Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Câu Hỏi Thi Bí Thư Chi Bộ Giỏi Đảng Bộ Khối Các Cơ Quan Tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.18 KB, 19 trang )

ĐẢNG BỘ KHỐI
CÁC CQ TỈNH ĐẮK NÔNG
BAN TỔ CHỨC HỘI THI
*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Gia Nghĩa, ngày 13 tháng 8 năm 2012

CÂU HỎI THI BÍ THƯ CHI BỘ GIỎI
Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh lần thứ nhất – năm 2012
A- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
* Lĩnh vực công tác tuyên giáo:
Câu 1: Công tác tư tưởng của Đảng đòi hỏi phải đảm bảo những nguyên tắc
cơ bản nào?
a/ Nguyên tắc tính Đảng.
b/ Nguyên tắc tính khoa học.
c/ Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
d/ Cả ba nguyên tắc trên.
Câu 2: Công tác tư tưởng của Đảng thường dùng những phương pháp nào?
a/ Phương pháp đối thoại (Nêu vấn đề, đàm thoại, hỏi đáp, vấn đáp…)
b/ Phương pháp thuyết trình; Phương pháp nêu gương.
c/ Phương pháp trực quan (tranh ảnh, khẩu hiệu, radio, video, biểu đồ, bảng
đồ, triển lãm…).
d/ Cả a,b,c đều đúng.
Câu 3: Đại hội XI đã thông qua tên gọi của Cương lĩnh là.
a/ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011).
b/ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
năm 2011.
c/ Cương lĩnh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển
năm 2011).


d/ Cương lĩnh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 2011.
Câu 4: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra chỉ tiêu phấn đấu GDP bình
quân đầu người năm 2015 là:
a/- 2.000 USD.
b/- Khoảng 2.000 USD.
c/- 2.200 USD.
d/- Khoảng 2.200 USD.
Câu 5: Tuyên truyền miệng là gì?
a/ Là hệ thống các cách tác động tư tưởng của chủ thể nhằm thực hiện mục
đích của công tác tư tưởng.


b/ Là một phương thức tuyên truyền được tiến hành bằng lời nói trực tiếp
nhằm mục đích nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và cổ vũ tính tích cực hành
động của người nghe.
c/ Phương pháp cùng trao đổi ý kiến, thảo luận, tranh luận giữa hai hay nhiều
người để làm sáng tỏ hay đi đến thống nhất vấn đề tư tưởng nào đó.
d/ Là cách thức sử dụng lời nói để trình bày, giảng giải những vấn đề tư tưởng.
Câu 6: Ưu thế của tuyên truyền miệng?
a/ Ưu thế của ngôn ngữ nói.
b/ Ưu thế của loại hình giao tiếp trực tiếp.
c/ Ưu thế thông tin hai chiều.
d/ Tất cả ưu thế trên.
Câu 7: Các yếu tố có thể tạo thành dư luận xã hội:
a/ Nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
b/ Tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ không phải là ý kiến của một tổ
chức, được hình thành theo con đường tổ chức (hội nghị, hội thảo...).
c/ Những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự, liên quan đến lợi
ích, các mối quan tâm của nhiều người.
d/ Tất cả các yếu tố trên.

Câu 8: Phân biệt giữa dư luận xã hội và tin đồn là:
a/ Dư luận xã hội là ý kiến của số đông người hơn tin đồn.
b/ Dư luận xã hội luôn luôn đúng còn tin đồn luôn luôn sai.
c/ Dư luận xã hội có nguồn gốc thông tin và có người (hoặc tổ chức) chịu
trách nhiệm về thông tin đó còn tin đồn thì không có nguồn gốc và người chịu trách
nhiệm về thông tin.
d/ Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 9: Những khâu nào sau đây là khâu cơ bản được sử dụng trong việc
thực hiện công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội:
a/ Theo dõi, nắm bắt tình hình dư luận sau đó phân tích, báo cáo cấp ủy.
b/ Xây dựng mạng lưới, có quy chế hoạt động cụ thể nhóm cộng tác viên dư
luận xã hội ở cơ sở.
c/ Tiến hành điều tra xã hội học về dư luận xã hội bằng bảng câu hỏi.
d/ Tất cả các khâu trên
Câu 10: Những phương pháp nào sau đây được gọi là phương pháp định tính
trong nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội:
a/ Phương pháp quan sát.
b/ Phỏng vấn sâu.
c/Thảo luận nhóm.
d/ Tất cả các phương pháp trên.
Câu 11: Công tác tuyên truyền miệng đòi hỏi phải đảm bảo những nguyên
tắc cơ bản nào?
2


a/ Tính Đảng, tính giai cấp; tính khoa học; tính khách quan.
b/ Tính Đảng, tính giai cấp; tính khách quan, chân thật; tính chiến đấu.
c/ Tính Đảng, tính giai cấp; tính khoa học; tính thời đại.
d/ Tất cả đều đúng.
Câu 12: Để hoạt động tuyên truyền miệng có sức thuyết phục cao, báo cáo

viên cần chú trọng yếu tố chủ yếu nào?
a/ Báo cáo viên phải làm rõ được nội dung cốt lõi, bản chất của vấn đề trình
bày; phân tích sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn những lý luận điểm chủ yếu, mới
cho người nghe.
b/ Phải có niềm tin vào vấn đề trình bày và trình bày với tất cả tâm huyết,
tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và khả năng của mình.
c/ Trình bày vấn đề với nội dung, phương pháp và ngôn ngữ phù hợp với đối
tượng, có liên hệ sâu sắc với thực tiễn cuộc sống của ngành và địa phương, gắn liền
với các giải pháp cụ thể, thiết thực.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 13: Thái độ của báo cáo viên khi trả lời chất vấn hoặc đối thoại với
người nghe phải như thế nào?
a/ Tinh thần cởi mở, tạo không khí thuận lợi cho người nghe đặt câu hỏi,
hướng dẫn người hỏi tập trung vào nội dung, chủ đề bài nói hoặc các vấn đề liên
quan.
b/ Bình tĩnh, tôn trọng người nghe, chú ý lắng nghe nội dung câu hỏi để trả
lời đúng yêu cầu.
c/ Trả lời rõ ràng, đúng yêu cầu đặt ra của câu hỏi, có lập luận vững chắc, có
căn cứ. Những vấn đề chưa vững chắc, còn mơ hồ thì xin hẹn để nghiên cứu trả lời
sau, không trả lời khi chưa hiểu rõ. Có thái độ cầu thị khi đối thoại và trả lời.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 14: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội XI
của Đảng tiếp tục chỉ rõ những nguy cơ, thách thức nào?
a/ Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới, do điểm xuất phát thấp.;
b/ Nguy cơ sai lầm về đường lối, đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa.
c/ Nguy cơ suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và tệ nạn
quan liêu, tham nhũng, lãng phí; nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch.
d/ Cả a, b, c đều đúng.

Câu 15: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI đã ra nghị quyết về xây dựng Đảng với tên gọi là:
a/ Nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
b/ Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
c/ Nghị quyết “Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
3


d/ Nghị quyết Về vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
Câu 16: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội như
thế nào?
a/ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm
chủ;
b/ Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan
hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;
c/ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 17: Chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
năm 2008 là
a/- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, tham
nhũng, lãng phí, quan liêu và tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc".
b/- Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm,
chống tham ô, lãng phí, quan liêu và tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc".
c/- Chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu và sửa đổi lề lối làm việc
trong cán bộ, đảng viên, cán bộ công chức, viên chức.
d/ Tư tưởng tấm gương Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững
mạnh, là đạo đức, là văn minh.
Câu 18: Tên chuyên đề học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh những tháng cuối
năm 2011 và năm 2012 là:
a/- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu

cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc, tận tụy, trung thành của
nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.
b/- Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư, làm người công bộc trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc
sống riêng giản dị.
c/- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc, tận tụy, trung thành
của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, theo phong cách Hồ Chí
Minh.
d/ Tư tưởng tấm gương Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững
mạnh, là đạo đức, là Văn minh
Câu 19: Ngày 07/11/2006, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Vậy, Cuộc
vận động đó được chính thức phát động từ năm nào và Hội nghị tổng kết 04 năm thực
hiện Cuộc vận động đã được tổ chức vào năm nào?
a/- Phát động năm 2006, tổng kết năm 2010.
b/- Phát động năm 2007, tổng kết năm 2010.
c/- Phát động năm 2007, tổng kết năm 2012.
4


d/- Phát động năm 2007, tổng kết năm 2011.
* Lĩnh vực công tác tổ chức:
Câu 20: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam có bao nhiêu Chương, Điều và
cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là cơ quan nào?
a/- Có 11 Chương, 48 Điều và cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại
hội đại biểu toàn quốc.
b/- Có 11 Chương, 48 Điều và cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Ban
Chấp hành Trung ương.
c/- Có 12 Chương, 48 Điều và cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại

hội đại biểu toàn quốc.
d/- Có 12 Chương, 48 Điều và cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Ban
Chấp hành Trung ương.
Câu 21: Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã ban hành Quy định về
thi hành Điều lệ Đảng, đó là Quy định số mấy?
a/- Quy định số 45-QĐ/TW, ngày 01 tháng 11 năm 2011.
b/- Quy định số 46-QĐ/TW, ngày 01 tháng 11 năm 2011.
c/- Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01 tháng 11 năm 2011.
d/ Quy định số 23- QĐ/TW, ngày 31 tháng 10 năm 2006.
Câu 22: Đảng viên có bao nhiêu quyền, nhiệm vụ, được quy định tại Điều
mấy trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
a/- Có 4 quyền, 4 nhiệm vụ, được quy định tại Điều 3, Điều 4 trong Điều lệ
Đảng Cộng sản Việt Nam.
b/- Có 4 quyền, 4 nhiệm vụ, được quy định tại Điều 2, Điều 3 trong Điều lệ
Đảng Cộng sản Việt Nam.
c/- Có 4 quyền, 3 nhiệm vụ, được quy định tại Điều 3, Điều 4 trong Điều lệ
Đảng Cộng sản Việt Nam.
d/- Có 3 quyền, 4 nhiệm vụ, được quy định tại Điều 2, Điều 3 trong Điều lệ
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 23: Đảng viên dự bị không có quyền nào sau đây:
a/- Được biểu quyết, ứng cử, đề cử và bầu vào cơ quan lãnh đạo các cấp.
b/- Được thông tin và thảo luận các vấn đề Cương lĩnh chính trị; Điều lệ
Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
c/- Được phê bình, chất vấn hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên ở
mọi cấp trong phạm vi tổ chức.
d/- Được trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác
hoặc thi hành kỷ luật.
Câu 24: Tổ chức cơ sở đảng có bao nhiêu nhiệm vụ, được quy định tại
Điều mấy, Chương mấy trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
a/- Có 5 nhiệm vụ, được quy định tại Điều 23, Chương IV trong Điều lệ

Đảng Cộng sản Việt Nam.
5


b/- Có 5 nhiệm vụ, được quy định tại Điều 22, Chương IV trong Điều lệ
Đảng Cộng sản Việt Nam.
c/- Có 5 nhiệm vụ, được quy định tại Điều 23, Chương V trong Điều lệ
Đảng Cộng sản Việt Nam.
d/- Có 5 nhiệm vụ, được quy định tại Điều 24, Chương V trong Điều lệ
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 25- Những trường hợp cấp ủy cấp dưới phải báo cáo và được cấp ủy
cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện.
a/- Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ 30 đảng viên; lập chi bộ
trực thuộc đảng ủy cơ sở có hơn 30 đảng viên.
b/- Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở.
c/- Cả a và b đều đúng.
d/- Cả a và b đều sai.
Câu 26: Người được xét kết nạp lại vào Đảng phải có đủ các điều kiện
sau nào sau đây:
a/- Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng quy định tại Điều
1 Điều lệ Đảng.
b/- Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự ở
mức ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích), làm đơn
xin kết nạp lại vào Đảng.
c/ Phải được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng
ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét,
quyết định.
d/- Cả a, b và c.
Câu 27: Thông thường người giới thiệu quần chúng ưu tú vào Đảng
trong cùng một đơn vị thuộc đảng bộ, chi bộ cơ sở phải là:

a/- Đảng viên cùng công tác với người được giới thiệu vào Đảng 12
tháng trở lên.
b/- Đảng viên chính thức, cùng công tác với người được giới thiệu vào
Đảng 06 tháng trở lên.
c/- Đảng viên chính thức, cùng công tác với người được giới thiệu vào
Đảng 12 tháng trở lên.
d/- Đảng viên cùng công tác với người được giới thiệu vào Đảng 06
tháng trở lên.
Câu 28: Người xin vào Đảng là Đoàn viên thanh niên phải được:
a/- 02 đảng viên chính thức, BCH đoàn cơ sở và BCH công đoàn cơ sở
giới thiệu.

6


b/- 01 đảng viên chính thức, BCH đoàn cơ sở và BCH công đoàn cơ sở
giới thiệu.
c/- 02 đảng viên chính thức và BCH đoàn cơ sở giới thiệu.
d/- 01 đảng viên chính thức và BCH đoàn cơ sở giới thiệu.
Câu 29: Thủ tục lấy ý kiến của tổ chức Đảng, đoàn thể đối với người xin
vào đảng, nội dung nào sau đây không đúng:
a/- Nơi làm việc: BCH các tổ chức đoàn thể thuộc phạm vi lãnh đạo của
Chi bộ.
b/- Nơi ở: Lấy ý kiến của các tổ chức đoàn thể nơi cư trú.
c/- Chỉ lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú.
d/- Cả a,b, c đều sai
Câu 30: Nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định kết nạp
đảng viên, công nhận đảng viên chính thức và xoá tên đảng viên khi:
a/- Có 1/2 số đảng viên trở lên đồng ý.
b/- Có 1/2 số đảng viên chính thức trở lên đồng ý.

c/- Có 2/3 số đảng viên chính thức trở lên đồng ý.
c/- Có 3/4 số đảng viên trở lên đồng ý.
Câu 31: Thời hạn chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp đảng viên.
a/- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận quyết định.
b/- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận quyết định.
c/- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định.
d/- Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết .
Câu 32: Tại thời điểm xét tặng Huy hiệu Đảng, đảng viên bị kỷ luật về
Đảng từ hình thức cảnh cáo trở lên thì chưa được xét tặng, sau thời gian bao lâu
nếu sửa chữa tốt khuyết điểm sẽ được xét tặng Huy hiệu Đảng.
a/ Sau 6 tháng đối với kỷ luật cảnh cáo.
b/ Sau 1 năm đối với kỷ luật cách chức.
c/ Cả a và b đều đúng.
d/- Cả a,b đều sai.
Câu 33: Đảng viên bị bệnh nặng được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng
thời gian xét tặng sớm không được quá:
a/ 3 tháng so với thời gian quy định.
b/ 6 tháng so với thời gian quy định.
c/ 9 tháng so với thời gian quy định.
d/ 12 tháng so với thời gian quy định.
Câu 34: Quy trình xét phát Thẻ đảng viên:
a/ Sau khi được công nhận đảng viên chính thức.
b/ Sau 6 tháng đối với kỷ luật cảnh cáo.
c/ Sau 12 tháng đối với kỷ luật cách chức.
7


d/ Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 35: Trường hợp nào sau đây chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm
quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên:

a/ Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm
không có lý do chính đáng.
b/ Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên.
c/ Đảng viên 2 năm liền vi phạm tư cách đảng viên.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 36: Các loại giấy giới thiệu sinh hoạt đảng gồm có:
a/- Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức “Loại 10 ô” và giấy giới thiệu
sinh hoạt đảng tạm thời “Loại 8 ô”.
b/- Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng ra ngoài nước “Loại 2 ô” và giấy giới
thiệu sinh hoạt đảng nội bộ “Loại 5 ô”.
c/- Cả a và b đều đúng.
d/- Cả a và b đều sai.
Câu 37: Chuyển sinh hoạt đảng chính thức (cắt khỏi đảng số của đảng
bộ) ở trong nước trong các trường hợp nào:
a/- Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang đơn
vị khác, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, phục viên hoặc thay đổi nơi cư trú lâu dài.
b/- Đảng viên đi công tác biệt phái hoặc đến làm hợp đồng không thời
hạn từ 12 tháng trở lên ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và hội
quần chúng.
c/- Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định cho đi học thời gian
dưới 24 tháng.
d/- Cả a và b đều đúng.
Câu 38: Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời (không cắt đảng số ở đảng bộ)
trong các trường hợp nào sau đây:
a/- Đảng viên đi công tác, làm việc (kể cả cử đi biệt phái) ở trong nước
thời gian từ 3 tháng đến dưới 24 tháng.
b/- Đảng viên là cán bộ, công nhân viên ở các doanh nghiệp, là xã viên
các hợp tác xã vì không có việc làm phải về nơi cư trú nghỉ chờ việc làm... trong
thời gian từ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
c/- Đảng viên được cử đi học ở các trường trong nước từ 3 tháng đến 24

tháng, sau đó lại trở về đơn vị cũ.
d/- Cả a, b, c đều đúng.
Câu 39: Đảng viên giới thiệu người vào Đảng.
a/- Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12
tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi
lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
8


b/- Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ cơ sở
khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục thì chi bộ phân công đảng
viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng
viên đó cùng công tác, lao động, học tập với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).
c/- Cả a và b đều đúng.
d/- Cả a và b đều sai.
Câu 40: Sau bao nhiêu tháng kể từ khi người vào Đảng được cấp giấy
chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề
nghị kết nạp, thì phải học lại.
a/ 24 tháng.
b/ 36 tháng.
c/ 60 tháng.
d/ 70 tháng.
Câu 41: Nghị quyết Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015
đề ra chỉ tiêu phấn đấu kết nạp đảng viên:
a/ 400.
b/ 450 trở lên.
c/ 500 trở lên.
d/ 600 trở lên.
Câu 42: Nhiệm vụ nào sau đây không phải của Đoàn Chủ tịch trong tổ
chức điều hành và giúp việc Đại hội Đảng:

a/ Báo cáo với đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để đại hội xem xét,
biểu quyết công nhận.
b/ Điều hành công việc của của Đại hội theo chương trình, quy chế làm việc
đã được đại hội biểu quyết thông qua;
c/ Phân công thành viên Đoàn Chủ tịch điều hành các phiên họp của đại
hội; chuẩn bị nội dung để đại hội thảo luận, biểu quyết; lãnh đạo, điều hành các
hoạt động của đại hội.
d/ Điều hành việc bầu cử theo quy định của Bộ Chính trị.
Câu 43: Đại hội đảng bộ, nội dung nào sau đây không thực hiện trong
phiên trù bị:
a/ Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu.
b/ Thông qua nội quy, chương trình làm việc của đại hội, quy chế làm việc.
c/ Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua.
d/ Thông qua Quy chế bầu cử, hướng dẫn sinh hoạt của đại biểu.
Câu 44: Cấp ủy khóa mới điều hành công việc từ khi nào:
a/ Ngay sau khi Đại hội công bố kết quả bầu cử.
b/ Khi nhận được quyết định chuẩn y của cấp ủy có thẩm quyền.
c/ Sau khi bàn giao cấp ủy mới và cấp ủy cũ.
d/ Cả a,b,c đều sai.
9


Câu 45: Việc kết nạp vào Đảng đối với người có đạo thực hiện theo văn
bản nào sau đây:
a/- Quy định 123-QĐ/TW, ngày 28 tháng 9 năm 2004 của Bộ Chính trị
khóa IX và Hướng dẫn số 40-HD/BTCTW, ngày 08 tháng 4 năm 2005 của Ban Tổ
chức Trung ương.
b/- Quy định số 127-QĐ/TW, ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Ban Bí thư
khóa IX và Hướng dẫn số 41-HD/BTCTW, ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Ban Tổ
chức Trung ương.

c/- Thông tri số 06-TT/TW, ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Ban Bí thư
khóa IX và Hướng dẫn số 42-HD/BTCTW, ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Ban Tổ
chức Trung ương.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 46: Các nội dung nhiệm vụ nào sau đây, đảng viên khi ra nước ngoài
phải thực hiện:
a/ Đảng viên khi ra nước ngoài phải tuân thủ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt
Nam, luật pháp nước ta và nước sở tại.
b/ Nâng cao cảnh giác, kịp thời đấu tranh với những hoạt động chia rẽ,
chống đối của các thế lực thù địch.
c/ Đảng viên được nước ngoài dự định tặng huân chương, giải thưởng, học
hàm, học vị… hoặc bố trí làm thành viên một tổ chức của họ ngoài hiệp định hợp tác
giữa hai nhà nước, phải báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền của ta xem xét, quyết định.
d/ Câu a, b và c đều đúng.
Câu 47: Thẩm tra, xác minh về lý lịch của người vào Đảng gồm:
a/- Quê quán của Người vào Đảng và người thân (cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ
(chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của
người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ).
b/- Nơi cư trú của Người vào Đảng và người thân (cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ
(chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của
người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ).
c/ Cả a, b đều đúng.
d/ Cả a, b đều đúng.
Câu 48: Thẩm quyền kết luận về chính trị nội bộ đối với cán bộ, đảng viên
có vấn đề cần xem xét về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay:
a/ Cấp uỷ cơ sở.
b/ Cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền kết nạp và khai trừ đảng viên.
c/ Ban Thường vụ huyện uỷ và tương đương trở lên.
d/ Câu a, b và c đều đúng.
Câu 49: Thẩm quyền khen thưởng của cấp ủy cơ sở:

a/ Tặng Giấy khen cho đảng viên đạt tiêu chuẩn “đảng viên đủ tư cách hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ” trong năm.
10


b/ Tặng Giấy khen cho đảng viên đạt tiêu chuẩn “đảng viên đủ tư cách hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ” 3 năm liền.
c/ Tặng Bằng khen cho đảng viên đạt tiêu chuẩn “đảng viên đủ tư cách hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ” 5 năm liền.
d/ Tặng Bằng khen khen cho đảng viên đạt tiêu chuẩn “đảng viên đủ tư
cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 3 năm liền.
* Lĩnh vực công tác Văn phòng:
Câu 50: Theo đồng chí, Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định về
đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể được thông qua
ở đâu?
a. Đại hội.
b. Hội nghị cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp.
c. Hội nghị đảng viên.
d. Cả a,b,c.
Câu 51: Theo Hướng dẫn số 11 –HD/VPTW ngày 28/5/2004 của Văn phòng
Trung ương Đảng “về thể thức văn bản của Đảng”: Ký hiệu văn bản gồm 2 nhóm

chữ viết tắt của tên thể loại văn bản và tên cơ quan (hoặc liên cơ quan) ban hành
văn bản, được trình bày như thế nào?
a/ Giữa số và ký hiệu có dấu gạch ngang nối (-), giữa tên loại văn bản và
tên cơ quan có dấu gạch chéo (/).
b/ Giữa số và ký hiệu có dấu gạch chéo (/), giữa tên loại văn bản và tên cơ
quan có dấu gạch ngang nối (-).
c/ Giữa số và ký hiệu có khoảng trắng (không có dấu gạch), giữa tên loại
văn bản và tên cơ quan có dấu gạch ngang chéo (/).

d/ Giữa số và ký hiệu có khoảng trắng (không có dấu gạch), giữa tên loại
văn bản và tên cơ quan có dấu gạch ngang nối (-).
Câu 52: Theo Hướng dẫn số 11 –HD/VPTW ngày 28/5/2004 của Văn
phòng Trung ương Đảng “về thể thức văn bản của Đảng”: Văn bản được đánh
máy hoặc in trên giấy trắng có kính thước 210 x 297 mm (tiêu chuẩn A4) sai số
cho phép  2; vùng trình bày văn bản (văn bản một mặt hoặc văn bản trình
bày mặt trước) như thế nào?
a/ Cách mép trên trang giấy: 20 mm, cách mép dưới trang giấy: 20
mm, cách mép trái trang giấy: 35 mm, cách mép phải trang giấy: 15 mm.
b/ Cách mép trên trang giấy: 25 mm, cách mép dưới trang giấy: 25 mm,
cách mép trái trang giấy: 30 mm, cách mép phải trang giấy: 10 mm.
c/ Cách mép trên trang giấy: 25 mm, cách mép dưới trang giấy: 25 mm,
cách mép trái trang giấy: 35 mm, cách mép phải trang giấy: 15 mm.

11


d/ Cách mép trên trang giấy: 20 mm, cách mép dưới trang giấy: 20 mm,
cách mép trái trang giấy: 30 mm, cách mép phải trang giấy: 10 mm.

Câu 53: Theo Hướng dẫn số 11 –HD/VPTW ngày 28/5/2004 của Văn phòng
Trung ương Đảng “về thể thức văn bản của Đảng”: Phần nội dung văn bản, font và

cỡ chữ thống nhất trong Đảng:
a/ Font chữ: Vnitimes, cỡ chữ 12.
b/ Font chữ : Time New Roman, cỡ chữ 12.
c/ Font chữ : Vnitimes, cỡ chữ 14.
d/ Font chữ : Time New Roman, cỡ chữ 14.
Câu 54: Những « đột phá » được nêu trong Phương hướng và mục tiêu của
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ X, cụ thể là:

a/ Đột phá về kinh tế trong công nghiệp khai khoáng và năng lượng.
b/ Đột phá trong công nghiệp chế biến và ứng dụng nông nghiệp công nghệ
cao.
c/ Đột phá trong dịch vụ và du lịch.
d/ Cả a,b,c.
Câu 55: Những « tập trung » được nêu trong Phương hướng và mục tiêu của
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ X, cụ thể là:
a/ Tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực.
b/ Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và đô thị hạt nhân.
c/ Tập trung thu hút đầu tư.
d/ Cả a,b,c.
Câu 56: Nội dung nào không phải là một đề mục của phần Kết quả lãnh đạo
thực hiện nhiệm vụ công tác tháng của chi bộ, đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Khối
(nêu trong Biểu mẫu báo cáo định kỳ hàng tháng)?
a/ Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
b/ Công tác xây dựng Đảng (công tác chính trị tư tưởng; việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và
đảng viên; công tác kiểm tra, giám sát).
c/ Lãnh đạo các đoàn thể.
d/ Lãnh đạo nền quốc phòng, an ninh.
Câu 57: Nghị quyết số 02 –NQ/ĐUK ngày 07/10/2011 của Đảng ủy Khối
các cơ quan tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị đề ra bao nhiêu chỉ tiêu cụ thể?
a/ có 3 chỉ tiêu cụ thể ;
b/ có 4 chỉ tiêu cụ thể ;
c/ có 5 chỉ tiêu cụ thể ;
d/ có 6 chỉ tiêu cụ thể.

12



Câu 58: Nghị quyết số 04 –NQ/ĐUK ngày 13/01/2012 của Đảng ủy Khối
các cơ quan tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của TCCS đảng Khối các cơ quan tỉnh
trong thực hiện cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra bao nhiêu
nhiệm vụ, bao nhiêu giải pháp?
a/ Có 4 nhiệm vụ, 4 giải pháp ;
b/ Có 4 nhiệm vụ, 6 giải pháp ;
c/ Có 6 nhiệm vụ, 6 giải pháp ;
d/ Có 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp.
Câu 59: Chỉ tiêu phấn đấu về TCCS đảng trực thuộc trong sạch, vững mạnh
hàng năm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh lần thứ II, nhiệm
kỳ 2011 – 2015 đề ra đạt bao nhiêu phần trăm (%)?
a/ Từ 75 % TCCS đảng trực thuộc trở lên ;
b/ Từ 82 % TCCS đảng trực thuộc trở lên ;
c/ Từ 85 % TCCS đảng trực thuộc trở lên ;
d/ Từ 90 % TCCS đảng trực thuộc trở lên.
Câu 60: Chỉ tiêu phấn đấu về đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ
hàng năm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh lần thứ II, nhiệm
kỳ 2011 – 2015 đề ra đạt bao nhiêu phần trăm (%)?
a/ Từ 80 % đảng viên trở lên ;
b/ Từ 85 % đảng viên trở lên ;
c/ Từ 90 % đảng viên trở lên ;
d/ Từ 95 % đảng viên trở lên.
Câu 61: Nguồn kinh phí của chi bộ, đảng bộ gồm:
a/ Thu đảng phí ;
b/ Ngân sách nhà nước cấp ;
c/ Nguồn kinh phí khác ;
d/ Cả a,b,c.
Câu 62: Theo Công văn số 141-CV/VPTW/nb ngày 17/3/2011 của Văn
phòng Trung ương Đảng về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 324 –QĐ/TW

ngày 28/12/2010 quy định về chế độ đảng phí thì đảng viên trong các cơ quan hành
chính, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp
đóng đảng phí hằng tháng bằng bao nhiêu ?
a/ Bằng 2% tiền lương và các khoản phụ cấp tính đóng BXHX, tiền công ;
b/ Bằng 1,5 % tiền lương và các khoản phụ cấp tính đóng BXHX, tiền công ;
c/ Bằng 1 % tiền lương và các khoản phụ cấp tính đóng BXHX, tiền công ;
d/ Bằng 0,5 % tiền lương và các khoản phụ cấp tính đóng BXHX, tiền công.
Câu 63: Theo quy định, người nào chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức quản
lý, sử dụng kinh phí hoạt động công tác Đảng của tổ chức Đảng cấp mình?
a/ Đồng chí Bí thư ;
b/ Đồng chí Phó Bí thư ;
13


c/ Cử một đảng viên ;
d/ Tập thể cấp ủy.
Câu 64: Chế độ phụ cấp cho ủy viên ban chấp hành đảng bộ, chi bộ cấp xã
và tương đương là bao nhiêu?
a/ Hưởng hệ số 0,5 mức lương tối thiểu
b/ Hưởng hệ số 0,4 mức lương tối thiểu
c/ Hưởng hệ số 0,3 mức lương tối thiểu
d/ Hưởng hệ số 0,2 mức lương tối thiểu
Câu 65: Phụ cấp cho cán bộ làm công tác tổng hợp báo cáo, thu nộp Đảng
phí là bao nhiêu?
a/ Hưởng mức 0,4 mức lương tối thiểu/người/tháng
b/ Hưởng mức 0,3 mức lương tối thiểu/người/tháng
c/ Hưởng mức 0,2 mức lương tối thiểu/người/tháng
d/ Hưởng mức 0,1 mức lương tối thiểu/người/tháng
Câu 66: Tài liệu chuẩn bị đại hội gồm những tài liệu gì
a/Tài liệu chỉ đạo hướng dẫn chung về công tác đại hội,

b/ Tài liệu về chuẩn bị văn kiện,
c/Tài liệu về chuẩn bị nhân dự BCH khoá mới.
d/ Tất cả các loại tài liệu trên.
Câu 67: Văn bản tài liệu về nâng lương, chuyển ngạch lương cho cán bộ, tài
liệu về đề bạt bổ nhiệm cán bộ, tài liệu về tiếp nhận thuyên chuyển cán bộ thời gian
lưu trữ bao nhiêu năm.
a/ 60 năm
b/ 70 năm
c/ 80 năm
d/ 90 năm
Câu 68: Các loại báo cáo sau đây báo cáo nào được lưu trữ vĩnh viễn
a/ Báo cáo tuần,
b/ Báo cáo công tác tháng, 6 tháng,
c/ Báo cáo công tác năm, báo cáo chuyên đề,
d/ Không có loại báo cáo nào.
* Lĩnh vực Công tác kiểm tra:
Câu 69: Tư tưởng chỉ đạo công tác kiểm tra của Đảng là gì?
a/ Tư tưởng chỉ đạo công tác kiểm tra của Đảng là chủ động và hiệu quả.
b/ Tư tưởng chỉ đạo công tác kiểm tra của Đảng là chủ động và giáo dục
c/ Tư tưởng chỉ đạo công tác kiểm tra của Đảng là chủ động, chiến đấu, giáo
dục và hiệu quả.
d/ Cả a, b, c đều sai.
Câu 70: Thời hạn giải quyết tố cáo.
a/ Chậm nhất 60 ngày làm việc đối với cơ sở.
14


b/ Chậm nhất 90 ngày làm việc đối với cơ sở.
c/ Chậm nhất 180 ngày làm việc đối với cơ sở.
d/ Cả a, b, c đều đúng.

Câu 71: Tổ chức đảng nào dưới đây không có thẩm quyền thi hành kỷ luật
đảng viên.
a/ Chi bộ cơ sở.
b/ Đảng ủy cơ sở .
c/ Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 72: Đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng trong các thời gian nào sau đây thì
phải xem xét, xử lý kỷ luật?
a/ Đảng viên đang trong thời gian dự bị.
b/ Đảng viên đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản.
c/ Đảng viên mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức, bị
ốm (đau) điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật xác nhận.
d/ Cả a,b,c đều đúng.
Câu 73: Nguyên tắc giám sát trong Đảng?
a/ Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát của Đảng.
b/ tổ chức đảng cấp trên được quyền giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng
viên.
c/ Đảng viên được tham gia giám sát theo sự phân công của tổ chức đảng có
thẩm quyền.
d/ Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát của Đảng; tổ chức đảng cấp
trên được quyền giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên; Đảng viên được
tham gia giám sát theo sự phân công của tổ chức đảng có thẩm quyền.
Câu 74: Thế nào là công tác kiểm tra của Đảng?
a/ Công tác kiểm tra của Đảng là hoạt động của Đảng, được tiến hành đối với
tổ chức Đảng và đảng viên.
b/ Công tác kiểm tra của Đảng nhằm nắm vững tình hình; nhận xét, đánh giá
việc chấp hành các quy định, quyết định của Đảng;
c/ Công tác kiểm tra của Đảng nhằm xác định sự đúng đắn hay vi phạm của
các hành vi có liên quan đến kỷ cương, kỷ luật của Đảng.

d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 75: Sự khác nhau giữa công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh
tra của Nhà Nước như thế nào? Câu trả lời đúng và đủ là:
a/ Công tác kiểm tra của Đảng thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng,
Còn công tác thanh tra của Nhà Nước thực hiện theo Luật Dân sự.
b/ Đối tượng thanh tra là công dân, còn đối tượng của kiểm tra đảng là đảng
viên.
15


c/ Công tác kiểm tra của Đảng thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng,
Còn công tác thanh tra của Nhà Nước thực hiện theo Luật Dân sự; đối tượng thanh
tra là công dân, còn đối tượng của kiểm tra đảng là đảng viên.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 76: Phương pháp tiến hành công tác kiểm tra của Đảng là gì:
a/ Giữ đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đúng tính chất công tác
đảng; không được sử dụng các phương pháp của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
b/ Dựa vào tổ chức đảng; tinh thần tự giác tự phê bình và phê bình của tổ
chức và đảng viên; phát huy trách nhiệm xây dựng đảng của quần chúng;
c/ Làm tốt công tác thẩm tra, xác minh; kết hợp công tác kiểm tra của Đảng
với công tác thanh tra của Nhà Nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra của các
đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp và phối hợp các ban, ngành, các cấp có liên
quan.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu hỏi 77: Quyền của tổ chức đảng và đảng viên được giám sát?
a/ Đưa ra các bằng chứng chứng minh các nội dung được giám sát đối với
mình.
b/ Đề nghị chủ thể giám sát xem xét lại nhận xét, đánh giá hoặc các yêu cầu
quyết định đối với mình, nếu thấy chưa dungd, chưa chính xác, chưa thỏa đáng.
c/ Được quyền báo cáo với tổ chức đảng cấp trên nếu thấy việc giám sát

không đúng nội dung, yêu cầu, trách nhiệm của chủ thể giám sát hoặc người
giám sát có hành vi, việc làm không đúng khi thực hiện nhiệm vụ giám sát.
d/ cả ba câu a, b, c, đều đúng
Câu 78: Thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với đảng viên được quy định tại
Điều nào trong điều lệ Đảng khóa XI?
a/ Điều 36.
b/ Điều 37.
c/ Điều 38.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 79: Thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng được quy định tại
Điều nào trong điều lệ Đảng khóa XI?
a/ Điều 35.
b/ Điều 36.
c/ Điều 37.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 80: Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên bị truy tố, tạm
giam để giải quyết theo quy định của pháp luật, bao nhiêu là đúng theo thời gian
dưới đây?
a/ 30 ngày làm việc
b/ 60 ngày làm việc
16


c/ 90 ngày làm việc
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 81: Tổ chức Đảng nào trong các tổ chức sau đây có quyền khai trừ, xoá
tên đảng viên?
a/ Chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở.
b/ Ủy ban kiểm tra Đảng bộ cơ sở.
c/ Các tổ chức Đảng được giao thẩm quyền xem xét kết nạp đảng viên.

d/ Cả a, b, c, đều đúng
Câu 82: Những tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật của Đảng, theo đồng chí là
tình tiết nào dưới đây?
a/ Chủ động báo cáo hành vi của mình, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm.
b/ Chủ động báo cáo, cung cấp thông tin, phản ánh về những người cùng vi
phạm.
c/ Chủ động khắc phục hậu quả vi phạm và tích cực tham gia ngăn chặn hành
vi vi phạm; tự giác bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
d/ Cả a, b, c đều đúng
Câu 83: Những tình tiết tăng nặng mức kỷ luật của Đảng, theo đồng chí là
tình tiết nào dưới đây?
a/ Đã được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhắc nhở, giáo dục mà không sửa
chữa khuyết điểm, vi phạm.
b/ Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm của mình mà còn quanh co, che
giấu vi phạm.
c/ Bao che cho người cùng vi phạm; trù dập, trả thù người thẳng thắn đấu
tranh, tố cáo vi phạm hoặc cung cấp chứng cứ vi phạm.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 84: Những vi phạm nào của Đảng viên dưới đây phải áp dụng hình thức
khai trừ về Đảng?
a/ Đảng viên sinh con thứ 3.
b/ Đảng viên sinh con thứ 4.
c/ Đảng viên sinh con thứ 5.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 85: Đảng viên sau khi bị thi hành kỷ luật về Đảng, trong thời hạn bao
nhiêu ngày kể từ khi công bố kết quyết định kỷ luật thì cấp ủy phải chỉ đạo tiến
hành xem xét kỷ luật về hành chính và đoàn thể (nếu có).
a/ 30 ngày.
b/ 50 ngày.
c/ 60 ngày.

d/ 70 ngày.
Câu 86: Những vấn đề nào dưới đây đảng viên không được làm?

17


a/ Kích động chống Đảng, chống Nhà nước, chống chế độ, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
b/ Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, phát tán các tác phẩm, công trình văn học,
nghệ thuật không lành mạnh dưới mọi hình thức.
c/ Phát tán bài viết, hồi ký không đúng sự thật dưới mọi hình thức.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 87: Thời hạn khiếu nại kỷ luật đảng viên.
a/ 30 ngày làm việc.
b/ 60 ngày làm việc.
c/ 90 ngày làm việc.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 88: Trước khi sinh hoạt để kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết hội
nghị lần thứ 4, BCH Trung ương Đảng (Khóa XI), thì Đảng ủy cơ sở lấy ý kiến gợi
ý của tổ chức, cá nhân nào sau đây.
a/ Tổ chức đảng cấp trên trực tiếp.
b/ Tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp .
c/ các đồng chí Bí thư, Phó bí thư đã nghỉ hưu tại địa phương, sinh hoạt đảng
tại địa phương hoặc nơi nghỉ hưu tại cơ quan, đơn vị đó.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 89: Có mấy nội dung kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết hội nghị lần
thứ 4, BCH Trung ương Đảng (Khóa XI)
a/ 03 nội dung.
b/ 04 nội dung.
c/ 05 nội dung.

d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 90: Quyền của đối tượng chất vấn
a) Đề nghị chủ thể chất vấn giải thích những nội dung chất vấn chưa rõ.
b) Được chọn hình thức trả lời chất vấn theo quy định tại Điểm 3, Mục II
của Hướng dẫn này.
c) Từ chối trả lời nếu nội dung chất vấn thuộc bí mật của Đảng và Nhà
nước, những vấn đề không có nội dung và địa chỉ, không thuộc chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của tổ chức hoặc không thuộc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của
người trả lời chất vấn.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
B- CÂU HỎI TỰ LUẬN:
Thí sinh dự thi phải chuẩn bị trước ba câu “tự luận” sau; tại Hội thi Ban tổ
chức sẽ quyết định một câu để người dự thi thực hiện:
Đề 1: Nội dung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở
đảng ? Theo đồng chí và từ thực tiễn ở cơ sở đồng chí, những giải pháp để nâng
18


cao năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng trong
Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Đăk Nông hiện nay như thế nào?
Đề 2: Nội dung công tác chính trị tư tưởng của các cơ sở đảng ? Theo đồng
chí và từ thực tiễn ở cơ sở đồng chí, giải pháp để tăng cường công tác chính trị tư
tưởng, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của các
cơ sở đảng trong Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Đăk Nông hiện nay như thế nào ?
Đề 3: Nội dung phương thức hoạt động của tổ chức cơ sở đảng ? Theo đồng
chí và từ thực tiễn ở cơ sở đồng chí, giải pháp để đổi mới phương thức hoạt động
của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Đăk Nông hiện nay
như thế nào ?
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC HỘI THI
BÍ THƯ

(Đã ký)

Nguyễn Thanh Sơn

19



×