Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề cương chi tiết học phần Phiên dịch (Học viện Tài chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.38 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: MÔN PHIÊN DỊCH
Học viện Tài chính
Khoa: Ngoại ngữ
1. Thông tin về giảng viên
S
T
T
1
2

Họ và tên

Năm
sinh

Bộ môn: Lý thuyết tiếng & Dịch
Học
hàm,
học vị

Nơi tốt
nghiệp

Phạm Thị Lan
Phương

1967

Thạc
sỹ


Đại học
Hà nội

Trần Minh Thu

1990

Thạc


Học viện
Tài chính

Chuyên
môn
Phiên dịch
& GD
tiếng Anh
Tài chính

Giảng
chính,
trợ
giảng
Giảng
chính
Giảng
chính

Số ĐT

liên hệ

E.mail

09120097 phuongpha
43
mlan@gma
il.com
09338862 Minhthutra
38
n238@gma
il.com

2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Phiên dịch
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 05
- Môn học: - Bắt buộc
- Học phần cốt lõi: Ngữ pháp
- Các môn học trước: Lý thuyết dịch, Ngữ âm
- Các yêu cầu đối với môn học: Sinh viên dự lớp theo quy định của Học viện và làm bài
tập về nhà đầy đủ, nghiêm túc theo yêu cầu của giáo viên.
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 48 tiết
+ Làm bài tập trên lớp:
+ Thảo luận:
+ Thực hành, thực tập: 32 tiết
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học: 160 tiết
- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Lý thuyết tiếng & dịch, khoa Ngoại

ngữ, tầng 3 toà nhà Hiệu bộ, Học viện Tài chính, Đông ngạc, Từ liêm, Hà nội
3. Mục tiêu của môn học
Xây dựng và phát triển kỹ năng phiên dịch cho sinh viên năm thứ 3 và 4 để khi kết thúc môn
học, họ có thể đảm nhiệm một cách hiệu quả và tự tin công việc phiên dịch trong một môi
trường làm việc tiếng Anh với những người nói tiếng Anh. Cụ thể là:
- Về mặt kiến thức: nắm được những kiến thức và từ vựng cần thiết về những chủ đề thường
gặp trong cuộc sống và trong môi trường làm việc bằng tiếng Anh với những người nói tiếng
Anh.
- Về mặt kỹ năng: nắm được các kỹ năng phiên dịch để chuyển tải một cách trung thực và
chuyên nghiệp nội dung của thông điệp mà người nói muốn chuyển tải.
1


- Về mặt thái độ: hiểu được vai trò và tầm quan trọng của một phiên dịch viên. Yêu thích và có
ý thức về đạo đức nghề nghiệp.
- Về mặt phương pháp học: có thể tiếp tục tự học và nâng cao trình độ bằng cách tự nghiên cứu
tài liệu để mở rộng kiến thức và vốn từ vựng và tự luyện dịch trong phòng Lab hoặc với máy
ghi âm mà không cần sự giúp đỡ hay giám sát của giáo viên.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Vì phiên dịch đòi hỏi phải vận dụng rất nhiều kỹ năng tổng hợp nên các bài luyện dịch không
được thiết kế theo từng kỹ năng riêng. Tuy nhiên, mỗi giờ lên lớp, giáo viên đều phải nói với
sinh viên kỹ năng trọng tâm sẽ được chú ý luyện trong giờ lên lớp đó. Cụ thể là:
a.
Kỹ năng chuyển tải thông điệp
b.
Kỹ năng ghi nhớ những đoạn dài
c.
Kỹ năng luyện giọng
d.
Kỹ năng ghi chú

e.
Kỹ năng phản ứng khi gặp từ mới
f.
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ phi cử chỉ
5. Nội dung chi tiết môn học
Môn học được giảng dạy trong 2 học kỳ (6 và 7) xoay quanh 2 mảng chủ đề với độ khó tăng
dần:
- Các vấn đề văn hoá, chính trị,quân sự, ngoại giao, xã hội chung
- Các vấn đề kinh tế, kinh doanh quốc tế, tài chính, kế toán-kiểm toán, thuế-hải quan, ngân
hàng, bảo hiểm….
Mỗi mảng chủ đề gồm các đơn vị bài học. Mỗi bài gồm 1 bài luyện dịch tháp tùng, 1 bài luyện
dịch đuổi Anh-Việt, 1 bài luyện dịch đuổi Việt-Anh.
Giáo viên sẽ biên soạn và sưu tầm các bài luyện dịch ứng với 2 mảng chủ đề lớn để giúp học
sinh luyện các kỹ năng nói trên.
Chủ đề 1. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Chủ đề 2. . CHÍNH TRỊ NGOẠI GIAO
Chủ đề 3. KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Chủ đề 4. CÁC VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP
Chủ đề 5. TÀI CHÍNH, THỊ TRƯỜNG
Chủ đề 6. KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN
Chủ đề 7. NGÂN HÀNG, TIỀN TỆ, BẢO HIỂM
Chủ đề 8. THUẾ, HẢI QUAN
6. Tài liệu học tập
- Giáo trình chính: Giáo trình phiên dịch do Khoa Ngoại ngữ biên soạn
- Sách tham khảo: “Conference Interpreting Explained” (Roderick Jones, St. Jerome
Publishing, Manchester, UK, 2002); Tài liêu tham khảo từ các nguồn khác: báo, băng, đĩa
CD, internet…

2



7. Hình thức tổ chức dạy học
Hình thức tổ
chức dạy học
Nội dung
Lên lớp
Lý thuyết

Cộng
Thực
Tự học, tự
hành, thí nghiên cứu,
nghiệm chuẩn bị bài
Bài tập
Thảo luận

Chủ đề 1: CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

6

4

20

30

Chủ đề 2: CHÍNH TRỊ NGOẠI
GIAO
Chủ đề 3: KINH TẾ VÀ
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Chủ đề 4: CÁC VẤN ĐỀ DOANH
NGHIỆP
Chủ đề 5: TÀI CHÍNH, THỊ
TRƯỜNG
Chủ đề 6: KẾ TOÁN, KIỂM
TOÁN
Chủ đề 7: NGÂN HÀNG, TIỀN
TỆ, BẢO HIỂM
Chủ đề 8: THUẾ, HẢI QUAN
Tổng cộng

6

4

20

30

6

4

20

30

6

4


20

30

6

4

20

30

6

4

20

30

6

4

20

30

6

48

4 20 30
32 160 240

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
Đây là môn học có đặc thù riêng nên yêu cầu sinh viên ngoài việc lên lớp đầy đủ sẽ phảirèn
luyện thường xuyên, làm bài tập đầy đủ và có ý thức tự tìm tài liệu từ các nguồn khác nhau để
luyện dịch. Khi học trên lớp, sinh viên phải làm quen với phương pháp học tập tích cực và
tham gia đánh giá chất lượng bài chuẩn bị của nhau theo phương pháp peer review.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học
Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra – đánh giá
9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên:
Giáo viên thường xuyên theo dõi và đánh giá quá trình học tập của sinh viên, kết hợp sử dụng
phương pháp peer review.
9.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
-Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận…): 10%
- Phần tự học, tự nghiên cứu ( hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
cá nhân / tuần; bài tập cá nhân / học kì,…): 20%
- Kiểm tra – đánh giá giữa kì: 20%
- Kiểm tra – đánh giá cuối kì: 50%
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập
Mỗi bài dịch sẽ được cho điểm theo 5 mức độ sau đây (từ thấp đến cao):
3


1. Sinh viên rõ ràng không có khả năng chuyển tải thông điệp. Câu cụt và đứt quãng. Không có
cấu trúc hay từ vựng rõ ràng. Mắc lỗi thường xuyên và nghiêm trọng khiến mục đích về chuyển
tải thông điệp bị thất bại. Phát âm sai, không có ngữ điệu, hoặc nói quá nhỏ. Ngôn ngữ cử chỉ
không có hoặc yếu. Phản xạ chậm, nói không trôi chảy.

2. Có chút ít khả năng dịch, nhưng cấu trúc và diễn đạt yếu, từ vựng sơ sài. Nhiều lỗi nghiêm
trọng khiến người nghe cảm thấy khó hiểu hoặc hiểu sai ý người nói. Nói thiếu trôi chảy, phát
âm có lỗi nhưng có thể hiểu được, không có ngữ điệu. Ngôn ngữ cử chỉ yếu. Không có khả
năng ghi nhớ.
3. Khả năng dịch vừa phải. Có một số chỗ dịch sai. Cấu trúc câu và từ vựng đơn giản. Tuy có
nhiều lỗi, song sinh viên đã có thể chuyển tải thông điệp. Chỉ trôi chảy những câu ngắn và đơn
giản. Phát âm được, nhưng ngữ điệu chưa rõ. Ngôn ngữ cử chỉ hạn chế. Khả năng ghi nhớ kém.
4. Sinh viên có khả năng dịch. Có khả năng dùng những mẫu câu và từ vựng phức tạp hơn,
những vẫn còn mắc lỗi nhỏ về ngữ pháp hoặc từ vựng, tuy những lỗi đó không gây hiểu lầm.
Phản xạ tốt, nói tương đối trôi chảy. Phát âm rõ, có ngữ điệu. Ngôn ngữ cử chỉ tốt. Khả năng
ghi nhớ yếu. Chưa linh hoạt và tự tin trong xử lý tình huống.
5. Sinh viên có tiềm năng trở thành một phiên dịch tốt, luôn thể hiện sự tự tin, linh hoạt và
thoải mái trong việc sử dụng cả hai ngôn ngữ. Dịch chính xác và tự nhiên. Sinh viên biết sử
dụng những cấu trúc và lỗi diễn đạt hay (kể cả thành ngữ), và biết sử dụng từ vựng phức tạp và
phong phú (kể cả những thuật ngữ chuyên ngành). Tuy vẫn còn mắc lỗi, nhưng đó là những lỗi
nhỏ và không thường xuyên. Phản xạ nhanh, nói trôi chảy. Phát âm tốt, có ngữ điệu. Ngôn ngữ
cử chỉ tốt. Khả năng ghi nhớ khá. Biết phản ứng và xử lý tốt khi gặp từ mới.
9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại):
Lịch thi và kiểm tra sẽ được Ban Đào tạo thông báo

Ý kiến của lãnh đạo Học viện

Trưởng bộ môn

Th.S Phạm Thị Lan Phương

4




×