Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương chi tiết học phần Mạng và truyền thông (Học viện tài chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.76 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: MẠNG VÀ TRUYỀN THÔNG
Học viện Tài chính
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế

Bộ môn: Tin học cơ sở

1. Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Phạm Minh Ngọc Hà
Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ
Địa điểm làm việc: Bộ môn Tin học cơ sở - Học viện Tài chính
Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Tin học cơ sở - Học viện Tài chính
Điện thoại, email:

Họ và tên: Nguyễn Tuấn Nam
Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ
Địa điểm làm việc: Bộ môn Tin học cơ sở - Học viện Tài chính
Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Tin học cơ sở - Học viện Tài chính
Điện thoại, email:

2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Mạng và truyền thông
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 3
- Môn học: - Bắt buộc:

x

- Lựa chọn:
-

Các môn học tiên quyết: Hệ điều hành, Kiến trúc máy tính.



-

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

-

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 37
+ Làm bài tập trên lớp:
+ Thảo luận: 9
+ Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, thực tập...): 2
+ Hoạt động theo nhóm: 2
+ Tự học: 100

1


-

Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Tin học cơ sở - Khoa hệ
thống thông tin kinh tế - Học viện Tài chính.

3. Mục tiêu của môn học
-

Mục tiêu về kiến thức: sinh viên cần nắm được:

-


+ Các mô hình mạng
+ Các dịch vụ cơ bản trên mạng Internet và khai thác các dịch vụ đó.
Mục tiêu về kỹ năng:
+ Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học, làm chủ các mô hình mạng
trong thực tế.

-

Mục tiêu về thái độ của người học:
+ Yêu thích môn học.
+ Tự tin về kiến thức và tác phong làm việc.
+ Có tác phong làm việc theo nhóm.

4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học này cung cấp cho sinh viên ngành Hệ thống thông tin kinh tế những kiến
thức cơ bản về mạng máy tính và truyền thông. Nội dung môn học bao hàm:
- Các đặc trưng và thành phần của các kiểu mạng như LAN, WAN, Internet... Các
khái niệm liên quan đến tầng trong mô hình OSI, các sử dụng các cấu kiện mạng như
Cables, NIC, Modem, Repeaters... trong quy trình thiết kế mạng LAN và việc quản trị
mạng.
- Khái niệm và cấu trúc của Internet; các phương thức chính để nhận tin từ Internet
và truy xuất thông tin trên Internet; nguyên lý hoạt động trên Internet; hoạt động
thương mại điện tử. Sau khi học song sinh viên có thể làm chủ mạng Internet.
- Các môi trường truyền thông; các phương pháp điều khiển truy cập, phương pháp
kiểm tra lỗi, điều khiển luồng và một số kiến thức cơ bản về truyền thông khác.
5. Nội dung chi tiết môn học:
Chương I: Tổng quan về Mạng máy tính
1.1. Giới thiệu về mạng máy tính
1.2. Khái niệm về mạng máy tính
1.3. Các dịch vụ mạng máy tính

1.4. Phân loại mạng máy tính
1.5. Các mạng máy tính điển hình
1.6. Một số giao thức tiêu chuẩn
1.6.1. Khái niệm về giao thức
1.6.1. Nhu cầu về chuẩn hóa mạng
1.6.3. Mô hình tham chiếu OSI
1.6.4. Giao thức TCP/IP và đánh địa chỉ IP
2


1.6.5. Giao thức NETBEUI
1.6.6. Giao thức IPX/SPX
1.6.7. Giao thức chuyển mạch gói X25
1.6.8. Giao thức Frame Relay
1.6.9. Giao thức ATM
1.6.10. Chuẩn IEEE802
Chương II: Các thiết bị mạng thông dụng và các loại môi trường truyền thông
2.1. Các thiết bị mạng máy tính thông dụng
2.1.1. Cạc mạng NIC
2.1.2. Bộ phát lặp Repeater
2.1.3. Hub
2.1.4. Bộ cầu nối Bridge
2.1.5. Switch
2.1.6. Bộ định tuyến Router
2.2. Các loại môi trường truyền thông
2.2.1. Cáp đồng trục
2.2.2. Cáp xoắn cặp STP
2.2.3. Cáp UTP
2.2.4. Cáp Quang
2.2.5. Truyền vô tuyến

Chương III: Mạng cục bộ LAN và một số phương thức điều khiển truy cập
3.1. Tổng quan về mạng cục bộ
3.1.1. Tôpô vật lý
3.1.2. Tôpô logic
3.2. Các phương pháp điều khiển truy cập
3.2.1. Phương pháp tranh chấp
3.2.2. Phương pháp chuyển thẻ bài
3.2.3. Phương pháp truy nhập ưu tiên theo yêu cầu
3.3. Mạng Ethernet
3.3.1. Tổng quan về Ethernet
3.3.2. Các kiểu khung của Ethernet
3.3.3. Các quy tắc đặt tên của mạng Ethernet
3.3.4. Một số chuẩn của mạng Ethernet
Chương IV: Mạng Internet
4.1. Mạng Internet và quá trình phát triển của Internet
4.2. Cấu trúc của Internet
4.2.1. Nhà cung cấp dịch vụ truy cập IAP
3


4.2.2. Nhà cung cấp dịch vụ thông tin Internet ISP
4.2.3. Nhà cung cấp nội dung thông tin ICP
4.2.4. Người sử dụng Internet và phương thức truy cập
4.2.5. Các tổ chức quản lý sự vận hành của Internet
4.3. Công nghệ Internet
4.3.1. Công nghệ triển khai áp dụng của IAP
4.3.2. Công nghệ triển khai áp dụng của ICP
4.3.3. Tổ chức hệ thống thư điện tử và các chuẩn giao thức liên quan
4.3.4. Công nghệ triển khai áp dụng của ISP
4.3.5. Các ví dụ minh họa thiết kế một số mạng

4.4. Hệ thống các máy chủ
4.4.1. Hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ Internet
4.4.2. Hệ thống máy chủ quản lý người dùng trong mạng
4.4.3. Hệ thống máy chủ hỗ trợ chất lượng dịch vụ
4.4.4. Hệ thống máy chủ đảm bảo an ninh và an toàn dữ liệu
4.4.5. Hệ thống máy chủ giám sát và quản lý truy cập
4.4.6. Hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ từ xa
4.4.7. Hệ thống máy chủ cung cáp các ứng dụng cơ sở dữ liệu
4.4.8. Hệ thống máy chủ phục vụ in ấn
4.4.9. Lựa chọn máy tính làm máy chủ
4.5. Các dịch vụ chính của Internet
4.5.1. Thư điện tử
4.5.2. Diễn đàn thông tin
4.5.3 Dịch vụ truyền tệp FTP
4.5.4. Dịch vụ truy nhập máy chủ
4.5.5. World Wide Web (WWW)
4.6. Một số kiến thức liên quan khác
4.6.1. xDSL
4.6.2. VoIP
Chương V: Truyền thông
5.1. Truyền thông
5.1.1. Những khái niệm cơ bản trong truyền thông
5.1.2. Tín hiệu trên đường truyền
5.1.3. Ghép kênh và phân kênh
5.2. Nguyên tắc kiểm tra lỗi và điều khiển luồng
5.2.1. Nguyên tắc kiểm tra lỗi
5.2.2. Nguyên tắc điều khiển luồng
4



5.3. Giới thiệu về mạng viễn thông thế hệ mới
5.3.1. Mạng viễn thông hiện tại ở Việt nam
5.3.2. Mạng viễn thông thế hệ mới NGN
5.3.3. Các dịch vụ trong mạng NGN
5.3.4. Chiến lược phát triển mạng NGN trong ngành bưu chính viễn thông
6. Tài liệu học tập:
Tài liệu học tập bắt buộc: Bài giảng Mạng và Truyền thông - Học viện Tài chính
Sách và tài liệu tham khảo:
[1] Nguyễn Hoàng Việt, Bài giảng Mạng máy tính, Khoa CNTT 1998
[2] Phạm Hoàng Dũng, Nguyễn Đình Tê, Hoàng Đức Hải, Giáo trình Mạng máy
tính, nhà xuất bản giáo dục, 1996
[3] Nguyễn Thúc Hải, Mạng máy tính và các hệ thống mở, Nhà xuất bản giáo dục,
1999.
[4] Andrew S.Tanenbeau, Computer Networks, Fourth Edition, Prentice Hall Inc.,
2003
[5] William Stallings, Data &Computer Communication, Sixth Edition Prentice
Hall inc. , 2000
7. Hình thức tổ chức dạy học
Ghi tổng số giờ cho mỗi cột
Hình thức tổ chức dạy học
Lên lớp

Nội dung

thuyết

Bài tập

Thảo
luận


Chương 1

9

Chương 2

6

Chương 3

9

Chương 4

7

Chương 5

6

3

Tổng cộng

37

9

Thực hành,

thí nghiệm

3

3
4

4

Tự học, tự
nghiên cứu

Tổng

24

36

12

18

24

36

22

33


18

27

100

150

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
Yêu cầu đối với sinh viên tham gia môn học:
- Dự lớp đầy đủ, đúng giờ.
- Thực hiện tốt nội quy, quy chế học tập của Học viện Tài chính.

5


- Đọc đầy đủ các tài liệu tham khảo bắt buộc.
- Chuẩn bị và thực hiện tốt bài tập, bài thảo luận.
- Hoàn thành bài kiểm tra theo đúng quy định.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên
Thường xuyên kiểm tra tính chuyên cần và đánh giá mức độ kiến thức sinh viên
tiếp nhận.
9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận:
10%
- Phần tự học, tự nghiên cứu (hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân /tuần; bài tập nhóm /tháng; bài tập cá nhân/ học kì, …): 20%
- Hoạt động theo nhóm: 10%
- Kiểm tra - đánh giá giữa kì: 30%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kì: 30%
- Các kiểm tra khác.
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập
- Các bài tập giao cho từng cá nhân sẽ đánh giá dựa trên yêu cầu cụ thể của từng
bài trong từng chương.
- Bài tập theo nhóm sẽ đánh giá dựa trên sản phẩm nộp của nhóm, báo cáo kết
quả thực hiện của nhóm trong các buổi thảo luận và phần trả lời câu hỏi chấp vấn của
giáo viên và các sinh viên trong lớp.
9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)
- Bài kiểm tra sẽ được thực hiện trên lớp và kết quả đánh giá trong phần 9.2.
- Lịch thi của môn học sẽ theo kế hoạch của ban Khảo thí và ban Đào tạo của
Học viện Tài chính.
TRƯỞNG BỘ MÔN

PHẠM MINH NGỌC HÀ

6



×