Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công Đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.41 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

NGÔ THỊ THANH VÂN

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI -2006


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau 20 năm đổi mới và 5 năm thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục
2001-2005” giáo dục đại học nước ta đã có những chuyển biến tích cực về quy mô,
loại hình và chất lượng đào tạo. Bước vào thế kỷ XXI, trong tiến trình hội nhập và
toàn cầu hoá, giáo dục đại học Việt nam đứng trước nhiều thời cơ và thách thức
lớn. Giáo dục đại học Việt nam phải đổi mới mạnh mẽ, cơ bản và toàn diện để đáp
ứng yêu cầu phát triển của đất nước và hoà nhập với hệ thống giáo dục đại học của
các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu của giáo dục đại học nước ta là “giúp sinh viên nắm vững kiến
thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc
lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành
đào tạo”. Bên cạnh việc mở rộng quy mô và đa dạng hoá các loại hình đào tạo chất
lượng đào tạo đại học là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để nâng cao chất lượng
đào tạo, ngoài việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp...kiểm tra-đánh giá
kết quả học tập của sinh viên là khâu vô cùng quan trọng. Trước bối cảnh phát
triển của giáo dục đại học thế kỷ XXI, thế kỷ của xã hội thông tin và xã hội học


tập, trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, kiểm tra- đánh giá trong
giáo dục đại học và kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một yêu cầu
cấp thiết. Uỷ ban giá dục quốc tế cho thế kỷ XXI do Jacques Delors làm chủ tịch,
trong báo cáo lên UNESCO đã viết: “Để các cá nhân có thể tạo dựng cho mình
trình độ chuyên môn trên cơ sở năng lực hiện có của bản thân, uỷ ban cho rằng
phải xem xét lại các thủ tục cấp chứng nhận trong các điều kiện của từng nước sao
cho có thể tính đến những kỹ năng thu được trong giai đoạn học tập ban đầu”
(Learning: The Treasure Within, tr. 138).


Kiểm tra- đánh giá nói chung và kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một
thành tố không thể thiếu, là yêu cầu khách quan tất yếu của quá trình dạy học.
Kiểm tra- đánh giá có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến chất lượng đào tạo.
Thông qua kiểm tra-đánh giá chúng ta biết được quá trình dạy học, kết qủa học tập
của sinh viên có đạt mục tiêu đề ra hay không để từ đó có các biện pháp điều chỉnh
kịp thời hoạt động dạy học. Nâng cao chất lượng kiểm tra-đánh giá góp phần quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Trường Đại học Công đoàn, thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt nam hoà
nhập vào hệ thống các trường Đại học năm 1992 với nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho
tổ chức Công đoàn và nguồn nhân lực cho đất nước. Là một trường đại học non trẻ,
nhà trường đã và đang phấn đấu trở thành một trường đại học đa ngành, đa cấp,
trung tâm nghiên cứu khoa học; củng cố bộ máy tổ chức, đẩy mạnh hợp tác quốc
tế...trong đó nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm. Trước yêu cầu đó
nâng cao chất lượng kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một đòi hỏi
cấp bách. Mặc dù nhà trường có rất nhiều cố gắng nhưng hoạt động kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của sinh viên còn nhiều hạn chế và chưa thực sự phát huy hết
vai trò quan trọng của mình đối với quá trình dạy học. Là một giáo viên đang công
tác tại trường, tâm huyết với lĩnh vực kiểm tra- đánh giá, tôi muốn góp phần nhỏ
bé của mình vào việc nâng cao chất lượng kiểm tra- đánh giá nói riêng và việc
nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.

Do vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao
chất lượng kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Công
đoàn” làm đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu


- Nghiên cứu lý luận về kiểm tra-đánh giá và kiểm tra đánh giá kết quả học
tập
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm tra- đánh giá và quản lý kiểm trađánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Công đoàn
- Đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng kiểm tra-đánh giá
kết quả học tập của sinh viên tại trường đại học Công đoàn
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của kiểm tra-đánh giá và kiểm tra-đánh giá kết
quả học tập
- Điều tra, khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động kiểm tra- đánh giá và
hoạt động quản lý kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại
học Công đoàn
- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra- đánh
giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công đoàn
4. Khách thể nghiên cứu, đối tƣợng khảo sát
Khách thể nghiên cứu: Quy trình đào tạo của trường đại học Công đoàn.
Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý kiểm tra-đánh giá kết quả học
tập của sinh viên trường đại học Công đoàn.
5. Giả thuyết khoa học của đề tài
Chất lượng hoạt động kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường
đại học Công đoàn sẽ được nâng cao nếu áp dụng các biện pháp quản lý kiểm trađánh giá được đề xuất trong luận văn.


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học của đề tài

Luận văn đi vào nghiên cứu lý luận về kiểm tra-đánh giá và kiểm tra-đánh
giá kết quả học tập của sinh viên. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi đi
sâu vào nghiên cứu các biện pháp quản lý nhằm năng cao chất lượng của việc kiểm
tra-đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công đoàn. Như vậy,
luận văn góp phần đưa ra một số biện pháp quản lý cụ thể để nâng cao chất lượng
của hoạt động kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học
Công đoàn.
*Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn tiến hành điều tra và khảo sát và thu thập thông tin về hoạt động
quản lý kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Công đoàn
đồng thời đưa ra nhận xét tổng thể về thực trạng hoạt động kiểm tra-đánh giá kết
quả học tập của sinh viên chính quy trường đại học Công đoàn. Trên cơ sở đó, luận
văn đề xuất các biện pháp quản lý khả thi giúp các nhà quản lý nâng cao chất
lượng kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Công đoàn.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý luận: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra, khảo sát thực
tiễn ( sinh viên chính quy các khoa QTKD, XHH, BHLĐ, CĐ, CTXH)
- Phương pháp thống kê: Các phương pháp thống kê được sử dụng để xử lý
các kết quả thu được của các thực nghiệm và điều tra.


8. Giới hạn đề tài
Đề tài nghiên cứu hoạt động kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của 333 sinh
viên chính quy các lớp Q11, Q12, XH6, XH7, B12, B13, ĐH26, CT1 năm học
2003-2004, 2004-2005, 2005-2006.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm 3 chương :
- Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra-đánh giá và kiểm tra-đánh giá kết quả

học tập
- Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của
sinh viên chính quy trường Đại học Công đoàn qua kết quả điều tra, khảo sát
- Chương 3: Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng kiểm trađánh giá kết quả học tập của sinh viên


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ
1.1. Lịch sử nghiên cứu
Sự cải tiến các chương trình kiểm tra-đánh giá xuất hiện từ những năm thập
kỷ 70 và 80 của thế kỷ trước. Ở giai đoạn này, kiểm tra-đánh giá đã có các tiêu chí,
công cụ, chương trình đánh giá có sự hỗ trợ của kỹ thuật. Kiểm tra-đánh giá được
coi chính là sự học tập và được xác định bởi 8 khả năng sau: khả năng thu thập
thông tin, phân tích, giải quyết vấn đề, nhận biết về giá trị, tác động đến xã hội, đáp
ứng môi trường toàn cầu, làm việc hiệu quả và trách nhiệm công dân, đáp ứng về
phương diện thẩm mĩ. Mechrers và Lehnmann (1975) cho rằng kiểm tra-đánh giá
là giải thích và miêu tả thành thích học tập của sinh viên.
Từ năm 1985 đến nay, kiểm tra-đánh giá được coi là chương trình rèn luyện
kỹ năng hoạt động. Một số trường đại học của Mỹ đã nghiên cứu và đưa ra 8 kỹ
năng trong một chương trình kiểm tra-đánh giá có thể chuyển giao được như sau:
kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, viết, nói và giao
tiếp, phân tích số lượng, sử dụng máy vi tính, sử dụng thư viện- thí nghiệm và kỹ
thuật thông tin, nhận thức và phán định giá trị. Chương trình kiểm tra-đánh giá này
tổ chức việc học tập và hành động theo khả năng cá biệt và sinh viên luôn ý thức
về sự tự đánh giá mình. Nhiều trường đã thành lập cơ quan đánh giá sinh viên
riêng biệt giúp các bộ môn khoa học của trường thiết kế, phân tích những số liệu
đánh giá kết quả. Nhìn chung kiểm tra-đánh giá có mục đích chung cho người dạy
và người học là:
- Vì sự tiến bộ và phát triển của sinh viên
- Vì sự công bằng đòi hỏi thiết yếu khi xem xét hệ thống các giá trị xã hội



- Quy luật phân bố tự nhiên được thừa nhận trong các lĩnh vực khoa học tự
nhiên, xã hội và nhân văn. Đó cũng là cơ sở phương pháp luận của đánh giá.
- Đánh giá sinh viên phải căn cứ vào nguồn trợ giúp họ về tài liệu, chương
trình giảng viên và hoàn cảnh xã hội của sinh viên.
Dưới đây là một số công trình nghiên cứu về kiểm tra-đánh giá trên thế giới
được nhiều người biết đến:
 Aiken, R.L, Psychological Testing and Assessment, Allyn and Bacon.
1976.
 Benjamin D. Wright, Mark H. Stone, Best Test Design, SMESA
PRESSA, Chicago, 1979.
 S. Isaac and W.B. Micheal, Handbook in Research and Valuation, 3rd Ed.
Edits. Cali. USA, 1995.
 Patrick Griffin, Measuring Achievement Using Sub-test from a Common
Item Pool. Assessment Research Centre, The University of Melbourne,
1997.
 Tom Kubiszun and Gary Borich, Educational Testing and MeasurmentClassroom Application and Practice, John & sons. Inc. 6th, 2000.
 James H. McMillan, Classroom Assessment- Principles and Practice for
Effective Instruction, Allyn and Bacon. 2nd, 2001.
Kiểm tra-đánh giá là phương pháp đo trực tiếp trong quá trình dạy-học để
đánh giá chất lượng đại học đang là một vấn đề thời sự của các nước, tuy rằng mức
độ rất khác nhau. Ở các nước công nghiệp phát triển, người ta đã đạt được sự công
bằng trong đánh giá thành tích học tập của sinh viên từ những năm đầu thập kỷ 80
của thế kỷ XX và hiện nay người ta đang nghiên cứu để đánh giá sự phát triển của
sinh viên. Tuy nhiên, ở nước ta, vấn đề cải tiến kiểm tra-đánh giá, đạt được sự


công bằng trong đánh giá lại đang rất thời sự. Số lượng công trình khoa học nghiên
cứu về kiểm tra-đánh giá chưa nhiều. Dưới đây là một số tài liệu nghiên cứu về
kiểm tra-đánh giá của các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam:

 Nguyễn Đức Chính, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, tập bài giảng Lưu
hành nội bộ- Khoa Sư phạm, Hà nội 2004.
 Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Nxb Khoa
học xã hội, 2005.
 Lâm Quang Thiệp, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, 2003.
 Trần Khánh Đức, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, tập bài giảng, Khoa
Sư phạm, Hà nội 2006.
 Đặng Bá Lãm, Kiểm tra- đánh giá trong dạy- học đại học, Nxb Giáo dục, Hà
nội 2003.
 Nguyễn Đức Chính- Đinh Thị Kim Thoa, Kiểm tra-đánh giá theo mục tiêu,
tập bài giảng, Khoa Sư phạm, Hà nội 2005.
Đề tài “Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra-đánh giá
kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công đoàn” lần đầu tiên được nghiên
cứu với các số liệu cụ thể được điều tra, thu thập tại trường Đại học Công đoàn.
1.2. Các khái niệm của đề tài
Kiểm tra-đánh giá là một thành tố không thể thiếu của hoạt động giáo dục.
Nó có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến kết quả của hoạt động giáo dục. Hoạt
động kiểm tra-đánh giá chất lượng sinh viên của trường đại học nói chung và kiểm
tra-đánh giá kết quả học tập của sinh viên nói riêng là một yêu cầu khách quan tất
yếu trong quá trình đào tạo ở trường đại học.
1.2.1. Kiểm tra-đánh giá


- Kiểm tra (Measurment)
Theo Đặng Bá Lãm (2003) “Kiểm tra là quá trình xác định mục đích, nội
dung, lựa chọn phương pháp, tập hợp số liệu, bằng chứng để xác định mức độ đạt
được của người học trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển. Kiểm tra bao
gồm việc xác định điều cần kiểm tra, công cụ kiểm tra và sử dụng kết quả kiểm tra,
tức đánh giá.” [16, tr.15]
Trong giáo dục, kiểm tra là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu làm cơ sở

cho đánh giá. Việc kiểm tra cho chúng ta thông tin về số lượng, chất lượng của các
yếu tố giáo dục. Hay nói cách khác, chúng ta thực hiện một phép đo lường chất
lượng giáo dục thông qua việc quan sát, trắc nghiệm hay tự luận.
Theo Nguyễn Đức Chính (2005) “Đo lường (kiểm tra) là quá trình thu thập
thông tin một cách định lượng về các đại lượng đặc trưng như nhận thức, tư duy,
kỹ năng và các phẩm chất nhân cách khác trong quá trình giáo dục.” [12, tr.1]
- Đánh giá (Assessment)
Theo nghĩa tổng quát, đánh giá là sự hình thành nhận định, phán đoán về đối
tượng thông qua sự phân tích thông tin thu được trên cơ sở đối chiếu với các mục
tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất các quyết định thích hợp để cải thiện thực
trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc.
Theo Nguyễn Đức Chính (2005) “Đánh giá là là quá trình thu thập thông tin
định tính và định lượng về năng lực và phẩm chất của người học và sử dụng các
thông tin đó đưa ra quyết định về người học và dạy học trong tương lai. Đánh giá
bao gồm việc phán xét thí sinh theo các hệ thống quy tắc hoặc tiêu chuẩn nào đó.”
[12, tr.1]. Sự đánh giá cho phép chúng ta xác định, một là mục tiêu giáo dục đặt ra


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.Văn kiện
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại
học Việt nam giai đoạn 2006-2020. Hà Nội, tháng 11-2005.
2. Luật Giáo dục 2005. Nxb Thống kê 2006.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt nam giai đoạn
2006-2020.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy-học ở đại học và Cao đẳngKỷ yếu hội thảo. Nxb Giáo dục 2003.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết địnhsố 04/1999/QĐ-BGD và ĐTvề việc ban
hành Quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học và
cao đẳng hệ chính quy”. Hà Nội, tháng 2-1999.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định số 25/2006/ QĐ-BGDĐT ban hành quy chế

đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy. Hà Nội, tháng 6-2006.
B. Tác giả
7. Đặng Quốc Bảo. Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà trường.
Chuyên đề đào tạo quản lý giáo dục. Hà Nội, 2005.
8. Đặng Quốc Bảo. Quản lý trường học- thực tiễn và công việc. Chuyên đề đào tạo
thạc sĩ Quản lý giáo dục. Hà Nội, 2001.
9. Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý. Hà Nội, 2001.


10. Nguyễn Đức Chính. Đo lường, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hà Nội,
2004.
11. Nguyễn Đức Chính. Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2002.
12. Nguyễn Đức Chính- Đinh Thị Kim Thoa. Kiểm tra- đánh giá theo mục tiêu. Hà
Nội, 2005.
13. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, 2005.
14. Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi, Đề cương bài giảng. Hà Nội, 2005.
15. Đặng Vũ Hoạt- Hà Thị Đức. Lý luận dạy học Đại học. Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội, 2004.
16. Đặng Bá Lãm. Kiểm tra-đánh giá trong dạy - học đại học. NXB Giáo dục,
2003.
17. Phan Trọng Ngọ. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường.Nxb Đại
học Sư phạm Hà Nội, 2005.
18. Lê Đức Ngọc- Cấn Thị Thanh Hương. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong

giáo

dục đại học. Tạp chí khoa học giáo dục số 7, tháng 4-2006.
19. Lê Đức Ngọc. Vắn tắt về đo lường và đánh giá thành quả học tập trong


giáo

dục Đại học. Hà Nội, 2001.
20. Lâm Quang Thiệp. Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục. Hà Nội,
1995.


21. Dương Thiệu Tống. Trắc nghiệm & đo lường thành quả học tập. Nxb Khoa
học xã hội, 2005.
22. Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục Đại
học Quốc gia Hà Nội. Giáo dục đại học- Chất lượng và đánh giá. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2005.
23. Trường Đại học Công Đoàn. 60 năm Trường Đại học Công Đoàn. Nxb Lao
Động, 2006.
24. Trường Đại học Công đoàn- Phòng Đào tạo. Quản lý quá trình dạy và học ở
trường Đại học Công đoàn- Thực trạng và giải pháp. Hà Nội, 2006.
25. Nguyễn Như Ý. Từ điển Tiếng Việt. Nxb Văn hoá Thông tin, 1998.



×