Tải bản đầy đủ (.doc) (196 trang)

Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.35 KB, 196 trang )

GIÁO TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON
GIÁO TRÌNH
PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON
Tác giả: Phạm Thị Nhuận

LỜI NÓI ĐẦU
Với mong muốn giúp đỡ các anh chị sinh viên của các trường Cao đẳng Sư
phạm mẫu giáo học tập đạt kết quả tốt hơn theo phương pháp giảng dạy, học
tập mới trong nhà trường, chúng tôi đã biên soạn cuốn tài liệu “Giáo trình
phòng bệnh cho trẻ mầm non”
Tài liệu này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một
số bệnh truyền nhiễm là bệnh thường gặp ở trẻ em và những biện pháp
phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ; hình thành bước đầu một số
kĩ năng cất thiết cho sinh viên trong việc sớm phát hiện một số bệnh thường
gặp ở trẻ, phòng tránh, xử lí kịp thời một số tai nạn tuyến đầu. Tài liệu sẽ giúp
sinh viên sau khi ra trường có thể áp dụng để nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tốt
hơn với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng tai nạn hơn xử trí
tai nạn”.
Mỗi bài học là một đơn vị kiến thức trọn vẹn, được bắt đầu bằng những
mục tiêu cần đạt. Bạn đọc có thể căn cứ vào mục tiêu bài học để tự mình
đánh giá kết quả học tập của bản thân sau mỗi bài học. Sau mục tiêu là phần
nội dung cơ bản của bài học, tại đây bạn sẽ được cung cấp những thông tin
cần thiết. Trong quá trình đọc, bạn sẽ gặp biểu tượng Hoạt động dành cho
bạn với những bài tập nhỏ sẽ giúp bạn đồng hành cùng tác giả từng bước đi
tới mục tiêu của bài. Biểu tượng Hồi tưởng yêu cầu bạn nhớ lại những tri thức
mà bạn đã học.


Phần Có thể bạn chưa biết sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích.
Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với nội dung xoay quanh các kiến thức trọng
tâm của bài học giúp bạn nhớ lại bài học.


Cuối mỗi bài có phần Kết luận giúp bạn củng cố lại bài học. Trong mục
Tìm đọc tác giả giới thiệu một số tài liệu liên quan đến bài học mà bạn nên tìm
đọc thêm.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình biên soạn nhưng chắc
không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đáng góp của
các thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên sư phạm mầm non để giúp cho việc
tiếp tục nâng cao chất lượng giáo trình. Xin chân thành cảm ơn.

MỤC TIÊU CỦA GIÁO TRÌNH
Sau khi làm việc với tài liệu này, người học sẽ:
Hiểu được những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, biểu hiện, tác hại,
các biện pháp phòng bệnh, phòng tránh các tai nạn thường gặp ở trẻ. Nắm
vững cơ sở lí luận, phương pháp giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho trẻ một
cách có hệ thống, khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
Hình thành cho sinh viên một số kĩ năng phát hiện và xử trí ban đầu các
bệnh, tai nạn thường gặp và biện pháp phòng tránh. Sinh viên có khả năng
thực hiện những kỹ năng thực hành trong việc tổ chức chăm sóc và giáo dục
vệ sinh phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non.
Đồng thời bồi dưỡng năng lực tự học của người học và có ý thức trách
nhiệm trong công tác giáo đục và chăm sóc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ.
Cụ thể là:
1. Chứng minh được các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh, tai
nạn cho trẻ tại trường mầm non và từ đó đề ra các biện pháp phòng chống.
2. So sánh các đường truyền bệnh, các biện pháp phòng bệnh và vận
dụng vào việc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non.


3. Vận dụng được những kiến thức đã học, viết bài tuyên truyền về
công tác phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non.
4. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức và kĩ năng đã học vào

việc vệ sinh chăm sóc và phòng bệnh, phòng tránh tai nạn, phát hiện bệnh
sớm và xử trí kịp thời tai nạn thường gặp ở trẻ tại trường mầm non.
5. Phát hiện sớm và xử trí kịp thời một số cấp cứu và các bệnh thường
gặp
6. Có ý thức tự giác thực hiện các khâu vệ sinh trường lớp và thực
hành tốt các kĩ năng chăm sóc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm
non.
7. Yêu nghề, yêu trẻ, có thái độ tốt đối với trẻ, bình tĩnh, tự tin, vận dụng
linh hoạt, sáng tạo các kiến thức và kĩ năng chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Chương 1: CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
MỤC TIÊU
* Sau khi nghiên cứu, làm việc với tài liệu này, bạn sẽ trang bị cho mình
khả năng:
1. Trình bày được, nguyên nhân, đường lây của các bệnh truyền nhiễm
thường gặp ở trẻ em như bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, sởi, lao phổi, bệnh
thuỷ đậu, quai bị viêm gan siêu vi trùng, viêm não Nhật Bản B.
2. Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình qua các thời kì của
các bệnh truyền nhiễm thường gặp trên.
3. Kể được các biến chứng của các bệnh truyền nhiễm thường gặp.
4. Trình bày được các biện pháp phòng các bệnh truyền nhiễm thường
gặp đó


5. So sánh các biện pháp phòng bệnh cửa các bệnh truyền nhiễm đó
và ứng dụng vào việc phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non.
6. Biết cách chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện sớm và xử trí kịp
thời, phòng tránh các bệnh, tai nạn thường gặp ở trẻ.


Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRẺ EM
* Bài học này sẽ giúp bạn:
1. Trình bày được những khái niệm về sức khỏe và chăm sóc sức khoẻ
ban đầu ở trẻ em:
2. Liệt kê đúng và đủ 11 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ, và
phân tích được các nội dung đó, ứng dụng vào việc chăm sóc phòng bệnh
cho trẻ.

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Sức khoẻ
Theo tổ chức y tế thế giới định nghĩa: "Sức khoẻ là một trạng thái thoải
mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải thuần tuý chỉ là tình trạng
không có bệnh tật".
2. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là tổ chức chăm sóc trẻ ngay tại gia đình,
trường mầm non và nơi nuôi dạy trẻ. Nhiệm vụ của chăm sóc sức khoẻ ban
đầu là phòng bệnh hơn chữa bệnh, phát hiện bệnh sớm, xử trí kịp thời, giảm
tỉ lệ mắc bệnh, giảm tình trạng bệnh nặng, giảm tỉ lệ chi phí và giảm tỉ lệ tử
vong, giáo dục cộng đồng phòng chống bệnh tốt.

II. CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU Ở TRẺ
1. Mục đích


Năm 1978, hội nghị chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Alma - Ata đã đề ra
nhiều biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho mọi người dân trên hành tinh này.
Đến năm 2000, mọi người dân đều được chăm sóc sức khoẻ tốt cả về thể
chất, tinh thần và xã hội, nhất là đối với trẻ em. Như vậy tính đến nay đã 28
nắm nếu chúng ta không biết được nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở
trẻ thì chính chúng ta đã bị tụt hậu gần 30 năm.

2. Nội dung cụ thể đối với các bà mẹ trực tiếp nuôi con mình
Đây là mục quan trọng hàng đầu và rất cần thiết, thể đối với các nhanh
chóng phổ biến rộng rãi. Làm thế nào để mỗi bà mẹ trực tiếp người biết cách
tự bảo vệ sức khoẻ của mình, riêng đối nuôi con mình với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
cần giáo dục người mẹ, giáo viện mầm non biết cách phát hiện bệnh suy dinh
dưỡng, biết điều trị một số bệnh cho con tại nhà và biết nuôi con đúng kĩ
thuật.
Nội dung giáo dục kiến thức y tế cho các bà mẹ bao gồm 11 mục trong
đó có 8 mục chính theo thứ tự GOBIFFFAA sau:
* G (Growth-chart): Biết theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng
trưởng: cân, đo trẻ hàng tháng nhằm kịp thời phát hiện và điếu trị sớm suy
dinh dưỡng tại nhà.
* O (Oralrehydration solution): Biết điều trị bệnh tiêu chảy sớm bằng
dung dịch ORS, hoặc dung dịch muối đường thay thế, sớm ngăn chặn tử
vong do bệnh tiêu chảy.
* B (Breast Feeding): Biết nuôi con bằng sữa mẹ.
* I (Immunization): Biết đưa con đi chủng ngừa đầy đủ theo lịch tiêm
chủng mở rộng hiện nay, bao gồm 7 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (lao, bạch
hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan siêu vi B).
* F (Food-suplement): Biết cho con ăn dặm đúng, biết cho con ăn bổ
sung ngoài sữa mẹ, biết chế biến thức ăn từ những thực phẩm địa phương.


* F (Female Education): Biết cách giáo dục và nuôi dưỡng trẻ theo khoa
học.
* F (Famili Planning): Biết sinh đẻ có kế hoạch.
* A (Acuterespiratory Infection - ARI): Biết phòng chống nhiễm khuẩn hô
hấp cấp.
* A (Vitamin A): Phòng chống bệnh khô mắt.
Đối với Việt Nam, qua kinh nghiệm công tác tuyên truyền giáo dục trong

thời gian qua, cần bổ sung 3 mục sau:.
* Tránh một số tập quán sai lầm gây hại đến sức khoẻ
* Biết bảo vệ bào thai bằng cách theo dõi sự phát triển của thai nhi qua
khám thai định kì, theo dõi cân nặng của sản phụ, uống viên sắt chủng ngừa
uốn ván, dinh dưỡng hợp lí cho mẹ mang thai.
* Biết phát hiện và phòng một số bệnh thông thường: như suy dinh
dưỡng, viêm họng, tiêu chảy...
3. Những tập quán sai lầm có hại đến sức khoẻ trẻ
Các bà mẹ Việt Nam, đa số người Kinh cũng như người dân tộc do
nuôi con theo kinh nghiệm nên vẫn giữ một số tập quán có hại đến sức khoẻ
trẻ em. Xoá bỏ tập quán này là khâu quan trọng trong công tác giáo dục nuôi
con theo khoa học.
Một số tập quán sai lầm thường gặp sau:
1. Sau khi sinh, tránh gió, tránh ra ngoài từ 1 - 4 tháng, kiêng nước,
không tắm rửa cho cả hai mẹ con. Kiêng nắng, nằm trong buồng kín, làm cho
cả mẹ và con bị thiếu Vitamin D, làm cho mẹ bị nhức xương, hư răng, tê nhức
các đầu chi, làm cho trẻ bị còi xương sớm, nhiễm trùng rốn...
2. Sau khi sinh, người mẹ mất máu nhiều nên cảm thấy lạnh vì vậy bà
mẹ hay nằm than, ăn các chất nóng như gừng, tiêu, muối mặn, uống rượu bổ.
Chính những chất này làm cản trở sự tiết sữa của mẹ, mà không cải thiện
được cảm giác lạnh. Bếp lửa hồng và gừng, tiêu muối mặn làm sao cung cấp


đủ năng lượng như một bữa ăn đầy đủ các chất không kiêng cữ, chưa nói
đến bếp lửa than hồng có thể làm cho lưng con bị hăm đỏ, bỏng và nhiễm
trùng gây bệnh.
3. Sau khi bị bệnh, các bà mẹ không ăn rau và trái cây tươi kiêng trứng,
cá, tôm, cua làm cho sữa mẹ không đủ chất. Cả hai mẹ con đểu dễ thiếu các
các chất dinh dưỡng cần thiết và vitamin.
4. Dù trẻ mắc bệnh gì mẹ cũng kiêng cữ không cho ăn những thức ăn

giàu năng lượng như: dầu mỡ, thịt, trứng, cá, sữa... và cuối cùng dẫn đến trẻ
bị suy dinh dưỡng nếu bệnh kéo dài. Điển hình là biến chứng suy dinh dưỡng
và thiếu Vitamin A sau sởi, ho gà, tiêu chảy.
5. Thói quen cạo gió, cắt lễ mỗi khi trẻ bị bệnh làm cho trẻ bị đau, dễ
gây xuất huyết, và nhiễm trùng như viêm gan siêu vi B, siêu vi C, uốn ván
HIV/AIDS...
6. Khi trẻ sốt cao, sờ thấy tay chán trẻ lạnh mẹ thường ủ ấm cho trẻ
làm cho trẻ càng có nguy cơ làm kinh do sốt cao.
7. Đối với các bà mẹ người dân tộc ở vùng sâu, vùng cao, do còn mê
tín dị đoan, nên hay trị bệnh cho con bằng cúng vái hoặc có một số tập quán
sai lầm như sau: không đẻ con ở trạm y tế thậm chí không đẻ ở nhà mà còn
đẻ ở bìa rừng, bờ suối nên con dễ bị uốn ván rốn hoặc nhiễm trùng hô hấp
sau khi sinh.
Sinh xong cả mẹ lẫn con đều xuống suối tắm nên dễ làm cho trẻ chết vì
nhiễm lạnh.
Sau khi sinh mẹ phải uống 3 tô nước muối mặn và ăn cơm với muối.
Sau sinh 1 tuần mẹ địu con đi làm rẫy nên trẻ bị nhiễm lạnh và mẹ để bị
sa dạ con (tử cung).
Mẹ không biết chế biến thức ăn, ăn dặm cho trẻ như bột, cháo... nên
mặc dù trẻ được bú mẹ đầy đủ và kéo dài nhưng trẻ vẫn suy dinh dưỡng do
ăn còn quá sớm.


3. Chương trình quốc gia dành cho trẻ em
Để giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em, hiện nay Bộ Y tế đã đưa
vào hoạt động 7 chương trình quốc gia có sự trợ giúp của tổ chức y tế thế
giới theo thứ tự sau:.
* Chương trình tiêm chủng mở rộng.
* Chương trình phòng thấp.
* Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng.

* Chương trình phòng chống tiêu chảy.
* Chương trình phòng chống nhiễm trùng hô hấp cấp.
* Chương trình phòng chống bệnh khô mắt.
* Chương trình lồng ghép.

@ KẾT LUẬN
Để hạ thấp tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em, bên cạnh công tác phát
hiện sớm, điều trị sớm, kịp thời và đầy đủ, công tác phòng bệnh rất quan
trọng và có tác dụng rất lớn. Chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ trẻ em,
ngay từ khi còn trong bụng mẹ và sau này, ở các lứa tuổi: sơ sinh, nhũ nhi,
nhà trẻ, mẫu giáo và học đường. Muốn thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho
trẻ phải có sự tham gia của các bà mẹ, giáo viên mầm non. Vì vậy giáo dục
kiến thức y tế cho các bà mẹ, giáo viên mầm non là rất cần thiết và cần nhanh
chóng phổ biến rộng rãi. Muốn được như vậy, phải có sự hỗ trợ của cán bộ y
tế Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên, đoàn thể, phụ nữ, thanh niên, phụ
huynh... nội dung giáo dục phải có trọng tâm trong chăm sóc sức khoẻ ban
đầu ở trẻ gồm 9 nội dung chính của y tế thế giới GOBIFFFAA. Trong đó nhấn
mạnh đến nội dung sinh đẻ có kế hoạch và ba nội dung bổ sung, dựa vào
thực tế của Việt Nam: tránh một số tập quán sai lầm, bảo vệ bào thai, biết
cách phòng và phát hiện một số bệnh thông thường.


@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Tỉ lệ tử vong cao nhất ở lứa tuổi nào?
A. Sơ sinh.
B. Nhũ nhi.
C. Mẫu giáo
D. Học đường.
2. ở thời kì nhà trẻ và mẫu giáo, trẻ hay mắc bệnh gì?

A. Cao huyết áp.
B. Thấp tim.
C. Viêm thận
D. Suy dinh dưỡng.
3. Nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu là:
A. Biết đưa con đi chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
bắt buộc hiện nay.
B. Biết điều trị tiêu chảy bằng dung dịch muối, đường.
C. Biết nuôi con bằng sữa mẹ, biết cho con ăn bổ sung ngoài sữa
mẹ.
D. Tất cả đều đúng.
4. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là tổ chức chăm sóc trẻ ngay tại tuyến
cơ sở sau, ngoại trừ:
A. Chăm sóc tại nhà.
B. Chăm sóc tại trường mầm non.
C. Tại phòng khám bệnh viện huyện.
D. Tại phòng khám trường học.


5. Cho đến nay mọi người trên Trái Đất nhất là trẻ em phải được chăm
sóc tốt về:
A. Thể chất.
B. Xã hội.
C. Tinh thần
D. Tất cả đều đúng.

@ TÌM ĐỌC
1. Bộ Y tế, xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, NXB Y học
TP. HCM, 2003, trang 27 - 33.
2. GS. TSKH Lê Nam Trà, Bài giảng Nhi khoa tập I, NXB Y học, 2006,

trang 107 - 113.
3. Primary child care, A manual for health workers, 1983.

Bài 2: BỆNH BẠCH HẦU
* Bài học này sẽ giúp bạn:
- Liệt kê đủ các nguyên nhân, đường lây, triệu chứng lâm sàng của
bệnh bạch hầu.
- Kể đúng và đủ các biến chứng của bệnh bạch hầu.
- Trình bày được các biện pháp phòng bệnh.
- Phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi trẻ bị bệnh.

I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng khu trú ở niêm mạc đôi khi ở da, do
vi trùng Corynebacterium Diphtheriae gây ra. Đặc điểm lâm sàng là giả mạc
(màng giả) xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng, phần lớn trường hợp nằm ở đường


hô hấp trên. Bệnh có thể xảy ra thành dịch, tử vong và biến chứng cao nếu
không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
* Hồi tưởng: Hãy nhớ và ghi lại biểu hiện của bé bị bệnh bạch hầu,
nguyên nhân, đường lây, biến chứng và các biện pháp phòng ngừa.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY
1. Nguyên nhân
Do vi trùng Corynebacterium diphtheriae là một trực trùng gram (+)
không sinh nha bào, không di động, có thể phình to một đầu giống hình dùi
trống, hoặc phình to hai đầu giống hình quả tạ, trực khuẩn bạch hầu được tìm
thấy trong giả mạc ở cổ họng của bệnh nhân và được Loeffler phân lập ra
năm 1883 nên vi khuẩn này còn gọi là Klebs - Loemer.
2. Đường lây

- Đường lây chủ yếu trực tiếp qua tiếp xúc với trẻ bệnh, bệnh nhân,
hoặc người lành mang vi trùng.
- Con đường gián tiếp qua vật dụng, đồ chơi trẻ em, thức ăn, sữa...
- Phần lớn bệnh bạch hầu xảy ra ở lứa tuổi từ một đến chín tuổi và tỉ lệ
mắc bệnh cao ở trẻ chưa chủng ngừa.
- Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do các chất nhớt ở cổ họng có
chứa vi trùng bạch hầu bị bắn văng ra ngoài khi trẻ bị bệnh, ho, nói chuyện,
khóc.
Tại nơi xâm nhập, trực khuẩn bạch hầu sinh sản và phát triển tiết ra
ngoại độc tố. Ngoại độc tố thấm qua niêm mạc và thấm sâu vào cơ thể gầy
nhiễm khuẩn cấp tính và nhiễm độc toàn thân.
Đôi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường kết mạc (bạch hầu
mắt), da tổn thương (bạch hầu da), niêm mạc đường sinh dục.
* Yếu tố thuận lợi cho dịch phát triển:


- Trẻ chưa chủng ngừa.
- Trẻ suy dinh dưỡng.
- Đời sống kinh tế thấp kém.
- Sống chen chúc, chật chội...
- Trường mầm non và những nơi tập trung đông trẻ.

III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (biểu hiện của bệnh)
- Một người nào đó có vi trùng Corynebacterium diphtheriae trong
đường hô hấp được gọi là người bệnh nếu họ có dấu hiệu lâm sàng, và được
gọi là người lành mang vi trùng nếu họ không có dấu hiệu lâm sàng.
- Triệu chứng lâm sàng của bệnh hạch hầu thay đổi tuỳ theo vị trí và độ
nặng của nhiễm trùng tại chỗ, tuổi tác của bệnh nhân, các bệnh có từ trước
hoặc các bệnh toàn thân xảy ra cùng lúc.
1. Thời kì ủ bệnh

Từ 2 - 5 tháng thường chưa có triệu chứng lâm sàng rõ rệt.
2. Thời kì khởi phát từ từ
- Em bé sốt nhẹ 38 - 38,5 độ C, trẻ khóc, biếng ăn, da hơi xanh, sổ mũi
1 bên hoặc 2 bên.
- Đau cổ họng, nuốt khó, amiđan sưng, đỏ.
- Nôn ói, rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ (tiêu chảy).
- Ho, khàn giọng, họng đỏ có thể thấy kém sáng hơn sau xuất hiện
những chấm trắng nhỏ mọc trên mặt amiđan.
- Hạch dưới hàm sưng to đau, vùng cổ họng sưng to bạnh ra. Nếu thấy
các triệu chứng trên, đưa trẻ tới bệnh viện ngay để khám và ngoáy họng cấy
tìm vi trùng.
Cần cách li trẻ và theo dõi ngay thời điểm này.


3. Thời kì toàn phát
Các triệu chứng ở thời kì toàn phát nặng hơn.
- Xuất hiện giả mạc rõ điển hình khu trú 1 bên sau đó lan nhanh sang 2
bên amiđan hoặc có thể lan ra lưỡi gà và bít kín cả vòm hầu làm trẻ khó thở,
nếu không điều trị và xử lí kịp thời trẻ có thể tử vong.
Đặc điểm của giả mạc do bạch hầu:
- Màu trắng ngà, trắng xám.
- Dính chặt vào lớp thượng bì bên dưới.
- Khó bóc tách, dễ chảy máu.
- Có khuynh hướng phát triển và lan rộng rất nhanh, không tan trong
nước.
4. Thời kì hồi phục
Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sau 24 giờ các triệu chứng
trên giảm dần.
Trẻ khoẻ dần, tổng trạng khá hơn, ăn ngon hơn.
* Hoạt động dành cho bạn: Thảo luận nhóm về nguyên nhân, đường

lây, biểu hiện, tác hại và các biện pháp phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em.

IV. BIẾN CHỨNG
1. Biến chứng do màng giả (giả mạc) lan rộng làm bít kín dường hô hấp
- Tắc nghẽn đường hô hấp gây khó thở dẫn đến tử vong.
- Viêm phế quản - phổi do màng giả tróc ra và rơi xuống.
- Hình bên cho thấy bé phải mở khí quản do giả mạc làm bít kín đường
hô hấp.
2. Biến chứng do ngoại độc tố bạch hầu
2.1. Biến chứng tim


- Viêm cơ tim.
- Rối loạn nhịp. tim.
2.2. Biến chứng thần kinh
- Liệt vòm hầu: nói giọng mũi, uống sặc, không phồng má được.
- Liệt chi - liệt nửa người.
- Liệt cơ hoành, liệt cơ liên sườn dễ đưa đến suy hô hấp và dẫn
đến tử vong.
3. Các biến chứng khác
- Bội nhiễm phổi.
- Xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu.
- Phát ban dạng sởi....

V. ĐIỀU TRỊ
Nên được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
- Trung hoà chất độc càng sớm càng tết = (SAD)
- Kháng sinh để diệt Corynbacterium diphtheriae: Penicilline G hoặc
thay thế bằng Erythromycine 40 - 50 mglkg/24 giờ dùng liên tục từ 7 đến 14
ngày.

- Chống tái phát, chống bội nhiễm.
- Theo dõi, phát hiện và xử trí các biến chứng.
- Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lí.

VI. PHÒNG NGỪA
1. Điều trị và cách li người lành mang trùng


Người lành mang vi trùng là nguồn lây quan trọng nhất, thông thường
Corynebacterium diphtherae mất sau 2 - 4 tuần lễ nếu như dùng kháng sinh,
kháng sinh thường dùng là Penicilline hoặc Erythromycine, dùng theo chỉ định
của thầy thuốc.
2. Trẻ bị bệnh
Cần phát hiện sớm và cách li kịp thời.
Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh có thể mang vi khuẩn từ 2 - 6 tuần vì vậy
cần cách li triệt để. Trẻ bị bệnh bạch hầu chỉ được xuất viện phải khỏi về lâm
sàng và sau 2 lần ngoáy họng cấy tìm vi khuẩn đều có kết quả âm tính, mỗi
lần cách nhau 2 - 7 ngày khi cấy cổ họng ít nhất 2 - 3 lần âm tính liên tiếp và
chỉ nhận trẻ vào lớp khi có giấy xuất viện của bác sĩ điều trị.
3. Người tiếp xúc
Khám bệnh theo lời khuyên của bác sĩ.
Người tiếp xúc với bệnh bạch hầu đã có miễn dịch đầy đủ từ trước chỉ
cần dùng một liều giải độc tố; Có thể phối hợp hoặc không với Procain:
600000đvlngày x 7 ngày hoặc Benzathine Penicilline: 600000đv tiêm bắp
hoặc Erythromycine: 40 mg/kg/ngày x 7 - 10 ngày.
Người tiếp xúc với bệnh bạch hầu, chưa có miễn dịch từ trước còn
nhiều bàn cãi. Có thể dùng 3000 SAD tiêm bắp phối hợp hoặc không với
kháng sinh. Nếu người tiếp xúc được theo dõi kĩ lưỡng thì khi nào xuất hiện
triệu chứng bệnh mới dùng SAD, còn nếu không theo dõi được mỗi ngày có
thể dùng ngay 10000 đơn vị SAD.

4. Chủng ngừa đúng lịch và đầy đủ
* Khi trẻ 2 tháng tuổi chích mũi một.
* Trẻ 3 tháng tuổi mũi hai.
* Trẻ 4 tháng tuổi mũi ba.
* Nhắc lại khi trẻ được 2 - 6 tuổi, văcxin DPT (bạch hầu, ho gà, uốn
ván) một mũi ngừa được 3 bệnh có chung một lịch chủng ngừa. Thuốc ngừa


được đóng ống O,5ml dùng để tiêm bắp và thường có thêm một số chất phụ
dùng tăng tính sinh miễn dịch của thuốc. Sau khi bé chích ngừa về thường có
phản ứng phụ như: sốt cao, co giật, quấn khóc, biếng ăn, tiêu chảy... do đó
nên tuân thủ theo hướng dẫn và căn dặn của thầy thuốc.
* Điều cần chú ý là bệnh nhân bị mắc bệnh bạch hầu có miễn dịch sau
khi khỏi rất yếu do đó cần tiêm chủng để tạo miễn dịch chủ động ngăn ngừa
mắc bệnh lại. Thông thường, tiêm nhắc lại với tác dụng cách khoảng 10 năm
trong suốt cuộc đời.
5. Vệ sinh
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, tai mũi họng, vệ sinh trường lớp...
Vệ sinh cá nhân: giáo dục trẻ vệ sinh răng miệng, uống nước sau khi
ăn, đánh răng, súc miệng bằng nước muối, vệ sinh mũi họng dùng thuốc sát
trùng như nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí, Sunfarin...
Vệ sinh trường lớp: trường lớp cần thực hiện đúng các quy chế vệ sinh
hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm, trường lớp sạch sẽ, khô ráo,
sáng sủa.
Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi: không dùng chung chén, đũa, li, thìa. Đồ chơi
phải được cọ rửa bằng xà bông và ngâm trong dung dịch sát khuẩn rồi phơi
ra nắng. Mỗi trẻ có khăn riêng, khăn mặt cần thường xuyên được giặt sạch và
phơi ra nắng hoặc được hấp triệt khuẩn.
Vệ sinh môi trường sống tốt: nên trồng nhiều cây xanh để bảo vệ môi
trường không khí, cây xanh có tác dụng che nắng, giảm bức xạ, hút, giữ bụi,

lọc sạch không khí che chắn, hút tiếng ồn, và cung cấp ô xi và xử lí chất độc

@ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Trực khuẩn bạch hầu đề kháng cao với các yếu tố lí hoá. Trong bụi,
trong nước, trong đồ dùng, dụng cụ, chúng có thể sống được vài tuần, song vi
khuẩn rất nhạy cảm với ánh sáng và điều kiện khô hanh. Vi khuẩn chết ở


nhiệt độ 58 độ C trong 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời trong vài giờ, dung
dịch phenol 1% trong 1 phút, vi khuẩn đề kháng với sulfamid, nhưng nhạy
cảm với Penicillin và các kháng sinh phổ rộng, do đó bạn cần chú ý để phòng
bệnh có hiệu quả hơn.

@ KẾT LUẬN
Bệnh bạch hầu là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em
lây qua đường hô hấp do trực khuẩn Corynebarterium gây ra, bệnh diễn biến
nhanh,nặng, dễ gây các biến chứng nguy hiểm và tử vong nhanh. Biện pháp
phòng bệnh tốt nhất là chủng ngừa cho bé ngay từ khi bé tròn 2, 3, 4 tháng
tuổi và nhắc lại theo sự chỉ dẫn của các nhà chuyên môn.

@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu lấy qua
đường nào?
A. Đường tiêu hoá.
B. Đường máu.
C. Từ mẹ sang con.
D. Đường hô hấp.
2. Tác nhân gây bệnh bạch hầu là:
A. Trực khuẩn.

B. Cầu khuẩn.
C Xoắn khuẩn.
D. Phẩy khuẩn.
3. Vi khuẩn bạch hầu xâm nhập cơ thể trẻ chủ yếu qua:


A. Hô hấp trên.
B. Niêm mạc sinh dục.
C. Da.
D. Kết mạc mắt.
4. Triệu chứng thường gặp của bệnh bạch hầu họng và amiđan là:
A. Sốt.
B. Đau cổ họng.
C. Giả mạc.
D. Tất cả đều đúng.
5. Các biện pháp phòng bệnh bạch hầu cho trẻ là:
A. Chủng ngừa tạo miễn dịch chủ động nhân tạo.
B. Phát hiện sớm và cách li trẻ bị bệnh kịp thời.
C. Vệ sinh cá nhân, đồ dừng đồ chơi, trường lớp, môi trường
không khí.
D. Tất cá đều đúng.

@ TÌM HỌC
1. Bộ môn nhiễm Trường Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh truyền
nhiễm, NXB Y học, 1998.
2. GS. TS Bùi Đại, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học Hà Nội, 1999,
trang 194 - 199.
3. Phòng bệnh trẻ em, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

Bài 3: BỆNH HO GÀ

* Bài học này sẽ giúp bạn:


- Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, đường lây của bệnh ho gà.
- Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình qua các thời kì của
bệnh ho gà.
- Liệt kê được các biến chứng của bệnh ho gà.
- Trình bày được các biện pháp phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm
non.
- Biết cách xử trí ban đầu khi trẻ bệnh và cách chăm sóc.

I. ĐẠI CUƠNG
Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường - hô hấp do vi
trùng Bordetella pertussis gây ra. Biểu hiện lâm sàng chính của bệnh là cơn
ho đặc biệt với nhiều biến chứng xảy ra. Mặc dù hiện nay nhờ có thuốc chủng
ngừa tỉ lệ mắc bệnh giảm hẳn nhưng tử vong và biến chứng vẫn còn cao,
nhất là ở lứa tuổi nhỏ.
* Hồi tưởng: Bạn nhớ lại xem bạn đã biết bệnh ho gà chưa, hoặc có
người thân bị bệnh không?
1. Nguyên nhân?
2. Đường lây?
3. Biểu hiện của bệnh?
4. Tác hại của bệnh ho gà đối với cơ thể trẻ em? 5. Biện pháp phòng
bệnh? Cách xử trí?

II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY
1. Nguyên nhân
Bệnh ho gà do vi trùng Bordetella pertussis gây ra là chủ yếu. Vi trùng
ho gà hình que hay còn gọi là trực - khuẩn ho gà.



2. Đường lây
Bệnh ho gà rất hay lây, 70 - 100% lây qua các tiếp xúc trong gia đình,
25 - 50% lây ở trường học. Người là kí chủ duy nhất của Bordetella pertussis.
Bordetella pertussis được truyền từ người bệnh sang người lành qua
dịch tiết đường hô hấp: nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi, khi trẻ ho, khóc...
Khả năng lây lan của bệnh cao, thay đổi từ 50 - 100%. Bệnh xảy ra ở
các lứa tuổi, nhưng hầu hết ở lứa tuổi 1 - 5 tuổi (tuổi nhà trẻ - mẫu giáo).
Điều cần lưu ý là bệnh ho gà có thể xảy ra ở những người đã được
tiêm chủng đầy đủ.
Trẻ càng nhỏ tử vong và biến chứng càng cao.

III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Biểu hiện lâm sàng của bệnh ho gà rất thay đổi, triệu chứng mơ hồ
không điển hình ở tuổi thanh thiếu niên và người lớn, biểu hiện trầm trọng ở
trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng lâm sàng thay đổi theo từng thời kì.
1. Thời kì ủ bệnh
Thời kì này thay đổi từ 5 - 20 ngày, trung bình từ 7 - 10 ngày và thường
không có triệu chứng rõ rệt.
2. Thời kì khởi phát (còn gọi là thời kì viêm long đường hô hấp)
Thời kì này kéo dài từ 1 - 2 tuần. Bệnh nhân sốt nhẹ mệt mỏi, chán ăn,
chảy nước mũi, hắt hơi, khàn giọng, nuốt đau, họng hơi đỏ, chảy nước mắt,
niêm mạc mắt xung huyết.
Ho: thường ho khan, xuất hiện về đêm từng cơn ngắn sau đó dài hơn,
nhiều hơn, rồi chuyển sang ban ngày, kèm theo cơn ho bệnh nhân ói nhiều
đàm nhớt.
- Đặc điểm nổi bật của cơn ho gà là không giảm với các loại thuốc giảm
ho thông thường.



- Ở giai đoạn này tổng thể trạng bệnh nhân còn tốt.
3. Thời kì toàn phát (thời kì cơn ho)
Từ 2 - 4 tuần.
- Triệu chứng điển hình của thời kì này là cơn ho đặc biệt với nhiều biến
chứng.
Cơn ho xuất hiện bất chợt lúc bé đang chơi, đang bú, hoặc xúc động
như quấy khóc, sợ hãi... cơn ho bắt đầu một tràng dài rũ rượi 5 - 20 cái.
Không tự kiềm chế được, tiếp theo là một tiếng hít sâu nghe "ót" như
tiếng gà. Sau đó là những cơn ho khác nối Bệnh ho gà tiếp nhau cho đến khi
bệnh nhân khạc ra một chất nhớt màu trắng giống như tròng trắng trứng, cơn
ho mới ngừng hẳn, ho đêm nhiều hơn ngày.
- Trong cơn ho, trẻ tím tái hoặc đỏ mặt, lưỡi thè ra tĩnh mạch cổ căng
phồng, co rút lồng ngực, vẻ mặt bơ phờ mệt nhọc kéo dài khoảng 1/2 giờ, sau
đó hồi phục dần dần.
- Sau cơn ho, bệnh nhân có thể ói nhiều; sau cơn ho bé khoẻ.
- Thăm khám: có thể thấy mi mắt phù nề, kết mạc mắt xung huyết.
- Bệnh nhi không sốt trừ khi có bội nhiễm.
- Giai đoạn này tổng trạng bệnh nhi suy sụp dần.
* Chú ý:
- Ở trẻ nhỏ cơn ho có thể không điển hình ói mửa đi kèm với cơn ho rất
gợi ý đến bệnh ho gà mặc dù không kèm theo tiếng "ót" trong cơn ho.
- Ở trẻ sơ sinh không có cơn ho điển hình hầu như chỉ tím tái và ngưng
thở, đôi khi kéo dài.
4. Thời kì hồi phục
Sau 3 - 4 tuần, cơn ho thưa dần, bệnh nhân ăn uống khá hơn, bớt nôn
ói, tổng trạng phục hồi dần.


IV. BIẾN CHỨNG
Biến chứng thường gặp của bệnh ho gà là bội nhiễm về hậu quả của

những cơn ho gây ra.
1. Biến chứng hô hấp
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên kèm viêm tai giữa.
- Viêm phổi, viêm phế quản.
- Xẹp phổi do đàm nhớt bít kín phế quản.
- Dãn phế quản.
- Tràn khí màng phổi do vỡ phế nang.
2. Biến chứng thần kinh
- Viêm não - màng não.
- Co giật do thiếu ô xi - sốt cao.
- Chậm phát triển trí tuệ do cơn ho kéo dài gây thiếu
- Mù mắt.
3. Biến chứng tiêu hoá
- Ói mửa nặng kéo dài dẫn đến: SDD -> tiêu chảy.
- Sa trực tràng, lồng ruột, thoát vị bẹn, thoát vị rốn.
4. Biến chứng
- Xuất huyết võng mạc, xuất huyết kết mạc mắt.
- Rối loạn nước điện giải do ói mửa nhiều, ăn uống không đầy đủ, sốt
cao.
* Thảo luận theo nhóm làm sáng tỏ nguyên nhân, đường lây, các biểu
hiện chính của bệnh ho gà, tác hại, các biện pháp phòng bệnh và phân biệt
ho gà ở trẻ mầm non và ở từ sơ sinh?


V. ĐIỀU TRỊ - PHÒNG BỆNH
1. Điều trị (khám và điều trị tại bệnh viện)
* Kháng sinh: Nhiều loại kháng sinh trị được bệnh và điều trị tại bệnh ho
gà. Kháng sinh nên dùng ở giai đoạn sớm để rút viện) ngắn thời gian bệnh,
tránh lây lan và giảm được biến chứng đáng kể.
* Erythromycine: là kháng sinh được ưu chuộng nhất và độ nhạy cảm

cao, ít độc tính, rẻ tiền và để sử dụng, liều lượng 40 - 50 mg/ngày chia làm 4
lần, tối đa 2g/ngày x 7 - 10 ngày.
* Trimethoprim Sulfamethoxazole: Trimethoprim Sulfamethoxazole
48mg/kg/ngày. Thời gian sạch vi trùng sau khi sử dụng các kháng sinh trên
khoảng 5 ngày; nhưng thời gian điều trị phải kéo dài 10 ngày để tránh tái
phát.
- Cho bé nằm nơi yên tĩnh tránh những yếu tố kích thích gây cơn ho.
- Cho trẻ em ăn nhiều bữa, đầy đủ dinh dưỡng. ăn lỏng dễ tiêu, đủ
lượng, đủ chất và cân đối các chất.
- Cho uống nhiều nước, trái cây, sau cơn ho 15 phút nên cho ăn lại, mỗi
lần nên ăn ít và ăn nhiều lần trong ngày để đỡ ói và tránh sặc do nôn, tránh
thức ăn kích thích ho gây nôn ói.
- Theo dõi sát hô hấp (nhịp thở...).
- Vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ói, nhỏ thuốc mắt, tai để ngừa các
biến chứng tai mũi, họng.
- Vệ sinh da sạch sẽ, thay quần áo sau mỗi lần nôn ói làm bẩn.
- Điều trị triệu chứng, an thần, hạ sốt nếu có.
- Hô hấp nhân tạo nếu cần.
2. Phòng ngừa
2.1. Phòng ngừa chung
- Phát hiện sớm, cách li trẻ kịp thời và điều trị triệt để


- Cách li tại bệnh viện ít nhất 15 ngày. Trung bình 4 - 6 tuần, tí tưởng
nhất là khi cấy vi trùng âm tính.
- Người tiếp xúc nhưng không có miễn dịch sử dụng Erythromycine 40 50mg/kg/ngày x 14 ngày
Đối với trẻ dưới 6 tuổi, bên cạnh cho uống Erythromycine, nên cho trẻ
đi chủng ngừa.
Chủng ngừa là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Thuốc chủng ngừa
được sử dụng rộng rãi hiện nay làm bằng vi trùng ho gà chết toàn thân tế bào

đạt hiệu quả 80 – 90% sau khi chủng. Hiện nay, loại thuốc này đang được sử
dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới một
năm tuổi tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
Chương trình tiêm chủng mở rộng sử dụng văcxin ho gà kết hợp với
văcxin bạch hầu (Diptheria) và văcxin uốn ván (Tetanus) thành văcxin DPT để
tiêm cho bé. Tạo miễn dịch cơ bản với 3 mũi tiêm, mỗi mũi tiêm 0,5ml và cách
nhau 1 tháng vào tháng thứ 2, 3, 4. Tiêm nhắc lại 2 tấn vào lúc 12 - 24 tháng
và 4 - 6 tuổi.
2.2. Vệ sinh
Vệ sinh cá nhân, súc miệng và chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi trường không khí.
Giáo viên mầm non cần chấp hành tốt quy chế vệ sinh hàng ngày, hàng
tuần, hàng tháng và hàng năm, vệ sinh phòng bệnh cho trẻ.
2.3. Dinh dưỡng hợp lí theo từng lứa tuổi
Biết nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm đúng, dinh dưỡng đầy đủ cân đối,
hợp lí ngay cả khi bé bị bệnh nhằm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.

@ KẾT LUẬN


Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, là một trong các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em lây chủ yếu qua đường hô hấp do trực
khuẩn Bordertella pertussic gây ra, biểu hiện chính của bệnh là cơn ho đặc
biệt với những biến chứng xảy ra. Mặc dù đã có vắcxin phòng bệnh nhưng tỉ
lệ tử vong và biến chứng còn cao do đó cần hiểu biết về bệnh này và phòng
bệnh.

@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Vi khuẩn nào gây ra bệnh ho gà?

A. Bordetella Pertussis.
B. Bordetella para pertusiis.
C. Vibriocholera
D. Corynebarterium
2. Bệnh ho gà lây truyền qua đường:
A. Tuần hoàn.
B. Tiêu hoá.
C. Tô hấp
D. Tiết niệu.
3. Cơn ho gà thường xuất hiện lúc nào?
A. Về ban đêm.
B. Sau cơn xúc động.
C. Sau khi bé khóc
D. Tất cả đều đúng.
4. Biến chứng thường gặp trong ho gà là:
A. Viêm phổi.


×