Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Đề tài khóa luận bào chế gel natri diclophenac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 43 trang )

Đặt vấn đề
Phần 1: Tổng quan
1.1. Sơ lược về gel
1.1.1. Định nghĩa gel
1.1.2. Ưu nhược điểm của gel
1.1.3. Phân loại gel
1.2.

Đại cương về natri diclofenac

1.2.1. Công thức cấu tạo
1.2.2. Tính chất lý hóa
1.2.3. Đặc điểm dược động học
1.2.4. Tác dụng
1.2.5. Chỉ định
1.2.6. Chống chỉ định
1.2.7. Tương tác thuốc
1.2.8. Tác dụng phụ
1.2.9. Liều lượng và cách dùng
1.2.10. Các dạng chế phẩm và biệt dược trên thị trường
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự giải phóng và hấp thu của dược chất dưới dạng thuốc
dùng qua da
1.3.1. Ảnh hưởng của yêu tố sinh lý
1.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố công thức, kỹ thuật bào chế
1.3.3. Ảnh hưởng của dược chất


1.3.4. Ảnh hưởng của tá dược
1.3.5. Ảnh hưởng của các chất làm tăng hấp thu
1.3.6. Một số công trình nghiên cứu về giải phóng và hấp thu thuốc qua da của natri
diclofenac


Phần 2: Nguyên liệu, phương tiện và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên liệu, phương tiện nghiên cứu
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Xây dựng công thức và phương pháp bào chế gel natri diclofenac 1%
2.3.2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng gel
a. Tiêu chuẩn chất lượng gel
b. Phương pháp định lượng natri diclofenac
c. Phương pháp nghiên cứu khả năng giải phóng của natri diclofenac ra khỏi gel
Phần 3: Thực nghiệm và Kết quả
3.1. Chỉ tiêu chất lượng gel natri diclofenac sử dụng tá dược khác nhau
3.2. Đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa nồng độ natri diclofenac và mật độ quang
3.3. Định lượng natri diclofenac trong các mẫu gel nghiên cứu
3.4. Khả năng giải phóng của natridiclofenac ra khỏi gel chế với tá dược khác nhau.
3.4.1. Ảnh hưởng của tá dược CMC.
3.4.2. Ảnh hưởng của tá dược HPMC.
3.4.3. Ảnh hưởng của tá dược NaCMC.
3.4.3. Ảnh hưởng của tá dược Carbopol.
3.4.5. So sánh giữa các tá dược.


Phần 4. Bàn luận
Phần 5. Kết luận và đề xuất


ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, số công trình nghiên cứu về thuốc hấp thu qua da, số chế phẩm
thuốc được sản xuất cũng như lưu thông sử dụng ngày càng gia tăng. Điều này không
chỉ ở các nước trên thế giới, ở nước ta, các dạng thuốc hấp thu qua da ngày càng
phong phú.

Thuốc điều trị đau xương khớp có rất nhiều loại với nhiều cơ chế tác dụng và được chỉ
định trên từng bệnh lý, từng bệnh nhân cụ thể để có tác dụng, hiệu quả điều trị cao,
đặc biệt là không sử dụng nếu có chống chỉ định. Các nhóm thuốc hay được chỉ định
điều trị là: thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, thuốc kháng viêm không
steroid, corticoid...Bên cạnh những lợi ích trong điều trị: giảm cơn đau cấp, chống
viêm trong các bệnh về khớp như thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái khớp, nhóm
thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) có một số tác dụng bất lợi như gây viêm
loét dạ dày, đôi khi đưa đến biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày;
corticoid cũng có một số tác dụng bất lợi là gây viêm loét dạ dày, lệ thuộc thuốc, bệnh
cushing và loãng xương do người bệnh sử dụng trong thời gian kéo dài đưa đến xương
dòn và dễ gãy...
Các NSAID đặc biệt diclofenac ngày càng được sử dụng nhiều dưới dạng thuốc hấp
thu qua da do khắc phục nhiều tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa so với
khi dùng đường uống.
Việc sử dụng dược chất, tá dược và các chất phụ vào dạng thuốc đóng một vai trò rất
quan trọng đối với chất lượng của chế phẩm. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi
tiến hành đề tài “ Nghiên cứu bào chế gel natri diclofenac 1% ” với các mục tiêu sau:
1. Bào chế được gel natri diclofenac 1% ở quy mô phòng thí nghiệm
2. Khảo sát ảnh hưởng của một số tá dược tạo gel đối với sự giải phóng natri
diclofenac trong chế phẩm gel natri diclofenac 1%


Phần 1. TỔNG QUAN
1.1.

Sơ lược về Gel

1.1.1. Định nghĩa
Gel là dạng thuốc có thể chất mềm,trong đó một hay nhiều dược chất được hòa tan hay
phân tán trong tá dược polime thiên nhiên hoặc tổng hợp

1.1.2. Ưu - nhược điểm: của dạng thuốc gel
a. Ưu điểm:
+Thuốc được hấp thu qua da vì vậy tránh được những yếu tố ảnh hưởng như: pH của
dịch tiêu hóa,thức ăn trong dạ dày...
+Dễ sử dụng
+ Sử dụng tá dược thân nước nên thể chất tương đối ổn định, ít thay đổi theo điều kiện
thời tiết.
+Khi sử dụng giải phóng dược chất nhanh, không cản trở hoạt động sinh lý bình
thường của da, không trơn nhờn dễ rửa sạch bằng nước.
b. Nhược điểm:
+ Khó bảo quản, kém bền vững dễ bị khô nứt, không thấm sâu.
+ Thời gian tác dụng ngắn.
1.1.3. Phân loại Gel:
a. Theo bản chất của 2 pha:
+ Gel vô cơ ( hệ gel 2 pha) : tá dược tạo gel là chất rắn phân tán dạng keo: silica vi
tinh thể, sét, cellulose vi tinh thể. Ví dụ : bentonit mắc – ma, gel nhôm hydroxid.
+ Gel hữu cơ ( hệ gel 1 pha): chất tạo gel là các polyme tự nhiên ( alginat, pectin...);
bán tổng hợp (MC, CMC, HPMC, NaCMC...) hay tổng hợp (Carbomer) và một số
chất khác như: polyethylen, poloxamer 407, sáp, xà phòng, polyethylen oxid.
b. Theo bản chất dung môi:


+ Oleogels: có dung môi không tan trong nước làm pha liên tục. Ví dụ Plastibase ( PE
phân tử thấp hòa tan trong dầu khoáng và được lắc mạnh).
+ Hydrogels: là dạng gel thân nước, chứa polyme không tan trong nước nhưng có khả
năng hút nước và trương nở.
+ Xerogel ( gel khô): có tỷ lệ dung môi thấp, tạo thành bằng cách bay hơi dung môi để
hình thành cấu trúc gel. Chúng có thể trở lại trạng thái gel khi thêm những chất hút ẩm
và làm trương nở cốt gel. Ví dụ: gelatin khô, acacia, cellulose khô và polystylen.
1.2. Đại cương về natri diclofenac

1.2.1. Công thức cấu tạo

Công thức hóa học: C14H10Cl2NNaO2

P.t.l: 318,1

Tên khoa học: Natri 2-[(2,6-diclorophenyl)amino]phenyl]acetate.
1.2.2. Tính chất lý hóa
Bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, hút ẩm nhẹ. Dễ tan trong methanol, tan trong
ethanol 96%, hơi tan trong nước, khó tan trong aceton.
Chảy ở khoảng 280 °C kèm theo phân huỷ. [2]


Bảng 1: Sự phụ thuộc của độ tan natri diclofenac vào pH
pH
1,2
2,0
3,0
4,0
5,0
6,0
7,0
7,5

Độ tan [mg]
0
0
0
2,1
8,6

59
187
169

1.2.3. Đặc điểm dược động học:
a. Hấp thu:
Natri diclofenac hấp thu nhanh khi dùng qua đường uống, đặt trực tràng hay tiêm bắp.
Khi uống, thuốc được hấp thu hoàn toàn, nhưng bị chuyển hóa cao khi qua gan lần
đầu, nên chỉ còn 50-60% liều thuốc đã dùng vào được hệ tuần hoàn ở dạng không biến
đổi.
Natri diclofenac cũng được hấp thu qua da. Mức độ hấp thu qua da đạt khoảng 6% so
với liều tương ứng khi dùng qua đường uống.
b. Phân bố:
Ở nồng độ điều trị, hơn 99,7% dược chất liên kết với protein huyết tương.
Natri diclofenac được phân bố nhiều ở dịch khớp sau khi uống thuốc khoảng 2-4 giờ.
Nồng độ này được duy trì không đổi trong 9 giờ tiếp theo.
c. Chuyển hóa:
Natri diclofenac bị chuyển hóa chủ yếu ở gan thành 4- hydroxy diclofenac, 5- hydroxy
diclofenac; 3’- hydroxy diclofenac; 4’,5- hydroxy diclofenac và thải trừ dưới dạng liên
hợp glucoronic sulfat.


Khi bôi ngoài da, NaD được hấp thu trực tiếp vào máu nên tránh được chuyển hóa lần
đầu ở gan.
d. Thải trừ:
Thải trừ chậm qua thận ( 65% ), mật ( 35% ) dưới dạng liên hợp glucoronic sulfat.
Thời gian bán hủy t1/2 1-2 giờ
Độ thanh thải CL 263 ± 56 ml/phút.
1.2.4. Tác dụng dược lý
Diclofenac có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Cơ chế tác dụng của thuốc:

- Ức chế tổng hợp prostaglandin, ức chế cycloxygenase làm giảm tổng hợp
prostaglandin E2 và F là những chất trung gian hóa học của phản ứng viêm.
- Ức chế tác nhân làm biến đổi protein, biến đổi màng
- Ở ổ viêm trong quá trình thực bào, các đại thực bào làm giải phóng các enzym của
lysosom làm tăng thêm quá trình viêm. Do làm bền vững màng lysosom, các NSAID
ngăn cản việc giải phóng các enzym gây viêm, do đó có tác dụng ức chế quá trình
viêm.
- Đối kháng tác dụng của histamin, serotonin, brandikinin.
- Hủy fibrin: Khi viêm khớp, fibrinogen máu tăng và lắng đọng nhiều ở nơi viêm.
- Ngoài ra có thể do một số cơ chế khác như: Ức chế sự di chuyển bạch cầu, ức chế
phản ứng kháng nguyên-kháng thể, đối lập và làm mất tác dụng của men
hyaluronidase, là men do vi khuẩn tiết ra để thủy phân acid hyaluronic có tác dụng
liên kết và gây ra viêm.
1.2.5. Chỉ định:


Diclofenac được sử dụng dưới dạng muối natri và diethylamoni để giảm đau trong
viêm như: Thấp khớp, viêm xương khớp, viêm cứng đốt sống, viêm thận, giảm đau
sau phẫu thuật.
Ngoài ra còn được áp dụng trong những trường hợp sau:
- Nhỏ mắt trong viêm phù nề sau mổ đục nhân mắt.
- Giảm đau trong đau thận, mật.
- Hạ sốt.
- Viêm cầu thận, nhưng chức năng thận vẫn bình thường.
1.2.6. Liều lượng và cách dùng
- Liều uống:
Người lớn: 75-150mg/ngày, chia làm 2-4 lần
Trẻ em: 1-3mg/kg thể trọng/ ngày. Chia làm nhiều lần.
- Dùng bôi ngoài da: Bôi thuốc và thoa nhẹ mỗi lần 2-4 gam thuốc mỡ, hay cream có
1% dược chất, 2-4 lần/ 24 giờ.

1.2.7. Chống chỉ định:
- Chống chỉ định tương đối:
Không dùng phối hợp với thuốc chống đông dạng uống, heparin, các thuốc sulfamid
hạ đường huyết, muối lithi và ticlopirin...
Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi có rối loạn tạo máu.
- Chống chỉ định tuyệt đối:
Loét dạ dày, tá tràng tiến triển, mẫn cảm với thuốc.
Suy gan, thận nặng.
Hen hoặc dị ứng với dẫn chất salicylic.


Dùng thuốc chống đông (thuốc tiêm)
1.2.8. Tương tác thuốc:
- Diclofenac có thể làm tăng nồng độ digoxin, lithium máu ( gây độc ), làm tăng độc
tính của methotrexat (liều cao).
- Dùng diclofenac với triemteren hay cyclosporin làm giảm chức năng thận.
- Dùng diclofenac kéo dài phải định kỳ kiểm tra công thức máu.
- Thận trọng với bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Không phối hợp với các chống viêm không steroid khác (do tăng nguy cơ loét và
chảy máu đường tiêu hóa).
1.2.9. Tác dụng ngoại ý:
- Máu: Gây thiếu máu thiếu sản, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, kéo dài thời gian chảy
máu, giảm kết dính tiểu cầu.
- Đường tiêu hóa: Đau thượng vị, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, táo bón. Hiếm hơn như:
Loét đường tiêu hóa, chảy máu dạ dày, ruột, loét tá tràng kết mạc giả.
- Thận: Hoại tử thận, hội chứng thận hư, đái ra máu(hiếm gặp).
- Gan: Tăng amino tranfenase trong huyết tương, hiếm gây viêm gan kịch phát.
- Da: Mẩn ngứa, phát ban, viêm da nốt phồng, xuất huyết.
- Mẫn cảm: Những người mẫn cảm với aspirin cũng có phản ứng tương tự với
diclofenac, sốc phản vệ.

1.2.10. Các dạng chế phẩm và biệt dược trên thị trường
-Viên nén 25mg, 50mg, 100mg: Diclofenac
Viên nén bao không tan trong dạ dày (giải phóng chậm) 25mg, 50mg, 100mg :
Voltaren.
Viên nén giải phóng ngay (50mg) : Cataflam


Viên nén giải phóng kéo dài (100mg): Voltaren-XR.
Viên nén tan trong ruột : Dicloberl 50, Colmyblu ,Cellartfenac
- Ống tiêm 75 mg/2 ml; 75 mg/3 ml: Diclofenac, Voltaren, Caflaamtil, Clovana, dd
tiêm Diclodex ( diclofenac + diclofenac sodium + lidocaine hydroch...)
-Viên đạn 25 mg; 100 mg: Diclofenac
-Thuốc nước nhỏ mắt 0,01% : Voltaren ophtha , Naclof, Voltamicin
-Thuốc gel để xoa ngoài 10 mg/g : Voltaren Emulgel ,Diclofenac Stada® Gel
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự giải phóng và hấp thu của dược chất dưới dạng
thuốc dùng qua da
1.3.1. Ảnh hưởng của yêu tố sinh lý:
a. Loại da và tình trạng da:
Loại da có ảnh hưởng lớn tới tính thấm và khả năng hấp thu thuốc qua da. Loại da khô,
nghèo mỡ và nước thích hợp với dạng thuốc mỡ sử dụng tá dược thân dầu và nhũ tương.
Loại da trơn nhờn ( da " dầu " ) thường khó thấm và hấp thu dược chất hơn.
Người có lứa tuổi khác nhau cũng hấp thu dược chất qua da khác nhau, trước tiên là do
khác nhau về bề dày của lớp sừng. Da người trẻ tuổi hấp thu tốt hơn da người cao tuổi.
Đặc biệt da trẻ em tiếp nhận rất tốt các các loại hóa chất và dược chất độc mạnh do tỷ lệ
diện tích bề mặt của da trên tổng trọng lượng cơ thể rất lớn. Mặt khác lớp sừng rất mỏng,
vì vậy có một số dược chất, chẳng hạn như corticoid dùng ngoài tác dụng mạnh
(Hacinonid, fluocinolon acetonid...) và các dược chất khác như acid boric, hexaclorophen
có thể gây tác dụng phụ và thậm chí dẫn tới tử vong ở trẻ em.
Mặc dù da nguyên vẹn được coi là hàng rào bảo vệ khá tốt, nhưng cũng có nhiều tác nhân
có thể gây tổn thương da. Những người tiếp xúc và làm việc thường xuyên với hóa chất,

các acid, kiềm...da gần như không còn lớp sừng, vì vậy thuốc dễ thấm qua. Khi da bị tổn
thương, mất lớp sừng, nhìn chung, tính thấm của nhiều dược chất tăng lên...Ngược lại, ở


những vùng da bị sừng hóa, dầy lên, sự hấp thu thuốc qua da sẽ giảm. Tuy nhiên cũng
phải kể đến các yếu tố khác như bản chất của dược chất và tá dược sử dụng.
b. Nhiệt độ bề mặt da và khả năng dãn mạch.
Số lượng thuốc thấm và hấp thu bởi một đơn vị diện tích trong một dơn vị thời gian là
hàm số mũ của nhiệt độ da. Khi tăng nhiệt độ da( điều kiện bệnh lý, chà xát, băng bó...),
sự hấp thu thuốc sẽ tăng lên. Lý do là khi nhiệt độ tăng( cả nhiệt độ da và nhiệt độ thuốc )
sẽ làm giãn mạch, tăng hoạt động tuần hoàn làm cho sự chênh lệch nồng độ hoạt chất
trên, dưới da sẽ cao, vì vậy làm tăng tốc độ khếch tán qua da.
c. Mức độ hydrat hóa lớp sừng:
Là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự thấm và hấp thu thuốc. Da ẩm ( mức
độ hydrat hóa cao ) làm tăng khả năng hấp thu. Chẳng hạn băng bó sau khi bôi thuốc làm
tăng lượng thuốc hấp thu tới 4- 5 lần. Khi da được bão hòa nước, lớp sừng sẽ trương
phồng, mềm da và dễ dàng cho thuốc thấm qua.
1.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố công thức, kỹ thuật bào chế
a.

Ảnh hưởng của dược chất:

Tính chất lý hóa của dược chất: là yếu tố có ý nghĩa căn bản đối với sự giải phóng thuốc ra
khỏi tá dược (cốt thuốc), cả mức độ và tốc độ; do đó ảnh hưởng tới mức độ và tốc độ hấp
thu dược chất qua da. Bao gồm một số vấn đề như độ tan, tính đa hình, kích thước tiểu
phân, pH, hệ số khếch tán, hệ số phân bố, nồng độ, mức độ phân ly, bản chất hóa học (dẫn
chất, đồng phân...)
• Ảnh hưởng của độ tan:
Độ tan của một dược chất quyết định mức độ và tốc độ giải phóng nó ra khỏi tá dược.
Do đó quyết định mức độ và tốc độ hấp thu thuốc qua da. Trong thực tế sử dụng, điều

trị, nhiều chế phẩm như mỡ, kem gel, chứa nhiều nhóm dược chất ít tan hoặc thực tế
không tan như các thuốc chống nấm,corticoid dùng ngoài, chống viêm không steroid...


Để tăng độ tan của dược chất ít tan,nhằm cải thiện khả năng giải phóng và SKD của
dạng thuốc, có thể áp dụng nhiều biện pháp. Một số biện pháp được sử dụng là:
* Giảm kích thước tiểu phân tới mức tối đa. Cụ thể là : Dùng nguyên liệu dưới dạng bột
siêu mịn hoặc siêu siêu mịn.
* Dùng các chất diện hoạt: Có thể là diện hoạt ion hóa hoặc không ion hóa, nhằm mục
đích làm tăng tính thấm, tăng độ tan của dược chất ít tan, ví dụ: Tween, polyxamer...
* Dùng các dung môi trơ: hòa tan dược chất vào dung môi trơ, sau đó phối hợp với tá
dược. Thường dùng là: Propylen glycol, dimethyl acetamid (DMA), trascutol...
* Các chất tạo phức dễ tan: Hay dùng nhất là cyclodextrin và dẫn chất.
* Hệ phân tán rắn: Có thể định nghĩa hệ phân tán rắn là hệ trong đó các dược chất ít tan
được hòa tan hay phân tán trong các chất mang trơ, thân nước (carier) hoặc cốt (matrix)
trơ, có tính thân nước cao do chứa nhiều nhóm thân nước trong phân tử.
• Ảnh hưởng của hệ số khếch tán, pH và mức độ ion hóa:
Cơ chế chính của sự hấp thu thuốc qua da là sự khếch tán thụ động, vì vậy trong đa số
các trường hợp, hằng số tốc độ hấp thu thuốc qua da là hàm số của hệ số phân bố và hệ
số khếch tán. Hệ số khếch tán thể hiện khả năng của các phân tử chuyển từ vùng có
nồng độ cao sang vùng có nồng độ thấp, do đó xác định khả năng đâm xuyên qua lớp
sừng của dược chất. Tăng hệ số khếch tán khi sử dụng các dung môi trung gian, các tá
dược khác nhau, các dẫn chất khác nhau của cùng một dược chất có hệ số khếch tán
khác nhau, phụ thuộc vào khả năng ion hóa của dược chất và pH của hệ.
Với các dược chất có tính acid yếu hay kiềm yếu thì mức độ ion hóa phụ thuộc vào pH
môi trường. Tính thấm qua da của một số dược chất rất khác nhau khi ở dạng ion hóa
với dạng không ion hóa.
• Ảnh hưởng của hệ số phân bố (K) :



Hệ số phân bố của dược chất trong hai pha khác nhau (dầu- nước) là tỷ số độ tan bão
hòa của nó trong hai pha ở cùng điều kiện.
Hệ số phân bố dầu - nước của dược chất có ý nghĩa quan trọng bởi vì nó liên quan trực
tiếp đến năng lượng để dược chất đi từ pha này sang pha khác. Có thể sử dụng hệ số
phân bố làm thước đo để lựa chọn tá dược cho dạng thuốc hấp thu qua da.
Da được cấu tạo bởi nhiều lớp thân dầu, thân nước xen kẽ nhau, cho nên nếu dược chất
chỉ thân dầu hoặc chỉ thân nước (K≥ 1 hoặc K≤ 1) thì sẽ khó thấm qua da. Qua thực
nghiệm, người ta nhận thấy, các dược chất có hệ số phân bố có hệ số phân bố dầu- nước
xấp xỉ bằng 1 sẽ dễ hấp thu qua da.
• Ảnh hưởng của nồng độ thuốc:
Theo định luật Fick, tốc độ khếch tán tỷ lệ thuận với sự chênh lệch nồng độ dược chất
khếch tán trên và dưới màng. Cũng vì vậy, trong thực tế, người ta thường sử dụng nồng
độ dược chất khá cao để tạo ra sự chênh lệch nồng độ. Tuy nhiên cần có sự nghiên cứu
đầy đủ mới có thể chọn được nồng độ tối ưu.
• Ảnh hưởng của dẫn chất:
Một dược chất có thể có nhiều dẫn chất khác nhau, và hiển nhiên có sự khác nhau về
tính chất lý hóa và mức độ tác dụng.
Do có sự khác nhau về lý tính (độ tan, dạng kết tinh và thù hình, hệ số phân bố, hệ số
khếch tán...) cho nên trong cùng một hệ tá dược như nhau nhưng mức mức độ giải
phóng dược chất ra khỏi tá dược sẽ khác nhau do đó mức độ và tốc độ hấp thu qua da
cũng khác nhau.
b. Ảnh hưởng của tá dược
Đặc tính của tá dược có ý nghĩa rất lớn đối với mức độ và tốc độ giải phóng dược chất
cũng như mức độ và tốc độ hấp thu dược chất qua da. Rõ ràng là tùy thuộc vào bản chất
của tá dược sử dụng, có thể làm thay đổi SKD của thuốc.


Tá dược thuốc mỡ có ảnh hưởng tới quá trình hydrat hóa lớp sừng, nhiệt độ bề mặt da,
độ bám dính của thuốc trên da. Mặt khác, rất nhiều trường hợp độ tan, hệ số phân bố, hệ
số khếch tán của dược chất cũng chịu ảnh hưởng của tá dược. Mức độ ion hóa của các

dược chất mang tính acid yếu hoặc base yếu cũng như sự hấp thu của các chất không
ion hóa phụ thuộc vào pH của tá dược. Những thuộc tính này dẫn tới làm thay đổi độ
tan, tốc độ tan của dược chất, do đó trực tiếp ảnh hưởng tới mức độ giải phóng hoạt chất
cũng như mức độ hấp thu thuốc qua da.
c. Ảnh hưởng của các chất làm tăng hấp thu:
Các chất sử dụng làm tăng hấp thu qua da trong công thức của chế phẩm phải đạt được
các yêu cầu sau:
+ Không độc, không kích ứng da và niêm mạc.
+ Phải tương đối trơ về các mặt ( lý, hóa, vi sinh vật), không có tác dụng dược lý riêng.
+ Làm tăng hấp thu với nồng độ tương đối thấp.
+ Không gây ra các tương kỵ hoặc tương tác với dược chất hoặc các thành phần khác có
trong chế phẩm.
Một số chất làm tăng hấp thu thuốc thường dùng:
- Các chất diện hoạt: với mục đích làm tăng độ tan của dược chất ít tan, làm chất nhũ
hóa, gây thấm và làm tăng hấp thu.
Các chất diện hoạt ảnh hưởng tới tính thấm và hấp thu của dược chất vì nó làm giảm khả
năng đối kháng của lớp sừng. Chúng tác dụng lên các màng sinh học, vì vậy làm thay đổi
thành phần và tốc độ của quá trình tổng hợp một vài phospholipid, làm thay đổi quá trình
hydrat hóa colagen, làm biến tính protein, tăng nhiệt độ bề mặt da, tăng tuần hoàn của hệ
mạch.
- Dung môi:


Một số dung môi hữu cơ được sử dụng như các chất mang đối với các dược chất khác
nhau bởi vì nó có thể mang thuốc qua da vào tới hệ tuần hoàn. Cơ chế có thể giải thích
như sau: Dung môi làm giảm tính đối kháng của da vì nó hòa tan các lipid trong da, làm
thay đổi cấu trúc của các lipoprotein, làm tăng quá trình hydrat hóa của da. Ngoài ra,
dung môi cũng làm tăng độ tan của các dược chất ít tan, do đó làm tăng mức độ, tốc độ
giải phóng cũng như mức độ và tốc độ hấp thu.
Các dung môi được coi là vạn năng hay dùng hiện nay là:

Nhóm các alkyl sulfoxid:
Dimethylsulfosid ( DMSO)
N,N- dimethyl acetam
N,N- dimethyl formamid (DMF)
Những dung môi này háo nước, tác động lên hàng rào của da bằng cách làm trương nở tầng
nền tế bào và thay thế nước trong tầng nền, tạo điều kiện cho dược chất dễ thấm qua.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng DMSO, DMA, DMF làm tăng hấp thu qua
da của nhiều loại dược chất khác nhau như: các barbituric, các steroid, chống viêm không
steroid...
- Một số chất khác làm tăng hấp thu thuốc:
Cũng như các chất diện hoạt, các dung môi trơ, các chất làm tăng hấp thu qua da ngày
càng được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi, nhất là các hợp chất ít thấm qua da như các
corticosteroid, chống viêm không steroid ( NSAID) ...
Cơ chế làm tăng hấp thu qua da của các hợp chất này còn chưa rõ ràng. Nhưng nhìn
chung, nhiều người giải thích là các chất này có tương tác với lipid của lớp sừng, làm
giảm khả năng đối kháng của chúng, giúp dược chất thấm qua dễ dàng hơn.
- Ngoài các dung môi đã nói ở trên, các chất làm tăng hấp thu có thể kể tới:


+ Các acid béo no và các ester alkyl của chúng
+ Acid béo không no và các ester alkyl của chúng
+ Azon
d. Ảnh hưởng của kỹ thuật bào chế:
Phương pháp bào chế có ý nghĩa rất căn bản đối với mức độ và tốc độ giải phóng của
hoạt chất ra khỏi tá dược. Do đó ảnh hưởng tới SKD của chế phẩm. Bởi vì biện pháp kỹ
thuật xác định trạng thái lý, hóa của dược chất ( phân tử, ion...)
Điều kiện sản xuất, máy móc và trang thiết bị cũng có ý nghĩa đối với quá trình phân tán,
hòa tan dược chất vào trong hệ nói chung. Chẳng hạn như: chế độ gia nhiệt, khuấy trộn,
hút không khí...
Ngoài ra, còn phải kể tới chất lượng vật liệu dùng để chế tạo bao gói trực tiếp sản phẩm

và chế độ bảo quản. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới độ ổn định, chất lượng của
chế phẩm.
1.3.4. Một số công trình nghiên cứu về giải phóng và hấp thu thuốc qua da của natri
diclofenac
- Trong nước:
* Nguyễn Tuấn Thịnh tiến hành nghiên cứu bào chế thuốc mỡ natri diclofenac 1%, kết
quả nghiên cứu cho thấy: Khả năng giải phóng của NaD ra khỏi tá dược thuốc mỡ
được sắp xếp theo thứ tự sau:
Tá dược thân dầu < tá dược khan < Tá dược nhũ tương < Tá dược thân nước < Tá
dược emugel.
Trong trường hợp này, độ tan của NaD trong tá dược thân nước lớn hơn so với tá dược
nhũ tương, tá dược khan và tá dược thân dầu. Trong tá dược thân nước, thuốc mỡ có
cấu trúc kiểu dung dịch. Trong tá dược nhũ tương, tá dược emugel, thuốc mỡ có cấu


trúc kiểu hỗn dịch. Như vậy, thuốc mỡ có cấu trúc kiểu dung dịch ưu điểm hơn so với
thuốc mỡ kiểu nhũ tương và hỗn dịch.
Từ kết quả thực nghiệm cho thấy: đối với tá dược nhũ tương, tá dược emugel phương
pháp hòa tan (PPHT) và phương pháp phân tán (PPPT) có sự ảnh hưởng đến tốc độ
cũng như mức độ giải phóng của NaD ra khỏi hệ tá dược. PPHT ưu điểm hơn trong
vấn đề giải phóng dược chất so với PPPT, tuy nhiên trong một số trường hợp dược
chất không bền ở dạng dung dịch thì PPPT lại tốt hơn.
Trong các tá dược trên, tá dược emugel và gel carbopol là những hệ tá dược có ý
nghĩa thực tế để bào chế dạng thuốc hấp thu qua da của NaD nói riêng và các chất
thích hợp nói chung [1].
* Phạm Thị Lan tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của tá dược và chất làm tăng hấp thu
đến khả năng giải phóng và hấp thu của natri diclofenac dưới dạng thuốc qua da: kết
quả cho thấy mức độ giải phóng natri diclofenac ra khỏi các thuốc mỡ chế với tá dược
khác nhau theo thứ tự tăng dần như sau: Tá dược thân dầu < tá dược nhũ tương < tá
dược emugel< tá dược gel; ảnh hưởng của acid oleic và l- menthol trên khả năng giải

phóng natri diclofenac từ thuốc mỡ: đối với tá dược PEG và gel carbopol, l- menthol
có tác động tốt hơn acid oleic [3]
- Quốc tế:
* Arora P và cộng sự tiến hành nghiên cứu công thức thuốc mỡ có chứa diclofenac
diethylamine được chuẩn bị với tỷ lệ khác nhau của polyvinylpyrrolidone (PVP) và
ethylcellulose (EC). Kết quả cho thấy tỷ lệ PVP: EC =1: 2 là lựa chọn tốt nhất trong
các công thức nghiên cứu [6]
* Nghiên cứu của Ed Kisak Jagat Singh và cộng sự :gel chứa natri diclofenac 1-5%
w/w , DMSO 30-60% w/w , ethanol 1-50% w/w , PG 1-15% w/w ,tá dược tạo gel
(cellulose polyme, carbomer polyme, polyvinyl alcohol, poloxamers, polysaccharides)
có tỷ lệ thích hợp, nước vừa đủ 100%. Kết quả tạo gel có độ nhớt 10-50000cps, pH 610 và hàm lượng NaD giảm hơn 0,04% sau 6 tháng bảo quản [7]


* Nghiên cứu của Chul Soon Yong và các cộng sự: Trong công thức của gel có chứa
poloxamer và ít hơn 1%NaCl thì làm giảm nhiệt độ đông đặc của gel,thể chất gel ổn
định,tăng thời gian tác dụng của chế phẩm. [8]
* Nokhodchi và cộng sự tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của terpene đối với sự thấm
và hấp thu thuốc qua da của NaD từ hỗn hợp ethanol: glycerin: đệm phosphate =
(60:10:30). Sử dụng các terpene khác nhau (menthone, limonenoxide, carvone,
nerolidol, famsol) với tỷ lệ 0.25, 0.5, 1, 1.5, 2.5 % v/v sử dụng thiết bị Franz để đánh
giá. Kết quả là ở nồng độ cao nhất của terpene 2.5% v/v ảnh hưởng tới tác dụng của
NaD theo thứ tự nerolidol > farnesol > carvone > methone > limonenoxide. Còn khi
nông độ của terpene là 0.25% thì farnesol > carvone > nerolidol > menthone >
limonenoxide. Như vậy không tồn tại mối tương quan giữa nồng độ terpene và tỷ lệ
thấm thuốc qua da.Việc dùng nerolidol làm tăng hệ số thấm của NaD lên 198 lần,
farnesol là 78 lần [9]
* M.L. Gonza´lez-Rodrı´guez và cộng sự tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của
alginate/ chitosan tới sự giải phóng của natri diclofenac: khi thêm Alginate/chitosan
thì pH tăng 6,4-7,2 giúp cho tốc độ giải phóng dược chất tăng lên [10]
*Young-Joon Park và cộng sự tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của NaCl tới sự giải

phóng,hấp thu và tác dụng của Na Diclofenac trong tá dược poloxamer
[natri diclofenac/poloxamer407/poloxamer188 /NaCl (2.5/15/17/0.8%)] Kết quả thuốc
hấp thu nhanh và có tác dụng tốt [11]
* Jean-Luc Kienzler và cộng sự nghiên cứu sinh khả dụng và dược động học của gel
natri diclofenac 1% so với thuốc uống dạng viên nén 50mg trên người tình nguyện
khỏe mạnh. Ba nghiên cứu ngẫu nhiên trên người tình nguyện (n= 40) được tiến hành
trong 7 ngày dùng diclofenac: (a) gel bôi cho khớp gối 4 lần/ngày (4g trong 400cm 2
diện tích bề mặt da) (b) gel bôi cho khớp gối và khớp tay 4 lần/ngày(12g trong
1200cm2 diện tích bề mặt da), và (c) 150mg đường uống chia 50mg viên nén 3 lần
trong ngày. 39 người tham gia áp dụng cả ba cách. Lượng thuốc vào cơ thể theo (c)


nhiều hơn so với cách điều trị (a) và (b). Tuy nhiên uống diclofenac gây ức chế tiểu
cầu, enzym cyclooxygenase COX-1 và COX-2 nhiều hơn so với khi dùng tại chỗ. Tác
dụng phụ gặp ở gel natri diclofenac thấp hơn 5-17 lần so với dạng thuốc viên.
* Carlos bregni và cộng sự nghiên cứu sự giải phóng diclofenac từ tá dược tạo gel
carbomer: tá dược tạo gel là carbopol 974 P và dẫn chất carbopol mới là Ultrez 21.
Thành phần trong công thức có hoặc không có polymer kết dính sinh học
(Polycarbophil AA-1) và chất diện hoạt Miglyol 840. Nghiên cứu độ ổn định của dược
chất trong 1 năm. Đánh giá sự giải phóng natri diclofenac bằng bình franz. Khi thêm
polycarbophil AA-1 vào công thức gel làm tăng độ nhớt của gel và giảm khả năng giải
phóng của dược chất.
* Selcan và các đồng sự nghiên cứu ảnh hưởng của Lypogel đối với SKD của natri
diclofenac trong điều trị đau khớp: Các thuốc chống viêm không steroid có tác dụng
điều trị viêm khớp mãn tính, ví dụ như natri diclofenac nhưng có một số tác dụng phụ
nghiêm trọng. Các ứng dụng thông thường và sự kết hợp của các thành phần trong
công thức thuốc dựa trên dạng bào chế liposome có thể làm giảm tác dụng phụ và tăng
tác dụng của thuốc bằng cách giảm sự có mặt của thuốc trong hệ tuần hoàn và tăng
cường sự tích tụ và thời gian lưu thuốc tại các tổ chức viêm. Ở đây, tác dụng chống
viêm hiệu quả của gel natri diclofenac có chứa lipogel trong công thức

L1J1(DMPC:DCP:CHOL (7:1:2) + C-940) đã được đánh giá và thấy rằng L1J1 có tác
dụng chống viêm tốt hơn ở liều điều trị đơn độc so với các sản phẩm đã có trên thị
trường, VE-CPw, được sử dụng tại chỗ. Kiểm tra mô bệnh học ở các mô của khớp
thấy rằng khớp được điều trị với L1J1 , có ý nghĩa thống kê (p=0,05).
* Iraji Fariba và cộng sự tiến hành nghiên cứu hiệu quả của gel diclofenac 3% có
chứa 2,5% tá dược tạo gel hyaluronan trong điều trị viêm khớp bằng thử nghiệm
ngẫu nhiên và thử nghiệm mù kép.64 tổn thương ở 20 bệnh nhân được điều trị với gel
diclofenac 3% hoặc giả dược chỉ chứa tá dược hyaluronan trong thời gian 3 tháng.
Các dữ liệu thu thập được phân tích bằng cách sử dụng biến cố t.


* Judith J. May và cộng sự nghiên cứu hiệu quả của gel diclofenac 1% trong điều trị
viêm bao gân duỗi cổ tay ở các vận động viên bơi thuyền. 42 vận đông viên được điều
trị viêm bao gân duỗi cổ tay trong khi thi đấu bơi thuyền đơn và đôi. Tất cả các đối
tượng đều được mát xa, căng cơ trước khi điều trị bởi gel diclofenac 1% hoặc một giả
dược.
* Rathapon Asasutjarit và cộng sự tiến hành nghiên cứu gel mắt diclofenac: họ lựa
chọn công thức tối ưu và lựa chọn dẫn chất Pluronic f127 trong công thức và tiến hành
kiểm tra tính chất vật lý của gel như pH, điểm nhỏ giọt, điểm đông đặc, thể chất gel và
tính chất lưu biến của gel. Nghiên cứu invivo trên mắt thỏ. Khi tăng Pluronic F127
làm giảm nhiệt độ đông đặc của gel, trong khi dẫn chất Pluronic F68 làm tăng nhiệt độ
đông đặc của gel. Trong nghiên cứu này thì carbopol 940 không ảnh hưởng tới nhiệt
độ đông đặc gel nhưng ảnh hưởng tới pH, thể chất gel. Ở nhiệt độ đông đặc 32,6+_
1,1. làm ảnh hưởng tới nồng độ của diclofenac nhung nó được công nhận là an toàn
cho mắt và tăng skd của thuốc. Tuy nhiên không thể tiệt khuẩn bằng nhiệt độ
* H. Richard Barthel và cộng sự nghiên cứu việc kiểm soát diclofenac trong gel bôi
trong điều trị viêm xương khớp: Tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên hoặc mù đôi, 492
người lớn trên 35 tuổi với các triệu chứng viêm khớp đầu gối trên 6 tháng, dùng gel
diclofenac 4 lần/ ngày trong 12 tuần,chia 2 nhóm: nhóm sử dụng gel diclofenac 1%
(n= 254) và nhóm sử dụng giả dược (n= 238). Kết quả sau 12 tuần nhóm sử dụng

diclofenac triệu chứng đau giảm so với nhóm dùng giả dược với ý nghĩa thống kê là
p= 0,01, tác dụng phụ ở nhóm diclofenac là 5,1% nhóm 2 là 2,5%. Tỷ lệ mắc rối loạn
đường tiêu hóa ở nhóm 1 la 5,9% và nhóm 2 la 5%. Như vậy trong 3 tháng điều trị với
gel diclofenac đã cải thiện được các triệu chứng đau của viêm khớp và có ý nghĩa
thống kê trong các nghiên cứu
* Anroop Nair và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của chất trợ thấm trong việc vận
chuyển và lưu giữ metoprolol trên da. Công thức gel gồm các tá dược tạo gel
( carbopol, HPMC, CMC) chất tăng tính thấm ( 5% Natri lauryl sulfat (SLS), dimethyl


forrmamide, n- methyl-2-pyrrolidon và PEG 400) sử dụng phương pháp điện di ion để
khếch tán dược chất qua màng với cường độ 0,5nA/cm 2. giá trị quan sát được trong
khếch tán thụ động là 4,59-5,89µg/cm2/h và theo phương pháp điện di ion thì giá trị
thu được là 37,99-41,57µg/cm2/h. loại tá dược không ảnh hưởng tới kết quả của
nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu tiếp với tá dược tạo gel carbopol. Sử dụng chất
tăng tính thấm làm cho quá trình hấp thu thuocs tăng 5 lần. Sử dụng chất điện di ion
làm quá trình hấp thu tăng 7 lần. khi kết hợp că chất làm tăng ính thấm và chát điện di
ion thì quá trình hấp thu tăng 9 lần và việc lưu trữ thuốc trên da tốt hơn trong 1
khoảng thời gian nhất định(5 ngày). Như vậy việc kết hợp chất làm tăng tính thấm và
sư dung pp ddienj di ion giúp cho việc giải phóng và lưu trx thuốc trên da trong 1
khoảng thời giannhaats định..
* Kaoru Kigasawa và cộng sự nghien cứu sinh khả dụng invivo của diclofenac và tính
an toàn trong vieecj sử dụng pp điện di ion để tăng tính thẩm thấu qua da chuột của
diclofenac.để năng cao đc tính thấm qua da của diclofenac ng ta dùng pp điện di in với
việc bôi thêm 3 terpen( methol, nerolidol hoặc geraniol) như những chất phụ trợ. Bằng
cách kết hợp pp điện di ion với geraniol nồng độ trong huyết tương của diclofenac
tăng gấp 20 lần và làm giảm hiện tượng viêm.hiệu quả có được là do thuốc xâm nhập
vào lớp sừng và tăng cường vận chuyển ion thuốc qua màng[15]
* Jia-You Fang và cộng sự nghiên cứu skd invitro và invivo trong việc làm tăng tính
thẩm thấu qua da của diclofenac ra khỏi tá dược polyme khác nhau.

* U.D. Shivhare và cộng sự tiến hành xây dựng và đánh giá công thức gel natri
diclofenac sử dụng tỷ lệ khác nhau của polyacrylamid tạo gel trong suốt và tăng khả
năng dàn trải( giải phóng) dược chất.khả năng dàn trải và thể chất( đặc nhớt) của gel
polyacrylamid 5% là 6,5,g.cm/sec và 5mm so với gel trên thị trường là 5,5 g.cm/sec
và 10mm, thể chất và mức độ dàn trải của diclofenac tốt hơ, gel trong suốt. tỷ lệ %
dược chất giải phóng từ 97,11và 98,66% tương ứng với F9 và gel trên thị trường.
không gây kích ứng da, gel ổn định.Như vậy gel natri diclofenac được chuẩn bị với tá


dược gel polyacrylamid có thể chất đẹp,đồng nhất, độ dàn trải và độ ổn định tốt có
ứng dụng rộng rãi trong các chế phẩm dùng tại chỗ 18
* Rudresh.S.P nghiên cứu công thức gel natri diclofenac gổm: natri diclofenac 1%, methyl
cellulose 5%, HPMC 3%, carbopol 1%, acid oleic, menthol, ethanol 30%, nước vừa đủ
100% (w/w). Kết quả cho thấy rằng mức độ giải phóng dược chất ra khỏi tá dược carbopol
cao hơn so với HPMC, MC; gel carbopol với methaol lớn hơn 1,6 lần so với acid aleic. Gel
natri diclofenac chuẩn bị với tá dược carbopol và menthol có mức độ giải phóng dược chất
tốt nhất
* Swamy N.G.N và cộng sự xây dựng công thức và đành giái gel natri diclofenac sử dụng
tá dược tạo gel natri carboxymethyl hydropropyl guar 2,5 %( NaCMHPG), HPMC5%.đánh
giá chất lượng gel gồm: pH, định lượng, độ ổn định, tính chất lưu biến gel, mức độ giải
phóng invitro trên da chuột bạch. Gel tạo bởi NaCMHPG có pH 7,48, HPMC là 7,26.
Nghiên cưu độ ổn định và hàm lượng dược chất trong các điều kiện 25 o C, độ ẩm 60% và
40oC và độ ẩm 70% trong 6 tháng.. Nghiên cứu skd invtro trên da chuột thấy rằng dùng
NaCMHPG tỷ lệ dược chất còn tích lũy là 25,66%, HPMC là 20,8% sau 6 giờ
Phần 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu và phương tiện nghiên cứu:
2.1.1. Nguyên liệu
Bảng 2: Các nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9

Tên nguyên vật liệu
Natri Diclofenac
Carbopol
Ethanol
Propylen Glycol
Triethanolamine
Nước cất
HPMC, CMC, NaCMC
KH2PO4
NaOH

Nguồn gốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Việt Nam
Việt Nam
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc

Tiêu chuẩn

USP
USP
DĐVN III
DĐVN III
USP
DĐVN III
USP


2.1.2. Phương tiện nghiên cứu:
- Cối, chày,các dụng cụ dùng để bào chế, định lượng
-Thiết bị xác định độ nhớt: Nhớt kế Brook field
- Bình Franz thử khả năng giải phóng
-Máy đo pH
- Máy đo quang 752 UV- VIS GRATING SPECTRO PHOTOMETER.
- Máy siêu âm 1510 BRANSON.
- Máy khuấy từ IKA- Werke.
- Cân phân tích, cân kỹ thuật SATORIUS.
2.2. Nội dung nghiên cứu:
- Bào chế gel NaD ở quy mô phòng thí nghiệm
- Đánh giá chỉ tiêu chất lượng của gel đã bào chế được
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Xây dựng công thức và phương pháp bào chế gel natri diclofenac 1%:
- Thiết lập công thức của gel NaD như sau ( w/w ):
Bảng 3: Công thức của gel NaD với tá dược CMC, HPMC, NaCMC

đơn vị (g)

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT
10

NaD
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
CMC
3
4
5
HPMC 11
12
13
14
15
NaCMC 2
3
Ethanol 15
15
15
15
15
15
15
15

15
15
PG
20
20
20
20
20
20
20
20
20
20
Nước
100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
cất vđ

CT
12
1
5
15
20
100

- Phương pháp bào chế:
+ Cân đong dược chất, tá dược, dung môi.
+ Ngâm tá dược tạo gel trong nước cho trương nở hoàn toàn

CT

11
1
4
15
20
100

CT
13
1
6
15
20
100


+ Thêm PG khuấy trộn đến khi thu được gel đồng nhất. (1)
+ Hòa tan NaD vào ethanol

(2)

+ Phối hợp (1) và (2), trộn đều tạo khối gel đồng nhất
+ Đóng tuyp nhôm khô sạch và ghi nhãn
Bảng 2’: Công thức của gel NaD với tá dược carbopol
NaD
Carbopol 940
TEA
PG
ethanol
Nước cất vđ


CT14
1
0,8
0,25
20
15
100

CT15
1
0,9
0,25
20
15
100

đơn vị (g)
CT16
1
1
0,25
20
15
100

- Phương pháp bào chế:
+ Cân đong dược chất, tá dược và dung môi
+ Rắc nhẹ carbopol lên mặt nước, để qua đêm cho trương nở hoàn toàn.
+ Thêm TEA,PG khuấy trộn đến khi thu được gel đồng nhất.

+ Hòa tan NaD vào ethanol
+ Phối hợp dung dịch dược chất vào gel carbopol, khuấy trộn kỹ.
+ Đóng tuyp nhôm khô sạch và ghi nhãn
2.3.2. Phương pháp kiểm tra và đánh giá chất lượng gel theo DDVN:
a. Tiêu chuẩn chất lượng gel:
- Cảm quan:
+ Quan sát màu sắc, thể chất và độ đồng nhất của gel bằng mắt thường.
Độ đồng nhất:
Cách thử: Lấy 4 đơn vị đóng gói, mỗi đơn vị khoảng 0,02 - 0,03 g, trải đều chế phẩm
trên 4 phiến kính. Đậy mỗi phiến kính bằng một phiến kính thứ 2 và ép mạnh cho tới
khi tạo thành một vết có đường kính khoảng 2 cm. Quan sát vết thu được bằng mắt
thường (cách mắt khoảng 30 cm), ở 3 trong 4 tiêu bản không được nhận thấy các tiểu
phân. Nếu có các tiểu phân nhìn thấy ở trong phần lớn số các vết thì phải làm lại với 8


×