Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.95 KB, 46 trang )

Alexander Fröde
Lê Anh Tuấn

Thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng
đệm Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng,
tỉnh Quảng Bình, Việt Nam
Báo cáo tư vấn

Mục lục
Mục lục...................................................................................................................................... 1
Danh sách từ viết tắt..................................................................................................................2
Giới thiệu................................................................................................................................ 3
Các mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ban đầu về biến đổi khí hậu................................5
Biến đổi khí hậu tại Việt Nam và tại vùng dự án.....................................................................7
Vùng đệm VQG PNKB và quy hoạch phát triển của vùng....................................................12
Xem xét vấn đề BĐKH trong bối cảnh QHPTVĐ..................................................................12
Các kết luận về Phân tích Biến đổi khí hậu vì sự phát triển..................................................13
Các ý kiến đề xuất................................................................................................................ 24
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................... 30
Phụ lục 1: Các đề xuất điều chỉnh nội dung của QHPTVĐ.......................................................32
Phụ lục 2: Các bước phân tích BĐKH vì sự phát triển trong QHPTVĐ....................................36
Phụ lục 3: Chương trình làm việc của đợt tư vấn.....................................................................38

1


Danh sách từ viết tắt
ADB
BĐKH
BMZ
Bộ TNMT


CHDCND Lào
CMOP

CTMTQG-ƯPBĐKH
DRAGON
FFI
GIZ
GRaBS
GTZ
IPCC
ISPONRE
IUCN
KfW
moSEDP
NN&PTNT
Nhóm HTPTVĐ
ODA
PES
PRA
QHPTVĐ
UNDP
VDP/CDP
VQG PNKB
WB
WWF

Ngân hàng Phát triển châu Á
Biến đổi khí hậu
Bộ Hợp tác và phát triển kinh tế Liên bang Đức
Bộ Tài nguyên - Môi trường

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Lập kế hoạch định hướng thị trường cấp xã
Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu
Mạng lưới Nghiên cứu đồng bằng và quan trắc toàn cầu (còn gọi là
Viện biến đổi khí hậu)
Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế
Tổ chức hợp tác quốc tế Đức
Dự án thích ứng không gian xanh cho các đô thị và thành phố sinh thái
Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (nay là GIZ)
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Viện chiến lược và chính sách về tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế
Ngân hàng tái thiết Đức
Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng thị trường
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhóm Hỗ trợ phát triển vùng đệm
Hỗ trợ phát triển chính thức
Chi trả dịch vụ môi trường
Đánh giá nông thôn có sự tham gia
Quy hoạch phát triển vùng đệm (theo định hướng bảo tồn)
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Lập kế hoạch phát triển thôn bản/xã
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Ngân hàng Thế giới
Quỹ động vật hoang dã thế giới

2


Giới thiệu

Việt Nam được xem là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bất lợi nhất do biến đổi
khí hậu (theo tài liệu của: Peter và Greet, 2008; Dasgupta và đồng sự, 2009; Ủy ban
liên chính phủ về biến đổi khí hậu - IPCC, 2007; Chương trình phát triển Liên hợp
quốc - UNDP, 2007; Ngân hàng thế giới - WB, 2007; Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, 1994). Theo Viện chiến lược và chính sách về tài nguyên thiên nhiên và môi
trường (ISPONRE 2009), trong suốt 50 năm qua, nhiệt độ bề mặt trung bình hàng
năm của Việt Nam đã tăng xấp xỉ 0.5 - 0.7°C trong khi mực nước biển dọc bờ biển đã
tăng xấp xỉ 20 cm. Các hiện tượng El-Nino và La Nina đã gây ra những tác động ngày
càng bất lợi cho Việt Nam. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã dẫn đến sự xuất hiện của các
hiện tượng thiên tai ngày càng khốc liệt hơn và/hoặc thường xuyên hơn, đặc biệt
những cơn bão lốc, lũ lụt và hạn hán ngày càng nhiều ở Việt Nam. Nhìn chung, biến
đổi khí hậu đã có những tác động nặng nề lên lĩnh vực nông nghiệp và quản lý nguồn
nước của Việt Nam. Cùng với vấn đề nghèo đói và việc thiếu năng lực để khắc phục
những tác động của đói nghèo, một loạt các ngành kinh tế và các vùng địa lý đã, đang
và sẽ bị ảnh hưởng bởi BĐKH. Các kết quả dự đoán cho thấy rằng mực nước biển
tăng lên 1m sẽ ảnh hưởng khoảng 11% dân số của Việt Nam, gần 5% đất vùng duyên
hải sẽ bị nhấn chìm và sẽ thiệt hại khoảng 10% GDP của cả nước.
Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ về việc đấu tranh chống lại BĐKH, ví dụ như
ký kết Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, thông qua Chương
trình mục tiêu quốc gia về thích ứng biến đổi khí hậu và gần đây là việc thông báo về
các kịch bản Biến đổi khí hậu và tăng mực nước biển ở Việt Nam. Nhận thấy những
tác động dài hạn, có thể xảy ra và trên phạm vi không gian rộng của BĐKH, Việt Nam
đã hướng đến việc phát triển những chính sách dài hạn và tầm nhìn rõ ràng gắn với
các nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH. Việt Nam đã thể hiện ngày
càng rõ hơn tầm quan trọng của việc lồng ghép các giải pháp thích ứng BĐKH vào
chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải cố
gắng nỗ lực do thiếu số liệu về BĐKH, thiếu chiến lược, ngân sách, nguồn nhân lực và
kinh nghiệm để xây dựng những phương án thích ứng dài hạn và bền vững.
Khu vực duyên hải miền Trung với điều kiện địa lý phức tạp sẽ là một trong những
vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất do BĐKH. Tỉnh Quảng Bình là một tỉnh nằm ở Bắc

Trung Bộ của Việt Nam, kéo dài từ 16,055' đến 18,005' vĩ độ Bắc và từ 105,037' đến
107,000' kinh độ đông. Tỉnh Quảng Bình giáp với tỉnh Hà Tĩnh ở phía Bắc, tỉnh Quảng
Trị ở phía Nam, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào ở phía Tây và
biển Đông ở phía Đông (Hình 1).
Tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.051,8 km 2 và dân số 831.600 người (2007).
Địa hình của Quảng Bình rất hẹp và dốc từ Tây sang Đông, núi và đồi chiếm 85% diện
tích nằm tập trung ở phía tây. Gió Tây Nam thổi mạnh qua dãy núi Trường Sơn, vùng
biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào, dẫn đến thời tiết nóng và khô vào mùa hè.
Tỉnh có những bãi biển duyên hải cát trắng trải dài dọc theo bờ biển. Có 5 con sông
chính ở tỉnh Quảng Bình đó là sông Ròn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và
sông Nhật Lệ. Có nhiều sông ngầm chảy qua những ngọn núi đá vôi và chưa có số
liệu chính xác về độ dài của những con sông này. Hầu hết những con sông và suối ở
tỉnh Quảng Bình đều ngắn và dốc, do vậy những con sông và suối này chảy mạnh và
nhanh vào mùa mưa.
3


Tỉnh Quảng Bình được nhiều người biết đến với một số địa điểm tự nhiên đẹp ví dụ
như Động Phong Nha, động Tiên Sơn, bãi biển Nhật Lệ, bãi biển Đá Nhảy và suối
nước nóng Bang. Quảng Bình rất tự hào khi Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(VQG PNKB) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. VQG PNKB
nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Bình, trên địa bàn thuộc các huyện Bố Trạch, Minh
Hoá và Quảng Ninh (Hình 2). VQG PNKB là một khu vực núi đá vôi tiếp giáp với Khu
bảo tồn đa dạng sinh học Hin Namno thuộc tỉnh Khăm Muộn, Lào ở phía Tây. Khu vực
VQG PNKB chiếm hơn 3.000 km2 (vùng lõi VQG PNKB chiếm diện tích 85.754 ha và
vùng đệm 225.000 ha), chiếm hơn 1/3 diện tích lãnh thổ tỉnh Quảng Bình và giáp với
vùng núi đá vôi Hin Namno chiếm khoảng 2.000 km 2 diện tích của tỉnh Khăm Muộn.

Hình 1 Bản đồ hành chính Quảng Bình
(Nguồn: />

Dự án Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng được phối thực hiện giữa UBND tỉnh Quảng Bình phía
Việt Nam và GIZ, KfW từ phía Đức. Chủ Dự án là UBND tỉnh Quảng Bình. Dự án được cấp
vốn thông qua chính quyền cấp tỉnh phía Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Đức và GIZ. Vùng

dự án đề xuất bao gồm vùng lõi gồm VQG PNKB và thêm hai khu vực rừng tự nhiên
hy vọng sẽ từng bước được gộp vào VQG PNKB. Vùng dự án còn bao gồm diện tích
khác rộng 31.070 ha và 225.000 ha diện tích vùng đệm bao gồm phần diện tích của 13
xã giáp ranh của 3 huyện Bố Trạch, Minh Hoá và Quảng Ninh.
Hiện nay, đa dạng sinh học ở VQG PNKB đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn
khai thác gỗ và săn bắn trái phép. Bên cạnh đó, các tác động về BĐKH cũng đang gây
ra những tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học ở VQG PNKB. Theo dự báo, nhiệt
độ cao hơn và lượng mưa không đều có thể sẽ khiến thời gian hạn hán kéo dài và nạn
cháy rừng gia tăng. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và bảo tồn đa dạng
sinh học của VQG và nguồn tài nguyên của khu vực và sinh kế của người dân địa
phương
4


Thay mặt Bộ hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức (BMZ), Tổ chức Hợp tác
Quốc tế Đức (GIZ) thực hiện Dự án “Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài
nguyên thiên nhiên khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng”. Hai hợp phần
KfW và GIZ cùng thực hiện Dự án. Dự án được thực hiện trong 8 năm. Các tác động
can thiệp của Dự án tập trung vào mảng ngân sách và tổ chức thông qua ba hợp phần
hoạt động với sự hợp tác chặt chẽ giữa lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch.


Vườn Quốc gia (KfW chủ trì trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch)




Vùng đệm (GIZ chủ trì quá trình lập kế hoạch và KfW hỗ trợ thực hiện)



Phát triển Du lịch khu vực VQG PNKB (GIZ chủ trì quá trình lập kế hoạch và
KfW hỗ trợ thực hiện)

Dự án hỗ trợ tỉnh Quảng Bình và VQG xây dựng Quy hoạch phát triển vùng đệm
(QHPTVĐ) nhằm thực hiện hài hoà việc phát triển kinh tế bền vững và bảo tồn đa
dạng sinh học. Các bên liên quan đã có quyết định rằng quy hoạch này nên bao gồm
các tác động của BĐKH đối với khu vực này và cần có thêm các hoạt động để hỗ trợ
phát triển và bảo tồn.

Hình 2 Bản đồ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Các mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ban đầu về biến đổi khí hậu
Mục đích của Đoàn tư vấn là nhằm góp phần lồng ghép biến đổi khí hậu vào Quy
hoạch phát triển vùng đệm (QHPTVĐ) của VQG PNKB bằng cách đạt được các mục
tiêu như sau:


Phân tích sự phù hợp của BĐKH đối với QHPTVĐ và nâng cao nhận thức.



Phân tích các nguy cơ mà BĐKH gây ra đối với các mục tiêu của QHPTVĐ và
ba kế hoạch sử dụng Phương pháp Phân tích Biến đổi khí hậu vì sự phát
triển
5





Đưa ra các khuyến nghị về cách thức giảm thiểu các rủi ro và cách thức lập kế
hoạch cho những hoạt động mục tiêu nhằm thích ứng BĐKH trong vùng đệm
VQG PNKB và cách tận dụng những cơ hội có thể phát sinh thông qua BĐKH.



Đưa ra các khuyến nghị về cách thức xem xét những tác động của BĐKH một
cách có hệ thống trong quá trình phát triển và quy hoạch vùng đệm, và áp dụng
cho VQG PNKB cũng như áp dụng trong các Dự án GIZ khác về các lĩnh vực
BĐKH và quản lý nguồn tài nguyên.

Phụ lục 3 bao gồm lịch làm việc của Đoàn tư vấn. Thành viên của Đoàn bao gồm:


Ông Alexander Fröde, Tư vấn dự án cấp cao về BĐKH, Eschborn, Đức
(chuyên gia quốc tế).



Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giảng viên cấp cao, Viện Biến đổi khí hậu - Đại học Cần
Thơ (Viện DRAGON - Mekong), Việt Nam (chuyên gia trong nước).

Trong suốt thời gian làm việc của Đoàn, Phương pháp Phân tích Biến đổi khí hậu vì
sự phát triển của GIZ đã được sử dụng. Phân tích Biến đổi khí hậu vì sự phát triển là
một phương pháp lồng ghép các khía cạnh BĐKH vào lập kế hoạch phát triển.
Phương pháp này cho phép phân tích các phương pháp phát triển liên quan đến các
cơ hội và thách thức về BĐKH trong hiện tại và tương lai. Phương pháp này có thể

được áp dụng ở cấp quốc gia, khu vực, địa phương và Dự án, ở giai đoạn đầu của
công tác lập kế hoạch hoặc khi điều chỉnh lại kế hoạch. Nếu được thực hiện một cách
đúng đắn thì phương pháp này có thể tạo ra một kế hoạch hoặc đầu tư mang tính
“thích ứng với BĐKH” hơn. Phương pháp này được mô tả chi tiết trong GTZ (2010).
Đối với việc sử dụng phương pháp này trong bối cảnh Lập kế hoạch vùng đệm và bối
cảnh đa dạng sinh học của VQG PNKB, thì phương pháp này đã được điều chỉnh
một chút (“hiệu ứng bảo tồn” thay vì “hiệu ứng lý sinh”, “hiệu ứng phát triển” thay vì
“hiệu ứng kinh tế-xã hội”).
GIZ Việt Nam ở tỉnh Trà Vinh đã áp dụng phương pháp Phân tích Biến đổi khí hậu vì
sự phát triển trong quá trình thực hiện công tác lập kế hoạch định hướng thị trường
cấp xã (CMOP) và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội định hướng thị trường
(moSEDP). Phương pháp gồm 3 bước:


(1) Phân tích nhu cầu thích ứng;



(2) Chọn các phương án thích ứng có tính khả thi và



(3) Lồng ghép những phương án thích ứng được lựa chọn vào công tác lập kế
hoạch định hướng thị trường cấp xã (CMOP) và Kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội định hướng thị trường (moSEDP).

Việc sử dụng công cụ Phân tích Biến đổi khí hậu vì sự phát triển đã được thực hiện
cùng với sự phối hợp với Viện DRAGON của Đại hoc Cần Thơ năm 2009 và đã thực
hiện khảo sát nhận thức của người dân địa phương về tác động BĐKH và xây dựng
bản đồ và biểu đồ về nguy cơ BĐKH cho tỉnh Trà Vinh. Trái với Trà Vinh nơi mà các

hoạt động dựa vào các công việc chuyên sâu với cộng đồng thì một phương pháp
mang tính chuyên môn đã được thực hiện trước khi bắt đầu các hoạt động ở VQG
PNKB. Những bài học sau đây từ việc áp dụng phương pháp ở tỉnh Trà Vinh đã
được rút ra (Georg Deichert, Giám đốc GIZ Trà Vinh): sau khi kết thúc việc thực hiện
thí điểm, cho thấy việc thực hiện phương pháp này đối với cộng đồng mà không cần
sự hỗ trợ bên ngoài là rất khó khăn. Một số người cho rằng cẩm nang khá phức tạp và
6


đưa vào phân tích quá nhiều tác động của BĐKH. Chỉ có bước 6 và bước 7 của nhiệm
vụ 1 đã được lồng ghép vào những quy trình chuẩn trong quá trình lập kế hoạch cấp
xã. Vì hội thảo đánh giá được tổ chức vào tháng 12 năm 2010 nên dường như không
có thêm bất cứ hoạt động nào được thực hiện. Đồng thời Trà Vinh đã lập kế hoạch sử
dụng phương pháp này đối với các cấp khác ngoài cấp thôn bản (cấp tỉnh, huyện),
nhưng vẫn chưa được thực hiện trên thực tế. Vẫn chưa chắc chắn liệu những nội
dung liên quan đến BĐKH trong lập kế hoạch cấp thôn bản sẽ được đưa vào kế hoạch
ở những cấp cao hơn hay không. Hơn nữa, trong việc áp dụng thí điểm ở Trà Vinh,
quy trình thích ứng BĐKH đã được thực hiện riêng so với quy trình lập kế hoạch, dẫn
đến những thách thức khó khăn liên quan đến việc lồng ghép hai quy trình. Đã có
những ý kiến đóng góp về việc thiếu những tiêu chí thống nhất về chất lượng được
xác lập trong quy trình. Cũng có ý kiến đóng góp cho rằng một số phương pháp không
hướng tới giải quyết những tác động quan trọng nhất của BĐKH mà còn gây ra sự
hoài nghi đối với quan điểm phát triển bền vững, ví dụ như phương pháp sử dụng
phân bón hóa học như là một phương pháp thích ứng với BĐKH.
Kể từ tháng 4 năm 2010, Dự án GIZ mới được thực hiện tập trung vào bảo tồn thiên
nhiên ở Khu vực đa dạng sinh học quốc gia Him Nam No ở Lào, giáp với VQG PNKB.
Dự án này đã áp dụng phương pháp Phân tích Biến đổi khí hậu vì sự phát triển. Do có
sự tương đồng về sinh thái và địa mạo của hai khu vực Dự án nên những kết quả từ
phân tích này đã được sử dụng một phần đối với VQG PNKB.
Nhóm chuyên gia có nhiệm vụ đưa ra quan điểm tổng quan sơ bộ về các chuỗi tác

động của BĐKH có liên quan đến vùng Dự án và khả năng lồng ghép những tác động
này vào QHPTVĐ, theo đó đưa ra những phân tích mang tính ứng dụng hơn là phân
tích khoa học. Với khung thời gian hạn chế, tư vấn không thể thu thập thêm nhiều dữ
liệu mới, hay giải quyết mọi khía cạnh hoặc tham gia liên tục vào quá trình lập quy
hoạch vùng đệm. Việc xây dựng những phương pháp thích ứng bổ sung và mới không
phải là mục tiêu chính của Đoàn, mà mục tiêu chính của Đoàn chính là đánh giá
QHPTVĐ từ quan điểm BĐKH và chỉ ra những quan điểm mấu chốt và các tiêu chí về
sự thành công trên quan điểm BĐKH. Tuy nhiên, đối với những vấn đề cụ thể mới, cần
xây dựng những ứng phó mới. Các kế hoạch khác hiện có, đặc biệt là kế hoạch phát
triển huyện đã được sử dụng như là các nguồn thông tin để đánh giá.
Để có thể đưa ra một kết quả rõ ràng và có trọng tâm, nhóm đã làm việc với một số
mốc thời gian khác nhau. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng tác động của BĐKH
phụ thuộc vào nhiều sự phát triển hiện tại và tương lai mà không thể dự đoán được
một cách chắc chắn.
Biến đổi khí hậu tại Việt Nam và tại vùng dự án
Việt Nam, một dải đất hình chữ S dài và hẹp dọc theo biển Đông của khu vực Đông
Nam Á, nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vị trí và địa hình của Việt Nam
khiến đất nước trở thành một trong những nước dễ bị thiên tai nhất trên thế giới, chịu
nhiều cơn bão (đặc biệt là bão nhiệt đới), lũ lụt, hạn hán, nước biển xâm lấn, lở đất và
cháy rừng (Jegillos và đồng sự, 2005). Theo một báo cáo về chỉ số rủi ro khí hậu toàn
cầu 2011 bởi Germanwatch, Việt Nam được xếp hạng trong số những nước bị ảnh
hưởng nhiều nhất bởi các thảm họa tự nhiên và BĐKH sau các nước El Salvador,
Trung Hoa Đài Bắc và Phillippines. Trong 50 năm qua, có thể thấy rằng nhiệt độ trung
bình hàng năm tại Việt Nam đã tăng từ khu vực phía Bắc đến phía Nam của Việt Nam.
Lượng mưa trung bình hàng năm của cả nước đã giảm trong 40 năm qua, tuy nhiên
sự thay đổi không gian và thời gian của lượng mưa có ảnh hưởng đáng kể đến nông
7


nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp. Mực nước biển tăng có thể nhấn chìm

hàng ngàn hecta đất rừng đước ngập mặn, các bãi biển, các làng ven biển và có thể
dẫn đến sự xâm nhập mặn ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất lúa gạo.


Biến đổi khí hậu tại Việt Nam có thể đe dọa các thành tựu của các dự án xóa
đói giảm nghèo, đe dọa quá trình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền
vững của đất nước. Để ứng phó với các tác động của BĐKH có thể xảy ra,
Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH (CTMTQG-ƯPBĐKH)
của Việt Nam đã được xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào
ngày 12 tháng 12 năm 2008 theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg. CTMTQGƯPBĐKH bao gồm: Xác định mức độ của BĐKH ở Việt Nam do BĐKH toàn
cầu gây ra và đánh giá tác động của BĐKH trên mọi lĩnh vực, ngành và địa
phương. Xác định các biện pháp ứng phó với BĐKH. Đẩy mạnh các hoạt
động khoa học và công nghệ để thiết lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho các
biện pháp ứng phó với BĐKH. Củng cố và tăng cường cơ cấu tổ chức, năng
lực thể chế và phát triển và thực hiện các chính sách để đối phó với BĐKH.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự tham gia của người dân; và phát
triển nguồn nhân lực để ứng phó với BĐKH. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để có
được hỗ trợ bên ngoài trong quá trình ứng phó với BĐKH. Định hướng, lồng
ghép các vấn đề về BĐKH vào các chiến lược, kế hoạch và quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, ngành và địa phương. Xây dựng và thực hiện các kế
hoạch hành động của tất cả các Bộ, ngành và địa phương để ứng phó với
BĐKH; thực hiện các dự án, và trước hết là các dự án thí điểm.

Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TNMT) đã xây dựng và công bố dự báo BĐKH của Việt
Nam dựa vào các kịch bản của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) về
lượng khí thải thấp (B1), lượng khí thải trung bình (B2) và lượng khí thải cao (A2,
A1FI) áp dụng cho bảy vùng khí hậu thông qua sử dụng dữ liệu giám sát thu thập
trong giai đoạn khảo sát cơ sở từ năm 1980-2008. Các kịch bản về mực nước biển
dâng cũng đã được mô hình hóa và dự đoán.
Tại Quảng Bình, có ba trạm khí tượng, sáu trạm thủy văn và năm điểm đo mưa.

Ngoài ra còn có một số trạm theo dõi thời tiết tự động được xây dựng bởi quỹ hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Ý. Về các đặc điểm khí tượng, Quảng Bình
có một hệ thống thời tiết biến động và phức tạp. Chỉ có hai mùa rõ rệt ở Quảng Bình:
mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu vào tháng Chín và kết thúc vào tháng Ba.
Mùa khô bao gồm giai đoạn từ tháng Tư đến tháng Tám. Nhiệt độ trung bình hàng
năm nằm trong khoảng 24 - 25°C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng Sáu, tháng Bảy và
tháng Tám và thấp nhất vào tháng Mười hai, tháng Một và tháng Hai.
Mỗi năm, Quảng Bình tiếp nhận một lượng mưa cao khoảng 1.600 - 2.700 mm. Tổng
số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm, tập trung chủ yếu trong tháng Chín, tháng
Mười và tháng Mười một. Sự phân bố lượng mưa trên địa bàn tỉnh không đều.
Khoảng 80 - 93% lượng mưa hàng năm tập trung vào mùa mưa. Tháng Chín và tháng
Mười là các tháng cao điểm về lượng mưa và các cơn lũ lụt. Lượng mưa cao nhất tập
trung ở Hướng Hoá (2.715 mm), lượng mưa thấp nhất là ở khu vực miền núi và thung
lũng phía Tây Nam được thu thập ở Quảng Phúc (1.683 mm), Quảng Lưu (1.892 mm),
Ròn (1.898 mm) và Troóc (<2.000 mm).
Hạn hán được coi như là một loại hình thiên tai đối với người dân địa phương. Ở các
vùng phía Bắc, Tây và Tây Nam của Quảng Bình, tình trạng thiếu nước diễn ra trong
các giai đoạn từ tháng Một đến tháng Tư hoặc tháng Năm (2-5 tháng). Tại các khu vực
8


ven biển, hạn hán có thể kéo dài sáu đến bảy tháng, thậm chí tám tháng, từ tháng Một
đến tháng Bảy. Mặc dù lượng mưa vào đầu mùa mưa có thể nhiều hơn hoặc ít hơn
100 mm nhưng gió Tây khô nóng (gió Lào) dẫn đến tình trạng thoát hơi nước cao ở
các khu vực ven biển.
Số ngày khô nóng cần phải được xem xét khi phân tích BĐKH. Các ngày khô nóng là
những ngày khi nhiệt độ tối đa trong ngày cao hơn hoặc bằng 35 °C và độ ẩm tương
đối tối thiểu thấp hơn hoặc bằng 65%. Kết quả đo đạc cho thấy ở Quảng Bình, ở khu
vực ven biển một năm có 40 - 48 ngày khô nóng, tuy nhiên khi lên các khu vực cao
hơn (phía Tây) số lượng ngày khô nóng giảm (trung bình khoảng mười ngày trong khu

vực PNKB).
Gió Bắc thổi vào tỉnh với chủ yếu là các khối không khí lạnh và khô. Trong mùa khô (từ
tháng Năm đến tháng Mười), các khối không khí nóng ẩm di chuyển đến khu vực theo
hướng gió Tây - Nam. Tốc độ gió vào mùa mưa thường cao hơn vào mùa khô. Tốc độ
gió trung bình ở vùng đất thấp ven biển biến động trong khoảng 2,5 - 3,0 m/s trong khi
ở các khu vực miền núi thì tốc độ gió trung bình thấp hơn 2,5 m/s. Tốc độ gió giảm từ
phía đông sang phía Tây.
Trung bình, mỗi năm tỉnh Quảng Bình đối mặt với năm hoặc sáu cơn bão và/hoặc áp
thấp nhiệt đới. Từ năm 1955 - 1985, có 43 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh. Tháng
Tám, tháng Chín và tháng Mười là những tháng mà bão thường xuyên xảy ra. Lũ
dâng cao xảy ra ở các vùng đất và thung lũng thấp của tỉnh khi có ba yếu tố diễn ra
cùng một thời điểm: lượng mưa lớn, dòng chảy lớn từ thượng nguồn và thủy triều cao
từ biển. Lũ lớn gây ra nhiều mất mát và thiệt hại cho cộng đồng.
Nhìn chung, các đặc điểm thời tiết của Tuyên Hoá, Ba Đồn và Đồng Hới có thể được
tóm tắt trong Bảng 1. Xu hướng đặc trưng của nhiệt độ trung bình hàng tháng có thể
được trình bày trong hình 4, kết quả đo đạc cho thấy rằng nhiệt độ hàng tháng, ví dụ
trong tháng Sáu (tháng nóng nhất) và trong tháng Một (tháng thấp nhất) nhìn chung có
xu hướng tăng. Các thiên tai gây thiệt hại cho tỉnh được liệt kê trong Bảng 2. Các hiện
tượng thời tiết phổ biến tại địa phương bao gồm lũ lụt do lượng mưa bất thường và
những cơn bão mạnh và thủy triều cao gây ra, xói mòn và sạt lở đất do lũ lụt, cháy
rừng và hạn hán do nhiệt độ cao hơn và do thay đổi các mô hình sử dụng đất/ các mô
hình nông nghiệp. Những yếu tố thời tiết này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến hệ thống canh tác nông nghiệp. Các yếu tố khác bao gồm xói lở các bờ sông và
việc giảm trừ lắng đọng. Những xu hướng khí hậu được dự đoán trong tương lai cho
tỉnh Quảng Bình và cho VQG PNKB được trình bày trong Bảng 3.
Loại hình khí hậu

Trạm Tuyên Hóa

Trạm Ba Đồn


Trạm Đồng Hới

Nhiệt độ trung bình hàng năm

23.8 oC

24.3oC

24.6oC

Nhiệt độ thấp nhất

05.9oC (tháng 1)

07.6oC (tháng 12)

07.7oC (tháng 1)

Nhiệt độ cao nhất

40.1oC

40.1oC

42.2oC

Lượng mưa trung bình mỗi năm

2266.5mm


1932.4mm

2159.4mm

Số ngày mưa mỗi năm

159 ngày

130 ngày

135 ngày

Lượng mưa cao nhất mỗi ngày

403mm

414mm

415mm

Số ngày mưa ít mỗi năm

18 (các tháng 1, 2, 3)

09.3 (tháng 11)

17 (tháng 12)

9



Độ ẩm không khí trung bình

84%

84%

83%

Độ ẩm tối thiểu trung bình

66%

67%

68%

Ngày sương

47 (các tháng 7, 8, 9)

20 (các tháng 9, 10)

13.8 (các tháng 9, 10)

Thoát hơi nước

1031mm


1035mm

1222mm

Vĩ độ Bắc

17o50'

17o45'

17o-29’

Kinh độ Tây

106o08'

106o25'

106o37'

Độ cao so với mặt nước biển

25m

8m

7m

Các năm quan sát


1961-2000

1960-1999

1900-2000

Tọa độ

Bảng 1 Các quan sát thời tiết chính đo tại ba trạm khí tượng quanh Vườn quốc gia PNKB
(Nguồn: Nhóm Tư vấn GFA, 2006)

Hình 5 Các đường xu hướng về Nhiệt độ trung bình trong tháng 06 và tháng 01 của Đồng Hới

Thiệt hại rất cao

Thiệt hại cao

Thiệt hại trung bình

Thiệt hại thấp

Lũ lụt

Cháy rừng

Mực nước biển dâng

Đất lún và sạt lở

Bão, áp thấp nhiệt đới


Rét đậm, rét hại

Gió lốc

Xâm nhập mặn và lụt lội

Sạt lở ven sông và vùng
biển

Cát bay, cát lấp

Sấm chớp

Mưa đá

Lũ quét

Gió mùa

Sấm chớp

Mưa đá
Xói lở đất đá
Bảng 2: Danh sách các thiên tai diễn ra tại Quảng Bình và trật tư ưu tiên được ghi nhận
(Nguồn: Dự án Quản lý thiên tai Quảng Bình, 2010)

10



Bảng
Các

Xu hướng thời tiết

Xu hướng

Lũ thượng nguồn/lũ quét



Xói mòn bờ sông và sạt lở đất/đá



Lượng mưa bất thường vào mùa mưa

ì

Lượng mưa hàng năm



Lắng đọng

ì

Nhiệt độ trung bình hàng năm

ì


Các đợt nóng/ngày khô nóng



Hạn hán

ì

Cháy rừng do khô nóng

ì

Rét đậm

ì

Bão nhiệt đới/áp thâp

ì

Gió mạnh bất thường (gió lốc)

ì

3:
xu




Sấm chớp
hướng về thời tiết tại VQG PNKB
Ghi chú:
ì
Đang tăng

Tăng nhanh

Đang giảm

Giảm mạnh

Không đổi

Những thay đổi về lượng mưa theo chi tiết về không gian và thời gian rất phức tạp và
khó dự đoán. Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), dự kiến lượng
mưa hàng tháng đã giảm ở hầu hết trong cả nước trong tháng Bảy và tháng Tám và
ngày càng tăng trong tháng Chín, tháng Mười và tháng Mười một, và cường độ mưa
đang tăng lên đáng kể (Tường, 2006). So với 1980-1990, tổng lượng mưa hàng năm
dự kiến sẽ tăng theo mức như trong Bảng 4.
Kịch bản

2020

2030

2040

2050


Thấp (B1)

1.5

2.2

3.1

3.8

Trung bình (B2)

1.5

2.2

3.1

4.0

Cao (A1)
1.8
2.3
3.0
3.7
Bảng 4: Phần trăm (%) thay đổi lượng mưa đo được tại Quảng Bình (Bộ TNMT, 2009)

Các dự báo trong 25 và 100 năm tới cho thấy rằng BĐKH không chỉ là một hiện tượng
về lâu dài mà hiện tượng này đã được ghi nhận và có thể gây ảnh hưởng đến khu vực
này trong phạm vi thời gian 25 năm.

Việc phân tích khá thuận lợi khi có sẵn thông tin về khí hậu để so sánh với các nước
khác. Các số liệu cụ thể ở huyện và tỉnh hiện có cũng như những dự báo cụ thể trong
ba ngày, mười ngày, hàng tháng và theo mùa có thể được sử dụng. Trung tâm
khuyến nông cũng có thể sử dụng thông tin này nhằm chỉ đạo công tác dự trữ nước.
11


Tóm lược về biến đổi khí hậu trong khu vực VQG PNKB:






Nhìn chung, có sự biến thiên cao về lượng mưa
Thời tiết lạnh do hiện tượng El Nino, thời gian lạnh kéo dài hơn
Nhiệt độ nóng hơn vào mùa hè (năm ngoái tháng Mười rất nóng)
Hỏa hoạn gia tăng
Sạt lở đất gia tăng, đặc biệt là dọc theo đường quốc lộ

Vùng đệm VQG PNKB và quy hoạch phát triển của vùng
QHPTVĐ được xây dựng và thống nhất bởi các bên tham gia của tỉnh và tên đầy đủ
của Quy hoạch được gọi là "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng theo hướng bảo tồn đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030". Tổ chức GIZ đang hỗ trợ tỉnh Quảng Bình và khu vực VQG PNKB xây
dựng QHPTVĐ, nhằm mục đích kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế bền vững và
bảo tồn đa dạng sinh học. Với phần phân tích ở trên về các tác động tiềm tàng của
BĐKH, chúng tôi thấy sự cần thiết trong việc đưa vào kinh nghiệm thực tiễn và sử
dụng phương pháp Phân tích Biến đổi khí hậu vì sự phát triển của Ban Kiểm tra khí
hậu của tổ chức GIZ nhằm nâng cao năng lực của chính quyền địa phương trong vấn

đề này.
QHPTVĐ hướng đến hai mục tiêu chính. Mục tiêu thứ nhất, bằng cách cải thiện việc
quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực vùng đệm, các bên liên quan
tìm cách tăng nguồn cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên đáp ứng nhu cầu địa
phương, từ đó làm giảm áp lực lên khu bảo tồn. Thứ hai, điều kiện sinh thái được cải
thiện ở các vùng đệm theo dự kiến sẽ cung cấp một môi trường sống mở rộng cho
động vật hoang dã. Cơ hội này đáp ứng các yêu cầu đối với chương trình bảo tồn và
xóa đói giảm nghèo và do đó đã thuyết phục các nhà tài trợ lớn hơn đầu tư vào
QHPTVĐ.
Xem xét vấn đề BĐKH trong bối cảnh QHPTVĐ
Việc lồng ghép vấn đề BĐKH vào QHPTVĐ mở ra nhiều cơ hội về bảo tồn thiên
nhiên trong VQG PNKB và phát triển trong vùng đệm. Những lập luận sau đây nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc lồng ghép vấn đề BĐKH vào QHPTVĐ:


Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng đến công tác xóa đói giảm
nghèo và phát triển ở khu vực VQG PNKB và cũng đã phá hủy các cơ sở hạ
tầng du lịch (di tích lịch sử, xem chương 3)



Cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan và những thay
đổi liên tục về các thông số khí hậu sẽ làm gia tăng BĐKH. Vì quy hoạch phát
triển vùng đệm là một quyết định kế hoạch dài hạn nên khi ra các quyết định
cần phải xem xét đến các điều kiện khí hậu thực tế và tương lai.



Cho đến nay chỉ có rất ít các VQG trên toàn thế giới xem xét vấn đề
BĐKH trong hoạt động của họ ở vùng đệm và vùng lõi. Với cách làm như vậy,

VQG PNKB sẽ là một trường hợp thí điểm cấp quốc gia và quốc tế. Vai trò thí
điểm này sẽ tăng tính minh bạch, rõ ràng của quốc gia và quốc tế và sẽ thu hút
các nhóm khách tham quan và khách du lịch đến tham quan.



Việc lồng ghép vấn đề BĐKH vào công tác quy hoạch sẽ làm tăng sức hấp dẫn
nhằm thu hút tài trợ từ chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế
12




Cần nâng cao nhận thức của các cơ quan đối tác địa phương về các tác động
của biến đổi khí hậu và về các biện pháp thích ứng phù hợp được lồng ghép
vào trong công tác lập kế hoạch ngành.



Chỉ ra cách lồng ghép các vấn đề về biến đổi khí hậu vào trong hệ thống lập kế
hoạch hiện nay của tất cả các cấp chính quyền trong tỉnh.



Do đó, việc lồng ghép các khía cạnh về BĐKH là một điều kiện tiên quyết cho
sự thành công của QHPTVĐ và các đầu tư bền vững và phát triển du lịch trong
tương lai

Tuy nhiên, có một số thách thức đã được xác định trong đợt tư vấn này.



Sự gắn kết của QHPTVĐ với hệ thống lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội (lập kế hoạch cấp tỉnh, huyện, thôn bản) vẫn chưa được đảm bảo vì hai hệ
thống này một phần dường như vẫn tuân theo những quy trình lập kế hoạch
khác nhau và nội dung khác nhau. Ví dụ, việc lập kế hoạch đối với QHPTVĐ
được thực hiện không trùng thời điểm với việc lập KHPTKT-XH và cùng không
theo một chu kỳ lập kế hoạch. Do đó, cần có cam kết chính trị và hỗ trợ tích cực
để lồng ghép những kết quả của thích ứng BĐKH nêu trong QHPTVĐ lồng
ghép vào quy hoạch cấp tỉnh và quy hoạch này sẽ quyết định vấn đề chi tiêu
của chính quyền địa phương. Hiện vẫn chưa rõ QHPTVĐ sẽ có quyền hạn như
thế nào đối với lập kế hoạch chi tiêu công. Đoàn công tác không thể thực hiện
tất cả công việc của mình dựa vào công tác lập kế hoạch cấp xã, huyện và tỉnh
vì công tác lập kế hoạch của cả 3 cấp vẫn chưa được hoàn thành tại thời điểm
tiến hành đợt công tác. Mối quan hệ của QHPTVĐ với những kế hoạch phụ
khác, chẳng hạn như kế hoạch chuẩn bị ứng phó thiên tai, cũng cần được xác
định rõ. Gần như chắc chắn, việc thiếu chủ động ở một mức độ nhất định đối
với QHPTVĐ giữa những nhà lập kế hoạch và những người đại diện của cấp
xã bắt nguồn từ lợi ích thêm vào của QHPTVĐ trong khi lợi ích này vẫn chưa
thật sự rõ ràng.



Vì (quy hoạch) vùng đệm nhằm để bảo vệ vùng lõi của VQG PNKB, điều này
cũng có nghĩa vùng đệm có mục đích bảo vệ VQG khỏi các mối đe dọa liên
quan đến BĐKH. Để lập kế hoạch cho vùng đệm nhằm thực hiện vai trò này,
điều kiện tiên quyết là phải có mục tiêu rõ ràng về những mục tiêu bảo tồn
trong vùng lõi. Định nghĩa về những loài mục tiêu, môi trường sống và các quy
trình thực hiện các hoạt động bảo tồn vẫn chưa được xây dựng. Trong tương
lai, chỉ có tác động tích cực một cách hạn chế của QHPTVĐ thích ứng với các
BĐKH mà không có Kế hoạch quản lý đang được xây dựng gắn với một viễn

cảnh BĐKH.



Một yếu tố thành công quan trọng nhằm thích ứng với BĐKH trong bối cảnh này
đó là vấn đề cấp vốn. Cho đến nay, không có khái niệm cấp vốn rõ ràng nào
nhấn mạnh đến QHPTVĐ ngoài Qũy phát triển vùng đệm của Ngân hàng tái
thiết Đức, tuy nhiên tác động tiềm năng của Qũy này khá hạn chế do chỉ phục
vụ phạm vi của vùng lõi.

Các kết luận về Phân tích Biến đổi khí hậu vì sự phát triển
Bốn tác động chính đã được xác định dựa trên cơ sở của các rủi ro tiềm tàng ảnh
hưởng đến vùng đệm của VQG PNKB:
13







Thách thức 1: Tăng cường độ và tần suất lũ
Thách thức 2: Suy giảm thu hoạch và gia tăng sự biến đổi trong sản xuất nông
nghiệp
Thách thức 3: Tăng cường độ xói mòn
Thách thức 4: Tăng cường độ và tần suất hỏa hoạn

Trong phần sau đây, các thách thức nêu ở trên sẽ được miêu tả một cách chi tiết. Xem
phần tóm tắt hoàn chỉnh về các tác động về khí hậu tại vùng đệm khu vực VQG PNKB
tại Bảng Phân tích Biến đổi khí hậu ở Phụ lục 4.

Thách thức 1:Tăng cường độ và tần suất lũ
Việt Nam chịu ảnh hưởng của các hoạt động bão và lốc xoáy nhiệt đới tại phía tây-bắc
biển Thái Bình Dương, với ba hoặc bốn sự kiện ảnh hưởng đến bờ biển duyên hải của
Việt Nam mỗi năm (Bộ TNMT, 2003). Lũ lụt được xác định là thiên tai gây ra các thiệt
hại lớn nhất ảnh hưởng đến QHPTVĐ. Do có địa hình hẹp và dốc, việc tập trung mưa
lớn ở các thôn bản diễn ra nhanh. Mỗi năm, các cơn bão, các đợt áp thấp nhiệt đới và
các đợt gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn cho khu vực này, tạo ra các đợt lũ lụt gây thiệt
hại lớn cho người dân trong vùng. Thách thức này được tóm lược tại cây vấn đề trong
Hình 7.
Bão/Áp thấp nhiệt đới từ Biển Đông

Mưa lớn bất thường trong và ngoài
khu vực VQG PNKB

Gió mùa Đông Bắc

Mưa lớn liên tục
Hệ thống thoát nước không hiệu
quả
Các hoạt động của con người
Mất rừng

Lưu vực hẹp và chiều dài sông ngắn
Địa hình dốc cao
Kết cấu địa chất đá vôi

Lũ lụt lên cao và trên diện rộng (lũ quét, lũ ống, lũ bùn, lũ đá, v.v...)

Nông sản mất trắng


Gia tăng mức độ
đói nghèo

Mất mát, thiệt hại về
người và tài sản

Tác động đến phát
triển kinh tế-xã hội

Xói lở
bờ sông

Thiệt hại về đất
đai và cơ sở hạ
tầng

Đa dạng sinh
học xuống cấp

Ô nhiễm
nguồn nước

Suy giảm loài
động vật - thực
vật hoang dã

Tác động đến
sức khỏe của
con người


HìnhProblem
7 - Tác động
của vấn đề
lũ lụtPhong
tại khu vực
VQG Bang
PNKB National Park
Fig. 6: Flooding
Scheme
in the
Nha–e

Các hoạt động đã được thực hiện: các hệ thống tự hỗ trợ, thích ứng với BĐKH được
hỗ trợ một phần bởi sáng kiến tư nhân, các đợt tập huấn và các kế hoạch sơ tán của
Chính phủ/chính quyền.
Một số các biện pháp địa phương đã được đề xuất:



Phát triển giống mới phù hợp với BĐKH.
Nâng cấp hệ thống tưới tiêu trong nông nghiệp.
14







Cất trữ và bảo quản các giống địa phương và tạo ngân hàng giống.

Xét đến yếu tố nước biển dâng và nhiệt độ tăng lên khi xây dựng các công trình
cơ sở hạ tầng.
Xây dựng nhà trú bão ở các khu vực cao.
Nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH.

Thách thức 1: Tăng cường độ và tần suất lũ
Xu hướng khí hậu
(Lịch sử/tương lai)

Lượng mưa ở phía Bắc tăng cao trong khi ở phái Nam giảm xuống so với mức bình
thường theo xu hướng dưới 16 mm mỗi năm (IPONRE 2009).
Theo dự báo, tổng lượng mưa trong các đợt mưa lớn đo được tăng 14-30% đến 2090,
trong đó các đợt mưa lớn nhiều hơn trong tháng 08-tháng 09-tháng 10 và tháng 05-tháng
06-tháng 07, và bù lại, có các đợt mưa nhỏ trong tháng 11-tháng 12-tháng 01 và tháng
02-tháng 03-tháng 04.

(Mc Sweeney et al 2011)









Các tác động kinh tế xã hội hiện tại trong
vùng đệm VQG PKNB






Theo ghi nhận, có 36 trận lũ lụt trong vòng 10 năm trở lại đây, trung bình hai đến bốn
trận lũ lụt/năm.
Đặc biệt, trong hai năm 2007 và 2010, có 03 trận lũ lụt lớn.
Trận lũ năm 2010 là hệ quả của việc lượng mưa cấp tỉnh trong khoảng thời gian 0105/10 được ghi nhận ở mức 600 - 1000 mm, cao gấp 2,5 - 3 lần so với lượng mưa
trong khoảng thời gian 05-08/08/2007. Mực nước ở sông Gianh tăng lên rất nhanh ở
mức 167 cm/giờ, ở Mai Hóa là 118 cm/giờ. Lượng mưa lớn xảy ra cùng thời điểm
diễn ra triều cường và sóng biển dâng cao. Sau trận lũ năm 2010, theo báo cáo có 59
người chết, 239 người bị thương, 410 căn nhà bị đổ, 169.943 căn nhà bị chìm trong
nước, 439 trường học bị ảnh hưởng, 109 trạm xá bị hư hại, 3.819 ha lúa bị mất trắng,
2.372 ha ao hồ nuôi trồng thủy sản bị mất, 139 thuyền đánh bắt bị chìm, v.v... Tổng
thiệt hại sau lũ ước tính khoảng 2.733.954.000 đồng.
Xã Sơn Trạch mô tả trận lũ năm 2010 là trận lũ lớn nhất trong vòng 100 năm. Thậm
chí tuyến đường chính, được xây dựng ở mức lũ 85, cũng bị ngập nước. Người dân
phải leo lên mái nhà và lên cây, và ở đó cho đến khi lũ xuống hoặc đoàn cứu trợ đến,
và thường là không có thức ăn và nước uống. Trâu bò chết, đường dây điện chìm
trong nước, các nguyên vật liệu kinh doanh cũng như lúa, màu, phân bón và hạt
giống bị nước lũ cuốn trôi.
Có các đợt lũ với mức nước dâng cao trong một khoảng thời gian dài (nước tăng
chậm) và các đợt lũ quét với đỉnh lũ cao 7m giống như trong năm 2010 tại Sơn Trạch.
Do cấu trúc thủy học trong vùng đá vôi và do mất rừng (không có năng giữ nước),
mưa lớn bên ngoài VQG PNKB có thể dẫn tới lũ lụt trong khu vực VQG PNKB.
Lũ lụt trước kia chỉ xảy ra ở vùng núi, nhưng giờ xảy ra thường xuyên hơn với vùng
đồng bằng
Gia tăng nguy cơ đối với cộng đồng dân cư, thiệt mạng trong dòng nước lũ mạnh,
bệnh tật lây lan trong trường hợp nước bị ứ đọng dài ngày,
Thiệt hại về nông nghiệp, mùa màng trên đồng ruộng, các trang thiết bị nông nghiệp
và hạt giống,

Thiệt hại về các khu vực kho chứa và về số lúa và các sản phẩm khác đang được cất
trong kho chứa,
15






Tác động về bảo tồn







Các hoạt động đã
được thực hiện







Các hành động có
thể thực hiện












Các đề xuất ưu tiên
cho QHPTVĐ





Thiệt hại về rừng và về lâm sản ngoài gỗ
Thiệt hại về cơ sở hạ tầng (các công trình công cộng thường khá vững chắc), gia
tăng tình trạng nghèo đói.
Nguy cơ đặc biệt đối với thú vật nuôi trôi theo nước lũ, đó là lý do người dân trong
vùng không tiến hành chăn nuôi nữa.
Không có hệ thống bảo hiểm để bù đắp cho các khoản thiệt hại
Lạm dụng rừng trong hoàn cảnh chịu áp lực về kinh tế
Phá hủy các cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo tồn, các trang thiết bị của VQG
PNKB, các tuyến đường cho khách du lịch và các cán bộ kiểm lâm
Mất các loài động thực vật hoang dã
Biến đổi các hệ sinh thái và các chức năng của nó, biến đổi đa dạng sinh học nông
nghiệp
Mất đất đai
Các hệ thống cảnh báo sớm cơ bản đã được thiết lập. Người dân nhìn mức nước và

thông báo cho những người khác, đồng thời giúp những người sống ở vùng thấp di
tản lên các khu vực thấp hơn, chuẩn bị các không gian trống để ở trong các ngôi nhà,
v.v...
Các kế hoạch sơ tán và các hệ thống tự hỗ trợ đã được thiết lập một phần, chính
quyền đã tăng độ nhạy cảm của các xã thông qua tập huấn (về cách ứng phó lũ lụt và
mưa bão)
Xây dựng các công trình thích ứng với khí hậu với tường cao và dày một phần theo ý
kiến của tư nhân, một phần theo các quy định của chính quyền
Các tiêu chuẩn xây dựng công trình đã được thay đổi một phần (ví dụ một số công
trình có 3 tầng)
Áo phao được cung cấp (1000-2000 bộ/năm)
Kiểm tra và nếu cần mở rộng các hệ thống cảnh báo sớm, ví dụ như dùng đài, dùng
trống, v.v...
Đảm bảo các nhóm cứu hộ hoạt động (kế hoạch sơ tán/cứu hộ), tiến hành các đợt
diễn tập và hỗ trợ trang thiết bị phù hợp
Thông báo các xã và nâng cao nhận thức về các tiêu chuẩn xây dựng, việc điều
chỉnh các công trình cho người dân nghèo, sử dụng các công trình công cộng làm nơi
trú ngụ; thanh toán cho các khoản chi để điều chỉnh các ngôi nhà;
Xây dựng và duy tu các khu cư trú công cộng
Lập phương án dễ dàng cắt điện và nhanh chóng thông báo cho các cộng đồng tránh
bị điện giật trong trường hợp bị ngập nước, có thể chuẩn bị các phương tiện tạo điện
năng để sử dụng cho các khu vực bị cắt điện từ điện lưới trung ương
Rà soát và điều chỉnh các kế hoạch chuẩn bị phòng ngừa thiên tai để đối phó với tình
hình mới (đảm bảo rằng người dân tìm các khu vực trú ngụ - mái nhà - có thực phẩm
được trữ sẵn ở đó, phổ biến cho người dân về việc không nên cất trữ lương thực, áo
quần và hạt giống trên mặt đất)
Xây dựng các kế hoạch quản lý thiên tai cho các xã ít hoặc chưa gặp phải các vấn đề
về thiên tai
Kiểm tra các khoản đầu tư về thích ứng với BĐKH (ví dụ Quỹ Phát triển Vùng đệm);
đảm bảo các hạng mục đầu tư công ở vùng đệm có thể chống lũ và thích ứng với

BĐKH.
Cung cấp các phương tiện hỗ trợ (tài chính hoặc vật chất) cho các xã bị ảnh hưởng
Rà soát lại và nếu cần, tăng cường các hệ thống cảnh bảo sớm cho toàn bộ khu vực.
Thiết lập các khu vực cư trú cộng đồng cho mỗi thôn, cất trữ thực phẩm, thuốc men,
v.v... Các khu cư trú này có thể được sử dụng để tổ chức các cuộc họp cộng đồng
hoặc cho các mục đích xã hội khác khi không có lũ lụt xảy ra.
Huy động lực lượng thanh niên tình nguyện hỗ trợ người dân trong trường hợp lụt
bão xảy ra.

Thách thức 2: Suy giảm thu hoạch và gia tăng sự biến đổi trong sản xuất nông
nghiệp
16


Sản xuất nông nghiệp là một trong những trụ cột chính trong cấu trúc kinh tế - xã hội
của Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng. Các mối đe dọa từ thiên tai và
BĐKH gây ra sự suy giảm về khai thác và gia tăng sự biến đổi trong sản xuất nông
nghiệp. Tại vùng đệm VQG PNKB, sản xuất nông nghiệp là một vấn đề khá nhạy cảm,
bởi vì ở đây hằng năm có độ ẩm không khí cao, lượng mưa lớn bất thường, lũ quét,
sạt lở đất và cơ chế thủy học ở đây đang có sự thay đổi lớn.
Nông dân trong vùng luôn lo lắng về về mất an ninh lương thực do năng suất mùa
màng thấp bởi vì các thảm họa thiên tai không lường trước được và BĐKH có thể
khiến thu hoạch lúa, mùa màng đất nương rẫy và chăn nuôi trở nên bấp bênh hơn
trong tương lai. Việc suy giảm trong thu hoạch dẫn đến việc người nông dân chịu rủi
ro nhiều hơn trong vấn đề xóa đói giảm nghèo. Hiện tại, các ngân hàng chưa đảm bảo
thực hiện cơ chế bảo hiểm nông nghiệp cũng như chưa có các công ty bảo hiểm cho
người nông dân để giúp người nông dân giảm thiểu các tác động về mặt tín dụng khi
lượng nông sản thu hoạch không đảm bảo. Thách thức này được tóm lược thành một
lược đồ như hình 8 dưới đây.
Lượng mưa lớn bất thường trong và

ngoài khu vực VQG PNKB

Gió khô nóng mạnh
từ Lào

Lũ cao hơn đổ về từ
vùng núi

Bão nhiệt đới

Thu hoạch kém
(Thiệt hại về lúa, mùa màng đất nương rẫy, canh tác hoa màu, thủy sản, chăn nuôi bị bệnh/chết

Người nông dân bị thiệt hại về nông sản
Không có bảo hiểm nông nghiệp

Trợ cấp từ Chính phủ thấp hơn
Tăng đói nghèo

Các tác động về phát
triển kinh tế - xã hội

Tại nguyên thiên nhiên
VQG PNKB bị ảnh hưởng
và thiệt hại

Hình 8: Lược đồ vấn đề suy giảm thu hoạch tại khu vực VQG PNKB
Thách thức 2: Suy giảm thu hoạch và gia tăng sự biến đổi trong sản xuất nông nghiệp
Xu hướng khí hậu
(Lịch sử/tương lai)









Sự biến đổi cao hơn trong sản xuất nông nghiệp do sự biến đổi về lượng mưa (hạn
hán) và do nhiệt độ tăng lên
Số liệu lịch sử: Số lượng trung bình số ngày “nóng” trong năm ở Việt Nam đã tăng
lên con số 29 (tăng thêm 7,8% số ngày) giữa năm 1960 và 2003, đặc biệt là từ
tháng 09 đến tháng 11 khi số lượng trung bình ngày nóng tăng 2,9 ngày/tháng (tăng
thêm 9,5% số ngày) (Mc Sweeney và đồng sự, năm 2011, số liệu quốc gia)
Đo nhiệt độ trung bình: Nhiệt độ trung bình hằng năm được đo tăng từ 0,8 đến
2,7°C đến năm 2060, và từ 1,4 đến 4,2°C đến năm 2090. Mức độ nóng lên đo được
tương tự cho tất cả các mùa và các vùng của Việt Nam (McSweeney và đồng sự
2011, số liệu quốc gia). Gia tăng nhiệt độ trung bình hằng năm từ 1.1-1.90°C đến
2.1-3.60°C đến năm 2100 (số liệu quốc gia, ISPONRE 2009).
Đo số ngày nóng: Các kết quả đo cho thấy số ngày nóng sẽ chiếm khoảng 1717


41% số ngày nóng hằng năm đến năm 2060, và 23-55% số ngày đến năm 2090. Số
ngày được coi là “nóng” theo các tiêu chuẩn khí hậu hiện tại được dự báo tăng
nhanh nhất trong mùa hè (tháng 05-06-07), chiếm 26-87% số ngày trong mùa đến
2090 (Mc Sweeney và đồng sự, 2011, số liệu quốc gia).

(Nguồn: Mc Sweeney và đồng sự 2011)
Các tác động kinh tế xã hội hiện tại trong
vùng đệm VQG PKNB















Kiến thức truyền thống (đặc biệt là về dự báo thời tiết) không còn dùng được đối
với các xu hướng BĐKH hiện tại
Các biến đổi về thời tiết hằng năm có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội:
Các dòng chảy hằng năm của các dòng sông sẽ giảm so với các dòng chảy trong
các thập kỷ trước đó,
Các cơn lũ, đặc biệt là lũ quét, vẫn sẽ tạo ra mối đe dọa thường trực lên các khu
vực giữa và cuối nguồn của các lưu vực sông trong mùa mưa,
Ngược lại, do các đợt hạn hán xảy ra nghiêm trọng hơn, các nguồn nước sử dụng
cho sản xuất ngông nghiệp và sinh hoạt trong mùa khô sẽ trở nên khan hiếm hơn
Một vùng lớn các diện tích rừng nhiệt đới của khu vực Tây Nguyên với các loài cây
như thông, gỗ pơmu và các cây ưa lạnh có thể sẽ biến mất do việc dịch chuyển các
vành đai nhiệt cao lên các vùng núi cao.
Ngược lại, các cây nhiệt đới điển hình, đặc biệt là các cây công nghiệp, sẽ có các
điều kiện thuận lợi để phát triển ở một số khu vực có các điều kiện hiện đang thấp
hơn so với các tiêu chuẩn về nhiệt đới.
Nhiệt độ cao sẽ dẫn đến việc xuất hiện và phát triển của một số các loại vi khuẩn,

sâu bệnh hại gây ảnh hưởng, đe dọa cây trồng, vật nuôi và thậm chí đến con người
(IPRONE 2009)
Hầu hết các cây trồng chính trong vùng (lúa, ngô và đậu lạc) đã bị ảnh hưởng do
sụt giảm trong thu hoạch (thông thường, có 03 tháng mưa, 03 tháng lũ), đã thử
trồng các loại cây trồng khác nhưng không thành công.
Tần suất xảy ra lượng thu hoạch thấp dưới mức trung bình (hiện này) ngày càng
lớn, các rủi ro về sức khỏe vật nuôi; gia tăng áp lực về sử dụng tài nguyên thiên
nhiên,
Giám tính bền vững của các khoản đầu tư vào thủy lợi, do các hoạt động thủy lợi,
tưới tiêu không mang lại mức thu hoạch như mong muốn
Sản lượng vật nuôi giảm (bệnh tật, sức nóng, khả năng sinh sản thấp, giảm sức
khỏe vật nuôi)

Tác động về bảo tồn





Các xã bị ảnh hưởng

Các xã sản xuất nông nghiệp mạnh

Áp lực lên rừng
Mất đa dạng sinh học nông nghiệp
Mất đất đai

18



nhiều nhất

Các hoạt động đã
được thực hiện



Áp lực lớn hơn từ các thôn bản đã và đang đe dọa nhiều nhất đến VQG; do sự gia
tăng về cường độ sử dụng của các xã trên sẽ mang lại rủi ro cao nhất cho VQG.



Việc điều chỉnh tự phát của người nông dân, ví dụ giảm sản xuất khoai tây, bỏ nuôi
gia cầm
Các giống mới được bán trong vùng thích ứng tốt hơn, thời gian sinh trưởng ngắn
hơn; nhưng các giống mới khá đắt và những người nông dân nghèo hơn không thể
sử dụng các giống mới đã được điều chỉnh, Chính quyền hỗ trợ một phần





Các hành động có
thể thực hiện

Cần thực hiện một số điều chỉnh và cải thiện trong khi tiến hành sản xuất nông
nghiệp để thích ứng phù hợp với nền nhiệt độ cao hơn và cơ chế mưa biến đổi
nhiều hơn. Việc sản xuất các vụ mùa công nghiệp giá trị cao, như cà phê và cao su,
sẽ đòi hỏi chi phí cao hơn, từ đó, tăng giá sản phẩm (IPONRE 2009)
• Phối hợp với dịch vụ khuyến nông cung cấp phổ biến các thông tin về điều chỉnh

theo khí hậu để thích ứng với BĐKH và xây dựng các tài liệu giáo dục về các kỹ
thuật canh tác nông nghiệp đã được cải thiện
• Kiểm tra các giống có khả năng phục hồi nhanh trước những BĐKH
• Hỗ trợ tăng khả năng tích trữ nước của từng cá nhân hộ gia đình
• Hỗ trợ du lịch cộng đồng và tạo thu nhập từ các phương tiện khác nhằm giúp đa
dạng hóa thu nhập tránh quá phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp
• Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch dựa vào cộng đồng đã được lựa chọn và được nêu
trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững
Xem thêm các phương án khác trong bảng tại Phụ lục 4.

Các đề xuất ưu tiên
cho QHPTVĐ







Nghiên cứu điều chỉnh các lịch thời gian mùa vụ của địa phương để thích ứng với
biến đổi mới của thời tiết và khí hậu. Tìm kiếm các giống cây trồng và vật nuôi mới
gắn với các lịch mùa vụ và và điều kiện thời tiết tại địa phương.
Phối hợp với dịch vụ khuyến nông trong việc cung cấp phổ biến các thông tin về
điều chỉnh theo khí hậu (ví dụ các phương pháp tiết kiệm nước trong trồng lúa và
trồng sắn trong các vùng dễ bị hạn hán) để thích ứng với BĐKH, nâng cao năng lực
của các dịch vụ khuyến nông gắn với BĐKH và xây dựng các tài liệu giáo dục về
các kỹ thuật canh tác nông nghiệp đã được cải thiện
Phổ biến các giống có khả năng phục hồi nhanh trước những BĐKH và cung cấp
cho các cộng đồng dân cư nghèo hơn thông qua các chương trình vốn vay hoặc
thông qua việc chi trả các chi phí phụ trội trong quá trình hỗ trợ các cộng đồng này.

Xem xét vấn đề tín dụng mùa màng trong khi thực hiện các hoạt động của ngân
hàng NN&PTNT và chính sách bảo hiểm mùa màng của chính phủ.

Thách thức 3: Tăng cường độ xói mòn
Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa lượng mưa cao vào mùa mưa với các hiện tượng
xói mòn và sạt lở đất ở Quảng Bình nói chung và trong khu vực PNKB nói riêng. Nguy
cơ xói mòn và sạt lở đất tập trung trong ba tháng: tháng Chín, tháng Mười và tháng
Mười một là thời kỳ có lượng mưa cao trong năm. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến
hiện tượng xói mòn và sạt lở đất là do mất đi độ che phủ của thảm thực vật và việc cắt
địa hình gốc để xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự đoán rằng BĐKH với lượng mưa bất
thường và bão tăng cường được kết hợp với các hoạt động không kiểm soát được
của con người sẽ có thể làm gia tăng sự xói mòn và các nguy cơ sạt lở đất trong
tương lai. Thách thức này có thể được tóm tắt như trong hình 8.

19


Lượng mưa lớn
bất thường ở PNKB

Lũ lụt cao hơn từ
vùng núi

Bão nhiệt
đới

Hoạt động của con người (phá rừng, xây
dựng đường và cơ sở hạ tầng)

Thay đổi cơ chế thủy học

(Thay đổi xả nước sông, dòng chảy và bồi lắng)

Gia tăng cường độ xói mòn

Giảm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, các khu định cư và sinh kế

Gây hại cho con
người và hệ sinh
thái

Tác động đến sự
phát triển kinh tế xã hội

Gây hại cho nguồn
tài nguyên thiên
nhiên trong PNKB

Hinh 8: Cây vấn đề về xói mòn tại Phong Nha - Kẻ Bàng

Thách thức 3: Tăng cường độ xói mòn
Xu hướng khí hậu
(Lịch sử/tương lai)





Các tác động kinh tế xã hội hiện tại trong
vùng đệm VQG PKNB


Tăng hiện tượng xói lở dọc các con sông (xói lở bờ sông) và trên bờ biển (xói lở
ven biển) do mưa lớn và phá rừng
Xói lở mạnh đến nỗi một số người thậm chí phải di cư
Năm 2004 và 2007, có nhiều điểm xói mòn và sạt lở đất/đá ở đường quốc lộ 12A
và đường Hồ Chí Minh ở cả hai phía Đông và Tây của các tuyến đường như hình
bên dưới. Ở VQG PNKB, hiện tượng xói mòn ở các bờ sông và sạt lở đất/đá đã
được phát hiện ở các xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Sơn Trạch, Trường Sơn và các xã
khác nơi mà đường Hồ Chí Minh ở phía Tây đi qua.



(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Bình, 2008)



các vấn đề tồn tại đặc biệt là ở các tỉnh biên giới và ven sông (phá
hủy nhà ở gần bờ sông, thảm họa lớn hơn tại các con sông hơn
trên vùng đồi). Các mối đe dọa đối với người dân thông qua các vụ
lở đất, lũ lụt gia tăng do giảm khả năng giữ nước, lắng bùn trong
nước bao gồm lắng bùn ở các công trình cơ sở hạ tầng, mất đất
canh tác và đất khác
20




Công tác xử lý nước ngày càng đắt

Tác động về bảo tồn









Thay đổi kết cấu đường biên giới
Mất đa dạng sinh học trong VQG PNKB
Mất các khu vực cảnh quan đặc biệt của VQG PNKB
Áp lực lên rừng
Mất đa dạng sinh học nông nghiệp
Mất đất đai

Các xã bị ảnh hưởng
nhiều nhất





Những xã dọc biên giới và ven sông
Rủi ro cao doc đường quốc lộ
Các xã nằm trong khu vực miền núi/dễ sạt lở đất

Các hoạt động đã
được thực hiện




Không có nhiều hoạt động được thực hiện chống lại hiện tượng xói mòn vì mức
độ xói mòn đã tăng lên khá lớn

Các hành động có
thể thực hiện






Đầu tư vào những phương pháp kiểm soát xói mòn và bảo tồn đất
Tái trồng rừng ở dọc các con sông
Xây dựng đập (những giải pháp tốn kém) và các bức tường bê tông
Quy hoạch khu dân cư nên tránh những khu vực có nguy cơ xói mòn (bờ sông,
khu vực dốc trên núi)
Xây dựng nhà trú bão ở những địa điểm phía trên cao
Nâng cao nhận thức của nhân dân về BĐKH



Các đề xuất ưu tiên
cho QHPTVĐ





Quy hoạch khu dân cư
Đưa ra các biển cảnh báo

Tái trồng rừng dọc các con sông (thiết lập các vườn ươm có thể góp phần vào thu
nhập của người dân và có thể được sử dụng để trồng lại dọc bờ sông một vành
đai cây mở rộng)

Thách thức 4: Tăng cường độ và tần suất hỏa hoạn

VQG PNKB là khu vực chứa đựng nguồn đa dạng sinh học quan trọng của địa
phương, bao gồm toàn bộ các gien, các loài và hệ sinh thái trong khu vực. Rừng ở
vùng đệm khu vực VQG PNKB có thể bị cháy do ảnh hưởng của BĐKH chẳng hạn
như vậy nhiệt độ ngày càng tăng, giảm lượng mưa và độ ẩm trong mùa khô. BĐKH có
thể dẫn đến hạn hán kéo dài. Bất kỳ sự bất cẩn nào của con người trong các khu rừng
vào mùa khô có thể dẫn đến cháy rừng. Khi cháy rừng, đa dạng sinh học trong rừng
có thể bị phá hủy trong một số trường hợp, cháy rừng là một trong những yếu tố quan
trọng của hệ sinh thái rừng. Thách thức này có thể được tóm tắt như cây vấn đề ở
Hình 9.

21


Không có mưa vào mùa khô
ở khu vực PNKB

Gió khô nóng mạnh từ
Lào

Tăng nhiệt độ
không khí

Thoát hơi nước
cao hơn


Hạn hán kéo dài và thiếu nguồn nước
Sự bất cẩn của con người:
Hút thuốc
Đốt cháy cỏ
Đốt để lấy mật ong

Sấm chớp

Cháy rừng

Phá hủy rừng và đa dạng sinh học

Hình 9: Cây vấn đề về cháy rừng tại khu vực VQG PNKB

Thách thức 4: Tăng cường độ và tần suất hỏa hoạn
Xu hướng khí hậu
(Lịch sử/tương lai)



Biến đổi nhiều hơn về sản xuất nông nghiệp do thay đổi lượng mưa (hạn hán) và tăng
nhiệt độ
Các thay đổi đo được về nhiệt độ trung bình hằng năm (°C) trong giai đoạn 1980–99,
kịch bản phát thải trung bình (B2)

(Source: MONRE, 2009)
Các thay đổi về lượng mưa hằng năm (%)trong giai đoạn 1980–99, kịch bản phát thải
trung bình (B2)






Các tác động kinh
tế - xã hội hiện tại
trong vùng đệm



(Nguồn: Bộ TNMT, 2009)
Dữ liệu lịch sử: xem thách thức 2 ở trên
Nhiệt độ trung bình theo dự đoán: xem thách thức 2 ở trên
Những ngày nóng theo dự đoán: xem thách thức 2 ở trên

Phá rừng và đa dạng sinh học (ví dụ năm 2005: 22 vụ cháy, 87,6 hecta rừng bị phá,
năm 2010: 27 vụ cháy, 135,6 hecta rừng bị phá), cho đến nay chủ yếu do cháy cỏ
22


VQG PKNB







Tác động về bảo
tồn





Các hoạt động đã
được thực hiện





Các hành động có
thể thực hiện





Các đề xuất ưu
tiên cho QHPTVĐ







Cho đến nay hỏa hoạn ít gây phá hủy các cơ sở hạ tầng hoặc gây tử vong cho con
người
Hành lang được thiết lập để hạn chế mức độ phá hủy do cháy rừng gây ra thường

không đủ rộng đủ để ngăn chặn sự phá hủy của cháy rừng.
Cho đến nay, các nguy cơ cháy tại các khu vực rừng được hạn chế, song được dự
báo sẽ tăng lên,
Gia tăng nguy cơ cháy lan từ đám cháy hộ gia đình, đốt nương nông nghiệp có kiểm
soát, thuốc lá, khách du lich trong VQG PNKB,
Thiệt hại đến mùa màng, phá hủy các trang thiết bị nông nghiệp, gây hại đến vật nuôi
Phá rừng trong và ngoài khu vực VQG, các đám cháy ở bên ngoài khu vực Vườn có
thể phá hủy đa dạng sinh học bên trong VQG,
Hóa hoạn sẽ chắc chắn ảnh hưởng đến rừng và do đó có nguy cơ cháy rừng lan sang
khu vực VQG PNKB trong tương lai và sẽ gây ra nguy cơ lớn ảnh hưởng đến đa dạng
sinh học của VQG PNKB và sẽ mất thời gian dài để phục hồi lại như trước
Những hành lang được thiết lập không có nhiều cây hoặc có những cây có tính năng
chống cháy nhưng thường không đủ rộng
Các ban phòng chống cháy thường có ở các cấp tỉnh, huyện và xã, nhưng chỉ được
trang bị phần nào, thường không thể ứng phó vì các đám cháy cách xa các thôn bản
và người dân không có những thiết bị cần thiết
Những người chủ rừng tự tổ chức dập tắt đám cháy
Thiết lập những hành lang chống cháy hiệu quả và mở rộng
Sử dụng mọi khả năng nhằm nâng cao nhận thức về phòng cháy chữa cháy (cách
thức phòng chống cháy, cách thức xử lý đám cháy, ví dụ như làm sạch rác trong rừng)
cho cộng đồng và người đứng đầu các cộng đồng
Nếu có thể: hỗ trợ và cung cấp trang thiết bị nhằm chống cháy hiệu quả khi xảy ra
cháy
Lập kế hoạch nhằm có được các hành lang chống cháy hiệu quả và rộng hơn trong
bối cảnh QHPTVĐ, đặc biệt là để bảo vệ Vườn. Đây là ưu tiên số một vì nó đe dọa sự
tồn tại của Vườn và đa dạng sinh học trong Vườn. Đây là một vấn đề mà QHPTVĐ
với vai trò như tài liệu lập kế hoạch có thể thực hiện tốt
Khảo sát và xây dựng các hồ chứa, ao hồ có sẵn bên trong và gần các khu rừng. Một
trạm bơm nổi có thể được lắp đặt trong khu trữ nước với một hệ thống ống mềm linh
hoạt nhằm hỗ trợ kiểm soát cháy rừng.

Thiết kế bản đồ về nguy cơ cháy rừng cho cộng đồng địa phương
Nâng cao nhận thức và cảnh báo cho người dân địa phương nhằm chống cháy rừng
vào mùa khô và nóng.

Các tác động quan trọng khác:

Trong lịch sử, có sự gia tăng nhẹ về tần số và cường độ của các cơn bão được báo
cáo. Theo những dự báo được sử dụng trong nghiên cứu này (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, năm 2009, McSweeney và đồng sự, 2011), nguy cơ về các cơn bão và bão
lớn sẽ ngày càng tăng trên toàn quốc, đặc biệt là tại các khu vực gần bờ biển. Tuy
nhiên, cho đến nay thiệt hại trong vùng đệm PNKB đã được hạn chế do vị trí địa lý của
nó. Chủ yếu những cơn bão này đã phá hủy các trang trại trồng cây keo lai có rễ cạn
(xem khuyến nghị dưới đây).
Các kiến nghị ưu
tiên
đối
với
QHPTVĐ



Nghiên cứu vai trò của cây keo lai ở khu vực PNKB: Cây keo lai dường như thích
nghi khá tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở tỉnh Quảng Bình chẳng hạn như tính
năng chịu hạn, cần ít nước, dễ chăm sóc, tăng trưởng nhanh, vv... Gỗ của cây keo
lai rất phù hợp trong sản xuất giấy. Tuy nhiên, những cây này có thể ngã do gió thổi
mạnh và bão. Vì vậy, nên nghĩ đến việc trồng một loại cây vững chắc khác (chẳng
hạn như cây tre) ở bên ngoài các cây keo lai để bảo vệ chúng. Cây keo lai có thể
được thay thế bởi các loài trồng từ hạt hoặc các loài mọc tại chỗ với hệ thống rễ
phát triển tốt và chắc chắn.
23



Dưới các mối đe dọa của thời tiết bất thường, BĐKH và sự xuống cấp của môi trường
nước, thông qua thảo luận với chính quyền địa phương và người dân tại các cộng
đồng, một số tác động đối với sức khỏe gây ra bởi thời tiết, các bệnh truyền qua
nguồn nước, v.v đã được ghi nhận trong 05 năm qua như:


Những bệnh do thời tiết nóng, chủ yếu ở người già, trẻ em và những người bị
bệnh kinh niên.



Bệnh truyền nhiễm: bệnh sốt rét/sốt xuất huyết



Những bệnh truyền qua nước: bệnh dịch tả, viêm gan A và tiêu chảy



Suy dinh dưỡng và đói do mất mùa



Bị thương và chết do lũ lụt và bão...

Một trong các chức năng cốt lõi của vùng đệm đối với vùng lõi đó là việc cung cấp các
hành lang cho thực vật và động vật để di chuyển từ VQG đến môi trường sống tiềm
năng khác. Điều này đặc biệt quan trọng vì BĐKH dẫn đến các thay đổi về điều kiện

môi trường khiến các loài động vật và thực vật chịu áp lực phải di chuyển đến những
nơi có điều kiện sinh thái mong muốn. Ngay tại thời điểm này, vùng đệm chỉ có thể
thực hiện một phần trách nhiệm này do việc tăng cường sử dụng và phân chia cảnh
quan. QHPTVĐ nên có kế hoạch hình thành những hành lang thích hợp cho phép
thực hiện sự di cư của các loài. Cần lưu ý rằng có thể sẽ có sự thay đổi về các kiểu
ranh giới do thay đổi về các điều kiện sinh thái gây ra bởi BĐKH.
Liên quan đến vùng lõi của VQG PNKB, đặc điểm chính của VQG, các dãy núi đá vôi
và các hang động, sẽ không bị ảnh hưởng bởi BĐKH. Tuy nhiên, những tác động
chính của BĐKH đối với VQG có thể sẽ bao gồm phá rừng do cháy rừng và do các
cơn bão, những thay đổi về thành phần các loài do các thay đổi về điều kiện sinh thái,
cây cối gãy đổ và động vật gặp các mối nguy hiểm do lũ quét. Bất kỳ thiệt hại nào gây
ra cho thảm thực vật là rất nguy hiểm vì phải mất rất nhiều thời gian để các loài thực
vật này phát triển lại trên những ngọn đồi đá vôi trong điều kiện bị thiếu đất. Ngoài ra,
cơ sở hạ tầng du lịch (đường giao thông, những con đường mòn, nhà hàng, v.v) có
nguy cơ bị lũ lụt phá hủy nếu không có kế hoạch tính đến nguy cơ lũ lụt ngày càng
tăng do BĐKH.
Các ý kiến đề xuất
Đoàn Tư vấn đưa ra những ý kiến đề xuất sau:
Đối với Nhóm Hỗ trợ Quy hoạch Phát triển Vùng đệm:


Lồng ghép các thách thức nảy sinh từ BĐKH liên quan đến phát triển gắn với
bảo tồn và các phương án hành động được đề cập đến trong Chương 6 vào
trong QHPTVĐ. Từ đó, QHPTVĐ có thể được sử dụng làm khung thích ứng
với BĐKH đối với Vùng đệm VQG PNKB. Điều này mang lại một giá trị đặc biệt
so với lập Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đề xuất đối với Nhóm
Hỗ trợ QHPTVĐ, Đoàn Tư vấn cũng đề nghị sẽ lồng ghép các khía cạnh gắn
với khí hậu vào các chương có liên quan. Các đề xuất liên quan đến các nội
24



dung cụ thể về khí hậu đối với các chương cụ thể trong QHPTVĐ được nêu tại
Phụ lục 2.


Thực hiện đợt tư vấn tiếp nối đợt tư vấn lần này ngay khi bản dự thảo
QHPTVĐ được xây dựng nhằm làm rõ các câu hỏi mở gắn với các vấn đề
BĐKH và đưa ra các ý kiến tư vấn về các vấn đề cụ thể mới nảy sinh.



Nâng cao nhận thức về BĐKH của cấp lãnh đạo của tỉnh. Các cấp lãnh đạo
của tỉnh đã cho thấy sự nhạy bén đối với vấn đề này. Tuy nhiên, kiến thức về
các khả năng thích ứng với BĐKH vẫn còn hạn chế. Khi việc cấp ngân sách từ
nguồn chính phủ cần có để chi trả cho công tác thích ứng với BĐKH trong quá
trình quy hoạch vùng đệm, vai trò hỗ trợ chủ động của các nhà lãnh đạo cấp
tỉnh là rất cần thiết. Để thế chế hóa các hoạt động hướng tới việc thích ứng các
BĐKH, đoàn Tư vấn đề xuất thảo luận việc thành lập Ban Thường vụ cấp tỉnh
về BĐKH, vận hành giống như mô hình của tỉnh Trà Vinh. Ban này có trách
nhiệm điều phối hoạt động và thông báo các nhu cầu về ngân sách lên Giám
đốc Sở TN-MT và Giám đốc Sở NN&PTNT.



Đảm bảo thông qua các quy định phù hợp rằng tất cả các hạng mục đầu tư
trong các khu vực được thực hiện trong bối cảnh phát triển vùng đệm cần phải
được kiểm tra xem thiết kế và quy mô của hạng mục đầu tư đó có thích ứng
được với BĐKH không (ví dụ: các tuyến đường đảm bảo chất lượng trong mưa
lũ, trang thiết bị trong các công trình công cộng chống chọi được với tình trạng
ngập lụt, v.v...). Điều này cũng cần được áp dụng cho các công trình tài chính vi

mô của hợp phần KfW và các hạng mục đầu tư phát sinh từ việc thực hiện kế
hoạch phát triển thôn bản/xã (VDP/CDP). Các ví dụ về các khu vực trọng tâm
đầu tư cần phải được kiểm tra và Văn phòng GIZ có thể cung cấp phương
pháp luận cho các quy trình khác cũng như các hướng dẫn và các tiêu chí đảm
bảo các hạng mục đầu tư tuân thủ áp dụng các biện pháp thích ứng với biến
đổi khí hậu.



Tìm các phương án thúc đẩy sao cho trong quá trình lập kế hoạch của tất cả
các cấp trong tỉnh (cấp tỉnh, huyện, xã và cấp thôn bản)có lồng ghép vấn đề
BĐKH, có thể sử dụng phương pháp luận Phân tích Biến đổi khí hậu vì sự phát
triển để áp dụng cho QHPTVĐ. Đoàn tư vấn cũng đề xuất đưa phần rà soát các
hoạt động gắn với thích ứng BĐKH vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động tiếp
theo của QHPTVĐ sau khi kết thúc giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, Tư vấn đề
xuất không thực hiện rà soát vào lúc này các bản kế hoạch đã được xây dựng
và áp dụng (ví dụ các bản kế hoạch phát triển thôn/xã) chỉ vì vấn đề BĐKH. Vấn
đề BĐKH nên được xem xét lồng ghép vào lần điều chỉnh tiếp theo của các bản
kế hoạch trên. Theo đó, thay vì tổ chức các cuộc hội thảo về BĐKH ở cấp kế
hoạch phát triển thôn bản/xã ngay lúc này, mà thay vào đó các vấn đề về BĐKH
nên được lồng ghép vào các lần tổ chức hội thảo tiếp theo về lập kế hoạch phát
triển thôn bản. Đoàn tư vấn đã đóng góp ý kiến vào các đề án về “các quy trình
lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia định hướng bảo tồn ở
các cấp thôn bản, xã và huyện áp dụng cho khu vực vùng đệm VQG PNKB”.



Thực hiện một nghiên cứu về các tác động của BĐKH đến các loài, các
môi trường sống và các quy trình sinh thái trong toàn bộ khu vực VQG
PNKB (bao gồm vùng lõi và vùng đệm) và về các tác động của BĐKH đến các

đối tượng bảo tồn. Việc thích ứng với BĐKH trong bối cảnh phát triển theo
25


×