Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Thư Viện Câu Hỏi Môn Sinh 9 Men Đen Và Di Truyền Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.86 KB, 29 trang )

Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 1. MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng
1/ Nhậnbiết:
Mục tiêu: Nhận biết hiện tượng di truyền
Câu 1. Những hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của sự di truyền?
A. Sự giống nhau cơ bản giữa các gà con trong một đàn
B. Sự giống nhau về chi tiết (khả năng sống dưới nước) giữa cá thu và cá voi
C. Sự giống nhau về cơ bản giữa các gà con và gà bố mẹ
D. Sự giống nhau về chi tiết (khả năng bay lượn trên không) giữa chim và dơi
Đáp án: A, C
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây về hiện tượng di truyền là đúng nhất?
A. Di truyền là hiện tượng các con giống với bố mẹ của chúng
B. Di truyền là hiện tượng con gháu giống với bố mẹ, tổ tiên
C. Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố, mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu
D. Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho các con
Đáp án: C
Mục tiêu: Nhận biết biến dị
Câu 3. Những hiện tượng nào dưới đây là biểu hiện của sự biến dị?
A. Sự khác nhau về cơ bản giữa hổ và mèo
B. Sự khác nhau về chi tiết giữa các lợn con trong một đàn lợn
C. Sự khác nhau về chi tiết giữa gà và vịt
D. Sự khác nhau về chi tiết giữa các lợn con và lợn bố (mẹ)
Đáp án: A, D
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây về biến dị là đúng nhất?


A. Biến dị là hiện tượng các con sinh ra khác với bố mẹ về nhiều chi tiết
B. Biến dị là hiện tượng các con sinh ra từ cùng 1 cặp bố mẹ khác nhau về nhiều chi tiết
C. Biến dị là hiện tượng các con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết
D. Biến dị là hiện tượng các thế hệ con cháu khác với các thế hệ bố mẹ, tổ tiên về nhiều chi tiết
Đáp án: C
Câu 5. Đối tượng nghiên cứu của di truyền học là gì?
A. Thế giới sinh vật
B. Sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu
C. Tính biến dị ở cơ thể sinh vật
D. Hiện tượng di truyền và biến dị ở các sinh vật
Đáp án:D
Câu 6. Men đen là người đầu tiên trong lịch sử tìm ra các quy luật di truyền. Yếu tố quan trọng
dẫn đến thành công này là gì?
A. Chọn đối tượng là cây đậu Hà Lan với nhiều đặc điểm thuận lợi cho nghiên cứu
B. Sử dụng phép lai phân tích để kiểm tra tính thuần chủng của giống lai
C. Có phương pháp nghiên cứu đúng đắn
D. Sử dụng toán thống kê để xử lí kết quả
Đáp án: C
Câu 7. Phương pháp nghiên cứu đúng đắn của men đen có tên gọi là gì?
A. Phương pháp lai phân tích
B. Phương pháp phân tích các thế hệ lai
C. Phương pháp lai các cặp bố mẹ thuần chủng
D. Phương pháp xử lí số liệu bằng toán thống kê
Đáp án: B
II. TỰ LUẬN:
1/ Thông hiểu:
Mục tiêu: Phân biệt hiện tượng di truyền và biến dị, mối quan hệ giữa 2 hiện tượng trên.


Câu 1. Hãy phân biệt hiện tượng di truyền và biến dị ? biến dị và di truyền có mối quan hệ với

nhau như thế nào?
Đáp án:
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác nhau và khác với bố mẹ về nhiều chi tiết
- Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song sonng và gắn liền với quá trình sinh sản.
Câu 2. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen gồm những điểm
nào?
Đáp án:
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một số cặp tính trạng
- Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở con cháu
- Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được
2/ Vận dụng thấp:
Mục tiêu nêu được ví dụ về cặp tính trạng tương phản
Câu 3. Hãy lấy các ví dụ về các tính trạng ở người để minh họa cho khái niệm “cặp tính trạng
tương phản”
Đáp án:
Mắt một mí – mắt 2 mí
Da trắng – da đen
Thuận tay trái – thuận tay phải
Tóc xoăn – tóc thẳng
Mũi cao – mũi tẹt
Môi dày – môi mỏng
Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 2. LAI 1 CẶP TÍNH TRẠNG

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng
1/ Thông hiểu:
Mục tiêu:
Câu 1. Thế hệ P trong phép lai của Men đen có đặc trưng gì?
A. Đều thuần chủng
B. Đều không thuần chủng
C. Có kiểu hình khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản
D. Có kiểu hình giống nhau
E. Một bên (bố hoặc mẹ) mang tính trạng trội, còn bên kia mang tính trạng lặn
F. Mỗi bên bố, mẹ đều cho 1 loại giao tử
G. Mỗi bên (bố, mẹ) đều cho 2 loại giao tử với tỉ lệ tương đương
Đáp án: A, C. E. F
Câu 2. Thế hệ F1 trong thí nghiệm lai 1 tính của Men đen có đặc trưng gì?
A. Thuần chủng
B. Đồng tính về tính trạng trội
C. Không thuần chủng
D. Đồng tính về tính trạng lặn
E. Phân tính
F. Đều cho 1 loại giao tử
Đáp án: B, C
Câu 3. Thế hệ F2 trong thí nghiệm lai 1 tính của Men đen có đặc trưng gì?
A. Đều đồng tính
B. Phân tính kiểu hình (1 : 1)
C. Phân tính kiểu hình (3 : 1)
D. Tỉ lệ kiểu gen là (1Aa : 1aa)
E. Tỉ lệ kiểu gen là : (1AA : 2Aa : 1aa)
F. Tỉ lệ kiểu gen là 100% Aa


Đáp án: C , E

Câu 4. Nội dung nào là đúng với thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Men đen?
A. Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ
trung bình (3 trội: 1 lặn)
B. Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng, tương phản thì F2 phân li tính trạng
theo tỉ lệ trung bình (3 lặn: 1 trội)
C. Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng, tương phản thì F2 phân li tính trạng
theo tỉ lệ trung bình (3 trội: 1 lặn)
D. Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng, tương phản thì F2 phân li tính trạng
theo tỉ lệ trung bình (1 trội: 1 lặn)
Đáp án: C
Câu 5. Trong thí nghiệm của Men đen về màu hoa đậu Hà Lan, có thể giải thích hiện tượng F1
đồng tính hoa đỏ như thế nào?
A. Tính trạng được qui định bởi 1 cặp nhân tố di truyền (gen)
B. Cơ thể P (hoa đỏ) có cặp gen AA, chỉ cho ra 1 loại giao tử A
C. Cơ thể P (hoa trắng) có cặp gen aa, chỉ cho ra 1 loại giao tử a
D. F1 có kiểu gen Aa
E. F1 cho ra 2 loại giao tử là A và a với tỉ lệ tương đương
F. ở F1 A không hòa lẫn với a mà A trội so với a nên kiểu hình biểu hiện là tính trạng trội (hoa đỏ)
Đáp án: A, B, C, D, F
Câu 6. Trong thí nghiệm của Men đen về màu hoa đậu Hà Lan, có thể giải thích hiện tượng F2
phân tính (3hoa đỏ: 1hoa trắng) như thế nào?
A. F1 có kiểu gen Aa
B. F1 cho ra 2 loại giao tử là A và a với tỉ lệ tương đương
C. ở F1 A không hòa lẫn với a mà A trội so với a
D. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của 2 loại giao tử F 1 (A và a) trong thụ tinh tạo ra F 2 có tỉ lệ kiểu gen là 1AA:
2Aa: 1aa và tỉ lệ kiểu hình là 3hoa đỏ: 1 hoa trắng
Đáp án: A, B, D
II. TỰ LUẬN:
1/ Thông hiểu:
Mục tiêu: Phát biểu nôi dung qui luật phân li

Câu 1. Phát biểu nội dung qui luật phân li
Đáp án: “Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân
li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P »
2/ Vận dụng thấp:
Mục tiêu: Giải thích kết quả thí nghiệm
Câu 2. Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đâu Hà lan như thế nào ?
Đáp án: Tính trạng do cặp nhân tố di truyền (gen) qui định
- Cặp nhân tố di truyền có sự phân li trong quá trình phát sinh giao tử.
- Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh
- Giả sử gọi:
A là gen qui định tính trạng trội hoa đỏ
a là gen qui định tính trạng lặn hoa trắng
Pt/c: AA (Hoa đỏ)
G:
A
A
F1:

Aa

x

aa (hoa trắng)
a
a

Aa
Hoa đỏ (đồng tính)
Mục tiêu: Phân biệt tính trạng trội, lặn; thể đồng hợp, dị hợp
Câu 3. Phân biệt tính trạng trội, lặn; thể đồng hợp, dị hợp? cho ví dụ.

Đáp án:
- Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1  kiểu hình ở F1 đồng tính.
- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới biểu hiện  kiểu hình ở F2 phân ltính


VD: hoa đỏ/ hoa trắng, hạt trơn/ hạt nhăn, hạt xanh/ hạt vàng;
- Nếu kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau (VD: AA, aa)  thể đồng hợp.
- Nếu kiểu gen chứa cặp gen tương ứng không giống nhau (VD: Aa) thể dị hợp

Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 3. LAI 1 CẶP TÍNH TRẠNG (tt)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng
1/ Vận dụng thấp:
Mục tiêu: Vận dụng giải thích kết quả thí nghiệm của Men đen
Câu 1. Ở cà chua, quả đỏ là trội (được qui định bởi gen a) và quả vàng là lặn (được qui định bởi
gen a). Nếu thực hiện phép lai như trong thí nghiệm về qui luật phân li của Men đen thì khẳng
định nào dưới đây là sai?
A. Kiểu gen của p quả đỏ thuần chủng là AA
B. Kiểu gen của P quả vàng là aa
C. F1 có kiểu gen là Aa
D. F2 có kiểu gen là 1Aa: 2Aa: 1aa
Đáp án: D
Câu 2. Để kiểm tra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
A. Sử dụng phép lai phân tích

B. Sử dụng phương pháp phân tích các thế hệ lai
C. Sử dụng phép lai giữa các cặp bố mẹ thuần chủng
D. Xử lí số liệu bằng toán thống kê
Đáp án: A
Câu 3. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
A. Toàn cây quả vàng
B. Toàn cây quả đỏ
C. Tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng
D. Tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng
Đáp án: B
Câu 4. Ở đậu Hà lan gen A qui định thân cao, a qui định thân thấp. Cho lai cây thân cao với cây
thân thấp. F1 thu đựoc: 51% cây thân cao: 49% cây thân thấp. Kiểu gen của phép lai trên là:
A. P: AA x aa
B. P: Aa x Aa
C. P: AA x Aa
D. P: Aa x aa
Đáp án: D
1/ Vận dụng cao:
Mục tiêu: Vận dụng viết sơ đồ lai  kết quả phép lai
Câu 1. Ở cà chua, quả nhẵn trội (B) và quả có lông tơ lặn (b). Nếu cho lai cà chua quả nhẵn (Bb)
với cà chua quả nhẵn (Bb) thì thế hệ F1 có KG như thế nào?
a/ 100% Bb
b/ 100%bb
c/ 50%Bb: 50%bb
d/ 25%BB: 50%Bb: 25%bb
Đáp án: C
Câu 2. Cho cà chua thân cao (DD) là trội hoàn toàn lai với cà chua thân lùn (dd) là lặn. tỉ lệ KG
F2 là bao nhiêu?
A. 1DD: 1Dd
B. 1DD: 2Dd: 1dd

C. 1Dd: 2DD: 1dd
D. 1DD: 1dd
Đáp án: B
Câu 3. Ở cà chua lá chẻ trội hoàn toàn so với lá nguyên. Tỉ lệ kiểu hình của F 1 trong phép lai lá
chẻ dị hợp với lá nguyên là bao nhiêu?
A. 100% lá chẻ
B. 50% lá chẻ: 50% lá nguyên
C. 75% lá chẻ: 25 % lá nguyên
D. 75% lá nguyên: 25% lá chẻ
Đáp án: B


Câu 4. Phép lai nào dưới đây ở đậu Hà lan có thể sử dụng kết quả như phép lai phân tích?
1. Hạt vàng (AA) x Hạt vàng (AA)
4. Hạt vàng (Aa) x Hạt vàng (Aa)
2. Hạt vàng (AA) x Hạt vàng (Aa)
5. Hạt vàng (Aa) x Hạt xanh (aa)
3. Hạt vàng (AA) x Hạt xanh (aa)
6. Hạt xanh (aa) x Hạt xanh (aa)
A. 1 và 3
B. 3 và 5
C. 2 và 4
D. 4 và 6
Đáp án: B
Câu 5. Trong phép lai giữa đậu Hà lan hạt vàng với hạt xanh thu được F 1 đồng tính hạt vàng; cho
F1 lai với nhau được F2 gồm 71 hạt vàng và 19 hạt xanh, tương đương tỉ lệ (3,7: 1). Điều giải thích
nào dưới đây về sự sai khác với tỉ lệ chuẩn (3: 1) ở F2 là phù hợp?
A. P không thuần chủng
B. Hạt vàng không trội hoàn toàn so với hạt xanh
C. Số cá thể F2 thu được chưa đủ lớn

D. Chưa có nội dung nào đúng
Đáp án:C
II. TỰ LUẬN:
Mục tiêu: Vận dụng kết quả phép lai phân tích
Câu 1. Làm thế nào xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội?
Đáp án:
Đem cá thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen lai với cá thể mang tính trạng lặn (lai phân tích).
+ Nếu ở F1 đồng tính  cá thể mang tính trạng trội đem lai có kiểu gen đồng hợp.
+ Nếu ở F1 phân tính  cá thể mang tính trạng trội đem lai có kiểu gen dị hợp.
Câu 2. Có 2 giống lúa thân cao chưa biết giống nào thuần chủng hay không thuần chủng, chỉ
biết cao là trội so với thấp. Làm thế nào để biết được kiểu gen của 2 giống lúa trên?
Đáp án:
Đem cho lai 2 giống lúa cần kiểm tra KG với giống lúa thấp (lặn). Nếu kết quả phép lai nào là đồng
tính thì giống lúa đó có KG thuần chủng (đồng hợp trội).

Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 4. LAI 2 CẶP TÍNH TRẠNG

II.
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng
1/ Nhận biết:
Mục tiêu: nhận biết biến dị tổ hợp
Câu 1. Biến dị tổ hợp là gì:
A. Những kiểu hình mới do tổ hợp lại
B. Những kiểu hình mới khác bố mẹ do tổ hợp lại

C. Những kiểu hình mới khác kiểu hình bố mẹ do tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ
D. Những kiểu hình mới khác kiểu hình bố mẹ do các nguyên nhân khác với sự tổ hợp lại các tính
trạng của bố mẹ
Đáp án: C
1/ Thông hiểu:
Mục tiêu: Hiểu được bản chất của di truyền độc lập
Câu 1. Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có:
A. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3: 1
B. Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó
C. 4 kiểu hình khác nhau
D. Các biến dị tổ hợp
Đáp án: B, D
Câu 2. biến dị tổ hợp trong thí nghiệm phản ánh qui luật phân li độc lập của Men đen do cơ chế
chủ yếu nào tạo nên?
A. Sự phân li độc lập của các cặp gen qui định tính trạng trong phát sinh giao tử


B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen qui định tính trạng trong phát sinh giao tử
và thụ tinh
C. Sự tổ hợp tự của các cặp gen qui định tính trạng trong phát sinh giao tử
D. Sự tổ hợp tự của các cặp gen qui định tính trạng trong thụ tinh
Đáp án: B
1/ Vận dụng thấp:
Mục tiêu: Vận dụng giải thích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Men đen
Câu 1. Khi P khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng, tương phản thì tỉ lệ phân tính đặc
trưng ở F2 trong TN lai 2 tính của Men đen là bao nhiêu?
a/ 9:3:3:1
b/1:1:1:1
c/ 3:3:1:1
d/3:6:3:1:2:1

Đáp án: A
Câu 3. Cho kiểu hình của thế hệ P là Hoa đỏ, nhị dài x Hoa trắng, nhị ngắn. Các kiểu hình nào
dưới đây ở F2 là biế dị tổ hợp?
A. hoa đỏ, nhị dài
B. hoa đỏ, nhị ngắn
C. hoa đỏ, không nhị
D. hoa trắng, nhị ngắn
E. hoa trắng, nhị dài
Đáp án: B, E
II/ TỰ LUẬN:
1. Thông hiểu:
Mục tiêu: Hiểu được thí nghiệm của Men đen
Câu 1. Trình bày thí nghiệm của Men đen về lai 2 cặp tính trạng màu sắc từ đó rút ra kết quả
thí nghiệm
Đáp án:
Men đen cho lai 2 thứ đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản
P: Hạt vàng, trơn
x
Hạt xanh, nhăn
F1:
toàn hạt vàng trơn
F1 x F1F2: Có 4 kiểu hình: vàng, trơn; vàng, nhăn; xanh, trơn; xanh, nhăn.
Câu 2. Biến dị tổ hợp là gì? nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào ?
Đáp án:
Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ, do có sự phân li độc lập của các tính trạng
dẫn đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P.Biến dị tổ hợp khá phong
phú ở những loài sinh sản hữu tính. Vì nó tổ hợp được nhiều gen khác nhau từ bố mẹ.

Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh

Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 5. LAI 2 CẶP TÍNH TRẠNG (tt)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng
1/ Thông hiểu:
Mục tiêu: xác định được tỉ lệ kiểu gen
Câu 1. Trong thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của qui luật phân li độc lập của Men đen, tỉ lệ phân
li kiểu gen F2 như thế nào? Qui ước 2 cặp gen này là (A, a) và (B, b)
A. 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
B. 9aabb: 3A-bb: 3aaB-: 1A-BC. 9A-bb: 3A-B-: 3aaB-:1aabb
D. 9A-bb: 3 A-B-: 3aabb: 1aaBĐáp án: A
Mục tiêu: xác định được số loại giao tử
Câu 2. Trong phép lai 2 cặp tính trạng phản ánh qui luật phân li độc lập của Men đen, số loại
giao tử F1 là bao nhiêu?


A. 2
B. 4
C. 8
D. 16
Đáp án: B
Mục tiêu: xác định được số kiểu tổ hợp
Câu 3. Trong phép lai 2 cặp tính trạng phản ánh qui luật phân li độc lập của Men đen, số kiểu tổ
hợp giao tử F1 là bao nhiêu?
A. 4
B. 8
C. 16

D. 32
Đáp án: C
Mục tiêu: xác định được số kiểu gen và kiểu hình
Câu 4. Trong phép lai 2 cặp tính trạng phản ánh qui luật phân li độc lập của Men đen, số kiểu
gen và số kiểu hình được tạo ra ở đời F2 là bao nhiêu?
A. 6 kiểu gen và 3 kiểu hình
B. 7 kiểu gen và 3 kiểu hình
C. 9 kiểu gen và 3 kiểu hình
D. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình
Đáp án: D
Mục tiêu: xác định được kiểu hình đồng tính
Câu 5. Phép lai nào dưới đây sẽ cho thế hệ sau đồng tính về 2 tính trạng trội?
A.
AaBb x AaBb
B.
Aabb x aaBB
C. AABb x aabb
D. AABb x aaBB
Đáp án: D
Mục tiêu: xác định được kiểu hình phân tính
Câu 6. Phép lai nào dưới đây sẽ cho thế hệ sau phân tính (1: 1: 1: 1)?
A. AaBb x aaBb
B. Aabb x aaBB
C. Aabb x aaBb
D. AABb x aaBb
Đáp án: C
Câu 7. Phép lai nào dưới đây sẽ cho thế hệ sau phân tính (3: 3: 1: 1)?
A. Aabb x AaBB
B. AaBb x aaBb
C. AaBb x AABb

D. AaBb x AaBB
Đáp án: B
Câu 8. Phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện kiểu hình có 2 tính trạng lặn?
A. AaBb x aaBB
B. AaBb x aaBb
C. AaBb x Aabb
D. AaBb x aabb
Đáp án: A
Mục tiêu: xác định được số kiểu gen của mỗi phép lai
Câu 9. Phép lai nào dưới đây sẽ cho số kiểu gen ít nhất?
A. aaBb x AaBb
B. AaBb x Aabb
C. Aabb x aaBb
D. AaBB x aaBB
Đáp án: D
Câu 10. Phép lai nào dưới đây sẽ cho số kiểu gen nhiều nhất?
A. aabb x AABB
B. aaBb x Aabb
C. aabb x AaBB
D. Aabb x aaBb
Đáp án: B
Mục tiêu: xác định được số kiểu hình của mỗi phép lai
Câu 11. Phép lai nào dưới đây sẽ cho số kiểu hình ít nhất?


A. AaBb x AaBb
B. Aabb x AABb
C. aaBb x AaBB
D. AaBb x AABB
Đáp án: D

Câu 12. Phép lai nào dưới đây sẽ cho số kiểu hình nhiều nhất?
A. Aabb x aabb
B. AaBb x aabb
C. Aabb x aabb
D. Aabb x Aabb
Đáp án: B
Mục tiêu: xác định được kiểu hình của mỗi phép lai
Câu 13. Cho lai 2 cơ thể đậu hà lan thuần chủng (xanh, trơn x xanh, nhăn) được F1 đồng tính
xanh, trơn. Cho F1 tự thụ phấn được F2. tỉ lệ phân tính nào dưới đây là của F2?
A. Đồng tính xanh, trơn
B. Phân tính 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn
C. Phân tính 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn
D. Phân tính 3 xanh, nhăn: 1 xanh, trơn
Đáp án: C
Câu 14. Phép lai nào dưới đây có khả năng cao nhất để thu được một cá thể có kiểu gen AABb
trong một lứa đẻ?
A. aaBb x AaBb
B. AaBb x AABb
C. AABB x aaBb
D. AaBb x AaBB
Đáp án: B
II/ TỰ LUẬN:
1.
Câu 1. Phát biểu nội dung qui luật phân li độc lập:
Đáp án:
“Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”.
2. Thông hiểu:
Câu 2: Ở người, gen qui A qui định tóc xoăn, gen a qui định tóc thẳng, gen B qui định mắt đen,
gen b qui định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau
Bố co tóc thẳng, mắt xanh. Hãy chọn người mẹ co kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để

con sinh ra đều có mắt đen, tóc xoăn?
A) AaBb
B) AaBB
C) AABb
D) AABB
Giải thích sự lựa chọn trên:
Đáp án: D
Vì P: tóc xoăn, mắt đen x tóc thẳng, mắt xanh
AABB
x
aabb
G: AB
ab
F1:
AaBb (tóc xoăn, mắt đen)
Câu 3. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Tại sao ở các loài sinh sản
giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?
Đáp án:
Biến dị tổ hợp là 1 trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa. Vì ở
những loài sinh sản giao phối, các gen thường tồn tại ở thể dị hợp, do co sự phân li độc lập và tổ hợp
tự do của chúng sẽ tạo ra vô số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu.


Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 6. THỰC HÀNH TÍNH XÁC SUẤT XUẤT
HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI


TỰ LUẬN:
1/ Nhận biết:
Mục tiêu: Biết cách gieo 1 đồng kim loại và 2 đồng kim loại
Câu 1. Nêu cách gieo 1 đồng kim loại?
Lấy 1 đồng kim loại cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định
Câu 2. Nêu cách gieo 2 đồng kim loại?
Đáp án:
Lấy 2 đồng kim loại cầm đứng cạnh bên và thả rơi tự do từ độ cao xác định
2/ Thông hiểu
Mục tiêu: Hiểu cách thống kê số lần xuất hiện các mặt của đồng kim loại
Câu 3. Khi gieo 1 đồng kim loại có thể xảy ra những trường hợp nào?
Đáp án:
Có thể xảy ra 2 trường hợp: S (sấp) hoặc N (ngửa)
Câu 4. Khi gieo 2 đồng kim loại có thể xảy ra những trường hợp nào?
Đáp án:
Có thể xảy ra 3 trường hợp:
+ Cả 2 đều (SS) sấp
+ Cả 2 đều (NN) ngửa
+ Một (S) sấp, một (N) ngửa
3/ Vận dụng thấp:
Mục tiêu: xác suất đúng tỉ lệ thuận với số lần thực hiện (tương số lượng cá thể nhiều)
Câu 5. Khi nào tỉ lệ xuất hiện các mặt S và N của đồng kim loại gần với tỉ lệ 1: 1?
Đáp án:
Khi số lần gieo đồng kim loại càng tăng thì tỉ lệ đó càng dần tới 1: 1
Câu 6. Xác định tỉ lệ % số lần xuất hiện các mặt sấp, ngửa, cả sấp và ngửa khi gieo 2 đồng kim
loại?
Đáp án:
Tỉ lệ xuất hiện các mặt: 1 SS: 2SN: 1NN
Mục tiêu: Giải thích khả năng cho giao tử của kiểu gen Aa

Câu 7. Hãy liên hệ tỉ lệ này với kiểu gen ở F 1 trong lai 2 cặp tính trạng? giải thích hiện tượng
đó?
Đáp án:
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 do sự kết hợp giữa 2 loại giao tử đực và 2 loại giao tử cái có số lượng như nhau
(A: a )(A: a) tỉ lệ: 1:2: 1
Mục tiêu: vận dụng công thức tính xác suất xuất hiện các loại giao tử
Câu 8. Công thức tính xác suất xuất hiện các loại giao tử?
Đáp án:
P(AA)  P(A).(A)= 1/2. 1/2 =1/4
P(Aa)  P(A).(a) = 1/2. 1/2 = 1/4
P(aA)  P(a).(A) = 1/2. 1/2 = 1/4
P(aa)  P(a).(a) = 1/2. 1/2 =1/4
 1/4 AA: 2/4Aa: 1/4 aa
<=> 1: 2: 1


Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 7. BÀI TẬP CHƯƠNG I

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Chọn câu trả lời đúng trong các trường hợp sau:
Câu 1. Ở chó lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài
P: lông ngắn thuần chủng x Lông dài, kết quả F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây?
A. Toàn lông ngắn
B. Toàn lông dài
C. 1 lông ngắn: 1 lông dài

D. 3 lông ngắn: 1 lông dài
Đáp án: A
Câu 2. ở cà chua gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. theo dõi sự di
truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau:
P: thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm  F1: 75% thân đỏ thẫm: 25% thân xanh lục. Hãy chọn kiểu
gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây:
A. P: AA x AA
B. P: AA x Aa
C. P: AA x aa
D. P: Aa x Aa
Đáp án: D
Câu 3. Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và
bố phải có kiểu gen và kiểu hình nào trong các trường hợp sau để con sinh ra có người mắt đen,
có người mắt xanh?
A. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (aa)
B. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa)
C. Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt đen (Aa)
D. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (AA)
Đáp án: B hoặc C
Câu 4: Những loại giao tử mà có thể tạo ra được từ kiểu gen AaBb là:
A. AB, ab
B. Ab, ab, aB
C. AB, Ab, Ba, ab
D. AB, Ab, aB, ab
Đáp án: D
Câu 5: Tính trạng trội là tính trạng thể hiện ở thế hệ nào?
A. P
B. F
C. F1,
D. F2

Đáp án:C
Câu 6: Kết quả qui luật phân li của men đen là
A. F2 đồng tính trội
B. F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 trội: 1 lặn
C. F2 có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1
D. F2 có tỉ lệ kiểu hình 1trội: 1 lặn
Đáp án: B
Câu 7: Kết quả qui luật phân li độc lập của men đen là
A. F2 đồng tính trội
B. F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 trội: 1 lặn
C. F2 có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1
D. F2 có tỉ lệ kiểu hình 1trội: 1 lặn
Đáp án: C
II/ TỰ LUẬN:
1/ Thông hiểu:
Câu 1. Để sinh ra người con gái mắt xanh (aa) bố sẽ cho loại giao tử nào? Mẹ cho loại giao tử
nào?
Để sinh ra người con gái mắt đen (A-), bố hoặc mẹ phải cho loại giao tử nào? Kiểu gen, kiểu hình
của P như thế nào?
P: mẹ mắt đen
x
bố mắt đen
Hoặc: P: mẹ mắt xanh
x
bố mắt đen
Đáp án:
Bố và mẹ mỗi người 1 giao tử a
Giao tử A kiểu gen, kiểu hình bố và mẹ mắt đen là Aa.



Chọn B hoặc C
2/ Vận dụng thấp:
Câu 4. Ở cà chua gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng; B quy định quả tròn, b quy
định quả bầu dục. khi cho lai 2 giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng, dạng tròn với
nhau thu được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 901 cây
quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 301 cây quả vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu dục.
Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các trường hợp sau:
A. P: AAAA x aabb
B. P: Aabb x aaBb
C. P: AaBB x AABb
D. P: Aabb x aaBB
Đáp án:
Tỉ lệ kiểu hình: 9: 3: 3: 1  F1 dị hợp 2 cặp gen, P thuần chủng 2 cặp gen.
P: AAbb x aaBB
Câu 5. Hãy viết sơ đồ lai và xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình cho tất cả các trường hợp sau:
P: AA x AA
P: AA x Aa
P: AA x aa
P: Aa
x Aa
P: AAbb x aabb
P: AABB
x aabb
Đáp án: HS tự rèn luyện viết sơ đồ lai.
Câu 6: Viết sơ đồ lai và xác định kiểu gen của F 1 trong phép lai giữa cây lúa thân cao hạt gạo
trong (AABb) với cây lúa thân thấp hạt gạo đục (aabb)
Đáp án: Viết sơ đồ lai
P:
AABb
x

aabb
Gp:
AB, Ab
ab
F1:
1AaBb : 1Aabb
Kết quả:
TLKG: 1AaBb : 1Aabb
TLKH: 1 thân cao hạt gạo trong: 1 thân cao hạt gạo đục

Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 8. NHIỄM SẮC THỂ

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Chọn câu trả lời đúng trong các trường hợp sau:
1/ Nhận biết:
Mục tiêu: Nhận biết hình thái NST
Câu 1. Đặc điểm của NST trong tế bào sinh dưỡng là:
A. Luôn luôn duỗi ra
B. Luôn luôn co lại
C. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ
D. Luôn tồn tại theo từng cặp tương đồng
Đáp án: D
Câu 2. Những điểm liệt kê nào dưới đây là đặc điểm hình thái của?
A. Là thể bắt màu khi nhuộm bằng thuốc nhuộm kiềm tính



B. Chứa các gen
C. Có sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào, từ dạng sợi mảnh (duỗi xoắn hoàn toàn) sang
dạng hình thái kích thước đặc trung (đóng xoắn cực đại)
D. Có khả năng tự nhân đôi
E. Có sự biến đổi trạng thái trong chu kì tế bào, từ dạng sợi đơn sang dạng sợi kép (gồm 2
cromatit dính nhau ở tâm động)
F. Lúc đóng xoắn cực đại có kích thước dao động trong khoảng (0,5 – 50 µm) x(0,2 - 2 µm), và
có hình dạng như hình hạt, hình que hay hình chữ V.
Đáp án: A, C, E, F
Câu 3. Thành phần hóa học của NST là tổ hợp những chất nào dưới đây?
A. AND và protein loại histon
B. AND và glucoprotein
C. ARN và protein loại histon
D. AND và protein không phải histon
Đáp án: A
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây là đặc điểm cấu trúc của NST tương đồng ở các tế bào 2n của
sinh vật lưỡng bội?
A. Gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động
B. Gồm 2 NST đơn giống hệt nhau về hình dạng và kích thước, một chiếc có nguồn gốc từ bố, một
chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
C. Gồm 2 NST kép giống hệt nhau, một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
D. Gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động. Gồm 2 NST đơn giống hệt nhau về hình dạng và kích
thước, một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Đáp án: B
Câu 4. Trong chu kì tế bào của động vật, ở vào thời điểm nào NST có dạng sợi mảnh hoàn toàn?
A. kì trung gian B. kì đầu C. kì giữa
D. kì sau
E. kì cuối
Đáp án: A

II. TỰ LUẬN:
1/ Nhận biết:
Mục tiêu: nhận biết hình thái NST
Câu 3. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào? Mô tả cấu trúc đó?
Đáp án:
Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa. Cấu trúc NST ở kì giữa gồm 2 Cromatit
gắn với nhau ở tâm động chia nó làm 2 cánh. Mỗi Cromatit gồm 1 phân tử ADN và protein loại
Histon.
Mục tiêu: Nắm được vai trò của NST
Câu 2. Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng ?
Đáp án:
NST mang gen có bản chất là ADN, ADN có khả năng tự sao dẫn đến sự tự nhân đôi của NST  gen
qui định tính trạng được sao chép lại qua các thế hệ tế bào và cơ thể
2/ Thông hiểu:
Câu 3. Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng
bội và bộ NST đơn bội.
Đáp án:
Bộ NST của mỗi loài đặc trung về hình dạng, số lượng.
Ví dụ: Bộ NST của ruồi giấm 2n = 8, n = 4 (trong đó có 2 cặp hình V, 1 cặp hình hạt và 1 cặp NST
giới tính). Bộ NST của người 2n = 26, n= 23
Bộ NST lưỡng bội à bộ NST chứa cặp NST tương đồng
Bộ NST đơn bội là bộ NST chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng


Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 9. NGUYÊN PHÂN


I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Chọn câu trả lời đúng trong các trường hợp sau:
1/ Nhận biết:
Mục tiêu: Nhận biết hình thái NST trong chu kì tế bào, nguyên phân
Câu 1. Trạng thái sợi mảnh của NST trong chu kì tế bào động vật có ý nghĩa gì?
A. Các gen trên NST ở trạng thái nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chu kì tế bào mới
B. Các gen trên NST có thể tiến hành các hoạt động chức năng của nó như tổng hợp ARN, tổng hợp
Protein và tự nhân đôi
C. Các gen trên NST có thể tiến hành các hoạt động chức năng của nó như tổng hợp ARN
D. Các gen trên NST có thể tiến hành tự nhân đôi
Đáp án: B
Câu 2. Các NST bắt đầu đóng xoắn vào thời điểm nào trong chu kì tế bào?
A. kì trung gian B. kì đầu C. kì giữa
D. kì sau
E. kì cuối
Đáp án: B
Câu 3. Các NST bắt đầu duỗi xoắn vào thời điểm nào trong chu kì tế bào?
A. kì trung gian B. kì đầu C. kì giữa
D. kì sau
E. kì cuối
Đáp án: E
Câu 4. Các NST tự nhân đôi vào thời điểm nào trong chu kì tế bào động vật?
A. kì trung gian B. kì đầu C. kì giữa
D. kì sau
E. kì cuối
Đáp án: A
Câu 5. Các NST kép tách nhau ra thành các NST đơn vào thời điểm nào trong chu kì tế bào
động vật?
A. kì trung gian B. kì đầu C. kì giữa

D. kì sau
E. kì cuối
Đáp án: D
Câu 6. Ở tế bào động vật, NST ở dạng sợi kép có ở những thời điểm nào?
A. kì trung gian B. kì đầu C. kì giữa
D. kì sau
E. kì cuối
Đáp án: A, B, C
Câu 7. Trong chu kì tế bào động vật, ở những thời điểm nào có sự hiện diện của NST ở dạng
sợi đơn?
A. kì trung gian B. kì đầu C. kì giữa
D. kì sau
E. kì cuối
Đáp án: A, D, E
Câu 8. Cấu trúc cromatit (nhiễm sắc tử chị em) có ở những thời điểm nào của chu kì tế bào nhân
chuẩn?
A. kì trung gian B. kì đầu C. kì giữa
D. kì sau
E. kì cuối
Đáp án: A, B, C
2/ Vận dụng thấp:
Mục tiêu: Nắm được bản chất của Quá trình nguyên phân, vận dụng tính kết quả của QTNP
Câu 9. Bản chất của quá trình nguyên phân là:
A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
C. Sự phân li đồng đều của các Cromatit về 2 tế bào con
D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
Đáp án: B
Câu 10. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một TB ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế
bào đó bằng bao nhiểu?

A. 4
B. 8
C. 16
D. 32
Đáp án: C
II/ TỰ LUẬN:
1/ Thông hiểu:
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của QTNP
Câu 1. Nguyên phân là gì? Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân ?


Đáp án:
Nguyên phân là quá trình phân chia tế bào nhưng không có sự thay đổi về số lượng NST( số lượng
NSt ở tế bào con bằng nhau và bằng với tế bào mẹ)
Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.
Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
Mục tiêu: Hiểu diễn biến cơ bản của NST trong QTNP
Câu 2. Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân ?
Đáp án:
Các kì
Kì đầu

Những diễn biến cơ bản của NST
NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn
Các NST kép dính vào các sợi tơ vô sắc của thoi phân bào tại tâm động
Kì giữa
Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào
Kì sau
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào

Kì cuối
Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất
2/ Vận dụng thấp:
Mục tiêu: tính số cromatit ở 1 số kì trong chu kì tế bào
Câu 3. Một loài có 2n = 8. Có bao nhiêu cromatit trong 1 tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân
bình thường?
Đáp án: ở kì giữa các NST ở trạng thái kép, đóng xoắn cực đại số cromatit = 2 số NST. Vậy có 2x 8
= 16 cromatit.
Câu 4. Một loài có 2n = 16. Trong nguyên phân bình thường của 1 tế bào sẽ có bao nhiêu
cromatit ở kì sau?
Đáp án: ở kì sau các NST ở trạng thái đơn, không có dạng kép nên số cromatit = 0.

Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 10. GIẢM PHÂN

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Chọn câu trả lời đúng trong các trường hợp sau:
1/ Nhận biết:
Mục tiêu: Nhận biết hình thái NST trong chu kì tế bào, giảm phân
Câu 1. Giảm phân là hình thức phân bào của loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào mầm
C. Hợp tử
D. Tế bào sinh dục thời kì chín (noãn nguyên bào và tinh nghuyên bào)
E. Giao tử
Đáp án: D

Câu 2. Các đặc điểm nào dưới đây phù hợp với giảm phân?
A. Có 1 lần NST tự nhân đôi và 2 lần NST phân li
B. Tạo ra các giao tử có bộ NSt giảm đi 1 nửa so với tế bào sinh dưỡng của cơ thể
C. Có 1 kì trung gian và 1 lần phân bào
D. Có hiện tượng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo của các cặp NSt kép tương đồng
E. 2n NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Đáp án: A, B, D
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây về giảm phân là không đúng?
A. Có 1 lần NST tự nhân đôi và 2 lần NST phân bào
B. Ở kì đầu của giảm phân I, có hiện tượng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo của các cặp NSTkép
tương đồng rồi lại tách nhau ra.
C. Giảm phân I tạo ra 2 tế bào con có bộ 2n NST đơn
D. Giảm phân II tạo ra 4 tế bào con có bộ n NST đơn


Đáp án: C
Câu 4. Trong giảm phân, các NSt được nhân đôi ở thời điểm nào?
A. Kì trung gian trước giảm phân i
B. Kì đầu của giảm phân I
C. Kì trung gian của giảm phân II
D. Kì đầu của giảm phân II
Đáp án: A
Câu 5. Ở kì giữa của GP II, các NST hoạt động theo kiểu nào dưới đây?
A. 2n NST đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
B. 2n NST đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
C. 2n NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
D. 2n NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Đáp án: D
Câu 6. Các NST hoạt động theo kiểu nào ở kì giữa của GP II?
A. n NST đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

B. n NST đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
C. n NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
D. n NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Đáp án: C
Câu 7. Hoạt động các NST diễn ra như thế nào ở kì sau của giảm phân I?
A. 2n NST đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
B. Các cặp NST kép phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào
C. Các cặp NST kép phân li đồng đều về 2 cực của tế bào
D. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Đáp án: B
Câu 8. Hoạt động các NST diễn ra như thế nào ở kì sau của giảm phân II?
A. Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
B. Các NST kép phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào
C. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào
D.Bộ đơn bội n NST kép nằm gọn trong nhân mới được hình thành ở mỗi tế bào con
Đáp án: D
Câu 9. Đặc trưng nào dưới đây của bộ NST là phù hợp với kì cuối của giảm phân II?
A. Màng nhân và nhân con lại hình thành
B. Thoi phân bào tiêu biến
C. Bộ n NST đơn nằm gọn trong nhân mới được hình thành ở mỗi tế bào con
D. Bộ đơn bội n NST kép nằm gọn trong nhân mới được hình thành ở mỗi tế bào con
Đáp án: C
Câu 10. Giảm phân là cơ sở cho quá trình nào dưới đây?
A. Trao đổi chất
B. Sinh trưởng và phát triển
C. Sinh sản
D. Di truyền
E. Sinh sản và di truyền
Đáp án: E
II/ TỰ LUẬN:

1/ Thông hiểu:
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của QTGP
Câu 1. Giảm phân là gì? Nêu ý nghĩa của QTGP?
Đáp án:
- Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n NST) vào thời kì chín của tế bào sinh dục
- Giảm phân đã làm cho bộ NST trong giao tử giảm đi một đảm bảo cho sự kế tục vật chất di truyền
qua các thế hệ được ổn định.
Giảm phân tạo nên các loại giao tử đực, cái có bộ NST khác nhau về nguồn gốc đây là cơ sở tạo ra
biến dị tổ hợp.
Câu 2. Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì giảm phân


Bảng 10
Các kì
Lần phân bào I
Kì đầu
Các NST xoắn co ngắn
Các NST kép trong cặp tương đồng
tiếp hợp và co thể bắt chéo (trao đổi
đoạn), sau đó tách rời nhau.
Kì giữa Các cặp NST kép tương đồng xếp
thành 2 hàng song song ở mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào

Lần phân bào II
NST co lại cho thấy số lượng NST kép
trong bộ đơn bội
NST đơn bội kép xếp thành một hàng
trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào.


Kì sau

Các cặp NST kép tương đồng phân li Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động
độc lập với nhau thành NST đơn bội thành 2NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
kép về 2 cực của tế bào.

Kì cuối

Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới
mới với số lượng đơn bội kép, khác được tạo thành với số lượng đơn bội
nhau về nguồn gốc
(n).

Câu 3. So sánh những diẽn biến của NST trong nguyên phân và giảm phân ?
Đáp án:
* Giống:
- Đều có sự nhân đôi NST ở kì trung gian, trải qua các kì phân bào tương tự nhau.
- Đều có sự biến đổi hình thái NST
- Ở kì giữa các NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo
* Khác:
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ thể - Chỉ xảy ra ở TBSD chín (tinh bào bậc I và noãn
(hợp tử, TBSDưỡng, tế bào mầm sinh dục) bào bậc I)
- Không xảy ra sự tiếp hợp NST
- Có xảy ra sự tiếp hợp NST vào kì đầu I.
- Có 1 lần NST tập trung trên mặt phẳng - Có 2 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo
xích đạo của thoi phân bào và phân li
của thoi phân bào và phân li.

- Từ 1 tế bào mẹ 2n NST qua 1 lần phân - Từ 1 tế bào mẹ 2n NST qua 2 lần phân bào tạo
bào tạo ra 2 tế bào con đều có 2n NST
ra 4 tế bào con đều có n NST.
Câu 4. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào có
bao nhiêu NST đơn?
Đáp án: Ở kì sau của giảm phân II, NST phân li về 2 cực của tế bào nhưng chưa tách thành 2 tế bào
con nên trong mỗi tế bào mới có 4 NST đơn 1 tế bào chưa tách có 8 NST đơn.

Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 11. PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Chọn câu trả lời đúng trong các trường hợp sau:
1/ Nhận biết:
Câu 1. Ở người 1 tế bào sinh dục đực và 1 tế bào sinh dục cái qua giảm phân sẽ tạo ra:
A. 1 tinh trùng và 1 trứng
B. 1 trứng và 4 tinh trùng
C.1 tinh trùng và 4 trứng
D. 4 trứng và 4 tinh trùng
Đáp án: B
Câu 2. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây?
A. Sự kết hợp theo nguyên tắc: 1 giao tử đực với 1 giao tử cái
B. Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội
C. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái
D. Sự tạo thành hợp tử



Đáp án:B
Câu 3: Ở loài sinh sản vô tính hoặc sinh sản sinh dưỡng, sự duy trì ổn định bộ NSt qua các thề
hệ tế bào, cơ thể nhờ quá trình
A. nguyên phân
B. giảm phân C. thụ tinh
D. sự kết hợp 3 quá trình: nguyên phân, giàm phân và thụ tinh
Đáp án: A
II/ TỰ LUẬN:
Câu 1. Thụ tinh là gì? Nêu bản chất và ý nghĩa của quá trình thụ tinh?
Đáp án:
- Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực với 1 giao tử cái  1 hợp tử.
Bản chất của sự thụ tinh là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST)  bộ nhân lưỡng bội (2n NST)
ở hợp tử
- Ý nghĩa của thụ tinh: qua giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội n và qua thụ tinh
giữa giao tử đực và cái mà bộ NST lưỡng bội 2n được tái tạo. Như vậy, sự thụ tinh phối hợp các quá
trình giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản
hữu tính qua các thế hệ cơ thể
Câu 2. Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật
Đáp án:
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
Tế bào mầm ở cơ thể cái nguyên phân Tế bào mầm ở cơ thể đực nguyên phân nhiều lần
nhiều lần nhiều noãn nguyên bào.
 tinh nguyên bào.
Noãn nguyên bào phát triển  noãn Tinh nguyên bào phát triển  tinh bào bậc 1.
bào bậc 1
GPI
Tinh
bào

bậc
1
> tinh bào bậc 2
GPI
Noãn bào bậc 1
> thể cực thứ I
(nhỏ) và noãn bào bậc 2 (lớn)
GPII
Mỗi
Tinh
bào
bậc
2
> 2 tinh tử, các tinh tử
GPII
Noãn bào bậc 2
> thể cực thứ II
phát triển thành tinh trùng.
(nhỏ) và 1 TB trứng (lớn)
Kết quả mỗi tinh bào bậc 1 qua 2 lần giảm phân 
Kết quả mỗi noãn bào bậc 1 qua 2 lần 4 tinh trùng
giảm phân  3 thể cực và 1 tế bào
trứng.
Câu 3. Nêu kết quả của sự tạo noãn và sự tạo tinh? (1đ)
Áp dụng: Có 2 tế bào sinh dục đực ở vùng chín qua quá trình giảm phân tạo ra bao nhiêu tinh
trùng? Cần phải có bao nhiêu trứng để thụ tinh với số tinh trùng trên tạo ra 5 hợp tử?
Đáp án:
Kết quả của sự tạo noãn:
Từ 1 TBSD cái (2n)  1 trứng (n) và 3 thể cực (n)
- Kết quả của sự tạo tinh:

Từ 1 TBSD đực (2n)  4 tinh trùng (n) ?
Áp dụng: Có 2 tế bào sinh dục đực qua quá trình giảm phân tạo ra 2x4 = 8 tinh trùng.
Cần phải có 5 trứng để thụ tinh với số tinh trùng trên tạo ra 5 hợp tử
Câu 4. Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn
định qua các thế hệ cơ thể?
Đáp án:
Giảm phân đã làm cho bộ NST giảm đi 1 nửa (n) trong giao tử và thụ tinh khôi phục bộ NST 2n của
loài đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ được ổn định.
Câu 4. Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của 1 loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí
hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?
Đáp án:
P:
a // A
x
b // B
Gp: ab, aB, Ab, AB
F1: aabb; aaBb, Aabb, AaBb, aaBB, AaBB, Aabb, AABb, AABB.


Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 12. CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Chọn câu trả lời đúng trong các trường hợp sau:
1/ Nhận biết:
Câu 1. Ở người đàn ông bình thường, sự phát sinh giao tử sẽ cho các loại giao tử như thế nào về

NST giới tính?
A. 100% giao tử X
B. 100% giao tử Y
C. 50% giao tử X và 50% Giao tử Y
D. 75% giao tử X và 25% giao tử Y
Đáp án: C
Câu 1. Ở người đàn bà bình thường, sự phát sinh giao tử sẽ cho các loại giao tử như thế nào về
NST giới tính?
A. 100% giao tử X
B. 100% giao tử Y
C. 50% giao tử X và 50% Giao tử Y
D. 75% giao tử X và 25% giao tử Y
Đáp án: A
2/ Thông hiểu:
Câu 3. Điều giải thích nào dưới đây là hợp lí cho hiện tượng ở người khi thống kê trên số lượng
lớn thì tỉ lệ sinh (trai: gái) là xấp xỉ ngang nhau (1: 1)?
A. Do tạo hóa
B. Giới tính ở người do cặp NST giới tính quy định. Nam có cặp XY, nữ có cặp XX.
C. Khi phát sinh giao tử, nam tạo ra 2 loại tinh trùng (X và Y) với tỉ lệ tương đương (50%X và
50%Y), nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng X
D. Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các loại tinh trùng (X và Y) với tỉ lệ tương đương với trứng X đã tạo ra
tỉ lệ hợp tử (trai: gái) là xấp xỉ (1: 1)
Đáp án: B, C, D
Câu 4. Con người đã chủ động điều chỉnh được tỉ lệ (đực: cái) ở vật nuôi cho phù hợp với mục
đích sản xuất bằng cách nào?
A. Biến đổi NST giới tính ở cơ thể vật nuôi (từ X thành Y và ngược lại)
B. Thay thế NST của vật nuôi
C. Dùng hooc môn tác động vào giai đoạn sớm trong sự phát triển cá thể
D. Chỉ chừa cá thể có lợi
Đáp án: C

Câu 5. Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào trong các trường hợp sau
đây đảm bảo tỉ lệ đực/cái xấp xỉ: 1:1
A. số giao tử đực bằng số giao tử cái
B. hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương
C. số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau
D. xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực (mang NST X và NST Y) với giao tử cái tương đương
Đáp án: B,D
II/ TỰ LUẬN:
Câu 1. Nêu điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường?
Đáp án:
Bảng so sánh
NST giới tính
NST thường
+ Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
+ Thường tồn tại với số cặp > 1 trong TB lưỡng
bội.


+ Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) + Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
hoặc không tương đồng (XY).
+ Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ
+ Chủ yếu mang gen quy định giới tính của thể.
cơ thể.
Câu 2. Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người.
Đáp án:
Cơ chế NST xác định giới tính ở người
P: mẹ ( 44 A + XX)
x
bố ( 44 A + XY)
G:

22A + X
22 A + X, 22 A + Y

F1:

44 A + XX (gái)

44 A + XY (trai)

Sự tự nhân đôi, phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ
tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.
Câu 3. Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1: 1?
Đáp án:
Sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y có số
lượng ngang nhau. Qua thụ tinh của 2 loại tinh trùng này với trứng mang NST (X) tạo ra 2 loại tổ hợp
XX và XY với số lượng ngang nhau. Do đó tạo ra tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1: 1
Câu 4. Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết
định sinh con trai, con gái là đúng hay sai?
Đáp án:
- Khi giảm phân tế bào sinh dục cái cho ra 1 loại trứng mang NST giới tính X, còn loại tế bào sinh dục
đực cho 2 loại tinh trùng mang NST giới tính X và Y với tỉ lệ ngang nhau. Khi trứng kết hợp với tinh
trùng mang NST giới tính X thì tạo ra con gái. Khi trứng kết hợp với tinh trùng mang NST giới tính Y
thì tạo ra con trai.
Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là không đúng. Vì ở người bố
mới có tinh trùng mang NST giới tính Y quyết định con trai.
Câu 5. Tại sao người ta co thể điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong
thực tiễn?
Đáp án:
Sự phân hóa giới tính không hoàn toàn phụ thuộc vào cặp NST giới tính, mà còn chịu ảnh hưởng của
mội trường ngoài và môi trường trong.

+
Ảnh hưởng của môi trường ngoài: nhiệt độ, nồng độ CO2, ánh sáng
+
Ảnh hưởng của môi trường trong: do rối loạn tiết hoocmon sinh dục  biến đổi giới tính.
- Ý nghĩa: chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái phù hợp với mục đích sản xuất.
Câu 6. Ở gà lông vằn là trội hoàn toàn so với lông đen. Gen qui định màu đen nằm trên NST
giới tính X . Cho gà trống lông đen giao phối với gà lông vằn. Tìm kết quả về màu lông ở đời
con.
Đáp án:
Gọi A là gen qui định tính trạng trội lông vằn
Gọi a là gen qui định tính trạng lặn lông đen
P : trống lông đen
x
mái lông vằn
Xa Xa
XAY
G : Xa
XA,
Y
F1 :

XA XA ,
1 gà trống lông vằn

:

XAY
1 gà mái lông đen



Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 13. DI TRUYỀN LIÊN KẾT

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Chọn câu trả lời đúng trong các trường hợp sau:
1/ Nhận biết:
Câu 1. Di truyền liên kết là gì?
A. Là hiện tượng một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen nằm trên cùng một NST nên được di
truyền cùng nhau
B. Là hiện tượng một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen nằm trên các NST khác nhau nhưng
được di truyền cùng nhau
C. Là hiện tượng một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen nằm trên cùng một NST nhưng
không được di truyền cùng nhau.
D. Là hiện tượng nhiều nhóm tính trạng có sự tương tác nhau trong quá trình di truyền.
Đáp án: A
Câu 2. Vì sao có hiện tượng di truyền liên kết?
A. Các gen qui định nhóm tính trạng không phân li độc lập do chúng có liên quan về chức năng
B. Các gen qui định nhóm tính trạng không phân li độc lập do chúng vừa liên quan đến cấu trúc vừa
liên quan đến chức năng
C. Các gen qui định nhóm tính trạng nằm trên cùng 1 NST nên cùng phân li về 1 giao tử trong giảm
phân và cùng tổ hợp về 1 hợp tử trong thụ tinh
D. Các gen qui định nhóm tính trạng nằm trên cùng 1 NST nên cùng phân li về 1 giao tử trong giảm
phân
Đáp án: C
Câu 3. Nếu phép lai ở thế hệ P là (AB//AB x ab//ab) thì kiểu hình F2 sẽ như thế nào?
Biết rằng gen A và gen B cùng trong nhóm gen liên kết, A trội hoàn toàn so với a, B trội hoàn

toàn so với b.
A. 1: 1
B. 3: 1
C. 1: 2: 1
D. 1: 1: 1: 1
Đáp án: B
Câu 4. Nếu phép lai ở thế hệ P là (Ab//Ab x aB//aB) thì kiểu hình F2 sẽ như thế nào?
Biết rằng gen A và gen B cùng trong nhóm gen liên kết, A trội hoàn toàn so với a, B trội hoàn
toàn so với b.
A. 1: 1
B. 3: 1
C. 1: 2: 1
D. 1: 1: 1: 1
Đáp án: C
Câu 5. Nếu phép lai ở thế hệ P là (AB//AB x aB//ab) thì kiểu hình F2 sẽ như thế nào?
Biết rằng gen A và gen B cùng trong nhóm gen liên kết, A trội hoàn toàn so với a, B trội hoàn
toàn so với b.
A. 1: 1
B. 3: 1
C. 1: 2: 1
D. 1: 1: 1: 1
Đáp án: B
Câu 6. Ở cà chua, thân cao là trội (A) so với thân thấp (a) , quả tròn là trội (B) so với quả bầu
dục (b). Các gen liên kết hoàn toàn.
Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ 1: 1?
AB AB
AB aB
AB Ab
AB ab
A.

x
B.
x
C.
x
D.
x
ab
ab
ab
ab
ab
ab
ab
ab
Đáp án: D
II/ TỰ LUẬN:
1/ Nhận biết
Cấu 1. Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này bổ sung cho qui luật di truyền của Men
đen như thế nào?
Đáp án:
DTLK bổ sung sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên 1 NST
Câu 2. Qua bài LKG, em hãy cho biết trong trường hợp nào thì các gen phân li độc lập và tổ
hợp tự do?
Đáp án:
Mỗi gen nằm trên 1 NST


2/ Thông hiểu:
Câu 3: Nêu thí nghiệm của Moocgan về sự DTLK và so sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2

trường hợp DTĐL và DTLK của 2 cặp tính trạng.
DTĐL
P: Vàng, trơn x xanh, nhăn
AaBb
aabb
G: AB, Ab, Ab, ab ab
FB: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb

Tỉ lệ KG và KH đều 1: 1: 1: 1
Kết quả: xuất hiện biến dị tổ hợp vàng nhăn,
xanh trơn

Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

DTLK
P: xám,dài x đen, cụt
BV
bv
bv
bv
BV
bv
bv
GF1:
,
BV
bv
FB:

:
bv
bv
1(xám, dài): 1(đen, cụt)
Tỉ lệ KG và KH đều 1: 1
Kết quả: không xuất hiện biến dị tổ hợp

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 14. THỰC HÀNH QUAN SÁT HÌNH THÁI NST

1/ Nhận biết:
Câu 1. Sắp xếp các hình sau theo trình tự đúng của quá trình nguyên phân.

H1

H2

H3

Câu 2. Nêu diễn biến của quá trình nguyên phân?

Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 15. ADN

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
1/ Nhận biết:

Câu 1. Tính đặc thù của AND do yếu tố nào qui định?
A. Số lượng nu trong phân tử
B. Thành phần các loại nu trong phân tử
C. Trình tự sắp xếp các loại nu trong phân tử
D. Thành phần các phân tử photpho (P) trong phân tử
Đáp án: A, B, C
Câu 2. Tính đa dạng của phân tử AND chủ yếu do yếu tố nào qui định?
A. Số lượng nu trong phân tử
B. Thành phần các loại nu trong phân tử
C. Trình tự sắp xếp các loại nu trong phân tử

H4


D. Kiểu liên kết của các nu trong phân tử
Đáp án: C
Câu 3. Tính đa dạng của phân tử AND có ý nghĩa sinh học như thế nào?
A. Là cơ sở cho tính đa dạng của Sinh giới
B. Là cơ sở cho tính đặc thù của cá thể, loài
C. Là cơ sở cho việc chọn giống vật nuôi, cây trồng
D. Là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của cá thể, loài và sinh giới
Đáp án: D
Câu 4. Lượng AND trong tế bào cơ thể sinh vật được tập trung chủ yếu ở bộ phận nào?
A. Màng sinh chất
B. Nhân
C. Chất tế bào
D. Ti thể và lạp thể
Đáp án: B
Câu 5. Ở động vật, lượng AND trong giao tử bằng bao nhiêu phần so với trong tế bào sinh
dưỡng?

A. bằng 1/2
B. bằng 1/3
C. bằng 1/4
D. bằng nhau
Đáp án: A
Câu 6. Tỉ số nào sau đây của AND là đặc trưng cho từng loài sinh vật?
A. A + G/ T+ X
B. A + T/ G+ X
C. A + X/ T+ X
D. G +T/ T+ X
Đáp án: B
II/ TỰ LUẬN:
1/ Thông hiểu:
Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN? Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?
Đáp án:
Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P
Đa phân gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là các Nucleotit gồm 4 loại: Ađênin (A), Timin (T),
Guanin (G), Xitozin (X Do số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các loại Nucleotit
Phân tử ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các loại
Nucleotit
Câu 2. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN, hệ quả của NTBS được thể hiện ở những
điểm nào?
Đáp án:
Phân tử ADN là 1 chuỗi xoắn kép: Gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đề theo chiều từ trái sang phải.
Mỗi vòng xoắn có đường kính 20A0, chiều cao 34A0, gồm 10 cặp Nucleotit.
Các Nu giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T
(A – T); G liên kết với X (G – X). Chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn
Câu 3. Một đoạn mạch đơn phân tử ADN có trình tự sắp xếp sau:
- A–T–G–X–T–A–G–XHãy viết đoạn mạch bổ sung với nó
Đáp án:

- T–A–X–G–A –T–X –G2/ Vận dụng cao:
Câu 4. Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng các Nu: A1 = 150, G1 = 300, mạch 2 có: A2 =
300, G2 = 600. Dựa trên nguyên tắc bổ sung, tìm số lượng Nu các loại còn lại trên mỗi mạch đơn
và số lượng từng loại Nu của cả 2 đoạn ADN?
Đáp án:
theo NTBS: A1 = T2 = 150, G1 = X2 =300, A2 = T1=150, G2 = X1 = 600
 A1 + A2 = T2 + T1 = A + T = 450
 G1 + G2 = X2 + X1 = G + X = 900
 N (tổng số Nu của AND) = ( A + T + G + X) = 1350
(Nu)
 L (Chiều dài của AND) = N/2 x 3.4 = 1350/2 x 3,4 = (A0)


Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 16. ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
1/ Nhận biết:
Câu 1. AND có 1 đặc tính sinh học đặc biệt quan trọng và khả năng tự nhân đôi. Sự tự nhân đôi
của phân tử AND xảy ra ở vị trí nào của tế bào là chủ yếu?
A. Nhân tế bào
B. Màng tế bào
C. Chất tế bào
D. Thể gongi
Đáp án: A
Câu 2. Sự tự nhân đôi của phân tử AND xảy ra vào thời điểm nào của chu kì tế bào?

A. Kì trung gian
B. Kì đầu của phân chia nhân
C. Kì cuối của phân chia nhân
D. Kì cuối lúc phân chia chất tế bào
Đáp án: A
Câu 3. AND tự nhân đôi khi NSt ở trạng thái như thế nào?
A. Trạng thái sợi kép
B. Trạng thái sợi đơn
C. Trạng thái đóng xoắn
D. Trạng thái sợi mảnh chưa xoắn
Đáp án: D
Câu 4. Trong quá trình tự nhân đôi của AND, các loại nu nào liên kết với nhau thành từng cặp?
A. A với A, T với T, G với X và ngược lại
B. A với T và ngược lại, G với G, X với X
C. A với A, T với T,G với G, X với X
D. A với T và ngược lại, G với X và ngược lại
Đáp án: D
Câu 5. Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN diễn ra theo kiểu nào dưới đây ?
A. Cả 2 mạch đơn của phân tử ADN đều làm khuôn mẫu và sự tổng hợp mạch đơn mới xảy ra đồng
thời trên cả 2 mạch theo chiều ngược nhau.
B. Cả 2 mạch đơn của phân tử ADN đều làm khuôn mẫu và sự tổng hợp mạch đơn mới xảy ra đồng
thời trên cả 2 mạch theo cùng 1 chiều
C. Cả 2 mạch đơn của phân tử ADN đều làm khuôn mẫu và sự tổng hợp mạch đơn mới xảy ra không
đồng thời trên cả 2 mạch
D. Chỉ 1 mạch đơn của phân tử ADN làm khuôn mẫu tổng hợp mạch đơn mới
Đáp án: A
Câu 6. Sự tự nhân đôi của Phân tử ADN đã tạo ra 2 phân tử ADN con giống hệt nhau và giống
hệt phân tử ADN mẹ. Có sự giống nhau này là nhờ sự tự nhân đôi đã diễn ra theo những nguyên
tắc nhất định. Dó là những nguyên tắc nào ?
A. Nguyên tắc khuôn mẫu

B. Nguyên tắc bổ sung
C. Nguyên tắc bán bảo toàn
D. Nguyên tắc xảy ra đồng thời
Đáp án: A, B, C
Câu 7. ADN có những chức năng nào sau đây ?
A. Chứa đựng thông tin di truyền
B. Tham gia vào quá trình truyền đạt thông tin di truyền
C. Tham gia vào cấu trúc màng tế bào
D. Chứa đựng năng lượng cho các hoạt động của tế bào
Đáp án: A, B
Câu 8. AND có những đặc điểm nào khiến nó được xem là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
Chứa và truyền thông tin di truyền nhờ cơ chế tự nhân đôi.


Đặc trưng cho loài
Có thể bị biến đổi
Chứa thông tin di truyền nhờ cơ chế tự nhân đôi, đặc trưng cho loài và có thể bị biến đổi.
Đáp án: D
Câu 9. Tại sao ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ ban đầu?
Vì ADN con được tạo ra theo nguyên tắc khuôn mẫu
Vì ADN con được tạo ra theo nguyên tắc bổ sung
Vì ADN con được tạo ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Vì ADN con được tạo ra từ 1 mạch đơn của ADN mẹ
Đáp án: C
II/ TỰ LUẬN:
Câu 1. Quá trình nhân đôi của ADN xảy ra ở vị trí nào trong tế bào? Nêu sơ lược diễn biến và
kết quả của quá trình đó?
Đáp án:
Trong nhân tế bào, ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian, lúc NST ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn.
Quá trình tự nhân đôi của ADN:

+ 2 mạch ADN tháo xoắn tách nhau theo chiều dọc
+ Các Nu trên 2 mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc
bổ sung (A liên kết T, G liên kết X và ngược lại), 2 mạch mới của AND con dần được hình thành
dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ
Kết quả: từ 1 phân từ AND qua 1 lần nhân đôi  2 phân tử ADN giống nhau và giống ADN mẹ
(về thành phần, số lượng và trình tự các Nu)
Câu 3. Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen
Đáp án:
- Gen là 1 đoạn phân tử ADN, có cấu tạo giống ADN
+ Bản chất hóa học của gen là ADN
+ Mỗi gen cấu trúc là 1 đoạn mạch phân tử ADN, mang thông tin qui định cấu trúc của 1 loại
Protein.
- Chức năng của ADN: Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
Câu 4. Vì sao 2 ADN con tạo ra qua cơ chế nhân đôi giống ADN mẹ?
Đáp án:
Vì: ADN con được tạo ra theo nguyên tắc giữ lại một nửa nghĩa là trong ADN con có 1 mạch cũ của
ADN mẹ, còn mạch mới được tổng hợp do các nuclêôtit lấy từ môi trường nội bào với mạch cũ của
ADN mẹ là khuôn theo NTBS, nghĩa là mạch mới được tạo thành giống hệt mạch cũ còn lại của ADN
mẹ.
Câu 5. Một đoạn mạch ADN có cấu trúc:
Mạch 1: - A – G - T – X – X – T – T –  AND con: - A – G - T – X – X – T – T - T – X - A – G – G – A – AMạch 2: - T – X - A – G – G – A – A –
- A – G - T – X – X – T – T AND con: - T – X - A – G – G – A – ATrường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
Môn Sinh 9

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bài 17. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
1/ Nhận biết:

Câu 1. AND có 1 đặc tính sinh học đặc biệt quan trọng và khả năng tự nhân đôi. Sự tự nhân đôi
của phân tử AND xảy ra ở vị trí nào của tế bào là chủ yếu?
A. Nhân tế bào
B. Màng tế bào
C. Chất tế bào
D. Thể gongi
Đáp án: A


Câu 2. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
A.tARN
B. mARN
C. rARN
D. Cả 3 loại ARN trên
Đáp án: B
II/ TỰ LUẬN:
1/ Nhận biết:
Câu 1. Kể tên và chức năng của các loại ARN?
Đáp án:
ARN gồm 3 loại:
 ARN thông tin (mARN): truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của protein
 ARN vận chuyển (tARN): vận chuyển Axit amin
ARN Riboxom (rARN): là thành phần cấu tạo nên Riboxom
2/ Thông hiểu:
Câu 1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của AND và ARN.
Đáp án:
Đặc điểm
ARN
ADN
Số mạch đơn

1
2
Các loại đơn phân
A, U, G, X
A, T, G, X
Kích thước, khối lượng
Nhỏ
Lớn
Câu 2. Quá trình tổng hợp ARN diễn ra như thế nào?
Đáp án:
Quá trình tổng hợp ARN tại NST ở kì trung gian.
- Quá trình tổng hợp ARN:
+ Gen tháo xoắn tách dần thành 2 mạch đơn
+ Các Nu ở mạch khuôn liên kết với các Nu tự do theo NTBS: A liên kết U, T liên kết A, G liên kết
X, X liên kết với G.
+ Khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào.
Câu 2. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào?nêu bản chất mối quan hệ gen –
ARN.
Đáp án:
Nguyên tắc tổng hợp:
- Khuôn mẫu, dựa trên 1 mạch đơn của gen
- NTBS: A – U, T – A, G – X, X – G
- Mối quan hệ giữa gen – ARN: trình tự các Nu trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các Nu
trên ARN.
Câu 3. Nêu cấu tạo và cấu trúc của ARN ?
Đáp án:
ARN được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P
ARN là 1 đại phân tử, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân mà đơn phân gồm 4
loại Nucleotit: Ađênin (A), Uraxin (U), Guanin (G), Xitozin (X)liên kết với nhau thành 1 chuỗi xoắn
đơn.

Kích thước, khối lượng nhỏ
2/ Vận dụng thấp:
Câu 4. Một đoạn mạch của gen có cấu trúc
Mạch 1: - A - T – G – X – T – X – G –
Mạch 2: - T - A – X – G – A – G – X –
Xác định trình tự đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
Đáp án:
–A -T–G–X–U–X–G–
Câu 5. Đoạn mạch ARN có trình tự các nu:
- A – U – G – X – U – U – G –A – X –
Hãy xác định trình tự các Nu trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên?
Đáp án: B
Mạch khuôn:
-T–A–X–G–A–A–X–T–G–
Mạch bổ sung:
-A–T–X–X–T–T–G–A–X–


×