo học kỳ

Tổng
số


thuyết

Thực
hành

22
20

17
15


5
5

HK1

I

Các học phần chung
Các học phần bắt buộc

435
405

1

Giáo dục công dân

2T

2

Giáo dục quốc phòng an
ninh

75

3

2


1

3

Chính trị

90

5

4

1

90

4

Giáo dục thể chất

60

2

1

1

30


5

Tin học đại cương

60

3

2

1

60

6

Ngoại ngữ

90

5

4

1

90

7


Pháp luật

30

2

2

Các học phần tự chọn
(chọn 1 trong 3 học
phần)

30

2

HK2

15

15
75

30

HK3

30

HK4



1

Khởi tạo doanh nghiệp
Giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu
quả
Kỹ năng giao tiếp

30

2

2

30

30

2

2

30

30

2


2

30

285

16

13

3

1

Các học phần cơ sở
Tin học văn phòng 1

90

4

2

2

2

Tin học văn phòng 2

60


3

2

1

3

Luật kinh tế

30

2

2

30

4

Cơ sở dữ liệu

60

4

4

60


5

Kinh tế vi mô

45

3

3

45

Các học phần chuyên
môn
Các học phần bắt buộc

765

42

33

9

720

39

30


9

1

Kế toán Doanh nghiệp 1

90

5

4

1

2

Kế toán doanh nghiệp 2

90

5

4

1

90

4


Kế toán doanh nghiệp 3

90

5

4

1

90

5

Phân tích và thiết kế hệ
thống thông tin

45

3

3

6

Tài chính Doanh Nghiệp

60


3

2

1

7

Access 1

75

4

3

1

8

Kiểm toán

30

2

2

9


Nguyên lý kế toán

90

5

4

1

10

Kế toán trên máy vi tính

75

3

1

2

75

11

Access 2

75


4

3

1

75

3

3

0

45

3

3

45

3

3

2
3
II


III

Các học phần tự chọn
1

Quản lý dự án

2

Mạng máy
internet

tính

45


Thực tập cơ bản

10

1

Đồ án 1

4

2

Đồ án 2


6

III

90
90

90

45
60
75
30
90

45
10

180
giờ
270
giờ


IV

Thực tập tốt nghiệp

7


Tổng cộng

97

IV. NỘI DUNG THI TỐT NGHIỆP
Môn thi

315
giờ

7
63

34

405

450

435

255

Tiết

Tiết

Tiết


Tiết

Nội dung

1

Chính trị

Học phần: Chính trị

2

Lý thuyết tổng hợp

Học phần: Tài chính doanh nghiệp, nguyên lý kế
toán

3

Thực hành nghề nghiệp

Học phần: Access 1, 2


MÔ TẢ TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Các học phần khoa Lý luận Chính trị và Giáo dục đại cương đảm nhận
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH (5ĐVHT)
Mô tả: Học phần bao gồm các nội dung chính như sau:
- Những kiến thức cần thiết về quốc phòng - an ninh, một số nhiệm vụ công
tác quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới.

- Rèn luyện các kỹ năng đội ngũ, thực hành bắn súng tiểu liên AK;
- Huấn luyện những động tác cơ bản chiến thuật chiến đấu bộ binh, hành
động của từng người trong công sự, ngoài công sự trong chiến đấu tiến công và
phòng ngự.
Học phần học trước: Không.
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Hữu Hảo, GT giáo dục quốc phòng – an ninh, NXB Giáo dục – 2009.

CHÍNH TRỊ (5ĐVHT)
Mô tả: Học phần chính trị bao gồm các nội dung:
- Là học phần thuộc khoa học xã hội - cung cấp kiến thức cơ bản và phương
pháp luận về chính trị học.
- Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta.
Học phần học trước: Không.
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo
[1] GS.TS Nguyễn Hữu Vui, GS.TS Nguyễn Ngọc Long, Giáo trình triết học,
NXB Chính trị QG HN - 2003
[2] GS.TS Chu Văn Cấp, PGS.TS Trần Bình Trọng, Giáo trình kinh tế chính trị
Mác - Lênin, NXB Chính trị QG HN - 2004
[3] GS Đặng Xuân Kỳ, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia Hà Nội - năm 2003
[4] Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (ĐH VI, VII,
VIII, IX), NXB Chính trị QG HN - 2005
[5] Các văn kiện Đại hội Đảng qua các thời kỳ đại hội.
[6] Tạp chí các chuyên ngành để kịp thời cập nhật thông tin mới trong thực tế.


GIÁO DỤC THỂ CHẤT (2ĐVHT)

Mô tả: Học phần cung cấp cho học sinh các kiến thức mở đầu về giáo dục thể
chất, các bài tập thể dục và các môn thể thao cơ bản.
Học phần học trước: Không.
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo
[1] NXB Bộ lao Động - Xã hội, GT Giáo dục thể chất, - 2009.
Tin học đại cương
Học phần này cung cấp các khái niệm cơ bản, các hệ đếm, mã hoá và biểu
diễn thông tin trong máy tính và cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về
ngôn ngữ lập trình pascal như: các cấu trúc điều khiển, các kiểu dữ liệu có cấu
trúc, cách tổ chức chương trình dưới dạng chương trình con để chương trình gọn,
dễ sửa chữa,..
Sau khi học xong học phần này người học biết được các khái niệm cơ bản,
cách biểu diễn thông tin trên máy tính và lập trình một số bài toán cơ bản trên
ngôn ngữ pascal
NGOẠI NGỮ (5ĐVHT)
Mô tả: Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản
trong việc sử dụng tiếng Anh. Nội dung bao gồm những vấn đề căn bản về ngôn
ngữ, cấu trúc ngữ pháp và từ vựng của tiếng Anh.
Sau khi học xong học phần này, người học sử dụng được cấu trúc ngữ pháp
cơ bản của tiếng Anh, có được một vốn từ căn bản và cần thiết để có khả năng
nghe, nói, đọc viết, giao tiếp mức tối thiểu và có thể đọc hiểu tài liệu, trao đổi và
sưu tầm thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu bằng tiếng Anh với sự trợ giúp của
từ điển làm nền tảng để tiếp cận khoa học kỹ thuật, học tập và nghiên cứu các vấn
đề chuyên môn, tạo cơ hội cho học sinh nâng cao kiến thức và ý thức về những
khác biệt văn hoá liên quan đến việc sử dụng ngoại ngữ hợp tác trong lao động và
giao tiếp.
Học phần học trước: Không.
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo

A. Giáo trình chính:
[1] Liz and John Soars, (2000), New Headway (Elementary)- Student’s Book,
Oxford University Express.


[2] Liz and John Soars, (2000), New Headway (Elementary)- Workbook, Oxford
University Express.
B. Tài liệu tham khảo:
[1] A. J. Thomson and A. V. Martinet (1991), Practical English Grammar, Oxford
University Express.
[2] Elaine Walker and Steve Ellsworth (1994), Grammar Practice For Elementary
Students, Longman Group UK Limited.
[3] Jack C. Richards (1994) , Listen Carefully, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí
Minh.
[4] John McClintock and Börje Stern (1994), Let’s Listen, Nhà Xuất Bản Thành
Phố Hồ Chí Minh.
[5] Megan Webster and Libby Castanon (1997), Crosstalk, Nhà Xuất Bản Trẻ
[6] Raymond Murphy (1985), English Grammar in Use, Cambridge University
Press.
PHÁP LUẬT (2ĐVHT)
Mô tả: Học phần bao gồm các nội dung chính như sau:
- Phần 1: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
- Phần 2: Nội dung cơ bản của các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam
Học phần học trước: Không.
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo
[1] Giáo trình “Môn học pháp luật” của Bộ Giáo dục và đào tạo dành cho
học sinh trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, xuất bản năm 2006.
Tin học văn phòng 1
Môn Tin văn phòng 1 nhằm trang bị cho học sinh các thao tác soạn thảo các

mẫu văn bản trên máy vi tính. Các thao tác tạo trình chiếu với PowerPoint, phần
Microsoft Word cung cấp các kiến thức cơ bản về các chức năng trợ giúp trong
soạn thảo văn bản, định dạng văn bản, trang trí văn bản và trộn thư, phần
Microsoft PowerPoint cung cấp kiến thức cơ bản về thiết kế Slide, thiết kế bản
trình bày, liên kết các Slide, bổ sung âm thanh và hình ảnh.
Tin học văn phòng 2
Môn Tin văn phòng 2 nhằm trang bị cho học


sinh biết sử dụng bảng tính điện tử phục vụ cho việc quản lý, lưu trữ. Sử dụng
bảng tính điện tử để tính toán và quản lý nhân sự, vật tư,…Microsoft Excel là một
chương trình ứng dụng mà khi chạy chương trình tạo ra một bảng tính và bảng
tính này giúp dễ dàng hơn trong việc thực hiện: Tính toán đại số, lập bảng biểu
báo cáo, vẽ đồ thị, sử dụng các loại hàm trong nhiều lĩnh vực ứng dụng và các ứng
dụng khác giúp chúng ta có thể phân tích nhiều loại hình bài toán khác nhau.
LUẬT KINH TẾ (3ĐVHT)
Mô tả: Học phần này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về pháp luật
áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm: kiến thức cơ bản về doanh nghiệp,
hành vi thương mại, hợp đồng thương mại, phá sản doanh nghiệp và các phương
thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại.
Học phần học trước: Pháp luật.
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo
[1] Giáo trình Luật thương mại tập 1 và 2 - Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB
Công an nhân dân 2006
[2] Các bộ luật:
- Bộ luật dân sự 2005
- Bộ luật tố tụng dân sự 2005
- Luật thương mại 2005
- Luật doanh nghiệp 2005

- Luật doanh nghiệp nhà nước 2003
- Luật hợp tác xã 2003
- Luật phá sản 2004
- Luật đầu tư 2006
- Pháp lệnh trọng tài thương mại
Cơ sở dữ liệu
Sau khi học xong môn học này, học sinh hiểu được các đối tượng lược đồ quan hệ,
quan hệ, các phép toán trên chúng và các ý nghĩa liên quan như: Phụ thuộc hàm,
khóa, các dạng chuẩn của lược đồ quan hệ, phân rã lược đồ quan hệ thành những
lược đồ quan hệ khác, sau cùng là ngôn ngữ truy vấn SQL .
Đồng thời có thể xác định được: Phụ thuộc hàm, phủ tối tiểu của 1 phụ
thuộc hàm, khóa, phân rã lược đồ quan hệ bảo toàn thông tin ở dạng chuẩn 3, ngôn
ngữ truy vấn truy xuất dữ liệu từ các bảng .


0300241. KINH TẾ VI MÔ (3ĐVHT)
Mô tả: Học phần giới thiệu một số khái niệm, quy luật, và những nhân tố kinh tế
cơ bản của Kinh tế Vi mô. Qua đó sinh viên hiểu, giải thích và phân tích được:
kinh tế học vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp, cung - cầu
hàng hoá, lý thuyết người tiêu dùng, lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp, cạnh
tranh và độc quyền, thị trường yếu tố sản xuất.
Học phần học trước: Toán sơ cấp.
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo
[1] Trần Thừa (1999), Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Giáo dục.
[2] Hồ Hữu Trí, Vũ Việt Hằng, Đoàn Thị Mỹ Hạnh (1998), Kinh tế vi mô, Nhà
xuất bản Thống kê.
[3] Lê Bảo Lâm, Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ (2005), Kinh
tế vi mô, Nhà xuất bản Thống kê.
[4] Giáo trình kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Giáo dục.

[5] Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ, Nguyễn Hoàng Bảo
(2005),câu hỏi- bài tập- trắc nghiệm, Nhà xuất bản thống kê.
[6] Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld (1999), Kinh tế học vi mô, Nhà xuất
bản Thống kê.
0300142. NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (5ĐVHT)
Mô tả: Nội dung học phần bao gồm những vấn đề lý luận chung về hạch toán kế
toán và hệ thống phương pháp kế toán, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các môn
học tiếp theo của chuyên ngành kế toán. Về kỹ năng, sinh viên định khoản được
các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh, tính giá được các đối tượng kế toán, lập
và tính toán được các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát
sinh, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,…
Học phần học trước: Không
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo
[1] Bài giảng môn Nguyên lý kế toán – Khoa Kinh tế - Trường CĐCN Tuy Hòa.
[2] Nguyên lý kế toán (2006), trường Đại học Kinh tế TPHCM.
[3] Lý thuyết hạch toán kế toán Hà Nội (2006).
[4] Luật kế toán, Chế độ kế toán.


0250092. KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1 (5ĐVHT)
Mô tả: Nội dung môn học này gồm 4 chương cung cấp cho học sinh những kiến
thức về :
 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
 Kế toán Tài sản cố định.
 Kế toán vốn bằng tiền.
Học phần học trước: Nguyên lý kế toán
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo

[1]. PGS.TS.Nguyễn Văn Công, Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân, 8/2006.
[2]. PGS.TS.Võ Văn Nhị và tập thể trường Đại học Kinh tế TP.HCM, giáo trình
kế toán tài chính, Nhà xuất bản tài chính, năm 2005.
[3]. PGS.TS.Nguyễn Văn Công, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập kế toán
tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2007
[4]. TS.Hà Xuân Thạch, 100 bài tập và bài giải kế toán tài chính, NXB tài chính
năm 2005.
[5]. PGS.TS.Võ Văn Nhị và tập thể tác giả khoa Kế toán, kiểm toán trường Đại
học Kinh tế TP.HCM, Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán, NXB Tài
chính năm 2010.
[6]. Luật kế toán
[7]. Các thông tư và các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành.

0300542. KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 2 (5ĐVHT)
Mô tả: Học phần bao gồm 3 chương:
Chương 1: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chương 2: Kế toán thành phẩm, hàng hóa, tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh.
Chương 3: Kế toán lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu .
Học phần học trước: Kế toán tài chính 1
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo:
[1] PGS.TS.Nguyễn Văn Công (8/2006), Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
[2] PGS.TS.Võ Văn Nhị và tập thể trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2005), Nhà
xuất bản tài chính.


[3] PGS.TS.Nguyễn Văn Công (2007), Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập kế

toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
[4] PGS.TS.Võ Văn Nhị và tập thể tác giả khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại
học Kinh tế TP.HCM (2005), Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán, NXB
Tài chính.
[5] Luật kế toán.
[6] Chế độ kế toán.

KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 3 (5ĐVHT)
Mô tả: Học phần trang bị kiến thức cho sinh viên về:
 Kế toán đầu tư tài chính và trích lập dự phòng.
 Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu .
 Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản
 Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp xây lắp.
 Báo cáo tài chính.
Học phần học trước: Nguyên lý kế toán và kế toán doanh nghiệp I, II.
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo:
[1] PGS.TS.Nguyễn Văn Công (8/2006), Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
[2] PGS.TS.Võ Văn Nhị và tập thể trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2005), Nhà
xuất bản tài chính.
[3] PGS.TS.Nguyễn Văn Công (2007), Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập kế
toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
[4] PGS.TS.Võ Văn Nhị và tập thể tác giả khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại
học Kinh tế TP.HCM (2005), Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán, NXB
Tài chính.
[5] Luật kế toán.
[6] Chế độ kế toán.
0300242. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (3ĐVHT)
Mô tả: Học phần cung cấp những hiểu biết và kiến thức căn bản về đòn bẩy kinh

doanh, đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp, lãi đơn, lãi kép, giá trị tiền tệ theo thời
gian, các phương pháp đánh giá dự án đầu tư, chi phí sử dụng vốn, lựa chọn nguồn
vốn tối ưu…


Học phần học trước: Kinh tế vi mô
Học phần song hành: Các môn học chuyên ngành
Tài liệu tham khảo:
[1] PGS. TS. Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống
kê, 2006
[2] PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê,
2006
[3] Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,
NXB Thống kê, 2005
KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH (3ĐVHT)
Mô tả: Học phần Kế toán trên máy vi tính là môn học hướng dẫn cho sinh viên sử
dụng các hàm cũng như các thủ thuật trong Microsoft Excel để lập các loại sổ sách
kế toán để làm kế toán như: sổ nhật ký chung, Sổ cái tài khoản, các loại sổ chi tiết
(sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ, sổ chi tiết khách hàng…), bảng tổng hợp chi
tiết (Bảng tổng hợp xuất nhập tồn vật tư, hàng hoá…)… Ngoài ra, còn truy xuất
các bảng biểu kế toán khác để làm báo cáo tài chính như: Bảng cân đối tài khoản,
bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tờ khai thuế GTGT…
Học phần học trước: Tin học văn phòng, Kế toán doanh nghiệp
Học phần song hành: Các môn chuyên ngành, khối kiến thức bổ trợ.
Tài liệu tham khảo:
[1] Ông Văn Thông, Excel trong quản lý kế toán, NXB Thống kê 2003
[2] Học viện tài chính, Giáo trình kế toán máy, NXB Tài chính 2005
[3]. Trần Văn Thắng (2005), Hướng dẫn làm kế toán tài chính bằng Excel, NXB
Tài chính, Hà Nội.
[5]. Trần Văn Thắng (2005), Hướng dẫn lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế

cho các doanh nghiệp bằng Excel, NXB Tài chính, Hà Nội.
KIỂM TOÁN (3ĐVHT)
Mô tả: Học phần trang bị cho sinh viên khối ngành kinh tế một số kiến thức cơ
bản về kiểm toán: Khái niệm, bản chất, đối tượng của kiểm toán, các phương pháp
kiểm toán. Trình tự các bước kiểm toán và kiểm toán các nghiệp vụ kinh tế chủ
yếu. Giúp sinhh viên nhận biết được các gian lận và sai sót trong báo cáo tài chính,
đánh giá ảnh hưởng của gian lận và sai sót đến báo cáo tài chính, chọn được mẫu
để kiểm toán theo yêu cầu, tổ chức thực hiện được các nghiệp vụ kiểm toán cụ
thể.


Học phần học trước: Kế toán doanh nghiệp I,II,III
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo:
[1] GS.TS Nguyễn Quang Quynh (Năm 2005) - Giáo trình lý thuyết kiểm toán –
NXB Tài chính
[2] GS.TS Nguyễn Quang Quynh & TS Ngô Trí Tuệ (Năm 2006) - Giáo trình
kiểm toán tài chính – NXB Đại Học Kinh tế quốc dân.
[3] Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh (Năm 2005) - Giáo trình kiểm toán– NXB
Thống kê.
Access 1
Trang bị cho học sinh các kiến thức về cách xây dựng các đối tượng trong MS
ACCESS như Table, Query, Form, Report. Qua đó giúp các em học sinh xây dựng
một hệ thống chương trình quản lý cho phép lưu trữ, tra cứu, tính toán nhanh các
thông tin với độ tin cậy cao, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng đồng thời
giúp học sinh biết vận dụng Report để in các báo cáo theo mẫu qui định và thiết kế
được những biểu mẫu phức tạp.
Access 2
Trang bị cho học sinh biết cách tạo các Macro để tự động hoá các thao tác thường
xuyên lặp lại trong MS Access. Qua đó xây dựng hệ thống Menu để người sử

dụng chương trình dễ thực hiện.
Biết cách vận dụng các câu lệnh của Visual Basic xây dựng các thủ tục hoặc
hàm trong Module nhằm thực hiện các hành động phức tạp. Ngoài ra môn học sẽ
trang bị cho người học cú pháp và công dụng các câu lệnh của ngôn ngữ có cấu
trúc (SQL) dùng để truy vấn, cập nhật dữ liệu và quản lý các Cơ sở dữ liệu kiểu
quan hệ.
Mạng máy tính và Internet (4 ĐVHT)
Nội dung chính của học phần này gồm các phần chủ yếu sau:
- Tổng quan về công nghệ máy tính: Như lịch sử mạng máy tính, phân loại
mạng máy tính, các loại mạng máy tính thông dụng.
- Mô hình OSI: Là mô hình chuẩn 7 lớp do ISO đề xuất để chuẩn hoá cho các
mạng


- Topo mạng và các thiết bị truyền dẫn: Kiến trúc của mạng cục bộ (star, ring,
bus) và các thiết bị kết nối mạng (switch, Card mạng (NIC), Modem, hub,
Router, Bridge,..)
- Giao thức TCP/IP: Cấu trúc của một địa chỉ mạng, gói dữ liệu IP và cách thức
truyền tải các gói dữ liệu trên mạng, phương thức định tuyến trên IP và các giao
thức điều khiển khác.
- Hệ điều hành mạng: Thế nào là hệ điều hành mạng máy tính, các loại hệ điều
mạng phổ biến ngày nay, Cài đặt hệ điều hành mạng Windows Server trên máy
tính và quản lý các tài khoản người dùng trên hệ điều hành.
Sau khi học xong, người học có thể ứng dụng những kiến thức về mạng
Internet, mạng Lan, hệ điều hành mạng để khai thác các tài nguyên, trao đổi thông
tin dữ liệu trên mạng và bảo vệ được cơ sở dữ liệu của mình.
TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN (4ĐVHT)
Mô tả: Học phần giới thiệu những vấn đề chung về tổ chức công tác kế toán trong
doanh nghiệp, hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng thực hành kế toán bằng các công việc
cụ thể:

- Lập, kiểm tra, quản lý và sử dụng các loại chứng từ kế toán.
- Mở sổ kế toán, ghi chép và phản ánh số liệu từ chứng từ vào sổ kế toán.
- Lập Báo cáo tài chính đúng theo chuẩn mực kế toán hiện hành.
Học phần học trước: Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính 1, Kế toán tài chính 2.
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo:
[1] Bài giảng Tổ chức hạch toán kế toán, biên soạn Nguyễn Thị Kim Trọng.
[2] Bộ Tài chính, chế độ kế toán doanh nghiệp - quyển 2, Chứng từ và sổ kế toán,
Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội năm 2006.
[3] PGS.TS. Võ Văn Nhị, Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán, Nhà xuất
bản tài chính.
[4] PGS.TS. Võ Văn Nhị, Kế toán tài chính, Nhà xuất bản tài chính.

0050100. KỸ NĂNG GIAO TIẾP (2ĐVHT)
Mô tả: Học phần này giới thiệu một số khái niệm, nguyên tắc cơ bản trong giao
tiếp. Qua đó sinh viên hiểu, mô tả và áp dụng được: cách tạo dựng ấn tượng ban
đầu, cách thức thực hiện một số nghi thức giao tiếp, giao tiếp với khách trong
doanh nghiệp, trong các buổi tiệc chiêu đãi và các quy tắc ứng xử với lời phàn nàn
của khách. Giúp người học rèn luyện một số kỹ năng, định hướng trong giao tiếp,


đánh giá, điều chỉnh hành vi giao tiếp, xử lý được những tình huống trong giao
tiếp
Học phần học trước: Không
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo:
[1] TS.Thái Trí Dũng – Tâm lý học quản trị kinh doanh – Nxb Thống kê 2004
[2] GS. Nguyễn Văn Lê : Tâm lý học về vấn đề giao tiếp
[3] Trần Thị Thu Hà: Giáo trình giao tiếp trong kinh doanh du lịch- NXB Hà Nội
[4] Tổng cục du lịch Việt Nam : Kỹ năng giao tiếp trong cách tiếp cận thực tế

[5] Ths Chu Văn Đức: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp –NXB Hà Nội
KHỞI TẠO DOANH NGHIỆP (2ĐVHT)
Mô tả: Học phần bao gồm các nội dung chính như sau:
+ Tổng quan về khởi sự doanh nghiệp.
+ Loại hình doanh nghiệp và trách nhiệm pháp lý.
+ Bảo đảm tài chính khởi nghiệp.
+ Phân tích thị trường và chiến lược marketing
+ Lập kế hoạch kinh doanh
Học phần học trước: Kinh tế vi mô, quản trị doanh nghiệp, marketing căn bản,
Tài chính doanh nghiệp, Nguyên lý kế toán, Kế toán doanh nghiệp.
Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo:
[1] Trần Văn Trản, Bùi Anh Tuấn, Đặng Hồng Thuý, Phan Thuỷ Chi, Cẩm nang
khởi sự kinh doanh & Quản trị doanh nghiệp, NXB ĐHQG Hà Nội 2005.
[2] David H. Bangs JR, Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh, NXB Lao động - xã
hội, 2007.
[3] Michael Morris, Khởi nghiệp thành công, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, 2010
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (5TC)
Mô tả: Học phần này giúp sinh viên có dịp tiếp xúc với hoạt động thực tiễn của
các tổ chức, doanh nghiệp. Qua đó, sinh viên có thể khái quát và hiểu được tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tổ chức công tác kế toán của các tổ
chức, doanh nghiệp, vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để tham gia thực
hành các nghiệp vụ kế toán và tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh
vực kế toán cụ thể tại các tổ chức, doanh nghiệp. Đây cũng là dịp để sinh viên có
thể tìm cho mình đề tài viết khóa luận tốt nghiệp và xác định hướng công việc cho
mình sau khi ra trường


Học phần học trước: Không

Học phần song hành: Không
Tài liệu tham khảo:
Đồ án 2
Biết cách vận dụng các câu lệnh của Visual Basic xây dựng các thủ tục hoặc
hàm trong Module nhằm thực hiện các hành động phức tạp. Ngoài ra môn học sẽ
giúp cho người học vận dụng các câu lệnh của ngôn ngữ có cấu trúc (SQL) dùng
để truy vấn, cập nhật dữ liệu và quản lý các Cơ sở dữ liệu kiểu quan hệ.
Giúp sinh viên xây dựng được ứng dụng quản lý vừa và nhỏ sử dụng Microsoft
Access đã học ở hai học phần Access 1 và Access 2.
Phân tích và thiết kế Hệ thông thông tin
Sau khi hoc xong môn học này học sinh sẽ hiểu và áp dụng được các
phương pháp thu thập thông tin và một số phương pháp phân tích thiết kế hệ thống
như phương pháp MERISE, SADT... để từ đó lập được các đặc tả bài toán và phân
tích thiết kế các bài toán quản lý theo các phương pháp đã học.
Giới thiệu về các phương pháp thiết kế 1 hệ thống thông tin để quản lý trên
máy tính như: hệ quản lý học sinh, hệ quản lý nhân sự, hệ quản lý tiền lương,…
Đồng thời giới thiệu về phương pháp thiết kế Merise một phương pháp thường
dùng để thiết kế hệ thống thông tin vừa và nhỏ.
Quản lý dự án Công nghệ Thông tin
Sau khi học xong môn học này, người học sẽ có khả năng:
- Phân tích, thiết kế và thực hiện một dự án CNTT.
- Thử nghiệm và chấp nhận 1 dự án CNTT.
- Vận hành và khai thác 1 hệ thống.
- Lập lịch, quản lý rủi ro, nhân sự của dự án CNTT.
- Đánh giá tài chính và hiệu quả của dự án .
- Lập kế hoạch các giai đoạn của dự án công nghệ thông tin
Môn học này cung cấp những hiểu biết về cách quản lý dự án và thực hiện dự án
công nghệ thông tin. Môn học giới thiệu những tri thức cốt lõi về quản lý dự án
nói chung và quản lý dự án công nghệ thông tin nói riêng. Môn học cũng đề cập
tới những yêu cầu kỹ năng của người quản lý dự án so với yêu cầu quản lý kỹ

thuật.
VI. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình


1.1 Giáo viên giảng dạy các môn chung
Giáo viên cơ hữu
TT

Họ tên

Năm
sinh

1

Trần Viên

1960

2

Nguyễn Thị An

1972

4

Bùi Thị Ngọc
Dung

Lê Ngọc Bích

5

Huỳnh T.H. Nhạn

3

Trình độ
chuyên
môn(1)
Th.S Triết
học
Th.S Anh
Văn

Nghiệp
vụ sư
phạm(2)

Giảng dạy môn

2

Kinh tế chính trị
MLN

2

Anh văn


1977

Cử nhân Luật

2

Pháp luật

1964

Th.S GDTC

2

Giáo dục thể chất

1983

CN Tin học

2

Tin học đại cương

Ghi
chú

Giáo viên thỉnh giảng
Họ tên

TT
1

Năm Trình độ
sinh chuyên
môn(1)

Nghiệp
vụ sư
phạm(2)

Trường Quân Sự
Tỉnh Phú Yên

Giảng dạy môn

Đơn vị
công
tác

Giáo dục quốc
phòng

1.2 Giáo viên giảng dạy các môn cơ sở và chuyên môn
Giáo viên cơ hữu:
TT Họ tên

Năm
sinh


Trình độ
chuyên
môn(1)

Nghiệp
vụ sư Giảng dạy môn
phạm(2)
Tin học văn phòng 1,
CN Tin học
2
2
CN Tin học
2
Mã nguồn mở
Mạng máy tính và
2
KS Tin học
Internet
2
Cơ sở dữ liệu
CN Tin học

1

Nguyễn Thị Thu Hà

1979

2


Huỳnh Thị H. Nhạn

1983

3

Nguyễn Trí Quốc

1985

4

Nguyễn T.Thùy Linh

1973

5

Ngô Thị Hường

CN Kinh tế

6

Nguyễn Thị Kim
Trọng

Th.s

7


Ngô thị Hường

Th.S

2

Kế toán doanh nghiệp
1
Kế toán doanh nghiệp
2
Kế toán doanh nghiệp
3

Ghi
chú


8

Lê Văn Thịnh

9

Trần thị Lương Hảo

1976

ThS Tin
học


2

Access 1, 2

Th.s

Tài chính doanh ngiệp

10 Trần Thị Diệu
11 Ngô thị Hường

CN

Kiểm toán

Th.s

Kế toán trên máy

12 Lê Thị Chi

Th.s

Kinh tế vi mô

CN

Kỹ năng Giao Tiếp


13 Lâm Thị Thúy
Phượng
14 Trần Thị Đang Tâm

1983

KS Tin học

2

Phân tích TKHTTT

15 Trần Thị Đang Tâm

1983

KS Tin học

2

Đồ án 2

16

1976

ThS Tin
học

2


Lê Văn Thịnh

ThS Tin
học
2. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập
17 Nguyễn Xuân Hậu

1981

2

- Phòng học: đủ diện tích, âm thanh và ánh sáng.
- Phòng máy thực tập : 5 phòng (300 máy nối mạng)
- Phương tiện dạy học : Projector và máy laptop
- Tài liệu sinh viên học tập : Bài giảng học tập chính và tài liệu tham khảo có trên
thư viện, đủ các đầu sách giáo trình các môn học theo chương trình.
TP Tuy Hoà, ngày

tháng năm 2010.
HIỆU TRƯỞNG



×