Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tế: tình huống tác hại của ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.36 MB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LẠNG SƠN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĂN LÃNG

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

TRƯỜNG THCS XÃ TÂN LANG
ĐỊA CHỈ: Pò Lâu - Tân Lang - Văn Lãng - Lạng Sơn
ĐIỆN THOẠI: 0253880085
EMAIL:
HỌ TÊN HỌC SINH:

1. Đàm Thị Vẫn - Lớp 9A1
2. Hoàng Thị Hương - Lớp 9A1

Tháng 01 năm 2017
1


BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

A. Trang bìa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĂN LÃNG
TRƯỜNG THCS XÃ TÂN LANG
ĐỊA CHỈ: Pò Lâu - Tân Lang - Văn Lãng - Lạng Sơn
ĐIỆN THOẠI: 0253880085
EMAIL:


HỌ TÊN HỌC SINH:
1. Đàm Thị Vẫn
2. Hoàng Thị Hương

Ngày sinh: /10/20
Ngày sinh: /10/20

Lớp 9A1
Lớp 9A1

B. Các trang tiếp theo
I. Tên tình huống
II. Mục tiêu giải quyết tình huống
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
IV. Giải pháp giải quyết tình huống
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Mô tả quá trình thực hiện, các tư liệu được sử dụng, các thiết bị sử dụng
trong việc giải quyết tình huống
IV. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Mô tả ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với
thực tiễn học tập và thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội./.

2


I. Tên tình huống:
Tác hại của ma túy đối với sức khỏe con người.
Sau đây nhóm học sinh lớp 9A1 trường THCS xã Tân Lang chúng em xin
được giải quyết tình huống này như sau:
II. Mục tiêu giải quyết tình huống

1. Khái niệm về ma túy
2. Những hóa chất gây nghiện
3. Tác hại của ma túy:
4. Hiện trạng ma túy trong học đường, kiến nghị và hướng giải quyết.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống.
Để giải quyết tình huống này nhóm chúng em vận dụng các kiến thức cụ thể
ở các môn học như:
Môn Địa lí: Sự phân bố của các cây có hại đối với sức khỏe con người.
Môn giáo dục công dân: Giáo dục tuyên truyền về ma túy đối với sức khỏe
con người.
Môn sinh học: Ảnh hưởng của việc sử dụng ma túy đối sức khỏe con người.
Môn Hóa học: Vai trò của các chất hóa học đối với sức khỏe con người.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống
Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống tác hại của ma túy đối
với sức khỏe con người
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
I. Khái niệm về ma túy.
1. Khái niệm
Ma túy là từ Hán Việt, với nghĩa: “ma” là tê mê, “túy” là say sưa. Như vậy,
ma túy là chất đưa đến sự say sưa, mê mẩn. Đây cũng là từ tiếng Việt dùng để dịch
chữ nước ngoài dùng để chỉ các chất gây nghiện thuộc loại nguy hiểm nhất: thuốc
phiện, morphine, heroin, cocain, cần sa và một số thuốc tổng hợp có tác dụng
tương tự morphine được sử dụng trong điều trị y tế. Như vậy, có thể gọi nôm na:
ma túy là chất đưa đến sự say sưa và mê mẫn, hay nói cách khác: ma túy là chất
gây nghiện.
Hiện có nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý.
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới đã được Tổ chức Văn hoá giáo
dục của liên hiệp quốc công nhận thì “Ma tuý là chất khi đưa vào cơ thể sẽ làm
thay đổi chức năng của cơ thể”
Tổ chức Y tế Thế giới (1982) đã phát triển định nghĩa sau: “Ma tuý theo

nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với
tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng
những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”.
Trong cách hiểu đơn giản, điều đó có nghĩa là mọi vật chất khi đưa vào trong cơ
thể người sẽ thay đổi chức năng sinh lý học hoặc tâm lý học loại trừ thực phẩm,
nước và ôxy.
Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đã đưa ra một số định
nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến khái niệm ma tuý như sau:
- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành.
3


- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu
sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.
- Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản
xuất ma tuý được quy định do chính phủ ban hành.
- Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định
trong danh mục do Bộ Y tế do chính phủ ban hành.
- Người sử dụng ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này.
Nguồn gốc của ma túy
Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, nhiều Bộ lạc trên thế giới đã biết
làm cho tinh thần sảng khoái và chống mệt mỏi bằng cách ăn hoặc hút một số loại
cây cỏ có chứa chất gây nghiện như cây thuốc phiện ở Châu Á, cây Cô ca ở Nam
Mỹ và cây Cần sa, cây Khát ở Châu Phi.Ban đầu, các loại cây này được sử dụng
trong các nghi lễ với mục đích ma thuật, vui thú và sau đó là được sử dụng để chữa
bệnh.Dần dần những người sử dụng bị lệ thuộc vào các loại cây này, họ phải sử

dụng nhiều lần trong ngày với số lượng tăng lên, cho đến khi họ không thể rời bỏ
được chúng. Chất gây nghiện của các loại cây cỏ đã tạo cho họ ảo giác đê mê, tạo
cảm giác hưng phấn và bay bổng…
Từ khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên đã có những tài liệu ghi nhận
việc sử dụng thuốc phiện. Vào năm 1860 tác giả Syndenham đã viết “trong số
những bài thuốc mà thượng đế đã ban phát cho con người, không có gì có thể chữa
bệnh hiệu quả như thuốc phiện”. Đó chính là quan điểm mà từ đó dẫn đến lạm
dụng thuốc phiện trong lịch sử loài người.
Vào năm 1806, Surterner đã phân lập được một chất tinh khiết đặc trưng cho
tác dụng chính của thuốc phiện và gọi là morphin bắt nguồn từ tên morphurs, tên
của một vị thần của giấc mơ thời Hy Lạp cổ đại. Cũng để chỉ tác dụng của chất
này, người ta còn gọi bằng tên Narcotic, nghĩa là mê mẫn, túy lúy.
Vào năm 1855 lần đầu tiên Gedecke đã chiết suất cocain từ lá cây Coca. Đến
năm 1880 Arnep chứng minh cocain có tác dụng gây tê tại chỗ. Cũng vào thời gian
này bác sỹ tâm thần người Do Thái là Dicmun Frơt dùng cocain để chữa bệnh
nghiện thuốc phiện và morphin, nhưng ít lâu sau người ta phát hiện ra những tai
họa của nó vì bản thân cocain cũng là chất gây nghiện mạnh.

4


Hoa cây thuốc phiện
Quả thuốc phiện
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngoài những sản phẩm có sẵn từ
thiên nhiên như: thuốc phiện, coca, cần sa, ... người ta dựa vào cấu trúc hóa học
của những chất có sẵn trong tự nhiên để từ đó bán tổng hợp nhằm thu được các
chất có cấu trúc tương tự và cũng có được những tác dụng dược lý tương tự. Mặt
khác, khi nghiên cứu cấu trúc của những chất có sẵn trong tự nhiên người ta đã
tổng hợp được các chất có khung cơ bản giống các chất có sẵn trong tự nhiên, có
tác dụng tương tự nhưng khắc phục được các nhược điểm có thể phục vụ trong y

học. Kết quả đã thu được hàng loạt các hợp chất khác nhau, có tác dụng khác nhau
được sử dụng vì mục đích y học. Tuy nhiên, do có những tính chất làm thay đổi
trạng thái, ý thức, tâm trạng … của người sử dụng nên nó ngày càng bị lạm dụng
ngoài mục đích y học và trở thành các chất ma túy bị cấm hoặc khuyến cáo không
nên sử dụng, bởi tác hại rất lớn của các chất này đối với mọi lứa tuổi trong cộng
đồng xã hội trên toàn thế giới. Người ta gọi đó là các chất ma túy tổng hợp hay bán
tổng hợp.
2. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại ma túy. Sau đây là ba cách thường được sử
dụng: phân loại theo luật pháp, phân loại theo tác dụng và phân loại dựa theo
nguồn gốc sản sinh.
a) Phân loại theo luật pháp: Luật pháp chia ma túy làm hai nhóm: hợp
pháp và bất hợp pháp.
Ma túy hợp pháp
Những loại ma túy hợp pháp thông dụng:
- Rượu, bia
- Ni-cô-tin (thuốc lá)
- Ca-phê-in
- Thuốc bác sĩ cho toa như thuốc ngủ an thần (sedative-hypnotics) gồm có:
Ben-zô-đai-a-zê-pin (Benzodiazepines) như Serepax, Valium, Librium...
- Một số dược phẩm trong nhóm amphetamies nhưdexamphetamine,
methylphenidate, phentermine...
Ghi chú: Tuy nhiên có một vài giới hạn đối với một số thuốc hợp pháp.
Những loại này có thể trở thành bất hợp pháp, ví dụ như việc thiếu niên dưới 18
tuổi mua rượu bia hay thuốc lá là bất hợp pháp. Những loại thuốc trị bệnh cũng
có thể trở thành bất hợp pháp nếu mua qua bạn bè, chợ đen hay mua không có toa
bác sĩ.
Ma túy bất hợp pháp
Những loại ma túy được xem là bất hợp pháp tại Úc gồm có:
- Cần sa (Cannabis)

- Bạch phiến (Heroin)
- Các loại gây ảo giác (Hallucinogens/Psychedelics): LSD, DMT,
Psilocybin, Psilocin, Mescaline, DOM (STP), Phencyclidine or PCP, Ketamine...
- Cô-ken (Cocaine)
- Mê-tha-qua-lôn (Methaqualone) và những loại gây nghiện (narcotics) mua
không có toa bác sĩ.
5


- Các loạiamphetamine bất hợp pháp nhưmethamphetamine, crystal
methamphetamine...

Lá cần sa

Lá Coca - Cây Ma hoàng

b) Phân loại theo tác dụng
Phân loại theo tác dụng, ma túy được chia thành ba nhóm chính: kích thích,
ức chế thần kinh và gây ảo giác:
Chất kích thích
Thuốc kích thích là thuốc có tác dụng làm tăng nhanh hoạt động của hệ
thống thần kinh và nhiều bộ phận trong cơ thệ.Các loại thuốc kích thích bao gồm:
- Ni-cô-tin (nicotine) trong thuốc lá
- Cà-phê-in (caffeine) trong trà, cà phê, các loại nước tăng lực (energy
drinks), sô-cô-la (chocolate), nước cô-ca cô-la (coke)

6


- Am-phê-ta-min và những loại thuốc cùng họ hoặc có công thức hoá học rất

gần nhưDexamphetamine, Metamphetamine, Methylenedioxymethamphetamine
(MDMA), Methylpheniate...
- Cô-ken – Cocaine
* Chất ức chế
Ức chế là ngăn cản hoặc làm suy giảm hoạt động. Thuốc ức chế thần kinh có
tác dụng làm suy giảm, làm chậm lại hoạt động của hệ thống thần kinh. Dưới đây
là một số loại thuốc ức chế thần kinh có tác dụng gây nghiện:
1. Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ
- Rượu (ethanol): Bia, rượu chát, rượu mạnh...
- Benzô-đai-zê-pin (Benzodiazepines) là những thứ thuốc an thần loại nhẹ
hoặc thuốc ngủ.Những loại Ben-zô thông dụng như Librium, Antenax, Valium,
Propam,Mogadon, Dormicum, Nitepam, Alepam, Murelax, Serapax, Benzotran,
Rivotril, Euhypnos, Normison, Temaze, Rohypnol...
2. Thuốc giảm đau thuộc nhóm á phiện
Thuốc phiện (opium), morphine, pethidine, codein, bạch phiến (heroin),
methadone, buprenorphine...
3. Cần sa ở liều lượng nhẹ
4. Những ma túy dạng bốc hơi hoặc dạng hít
Xăng, thuốc chùi sơn, keo, dung dịch pha loãng sơn (paint thinner)...
Chất gây ảo giác
Thuốc gây ảo giác có tác dụng tạo ra ảo giác như thấy hoặc nghe những điều
không có thực, thấy thời gian và không gian thay đổi, thấy sự vật chung quanh di
chuyển hoặc thấy sự vật có màu sắc đậm hơn hay khác hơn bình thường. Các loại
thuốc gây ảo giác gồm có:
- LSD (lysergic acid diethylamide)
- DMT (dimethyltryptamine)
- Psilocybin (magic mushroom)
- Psilocin (magic mushroom)
- Mescaline (peyote cactus)
- DOM hay STP (chất tổng hợp từ Mescaline)

- MDMA (ecstasy, thuốc lắc) ở liều lượng mạnh
- Phencyclidine or PCP (angel dust)
- Ketamine
- Cần sa ở liều lượng mạnh (marijuana, hash, hash oil)
3. Phân loại dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma túy gồm có:
Ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.

7


Thuốc phiện
Ma túy tổng hợp (ảnh minh họa)
EM thêm vào chỗ này ma túy ở dạng bột nữa nhé
Ma túy tự nhiên:
Ví dụ: thuốc phiện, cần sa… Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là
những ancaloit của một số loài thực vật như: cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử
túc, a phiến ...), cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu), cây cô ca...
Ma túy bán tổng hợp:
Ví dụ như hêroin
Ma túy tổng hợp:
Ví dụ như estasy, đá (hay là crystal meth), Morphine.
Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm amphetamin,
ketamin, methaphetamin… Các chất ma túy tổng hợp thường độc hại hơn thuốc
phiện 500 lần.
Sau đây là tổng hợp 10 loại chất gây nghiện nhanh nhất và cũng có thể nói là
khó từ bỏ nhất khi một người đã nghiện sử dụng chúng.
2. Những hóa chất gây nghiện
Heroin hay Morphin
Heroin là một chất gây nghiện được chiết xuất từ quả cây thuốc phiện.
Heroin được xếp cùng nhóm với các chất giảm đau mạnh được biết đến với tên

chất dạng thuốc phiện như Morphin, Codein, Pethidin… Heroin còn được biết đến
với những tên như hàng trắng, bạch phiến…Heroin có tác dụng làm ức chế làm
giảm hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương.
1. Heroin
Heroin thường ở dạng bột, có màu sắc khác nhau, phụ thuộc vào độ tinh
khiết. Heroin được sử dụng theo đường tiêm chích, hút, hoặc hít. Heroin hấp thu
vào não và nhanh chóng tác động lên não của người sử dụng. Khi đã bị lệ thuộc
vào heroin, người sử dụng sẽ thường xuyên chỉ nghĩ đến heroin, tìm kiếm và sử
dụng để vượt qua những tác động của nó mang lại. Việc từ bỏ, hoặc giảm liều sử
dụng heroin đối với những người lệ thuộc vào nó là vô cùng khó khăn vì họ phải
trải qua hội chứng cai do thiếu heroin.
Cần sa
8


Cần sa – tiếng lóng hiện nay gọi là “bồ đà”, “bu”, “cỏ”, “tài mà”, “pin” – bắt
nguồn từ loại thực vật có tên khoa học là Cannabis sativa L., họ Cannabinaceae.
Chất chính gọi là Cannabinoid đã được tìm thấy, như Tetrahydrocannabinol (THC)
và Cannabinol. Trong các chất đó, THC là hoạt chất chính gây tác dụng về mặt tâm
thần.
Phương thức sử dụng cần sa phổ biến là hút như thuốc lá. Do dễ tan trong
chất béo nên khi hút vào, THC rất dễ xâm nhập mô phổi. Ở một số nước, người ta
sử dụng cần sa không hút mà lại nhai và nuốt nhựa. Sử dụng phương cách này, sự
hấp thu dù chậm và thay đổi theo lượng dùng nhưng tác dụng kéo dài hơn.
Về mặt tinh thần, người hút cần sa trước hết có cảm giác lo lắng, bồn chồn –
đặc biệt đối với người mới dùng lần đầu – nhưng rất nhanh chóng đạt được cảm
giác sảng khoái, kích thích và có sự rối loạn trong suy nghĩ, trí nhớ, rất dễ cười mà
không kiểm soát được. Sau đó là đến các ảo giác, người hút cần sa có cảm tưởng
tay chân mình dài ra, nhìn cảnh vật xung quanh thấy hình dạng méo mó, những gì
ở xa trở thành gần.

Chèn hình ảnh( Người sd ma túy như trích hút, phê thuốc)
Cũng như heroin, người nghiện cần sa rất khó từ bỏ, vì khi ngưng sử dụng
cần sa sẽ xuất hiện hội chứng cai làm cho người đó rất khó chịu và sợ hãi.
3. Thuốc lắc
Thuốc lắc là tên gọi của dân nghiện dành cho chất ma túy tổng hợp Ecstasyxtc-mdma dẫn xuất từ Amphetamine. Trong y học, có giai đoạn Amphetamine
được sử dụng điều trị bệnh hen, viêm xoang, trầm cảm. Nhưng khi được dẫn xuất
thành Ecstasy, nó bị pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới xếp vào loại ma
túy độc hại nhất và nghiêm cấm sử dụng. Nhưng loại ma túy này vẫn lưu thông
trên thị trường một cách bất hợp pháp dưới dạng viên, với các tên gọi Yinyang,
Adam, Eva, Love, VW, Ice, Mọi da đỏ, Mè đen, Tên lửa, Thiên thần…
Sau khi uống, hít Ecstasy trong vòng 10 đến 20 phút thì thuốc tác động trực
tiếp vào não bộ, gây kích thích thần kinh trung ương, tạo ảo giác ở người sử dụng
trong nhiều giờ liền. Ảo giác đó làm cho người uống thuốc lắc có trạng thái sung
mãn, tự tin, nhiệt độ cơ thể tăng tạo cảm giác nóng bỏng, thích thực hiện những
hành vi có cảm xúc mạnh, đặc biệt khi đi kèm với âm thanh có cường độ lớn. Khi
thuốc đã ngấm, con người bị kích động cuồng nhiệt và có những hành vi kỳ lạ như
lắc lư quay cuồng, la hét, đập phá đồ đạc, cởi bỏ quần áo và quan hệ tình dục tập
thể…
Càng nguy hiểm hơn là khi đang ở trạng thái hưng phấn, người sử dụng
thuốc lắc rất thích cảm giác bay bổng bằng cách lái xe với tốc độ cao. Đặc biệt, khi
say thuốc lắc, người ta thích hoạt động liên tục cùng tập thể nên dân chơi lắc
thường kết thành hội để chơi chung với nhau.
4. Hàng đá
Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các
loại ma
túy
tổng
hợp,

chứa

chất
methamphetamine (meth)
và amphethamine (amph) thậm chí là niketamid được phối trộn phức tạp từ nguyên
liệu tự nhiên và hóa chất khác nhau trong đó thành phần chính, phổ biến là
methamphetamine. Loại ma túy này được giới sử dụng gọi là “đá” vì hình dạng
bên ngoài trông giống đá – là tinh thể kết tinh thành những mảnh vụn li ti, gần
9


giống với hạt mì chính (bột ngọt) hoặc giống hạt muối và óng ánh giống đá. Ngoài
dạng phổ biến trên, ma túy đá còn bán bất hợp pháp trên thị trường dưới các dạng
cục, bột, viên nén.
Ma túy đá không chỉ được biết đến với tác dụng gây phê cho người nghiện
mà còn là một loại thuốc khiến người dùng thèm muốn cả chuyện quan hệ tình
dục. Nhiều người dùng ma túy đá để vui chơi hết mình, chứng tỏ đẳng cấp mà
không biết rằng có sức tàn phá đối với sức khỏe, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến
xã hội. Biểu hiện của những người thường xuyên sử dụng ma túy gây ra hậu quả
thường thấy ảnh hưởng cho xã hội như chém giết người vô cớ, cuồng dâm, hoang
tưởng, mất kiểm soát hành vi, nặng hơn sẽ mắc tâm thần và hậu quả cá nhân là suy
kiệt thể chất và suy giảm khả năng tình dục.
5. Cocain
Cocain là loại ma túy chiết xuất từ lá coca, có tinh thể hình kim, không màu
và không mùi, vị hơi đắng mát và gây cảm giác hơi tê cho đầu lưỡi. Cocain lần đầu
tiên được một Dược sĩ Hóa học người Đức, tên là Albert Niemann, (ở GoslarNiedersachsen), chiết xuất từ lá cây coca vào năm 1860. Mãi tới tận năm 1883
cocain mới được một bác sĩ thử nghiệm với binh lính Đức và cho kết quả là sự hồi
phục sức khỏe đáng kinh ngạc. Năm 1884 dược tính của cocain lại được phát hiện
thêm tác dụng giảm đau, có công hiệu với bệnh lao phổi, hen suyễn, đau thần kinh
liên sườn, đau răng. Những tác dụng làm tăng sức khỏe của cocain đã khiến trong
những năm đầu của lịch sử chế phẩm, cocain có mặt trong nhiều loại thuốc bổ,
kẹo, bánh và nước giải khát. Những năm sau đó, cocain được sử dụng trong

ngành dược, dùng để gây tê bằng cách bôi hay nhỏ giọt.
Tuy vậy, cùng với sự phổ biến của cocain, các nhà khoa học cũng nhận thấy
tác dụng gây nghiện, gây hoang tưởng bộ phận rất mạnh của thuốc. Bởi vậy,
cocain được xếp vào nhóm ma túy và bị luật pháp của hầu hết quốc gia ngăn cấm
tàng trữ, mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép.
6. Diazepam
Diazepam là một thuốc hướng thần thuộc nhóm 1,4 benzodiazepin, có tác
dụng rõ rệt làm giảm căng thẳng, kích động, lo âu, và tác dụng an thần, gây ngủ.
Ngoài ra, Diazepam còn có tác dụng giãn cơ, chống co giật. Thuốc được dùng
trong thời gian ngắn để điều trị trạng thái lo âu, căng thẳng, dùng làm thuốc an
thần, tiền mê, chống co cơ và xử trí các triệu chứng khi cai rượu.
Diazepam có thể gây nghiện nếu sử dụng trên 10 ngày với liều điều trị thông
thường. Triệu chứng cai thuốc bao gồm: lo âu, mất ngủ, hồi hộp, đôi khi trầm cảm
hoặc kích động cũng có thể xảy ra. Vì vậy, khi dùng Diazepam để điều trị lo âu
mất ngủ, nên sử dụng không quá 10 ngày. Nếu một lý do nào đó cần sử dụng thuốc
lâu hơn, khi ngưng thuốc phải giảm liều từ từ như là một biện pháp cai nghiện cho
người sử dụng thuốc, người bệnh.
7. Cà phê
Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có
chứa chất caffein và được sử dụng rộng rãi, được sản xuất từ những hạt cà phê
được rang lên, từ cây cà phê. Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9,
khi nó được khám phá ra từ vùng cao nguyên Ethiopia. Từ đó, nó lan ra Ai Cập và
Yemen, và tới thế kỉ thứ 15 thì đến Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu
10


Phi. Từ thế giới Hồi giáo, cà phê đến Ý, sau đó là phần còn lại của Châu Âu,
Indonesia và Mĩ. Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thông dụng toàn
cầu.
Không giống như các loại đồ uống khác, chức năng chính của cà phê không

phải là giải khát, mặc dù người dân Mỹ uống nó như thức uống giải khát. Nhiều
người uống nó với mục đích tạo cảm giác hưng phấn. Theo một nghiên cứu được
công bố vào tháng 8 năm 2005 của nhà hóa học Mỹ Joe Vinson thuộc Đại học
Scranton thì cà phê là một nguồn quan trọng cung cấp các chất chống ôxi hóa
(antioxidant) cho cơ thể, vai trò mà trước đây người ta chỉ thấy ở hoa quả và rau
xanh. Những chất này cũng gián tiếp làm giảm nguy cơ bị ung thư ở người.
Tuy nhiên, cà phê chứa chất caffein – một chất gây nghiện khiến cơ thể
người uống sẽ có xu hướng đòi hỏi phải tăng thêm lượng cà phê so với những lần
uống trước đây thì mới đã. Khi đã nhiễm thói quen này thì sau một thời gian không
có cà phê, sau một ngày chẳng hạn, cơ thể sẽ cảm thấy bải hoải, bần thần và mức
độ nặng nhẹ tùy người. Triệu chứng thông thường dễ thấy nhất là bị nhức đầu,
chóng mặt, dễ nóng giận và thậm chí nôn mửa.
8. Thuốc lá
Thuốc lá có chứa một chất gây nghiện có tên là Nicôtine. Nicôtine là một
chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với
không khí. Nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào
phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg Nicôtin mỗi điếu
thuốc hút. Hút thuốc lá đưa Nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10
giây sau khi hít vào.
Cơ quan Kiểm soát Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp Nicôtin vào
nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma
túy Heroin và Cocain. Tác dụng gây nghiện của Nicôtin chủ yếu là trên hệ thần
kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể Nicotine trên các cấu trúc não. Chất
alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền
thần kinh dopamine. Dopamin là một hóa chất chính trong não điều chỉnh mong
muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co
mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Tuy nhiên trong cơ thể
Nicôtin sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu.
9. Rượu
Chứng nghiện rượu là một bệnh nghiện mãn tính. Bảng phân loại bệnh

quốc tế ICD-10 liệt chứng nghiện rượu vào loại “rối loạn hành vi và tâm thần do sử
dụng các chất tác động tâm thần”. Chất gây ra là rượu, chính xác hơn là êtanol hình
thành khi lên men rượu.
Chứng nghiện rượu có thể bắt đầu ngay khi uống đều đặn một lượng nhỏ.
Không phải lúc nào người nghiện rượu cũng ở trong trạng thái say sưa. Chứng
nghiện rượu diễn tiến một cách tương đối chậm chạp và khó nhận thấy. Những
người mang chứng bệnh này thường không ý thức được tính nghiêm trọng của
chứng bệnh. Uống quá nhiều rượu là nguyên nhân gây ra các bệnh cơ thể và tâm
thần trầm trọng và lâu dài khác (xơ gan, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ…).

11


Vì tiềm năng gây nghiện của rượu rất lớn nên khả năng điều trị duy nhất là
từ bỏ một cách triệt để các thức uống, món ăn hay thuốc uống có cồn. Để đạt đến
mục đích này các biện pháp điều trị tâm lý là không thể bỏ qua được.
10. Chocolate
Giống như các đồ ngọt khác, chocolate kích thích sự giải phóng endorphin,
một hóa chất tự nhiên trong cơ thể tạo ra cảm thấy thỏa mãn và khỏe khoắn. Bên
cạnh sự ngọt ngào, có những hóa chất khác có riêng trong chocolate kích thích sự
thèm muốn.
Những chất kích thích thần kinh như caffeine cũng có ở một lượng nhỏ, và
nó có ảnh hưởng nhẹ nhàng tới sự tỉnh táo, cũng giống như khi ta uống cà phê. Một
chất kích thích nhẹ khác trong chocolate là theobromine, giúp thư giãn cơ trong
các lớp màng phổi. Chocolate cũng giúp chúng ta dễ chịu do phản ứng với não.
Chocolate chứa hóa chất tryptophan mà não sử dụng để tạo ra serotonin. Hàm
lượng serotonin cao có thể tạo ra cảm giác hưng phấn.
Tuy nhiên, Chocolate là một loại thực phẩm nhiệt lượng cao, hàm lượng
protein thấp và chất béo cao. Ăn quá nhiều chocolate trước bữa ăn sẽ gây ra cảm
giác no, từ đó ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống. Mặt khác, khi bạn ăn xong lại

cảm thấy đói bụng rất nhanh, điều này làm rối loạn thói quen ăn uống và quy luật
sinh hoạt bình thường của cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.
3. Sự phân bố của các cây có hại đối với sức khỏe con người
Theo kiến thức môn địa lí: Sự phân bố của cây thuốc phiện

12


13


Cây được trồng ở vùng núi cao lạnh.
Cần sa là gì?
Tiếng Việt ta còn gọi Cần Sa là Gai Dầu, Đại Ma. Tên khoa học là Cannabis
sativa. Tùy theo mỗi quốc gia, cần sa được chế biến với tên khác nhau:
Ở Mỹ châu gọi là Marihuana. Ấn Độ có tên Bhang hay Ganjah. Bắc Phi
châu gọi là Takouri,
Ai Cập và khối Ả Rập gọi là Haschich. Cây cần sa có nguồn gốc từ miền
núi non hiểm trở trên Hi Mã Lạp Sơn và đã được dân chúng khắp nơi trồng để
dùng hoặc để bán từ nhiều ngàn năm.

Bông cần sa sau khi phơi khô xong sẽ có màu úa xanh hoặc nâu nâu, và nó
có một mùi rất hôi và rất nồng khác biệt hẳn với những cây lá thường khác, ngay
cả lúc nó xanh tươi. Khi cần sa được đốt lên, khói cần sa cũng có một mùi hôi rất
đặc biệt, không giống như những cây lá khô thường khi đốt lên, mùi hôi này
thường làm cho người ta khó chịu khi ngửi đến.
Cần sa nào cũng có nồng độ (độ “phê”) riêng của nó, nồng độ cao hay thấp
tùy
thuộc vào sự chăm nom của người trồng.
Cần sa mọc ở nơi cao độ và khí hậu nóng sản xuất nhiều nhựa hơn và có tác

dụng mạnh hơn.
Anh túc hay còn gọi là a phiến, thẩu, trẩu (người Tày gọi là cây nàng tiên),
là loài thực vật có tên khoa học là Papaver somniferum, thuộc họ Anh túc
(Papaveraceae).
Trong y học có tác dụng giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông
lẫn Tây y. Chiết xuất của cây này làm gây nghiện nặng.
14


Thân cao 1 - 1,5m. Loại cây này thích hợp với khí hậu vùng cao, có khi lên
đến 1000m. Trên một thân cây có thể có nhiều màu hoa khác nhau như vàng, tím,
đỏ…
khu vực trồng cây thuốc phiện với diện tích 2000 m2, H (ở bản Phiêng
Cành,
người dẫn đường) cho hay: Đây là khu vực núi Nà Ka, phần đất này thuộc
tiểu khu Pa Khen, thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu, Sơn La) và
xã Tân Lập nhưng người trồng thì không biết của ai.
Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, niên vụ 2011-2012 tình hình tái trồng cây
chứa chất ma túy tiếp tục diễn biến rất phức tạp, diện tích tái trồng tăng, phạm vi
ngày càng mở rộng, không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành phố. Có khoảng 36
tỉnh, thành tái trồng cây thuốc phiện và cây cần sa, tăng 9 tỉnh so với năm 2011.
Trong năm 2012, lực lượng chức năng đã phát hiện và nhổ bỏ 402.999 m2 diện
tích trồng cần sa và cây thuốc phiện, tăng khoảng 73.000 m2 so với năm 2011.
Cũng trong niên vụ 2011 – 2012, lực lượng chức năng cả nước phát hiện và tiêu
hủy gần 34 ha cây thuốc phiện, tập trung ở các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai
Châu... Riêng ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ, cũng đã phát hiện và triệt phá
trên
5 tấn cần sa tươi và gần 9.200 cây cần sa.
Đối với địa phương chúng ta cây thuốc phiện cũng được người dần lén trồng
len lỏi và khắp mọi nơi và các lực lượng chức năng đã phát hiện và có những hình

thức xử lí theo pháp luật và cây thuốc phiện trên địa bàn tỉnh dần được xóa bỏ để
trồng các cây công nghiệp khác có ích cho đời sống con người.
4. Tác hại của ma túy
Theo kiến thức môn sinh học:
Tác hại đối với cơ thể: Chẳng hạn một thanh niên đang cai nghiện đột ngột
ngưng
thở tử vong không rõ nguyên nhân, khi giải phẫu tử thi thì phát hiện nạn
nhân có bao
heroin bởi một màng mỏng rồi cấy dưới da để thuốc phóng thích từ từ,
nhưng bao
thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích quá nhiều gây ngộ độc.
Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn
khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc
nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản...Theo thông tin trên tạp chí Medical
Progress tháng 1 năm 1999, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ đã
cho thấy có mối liên quan giữa hút ma túy (nhất là cocaine) và ung thư phổi.
- Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh
hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng
hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp
đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm
tăng huyết áp.
- Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu
gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co
giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị...
15


- Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng, dùng ma túy
sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy giảm
một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian

khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to
(gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong
kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh.
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử
tế bào gan, ảo thính, ảo thị...
Đối với môn hóa học: Nó là những loại hóa chất gây nghiện: Ví dụ
như hêroin,
Ma túy tổng hợp: Ví dụ như estasy, đá (hay là crystal meth), Morphine.
Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm amphetamin,
ketamin, methaphetamin… Các chất ma túy tổng hợp thường độc hại hơn thuốc
phiện 500 lần.
Bên cạnh những tác hại đó các cây này cũng có những mặt ưu điểm của nó
nếu ta biết cách sử dụng trong phạm vi có thể, cụ thể lợi ích từng cây như sau:
Cây thuốc phiện
- Lợi ích: Thuốc phiện đã là vật dụng chính để giao thương trong nhiều thế
kỷ, và từ lâu đã được biết đến như là một loại thuốc giảm đau. Nhiều thuốc có
bằng sáng chế của thế kỷ 19 dựa trên cồn thuốc phiện (được biết với tên cồn thuốc
phiện, một dạng dung dịch của thuốc phienj trong rượu cồn etylic). Cồn thuốc
phiện được ke đơn hiện nay với nhiều lý do, như tiêu chảy nặng, làm thông ruột
hồi. Uống dung dịch 10% cồn thuốc phiện (10% thuốc phiện, 90% rượu etylic
(rượu trắng) trước bữa ăn 30 phút sẽ làm giảm đáng kể tiêu chảy, cho phép ruột
hấp thụ chất lưu khi đi ra ngoài tốt hơn.

Cây cần sa
Lợi ích: Cần sa có thể điều trị tăng nhãn áp. Tuy nhiên, tác dụng chỉ kéo dài
3 – 4 giờ. Tác dụng phụ khá nhiều: Làm mắt khô, giảm nhiệt độ điều tiết, hạ huyết
áp tư thế đứng, ung thư.

16



17


Cây thuốc lá
Lợi ích: Người ta dùng thuốc lá để đắp vào những noi đứt tay chân, chảy
máu để cầm máu. Còn dùng chữa rắn rết, côn trùng cắn.
Thuốc lá hay được dùng chữa bệnh cho gia súc và phòng trừ sâu bệnh cho
cây trồng (bảo vệ thực vật).

*Đối với kiến thức môn giáo dục công dân: ( Hình ảnh người tội phạm
ma túy)
1) Những hành vi sử dụng ma túy trái phép: Theo quy định tại Thông tư liên
tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm
2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ
Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về
ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất
giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích
mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay
ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.
Mục 3.6 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTCTANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy
định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm
1999 quy định:
“Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với
số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma
túy khác thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS, theo đó không truy cứu trách nhiệm
hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một
gam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một
kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống”.
Theo đó, nếu tàng trữ ma túy thuộc một trong các trường hợp quy định từ
điểm a đến điểm g mục 3.6 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA18


VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp
dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật
Hình sự năm 1999 như đã nêu ở trên, thì người có hành vi tàng trữ sẽ chỉ bị xử
phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12
tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa
cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Trường hợp trọng lượng chất ma túy vượt quá mức quy định tại mục 3.6
Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTCBTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại
Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại
khoản 1 Điều 194 của Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Theo đó, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2) Đối với hành vi trồng cây cần sa
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTCTANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy

định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm
1999 thì “Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có
chứa chất ma túy” quy định tại Điều 192 của Bộ luật Hình sự năm 1999 là hành vi
gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây (như lá, hoa, quả, thân
cây có chứa chất ma túy).
Khoản 3, điều 21, mục 2 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11
năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;
phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các
loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.”
Ngoài ra, mục 1.3 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCAVKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp
dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật
Hình sự năm 1999 quy định:
“Người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo
dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm”.
a) “Đã được giáo dục nhiều lần” là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức,
người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc
nhở về việc không được trồng cây có chứa chất ma túy hoặc phổ biến đường lối,
chính sách, quy định của pháp luật về cấm trồng cây có chứa chất ma túy. Các biện
19


pháp giáo dục này phải được thể hiện bằng biên bản. Chỉ bị coi là “đã được giáo
dục nhiều lần” nếu việc giáo dục được thực hiện trước khi bị xử phạt hành chính.
b) “Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống” là đã được hỗ trợ về tiền
vốn, kỹ thuật để sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn

về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực… để
thay thế các loại cây có chứa chất ma túy.
c) “Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” được hiểu là
trước đó đã có hành vi trồng cây có chứa chất ma đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết
thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, mà lại tiếp tục có hành vi
trồng cây có chứa chất ma túy và bị phát hiện.”
Theo đó, khi trường hợp bạn của ban đủ các điều kiện nêu trên, thì bạn đó sẽ
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 192 của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội
trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý.
“Điều 192. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất
ma tuý
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây
khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn
định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm
đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Tái phạm tội này.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng.”
5. Hiện trạng ma túy trong học đường, kiến nghị và hướng giải quyết.

20


Trong những năm gần đây, mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng
đã cảnh báo về tác hại của ma túy đối với con người, nhưng chúng em thấy vẫn
còn không ít người

không thấy rõ tác hại của nó nên hậu quả của ma túy vẫn còn là một thảm
họa của con người. Đây là nguyên nhân gây ra những hành vi phạm tội, gây mất an
ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đặc biệt nhất là lây truyền HIV/AIDS
trong cộng đồng.
Cùng với hút thuốc lá, uống rượu bia, bạo lực học đường, tình trạng sử dụng
các chất ma túy trong học sinh, hiện nay đang là vấn đề làm đau đầu các bậc phụ
huynh và các nhà nhà trường. Ma túy không chỉ làm hủy hoại sức khỏe bản thân
người nghiện, làm hao tốn tiền bạc của gia đình mà còn để lại biết bao hệ lụy cho
xã hội. Để đi tìm nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng đó, trước hết chúng ta
cần hiểu ma túy là gì, các dạng thường gặp của nó như thế nào. Từ đó mỗi người,
đặc biệt là giới trẻ biết cách tránh xã thứ chết người ấy.
- Ở địa phương chúng em xã Tân Lang là một xã vùng I gần trung tâm
huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn, hiện nay đã có một số bạn học sinh bỏ học vì sử
dụng ma túy.
- Chính vì những lí do trên nên chúng em quyết định đi tìm hiểu về “Tác hại
của ma túy đối với sức khỏe con người”. Để từ đó chúng em sẽ tuyên truyền cho
gia đình, các bạn trong trường và mọi người xung quanh biết cách phòng, tránh ma
21


túy. Từ đó hạn chế được những hành vi phạm tội, gây mất an ninh trật tự, làm ảnh
hưởng đến sức khỏe và đặc biệt nhất là lây truyền HIV/AIDS trong cộng đồng
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
- Các tỉnh thành trên cả nước, nhất là các tỉnh biên giới (trong đó có khu vực
tỉnh Lạng Sơn nói chung và xã Tân Lang nói riêng), trong những năm gần đây
Việc sử dụng, buôn bán, tàng trữ ma túy ngày càng tăng. Phần lớn nguyên
nhân là do người dân chưa ý thức được tác hại của việc sử dụng và hậu quả của nó,
gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân, nhân cách, gia đình, cộng đồng và
xã hội. Chính vì vậy việc chúng em nghiên cứu “Tác hại của ma túy đối với sức
khỏe con người” là rất quan trọng, từ đó chúng em sẽ biết thêm những biện pháp

phòng chống tác hại của ma túy trong học đường nói riêng và toàn xã hội nói
chung để có thể tuyên truyền trong gia đình mình, bạn bè, người thân tánh xa ma
túy để hạn chế được tác hại, các hậu quả do ma tuygây nên.
- Nhất là trong thời gian gần đây nhất trước khi hoàn thành đề tài này chúng
em đa được nghe nhà trường tuyên truyền phòng chống ma túy học đường vào
ngày 24/12/2016, em lại có cơ hội để nghe và hiểu rõ hơn về tác hại của ma túy và
có thêm tư liệu và kiến thức phục vụ cho đề tài chúng em nghiên cứu. Cụ thể như

22


sau:

23


24


25


×